lOMoARcPSD|35941388
Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tới Hàn Quốc.
Bài học đối với Việt Nam
Kinh tế quốc tế (Đại học Kinh tế Quốc dân)
Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university
Downloaded by Ph??ng ??ng ()
lOMoARcPSD|35941388
LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước Hàn Quốc bị tàn phá nă ̣ng nề trong thời kỳ thuô ̣c địa của Nhâ ̣t Bản và
nô ̣i chiến kéo dài. Sau khi hòa bình lâ ̣p lại vào năm 1953, Hàn Quốc là mô ̣t trong
những quốc gia nghèo nhất thế giới với nền kinh tế nông nghiê ̣p lạc hậu và thiếu hụt
nghiêm trọng cơ sở hạ tầng. Tuy vậy, nền kinh tế Hàn Quốc đã khiến thế giới ngạc
nhiên với sự trỗi dậy thần kỳ từ năm 1960 do các chính sách cải cách hiệu quả của
Chính phủ. Đặc biệt, trong xu thế cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang diễn ra
mạnh mẽ, mang lại ảnh hưởng tích cực cùng tác động to lớn đến nền kinh tế toàn cầu,
Hàn Quốc càng cho thấy sức mạnh khi đã nhanh chóng theo kịp các xu thế chung của
thế giới, đồng thời nắm bắt thời cơ, biến quốc gia này trở thành một cường quốc về
công nghiệp và dịch vụ, đồng thời trở thành hình mẫu lý tưởng của mô ̣t q́c gia phát
triển có xuất phát điểm là một trong các nước thuộc “Thế giới thứ Ba”.
Việt Nam và Hàn Q́c có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, cả 2 quốc gia đều
trải qua thời kỳ thuộc địa, chiến tranh và tái xây dựng trong hoàn cảnh có nhiều khó
khăn. Từ cuộc cải cách kinh tế từ năm 1986, bên cạnh những thành tựu đã đạt được,
Việt Nam cũng gặp phải khơng ít khó khăn và thách thức; do đó tầm quan trọng của
việc khơng ngừng học hỏi kinh nghiệm, rút ra bài học từ mô hình phát triển từ các
nước đi trước trong xu thế của thời đại càng được nêu cao, trong đó khơng thể khơng
kể đến Hàn Quốc.
Nhận thức được điều này, trong phạm vi môn học, em đã chọn đề tài “Tác
động kinh tế của cách mạng công nghiệp 4.0 đến Hàn Quốc và giải pháp và gợi ý
với Việt Nam?” để tìm hiểu và nghiên cứu. Do hạn chế về kiến thức nên không thể
tránh có sai sót trong quá trình thực hiện, em mong nhận được sự góp ý chân thành của
thầy và các bạn để bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Downloaded by Ph??ng ??ng ()
lOMoARcPSD|35941388
NỘI DUNG
I.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
1.1. Lịch sử phát triển của các cuộc cách mạng công nghiệp
Lịch sử xã hội đã trải qua ba cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lớn (cách mạng
công nghiệp) và đang diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (từ 1784) xảy ra khi loài người phát
minh động cơ hơi nước, nó được đưa vào ô tô, tàu hỏa, tàu thủy, mở ra một kỷ
nguyên mới trong lịch sử nhân loại.
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai (từ 1870) là sự phát minh ra động cơ
điện, tạo ra các dây chuyền sản xuất công nghiệp tạo với năng suất lao động cao
vượt bậc so với động cơ hơi nước.
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba (từ 1969) là sự xuất hiện của tự động
hóa xuất hiện khi con người phát minh ra bóng bán dẫn, điện tử, kết nới thế giới
liên lạc được với nhau. Vệ tinh, máy bay, máy tính, điện thoại, Internet… là
những cơng nghệ hiện nay chúng ta thụ hưởng là từ cuộc cách mạng này.
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra từ những năm 2000 gọi là
cuộc cách mạng số, thông qua các công nghệ như Internet vạn vật (IoT –
Internet of Things), trí tuệ nhân tạo (AI - Artificial Intelligence), thực tế ảo (VR
- Virtual Reality) tương tác thực tại ảo (AR - Augmented Reality), xu hướng
SMAC (SMAC – Social, Mobile, Analytics, Cloud)… để chuyển hóa toàn bộ
thế giới thực thành thế giới số.
Khái niệm Công nghiệp 4.0 (Industrie 4.0) bắt đầu nổi lên từ năm 2013 xuất
phát từ một báo cáo của chính phủ Đức đề cập đến cụm từ này nhằm nói tới chiến lược
cơng nghệ cao, điện toán hóa ngành sản xuất mà khơng cần sự tham gia của con người.
Cách mạng công nghiệp 4.0 được định nghĩa là “một cụm thuật ngữ cho các công nghệ
và khái niệm của tổ chức trong chuỗi giá trị” đi cùng với các hệ thống vật lý trong
không gian ảo, internet kết nối vạn vật (IoT) và internet của các dịch vụ (IoS)”.
1.2. Yếu tố cốt lõi của kỹ thuật số trong cơng nghiệp 4.0
Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI): Được hiểu như một ngành của
khoa học máy tính liên quan đến việc tự động hóa các hành vi thơng minh. AI là trí tuệ
do con người lập trình tạo nên với mục tiêu giúp máy tính có thể tự động hóa các hành
vi thơng minh như con người. Trí tuệ nhân tạo khác với việc lập trình logic trong các
ngôn ngữ lập trình là ở việc ứng dụng các hệ thống học máy (machine learning) để mơ
phỏng trí tuệ của con người trong các xử lý mà con người làm tớt hơn máy tính. Cụ
thể, trí tuệ nhân tạo giúp máy tính có được những trí tuệ của con người như: biết suy
nghĩ và lập luận để giải quyết vấn đề, biết giao tiếp do hiểu ngơn ngữ, tiếng nói, biết
học và tự thích nghi. v.v…
Vạn vật kết nối (Internet Of Things - IoT): Theo định nghĩa của Wikipedia IoT
được ví von như một kịch bản thế giới, mỗi đồ vật, con người được định danh riêng và
có khả năng truyền tải, trao đổi những dữ liệu, thông tin thông qua một mạng Internet
Downloaded by Ph??ng ??ng ()
lOMoARcPSD|35941388
mà không phụ thuộc vào khả năng tương tác giữa người với người hoặc người với thiết
bị máy tính. IoT đã phát triển từ sự hội tụ của công nghệ khơng dây, cơng nghệ vi cơ
điện tử và Internet. Nói đơn giản là một tập hợp các thiết bị có khả năng kết nối với
nhau, với Internet và với thế giới bên ngoài để thực hiện một công việc nào đó.
Trong những năm vừa qua, IoT được ứng dụng nhiều trong thực tiễn, điển hình
các ngành nghề chế tạo máy, chăm sóc sức khỏe, nhà thơng minh…
Dữ liệu lớn (Big Data): Theo định nghĩa của Gartner, “Big Data là tài sản
thơng tin, mà những thơng tin này có khới lượng dữ liệu lớn, tốc độ cao và dữ liệu đa
dạng, đòi hỏi phải có cơng nghệ mới để xử lý hiệu quả nhằm đưa ra được các quyết
định hiệu quả, khám phá được các yếu tố ẩn sâu trong dữ liệu và tới ưu hóa được quá
trình xử lý dữ liệu”.
Điện toán đám mây (Cloud): là việc sử dụng các dịch vụ như nền tảng phát
triển phần mềm, máy chủ, lưu trữ và phần mềm qua internet, thường được gọi là đám
mây.
