Tải bản đầy đủ (.pdf) (208 trang)

Luận án tiến sĩ tâm lý học kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 208 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI



họ

c

PHAN THỊ THANH HƯƠNG

Lu
ận

án

tiế

n





m

KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI TRẺ KHUYẾT TẬT
CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC



HÀ NỘI-2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

họ

c

PHAN THỊ THANH HƯƠNG



m



KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI TRẺ KHUYẾT TẬT
CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI

án

tiế

n




Ngành: Tâm lý học
Mã số: 9.31.04.01

Lu
ận

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. PHẠM TẤT DONG

HÀ NỘI-2018


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng các số liệu, trích
dẫn trong luận án là trung thực và đều được trích dẫn, tham chiếu đầy đủ.

họ

c

Tác giả luận án

Lu
ận

án


tiế

n





m



Phan Thị Thanh Hương


LỜI CẢM ƠN

Tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc đến:
GS.TS. Phạm Tất Dong, Thầy rất tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, động viên tơi
hồn thành luận án.
Ban Giám đốc, Ban Chủ nhiệm, Quý Thầy, Cô Khoa Tâm lý – Giáo dục,
Phòng Quản lý Đào tạo của Học viện Khoa học xã hội đã giúp đỡ, động viên tôi
trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận án.

họ

c

Ban Lãnh đạo và Nhân viên công tác xã hội tại các trung tâm Bảo trợ xã hội

Thị Nghè, Quận 12, 11, Thủ Đức, Hooc Môn, trung tâm dạy trẻ khuyết tật Niềm



Tin…Trung tâm dạy nghề và tạo việc làm Thành phố Hồ Chí Minh; Trung tâm dạy

m

nghề Thành Phố. Hiệu trưởng, Phịng Giáo dục thường xun, Q Thầy Cơ giảng



dạy tại khoa Công tác xã hội; Nhân viên công tác xã hội đang theo học tại các lớp



vừa làm vừa học của Đại học Lao Động - Xã hội Cơ sở II - Thành phố Hồ Chí

n

Minh, đã tham gia, tạo điều kiện và nhiệt tình hỗ trợ tơi trong quá trình triển khai

tiế

nghiên cứu đề tài.

án

Thành Ủy, Ủy Ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Ban Lãnh đạo, Quý


Lu
ận

Thầy Cô, Anh, Chị em đồng nghiệp Trường Đại học Sài Gịn đã động viên, khích lệ
tơi hồn thành luận án.

Gia đình, người thân, bạn bè ln bên cạnh, động viên, khích lệ, ủng hộ,
chia sẻ những khó khăn, giúp tơi hồn thành luận án.


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Bảo trợ xã hội

BTXH

Công tác xã hội

CTXH

Điểm trung bình

ĐTB

Độ lệch chuẩn

ĐLC

Giao tiếp


GT

họ

c

Kỹ năng



Kỹ năng giao tiếp



m

Thương binh xã hội



Phỏng vấn sâu

n

Trẻ khuyết tật

tiế

Trung tâm


Lu
ận

án

Trung tâm bảo trợ

KN
KNGT
TBXH
PVS
TKT
TT
TTBT


MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU

1

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ KỸ NĂNG
GIAO TIẾP VỚI TRẺ KHUYẾT TẬT CỦA NHÂN VIÊN CƠNG TÁC
XÃ HỘI

8

1.1. Nghiên cứu ở nước ngồi


8

1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam

16

họ

c

Tiểu kết chương 1

21



Chương 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI TRẺ

m

KHUYẾT TẬT CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI



2.1. Kỹ năng giao tiếp

2.3. Nhân viên công tác xã hội




2.2. Trẻ khuyết tật

tiế

n

2.4. Kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội

22
22
29
39
43

2.5. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật
61

Tiểu kết chương 2

68

Lu
ận

án

của nhân viên công tác xã hội
Chương 3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


70

3.1. Tổ chức thực hiện nghiên cứu

70

3.2. Phương pháp nghiên cứu

76

3.3. Tiêu chí đánh giá và thang đánh giá

85

Tiểu kết chương 3

89

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI
TRẺ KHUYẾT TẬT CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI

90

4.1. Thực trạng chung kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật của nhân viên
công tác xã hội

90


4.2. Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp của nhân viên công

tác xã hội với trẻ khuyết tật (n=353)

130

4.3. Thực nghiệm tác động nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp của nhân viên
136

Tiểu kết chương 4

145

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

147

DANH MỤC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

152

Lu
ận

án

tiế


n





m



họ

c

công tác xã hội với trẻ khuyết tật vận động


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1. Mức độ biểu hiện kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật của nhân
viên công tác xã hội

58

Bảng 3.1. Đặc điểm khách thể khảo sát thử nhân viên công tác xã hội

72

Bảng 3.2. Độ tin cậy của thang đo kỹ năng giao tiếp của nhân viên công tác

xã hội với trẻ khuyết tật.

73

Bảng 3.4. Đặc điểm khách thể nghiên cứu nhân viên công tác xã hội

75

họ

c

Bảng 3.4: Mức độ kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật của nhân viên công
87



tác xã hội

m

Bảng 4.1. Thực trạng mức độ kỹ năng giao tiếp của nhân viên công tác xã
92



hội với trẻ khuyết tật




Bảng 4.2. Thực trạng mức độ kỹ năng giao tiếp của nhân viên công tác xã
hội với trẻ khuyết tật theo biến số

93

tiế

n

Bảng 4.3. Thực trạng mức độ kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu với trẻ khuyết

hoạt

án

tật của nhân viên công tác xã hội ở 3 tiêu chí tính đúng đắn, thuần thục, linh
97

Lu
ận

Bảng 4.4. Thực trạng mức độ kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu với trẻ khuyết
tật của nhân viên công tác xã hội ở các biến quan sát

100

Bảng 4.5. Thực trạng mức độ kỹ năng tạo cảm xúc tích cực với trẻ khuyết
tật của nhân viên công tác xã hội ở 3 tiêu chí.

