Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Thực trạng và giải pháp nâng cao việc thực hiện các nguyên tắc hoạt động của báo chí nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.44 KB, 22 trang )

MỞ ĐẦU
Hoạt động báo chí thuộc về các loại hình hoạt động chính trị - xã hội
liên quan mật thiết đến tư tưởng, tình cảm của con người. Ở đó, dù khách
quan đến mức nào, người làm báo cũng bộc lộ cách nhìn, thái độ, phương
pháp tiếp cận và sự bình giá của mình đối với những gì đang diễn ra trong
cuộc sống.
Nguyên tắc là cơ sở lý luận – phương pháp luận của hoạt động báo chí.
Tính chất lý luận của nó thể hiện ở chỗ, hoạt động báo chí địi hỏi phải nắm
vững những quy luật của bản thân nền báo chí với tư cách là một hoạt động
chính trị - xã hội, quy trình của q trình tiếp nhận, chuyền tải và phổ biến
thông tin, quy luật của lĩnh vực sáng tạo tinh thần..
Để hoàn thành những chức năng, nhiệm vụ của báo chí, những người
làm báo phải nắm vững, sử dụng nhất quán và triệt để những quy luật, quy
tắc, chuẩn mực của hoạt động nghề nghiệp. Hoạt động báo chí là hoạt động có
ý thức. Q trình sáng tạo các tác phẩm báo chí khơng phải là quá trình sao
chép hiện thực khách quan một cách máy móc, mà người làm báo phải vận
dụng mọi kiến thức và kinh nghiệm để phản ánh, đánh giá và bình luận những
sự vật và hiện tượng đang diễn ra.
Mỗi giai đoạn của q trình đó có những quy tắc, phương pháp và
chuẩn mực riêng, đồng thời cũng có những quy tắc, phương pháp và chuẩn
mực chung để tiếp cận, đánh giá các sự vật, hiện tượng. Các quy tắc và chuẩn
mực chung của hoạt động báo chí giúp nó thực hiện được các chức năng của
mình gọi là nguyên tắc hoạt động của báo chí. Đây cũng chính là cơ sở lí luận
- phương pháp luận của hoạt động BC.
Như vậy nguyên tắc là cơ sở lí luận – phương pháp luận của hoạt động
báo chí. Tính lí luận thể hiện ở chỗ: hoạt động báo chí địi hỏi phải nắm vững
những quy luật của bản thân nền báo chí với tư cách là một hoạt động chính
trị - xã hội, quy luật của quá trình chuyển tải thơng tin, quy luật sáng tạo. Tính
1



phương pháp luận thể hiện ở chỗ: nhà báo không những hiểu biết những quy
luật nói trên mà cịn phải tích cực vận dụng, biến chúng thành những quy tắc
và chuẩn mực nghề nghiệp, thành nền tảng của những phương pháp sáng tạo
ra các tác phẩm báo chí.
Là hiện tượng XH phổ biến, phức tạp, diễn ra trên phạm vi rộng, hàng
ngày tác động đến tư tưởng, tình cảm của quần chúng nhân dân nên BC càng
phải tuân thủ những nguyên tắc hoạt động. Tùy theo môi trường hoạt động
của BC như thể chế chính trị, văn hóa, luật pháp và trình độ phát triển, BC các
nước có những ngun tắc hoạt động chung, đồng thời có những nguyên tắc
cụ thể mang tính đặc thù của mỗi nước.
Trong lí luận báo chí cách mạng hiện đại, ứng với những quy luật
khách quan chi phối hoạt động báo chí sẽ có những nguyên tắc hoạt động của
báo chí, gồm tính khuynh hướng (đỉnh cao là tính đảng); tính nhân dân; tính
nhân đạo; tính chân thực, khách quan; ý thức dân tộc và tinh thần quốc tế
chân chính. Tất cả những nguyên tắc đó tồn tại trong mối quan hệ hữu cơ của
một hệ thống. Phù hợp với sự phát triển của bản thân nền báo chí và những
yêu cầu khách quan của tình hình nhiệm vụ, hệ thống đó phát triển không
ngừng bằng việc bổ sung những quan niệm mới, những cách hiểu mới về từng
nguyên tắc, về vai trò, vị trí của chúng trong hệ thống. Đương nhiên trong
tình hình xã hội phân chia thành giai cấp, mâu thuẫn về quyền lợi vẫn cịn tiếp
tục gay gắt, tính khuynh hướng của báo chí (đỉnh cao là tính đảng) là nguyên
tắc giữ vị trí trọng tâm.
Trên cơ sở phân tích những ngun tắc hoạt động của BC, tơi sẽ tìm hiểu
những vấn đề còn tồn tại, những yêu cầu đặt ra đối với BC nước ta trong việc đảm
bảo thực hiện đúng những nguyên tắc đó. Thực tế, mặc dù nắm rõ những ngun
tắc hoạt động, song khơng phải phóng viên, nhà báo hay cơ quan BC nào cũng
đảm bảo thực hiện đúng vì nhiều lí do khách quan và chủ quan. Trong quá trình
học tập, để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này nên tôi đã chọn vấn đề “Thực trạng và
giải pháp nâng cao việc thực hiện các nguyên tắc hoạt động của báo chí nước
ta hiện nay”, để làm đề tài cho tiểu luận của mình.