Data mining: biến dữ liệu thô thành cái nhìn sâu sắc để đưa ra quyết định kinh
doanh tốt hơn.
Công nghệ sinh học: Tập trung vào nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt
trong Nông nghiệp, Thủy sản, Y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng
lượng tái tạo, hóa học và vật liệu.
Vật lý: Chế tạo robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới
(graphene, skyrmions…) và công nghệ nano...
1.3. Vai trị kinh tế của cuộc Cách mạng cơng nghiệp 4.0
Cách mạng cơng nghiệp 4.0 đang có tác động đáng kể đến nền kinh tế thế giới,
đặc biệt là các nền kinh tế phát triển. cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại nhiều tiềm
năng và cơ hội cho các doanh nghiệp và quốc gia để nâng cao năng suất lao động, tăng
trưởng kinh tế, cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi
trường.
Một số vai trò của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với nền kinh tế nói chung
bao gồm:
Tăng năng suất lao động: cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại các công nghệ
mới như trí tuệ nhân tạo, máy học, Internet of Things (IoT), và tự động hóa thơng
minh, giúp tăng năng suất lao động và giảm thời gian sản xuất.
Thúc đẩy sự đổi mới và phát triển: cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra mơi
trường kinh doanh mới, khún khích sự đổi mới và phát triển công nghệ mới, tạo ra
nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và quốc gia để nâng cao sức cạnh tranh.
Tạo ra nhiều công việc mới: cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại cơ hội tạo ra
nhiều công việc mới, đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ thông
tin.
Cải thiện chất lượng cuộc sống: cách mạng công nghiệp 4.0 cung cấp các giải
pháp thông minh trong các lĩnh vực như y tế, giáo dục, vận chuyển và năng lượng,
giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.
Giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường: cách mạng công nghiệp 4.0 cũng
Downloaded by Ph??ng ??ng ()
lOMoARcPSD|35941388
tạo ra nhiều giải pháp thông minh trong lĩnh vực môi trường, giúp giảm thiểu tác động
tiêu cực đến môi trường, như sử dụng năng lượng tái tạo và tối ưu hóa sử dụng tài
nguyên.
II. Tác động kinh tế của cách mạng công nghiệp 4.0 đến Hàn Quốc
2.1. Tổng quan về nền kinh tế Hàn Quốc trong cách mạng công nghiệp 4.0
Hàn Quốc đã triển khai những hoạt động đầu tiên liên quan đến công nghiệp 4.0
từ năm 2014 thông qua việc tiến hành Chiến lược "sáu trục" nhằm thúc đẩy sự phát
triển của ngành công nghiệp 4.0, bao gồm: Internet of Things (IoT), trí tuệ nhân tạo
(AI), xe tự hành, dịch vụ điện toán đám mây, big data và mạng 5G. Ủy ban Tổng thống
về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã được thành lập với 20 đại điện đến từ doanh
nghiệp, các trường đại học, viện nghiên cứu, và 5 đại diện đến từ các bộ. Chương trình
I-Korea 4.0 của Hàn Quốc hướng đến 4 mục tiêu “I”- thông minh (intelligence), đổi
mới (innovation), bao trùm (inclusiveness), tương tác (interaction) và lấy con người
làm trung tâm.
Chỉ trong vòng hai thập kỷ, bằng sự đầu tư có trọng điểm và chọn lọc cùng
quyết tâm cao của Chính phủ, sự bứt phá về khoa học và công nghệ dẫn đến sự phát
triển tăng tốc thần kỳ của Hàn Quốc khiến các cường quốc từ ngỡ ngàng đến thán phục
với sự lớn mạnh của các công ty hàng đầu thế giới như Samsung và Hyundai. Quốc gia
này đã đạt được các vị trí cao trong nhiều bảng xếp hạng q́c tế trong thời kỳ Cách
mạng Công nghiệp 4.0, cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của đất nước này trong lĩnh
vực công nghệ và kinh tế số. Sau đây là một số bảng xếp hạng quan trọng mà Hàn
Quốc đã đạt được vị trí cao:
- Năm 2020, Hàn Q́c trở thành quốc gia thứ 8 trên thế giới phổ cập dịch vụ
internet tốc độ cao. Hàn Quốc xếp thứ nhất trong bảng xếp hạng 30 q́c gia có
nền kinh tế sáng tạo nhất của Bloomberg năm 2014, trong khi năm 2013 vẫn
đang ở vị trí thứ 19. Diễn đàn Kinh tế thế giới mơ tả Hàn Q́c có “năng lực
sáng tạo đáng chú ý” và xếp hạng quốc gia này ở vị trí thứ 17 trên toàn cầu.
- Bảng xếp hạng Chỉ số Sáng tạo Toàn cầu (Global Innovation Index - GII): Hàn
Quốc đứng thứ 12 trên tổng số 131 quốc gia trong bảng xếp hạng GII năm
2020. Hàn Quốc đã đạt được vị trí cao nhờ vào việc đầu tư mạnh mẽ vào nghiên
cứu và phát triển, và sự đổi mới trong các công nghệ mới.
- Bảng xếp hạng Năng lực cạnh tranh Toàn cầu (Global Competitiveness Index GCI): Hàn Quốc đứng thứ 10 trên tổng số 141 quốc gia trong bảng xếp hạng
GCI năm 2021 của Viện Phát triển Kinh tế Thế giới (World Economic Forum).
Bảng xếp hạng Chỉ số Kinh tế Số (Digital Economy Index - DEI): Hàn Quốc
đứng thứ 4 trên tổng số 50 quốc gia trong bảng xếp hạng DEI năm 2020.
- Bảng xếp hạng Chỉ sớ Trí tuệ Nhân tạo (Artificial Intelligence Index - AII): Hàn
Quốc đứng thứ 4 trên tổng số 25 quốc gia trong bảng xếp hạng AII năm 2020.
- Bảng xếp hạng Năng lực cạnh tranh Khoa học và Công nghệ (Global Science
and Technology Competitiveness Index - GSTI): Hàn Quốc đứng thứ 4 trên
tổng số 129 quốc gia trong bảng xếp hạng GSTI năm 2021.
Để thực hiện những mục tiêu nói trên, Hàn Quốc đã chủ động thực hiện những
giải pháp sau:
Thứ nhất, Chính phủ hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực của doanh nghiệp đầu tư
Downloaded by Ph??ng ??ng ()
lOMoARcPSD|35941388
mạo hiểm và doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế sáng tạo.
Chính phủ Hàn Q́c và các tổ chức công thực hiện hỗ trợ sản phẩm của các
doanh nghiệp để thâm nhập các thị trường mới. Các doanh nghiệp sản xuất những sản
phẩm sáng tạo triển vọng trong tương lai như các sản phẩm sử dụng vật liệu mới, có cơ
hội thâm nhập thị trường mua sắm cơng thơng qua các hệ thớng lựa chọn hàng hóa
mua sắm của chính phủ.
Chính phủ xây dựng hệ thớng kết nới nhu cầu giữa các cơ sở giáo dục và tuyển
dụng để giải quyết tình trạng thiếu nhân lực cho các doanh nghiệp. Các tổ chức liên
quan đến doanh nghiệp đầu tư mạo hiểm và doanh nghiệp vừa và nhỏ, chính quyền địa
phương, các viện giáo dục và đào tạo cùng hợp tác để thực hiện điều tra sơ bộ, kết nối
giữa các doanh nghiệp đang bị thiếu hụt nhân lực với nguồn lao động cần thiết, từ đó
các bên cung cấp các dịch vụ giáo dục/đào tạo phù hợp, cũng như xây dựng hệ thống
quản lý nhân lực và thị trường lao động.