102


Bảng 4.6. Thực trạng mức độ kỹ năng tạo cảm xúc tích cực cho trẻ khuyết tật
của nhân viên cơng tác xã hội ở 3 tiêu chí tính đúng đắn, thuần thục, linh
hoạt

105

Bảng 4.7. Thực trạng mức độ kỹ năng tạo cảm xúc tích cực với trẻ khuyết
tật của nhân viên công tác xã hội ở các biến số quan sát

107

Bảng 4.8. Thực trạng mức độ thực hiện đặc điểm kỹ năng ứng xử linh hoạt,
mềm dẻo với trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội.

109


Bảng 4.9. Thực trạng mức độ kỹ năng ứng xử linh hoạt, mềm dẻo với trẻ
khuyết tật của nhân viên cơng tác xã hội ở 3 tiêu chí tính đúng đắn, thuần
thục, linh hoạt

111

Bảng 4.10. Thực trạng mức độ kỹ năng ứng xử linh hoạt, mềm dẻo với trẻ
khuyết tật của nhân viên công tác xã hội ở các biến quan sát

114

Bảng 4.11. Thực trạng mức độ thực hiện đặc điểm kỹ năng xây dựng niềm

tin giữa nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật.

116

Bảng 4.12. Thực trạng mức độ kỹ năng xây dựng niềm tin giữa nhân viên

c

công tác xã hội với trẻ khuyết tật ở 3 tiêu chí tính đúng đắn, thuần thục, linh

họ

hoạt

119



Bảng 4.13. Thực trạng mức độ kỹ năng xây dụng niềm tin của nhân viên
121

m

công tác xã hội với trẻ khuyết tật ở các biến quan sát



Bảng 4.14. Thực trạng mức độ kỹ năng tư vấn thuyết phục của nhân viên
124




công tác xã hội với trẻ khuyết tật ở tính đúng đắn, thuần thục và linh hoạt

n

Bảng 4.15. Thực trạng mức độ kỹ năng tư vấn thuyết phục của nhân viên

tiế

công tác xã hội với trẻ khuyết tật

125

án

Bảng 4.16. Thực trạng mức độ kỹ năng tư vấn thuyết phục của nhân viên
công tác xã hội với trẻ khuyết tật ở các biến quan sát.

129

Lu
ận

Bảng 4.17. Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp với trẻ
khuyết tật của nhân viên công tác xã hội

131

Bảng 4.18. Dự báo sự mối quan hệ giữa kỹ năng giao tiếp của nhân viên

công tác xã hội với các yếu tố chủ quan và khách quan.

136

Bảng 4.19. Thực trạng thay đổi mức độ kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu; kỹ
năng ứng xử linh hoạt mềm dẻo và kỹ năng xây dựng niềm tin giữa nhân
viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật trước và sau thực nghiệm tác động

138


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố điểm số về biểu hiện kỹ năng giao tiếp của nhân viên
công tác xã hội với trẻ khuyết tật.

88

Biểu đồ 3.2. Biểu đồ xác xuất chuẩn về biểu hiện kỹ năng giao tiếp của
nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật.

88

Biểu đồ 4.1. Thực trạng mức độ kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật của
nhân viên công tác xã hội

91

c

Biểu đồ 4.2. Thực trạng mức độ kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu với trẻ


họ

khuyết tật của nhân viên công tác xã hội

93



Biểu đồ 4.3.Thực trạng mức độ kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu với trẻ khuyết

m

tật của nhân viên công tác xã hội ở 3 tiêu chí tính đúng đắn, thuần thục, linh
94



hoạt



Biểu đồ 4.4. Thực trạng mức độ kỹ năng tạo cảm xúc tích cực với trẻ
101

n

khuyết tật của nhân viên cơng tác xã hội

tiế


Biểu đồ 4.5. Thực trạng mức độ kỹ năng ứng xử linh hoạt, mềm dẻo với trẻ
109

án

khuyết tật của nhân viên công tác xã hội
Biểu đồ 4.6 Thực trạng mức độ kỹ năng xây dựng niềm tin giữa nhân viên

Lu
ận

công tác xã hội với trẻ khuyết tật

115

Biểu đồ 4.7. Thực trạng mức độ kỹ năng tư vấn thuyết phục của nhân viên
công tác xã hội với trẻ khuyết tật

123

Sơ đồ 4.1. Tương quan của các yếu tố chủ quan với kỹ năng giao tiếp của
nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật.

133

Sơ đồ 4.2. Tương quan của các yếu tố khách quan với kỹ năng giao tiếp của
nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật.

134


Biểu đồ 4.8. Thực trạng kỹ năng giao tiếp của nhân viên công tác xã hội với
trẻ khuyết tật trước và sau thực nghiệm tác động

137


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Kỹ năng giao tiếp giúp cá nhân có khả năng thích ứng với những ảnh hưởng
xấu của các khủng hoảng trong cuộc sống, còn những cá nhân hạn chế về kỹ năng
giao tiếp phải trải qua tình trạng tồi tệ, căng thẳng khi gặp khủng hoảng (Segrin,
2000) [62, tr.2] do đó kỹ năng giao tiếp là nền tảng xây dựng và phát triển các mối
quan hệ cá nhân, là điều kiện tồn tại và phát triển của một tổ chức, một xã hội.
Nghiên cứu kỹ năng giao tiếp cụ thể ở một nghề, một lĩnh vực góp phần hình thành,

c

phát triển giá trị nghề và kỹ năng giao tiếp đặc thù với đối tượng của nghề.

họ

Nghề công tác xã hội (CTXH) hiện đã được phát triển ở 84 nước trên toàn



thế giới, được coi là một nghề có ý nghĩa quan trọng, mang tính nhân văn cao cả,

m


ln hướng tới mục tiêu phục vụ con người. Đặc biệt, nghề CTXH góp phần giải



quyết các vấn đề xã hội liên quan đến đời sống của từng cá nhân, từng nhóm nhỏ và



cộng đồng những người yếu thế. Một trong những đối tượng yếu thế được xã hội

n

quan tâm hiện nay là Trẻ khuyết tật (TKT). Người khuyết tật là người bi khiếm

tiế

khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện

án

dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn Điều 2, Bộ luật
Người khuyết tật. Có nhiều dạng khuyết tật khác nhau, mỗi dạng khuyết tật có hoạt

Lu
ận

động và giao tiếp khác nhau, việc thực hiện quan hệ xã hội cũng mang đặc điểm
riêng, bản thân trẻ và các đối tượng giao tiếp với trẻ thiếu kỹ năng giao tiếp làm cho
quá trình tiếp nhận các biểu tượng từ hiện thực khách quan không đầy đủ, ảnh
hưởng đến nhận thức, cảm xúc của trẻ khuyết tật.