2


CHƯƠNG I
CÁC NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA BÁO CHÍ
1.1 . Tính khuynh hướng của báo chí:
Người đặt nền móng lí luận cho tính khuynh hướng của báo chí là C.
Mác và Ph. Ăngghen. Các ông đã nghiên cứu các xã hội có sự phân chia giai
cấp thành các nhóm xã hội có quyền lợi khác nhau, thậm chí đối kháng nhau,
trong đó con người bao giờ cũng đứng về một giai cấp, một nhóm xã hội nhất
định. Trong xã hội ấy, báo chí là những hoạt động có ý thức của con người và
vì thế, khơng thể khơng mang những khuynh hướng chính trị khác nhau. Đây
là nguyên tắc giữ vị trí trung tâm.
Báo chí của giai cấp, của nhóm xã hội nào sẽ phản ánh tư tưởng, tình
cảm, nguyện vọng của giai cấp, nhóm XH đó. Ví dụ: nhà báo Úc nổi tiếng
Wilfred Burchett, sau 40 năm làm báo (cả ở Việt Nam) đã bộc lộ khuynh
hướng chính trị của mình là ủng hộ các phong trào giải phóng dân tộc, chống
lại chiến tranh xâm lược của thực dân, đế quốc. Ví dụ khác: trong chiến tranh
vùng Vịnh, trong khi phần lớn báo chí Mỹ hết lời tán dương thắng lợi của liên
qn Đồng Minh thì báo chí các nước khác đưa tin dè dặt hơn, thậm chí phản
đối kịch liệt.
M. Gorki đã nói: Nhà báo cũng như nhà văn, là con mắt, là tiếng nói, là
lỗ tai của 1 giai cấp. Còn Ăngghen, trong một bức thư gửi M. Cauxki, đã đả
kích sâu cay những kẻ tự cho rằng mình viết hồn tồn khách quan, khong
theo bất cứ một khuynh hướng nào. Chính vì vậy mà những quan điểm cho
rằng báo chí khách quan đứng ngồi chính trị, đứng trên giai cấp và các nhóm
xã hội, nếu khơng phải là sự chối bỏ ý thức tính khuynh hướng của báo chí thì
cũng là một thái độ mập mờ, che giấu việc dùng báo chí phục vụ những mục
tiêu mờ ám.
PGS. TS. Nguyễn Văn Dững (trong cuốn Cơ sở lí luận báo chí) đã đưa

ra một ví dụ cụ thể: ở Anh, khơng ít cơ quan báo in tun bố không bị chi
3


phối bởi chính trị nhưng thực tế lại thể hiện khuynh hướng chính trị rất rõ
ràng, nhất là thái độ ủng hộ các đảng phái chính trị trong chiến dịch tranh cử.
Tờ The morning star theo cánh tả, đảng Cộng sản; tờ The Independing thuộc
phái trung tả; The Guardian thuộc phái trung dung; The Telegraph thuộc phái
hữu…
Báo chí vơ sản, báo chí cách mạng cơng khai thừa nhận tính khuynh
hướng của mình, tự nguyện tham gia vào cuộc đấu tranh xã hội nhằm giải
phóng con người khỏi áp bức giai cấp, xây dựng một chế độ xã hội tốt đẹp vì
con người và cho con người. Điều đó phù hợp với quy luật “trong xã hội có
giai cấp, báo chí ln thuộc về một giai cấp, một nhóm xã hội nào đó, thể
hiện khuynh hướng chính trị, lập trường tư tưởng bảo vệ lợi ích của giai cấp,
của nhóm xã hội đó”, phản ánh đúng thực trạng của đời sống báo chí hiện
nay. Nhà báo dù đứng ở phía nào cũng bộc lộ khuynh hướng chính trị của
mình. Cơ quan báo chí nào, dù nằm trong tay ai cũng thể hiện 1 khuynh
hướng chính trị nhất định. Nếu tồn tại nhiều khuynh hướng chính trị khác
nhau thì sẽ phân ra thành dịng chủ lưu/phụ lưu, dịng chính thống/khơng
chính thống. Lí luận báo chí vơ sản cịn thể hiện bản chất cách mạng của mình
bằng cách khẳng định báo chí phải đứng hẳn về phía giai cấp cơng nhân và
các tầng lớp nhân dân lao động, bảo vệ lợi ích chính đáng của họ, phản ánh ý
chí và nguyện vọng của họ.
Như vậy, tính khuynh hướng là nguyên tắc phổ biến, khơng thể chối bỏ
của hoạt động báo chí. Tính khuynh hướng cũng có thể hình thành một cách
khách quan do nguồn gốc xã hội và tư tưởng của bản thân nền báo chí nhưng
lại được phát triển và vận dụng một cách tự giác, một cách có ý thức, trưởng
thành ở một mức độ cao và trở thành tính đảng.
Tính Đảng là đặc trưng của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Tính

Đảng thể hiện tính chiến đấu của báo chí để bảo vệ nền tảng tư tưởng của
Đảng, bảo vệ lợi ích của giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động. Đồng thời
đấu tranh chống lại những tư tưởng, quan điểm sai trái, phản động của các thế
4


lực thù địch; chống lại những hiện tượng tiêu cực trong Đảng, trong xã hội
đang làm xói mịn lịng tin của nhân dân với Đảng. Tính Đảng yêu cầu mọi
hoạt động báo chí phải thầm nhuần hệ tư tưởng của Đảng, tự giác đứng trên
lập trường, quan điểm của Đảng khi tiếp cận, giải quyết các sự kiện và vấn đề
thời sự, tự nguyện và kiên trì đấu tranh vì lợi ích chính trị của Đảng. Thực
tiễn hiện nay, báo chí cách mạng Việt Nam đang góp phần quan trọng vào
công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương
4 khóa XI và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII.
Để kiên định tính Đảng, báo chí cách mạng Việt Nam phải trung thành
và thể hiện đường lối, quan điểm của Đảng, góp phần thực hiện thắng lợi
đường lối đổi mới, phát triển đất nước “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh”. Các cơ quan báo chí phải tuyệt đối tuân thủ sự lãnh
đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, thực hiện đúng tơn chỉ, mục đích, làm
trịn chức năng, nhiệm vụ của mình, thực sự là cầu nối giữa ý Đảng - lòng
dân.
Những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí, các cơ quan báo chí
phải thường xuyên ý thức về tính Đảng của báo chí cách mạng, giữ gìn phẩm
chất nghề nghiệp và nhân cách trong sáng của người cầm bút - người chiến sĩ
trên mặt trận tư tưởng. Đó là, giữ vững sự chuẩn mực, trung thực, khách quan
của báo chí cách mạng. Tuyệt đối tránh việc tuyên truyền, phản ánh một
chiều, phiến diện. Bên cạnh việc phản ánh các mặt tích cực trong việc thực
hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,
báo chí cần tích cực đấu tranh với những tiêu cực trong xã hội, tham nhũng,
lãng phí, lên án các hành vi coi thường kỷ cương phép nước.