Thứ hai, nuôi dưỡng nguồn nhân lực tài năng sáng tạo tồn cầu để ứng phó với
thách thức của nền kinh tế sáng tạo
Học sinh, sinh viên đại học được khuyến khích tham gia vào các hoạt động tăng
cường kỹ năng nghề nghiệp bên ngoài lớp học. Chính phủ giới thiệu và đẩy mạnh phổ
biến “Hệ thống tuyển dụng siêu việt Spec" dành cho sinh viên chuẩn bị đi làm có định
hướng phát triển năng lực sáng tạo của bản thân.
Các trường học tổ chức những chương trình thực hành thực tế, mô hình "trại
khởi nghiệp công nghệ” cung cấp kinh nghiệm nghề nghiệp, các cuộc thi về mô hình
kinh doanh cũng được tổ chức. Các câu lạc bộ khởi nghiệp của thanh niên và sinh viên
tại các trường đại học được hỗ trợ phát triển nhằm giới thiệu cho sinh viên những
thách thức khởi nghiệp để họ mạnh dạn thử thách với những lĩnh vực mới.
Thứ ba, xây dựng và phát triển mạng lưới các tổ chức khoa học và công nghệ
và vườn ươm doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo để hỗ trợ và tạo nền tảng cho nền
kinh tế sáng tạo.
Năm 2015, Chính phủ Hàn Q́c đã thiết lập 17 trung tâm xúc tiến ý tưởng
sáng tạo kinh tế khu vực (CCEI) ở các địa phương nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp
khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ thông tin - Truyền
thông. Các trung tâm này giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp kết nối với các tập đoàn
của Hàn Quốc cũng như các tập đoàn quốc tế trong khu vực.
Các hợp phần của hệ sinh thái được hình thành xung quanh các trung tâm CCEI
là: Công viên công nghệ, Trung tâm thiết kế, khu phức hợp công nghiệp, các cơ quan
nghiên cứu và trường cao đẳng/đại học. Mỗi trung tâm CCEI điều hành một hệ thống
hỗ trợ trực tiếp cho từng đối tượng trên cơ sở hợp tác với chính quyền địa phương
hoặc trung ương và các tập đoàn lớn.
Thứ tư, xây dựng nền văn hóa kinh tế sáng tạo cho người dân Hàn Quốc.
Chính phủ tổ chức “Triển lãm kinh tế sáng tạo” để người dân Hàn Quốc tiếp
xúc với những điển hình thành công trong nền kinh tế sáng tạo và nền văn hóa thách
thức và cởi mở. Người dân có ý tưởng xuất sắc được hỗ trợ xin cấp sáng chế thông qua
“Phong trào sở hữu trí tuệ của hộ gia đình”. “Phòng tưởng tượng vơ hạn" được lắp đặt
Downloaded by Ph??ng ??ng ()
lOMoARcPSD|35941388
tại các bảo tàng khoa học, bưu điện và thư viện và được triển khai trên cả nước. Ngoài
ra, Chính phủ đã tổ chức các "Lễ hội ý tưởng" để tạo ra bầu khơng khí xã hội, nơi bất
cứ ai cũng có thể chủ động đề xuất các ý tưởng sáng tạo của mình và được hỗ trợ để
đẩy mạnh thương mại hóa các ý tưởng xuất sắc.
2.2. Tác động kinh tế của cách mạng công nghiệp 4.0 đến Hàn Quốc
2.2.1. Tăng trưởng GDP
Được biết đến với “Kỳ tích sơng Hàn”, Hàn Q́c đã có một tớc độ tăng trưởng
GDP ấn tượng trong những năm 1980 và 1990. Tuy nhiên, sau đó tớc độ tăng trưởng
đã giảm x́ng và đạt mức trung bình vào những năm 2000. Sau khi bước vào cách
mạng cơng nghiệp 4.0, Hàn Q́c đã có những đột phá đáng kể trong nền kinh tế của
mình. Cuộc cách mạng này đã giúp cho Hàn Quốc chuyển dịch từ các ngành công
nghiệp truyền thống sang các ngành công nghiệp hiện đại, đặc biệt là các sản phẩm
công nghệ cao như chip bán dẫn, thiết bị điện tử và robot. Điều này đã giúp cho nền
kinh tế của Hàn Quốc phát triển mạnh mẽ hơn và tăng trưởng GDP tốt hơn.
chèn bảng gdp hàn quốc từ 2010
Trong giai đoạn 2010 - 2021, GDP của Hàn Quốc tăng trung bình khoảng 2,8%
mỗi năm. Đặc biệt, trong năm 2020, dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, GDP
của Hàn Quốc vẫn đạt 1.619 tỷ USD, tăng trưởng 2,9% so với năm trước và tăng gần
300 tỷ USD so với năm 2010. Đây được coi là một thành tích khá ấn tượng so với
nhiều nước khác trên thế giới. Để đạt được con sớ này là sự đóng góp khơng nhỏ từ
việc đầu tư và triển khai các công nghệ liên quan đến cách mạng công nghiệp 4.0.
Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, các ngành cơng nghệ cao đã đóng góp đáng kể
vào tăng trưởng GDP của Hàn Q́c trong những năm gần đây. Vào năm 2020, các
ngành công nghệ cao đã đóng góp khoảng 33,2% cho GDP của Hàn Quốc, đây là một
mức tăng đáng kể từ 29,2% trong năm 2015. So với các quốc gia phát triển khác,
ngành cơng nghiệp cơng nghệ cao của Hàn Q́c có tỷ lệ đóng góp cao hơn cho tăng
trưởng GDP. Ví dụ, vào năm 2020, các ngành cơng nghệ cao đã đóng góp 12,7% cho
GDP của Hoa Kỳ, 9,2% cho GDP của Nhật Bản và 17,1% cho GDP của Trung Quốc.
Việc áp dụng Cơng nghệ Cơng nghiệp 4.0 ước tính đã đóng góp khoảng 1,4%
cho tăng trưởng GDP của Hàn Q́c trong năm 2019 với mức tăng trưởng trung bình
2,3% mỗi năm.
Cụ thể, ngành sản xuất tại Hàn Quốc là người thụ hưởng quan trọng của cuộc
cách mạng công nghiệp thứ tư, đóng góp một phần đáng kể vào GDP của đất nước.
Việc áp dụng các công nghệ và quy trình tiên tiến trong ngành này đã dẫn đến việc
phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới, cũng như tăng năng suất và hiệu quả. Sản
lượng sản xuất công nghiệp của Hàn Quốc đã tăng trung bình 3,7% mỗi năm trong giai
đoạn 2010-2018. Vào năm 2020, các sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông
xuất khẩu của Hàn Quốc tăng 8,1% so với năm trước, đạt tổng giá trị là 167 tỷ đô la.
Điều này được thúc đẩy một phần bởi việc áp dụng các công nghệ công nghiệp 4.0
trong ngành điện tử. Chính phủ Hàn Q́c đã đặt mục tiêu đạt được 20% thị phần sản
xuất nhà máy thông minh trong lĩnh vực sản xuất của đất nước vào năm 2025. Tính
Downloaded by Ph??ng ??ng ()
lOMoARcPSD|35941388
đến năm 2020, tỷ lệ sản xuất nhà máy thông minh trong lĩnh vực sản xuất của Hàn
Quốc là khoảng 10%.