Vai trò của nhân viên CTXH có ý nghĩa rất lớn đối với trẻ khuyết tật. nhân
viên CTXH làm cầu nối cho TKT tiếp cận với các nguồn lực xã hội, tư vấn cho họ
phát huy khả năng, trình độ để TKT trở nên hữu dụng, tự tin, sống độc lập, hòa
nhập cộng đồng và tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội. Mặt khác, nhân
viên CTXH cũng sẽ tham vấn cho TKT về điều kiện tiếp cận nguồn lực để họ được
chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, kiếm việc làm, trợ
giúp pháp lý, giúp họ hiểu và nắm bắt được các quyền của họ theo quy định của

1


pháp luật... Nhân viên CTXH cũng có nhiệm vụ tư vấn chính sách, pháp luật và xây
dựng cộng đồng thân thiện để TKT dễ dàng hòa nhập xã hội. Nhân viên CTXH cịn
là người tư vấn, giới thiệu những chính sách an sinh xã hội mà TKT được hưởng
như miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho xã hội, tiếp cận dễ dàng hơn với
các cơng trình văn hóa, phương tiện giao thơng cơng cộng, dịch vụ văn hóa, thể
thao, du lịch và tham gia đào tạo kỹ năng sống. Nhà nước ta và dân ta quan niệm
các em khuyết tật không phải là gánh nặng của xã hội, mà là một nguồn lực lao
động của đất nước. Để huy động được năng lực hoạt động của người khuyết tật

c

khơng phải chỉ có đội ngũ cán bộ quản lý tại các Trung tâm Bảo trợ xã hội mà quan

họ

trọng hơn cả là đội ngũ nhân viên công tác xã hội phải có chun mơn nghiệp vụ, có




hệ thống kỹ năng nghề nghiệp trong đó đặc biệt là các kỹ năng giao tiếp căn bản để

m

tương tác, giáo dục, can thiệp hỗ trợ, thúc đẩy tiến trình thay đổi cuộc sống của trẻ



khuyết tật.



Tuy nhiên môi trường giáo dục tại các Trung tâm Bảo trợ xã hội hiện nay

n

còn nhiều bất cập, hoạt động trong công tác hỗ trợ, can thiệp dành cho trẻ khuyết tật

tiế

thiếu hiệu quả, một số nơi thiếu tôn trọng trẻ, cơ sở vật chất cứng nhắc, thụ động,

án

không phù hợp với trẻ khuyết tật dẫn đến không khơi dậy tiềm năng của trẻ.
Nguyên nhân của những bất cập trên một phần do đội ngũ nhân viên CTXH không

Lu
ận


được đào tạo bài bản (theo đề án 32 của Chính phủ có tới 81,5% nhân viên CTXH
chưa được đào tạo), cịn nhiều bất cập về chun mơn và đạo đức nghề nghiệp,
những bất cập này trước hết được bộc lộ rõ trong giao tiếp của nhân viên CTXH với
trẻ khuyết tật, điều này ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc và thúc đẩy tiến trình
thay đổi ở TKT. Sự hoàn thiện kỹ năng giao tiếp của nhân viên CTXH là một q
trình phức tạp, lâu dài địi hỏi nhân viên CTXH phải có sự say mê, hứng thú với
cơng việc; có nền tảng kiến thức chun mơn; có kinh nghiệm thực tiễn; có ý thức
tự rèn luyện bản thân; có tâm, có tình cảm, có sự thơng cảm, sự tinh tế, tơn trọng và
thực lịng với trẻ khuyết tật.
Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật và
những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp của nhân viên công tác xã hội,

2


nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Vì vậy “Kỹ năng giao tiếp với
trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội” đã được tác giả chọn làm đề tài luận án.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng kĩ năng giao tiếp với
trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội và các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng
này. Đề xuất biện pháp tâm lý – sư phạm và tổ chức thực nghiệm nhằm nâng cao kĩ
năng giao tiếp với trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội.

c

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

họ


2.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về kĩ năng giao tiếp của nhân viên



công tác xã hội với trẻ khuyết tật trong và ngoài nước để xác định cơ sở lý luận của

m

luận án.



2.2.2. Xác định cơ sở lý luận về kỹ năng giao tiếp của nhân viên công tác xã



hội với trẻ khuyết tật, xác định những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến kỹ năng giao

n

tiếp với trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội.

tiế

2.2.3. Làm rõ thực trạng về biểu hiện và mức độ kỹ năng giao tiếp với trẻ

án

khuyết tật của nhân viên công tác xã hội, mức độ tác động của các yếu tố chủ quan
và khách quan tới kĩ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội.


Lu
ận

2.2.4. Đề xuất biện pháp tâm lý - sư phạm và tổ chức thực nghiệm nâng cao
một số kỹ năng giao tiếp của nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Biểu hiện và mức độ kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật của nhân viên
công tác xã hội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Khách thể nghiên cứu
- 353 nhân viên công tác xã hội đang làm việc trực tiếp với trẻ khuyết tật ở
các Cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở dạy nghề và tạo việc làm cho trẻ khuyết tật tại

3


Thành phố Hồ Chí Minh và An Giang. (Trong đó có một số học viên đang học lớp
vừa làm vừa học của Đại học Lao Động – Xã hội chi nhánh TP. Hồ Chí Minh)
- 53 cán bộ quản lý các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở dạy nghề và tạo việc làm
cho trẻ khuyết tật tại Thành phố Hồ Chí Minh và An Giang.
- 5 trẻ khuyết tật vận động tại trung tâm dạy nghề và tạo việc làm cho người
tàn tật của TPHCM. Luận án tập trung nghiên cứu kĩ năng giao tiếp của nhân viên
công tác xã hội với trẻ khuyết tật vận động nhiều hơn so với các dạng khác, vì trẻ
khuyết tật vận động đa số các em vẫn nói, nghe, hiểu khi nhân viên công tác xã hội

c

giao tiếp với các em.


