Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Nông nghiệp thông minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (468.04 KB, 14 trang )

KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Trường:THPT Lê Hồng Phong
Tổ: Sử - Địa

Họ và tên giáo viên:
Nhóm Địa

CHỦ ĐỀ 6 – NƠNG NGHIỆP THÔNG MINH
Nội dung giáo dục địa phương lớp: 10
Thời gian thực hiện: 04 tiết.
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức:
- Nêu được khái niệm nơng nghiệp thơng minh.
- Phân tích được điều kiện để phát triển nông nghiệp thông minh tại địa phương.
- Giới thiệu được một số mơ hình sản xuất nông nghiệp thông minh.
- Viết được báo cáo thu hoạch tìm hiểu một mơ hình nơng nghiệp thơng minh.
2. Về năng lực:
a) Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thơng tin (sách, báo, mạng internet, người
thân, thực tiễn...) về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp thông
minh ....
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm, hợp tác (các bạn trên lớp hoặc các
bạn cùng khu vực sinh sống) trong thực hiện hoạt động quan sát và phân tích nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh tại địa phương ....
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: có những đánh giá, nhận định về thực
trạng của nông nghiệp địa phương; đề ra các biện pháp phát triển nông nghiệp theo
hướng thông minh ...
b) Năng lực đặc thù:
Năng lực vận dụng kiến thức đã học đánh giá thực trạng, đề ra định hướng phát
triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh của địa
phương.


3. Về phẩm chất:
- Yêu nước: yêu quê hương, trân trọng những đóng góp của các thế hệ trước trong
phát triển nông nghiệp của quê hương.
- Chăm chỉ: Chăm chỉ trong tìm hiểu, khám phá, phân tính, đánh giá … nông
nghiệp của địa phương.
- Trung thực: Báo cáo rõ ràng, chính xác những việc hoặc số liệu mình tìm hiểu,
mình đã làm....
- Trách nhiệm: trách nhiệm bảo tồn và phát triển những nghề truyền thống của quê
hương.


2
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Hình ảnh, video …
Máy tính, máy chiếu…
Phiếu học tập, bài báo cáo
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu:
Giúp học sinh ý thức được rằng định hướng phát triển nông nghiệp theo
hướng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao/thông minh có vai trị rất quan trọng
đối vỡi mỗi địa phương (trong đó có Thái Nguyên).
b) Nội dung
Cho học sinh quan sát hình ảnh mơ hình sản xuất nơng nghiệp có ứng dụng
cơng nghệ cao ở Thái Ngun.

Trang trại trồng rau sạch theo tại Đông Cao - Phổ Yên


3


Trồng dưa cơng nghệ cao tại Thái Ngun

Mơ hình chăn ni gà an tồn sinh học gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm của
Hợp tác xã gà đồi Đông Thịnh (xã Tân Khánh, huyện Phú Bình)
c) Sản phẩm
Mơ hình trồng dưa ở huyện Đại Từ có nhiều ưu việt hơn, tạo điều kiện thuận
lợi cho dưa sinh trưởng, phát triển (đất, nước, phân bón, phịng trừ sâu bênh, điều
kiện chăm sóc khác…) sẽ giúp cho năng suất, chất lượng dưa cao hơn, giúp người
dân nâng cao thu nhập.
Lấy được một ví dụ ở địa phương.
d) Tổ chức thực hiện:


4
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh trong
sách, lưu ý HS trong tập trung vào các đặc điểm khác nhau giữa 2 mô hình sản
xuất này và trả lời lệnh trong sách.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS trao đổi (cặp đơi) ghi lại những ý
kiến của mình.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận: HS trả lời theo phần nội dung đã tìm hiểu được.
Bước 4. Kết luận, nhận định: GV cho HS khác đánh giá nhận xét, nếu phần trả
lời đã đầy đủ thì GV kết luận nội dung để đặt vấn đề vào phần kiến thức của bài.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực thi nhiệm vụ
đặt ra từ Hoạt động 1
1. Khái quát về nông nghiệp thông minh
a) Mục tiêu: Nêu được khái niệm nơng nghiệp thơng minh.
b) Nội dung: HS làm việc nhóm (4-6 HS), trao đổi thảo luận nội dung trong
sách và trả lời câu hỏi (Nếu sưu tầm được video nói về nơng nghiệp thơng minh thì
GV sử dụng làm phương tiện để tổ chức cho HS hoạt động):