Ngoài ra, việc áp dụng các yếu tố cốt lõi trong cách mạng công nghiệp 4.0 đã,
đang, và được dự báo cũng có sự đóng góp nhất định vào tăng trưởng GDP của Hàn
Quốc. Cụ thể:
- Năm 2020, Hàn Quốc là quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai mạng 5G rộng
rãi. Việc triển khai mạng 5G đã tạo ra cơ hội mới cho việc phát triển các sản
phẩm và dịch vụ cơng nghệ cao, như tự động hóa và truyền thông thông minh.
Theo Dự báo Kinh tế Thế giới của IMF, việc triển khai mạng 5G có thể khiến
tăng trưởng GDP của Hàn Quốc tăng thêm khoảng 1,5% vào năm 2025.
- Công nghệ IoT (Internet of Things) cũng đang được triển khai rộng rãi tại Hàn
Quốc, đặc biệt là trong các ngành sản xuất và nông nghiệp thông minh. Theo
báo cáo của Korea IoT Association, giá trị thị trường IoT của Hàn Quốc đã đạt
khoảng 10,5 tỷ USD vào năm 2019.
- Trí tuệ nhân tạo (AI) cũng đang được áp dụng rộng rãi trong các ngành công
nghiệp của Hàn Q́c, bao gồm sản xuất, y tế, tài chính và giáo dục. Theo báo
cáo của McKinsey & Company, việc sử dụng AI có thể đóng góp khoảng 1,3%
vào tăng trưởng GDP của Hàn Quốc vào năm 2030. Trong lĩnh vực y tế, Hàn
Quốc cũng đang áp dụng các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo và big
data để cải thiện chăm sóc sức khỏe cho người dân. Theo báo cáo của Korea
Health Industry Development Institute, giá trị thị trường y tế điện tử của Hàn
Quốc đã đạt khoảng 6,5 tỷ USD vào năm 2019 và dự kiến sẽ tiếp tục tăng
trưởng trong thời gian tới.
Đặc biệt, sự tăng trưởng GDP của Hàn Quốc không thể thiếu đi vai trò của các
tập đoàn công nghệ lớn của nước này. Samsung, chẳng hạn, là một trong những công
ty công nghệ lớn nhất thế giới, với một loạt các doanh nghiệp bao gồm điện thoại
thông minh, chất bán dẫn và thiết bị gia dụng. Theo dữ liệu từ Sàn giao dịch Hàn
Q́c, Samsung Electronics đóng góp tới 13% tổng GDP của Hàn Quốc vào năm 2020.
Hyundai là một trong những tập đoàn lớn nhất của Hàn Quốc, với các doanh nghiệp
trong các lĩnh vực ô tô, xây dựng và kỹ thuật. Tương tự như Samsung, Hyundai cùng
đóng góp một phần không nhỏ vào GDP của Hàn Quốc, chiếm khoảng 5% tổng GDP
của nước này vào năm 2020.
Có thể nói cuộc cách mạng cơng nghiệp thứ tư đã có tác động tích cực đáng kể
đến sự tăng trưởng GDP của Hàn Quốc trong những năm gần đây. Việc áp dụng các
công nghệ và quy trình mới đã giúp tăng năng suất, hiệu quả và khả năng cạnh tranh
trong các ngành công nghiệp khác nhau, dẫn đến sự gia tăng chung về GDP.
2.2.2. Việc làm
Về số lượng việc làm, cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư đã tạo ra các cơ hội
việc làm mới trong các lĩnh vực mới nổi như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và robot.
Theo báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc, vào năm 2020, có khoảng 2
triệu người làm việc trong lĩnh vực công nghiệp 4.0 tại Hàn Quốc, tương đương với
Downloaded by Ph??ng ??ng ()
lOMoARcPSD|35941388
khoảng 8% tổng số lao động tại quốc gia này và tăng 5,7% so với năm trước. Sự tăng
trưởng này phần lớn được thúc đẩy bởi sự phát triển của các cơng nghệ mới và sớ hóa
của các ngành cơng nghiệp khác nhau.
Các lĩnh vực liên quan đến công nghiệp 4.0, bao gồm IoT, trí tuệ nhân tạo, xe tự
hành, dịch vụ điện toán đám mây, big data và mạng 5G, đang trở thành những trung
tâm việc làm mới tại Hàn Quốc. Điều này đã tạo ra những cơ hội mới cho những người
trẻ tuổi và các chuyên gia có được các kỹ năng mới và đóng góp cho sự phát triển của
nền kinh tế của đất nước.
Về năng suất lao động, Hàn Quốc là một trong những quốc gia hàng đầu thế
giới về sử dụng robot công nghiệp, với mật độ robot đạt 631 robot/10.000 công nhân
vào năm 2019. Tính đến năm 2020, tỷ lệ sử dụng robot trong ngành sản xuất của Hàn
Quốc đã đạt 10,3% và dự kiến sẽ tăng lên gần 20% vào năm 2022, cao hơn rất nhiều
so với các nước khác trên thế giới. Việc sử dụng robot trong sản xuất đã giúp cải thiện
hiệu quả sản xuất và giảm chi phí nhân cơng.
Việc tận dụng được các công nghệ tiên tiến đã giúp Hàn Q́c nâng cao năng
suất lao động, giảm chi phí sản xuất và tăng cường sức cạnh tranh của các doanh
nghiệp trên thị trường quốc tế. Ngoài ra, cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đã mở ra
nhiều cơ hội kinh doanh mới cho các doanh nghiệp Hàn Quốc, đặc biệt là trong lĩnh
vực công nghệ cao và dịch vụ trực tún.
Nhờ vào những đóng góp đó, GDP/người của Hàn Q́c đã tăng trưởng mạnh
trong những năm gần đây. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, GDP/người của Hàn
Quốc đã tăng từ khoảng 15,5 nghìn USD vào năm 2010 lên hơn 31 nghìn USD vào
năm 2020. Cụ thể trong đó, mức lương trung bình hàng tháng cho người lao động
trong lĩnh vực công nghệ thông tin là KRW 5,12 triệu (khoảng 4.600 USD) vào năm
2020, so với mức trung bình quốc gia của KRW 3,57 triệu (khoảng 3.200 USD).
Bên cạnh những tác động tích cực, cuộc Cách mạng cơng nghiệp 4.0 cũng mang
lại những thách thức đáng kể đến việc làm tại Hàn Quốc. Một nghiên cứu của Ngân
hàng Shinhan cho thấy rằng, các cơng nghệ mới như trí tuệ nhân tạo và robot đang
thay thế một số công việc truyền thống tại các nhà máy Hàn Quốc. Việc áp dụng các
cơng nghệ mới như trí tuệ nhân tạo và robot có thể dẫn đến việc dịch chuyển tới 1,5
triệu việc làm tại Hàn Quốc vào năm 2025. Điều này có thể ảnh hưởng khơng cân
xứng đến cơng nhân trong lĩnh vực sản xuất, nơi nhiều công việc dễ bị tự động hóa.
Thực tế có một khoảng cách kỹ năng quan trọng trong thị trường lao động của Hàn
Quốc, với nhiều công nhân thiếu các kỹ năng cần thiết để làm việc trong các lĩnh vực
mới nổi như trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn. Khoảng cách này có thể cản trở khả năng
của đất nước để tận dụng đầy đủ các cơ hội được trình bày bởi cuộc cách mạng công
nghiệp thứ tư.
