BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐÔNG Á
NGUYỄN THU HỒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA
CÔNG TY BẢO HIỂM NHÂN THỌ CATHAY VIỆT NAM
TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI
i
BẮC NINH – 2021
ii
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐÔNG Á
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
TÊN ĐỀ TÀI: NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA
CÔNG TY BẢO HIỂM NHÂN THỌ CATHAY VIỆT NAM
TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã Nghành: 8340101
Lớp: 18CHQT2
NGUYỄN THU HỒNG
Bắc Ninh, ngày 07 tháng 08 năm 2021
Học viên
(Ký ghi rõ họ tên )
Người hướng dẫn
(Ký ghi rõ họ tên )
Nguyễn Thu Hồng
Phan Thế Công
BẮC NINH - 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập
của riêng tơi
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và có nguồn
gốc rõ ràng
Bắc Ninh, ngày 07 tháng 08 năm 2021
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
(Ký ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thu Hồng
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ lực cố
gắng của bản thân, em cịn nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy,
cô giáo cũng như sự động viên, ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời
gian học tập nghiên cứu và thực hiện.
Lời đầu tiên, em xin trân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Trường Đại học
Công nghệ Đông Á, đặc biệt là PGS.TS Phan Thế Cơng người đã trực tiếp
hướng dẫn tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian nghiên cứu để hoàn thành
luận văn tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Cathay Việt
Nam trên địa bàn Hà Nội và một số cá nhân đã quan tâm tạo điều kiện giúp
đỡ em trong việc thu thập thông tin, tài liệu trong quá trình thực hiện luận
văn.
Cuối cùng, em xin cám ơn tới gia đình, những người thân, bạn bè đã chia
sẻ cùng tác giả những khó khăn, động viên và tạo điều kiện cho em trong suốt
quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Bắc Ninh, tháng 08 năm 2021
Tác giả luận văn
(Kí và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thu Hồng
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ...............................................................ii
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................2
1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................2
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.......................2
3. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài...................................................................2
4. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................2
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................2
6. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................2
7. Kết cấu của luận văn..................................................................................2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP...........................................................................................2
1.1. HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP..........................2
1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh.......................................................2
1.1.2. Vai trò của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp
...................................................................................................................2
1.1.3. Phân loại hiệu quả kinh doanh.........................................................2
1.2. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH...................2
i
1.2.1. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả tài chính.....................................................2
1.2.2. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả phi tài chính...............................................2
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH
DOANH.........................................................................................................2
1.3.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp...............................................2
1.3.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp...............................................2
1.4. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh doanh của một số công ty bảo
hiểm và bài học kinh nghiệm đối với Công ty Bảo hiểm nhân thọ Cathay
Việt Nam trên địa bàn Hà Nội.......................................................................2
1.4.1. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh doanh của một số công ty bảo
hiểm trên địa bàn Hà Nội...........................................................................2
1.4.2. Bài học kinh nghiệm đối với Công ty Bảo hiểm nhân thọ Cathay
Việt Nam trên địa bàn Hà Nội...................................................................2
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA..............2
CÔNG TY BẢO HIỂM NHÂN THỌ CATHAY VIỆT NAM....................2
TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI.....................................................................2
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY BẢO HIỂM NHÂN THỌ CATHAY
VIỆT NAM....................................................................................................2
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty..................................2
2.1.2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh.......................................................2
2.1.3. Cơ cấu tổ chức.................................................................................2
2.2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM NHÂN THỌ CATHAY VIỆT NAM
ii
TRONG GIAI ĐOẠN 2017-2020.................................................................2
2.2.1. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả tài chính.....................................................2
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả phi tài chính...............................................2
2.3. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH
DOANH CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM NHÂN THỌ CATHAY VIỆT