Em hiểu thế nào là nông nghiệp thông minh?
So sánh nông nghiệp thông minh và nơng nghiệp truyền thống?
c) Sản phẩm: Trình bày cụ thể về kiến thức mới
Khái niệm nông nghiệp thông minh: Một nền nông nghiệp mà các hoạt động
sản xuất được số hoá và phát triển cao dựa trên nền tảng công nghệ của Cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ 4 (cịn gọi là nơng nghiệp 4.0). Ứng dụng các cơng nghệ
tiên tiến, hiện đại trong suốt q trình sản xuất; sử dụng các thiết bị thông minh
được kết nối mạng ở bên trong và bên ngoài của trang trại (hoặc doanh nghiệp)
dựa trên nền tảng công nghệ thông tin để quản lí nơng nghiệp, bảo đảm an tồn
thực phẩm, hiệu quả và bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và hội nhập quốc
tế.
Đưa ra điểm khác biệt cơ bản giữa nông nghiệp truyền thống và nông nghiệp
thông minh về phương thức sản xuất.
d) Tổ chức thực hiện
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia nhóm, hướng dẫn HS đọc thơng tin
trong sách (nếu có video thì hướng dẫn HS cách theo dõi video và ghi lại những
thông tin cần thiết).
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS trao đổi (nhóm 4-6 HS) trả lời câu
hỏi: Nơng nghiệp cơng nghiệ cao là gì? Nơng nghiệp thơng minh là gì? Đặc điểm
của nơng nghiệp thơng minh? Nơng nghiệp thơng minh có đặc điểm gì giống và
khác với nơng nghiệp truyền thống?
Bước 3. Báo cáo, thảo luận: HS trả lời theo phần nội dung đã tìm hiểu được.


5
Bước 4. Kết luận, nhận định: GV cho HS khác đánh giá nhận xét, nếu phần trả
lời đã đầy đủ thì GV kết luận nội dung để đặt vấn đề vào phần kiến thức của bài.
2. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp thông minh ở nước ta
a) Mục tiêu: Hs nắm được khái niệm thế nào là phát triển nông nghiệp công
nghệ cao và nông nghiệp thông minh ở nước ta.

Giá trị của việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp thông
minh ở nước ta.
b) Nội dung
- Em hiểu nông nghiệp công nghệ cao là gì?
- Tại sao cần phải phát triển mơ hình nơng nghiệp thơng minh?
- Hãy tìm thơng tin về quy trình sản xuất nơng nghiệp cơng nghệ cao ở
trang trại TH Farm.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
Giao nhiệm vụ: Giao cho học sinh thực hiện nhiệm vụ trên lớp
Thực hiện nhiệm vụ: Hs thực hiện nhiệm vụ theo nhóm với nội dung được
giao
Báo cáo, thảo luận: Câu trả lời, bổ sung, phản biện của HS
Kết luận, nhận định
Một số định hướng nhiệm vụ phát triển nông nghiệp công nghệ cao:
*. Nghiên cứu phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp
a) Chọn tạo, nhân giống cây trồng, giống vật nuôi và giống thuỷ sản cho
năng suất, chất lượng cao
b) Phòng, trừ dịch bệnh cây trồng, vật nuôi và thuỷ sản
c) Nghiên cứu, phát triển các quy trình cơng nghệ trong sản xuất nơng, lâm
nghiệp và thuỷ sản đạt hiệu quả kinh tế cao
d) Tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị sử dụng trong nông nghiệp
đ) Bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp
e) Nhập công nghệ cao trong nông nghiệp
*. Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
a) Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
b) Phát triển khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
c) Phát triển vùng vùng sản xuất nông nghiệp tập trung ứng dụng công nghệ
cao trong sản xuất một hoặc một vài loại sản phẩm nơng nghiệp hàng hố có chất
lượng, năng suất và hiệu quả kinh tế cao