họ

3.2.2. Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu biểu hiện và mức độ kỹ



năng giao tiếp của nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật gồm các kỹ năng:

m

kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu ở trẻ khuyết tật về nhân viên công tác xã hội; kỹ năng



tạo cảm xúc tích cực với trẻ khuyết tật; kỹ năng ứng xử linh hoạt, mềm dẻo với trẻ



khuyết tật; kỹ năng xây dựng niềm tin của trẻ khuyết tật với nhân viên công tác xã

n

hội; kỹ năng tư vấn thuyết phục trẻ khuyết tật và các yếu tố chủ quan, khách quan

tiế

tác động đến kỹ năng giao tiếp của nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật.

án


3.2.3. Về địa bàn: Thành phố Hồ Chí Minh và Tỉnh An Giang.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

Lu
ận

4.1. Phương pháp luận
4.1.1. Phương pháp tiếp cận liên văn hóa: Phương pháp tiếp cận liên văn
hóa cho chúng tơi biết, người có năng lực giao tiếp tốt, có khả năng thích ứng nhanh
chóng với nhiều người khác nhau ở nhiều mơi trường văn hóa khác nhau. Sitaram,
& Lawrence (1979) thấy rằng các nền văn hóa khác nhau tạo ra các hệ thống giá trị
khác biệt về nhận thức và ý nghĩa, cách giao tiếp của con người bị ảnh hưởng bởi
các giá trị được phản ánh trong mơi trường văn hóa họ giao tiếp. Chính vì vậy, khi
nghiên cứu kỹ năng giao tiếp của nhân viên CTXH với trẻ khuyết tật thì phải tìm
hiểu những giá trị văn hóa trong chính mơi trường mà nhân viên CTXH giao tiếp
với trẻ khuyết tật, từ đó nhân viên CTXH cần nhận thấy sự khác nhau khi giao tiếp
với trẻ khuyết tật, khi giao tiếp với các dạng trẻ khuyết tật cũng như khi giao tiếp

4


với người bình thường.
4.1.2. Phương pháp tiếp cận hoạt động: Hoạt động – giao tiếp có vai trị
quyết định trực tiếp đến sự hình thành nhân cách. Động cơ, mục đích của hoạt động
giao tiếp đều gắn với thang giá trị, định hướng giá trị của xã hội, cộng đồng, gia
đình, của từng cá nhân... như vậy nghiên cứu kỹ năng giao tiếp của nhân viên công
tác xã hội cần thông qua những hoạt động để thấy được hành động giao tiếp và
phương thức giao tiếp của nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật.
4.1.3. Phương pháp tiếp cận hệ thống: Kỹ năng giao tiếp của nhân viên


c

công tác xã hội với trẻ khuyết tật được xem xét như là kết quả của sự tác động từ

họ

nhiều yếu tố khác nhau: yếu tố chủ quan và khách quan. Do vậy cần nghiên cứu Kỹ



năng giao tiếp của nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật trong mối quan hệ

m

tương hỗ của các yếu tố.



4.1.4. Phương pháp tiếp cận quyền con người: Quyền con người là quyền



được học hành, lao động, sinh sống, trẻ khuyết tật có quyền được sống bình đẳng

n

trong xã hội, được phát triển bình thường, được bảo vệ và có quyền được tham gia

tiế


bày tỏ quan điểm. Nghiên cứu kĩ năng giao tiếp của nhân viên công tác xã hội với

án

trẻ khuyết tật nhằm thực hiện nhiệm vụ thúc đẩy tiến trình thay đổi ở trẻ khuyết tật,
giúp trẻ thực hiện quyền con người.

Lu
ận

4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp
- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

5


5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
5.1. Đóng góp về mặt lý luận
Luận án đã xác định và bổ sung một số vấn đề lý luận về kỹ năng giao tiếp
với trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội như: xây dựng được khái niệm công
cụ về kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội; Luận án chỉ ra
được các kỹ năng giao tiếp thành phần của nhân viên công tác xã hội khi giao tiếp với

trẻ khuyết tật; Luận án chỉ ra được một số yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp
của nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật.

c

5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn

họ

Luận án làm rõ thực trạng mức độ của các biểu hiện trong từng kỹ năng,



từng tiêu chí đánh giá kỹ năng nhìn chung mức độ kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết

m

tật của nhân viên công tác xã hội hiện nay đang ở mức độ trung bình. Luận án làm rõ



thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật của nhân viên



cơng tác xã hội, trong đó yếu tố ảnh hưởng yếu nhất là áp lực công việc.

n

Luận án đưa ra được các biện pháp tâm lý sư phạm nhằm nâng cao kỹ năng


tiế

giao tiếp với trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội.

án

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận của luận án

Lu
ận

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung và làm phong phú lý
thuyết về kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật của nhân viên CTXH trong lĩnh vực
Tâm lý học và Công tác xã hội.
6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ thực trạng mức độ và các
yếu tố ảnh hưởng đến KNGT của nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật.
Kết quả nghiên cứu thực tiễn của luận án trước hết là làm tài liệu tham khảo
để giảng dạy và học tập chuyên đề kỹ năng công tác xã hội dành sinh viên ngành tâm
lý học của Khoa Giáo dục, trường Đại học Sài Gòn và làm tài liệu tham khảo cho nhân
viên công tác xã hội trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật.

6


7. Cấu trúc của luận án.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị; danh mục các cơng trình đã công
bố của tác giả liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận

án gồm 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp với trẻ
khuyết tật của nhân viên công tác xã hội.
Chương 2. Cơ sở lý luận về kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật của nhân
viên công tác xã hội.

c

Chương 3. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu.

họ

Chương 4. Kết quả nghiên cứu thực tiễn về kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết

Lu
ận

án

tiế

n





m




tật của nhân viên công tác xã hội.