Chủ động đấu tranh phản biện các quan điểm sai trái phản động của các
thế lực phản động, góp phần ngăn chặn và đẩy lùi sự suy thối về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển
hoá” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên.

5


Đội ngũ những người là báo phải nắm chắc đường lối, quan điểm của
Đảng, nhận thức sâu sắc chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - nền
tảng tư tưởng của Đảng; dám dấn thân, dám đấu tranh, dám nói những điều
cần nói, dám bảo vệ những điều cần bảo vệ.
1.2. Tính khách quan, chân thực của báo chí
Sức mạnh, uy tín và danh dự của cơ quan báo chí phụ thuộc trực tiếp
vào mức độ khách quan, chân thực của thơng tin mà báo đó cung cấp cho
cơng chúng. Một tờ báo đưa tin sai sẽ tự hạ thấp uy tín của mình. Nhà báo đưa
tin sai sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều người, bị tẩy chay… Vai trò, vị thế của tờ
báo sẽ suy giảm, hiệu quả tác động của báo chí sẽ bị hạn chế. Tuy nhiên,
khách quan và chân thật chỉ mang tính chất tương đối, nó phụ thuộc vào
khuynh hướng chính trị của nhà báo, cơ quan báo chí.
Theo từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 1997, khách quan là “cái tồn
tại bên ngồi, khơng phụ thuộc vào ý thức, ý chí của con người, trong quan hệ
đối lập với chủ quan, có tính chất xuất phát từ thực tế, biểu hiện thực tế một
cách trung thực, không thiên lệch”. Khách quan theo nghĩa nguyên sơ như
vậy sẽ khơng bao giờ có một cơ quan báo chí, nhà báo nào thực hiện được.
Do sự kiện và vấn đề thời sự rất phức tạp, nhiều chi tiết đan xen và địi hỏi
thơng tin nhanh; do khả năng nhận thức của nhà báo; do mục đích thơng tin
và tiêu chí lựa chọn… nên tính khách quan chỉ là tương đối.
Còn chân thật là “nghệ thuật phản ánh đúng với bản chất của hiện thực
khách quan”. Như vậy thơng tin chân thật địi hỏi ở cấp độ cao hơn, cần sự cố

gắng về nhiều mặt của mỗi nhà báo, tịa soạn mới có thể đạt được trong q
trình phản ánh thực tiễn. Có thể thơng tin khách quan nhưng khơng phản ánh
đúng bản chất tình hình tức là không chân thật.
Nguyên tắc khách quan, chân thật bị chi phối bởi nguyên tắc tính
khuynh hướng của báo chí. Tuyệt đối hóa nguyên tắc khách quan, chân thật là
phi thực tế. Ví dụ: Báo chí Trung Quốc đưa tin sai sự thật về các vụ việc tại

6


Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam là do chịu ảnh hưởng của tính khuynh
hướng.
1.3. Tính nhân dân và dân chủ của báo chí
Báo chí là hoạt động thơng tin đại chúng. Thuật ngữ “đại chúng” đã
phần nào nói lên tính nhân dân và bản chất dân chủ của hoạt động báo chí.
Tính nhân dân thể hiện mối liên hệ giữa báo chí và đơng đảo tầng lớp nhân
dân, nhất là nhân dân lao động. Báo chí ra đời từ nhu cầu thơng tin, giao tiếp
của con người, sau đó báo chí phản ánh tồn diện đời sống xã hội. Mọi đề tài
của báo chí đều bắt nguồn từ hoạt động của con người.
Tính nhân dân thể hiện từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng của hoạt
động báo chí. Nhân dân vừa là đề tài cho BC, vừa là người thưởng thức các
sản phẩm BC. BC phản ánh và đánh giá các hiện tượng và sự kiện của đời
sống từ lập trường của nhân dân, đại diện và bảo vệ cho quyền lợi của nhân
dân, đề cao và trực tiếp tham gia vào cuộc đấu tranh của nhân dân vì sự tiến
bộ của XH.
BC nước ta là tiếng nói của Đảng và Nhà nước, là diễn đàn của nhân
dân và thể hiện nguồn sức mạnh của nhân dân. Nhân dân là người sáng tạo
nên lịch sử, là nguồn đề tài phong phú, là nguồn nuôi dưỡng và sức mạnh xã
hội của báo chí. Trong nền kinh tế thị trường, nhân dân còn là khách hàng của
BC, là đối tác của BC – Truyền thông. Lịch sử đã chứng minh, chủ trương

chính sách có thể sai nhưng nhân dân nói chung bao giờ cũng đúng. Cho nên
quan điểm ĐH Đảng toàn quốc lần thứ VI xác định “dân là gốc”. Bác Hồ đã
căn dặn: “Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm. Việc gì có hại cho dân phải
hết sức tránh”.
1.4. Tính nhân đạo của báo chí
Theo từ điển tiếng Việt, nhân đạo là đạo đức thể hiện ở tình thương u
với ý thức tơn trọng giá trị, phẩm chất của con người. Nguyên tắc tính nhân
đạo thể hiện ở chỗ: nhiệt tình phản ánh và tham gia vào cuộc đấu tranh nhằm
tạo ra những điều kiện thuận lợi cho con người về kinh tế, văn hóa, xã hội,
7