6
*. Phát triển dịch vụ công nghệ cao phục vụ nông nghiệp
- Dịch vụ môi giới, tư vấn, đánh giá;
- Dịch vụ tư vấn kỹ thuật, đầu tư, pháp lý, tài chính, bảo hiểm, bảo vệ quyền
sở hữu trí tuệ;
- Dịch vụ cung ứng vật tư, máy móc, thiết bị;
- Dịch vụ tiêu thụ sản phẩm.
Hình 6.3. Định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở nước ta
(Nguồn: Quyết định 176/QĐ-TTg năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020). Trong tài
liệu các nội dung trong QĐ 176 đã được sơ đồ hóa.
Ở nước ta, nơng nghiệp thông minh 4.0 bước đầu được nghiên cứu, triển
khai. Từ năm 2020, Chuyển đổi số đang mở ra hướng phát triển mới cho nông
nghiệp nước ta trong tương lai. Bên cạnh đó, xu hướng nơng nghiệp hữu cơ, nơng
nghiệp tuần hoàn,... cũng đang mở ra những hướng đi mới để tiến đến mục tiêu
tăng trưởng xanh.
Tư liệu 1. Trang trại của Công ty Cổ phần Chuỗi Thực phẩm TH, trang
trại chăn ni bị sữa tập trung, ứng dụng cơng nghệ cao của Tập đồn TH trải
dài trên diện tích rộng lớn đến 37 000 ha, là trang trại chăn nuôi kiểu mẫu, ứng
dụng tất cả các công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất hiện nay trong lĩnh vực chăn
nuôi bị sữa và trồng trọt nơng sản. Năm 2015, Tổ chức Kỉ lục châu Á đã chính
thức xác nhận, Trang trại của Tập đoàn TH tại Nghệ An đạt danh hiệu “Trang
trại chăn ni bị sữa tập trung, ứng dụng cơng nghệ cao có quy mơ lớn nhất
châu Á”.
(Theo Cơng ty Cổ phần Chuỗi Thực phẩm TH)
/>Nông nghiệp thông minh cũng đang thu hút sự quan tâm nghiên cứu, thử
nghiệm và triển khai bởi các doanh nghiệp, tập đồn cơng nghệ lớn trong nước
như: Viettel, FPT, Vingroup,... cũng như các tập đoàn nước ngoài đến từ Nhật Bản,

Hàn Quốc, Israel,...
3. Điều kiện để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hướng tới nông
nghiệp thông minh ở Thái Nguyên
a) Mục tiêu: Hs hiểu và nắm được những điều kiện cơ bản để phát triển nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hướng tới nông nghiệp thông minh ở Thái
Nguyên.
b) Nội dung
- Thái Nguyên có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao, hướng tới nơng nghiệp thơng minh.
- Lấy ví dụ cụ thể chứng minh cho các điều kiện thuận lợi để phát triển nông
nghiệp thông minh ở tỉnh Thái Nguyên.


7
c) Sản phẩm: Trình bày kiến thức mới
d) Tổ chức thực hiện:
Giao nhiệm vụ: Giao cho học sinh thực hiện nhiệm vụ trên lớp
Thực hiện nhiệm vụ: Hs thực hiện nhiệm vụ theo nhóm với nội dung được
giao
Báo cáo, thảo luận: Câu trả lời, bổ sung, phản biện của HS
Kết luận, nhận định
Thái Nguyên có nhiều điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao, hướng tới nông nghiệp thông minh.
Nông nghiệp thông minh
Điều kiện tự nhiên, đất trồng…
Cơ chế, chính sách…
Các trường đại học, các viện nghiên cứu…
Thị trường tiêu thụ
Lực lượng lao động
Các yếu tố bên ngồi khác