NAM..............................................................................................................2
2.3.1. Các nhân tố bên trong Công ty........................................................2
2.2.2. Các nhân tố bên ngồi Cơng ty........................................................2
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM NHÂN THỌ CATHAY
VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2017-2020.............................................2
2.4.1. Những kết quả đã đạt được..............................................................2
2.4.2. Những hạn chế còn tồn tại...............................................................2
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM NHÂN THỌ CATHAY VIỆT NAM...........2
3.1. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY BẢO
HIỂM NHÂN THỌ CATHAY VIỆT NAM.................................................2
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM NHÂN THỌ CATHAY VIỆT NAM.............2
3.2.1. Tăng cường hoạt động quảng bá, tiếp thị để thu hút khách hàng
mới nhằm tăng doanh thu..........................................................................2
3.2.2. Nhóm giải pháp nhằm tiết giảm chi phí để tối đa hóa lợi nhuận.....2
3.2.3. Củng cố hồn thiện bộ máy tổ chức................................................2
iii
3.3. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT..................................................................2
3.3.1. Đối với Chính Phủ...........................................................................2
3.3.2. Đối với Hiệp hội các doanh nghiệp.................................................2
KẾT LUẬN......................................................................................................2
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................2
PHỤ LỤC 1......................................................................................................2
PHỤ LỤC 2.......................................................................................................2
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Chữ viết tắt
Giải thích
1
BHNT
Bảo hiểm nhân thọ
2
CN
Chi nhánh
3
DNBH
Doanh nghiệp bảo hiểm
4
DN
Doanh nghiệp
5
SXKD
Sản xuất kinh doanh
6
TTCK
Thị trường chứng khoán
v
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng biểu
Bảng 2.1: Doanh thu phí bảo hiểm tại Cơng ty Bảo hiểm Nhân thọ Cathay
Việt Nam trên địa bàn Hà Nội từ năm 2017 - 2020..........................................2
Bảng 2.2: Cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm gốc Công ty Bảo hiểm Nhân thọ
Cathay Việt Nam trên địa bàn Hà Nội từ năm 2017 – 2020.............................2
Bảng 2.3. Chi bồi thường tại Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Cathay Việt Nam
trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2017-2020.........................................................2
Bảng 2.4. So sánh tốc độ tăng doanh thu và chi phí bồi thường tại Cơng ty
Bảo hiểm Nhân thọ Cathay Việt Nam trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 20172020...................................................................................................................2
Bảng 2.5. Chi phí bồi thường theo nhóm nghiệp vụ tại Công ty Bảo hiểm
Nhân thọ Cathay Việt Nam trên địa bàn Hà Nội từ năm 2017-2020................2
Bảng 2.6. Chi phí kinh doanh tại Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Cathay Việt
Nam trên địa bàn Hà Nội từ năm 2017-2020....................................................2
Bảng 2.7. Tỷ lệ nợ phí bảo hiểm tại Cơng ty Bảo hiểm Nhân thọ Cathay Việt
Nam trên địa bàn Hà Nội từ 2017-2020............................................................2
Bảng 2.8. Tình hình cơng nợ phí bảo hiểm đã phát sinh trách nhiệm tại Công
ty Bảo hiểm Nhân thọ Cathay Việt Nam trên địa bàn Hà Nội từ 2017-2020. . .2
Bảng 2.9. Hiệu quả kinh doanh tại Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Cathay Việt
Nam trên địa bàn Hà Nội...................................................................................2
Bảng 2.10. Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu BH gốc tại Công ty Bảo hiểm Nhân
thọ Cathay Việt Nam trên địa bàn Hà Nội từ 2017-2020..................................2
Bảng 2.11. Bảng đánh giá hồn thành chỉ tiêu Cơng ty Bảo hiểm Nhân thọ
Cathay Việt Nam trên địa bàn Hà Nội..............................................................2
Bảng 2.12. Giá trị trung bình của Tính hữu hình..............................................2
vi
Bảng 2.13. Giá trị trung bình của Độ tin cậy....................................................2
Bảng 2.14. Giá trị trung bình của Sự đáp ứng khách hàng...............................2
Bảng 2.15. Giá trị trung bình của Sự đảm bảo..................................................2
Bảng 2.16. Giá trị trung bình của sự thấu hiểu..................................................2
Bảng 2.17. Đánh giá sự hài lòng của khách hàng.............................................2
Bảng 2.18: Cơ cấu nhân lực của Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Cathay Việt
Nam trên địa bàn Hà Nội...................................................................................2
Sơ đồ
Sơ đồ 2.1. Mơ hình cơ cấu tổ chức của Cơng ty Bảo hiểm Nhân thọ Cathay
Việt Nam trên địa bàn Hà Nội...........................................................................2
vii
PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiệu quả sản xuất, kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu của doanh
nghiệp, là mục tiêu cao nhất mà mọi doanh nghiệp phải hướng tới. Hiệu quả
kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh
trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp… để đạt được
kết quả cao nhất trong q trình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất. Hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp là một trong những tiêu chí quan trọng để
đánh giá chất lượng của doanh nghiệp. Bởi nếu sản xuất kinh doanh có hiệu
quả thì doanh nghiệp mới tích lũy được nội lực để phục vụ quá trình phát triển
cũng như tạo được hình ảnh tốt trong con mắt của các nhà đầu tư tài chính,
các tổ chức tài chính để từ đó có thể huy động được nguồn vốn phục vụ cho
việc mở rộng và phát triển của doanh nghiệp.