đấu tranh bảo vệ quyền con người, quyền dân chủ của con người, bảo vệ giá
trị nhân đạo chân chính.
Lí tưởng nhân đạo là những giá trị vừa có tính riêng tương ứng với lập
trường xã hội và quyền lợi của từng giai cấp, vừa có tính chung phố qt đối
với tồn nhân loại. Q trình nhấn mạnh tính chung tồn nhân loại của chủ
nghĩa nhân đạo, khơng nhìn thấy bản sắc giai cấp của nó là cách nhìn phiến
diện, không phù hợp với thực tế, với quy luật phát triển khách quan của xã hội
loài người. Ngược lại, nếu khơng thừa nhận tính chung của những giá trị nhân
đạo tồn nhân loại sẽ rơi vào cực đoan, máy móc.
Báo chí thể hiện tính nhân đạo của mình ở chỗ đấu tranh chống lại các
hành vi làm tổn hại đến quyền con người, quyền dân chủ, quyền được sống
trong độc lập, tự do của con người. BC tham gia tích cực vào việc xây dựng
chế độ XH tất cả vì con người, cho con người... Đồng thời tôn trọng, xây
dựng và bảo vệ mỗi cá nhân con người, coi đó là những cá thể độc lập tồn tại
và hoạt động theo những chuẩn mực chung của XH và theo những đặc điểm
riêng về thể chất, cá tính, tâm lí...
Tính nhân đạo hay nhân văn của báo chí vừa có tính trừu tượng nhưng lại
rất cụ thể và hiện hữu trong mỗi tác phẩm hay sản phẩm báo chí. Theo PGS

Nguyễn Văn Dững, tính nhân văn biểu hiện ở các cấp độ khác nhau như sau:
Thứ nhất, mảng đề tài mà BC quan tâm, chú trọng hướng ưu tiên cho
những sự kiện và vấn đề thời sự mà nếu giải quyết được những vấn đề ấy sẽ
giúp ích cho sự phát triển bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Thứ 2, khi tiếp cận sự kiện và vấn đề thông tin, nhà báo chọn lựa góc
nhìn nào để làm ánh lên những giá trị nhân bản.
Thứ 3, tính nhân văn của BC thể hiện ở cách thức lựa chọn chi tiết
thông tin về sự kiện và vấn đề trong tác phẩm.
Thứ 4, ngôn từ và giọng điệu trong tác phẩm
Thứ 5, thời điểm đăng tải tác phẩm, xã hội hóa sự kiện và vấn đề thông
tin đúng lúc và đúng liều lượng, có chừng mực để có thể tạo ra hiệu ứng xã
hội tốt nhất, phù hợp với tâm lí và tâm trạng xã hội.
8


1.5. Tính dân tộc và tính quốc tế
Dân tộc là sản phẩm của quá trình lịch sử phát triển lâu dài của XH loài
người. Ở nước ta, do đặc thù của quá trình phát triển, quan niệm dân tộc được
hình thành từ rất sớm. Mỗi con người đều được sinh ra, lớn lên trong môi
trường XH cụ thể, đều được ni dưỡng bởi những giá trị văn hóa vật chất và
tinh thần... Ý thức dân tộc thấm sâu trong máu thịt mỗi người như một lẽ tự
nhiên, bất biến và nó có khả năng điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi của
mỗi người.
Trong quá trình hoạt động nghề nghiệp, nhà báo phải huy động toàn bộ
năng lực, phẩm chất của mình, nhất là những phẩm chất mà dân tộc đã hun
đúc và nuôi dưỡng cho anh ta. Ý thức dân tộc thường trực trong mỗi nhà báo,
ở sự yêu/ghét, ảnh hưởng đến khả năng quan sát, khám phá và đánh giá cuộc
sống. Ý thức dân tộc ảnh hưởng trực tiếp đến ngôn ngữ, phong cách, khả năng
lựa chọn loại hình, thể loại báo chí của người làm báo. Ở cấp độ khác, tính
dân tộc địi hỏi BC tơn trọng và đấu tranh bảo vệ lợi ích, bản sắc văn hóa của

các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đồng thời tôn trọng giá trị
của các dân tộc trên thế giới.
Chủ đề xuyên suốt mấy chục năm lịch sử báo chí VN là chủ đề cách
mạng, giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay, BC đang tích cực tham
gia xây dựng CNXH. BC thấm nhuần ý thức dân tộc góp phần đắc lực vào
việc gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc, văn hóa dân tộc và các giá trị cao
quý. Tính dân tộc và quốc tế đòi hỏi BC tham gia xây dựng, bảo vệ và quảng
bá thương hiệu Việt trên phạm vi tồn cầu, phải coi nó như là trách nhiệm,
nghĩa vụ và tình cảm nhiệt thành của mỗi cơng dân Việt Nam, trước hết là
trách nhiệm chính trị, trách nhiệm xã hội, trách nhiệm pháp lí và đạo lí của
mỗi nhà báo, mỗi sản phẩm báo chí. tính dân tộc địi hỏi báo chí tơn trọng và
đấu tranh bảo vệ lợi ích, bản sắc văn hóa... của các dân tộc trong cộng đồng
các dân tộc Việt Nam; đồng thời tôn trọng giá trị của các dân tộc trên thế giới.
9


Do đặc trưng và mối quan hệ phổ biến của hoại động thơng tin - truyền
thơng, báo chí có vai trị rất to lớn trong q trình tham gia giải quyết các vấn
đề dân tộc, quốc tế, nhất là trong thời kỳ tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế
quốc tế.