7


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI
TRẺ KHUYẾT TẬT CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI
1.3. Nghiên cứu ở nước ngồi
1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về kĩ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp đã và đang được rất nhiều nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực
khác nhau quan tâm, vì thế, có nhiều hướng nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp, trong
luận án chỉ tập trung nghiên cứu một số hướng liên quan.

c

1.1.1.1. Những nghiên cứu chung về tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp

họ

Geogre Herbert Mead (1934), nhà TLH hành vi xã hội người Mỹ là một



trong những người sáng lập ra thuyết “tương tác biểu trưng”. Ông đã xây dựng và

m

phát triển khái niệm “Cái tôi”, “Nhân cách”, “Tương tác”, “Biểu tượng” để nghiên




cứu đặc điểm và tính chất đặc thù của mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội dẫn theo



77, tr.223-226. Theo hướng nghiên cứu này G.Mead đã phát hiện ra vai trò của sự

n

thấu hiểu hành vi của người khác và thông qua sự thấu hiểu đó, cá nhân thay đổi

tiế

nhận thức, hành vi ứng xử cho phù hợp, từ đó hình thành và phát triển ý thức bản

án

ngã (cái tôi) thông qua sự tương tác xã hội với người khác.
Kadushin và Kadushin (1997), cho rằng tầm quan trọng của thông tin liên

Lu
ận

lạc là sự chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc, thái độ và ý tưởng thông qua việc trao
đổi các biểu tượng bằng lời và không lời [64]. Tác giả chỉ ra sự chia sẻ chính là chia
sẻ suy nghĩ riêng tư và cảm xúc với những người khác thông qua giao tiếp.
Tác giả Robert N.Lusier (2008), đã nhấn mạnh các kỹ năng giao tiếp cá
nhân đặc biệt quan trọng trong các mối quan hệ của tổ chức. Mỗi tổ chức không chỉ

được tạo ra bởi mục tiêu công việc mà trước hết được tạo ra bởi chính mối quan hệ
giữa con người với con người trong tổ chức ấy. Nghiên cứu đã chỉ ra kỹ năng giao
tiếp gồm: KN giải quyết xung đột, KN lắng nghe, KN quản lý cảm xúc bản thân,
KN suy nghĩ tích cực, KN tạo ấn tượng ban đầu ( là cơ sở để thích nghi với tổ chức)
[84]. Giao tiếp giúp cho mỗi tổ chức có được sự gắn kết, mặt khác mọi hoạt động
của nhà quản lý đều được thực hiện thơng qua q trình giao tiếp.

8


Tóm lại các tác giả nhấn mạnh KNGT rất quan trọng trong quá trình tương
tác, tạo ấn tượng ban đầu và xây dựng mối quan hệ mang lại hiệu quả công việc.
1.1.1.2. Những nghiên cứu tập trung làm rõ về kỹ năng thành phần của kỹ
năng giao tiếp
VP.Zakharov cho rằng để có năng lực GT cần có các kĩ năng sau: kỹ năng
thiết lập các mối quan hệ trong giao tiếp; kỹ năng biết cân bằng nhu cầu của chủ thể
và đối tượng giao tiếp; kĩ năng nghe và biết lắng nghe; kỹ năng tự chủ cảm xúc
hành vi; kỹ năng tự kiềm chế và kiểm tra đối tượng GT; kỹ năng diễn đạt dễ hiểu,

c

ngắn gọn, mạch lạc; kỹ năng linh hoạt, mềm dẻo trong GT; kỹ năng thuyết phục

họ

trong giao tiếp; kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp [dẫn theo 30, tr83]. Theo tác



giả muốn có KNGT phải thực hiện đầy đủ các kỹ năng này, mỗi kỹ năng tác giả đưa


m

ra 3 biểu hiện thành phần và có xây dựng thang đo trắc nghiệm cho từng kỹ năng.



Nghiên cứu của V.P.Zakharov là một cơ sở xây dựng thang đo cho luận án.



Nghiên cứu của McCarthy (1978), đã chỉ ra truyền thơng là để người nói và

n

người nghe hiểu nhau, để truyền đạt mệnh lệnh đúng tiêu chuẩn, để chia sẻ kiến

tiế

thức; để người nghe chấp nhận và thống nhất về văn bản được tiếp nhận, phải nói

án

trung thực, chân thành, để người nghe có thể tin tưởng, (McCarthy (1978), tr.272357) tác giả nhấn mạnh các yêu cầu về tính dễ hiểu, sự thật, sự đúng đắn, chân

Lu
ận

thành phải được nghiên cứu [Dẫn theo 81, tr.36].
Jack N. Wismer (1998), truyền thơng hiệu quả có 3 thành phần:(1) Cảm xúc

bản thân, (2) Truyền cảm xúc, (3) Thể hiện hành vi [85, Tr 30-36] nghiên cứu của
tác giả chỉ ra rằng truyền thông hiệu quả phụ thuộc vào cảm xúc của người sở hữu
thơng tin, họ có trách nhiệm truyền thông tin đến người nhận một cách trung thực,
cởi mở tập trung vào vấn đề cần giải quyết không tập trung vào thể hiện hành vi của
người gửi vì người gửi thường bắt đầu bằng chữ “tơi” có thể người gửi đã đặt một
phần cảm xúc chủ quan của mình vào thơng điệp.
Teri K.Gamble và M. Gamble (2002), đã đề ra kĩ năng giao tiếp cơ bản để
thiết lập mối quan hệ liên nhân cách, bao gồm các KN lắng nghe; KN phản hồi; KN
sử dụng các phương tiện giao tiếp; KN làm chủ cảm xúc; KN trình bày [58]. Tác giả