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, các doanh
nghiệp bảo hiểm sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các doanh
nghiệp bảo hiểm kinh doanh cùng lĩnh vực, doanh nghiệp bảo hiểm trong
nước cũng như các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngồi có kinh nghiệm và uy
tín hàng đầu trên thế giới như: Cơng ty bảo hiểm Dầu khí (PVI), Cơng ty cổ
phần bảo hiểm Bưu điện (PTI), Công ty Cổ phần bảo hiểm Petrolimex
(PJICO), Công ty cổ phần bảo hiểm Quân đội (MIC), Tổng công ty cổ phần
Bảo Minh (Bảo Minh), Công ty TNHH bảo hiểm Liberty, Công ty Liên doanh
TNHH bảo hiểm Samsung-Vina,… Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp bảo
hiểm Việt Nam cần phải quan tâm tới việc tìm ra các giải pháp hợp lý để khai
thác tối đa các nguồn lực có hạn của mình nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả
kinh doanh, bởi lẽ: Hiệu quả kinh doanh là tiêu thức tổng hợp phản ánh kết
1
quả cuối cùng của quá trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm của doanh
nghiệp.
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Cathay thành lập tháng 08 năm 1962, trực
thuộc tập đoàn tài chính hàng đầu Cathay. Cơng ty Bảo hiểm Nhân thọ
Cathay Việt Nam kế thừa lịch sử hơn 50 năm hoạt động thành công cùng
quan niệm kinh doanh thực tế, nhiệt thành phục vụ theo phương châm luôn
luôn tôn trọng khách hàng, hướng tới một dịch vụ hồn hảo. Cơng ty ngày
càng khẳng định được vị thế của mình tại thị trường trong và ngoài nước, tự
tin đưa dịch vụ bảo hiểm nhân thọ vươn tới thị trường Việt Nam. Mặc dù
công ty đã đạt được một số thành tựu trong kết quả kinh doanh, nhưng hiệu
quả kinh doanh của công ty vẫn còn một số hạn chế nhất định như: Cơng ty
có xu hướng chạy theo doanh thu, chưa chú trọng đến yếu tố hiệu quả kinh
doanh. Công ty chưa khai thác hết tiềm năng của thị trường, một số lĩnh vực
còn nhiều tiềm năng lớn như bảo hiểm đầu tư, bảo hiểm tiết kiệm,….Đồng
thời, hiện nay cơng ty cịn hạn chế về kênh phân phối sản phẩm. Thực tế trong
năm 2020 công ty Cathay Việt Nam đã tuyển dụng và đào tạo được 75 đại lý,
số hoạt động đến cuối năm chỉ còn 30. Như vậy số đại lý bỏ việc chiếm tỷ lệ
cao trên 50%, và khả năng đại lý bỏ việc còn cao hơn nữa, đây là nguy cơ
lãng phí về các chi phí cho hoạt động đại lý và ảnh hưởng xấu đến uy tín của
doanh nghiệp. Cơng tác giám định bồi thường chưa hồn tồn chủ động, giám
sát thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm mới chỉ thực hiện ở các vụ tổn thất lớn, các
vụ tổn thất nhỏ vẫn chưa được quan tâm đúng mức, việc xác định thiệt hại
ban đầu thuộc phạm vi trách nhiệm của bảo hiểm vẫn cịn hạn chế…. Với mơi
trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay khi ngày càng có
nhiều doanh nghiệp trong cùng ngành nghề, lĩnh vực để có thể tồn tại và phát
triển một cách bền vững thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với Công
2
ty” trở thành nhiệm vụ cấp thiết hơn bao giờ hết trên cả phương diện lý luận
và thực tiễn.