Hình 6.4. Thế mạnh để phát triển nông nghiệp thông minh ở Thái Nguyên
Trong các điều kiện đó, lực lượng lao động có trình độ và nguồn vốn đầu tư
có vai trị quan trọng. Địa phương cần kết hợp và khai thác hiệu quả thế mạnh về
lực lượng lao động có trình độ, dưới sự chuyển giao, hướng dẫn từ các nhà khoa
học ở các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu trên địa bàn tỉnh, sự tạo điều
kiện ưu đãi về chính sách, vốn đầu tư, giá thuê mặt bằng của địa phương...sẽ tạo cơ
hội và động lực để người dân, các doanh nghiệp ở các địa phương mạnh dạn đầu tư
vào sản xuất nơng nghiệp theo hướng hiện đại.
4. Định hướng chính sách phát triển nông nghiệp thông minh ở Thái Nguyên
a) Mục tiêu: HS biết được định hướng chính sách phát triển nơng nghiệp
thơng minh ở Thái Ngun.
b) Nội dung
Hãy trình bày định hướng chính sách phát triển nơng nghiệp thơng minh
ở Thái Nguyên.
c) Sản phẩm: Trình bày kiến thức mới
d) Tổ chức thực hiện
Giao nhiệm vụ: Giao cho học sinh thực hiện nhiệm vụ trên lớp
Thực hiện nhiệm vụ: Hs thực hiện nhiệm vụ theo nhóm với nội dung được
giao
Báo cáo, thảo luận: Câu trả lời, bổ sung, phản biện của HS
Kết luận, nhận định
Thực hiện chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp: Đây là một trong
những lĩnh vực ưu tiên của tỉnh. Việc ứng dụng công nghệ số, xây dựng kênh phân


8
phối mới đang trở thành một phương án hữu hiệu, mở ra không gian phát triển mới
cho các hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử. Thông qua
các sàn thương mại điện tử, các sản phẩm tiêu biểu của Thái nguyên đã bước đầu

được quảng bá, tiếp cận đến người tiêu dùng trong và ngồi nước, qua đó, nâng cao
thu nhập của các doanh nghiệp, hợp tác xã, các hộ sản xuất nông nghiệp. Một số
hợp tác xã đã thành công nhờ thương mại điện tử như: Hợp tác xã Chè Hảo Đạt,
hợp tác xã Miến Việt Cường,…
Ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ sở sản xuất kinh doanh: Một số
đơn vị chủ động ứng dụng cơng nghệ vào q trình trồng, chăm sóc, chế biến nơng
sản; sử dụng ứng dụng cơng nghệ nơng nghiệp thơng minh QR-Code để tăng tính
minh bạch trong truy xuất nguồn gốc, nhờ đó đã đem lại hiệu quả tích cực.
Xây dựng mã số vùng trồng, dán tem nhận diện sản phẩm an toàn theo
chuỗi: Khoảng 80% số hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh
chè đầu tư cơng nghệ đóng gói tự động, sử dụng tem điện tử để truy xuất minh
bạch nguồn gốc sản phẩm. Qua đó góp phần nâng cao giá trị các sản phẩm nông
sản chủ lực của tỉnh, hướng tới xuất khẩu.
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
đa lĩnh vực; ứng dụng phần mềm Thái Nguyên Smart Tree trong quản lí cây xanh;
lắp đặt một số thiết bị đo mưa và mực nước tự động.
5. Chuyển biến trong sản xuất nông nghiệp tiếp cận nông nghiệp thông minh ở
một số địa phương
a) Mục tiêu: HS biết được những chuyển biến trong sản xuất nông nghiệp tiếp
cận nông nghiệp thông minh ở một số địa phương.
b) Nội dung Đọc thông tin trong mục 3, kết hợp với hiểu biết của bản thân,
em hãy cho biết các mơ hình sản xuất nơng nghiệp đã có biện pháp gì để hướng
tới nơng nghiệp thơng minh?
c) Sản phẩm: Trình bày kiến thức mới
d) Tổ chức thực hiện:
Giao nhiệm vụ: Giao cho học sinh thực hiện nhiệm vụ trên lớp
Thực hiện nhiệm vụ: Hs thực hiện nhiệm vụ theo nhóm với những nội dung
được giao
Báo cáo, thảo luận: Câu trả lời, phản biện, bổ sung, kết luận của các nhóm
Kết luận, nhận định