9


cho rằng hai kĩ năng lắng nghe và kĩ năng làm chủ cảm xúc bản thân là rất cần thiết
vì nó giúp cho cá nhân hiểu, chia sẻ cảm thơng và đưa ra những quyết định đúng
đắn. Tuy nhiên để chủ thể đưa ra quyết định đúng đắn thì cịn tùy thuộc vào nhiều
yếu tố khác như kinh nghiệm, hoàn cảnh…
A.A.Leontiev (1987), chia KNGT thành 8 kĩ năng bộ phận, đó là: kĩ năng
điều khiển hành vi bản thân (phẩm chất ý chí); kĩ năng quan sát (phẩm chất chú ý
linh hoạt); kĩ năng nhạy cảm xã hội (biết đoán nét mặt người khác); kĩ năng đọc,
hiểu, mơ hình hóa nhân cách đối tượng GT; kĩ năng làm gương; KNGT ngơn ngữ

c

(biết nói một cách tối ưu); kĩ năng kiến tạo sự tiếp xúc (ngôn ngữ & phi ngôn ngữ);

họ

kĩ năng nhận thức (thu thập, hệ thống hóa & truyền đạt thông tin) [27]. Tác giả nhấn




mạnh thêm những thành tố giúp nhận ra biểu hiện của từng kĩ năng bộ phận.

m

A.T. Kyrbanova và Ph.M.Rakhmamlina, cũng chia quá trình giao tiếp thành



3 nhóm lớn: nhóm các kĩ năng định hướng trước khi giao tiếp; nhóm các kĩ năng



tiếp xúc xảy ra trong q trình giao tiếp & nhóm các kĩ năng độc đáo trong giao tiếp

n

theo các định hướng giá trị khác nhau [Trích dẫn theo 30,tr.83]. Theo hai tác giả

tiế

này thì các kĩ năng trong các thành phần trên bao gồm: kĩ năng nhìn thấy, nghe

án

thấy, tiếp xúc, hiểu biết lẫn nhau, kĩ năng tổ chức, điều khiển quá trình giao tiếp.
Waldek et al (2012), đã xác định từ 347 cơng trình nghiên cứu của 10 tạp

Lu

ận

chí chun ngành trong giai đoạn từ 1/2005 đến tháng 6/2010 tổng hợp có 6 năng
lực GT gồm: KNGT giữa các cá nhân; KNGT qua trung gian (văn bản, đa phương
tiện…); KNGT nhóm; có khả năng GT nhiệt tình, sáng tạo; KNGT phi ngơn ngữ;
KNGT ngơn ngữ nói và kỹ năng lắng nghe [Dẫn theo, 75]. Tuy nhiên để có năng
lực GT hiệu quả thì phải do khả năng kết nối của chủ thể vào từng tình huống GT.
Tóm lại các tác giả nghiên cứu đã chỉ ra sự đa dạng về kỹ năng thành phần
của KNGT, tuy nhiên tùy từng môi trường GT mà các tác giả xây dựng các KNGT
cho phù hợp.
1.1.1.3. Những nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp trong lĩnh vực nghề nghiệp
Lull Funk và Piersol (1955), hiệu quả làm việc của quản lí phụ thuộc và khả
năng giao tiếp bằng miệng, khơng chỉ là cách triển khai chính sách của công ty mà

10


còn cả cách định hướng cho nhân viên làm việc, cách chia sẻ, động viên, cách trách
mắng và áp dụng kỷ luật [75,tr 17-20]. Như vậy đòi hỏi nhà quản lý phải có nhiều
kỹ năng, làm tốt cả những cơng việc họ được phân công và cả những công việc mà
nhân viên họ quản lý được phân công. Họ nhạy cảm, trách nhiệm với công việc, là
người lắng nghe thấu cảm, chia sẻ chính xác, đầy đủ thơng tin đến nhân viên [103].
Nghiên cứu dẫn đến kết luận rằng có mối tương quan giữa truyền thông hiệu quả và
các yếu tố sau: năng suất lao động, sự hài lòng cá nhân, các mối quan hệ bổ ích,
cách giải quyết vấn đề.

c

Kitty O. Locker (1997), nghiên cứu GT trong lĩnh vực hành chính và kinh


họ

doanh diễn ra dưới nhiều hình thức như GT trực tiếp mặt đối mặt, điện thoại, email,



... [66] tác giả cho rằng, hiệu quả GT phụ thuộc rất nhiều vào mơ hình, mạng lưới

m

GT của mỗi tổ chức vì từ mạng lưới đó sẽ quyết định tính chất của kênh truyền tải



thông tin. Tác giả nhấn mạnh đến các KNGT là KN lắng nghe, KN viết, KN trình



bày có liên quan chặt chẽ đến kết quả hoạt động của lĩnh vực này. Tác giả cũng chỉ

n

ra có 9 yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ trong tổ chức như: ln mỉm cười, thái

tiế

độ tích cực, lạc quan, biết quan tâm đến người khác, gọi người đang giao tiếp bằng

án


tên riêng, ln sẵn lịng giúp đỡ, suy nghĩ trước khi hành động, biết lắng nghe...
Trong lĩnh vực kinh doanh thì Jay (2005) đã viết rằng “Giao tiếp hiệu quả

Lu
ận

nhất chính là biết khi nào phải ngừng nói chuyện và bắt đầu nghe, đặc biệt quan
trọng hơn khi những cảm xúc trong đội thống nhất và khi nhân viên đang chia sẻ
những ý tưởng” [63,tr 87–90]. Shulman (2005) viết: “Kỹ năng sử dụng từ và trình
bày văn bản là những cơng cụ mạnh mẽ có thể tác động đến chiến lược về kinh
doanh”[102].
Smith (2005), cho rằng sinh viên tốt nghiệp ngành kế tốn cần thiết phải có
kỹ năng lắng nghe, phi ngôn ngữ. Grey (2010), tuyên bố rằng 91% chun gia kế
tốn xác định giao tiếp bằng ngơn ngữ nói là cần thiết trong lĩnh vực của họ.
Rossetto và Murphy (2010), cần phát triển kỹ năng nghe và kỹ năng đối thoại trực
tiếp [Dẫn theo 102]. Các tác giả chỉ ra rằng đối với sinh viên ngành kế tốn thì tập
trung học 2 kỹ năng chính là lắng nghe và kỹ năng sử dụng phương tiện ngôn ngữ.