10


CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VIỆC THỰC HIỆN CÁC
NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA BÁO CHÍ
2.1. Thực trạng việc thực hiện các nguyên tắc của báo chí
2.1.1. Về tính khuynh hướng của báo chí
Tính Đảng là đỉnh cao của tính khuynh hướng trong hoạt động BC. Nền

BC của ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, tự giác đứng trên lập trường tư tưởng
giai cấp công nhân, tự giác đấu tranh vì quyền và lợi ích của nhân dân lao
động, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, cơng bằng, văn
minh, vì lợi ích chính trị của chính đảng – đây là biểu hiện của tính đảng. BC
Việt Nam là nền BC của Đảng và do vậy phải triệt để tuân thủ tính đảng.
Tính đảng của BC nước ta đòi hỏi mỗi cơ quan BC, mỗi nhà báo phải
tự giác và nhiệt thành tuyên truyền, giáo dục đường lối, quan điểm, chủ
trương của Đảng, pháp luật của nhà nước cho cơng chúng; động viên, cổ vũ
tồn dân quán triệt thực hiện trong thực tiễn, giám sát quá trình thực hiện, cổ
vũ những nhân tố mới, phát hiện những nơi làm sai hoặc cố tình vi phạm…
Mặc khác BC là vũ khí sắc bén, lợi hại nhất trên mặt trận đấu tranh tư tưởng,
chính trị. Do đó BC phải đi đầu trong cuộc đấu tranh chống các tư tưởng thù
địch, bảo thủ và lạc hậu. Quan điểm thông tin, nội dung thông tin và cách
thức thông tin của BC cần phải quán triệt các quan điểm và sự chỉ đạo của
Đảng, tuân thủ pháp luật và sự quản lí của Nhà nước.
Nếu đem đối chiếu những yêu cầu về tính Đảng, tính khuynh hướng
này vào hoạt động của các cơ quan BC nước ta hiện nay, có thể thấy hầu hết
các cơ quan BC đã đi đúng hướng, tuân thủ nguyên tắc tối cao là chịu sự lãnh
đạo của Đảng. Tuy vậy, vẫn còn một số cơ quan, hoặc trong một số trường
hợp cá biệt đã vi phạm nguyên tắc tính khuynh hướng trong hoạt động, thậm
chí đi ngược lại lợi ích của Nhà nước và nhân dân.

11


Triển khai Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và các chỉ thị, nghị quyết,
cơng tác phịng, chống tham nhũng đã có bước tiến mạnh, đột phá, đạt nhiều
kết quả tồn diện, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống xã
hội, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Đóng góp vào thành tích chung đó, hệ thống báo chí cả nước đã tích

cực tuyên truyền, phản ánh những hành vi, hiện tượng tiêu cực, góp phần
cung cấp thơng tin xử lý các vụ việc, tăng thêm niềm tin của nhân dân vào các
cơ quan công quyền và đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Tuy nhiên ngày 21/8/2017, Tạp chí điện tử Nhà quản lý đã đăng bài
viết "Bình Phước: Báo chí đứng bên lề cơng cuộc đấu tranh phịng chống
tham nhũng?". Điều đáng nói, đây lại là những thơng tin sai sự thật gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến phong trào chống tham nhũng của tỉnh cũng như cơ
quan báo chí. Khi phát hiện ra vụ việc ngày 14/11/2017 Bộ TTTT đã ban
hành Quyết định 1982/QĐ-BTTTT, quyết định đình bản tạm thời trong thời
gian 3 tháng vì đã đăng bài viết "Bình Phước: Báo chí đứng bên lề cơng cuộc
đấu tranh phòng chống tham nhũng?" Lãnh đạo cơ quan chủ quản là Viện
Nghiên cứu và Đào tạo về quản lý có trách nhiệm chỉ đạo việc thực hiện đình
bản. Sau thời gian 3 tháng, Bộ TT&TT sẽ xem xét, quyết định việc tiếp tục
hoạt động của Tạp chí điện tử Nhà quản lý trên cơ sở các quy định của pháp
luật về báo chí. Ngồi ra cịn hiện tượng “báo hóa” tạp chí điện tử diễn ra ở
nhiều cơ quan báo chí là xu hướng rất đáng lo ngại, có nguy cơ làm xói mịn
bản chất báo chí cách mạng Việt Nam. Một số tạp chí điện tử có dấu hiệu bị
tác động, chi phối bởi lợi ích nhóm; thậm chí đã có dấu hiệu tư nhân tham gia
liên kết, đầu tư, chi phối hoạt động và nội dung tin, bài của tạp chí điện tử.
Một bộ phận người làm báo trong các cơ quan báo chí (trong đó có báo điện
tử, tạp chí điện tử) đã có những thơng tin sai sự thật, thổi phồng khuyết điểm,
mặt trái của xã hội, viết trái quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và
pháp luật Nhà nước. Đây là những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
khơng thể xem thường.

12


2.1.2. Về tính khách quan, chân thực của báo chí
Muốn đảm bảo được tính khách quan, chân thật của báo chí, nhà báo

phải lao động sáng tạo nghiêm túc, có kiến thức, kinh nghiệm, trí tuệ, đạo
đức, trách nhiệm xã hội và bản lĩnh nghề nghiệp. Nguyên tắc khách quan,
chân thật được biểu hiện ở các cấp độ khác nhau như sau:
-

Khách quan, chân thật là khuynh hướng chính trị của cơ quan BC,

nó đại diện cho lợi ích của ai và đó có phải là xu thế phát triển của lịch sử, có
đại diện cho lợi ích, nguyện vọng và mong đợi của đại đa số quần chúng nhân
dân. Hiện nay, có một số tịa soạn BC mang danh là cơ quan ngôn luận của tổ
chức nhưng chỉ tập trung vào chuyện tình, tiền, tù tội, đâm chém… để câu
khách.
-

Khả năng phát hiện và lựa chọn sự kiện, vấn đề thơng tin phù hợp

với bản chất tình hình đang vận động và mong đợi của công chúng xã hội.
Cấp độ này đòi hỏi BC bám sát cuộc sống, nắm được nhịp đập của cuộc sống
và phát hiện được vấn đề đặt ra cần được giải đáp và tháo gỡ.
-