Để đáp ứng với những thách thức và cơ hội của cách mạng công nghiệp 4.0,
Hàn Q́c đang triển khai các chính sách đào tạo và tái đào tạo nhằm cung cấp những
kỹ năng mới và giúp người lao động thích nghi với sự thay đổi của cơng nghệ. Ngoài
ra, chính phủ cũng đang tập trung vào việc phát triển các ngành kinh tế mới như dịch
vụ, du lịch và công nghệ thông tin để tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho người dân.
Downloaded by Ph??ng ??ng ()
lOMoARcPSD|35941388
2.2.3. Xuất - nhập khẩu
Theo dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới, tổng thương mại của Hàn Quốc (xuất khẩu
cộng với nhập khẩu) là khoảng 84% GDP vào năm 2020. Điều này phản ánh sự phụ
thuộc mạnh mẽ của đất nước vào thương mại quốc tế với tư cách là động lực tăng
trưởng kinh tế.
Trước khi bước vào cách mạng cơng nghiệp 4.0, Hàn Q́c đã là một q́c gia
có nền kinh tế xuất khẩu mạnh mẽ. Tuy nhiên, cuộc cách mạng cơng nghiệp thứ tư đã
có tác động đáng kể đến thương mại xuất khẩu của Hàn Quốc, đặc biệt là trong các
lĩnh vực công nghệ và đổi mới. Sự tăng trưởng này phần lớn được thúc đẩy bởi sự phát
triển của các cơng nghệ mới và sớ hóa của các ngành công nghiệp khác nhau.
Về xuất khẩu, trước đây, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Hàn Quốc là
hàng dệt may, giày dép và các sản phẩm chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, sau khi bước
vào cách mạng công nghiệp 4.0, các sản phẩm công nghệ cao như chip bán dẫn, thiết
bị điện tử và robot đã trở thành các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Hàn Quốc.
Theo Tổng cục Hải quan Hàn Quốc, giá trị xuất khẩu của Hàn Quốc cũng tăng
đáng kể từ khoảng 400 tỷ USD vào năm 2010 lên hơn 512 tỷ USD vào năm 2020,
trong đó các mặt hàng cơng nghệ cao như máy móc, thiết bị điện tử và phụ tùng đạt
234 tỷ USD, chiếm khoảng 45,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Q́c. Trong đó,
các sản phẩm cơng nghệ cao như chip bán dẫn, màn hình LCD, máy tính bảng và
smartphone đều là những sản phẩm được sản xuất và xuất khẩu bởi các công ty Hàn
Quốc. Cụ thể, giá trị xuất khẩu của sản phẩm thiết bị điện tử của Hàn Quốc đạt hơn
152 tỷ USD, chiếm 20,6% tổng xuất khẩu của đất nước. Xuất khẩu chất bán dẫn, một
sản phẩm quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư, đạt mức cao kỷ lục
97,9 tỷ USD vào năm 2020, chiếm 18,2% tổng kim ngạch xuất khẩu. Điều này cho
thấy tầm quan trọng của hai sản phẩm này trong nền kinh tế xuất khẩu của Hàn Quốc.
Sự tăng trưởng này chủ yếu được thúc đẩy bởi nhu cầu gia tăng đối với chất bán dẫn
trong các lĩnh vực mới nổi như trí tuệ nhân tạo và Internet vạn vật.
Cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư cũng đã góp phần vào sự phát triển của
thương mại dịch vụ của Hàn Quốc, đặc biệt là trong các lĩnh vực dịch vụ thương mại
điện tử và kỹ thuật số. Theo một báo cáo của Kotra, xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số của
Hàn Quốc tăng 9,8% vào năm 2020, so với năm trước.
Ngoài ra, cách mạng công nghiệp 4.0 đã giúp các doanh nghiệp Hàn Quốc tăng
cường năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Theo Bộ Khoa học và Công nghệ
Hàn Quốc, các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo và IoT đã giúp các doanh nghiệp
Hàn Quốc cải thiện quy trình sản xuất và dịch vụ, từ đó tăng cường năng lực cạnh
tranh trên thị trường quốc tế.
Về nhập khẩu, trước đây các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Hàn Quốc là
nguyên liệu sản xuất, máy móc và thiết bị điện tử. Tuy nhiên, với sự phát triển của
công nghệ và cách mạng công nghiệp 4.0, Hàn Quốc đã nhập khẩu nhiều thiết bị sản
xuất và linh kiện để phục vụ cho sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, nhập khẩu hệ
thống robot và tự động hóa, cũng tăng đáng kể trong những năm gần đây. Cụ thể, giá
trị nhập khẩu của Hàn Quốc tăng từ khoảng 300 tỷ USD vào năm 2010 lên hơn 436 tỷ
Downloaded by Ph??ng ??ng ()
lOMoARcPSD|35941388
USD vào năm 2020, các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của bao gồm: nguyên liệu, máy
móc, thiết bị điện tử và dầu mỏ.
- Nguyên liệu: giá trị nhập khẩu đạt hơn 160 tỷ USD. Các mặt hàng nhập khẩu
nguyên liệu chủ yếu của Hàn Quốc bao gồm: dầu mỏ, than đá, quặng sắt, hợp
kim và các nguyên liệu khác phục vụ cho sản xuất các sản phẩm công nghệ cao.
- Máy móc và thiết bị: giá trị nhập khẩu đạt hơn 135 tỷ USD. Các mặt hàng nhập
khẩu chủ ́u bao gồm: máy móc sản xuất, máy móc cơng nghiệp, thiết bị y tế
và các thiết bị khác phục vụ cho sản xuất các sản phẩm công nghệ cao.
- Thiết bị điện tử: giá trị nhập khẩu đạt hơn 60 tỷ USD. Các mặt hàng nhập khẩu
chủ yếu bao gồm: linh kiện điện tử, chip bán dẫn và các thiết bị khác phục vụ
cho sản xuất các sản phẩm công nghệ cao.
Tổng quan, Hàn Quốc nhập khẩu nhiều nguyên liệu, máy móc và thiết bị để
phục vụ cho sản xuất các sản phẩm công nghệ cao. Ngoài ra, Hàn Quốc cũng nhập
khẩu nhiều thiết bị điện tử và linh kiện điện tử để phục vụ cho sản xuất các sản phẩm
cơng nghệ cao.
Tóm lại, cách mạng cơng nghiệp 4.0 đã tác động đáng kể đến giá trị và tỷ trọng
các mặt hàng xuất nhập khẩu của Hàn Quốc. Hàn Quốc đã chuyển dịch từ các sản
phẩm truyền thống sang các sản phẩm công nghệ cao và đang tiếp tục đầu tư mạnh vào
nghiên cứu và phát triển để giữ vững vị thế của mình trong các ngành công nghiệp cao
cấp như chip bán dẫn, thiết bị điện tử và robot.
2.2.4. Đầu tư
Trước thời kỳ 4.0, Hàn Quốc đã là một trong những q́c gia phát triển nhanh
chóng nhất thế giới nhờ vào sự phát triển của các lĩnh vực trùn thớng như chế tạo,
đóng tàu, sản xuất thép và điện tử. Tuy nhiên, các lĩnh vực này đã gặp nhiều khó khăn
trong thời gian qua do sự cạnh tranh gay gắt từ các quốc gia khác, đặc biệt là Trung
Quốc. Với sự xuất hiện của cách mạng công nghiệp 4.0, Hàn Quốc đã chuyển dịch từ
các lĩnh vực truyền thớng sang các lĩnh vực cơng nghệ cao, như trí tuệ nhân tạo, robot,
IoTs và 5G. Điều này giúp cho Hàn Quốc tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường
quốc tế và đưa ra các sản phẩm mới, tạo ra cơ hội mới cho doanh nghiệp tại đây.