Xuất phát từ yêu cầu đó, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả
kinh doanh của Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Cathay Việt Nam trên địa bàn
Hà Nội” làm luận văn thạc sĩ.
2. TƠNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐÊ TÀI
2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước
Hiện nay, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu có liên quan đến hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp được cơng bố. Có thể kể đến một số cơng trình
nghiên cứu sau:
Trần Thị Thu Phong (2013), “Hồn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh
trong các cơng ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”,
Luận án tiến sỹ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Từ lý luận về hiệu quả
kinh doanh phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp vào
kinh doanh sao cho hao phí nguồn lực là thấp nhất nhưng lợi ích mang lại là
cao nhất, cùng với đặc điểm của các công ty cổ phần niêm yết, Luận án đã chỉ
rõ đặc điểm phân tích hiệu quả kinh doanh trong các công ty cổ phần niêm yết
trên TTCK. Từ đó, luận án đã đề xuất các giải pháp để hồn thiện phân tích
hiệu quả kinh doanh trong các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam.
Lê Hồng Lâm (2014), “Nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm phi nhân
thọ tại Công ty Bảo Việt Phú Thọ”, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Quốc
gia Hà Nội. Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về hiệu
quả kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, luận văn phân tích, tình hình thực tế
về hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Việt Phú Thọ, đánh giá
3
những thành công, những hạn chế và nguyên nhân của thực trạng hiệu quả
kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp chủ yếu
nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ của Công ty Bảo
Việt Phú Thọ. Luận văn nghiên cứu hiệu quả kinh doanh bảo hiểm phi nhân
thọ theo cách tiếp cận của khoa học quản lý kinh tế. Vấn đề nghiên cứu gắn
liền với những cơ chế, chính sách và hoạt động thanh tra, kiểm tra và giám sát
kinh doanh phi nhân thọ của Công ty Bảo Việt Phú Thọ, cũng như của nhà
nước và các ban, ngành liên quan.
Vũ Thị Yến (2014) “Nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
thương mại nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Luận văn thạc sỹ,
Trường Đại học Thương Mại. Tác giả đã hệ thống hóa, phân tích đánh giá các
vần đề về hiệu quả hoạt động kinh doanh, từ đó đưa ra các biện pháp nhằm
góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại nhà
nước trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
Nguyễn Văn Phúc (2016), “Giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả kinh
doanh cho các doanh nghiệp xây dựng thuộc Tổng Công ty Sông Đà”, Luận
án tiến sỹ, Học viện Tài chính. Luận văn lại vận dụng các lý luận để làm rõ
những đặc điểm hoạt động và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp xây
dựng thuộc Tổng Cơng ty Sơng Đà để từ đó tập trung đưa ra các giải pháp tài
chính để cải thiện hiệu quả kinh doanh một cách bền vững cho những doanh
nghiệp này. Tuy nhiên, luận án mới chỉ tập trung vào nghiên cứu đối với các
doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng.