Lựa chọn góc nhìn, góc độ tiếp cận của nhà báo đối với sự kiện và

vấn đề thông tin.
-

Lựa chọn những chi tiết, dữ liệu nào để tác phẩm BC có khả năng

nói lên được thực chất của sự kiện và vấn đề; cần phải chú ý đến nguồn tin, có
thể cùng một sự kiện nhưng nguồn tin từ lãnh đạo địa phương và nguồn tin từ

quần chúng sẽ khác hẳn nhau.
-

Dùng ngôn từ, giọng điệu như thế nào để lột tả được bản chất, sắc

thái của sự kiện, vấn đề thông tin; đồng thời thể hiện quan điểm người viết.
Như vậy có thể thấy, đáp ứng được nguyên tắc khách quan, chân thật là
một yêu cầu không hề đơn giản đối với mỗi nhà báo. Và trong thực tế, đã có
khơng ít vụ việc nhà báo đưa tin sai, hoặc đưa tin không chân thực gây hoang
mang dư luận như: Vụ nước mắm asen… dẫn đến xem xét kỷ luật 50 cơ quan
báo chí với gần 560 tin, bài trong đó có rất nhiều tờ báo chính thống; vụ việc
nhà báo Lê Duy Phong, công tác tại báo Giáo dục Việt Nam, bị bắt về hành vi
13


nhận tiền của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái là những biểu hiện sinh
động của thực tế các “nhóm lợi ích” đã tác động tiêu cực đến hoạt động của
báo chí – truyền thơng ở Việt Nam hiện nay. Do đó, trong thời gian tới, để
phát huy tốt hơn nữa vai trị của báo chí đối với xã hội, hạn chế những ảnh
hưởng tiêu cực của các nhóm lợi ích làm suy giảm vai trị của báo chí cần
phải có nhiều giải pháp đồng bộ và hiệu quả.
Ngày 2/6, đại diện Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí
Minh cho biết đã có văn bản gửi Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông đề
nghị xử phạt vi phạm hành chính đối với Báo điện tử Dân Trí về hành vi đăng
thơng tin sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng.
Qua công tác quản lý nhà nước về hoạt động cung cấp thơng tin trên
báo chí, Sở Thơng tin và Truyền thơng Thành phố Hồ Chí Minh phát hiện
Báo điện tử Dân Trí (www.dantri.com.vn) đăng bài viết “Nam sinh 22 tuổi tử
vong sau khi mắc COVID-19" vào lúc 12 giờ 24 phút ngày 1/6/2021.
Xác minh thực tế sự việc và kiểm chứng nguồn tin tại Bệnh viện Nhiệt

đới Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy thơng tin Báo điện tử Dân Trí đăng nêu
trên là sai sự thật.
2.1.3. Về tính nhân dân và tính dân chủ của báo chí
- Tính nhân dân thể hiện ở những điểm sau:
+ đề cập, phản ánh những hiện tượng, sự kiện có ý nghĩa đối với nhân
dân, lí giải chúng theo quan niệm tiến bộ của nhân dân, phù hợp với những tư
tưởng tiên tiến của thời đại
+ sự tham gia tích cực và thường xun của đơng đảo của nhân dân vào
các hoạt động báo chí
+ nghệ thuật biểu hiện trong các tác phẩm báo chí phải phù hợp với
trình độ hiểu biết, năng lực tiếp nhận và nhu cầu thẩm mỹ lành mạnh của
quảng đại quần chúng.
Một số tờ báo, đặc biệt là báo mạng hiện nay có vẻ như đang ngày càng
xa dần với tính nhân dân. Họ khơng vì lợi ích chung của quần chúng nhân
14


dân, khơng vì những tư tưởng tiến bộ mà chạy theo một trào lưu lai căng,
phản cảm, vì lợi ích của một nhóm nhỏ nào đó; khơng đi vào những vấn đề
liên quan mật thiết tới đời sống đông đảo quần chúng nhân dân mà đi vào “soi
mói” đời tư của một nhóm người. Chẳng hạn như việc báo mạng chạy theo
lăng xê, quảng bá cho những diễn viên, người mẫu, ca sĩ, không cần biết họ là
người như thế nào, có đáng làm thần tượng của cơng chúng, đặc biệt là giới
trẻ hay khơng. Điều này có thể vì tờ báo đã bị chi phối bởi những lợi ích vật
chất và ngày càng xa dần tính nhân dân.
Hay một số cơ quan báo chí, nhà báo, phóng viên, cộng tác viên có
hành vi vượt quá chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn với nhiều cách thức gây
phiền hà. Đặc biệt, có hiện tượng một số nhà báo, phóng viên, cộng tác viên
lợi dụng việc nắm được những thông tin nội bộ một chiều, chưa được kiểm
chứng về những tồn tại, sai sót của cơ quan, doanh nghiệp, địa phương để gợi

ý, gây sức ép, thậm chí là đe dọa để sau đó đề nghị ký hợp đồng truyền thơng,
quảng cáo vòi vĩnh cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân.
Đây là những hoạt động thiếu chuẩn mực, có dấu hiệu vi phạm đạo đức
nghề nghiệp, trái quy định pháp luật; ảnh hưởng đến hoạt động hợp pháp và
gây bức xúc cho cơ quan, doanh nghiệp địa phương; làm tổn hại nghiêm trọng
đến uy tín, hình ảnh của những cơ quan báo chí, người làm báo chân chính.
Hiện tượng này đã tồn tại âm ỉ một thời gian, nhưng gần đây có chiều hướng
gia tăng, biến tướng phức tạp.
Cụ thể ngày 17/7/2021, cơ quan điều tra đã bắt quả tang Nguyễn Ngọc
Diệp khi bị can này đang nhận tiền cưỡng đoạt được từ Công ty TNHH Đông
y xứ Mường.
Công ty này được Diệp hợp thức hóa bằng hình thức ký hợp đồng hợp
tác truyền thơng với tạp chí Doanh Nghiệp & Hội Nhập và thực hiện gỡ 2 bài
báo có nội dung ảnh hưởng đến uy tín, hoạt động của doanh nghiệp được
đăng tải trên tạp chí Thương Trường.
Kết quả điều tra xác định Nguyễn Ngọc Diệp - cựu nhà báo của tạp chí
Doanh Nghiệp & Hội Nhập - lợi dụng chức danh của mình, Diệp đã thỏa
15