11


1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về kĩ năng giao tiếp của nhân
viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật
1.1.2.1. Những nghiên cứu chung về tầm quan trọng kỹ năng giao tiếp của
nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật
Nghiên cứu của Allen và Wood (1978), cũng chỉ ra rằng chức năng của
thông tin liên lạc bao gồm điều khiển, chia sẻ cảm xúc, chia sẻ thơng tin, chia sẻ lễ
nghĩa và hình tượng…Để hồn thành những chức năng của thơng tin một người có
khả năng giao tiếp phải biết hành động như thế nào cho phù hợp, điều này cho rằng


c

phù hợp là tiêu chí để mở rộng ý nghĩa cho năng lực giao tiếp [46, 286 – 292].

họ

Dựa trên lý thuyết của Carl Rogers, Carkhuff và các nhà lý luận tư vấn



khác, thì Toseland và Spielberg (1982) [90, tr.66-73] cho rằng, muốn hỗ trợ tiến

m

trình thay đổi của đối tượng trợ giúp thì nhân viên CTXH cần phải có kỹ năng giao



tiếp với đối tượng và để tự họ khám phá ra: sự đồng cảm; sự chân thật; sự tôn trọng;



sự cụ thể; tự tiết lộ; nhận ra tiềm năng bản thân và tự thực hiện. Tuy nhiên, sự thay

n

đổi như thế nào thì phụ thuộc vào khả năng của cá nhân.

tiế


Di Blasi et al (2001), đã nghiên cứu điều tra ảnh hưởng của KNGT trong

án

mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân tại các bệnh viện ở Châu Âu, Mỹ và Canada
đã kết luận rằng, các chuyên gia giỏi về KNGT tạo ra sự khác biệt tích cực đáng kể

Lu
ận

đối với sức khỏe của bệnh nhân [54]. Tác giả khẳng định “Các Bác sỹ có KNGT
giỏi cố gắng tạo ra sự ấm áp, mối quan hệ thân thiện với bệnh nhân và trấn an họ
rằng, bệnh của họ sẽ tiến triển theo chiều hướng tốt hơn, đã đem lại hiệu quả chữa
bệnh cao hơn”
Pamela Trevithick et al (2004), trình bày trong nghiên cứu quan điểm của 2
tác giả (Pierson và Thomas) về tầm quan trọng của truyền thông trong công tác xã
hội với cộng đồng người yếu thế. Nhằm đạt chất lượng cao thì nhân viên CTXH cần
hỗ trợ họ nhận thức được ngơn ngữ cơ thể, có kỹ năng lắng nghe hiệu quả [99].
Kevin Barnes-Ceeney and Amanda Naylor (2005), KNGT là nền tảng cho
tất cả các chuyên gia làm việc với khách hàng, sử dụng KNGT một cách hiệu quả,
tạo điều kiện cho một mối quan hệ giúp đỡ được phát triển. Nhân viên xã hội

12


thường phải giao tiếp trong những tình huống mà các điều kiện có thể gây ra nhiều
rào cản đối với truyền thơng. Họ cũng có thể làm việc với những cá nhân không
muốn truyền thông và đề kháng với sự thay đổi [67]. Tác giả chỉ ra, để GT hiệu quả
thì nhân viên CTXH phải là chuyên gia sử dụng thuần thục các KN sau: (1) Lắng
nghe; (2) Kích thích cá nhân có cái nhìn sâu sắc về bản thân; (3) Hỗ trợ và tư vấn

cho những người bị căng thẳng; (4) Giải quyết xung đột với các khách hàng tức
giận hoặc hung dữ; (5) Thay đổi thái độ hoặc thói quen khơng tích cực của khách
hàng; (6) Phát triển các phương pháp truyền thông khác nhau cho những người

c

không sử dụng GT bằng ngơn ngữ nói. Tác giả chỉ ra rằng nhân viên CTXH sử

họ

dụng KNGT thúc đẩy khách hàng giải quyết vấn đề theo cách của họ để vượt qua



giai đoạn khó khăn.

m

Trong nghiên cứu của Donald Forrester et al (2007), đã trình bày "Giao tiếp



tốt là trọng tâm của việc thực hành tốt nhất trong CTXH” (Social Care Institute for



Excellence (SCIE) 2004a, tr.1) [55, tr. 41-51], trong cơng trình các tác giả cũng chỉ

n


ra một số KNGT được xác định trong CTXH gồm: KN thấu cảm; KN sử dụng câu

tiế

hỏi đóng, mở. (Trevithick, 2000, tr87), cho thấy rằng "các câu hỏi mở tạo nên thành

án

phần chính của cuộc gặp gỡ ban đầu"; KN phản xạ giúp thăm dị sâu hơn về tình
cảm về bản chất của đối trượng trợ giúp; KN nhận thức, các tác giả nhấn mạnh nhân

Lu
ận

viên CTXH thiếu KN phản xạ có ảnh hưởng đến quá trình GT với đối tượng. Các
tác giả lựa chọn 2 tiêu chí nhạy cảm và linh hoạt để đánh giá KN phản xạ.
Limor Rosenberg et al (2017), nghiên cứu đánh giá sự đóng góp của khả
năng vận động ảnh hưởng đến KNGT xã hội của trẻ rối loạn hành vi GT xã hội, các
tác giả chỉ ra các nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung vào hành vi thích nghi hơn
là tham gia (Kanne et al, 2011; Pugliese et al, 2016) [70], còn nghiên cứu này các
tác giả đã nghiên cứu 2 lần: lần một, để đánh giá mối tương quan giữa vận động,
KNGT xã hội vào các hoạt động hàng ngày của trẻ rối loạn hành vi GT xã hội; lần
2, để đánh giá vận động trực tiếp hay gián tiếp góp phần về sự tham gia của trẻ vào
các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Nghiên cứu làm nổi bật tác động gián tiếp của

13


khả năng vận động đến KNGT của trẻ và KNGT của trẻ đóng góp đáng kể vào vận
động của trẻ.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, KNGT là kỹ năng rất quan trọng đối với
nhân viên CTXH, nếu nhân viên CTXH giao tiếp không hiệu quả với đối tượng trợ
giúp thì sẽ ảnh hưởng đến tiến trình thúc đẩy sự thay đổi của đối tượng trợ giúp mà
đây lại là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong vai trò là nhân viên CTXH.
1.1.2.2. Những nghiên cứu tập trung làm rõ về kỹ năng thành phần của kỹ
năng giao tiếp với trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội

c

Nerdrum và Lundquist (1995), nghiên cứu về đào tạo KNGT cho nhân viên

họ

CTXH tác giả nhấn mạnh đào tạo các KN: điều chỉnh bản thân; khả năng tập trung;



lắng nghe tích cực; đồng cảm; sự hiểu biết khách hàng [88,tr139-57], trong đó chú ý

m

đào tạo kỹ năng đồng cảm.