Hà Đặng Hải (2018), “Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Bảo
Việt Thái Nguyên”, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Thuỷ Lợi. Trên cơ sở
các thơng tin thu thập, tiến hành phân tích, tổng hợp xử lý các số liệu theo các
tiêu thức phân tổ thống kê và phương pháp phân tích để đánh giá các nhân tố
4
ảnh hưởng, đánh giá các mặt kinh doanh của Công ty Bảo Việt Thái Nguyên
để rút ra những ưu nhược điểm, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty trong thời gian tới. Ngoài ra, luận
văn cũng sử dụng phương pháp phỏng vấn với cán bộ quản lý có kinh nghiệm
và một số giảng viên lâu năm có uy tín, để lấy ý kiến nhận định, đánh giá các
vấn đề liên quan đến hiệu quả kinh doanh của công ty.
Đinh Phi Hổ và cộng sự (2019), “Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí
Cơng thương ngày 05/11/2019. Nghiên cứu này tập trung nghiên cứu các
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ
và vừa ở thành phố Hồ Chí Minh. Từ kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa
biến, nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có 06 nhân tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thành phố Hồ Chí Minh
bao gồm: Tốc độ tăng trưởng doanh thu, số lượng lao động, số hình thức
chính sách tiếp nhận của DN, trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp, vốn xã
hội và vốn DN. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã đề xuất 08 giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thành phố
Hồ Chí Minh.
Mai Thị Diệu Hằng (2019), “Nâng cao hiệu quả kinh doanh của các
doanh nghiệp thủy sản Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài
Chính. Tác giả đã chỉ ra được cơ sở lý luận đầy đủ nhất về hiệu quả kinh
doanh của các doanh nghiệp cùng với đó là các chỉ tiêu đó lường việc kinh
doanh có hiệu quả trong các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. Trên cơ sở đó
đánh giá các ưu điểm và nhược điểm về thực trạng hiệu quả kinh doanh. Từ
đó tác giả đưa ra các đề xuất và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam trong thời gian tới.
5
Lê Thị Vân Anh (2019), “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của
Công ty CP Thương Mại Dịch vụ Thái Anh”, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại
học Thương Mại. Trên cơ sở phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của
Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Thái Anh những năm gần đây và
phương hướng phát triển trong tương lai của Công ty, luận văn đã đề xuất một
số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Cơng ty, từ
đó nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty.
Nguyễn Trọng Nghĩa (2020), “Nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm
nhân thọ tại Công ty Bảo hiểm Bảo Việt, chi nhánh Nam Định”, Luận văn
thạc sỹ, Đại học kinh tế Quốc dân. Luận văn đã phân tích, đánh giá hiệu quả
kinh doanh bảo hiểm nhân thọ tại Công ty Bảo hiểm Bảo Việt thông qua hệ
thống các chỉ tiêu. Từ đó, tác giả đã tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của
hạn chế trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm nhân thọ của cơng
ty. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất 08 giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
kinh doanh bảo hiểm nhân thọ tại Công ty Bảo hiểm Bảo Việt, chi nhánh
Nam Định.
2.2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu nước ngồi
Trên thế giới đã có “nhiều cơng trình nghiên cứu khác nhau về hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp, có những nghiên cứu đi sâu vào đánh giá tác
động của các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, khả năng sinh lời
của doanh nghiệp.
Khi phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời, Lev (1983)
nhận thấy rằng, sự biến thiên của lợi nhuận theo thời gian bị ảnh hưởng bởi
loại sản phẩm, mức độ cạnh tranh và mức độ thâm dụng vốn cũng như quy
mơ của doanh nghiệp. Ngồi ra, khả năng sinh lời có thể bị ảnh hưởng bởi
nhiều nhân tố kinh tế khác nhau (Burns, 1985).
6
Những chứng cứ mới về các nhân tố quyết định khả năng sinh lời của
các doanh nghiệp chế tạo của nước Úc đã được nêu ra bởi McDonald (1999).
Kết quả cho thấy, khả năng sinh lời của doanh nghiệp bị ảnh hưởng tiêu cực
bởi sức mạnh của cơng đồn, sự cạnh tranh mạnh của hàng nhập khẩu; và ảnh
hưởng tích cực bởi mức độ tập trung của ngành. Bên cạnh đó, có một sự ổn
định trong tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu của doanh nghiệp qua
thời gian. Sự tăng lên của tiền lương thực tế có mối quan hệ tiêu cực với tỷ
suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu, điều này cho thấy các doanh nghiệp sẽ
không điều chỉnh ngay lập tức giá bán theo sự tăng lên của tiền lương thực tế.