thuận cùng Đinh Thị Vân tìm kiếm các cơng ty, doanh nghiệp đăng quảng cáo
các sản phẩm trong lĩnh vực làm đẹp, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm… trên
Internet.
Hai người này sau đó tìm kiếm thơng tin và đối chiếu với thông tin
quảng cáo do doanh nghiệp đưa ra. Nếu phát hiện ra sai phạm của những đơn
vị này, họ sẽ lấy tư cách pháp nhân tạp chí Doanh Nghiệp & Hội Nhập, soạn
văn bản có nội dung nêu rõ sai phạm, gửi đến các cơng ty, sau đó gọi điện,
nhắn tin để gây sức ép tống tiền.
- Tính dân chủ của báo chí
Trong lĩnh vực báo chí hiện nay, tính dân chủ ln được phát huy và

thể hiện rõ vai trò là diễn đàn của mọi tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, không
phải tất cả mọi tờ báo đã thực hiện và phát huy tốt tính dân chủ. Điều này thể
hiện ở hai khía cạnh sau:
Thứ nhất: Chưa phản ánh được đầy đủ, trọn vẹn một cách sâu sắc
những điều số đông người dân qua tâm, búc xúc nhất. Khơng ít tờ báo có
khuynh hướng né tránh những vấn đề mà họ cho là “gai góc”, “nhạy cảm” vì
sợ nếu đề cập sẽ động chạm đến người này, người nọ, thay vì chỉ thích nêu
những điều vơ thưởng, vơ phạt, bày biện cốt lấp đầy các trang báo.
Thứ hai: Công tác bạn đọc chưa được quan tâm ở nhiều tờ báo. Dù có
do một nhóm người nào đó thực hiện, là cơ quan ngơn luận của một ngành,
đồn thể nào đó, nhưng báo chí cách mạng phải là của mọi người dân; họ phải
có tiếng nói trên diễn đàn. Đó là một trong những tiêu chí để đánh giá đúng và
tiếp tục khẳng định vai trò to lớn của báo chí đối với sự nghiệp cách mạng và
cơng cuộc xây dựng đất nước hiện nay; để báo chí thực sự là diễn đàn của
mọi tầng lớp nhân dân, là một trong những "nhịp cầu nối" giữa Đảng với dân
- dân với Đảng.
2.1.4. Về tính nhân đạo của báo chí
Thử làm một động tác đơn giản, với các từ khóa “cướp, giết, hiếp” làm
cơng cụ tìm kiếm trên google, bạn sẽ tìm được hơn 7 triệu kết quả bằng tiếng
16


Việt. Các báo mạng điện tử hiện nay không ngần ngại treo lủng lẳng tít “xác
chết khơng đầu” hay vụ án “chặt đầu người yêu”. Nhiều bài báo miêu tả cận
cảnh chi tiết các vụ án mạng dã man khiến công chúng sởn gai ốc. “Làm
đậm” những chi tiết trong các vụ án mạng dã man như vậy, liệu BC có gia
tăng hàm lượng văn hóa trong các sản phẩm của mình hay vơ tình đã kht
sâu vào nỗi đau của những nạn nhân? Tại hội nghị giao ban báo chí - xuất bản
Cơng an nhân dân tổ chức ngày 5-8-2021 tại Hà Nội, Thiếu tướng Lê Ngọc
Nam, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng CAND đã khẳng

định: “Không mổ xẻ, xúc xiểm đời tư con người. Có thể, cá nhân vi phạm
pháp luật, nhưng các cơ quan báo chí - xuất bản khơng vì thế mà lạm dụng
việc mô tả, mổ xẻ đời tư đối tượng vi phạm, dịng tộc người vi phạm gây ra
những ốn hận, bức xúc mới nảy sinh”.
Rõ ràng “tít” có vai trị vơ cùng quan trọng trong bài báo. Nhưng việc
lạm dụng từ ngữ và đặt tít tùy tiện với mục đích câu khách như tình trạng diễn
ra trên nhiều tờ báo mạng hiện nay đang gây phản cảm cho độc giả. Đồng
thời, những tít báo như vậy đã làm giảm đi phần nào giá trị của những người
làm báo chân chính.
2.1.5. Về tính dân tộc và tính quốc tế
BC thuấn nhuần ý thức dân tộc là nền BC góp phần đắc lực vào việc
giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, văn hóa và các giá trị cao quý của dân
tộc. Các hành động quay lưng lại với các giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc,
để cho thói sung ngoại lấn át ý thức bảo vệ văn hóa dân tộc cần phải bị lên án,
tẩy chay. Phương châm “khoa học – dân tộc – đại chúng” không chỉ đúng với
văn học nghệ thuật mà còn áp dụng cho cả BC. BC là sản phẩm có tầm phủ
sóng và ảnh hưởng mạnh đến tư tưởng, tình cảm của cơng chúng. Trong thời
gian chiến tranh, BC đã góp phần khơng nhỏ khơi gợi lịng tự hào dân tộc, cổ
vũ tinh thần chiến đấu cho nhân dân ta. Ngày nay, BC phải tiếp tục là phương
tiện bảo vệ nền văn hóa của dân tộc bởi văn hóa là nét đặc trưng của mỗi dân
tộc, mất văn hóa là mất nước. Việt Nam có lịch sử hàng ngàn năm văn hiến
17