Một lĩnh vực chính của thay đổi là lĩnh vực cơng nghệ thơng tin và truyền
thông. Trong kỷ nguyên trước 4,0, Hàn Quốc được coi là một trong những nước đi đầu
trong ngành công nghiệp công nghệ thông tin, và họ đang tiếp tục đầu tư rất nhiều vào
lĩnh vực này để duy trì lợi thế cạnh tranh của mình. Điều này đã bao gồm các khoản
đầu tư vào các lĩnh vực như mạng 5G, IoT và AI, tất cả đều góp phần thúc đẩy tăng
trưởng trong nền kinh tế kỹ thuật số.
Một lĩnh vực thay đổi khác là công nghệ sinh học và năng lượng tái tạo. Đây
không phải là những lĩnh vực trọng tâm của Hàn Quốc, nhưng ngày càng trở nên quan
trọng trong kỷ nguyên 4.0 khi thế giới chuyển sang các ngành công nghiệp bền vững
và thân thiện với môi trường. Hàn Quốc đã đầu tư rất nhiều vào các lĩnh vực này để
phát triển các sản phẩm và công nghệ mới, và định vị mình là một nhà lãnh đạo trong
các lĩnh vực mới nổi này.
Downloaded by Ph??ng ??ng ()
lOMoARcPSD|35941388
Đầu tư của Hàn Quốc vào nghiên cứu và phát triển (R&D) luôn nằm trong số
những mức cao nhất trên thế giới, cả về mặt tuyệt đối và tỷ lệ phần trăm. Theo dữ liệu
từ Ngân hàng Thế giới, tổng chi tiêu quốc gia của Hàn Quốc cho R&D là khoảng
4,55% GDP vào năm 2020, đây là một trong những tỷ lệ cao nhất thế giới, so với trung
bình khoảng 2,4% GDP của các nước OECD đồng thời phản ánh cam kết mạnh mẽ
của Hàn Quốc đối với sự đổi mới và tiến bộ công nghệ.
Bộ Khoa học, Công nghệ Thông tin và Truyền thông Hàn Quốc (MSICT) vừa
thông báo nước này sẽ đầu tư 4,12 nghìn tỷ won (2,9 tỷ USD) vào nghiên cứu và phát
triển vào năm 2023 để thúc đẩy 12 công nghệ chiến lược được lựa chọn như một phần
của kế hoạch tăng trưởng dài hạn trong tương lai của đất nước. Bộ trưởng MSICT cho
biết: “Vì các công nghệ chiến lược sẽ ảnh hưởng đến tương lai của Hàn Q́c, nên
Chính phủ sẽ nỗ lực hết sức để dẫn dắt tăng trưởng trong tương lai và đảm bảo chủ
quyền về công nghệ”.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã cam kết đầu tư 25.000 tỷ won (17,6 tỷ
USD) trong 5 năm để phát triển 12 công nghệ chiến lược, nhằm giúp đưa Hàn Quốc đi
trước các nước còn lại trên thế giới. Ông Yoon khẳng định khoa học và công nghệ là
nguồn gốc cho tăng trưởng kinh tế và Hàn Q́c cần có một bước nhảy vọt để trở
thành cường quốc về khoa học và công nghệ.
Về lĩnh vực, trong quý trước, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong ngành chế tạo
đã tăng 59% so với cùng kỳ một năm 2020, còn đầu tư vào lĩnh vực khoa học và công
nghệ, lĩnh vực bán buôn và bán lẻ đã ghi nhận mức tăng trưởng ba con số. Cụ thể tình
hình đầu tư của Hàn Quốc vào một sớ lĩnh vực như sau:
- Trí tuệ nhân tạo (AI): Theo báo cáo của Viện Kinh tế & Thương mại Cơng
nghiệp Hàn Q́c, chính phủ Hàn Q́c đã phân bổ khoảng 2,2 nghìn tỷ won
(khoảng 1,9 tỷ USD) để hỗ trợ nghiên cứu và phát triển AI từ năm 2019 đến
2023. Ngoài ra , Chính phủ Hàn Q́c đã thành lập một số trung tâm nghiên
cứu AI và đã đưa ra các sáng kiến để thúc đẩy sự phát triển của các công ty khởi
nghiệp liên quan đến AI.
- Theo báo cáo của Viện Công nghệ Công nghiệp Hàn Q́c, chính phủ Hàn
Q́c đã đầu tư khoảng 105,3 tỷ won (khoảng 90 triệu USD) vào nghiên cứu và
phát triển IoT từ năm 2016 đến 2019.
- Mạng 5G: Theo dữ liệu từ Bộ Khoa học và CNTT, Hàn Quốc là quốc gia đầu
tiên ra mắt mạng lưới thương mại 5G vào tháng 4 năm 2019. Tính đến tháng 10
năm 2020, có khoảng 13 triệu thuê bao 5G ở Hàn Quốc và Hàn Quốc Các công
ty viễn thông đã đầu tư tổng cộng khoảng 21,7 nghìn tỷ won (khoảng 18,6 tỷ
USD) trong cơ sở hạ tầng 5G.
- Công nghệ sinh học: Theo dữ liệu từ Bộ Khoa học và CNTT, chính phủ Hàn
Q́c đã đầu tư khoảng 2,9 nghìn tỷ won (khoảng 2,5 tỷ USD) vào nghiên cứu
và phát triển công nghệ sinh học từ năm 2015 đến 2019. Ngoài ra, chính phủ
Hàn Q́c đã thiết lập một sớ cơng nghệ sinh học Các trung tâm nghiên cứu,
bao gồm Viện vắc -xin quốc tế và Viện nghiên cứu não Hàn Quốc.
- Năng lượng tái tạo: Theo dữ liệu từ Cơ quan năng lượng tái tạo quốc tế, Hàn
Downloaded by Ph??ng ??ng ()
lOMoARcPSD|35941388
Q́c có tổng cơng suất lắp đặt khoảng 13,3 GW năng lượng tái tạo vào năm
2020, bao gồm 6,5 GW năng lượng mặt trời và 1,8 GW năng lượng gió. Chính
phủ Hàn Q́c đã đặt mục tiêu đạt được 20% năng lượng tái tạo trong hỗn hợp
điện vào năm 2030 và đã cung cấp tài trợ để hỗ trợ phát triển các công nghệ
năng lượng tái tạo.
- Hàn Quốc cũng đã đầu tư mạnh vào các lĩnh vực công nghệ cao như viễn thơng,
máy tính và thiết bị điện tử. Những công ty lớn như Samsung, LG và SK Hynix
của Hàn Quốc đều là các nhà sản xuất hàng đầu thế giới trong các lĩnh vực này.
Bên cạnh sự dịch chuyển cơ cấu đầu tư giữa các lĩnh vực, sự ảnh hưởng của
cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 tới đầu tư của Hàn Quốc còn được thể hiện thông
qua các chính sách của q́c gia này. Các chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp 4.0
của Hàn Quốc bao gồm:
- Ưu đãi th́ R&D: Chính phủ Hàn Q́c cung cấp các ưu đãi thuế cho các công
ty đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) liên quan đến 4.0 cơng nghệ.
Những ưu đãi này bao gồm các khoản tín dụng thuế và các khoản khấu trừ cho
chi phí R&D.
- Trung tâm đổi mới: Chính phủ Hàn Q́c đã thành lập một số trung tâm đổi
mới, bao gồm Thung lũng Pangyo Techno và Khu công nghiệp kỹ thuật số
Seoul, để cung cấp một hệ sinh thái hỗ trợ cho các công ty khởi nghiệp và công
nghệ. Các trung tâm này cung cấp các dịch vụ và tài nguyên khác nhau, bao
gồm các chương trình ươm tạo, cố vấn và cơ hội kết nới mạng.