*) Mơ hình sản xuất rau an tồn áp dụng cơng nghệ cao ở huyện Đồng
Hỷ


9
Trang trại sản xuất rau sạch Thái Nguyên (xã Hoá Thượng, huyện Đồng Hỷ)
đang là trang trại hiện đại và có quy mơ bậc nhất của tỉnh Thái Ngun. Từ hạ tầng
đồng bộ, việc sản xuất rau được trang trại áp dụng theo một quy trình nghiêm ngặt,
được các chuyên gia của Nhật Bản hướng dẫn, kiểm tra. Đó là quy trình “5
khơng”: Khơng sử dụng giống khơng rõ nguồn gốc; Khơng phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật hố học; Không sử dụng cây trồng biến đổi gen; Không thuốc kích thích
tăng trưởng và khơng thuốc trừ cỏ.
Một số cơng nghệ sản xuất tại trang trại như:
– Nhà màng được xây dựng hệ thống tự động hố với diện tích trên 50ha. Tự
động che nắng, che mưa, thơng gió.
– Các loại giống rau ở trang trại được nhập khẩu từ Nhật Bản, như cà chua,
rau cải, bí ngồi, dưa chuột, ớt ngọt,... Cây giống được ươm trong các giá thể là xơ
dừa trộn hợp chất dinh dưỡng trong những vỉ xốp.
– Công nghệ tưới nước nhỏ giọt của Israel, cung cấp nước vào rễ cây dưới
dạng các giọt nước nhỏ chảy ra chậm với lưu lượng không đổi, giúp tiết kiệm 30 –
60% lượng nước và phân bón; Hệ thống tưới phun mưa tự động. Nguồn nước tưới
bảo đảm sạch, thậm chí có thể uống trực tiếp.
– Hệ thống thuỷ canh sẽ chăm sóc cho rau trong suốt q trình sản xuất.
Những ống nước chứa chất dịch thuỷ canh đặc biệt, bao gồm các nguyên tố đa
lượng và vi lượng, hồn tồn khơng có chất kích thích sinh trưởng hay thuốc trừ
sâu bệnh. Dung dịch dinh dưỡng được cấp đến từng cây trong hệ thống trước khi
hồi lưu về thùng chứa. Hệ thống van điều khiển đóng mở tự động được nối giữa
máy bơm và hệ thống dẫn nước, có tác dụng điều chỉnh thời gian và số lần bơm
nước trong ngày.
*) Mơ hình chăn ni gà ở huyện Phú Bình

Tại xã Dương Thành (huyện Phú Bình), trang trại chăn ni gà có hệ thống
chuồng chăn ni rộng hàng nghìn m2 được xây dựng đồng bộ, khép kín với đầy
đủ hệ thống quạt gió, hút mùi, điện chiếu sáng…
Tại đây, con giống được ấp, nở bằng lò ấp hiện đại; kèm theo đó là các thiết
bị đo nhiệt độ, độ ẩm, hệ thống điện chiếu sáng được tự động bật/tắt phù hợp với
số ngày tuổi của gà. Các phần mềm đo cường độ ánh sáng, nhiệt độ,… cũng được
cài đặt trên điện thoại, có thể kiểm sốt được thiết bị nào đang bật, thiết bị nào đã
tắt; biết được nhiệt độ lò ấp trứng là bao nhiêu độ để điều chỉnh cho phù hợp. Toàn
bộ hệ thống này đều được cài đặt, kết nối và điều khiển trên chiếc điện thoại thông
minh mà không cần phải đến thao tác trực tiếp trên từng thiết bị.
Nhờ thiết bị thông minh đã giúp đem lại hiệu quả kinh tế cao cho trang trại
chăn nuôi và tránh được những rủi ro do tác động của mơi trường.
*) Mơ hình ni trồng thuỷ sản ở huyện Đại Từ
Hệ thống sông, suối ở sường đông dãy Tam Đảo và các hồ chứa lớn trên địa
bàn huyện Đại Từ là môi trường lý tưởng để nuôi trồng thuỷ sản.