với những nét văn hóa đặc trưng khơng thể nhầm lẫn với bất kì dân tộc nào
khác. BC phải có nhiệm vụ bảo vệ, giữ gìn, phát huy nó.
Hiện nay, trong việc sử dụng ngơn ngữ của BC cịn nhiều điều đáng
bàn. Nhiều trang báo mạng sử dụng vô tội vạ những từ tiếng lóng, tiếng nước
ngồi khơng cần biết độc giả của mình có hiểu khơng. Những ngơn ngữ đó
chỉ được sử dụng trong cộng đồng 1 nhóm đối tượng nào đó, nhiều từ ngữ cịn

khơng phù hợp với văn hóa Việt và rất khơng nên được phổ biến trên BC.
Ngồi ra, tình trạng báo mạng đi sâu vào đời sống riêng tư của giới người
mẫu, ca sĩ trong và ngồi nước, vơ tình hay cố ý đã truyền bá lối sống ăn chơi
sa đọa, lối sống phương Tây khơng phù hợp với văn hóa Việt vào giới trẻ.
Việc làm này có tác hại khơn lường, có thể làm hỏng cả một thế hệ trẻ. Vì thế
rất cần phải có sự định hướng khi đưa những thơng tin liên quan đến sự khác
biệt văn hóa như vậy.
Khơng chỉ có thế, do phơng kiến thức về văn hóa của nhà báo hoặc
người biên tập cịn hạn hẹp, nhiều thơng tin trên báo chí liên quan đến văn
hóa, lịch sử dân tộc cịn bị đưa sai. Sự nhầm lẫn này có thể chỉ là sự vơ tình,
tuy nhiên với mức độ phủ sóng lớn của các kênh BC, những thơng tin sai lệch
như vậy có thể khiến một số độc giả, đặc biệt là giới trẻ hiểu sai, hiểu nhầm
về văn hóa dân tộc, càng làm cho giới trẻ khơng hiểu gì về lịch sử đấu tranh
dựng nước và giữ nước của ông cha ta. Ngược lại, các thế lực thù địch có thể
vin vào đó để chống phá lại chúng ta.
2.2. Một số giải pháp nâng cao việc thực hiện các nguyên tắc hoạt
động của báo chí nước ta hiện nay
Một là, Quán triệt sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước
đối với các cơ quan báo chí
Sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước là điều kiện để BC hoạt
động đúng mục đích và có hiệu quả. Sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà
nước càng hồn thiện, càng có hiệu quả thì càng có điều kiện thuận lợi cho
hoạt động và sự phát triển của BC. Vì vậy việc khẳng định và không ngừng
18


nâng cao hiệu quả sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước vừa là yêu
cầu khách quan, vừa là đòi hỏi của bản thân mỗi cơ quan BC.
Đảng lãnh đạo BC bằng định hướng chính trị, định hướng tư tưởng,
định hướng thông tin, bằng hệ thống quan điểm BC; kiểm tra, uốn nắn việc

thực hiện các định hướng đó thơng qua các tổ chức Đảng và các đảng viên
của mình. Hiệu quả cơng tác lãnh đạo của đảng đối với BC phụ thuộc vào
việc vạch ra những định hướng và quan điểm BC đúng đắn; trình độ, năng
lực, phẩm chất của các tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên. Đảng lãnh đạo BC
thông qua Nhà nước, Nhà nước quản lí bằng pháp luật. Nếu những phương
thức lãnh đạo của Đảng được quán triệt và thực thi hiệu quả trong thực tiễn
thì đó cũng là phương cách cơ bản trong quá trình xây dựng, phát triển nền
BC VN vững mạnh và chuyên nghiệp dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Hai là, Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và nhà báo, phóng viên
Như đã chỉ ra ở những ví dụ trên, một phần lớn nguyên nhân dẫn đến
tình trạng BC thiếu tính khách quan, chân thật, thiếu tính nhân văn, tính dân
tộc là do sự thiếu kiến thức, trình độ kém về chun mơn của đội ngũ những
người làm báo, đồng thời của cả những cán bộ, quản lí cơ quan BC – người
quyết định cho đăng những thông tin sai lệch lên báo. Do vậy, muốn BC thực
hiện đúng những nguyên tắc hoạt động, đội ngũ cán bộ quản lý và phóng
viên, biên tập viên phải được nâng cao phông kiến thức, kĩ năng, chuyên môn,
nghiệp vụ để có đủ khả năng, bản lĩnh trước những biến động của xã hội, đủ
thông minh để quyết định đưa hay khơng đưa một thơng tin nào đó.
Trong nền kinh tế thị trường, sự chi phối của đồng tiền đến hoạt động
của các cơ quan báo là rất lớn. Thậm chí vì lợi ích kinh tế mà người ta có thể
bán rẻ ngịi bút của mình, cũng như uy tín của cơ quan BC. Do đó, bất kì cơ
quan BC và người cầm bút nào cũng phải vững vàng trước sự chi phối của
đồng tiền. Nhiệm vụ chính của BC nước ta phải là nhiệm vụ chính trị. Hoạt
động kinh tế cũng quan trọng nhưng khơng thể đặt nó cao hơn nhiệm vụ chính
trị. Cần cân đối, hài hịa 2 nhóm nhiệm vụ này để hoạt động BC vừa đi đúng
19


hướng mà vẫn mang lại lợi ích kinh tế cho cơ quan. Theo nhà báo Nguyễn
Quốc Uy, nguyên Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam: “BC ở nước ta phải

theo định hướng, nhất là những cơ quan BC chính thống, có khi họ phải hi
sinh cả lợi ích kinh tế để phục vụ lợi ích chính trị như Thơng tấn xã Việt
Nam, báo Nhân dân, báo Quân đội nhân dân… Nhà nước cấp ngân sách cho
anh làm, như vậy nhiệm vụ chính của anh là nhiệm vụ chính trị. Nếu anh vừa
đáp ứng được yêu cầu chính trị, vừa làm được hoạt động kinh tế thì đáng hoan
nghênh, chả ai cấm”.

20



×