- Quỹ đầu tư: Chính phủ Hàn Quốc đã thành lập một số quỹ đầu tư, như Tập
đoàn Đầu tư Tăng trưởng Hàn Quốc và Tập đoàn Đầu tư Liên doanh Hàn Quốc,
để cung cấp tài trợ và hỗ trợ cho các công ty khởi nghiệp và công nghệ. Các
quỹ này tập trung vào các lĩnh vực như AI, IoT và công nghệ sinh học.
- Cải cách quy định: Chính phủ Hàn Q́c đã thực hiện một số cải cách quy định
để thúc đẩy đổi mới và khởi nghiệp trong thời đại 4.0. Ví dụ, chính phủ đã giảm
bớt các quy định về các phương tiện tự trị và máy bay khơng người lái để
khún khích sự phát triển của các công nghệ này.
- Phát triển giáo dục và lực lượng lao động: Chính phủ Hàn Q́c cũng đã nhấn
mạnh tầm quan trọng của giáo dục và phát triển lực lượng lao động trong thời
đại 4.0. Chính phủ đã thực hiện các sáng kiến để thúc đẩy giáo dục STEM và đã
khởi động các chương trình để đào tạo công nhân trong các công nghệ tiên tiến
như AI và IoT.
Nhìn chung, các chính sách này phản ánh cam kết của Hàn Quốc trong việc
thúc đẩy đầu tư và đổi mới trong thời đại 4.0 và định vị chính nó như một nhà lãnh đạo
trong các cơng nghệ tiên tiến. Bằng cách cung cấp một hệ sinh thái hỗ trợ cho các công
ty khởi nghiệp và công nghệ, giảm bớt các quy định và đầu tư vào phát triển giáo dục
và lực lượng lao động, Hàn Quốc đang đặt nền tảng cho việc tiếp tục thành công trong
những năm tới.
Downloaded by Ph??ng ??ng ()
lOMoARcPSD|35941388
III. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
3.1. Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0
3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ Hàn Quốc
3.2.1. Tăng đầu tư vào R&D
Nghiên cứu chung của Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Tổ chức
SIRO’s Data61 đã sử dụng mô hình dự báo có điều kiện để đánh giá tác động của thay
đổi đầu tư R&D đối với nền kinh tế Việt Nam. Trong kịch bản mô phỏng nghiên cứu
tác động của đầu tư R&D nếu Việt Nam đi theo con đường phát triển tương tự như
Hàn Q́c. Hàn Q́c là một ví dụ điển hình của việc “bắt kịp” thành công nhờ cường
độ đầu tư cho R&D. Trong những năm 1980 và 1990, đối mặt với sự cạnh tranh ngày
càng tăng của các nước đang phát triển với sản xuất lao động giá rẻ, Hàn Quốc chuyển
trọng tâm sang phát triển và áp dụng các cơng nghệ mức trung bình, có hàm lượng tri
thức nhiều hơn trên tất cả các lĩnh vực. Do cơng nghệ ở giai đoạn này phức tạp hơn,
khó tiếp thu và áp dụng hơn rất nhiều, nên các doanh nghiệp Hàn Quốc ngày càng đẩy
mạnh các hoạt động R&D của riêng họ. Đầu tư cho R&D tăng vọt từ 28,6 triệu USD
năm 1971 lên 4,7 tỷ USD vào năm 1990 và lên 12,2 tỷ USD vào năm 2000. Tốc độ
tăng trưởng chi tiêu cho R&D trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trung bình hằng
năm trong giai đoạn 1981-1991 ở Hàn Quốc là 24,2% mỗi năm. Trong kịch bản này,
nhóm nghiên cứu mơ phỏng tác động của chi tiêu cho R&D đối với nền kinh tế Việt
Nam với giả định rằng Việt Nam đi theo con đường tương tự của Hàn Quốc và tốc độ
tăng trưởng chi cho R&D trung bình là 24,5%/năm trong 10 năm tới cho đến năm
2030. Sự gia tăng chi tiêu cho R&D cũng có tác động đến sự gia tăng tiêu dùng và đầu
tư, chủ yếu là do thu nhập của lao động có kỹ năng và lao động phổ thơng có sự gia
tăng khi sản xuất phát triển trong nền kinh tế sau này. Trong đó, mức tăng tiêu dùng và
đầu tư thu được từ đầu tư R&D lần lượt chiếm 20,2% và 11% tổng tiêu dùng và đầu tư
vào năm 2045.
Nếu Việt Nam đi theo con đường tương tự của Hàn Quốc thì tác động sẽ tăng
cao hơn. Đầu tư cho R&D dự kiến sẽ đóng góp tới 15% tổng GDP dự báo vào năm
2045. Mức tăng tiềm năng trong tiêu dùng và đầu tư cũng cao hơn, lần lượt là 25,4%
và 15%, so với 20.2% và 11% khi Việt Nam tăng đầu tư R&D theo mục tiêu của Bộ
Khoa học và Công nghệ.
3.2.2. Sự vào cuộc hơn nữa của các các tập đồn lớn
Ở Hàn Q́c, vai trò của các chaebol trong chuyển đổi kinh tế đất nước là
không thể phủ nhận. Từ mô hình các tập đoàn kinh tế như cheabol của Hàn Q́c, Viê ̣t
Nam có thể đúc rút được nhiều kinh nghiệm để xây dựng những tâ ̣p đoàn kinh tế q́c
doanh. Bản chất các chaebol chính là các tâ ̣p đoàn tư nhân nhưng có vai trò lớn trong
nền kinh tế quốc gia và được hưởng nhiều ưu đãi từ Chính phủ. Kinh nghiệm từ Hàn
Q́c cho thấy, viê ̣c tái cơ cấu lại và mạnh mẽ loại bỏ những mắt xích ́u kém thơng
qua mua bán và sáp nhâ ̣p các tâ ̣p đoàn này là cần thiết.
Một trong những chiến lược của các chaebol để trở thành các nhà tiên phong
Downloaded by Ph??ng ??ng ()
lOMoARcPSD|35941388
trong công nghệ toàn cầu là phải đầu tư mạnh vào R&D, chiếm lĩnh thị trường thông
qua sáp nhập và mua lại các công ty của Mỹ và châu Âu, những biện pháp cho phép
Hàn Quốc nâng cao năng lực công nghệ trong thời gian ngắn. Ở Việt Nam như phân
tích ở trên đã có sự vào cuộc của các "ông lớn" như Tập đoàn Viễn thông Quân đội
(Viettel), Tập đoàn Dầu khí q́c gia, Tập đoàn Vin, Tập đoàn FPT, Tập đoàn SUN
MicroSystems, Doanh nghiệp Cổ phần Bóng đèn và Phích nước Rạng Đơng… trong
chuyển giao cơng nghệ và phát triển R&D. Có thể nói bài học kinh nghiệm để có thể
học hỏi thành cơng từ Hàn Q́c còn nhiều. Tuy vậy, dù đã đạt được tốc độ tăng
trưởng nhanh trong khoảng 10 năm gần đây, nhưng các tập đoàn kinh tế Việt Nam hầu
hết đều có quy mơ nhỏ, chưa đầu tư nhiều vào nghiên cứu và phát triển, chưa làm chủ
được công nghệ hiện đại, và còn quá ít tập đoàn có vị thế trong khu vực. Để đạt được
thành tựu nhật định, Việt Nam cần thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, nhà nước cần có chính sách khún khích phát triển các doanh
nghiệp, tập 47 đoàn trong các lĩnh vực công- nông nghiệp công nghệ cao, đặc biệt chú
trọng tới các doanh nghiệp đầu tư mạnh cho NC&PT và đổi mới sáng tạo hay những
doanh nghiệp nỗ lực làm chủ các công nghệ lõi
Thứ hai, nhà nước cần ban hành những chính sách khuyến khích các tập đoàn
phát triển thành cơng ty đại chúng đa sở hữu nhằm giải quyết vấn đề về tích lũy vốn,
tạo lập nguồn lực để phát triển nhanh và hiệu quả cao, có chiến lược kinh doanh dài
hạn, tầm nhìn toàn cầu, quản trị hiện đại và minh bạch, nhanh chóng mở rộng quy mơ,
nâng cao năng lực cạnh tranh.