Thị phần của doanh nghiệp nói chung khơng phải là nhân tố quyết định đến tỷ
suất lợi nhuận trên doanh thu.
Nghiên cứu của Gupta (1969) nhận thấy quy mô doanh nghiệp tác động
đến khả năng sinh lời. Khả năng sinh lời của các doanh nghiệp nhỏ nhìn
chung là thấp hơn khả năng sinh lời của các doanh nghiệp lớn ở Hoa Kỳ.
Davidson và Dutia (1991) cũng nhận thấy các doanh nghiệp nhỏ hơn có
xu hướng có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn so với các doanh nghiệp lớn.
Elliott (1972) đã nghiên cứu ảnh hưởng của tăng trưởng và quy mô
doanh nghiệp đến kết quả kinh doanh. Quy mô công ty ảnh hưởng đến kết quả
kinh doanh theo hai con đường. Các doanh nghiệp có quy mơ dưới trung bình
có sự tăng trưởng dịng tiền cao hơn và có tỷ lệ đầu tư vốn cao hơn so với các
doanh nghiệp quy mô trên mức trung bình. Sự tăng trưởng cũng ảnh hưởng
đến tình hình nợ vay của doanh nghiệp.
Nghiên cứu sự ảnh hưởng của sự tăng trưởng và quy mơ doanh nghiệp
lên tình hình tài chính, Gupta (1969) xem xét sự biến động trong mức độ sử
dụng tài sản, địn bẩy tài chính, khả năng thanh toán và khả năng sinh lời giữa
các doanh nghiệp chế tạo hoạt động ở các mức độ quy mô khác nhau và với
7
các tỷ lệ tăng trưởng khác nhau. Những phát hiện của Gupta (1969) được tóm
tắt như sau: Thứ nhất, các tỷ số hiệu suất hoạt động và các tỷ số địn bẩy tài
chính giảm khi có sự tăng lên trong quy mô của doanh nghiệp nhưng tăng lên
cùng với sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Thứ hai, các tỷ số khả năng thanh
tốn tăng khi có sự tăng lên trong quy mô của doanh nghiệp nhưng giảm cùng
với tỷ lệ tăng trưởng của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lớn có xu hướng có
tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cao hơn so với các doanh nghiệp nhỏ.
2.3. Nội dung kế thừa và khoảng trống nghiên cứu
Thông qua tổng quan các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước, tác
giả đã tìm ra được các luận cứ khoa học làm nền tảng cho việc triển khai các
luận điểm của mình và tìm ra được các hạn chế, các khoảng trống mà các
cơng trình trước chưa phát hiện, chưa nghiên cứu để tiếp tục nghiên cứu.
Nhìn chung các cơng trình nghiên cứu này đã tiếp cận và nghiên cứu
từng vấn đề lý luận liên quan đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp như:
Khái niệm và đặc điểm, vai trò; nội dung nâng cao hiệu quả kinh doanh,...
Tuy nhiên, mỗi đề tài hướng đến một mục tiêu và đối tượng nghiên cứu khác
nhau, vì thế khơng thể áp dụng các giải pháp của những đề tài trên để nâng
cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Cathay Việt Nam.
Thêm vào đó, chưa có cơng trình nghiên cứu nào liên quan đến nâng cao hiệu
quả kinh doanh tại Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Cathay Việt Nam trên địa bàn
Hà Nội trong giai đoạn 2017-2020 được cơng bố. Chính vì vậy, việc nghiên
cứu và đề xuất các giải pháp đồng bộ để nâng cao hiệu quả kinh doanh tại
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Cathay Việt Nam trên địa bàn Hà Nội là khả thi,
thể hiện tính mới và khơng trùng với các cơng trình đã cơng bố trước đó.
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài dự kiến sẽ trả lời những câu hỏi sau:
8