Robert L. Gibson và Marianne H. Mitchell (1995) [72], hai tác giả cho rằng



người trợ giúp (bao gồm cả nhân viên CTXH) cần thiết phải hội tụ các kĩ năng như:


n

KN giao tiếp, KN chẩn đoán, đánh giá, KN thuyết phục và KN quản lí. Trong đó

tiế

đặc biệt đi sâu vào các KNGT bao gồm: KNGT không lời được thể hiện qua việc sử

án

dụng thời gian, sử dụng những cử động cơ thể (ánh mắt, nụ cười, tay, đầu...), sử
dụng giọng nói (tốc độ, nhịp độ, thời lượng, cách diễn đạt), sử dụng mơi trường

Lu
ận

giao tiếp (khoảng cách, trang trí, trang phục, vị trí) và KNGT bằng lời như: lắng
nghe, phản hồi, đặt câu hỏi. Đây là các kĩ năng rất cơ bản để người trợ giúp có thể
thiết lập sự tin tưởng đối với thân chủ, thu thập thông tin và trợ giúp hiệu quả.
Hepworth, Rooney và Larsen (1997, tr180 – 181; 183 -190) chỉ rõ, nhân
viên CTXH phải biết quan sát, biết tự đánh giá các vấn đề về các mơ hình hành vi
giao tiếp. Họ nhấn mạnh đến các giá trị tham dự, những tương tác bằng mắt, về vị
trí cơ thể, nhận thức về những khác biệt văn hóa và các mơ hình giao tiếp khơng lời.
Họ cũng nhấn mạnh đến những rào cản giao tiếp bằng lời như chuẩn mực đạo đức,
những lời khuyên, hay những giải pháp mang tính thuyết giảng [21].
Dalzell R and Chamberlain C (2006), đã chỉ ra những kỹ năng mà nhân
viên CTXH sử dụng để giao tiếp hiệu quả với trẻ em gồm: KN tự tin; KN lắng nghe

14



tích cực; KN đồng cảm với quan điểm của trẻ; KN xây dựng mối quan hệ tin tưởng;
KN giao tiếp phi ngơn ngữ; KN giải thích, tóm tắt, cung cấp thông tin rõ ràng [52],
các tác giả nhấn mạnh nhân viên CTXH cần điểu chỉnh phong cách làm việc tùy
theo tốc độ thay đổi của trẻ, đòi hỏi nhân viên CTXH cần kiên nhẫn, cần có thời
gian và được hỗ trợ về tài nguyên khi giao tiếp với trẻ.
Winter (2011), đưa ra các rào cản ảnh hưởng đến việc phát triển các mối
quan hệ có ý nghĩa gồm nhiệm vụ, niềm tin, lý thuyết, đào tạo, công cụ, thời gian…
và thơng qua phân tích các ví dụ thực tế để đưa ra cơ sở lý luận về KNGT với trẻ

c

em, được phân tích qua 3 giai đoạn của q trình truyền thông: giai đoạn mở đầu sử

họ

dụng KN thiết lập mối quan hệ, giai đoạn giữa gồm các KN quản lý cảm xúc (Trẻ



và bản thân nhân viên CTXH), công nhận và tôn trọng vốn xã hội của trẻ, các KN

m

nghe, KN đặt câu hỏi; giai đoạn kết thúc phải được lên kế hoạch tránh cho trẻ cảm



giác bị bỏ rơi [65] tác giả nhấn mạnh nhân viên CTXH phải có kiến thức và áp dụng




đúng đắn kiến thức nhằm thực hiện linh hoạt KNGT với trẻ em.

n

Trong nghiên cứu tái bản lần 3 của Trevithick.P (2012), đã đưa ra 80 kỹ

tiế

năng dành cho CTXH và can thiệp dựa trên sự phân tích, tổng hợp giữa lý thuyết và

án

thực hành bao gồm những kỹ năng như: KN tạo mối quan hệ; KN giao tiếp (nhấn
mạnh đến sự nhận thức về hình dáng của chủ thể); KN chào đón/giới thiệu; KNGT

Lu
ận

ngơn ngữ; KNGT phi ngôn ngữ; KN quan sát, KN lắng nghe tích cực; kỹ năng ghi
nhớ; KN gắn kết với người khác; kỹ năng hòa hợp cảm xúc; kỹ năng hỗ trợ tinh
thần, kỹ năng tư vấn; kỹ năng thúc đẩy; kỹ năng truyền cảm giác tự tin…. [99]
Lefevre M (2013), dựa trên vai trò, nhiệm vụ của nhân viên CTXH và
quyền trẻ em để chỉ ra một số KN cốt lõi làm tăng cường khả năng GT của nhân
viên CTXH với trẻ em: (1) về KN đi theo khả năng của trẻ, lấy trẻ làm trung tâm
gồm: sử dụng các công cụ hỗ trợ, kỹ thuật phỏng vấn, lắng nghe, sáng tạo, tư vấn
thuyết phục; (2) về phẩm chất cá nhân: xây dựng mối quan hệ vui vẻ, tin tưởng, an
tồn, quan tâm chăm sóc, trung thực, chân thành và ấm áp; (3) về đạo đức: tôn

trọng, bảo mật quan điểm của trẻ, không phán xét, cung cấp thông tin liên tục và
đáng tin cậy; (4) về kiến thức: có kiến thức và sự hiểu biết về vai trị của nhân viên

15


×