Thứ ba, về vấn đề thúc đẩy hình thành thương hiệu - tài sản, yếu tố sống còn
của một tập đoàn kinh tế. Các cơ quan hoạch định cần tư vấn, định hướng cho các tập
đoàn hình thành nên chiến lược xây dựng thương hiệu của mình. Bên cạnh đó, nhà
nước cũng cần có chính sách hỗ trợ tập đoàn kinh tế xây dựng và phát triển thương
hiệu, nhất là tạo chỗ đứng trên thị trường thế giới để không chỉ gia tăng nhanh chóng
quan hệ thương mại và đầu tư, mà còn có thể tham gia đấu thầu q́c tế những dự án
quy mô lớn
Thứ tư, bên cạnh việc phát triển các tập đoàn kinh tế lớn, đầu tàu, Nhà nước
cũng đặc biệt cần chú trọng tới việc xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp
năng động, cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các cơng ty khởi nghiệp
chính là nguồn đổi mới sáng tạo dồi dào, có thể bù đắp cho những yếu điểm của các
tập đoàn lớn, đồng thời có tiềm năng tạo ra những tập đoàn khổng lồ cho tương lai.
3.2.3. Chú trọng vào phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Nguồn nhân lực Hàn Quốc là một trong những nhân tớ hàng đầu tạo nên những
kỳ tích kinh tế của Hàn Q́c. Có thể nói, sự “thần kì” trong phát triển kinh tế - xã hội
là kết quả của những cố gắng không mệt mỏi của những con người nơi đây - những
người lao động cần cù, chịu khó, ham học hỏi, kỉ luật, tinh thần chịu áp lực cao. Hàn
Q́c là một q́c gia có nền giáo dục hàng đầu châu Á, có sự tăng trưởng và phát
triển ngoạn mục về kinh tế trong suốt những thập niên cuối thế kỷ XX. Mặc dù đầu
những năm 1960, Hàn Quốc là một trong những q́c gia có thu nhập bình quân đầu
người thuộc các nước thấp nhất thế giới - chưa đến 100 USD, đến nay thu nhập đầu
Downloaded by Ph??ng ??ng ()
lOMoARcPSD|35941388
người của Hàn Quốc đạt gần 30.000 USD/năm. Để đạt được những thành tựu kinh tế
đó, Hàn Q́c đã nhanh chóng triển khai chiến lược phát triển nguồn nhân lực thơng
qua các chính sách giáo dục và đào tạo gắn với từng thời kỳ, giai đoạn của nền kinh tế.
Chính sách giáo dục và đào tạo trong phát triển nguồn nhân lực của Hàn Quốc Đã
mang lại nhiều thành tựu to lớn cho quốc gia này trong quá trình công nghiệp hóa và
phát triển đất nước.
Trong bới cảnh của cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0, yêu cầu về một nguồn
nhân lực chất lượng về trình độ lẫn tay nghề, kịp thời nắm bắt được những cải tiến của
thời đại càng trở nên quan trọng. Nhận thức được điều này, Việt Nam cần có các chính
sách, chiến lược để phát triển nguồn nhân lực và có thể vận dụng một sớ bài học kinh
nghiệm từ Hàn Q́c như:
Một là, tầm nhìn của người lãnh đạo
Đảng và Nhà nước ta cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách về phát triển
nguồn nhân lực, đặc biệt là các chính sách giáo dục và đào tạo. Công tác phát triển
nguồn nhân lực cần phải thực hiện có chiều sâu và xun śt cả thời gian học tập và
làm việc của mỗi cá nhân. Tăng cường hợp tác đào tạo nguồn nhân lực giữa các cơ
quan, bộ ngành từ trung ương đến địa phương và các doanh nghiệp để tăng tính hiệu
quả của cơng tác đào tạo, cung nguồn lực phù hợp với từng doanh nghiệp, lĩnh vực, vị
trí,...
Hai là, khơng ngừng nâng cao trình độ học vấn cho nguồn nhân lực; đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao; giáo dục, đào tạo gắn với định hướng phát triển kinh
tế - xã hội của từng giai đoạn, với mục đích cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng
theo yêu cầu của sự phát triển kinh tế.
Thay đổi chất lượng đào tạo của hệ thống giáo dục công phù hợp với nhu cầu
của thị trường lao động bằng cách trao nhiều quyền tự chủ hơn cho các đơn vị giáo dục
công lập, đồng thời mở rộng hệ thống giáo dục đào tạo tư nhân để tạo bước đột phá
trong cải cách chất lượng giáo dục và giảm bớt gánh nặng ngân sách dành cho giáo
dục của Chính phủ. Tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp vào đầu tư, góp vớn
tại các cơ sở đào tạo nhằm gắn chặt công tác đào tạo giữa cơ sở đào tạo với đơn vị sử
dụng nguồn nhân lực đầu ra.
Ba là, đẩy mạnh các chính sách đào tạo nhân tài.
Một trong những kinh nghiệm lớn từ Hàn Q́c mà nước ta nên học hỏi, đó là
chính sách đào tạo nhân tài. Ngay từ năm 1997, sau khi đối mặt với khủng hoảng kinh
tế, Hàn Quốc đã ngay lập tức ban hành Luật Giáo dục nhân tài, điều này đã giúp Hàn
Quốc đã tạo ra nhiều nhân tài,nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công cuộc khôi
phục và phát triển kinh tế. Đối Với Việt Nam, trong thời kỳ đổi mới chính sách đào tạo
nhân tài mang ý nghĩa chiến lược, giúp tìm kiếm, phát hiện người tài, và đào tạo nhân
tài gắn với nhu cầu phát triển của đất nước ở hiện tại và cả tương lai.
Bốn là, nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và tăng cường ngân sách đầu tư
cho giáo dục
Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang triển khai các
“Chương trình giáo dục phổ thông mới” với định hướng và yêu cầu chuyển từ trang bị
Downloaded by Ph??ng ??ng ()
lOMoARcPSD|35941388
nội dung kiến thức sang phát triển phẩm chất và năng lực người học bằng việc dạy học
tích hợp và lồng ghép, dạy học phân hóa, trải nghiệm sáng tạo,…thì năng lực của đội
ngũ giáo viên phổ thông đang đứng trước những thách thức mới. Do đó, Việt Nam Cần
tăng cường ngân sách đầu tư cho giáo dục để đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, tập
huấn nâng cao lực cho đội ngũ giáo viên, đảm bảo về số lượng và chất lượng.
Downloaded by Ph??ng ??ng ()
lOMoARcPSD|35941388
TÀI LIỆU THAM KHẢO
/>dDocName=MOFUCM187040
/> /> /> /> /> />
Downloaded by Ph??ng ??ng ()