10
Xí nghiệp Thuỷ sản hồ Núi Cốc hằng năm cung cấp cho thị trường khoảng
100 tấn cá thịt các loại, 20 triệu con cá giống. Xí nghiệp đã tiến hành đầu tư, cải
tạo hạ tầng, tích cực áp dụng kĩ thuật trong sản xuất cá giống, nuôi trồng thuỷ sản.
Khoảng 5 năm trở lại đây, đơn vị đã đưa vào ni trồng thêm các loại cá mới, có
giá trị cao như: Chép giòn, trắm đen, cá lăng, cá nheo,…
Nhằm hỗ trợ cho người dân phát triển chăn nuôi thuỷ sản, hàng năm, huyện
Đại Từ thường xuyên phối hợp với các đơn vị chuyên môn mở nhiều lớp tập huấn
về kĩ thuật chăn ni, cách phịng bệnh cho cá. Từ đó, giúp bà con có thêm kiến
thức và tận dụng triệt để diện tích mặt nước để phát triển chăn ni thuỷ sản, từng
bước thay đổi tư duy về lĩnh vực sản xuất này. Nhờ vậy, sản lượng thuỷ sản của
địa phương liên tục tăng mạnh qua từng năm. (Năm 2015, sản lượng thuỷ sản của
huyện là trên 2 100 tấn, đến năm 2020, sản lượng tăng gấp hơn 2 lần, đạt gần 4 300

tấn).
Hình 6.6. Ni cá ở huyện Đại Từ
Ngoài chú trọng đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật, mở rộng diện tích chăn ni
thuỷ sản, huyện Đại Từ cịn khuyến khích các hộ dân sản xuất và cung ứng cá
giống. Tính đến nay, ngồi 2 đơn vị chun sản xuất và cung ứng con giống thuỷ
sản của tỉnh là Trại cá Cù Vân, Xí nghiệp Thuỷ sản hồ Núi Cốc, tồn huyện có trên
60 hộ dân ở các xã Cù Vân, An Khánh, Vạn Thọ,… chuyên cung cấp cá giống với
tổng diện tích trên 12ha. Trung bình mỗi năm, huyện cung cấp khoảng 50 triệu con
cá bột, 20 triệu con cá hương và trên 5 triệu con cá giống cho các hộ chăn nuôi trên
địa bàn và khu vực lân cận.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Trình bày được về một dự án nơng nghiệp cơng nghệ cao/nông
nghiệp thông minh tại địa phương.
b) Nội dung:
1. Hãy chọn một mơ hình sản xuất nơng nghiệp ở Thái Ngun và trình bày
những biểu hiện của nơng nghiệp thơng minh ở mơ hình đó.
2. Thái Ngun có những điều kiện gì để phát triển nơng nghiệp thơng
minh?
3. Lập và thực hiện kế hoạch dự án nghiên cứu tìm hiểu các cơ sở sản xuất
nông nghiệp thông minh ở Thái Nguyên.
c) Sản phẩm:
Báo cáo dự án tìm hiểu của HS
d) Tổ chức thực hiện:
Giao nhiệm vụ: Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp
Thực hiện nhiệm vụ: Hs thực hiện nhiệm vụ theo nhóm với những nội dung
được giao


11
Báo cáo, thảo luận: HS có thể trình bày trực tiếp hoặc gửi bài báo cáo qua

zalo hoặc mail
Kết luận, nhận định:
*) Định hướng nội dung
Tìm hiểu hoạt động sản xuất nơng nghiệp ở địa phương giúp mỗi học sinh
có thêm hiểu biết về đặc điểm sản xuất và giá trị của sản xuất mang lại cho q
hương mình.
Thơng qua hoạt động, các em sẽ biết được những yêu cầu trong quy trình
sản xuất và ứng dụng cơng nghệ; giáo dục và định hướng nghề nghiệp trong tương
lai.
*) Các nhiệm vụ cần thực hiện
➢ Nhiệm vụ 1: Xác định các cách tìm hiểu thơng tin về cơ sở sản xuất.
✓ Gợi ý các kênh thông tin: Hỏi người thân trong gia đình hoặc người dân
địa phương; Hỏi bạn bè cùng khối lớp hoặc anh chị ở lớp trên; Tìm kiếm trên các
kênh thông tin, truyền thông (báo, phát thanh truyền hình, Internet,...).
✓ Gợi ý các cách chia sẻ thơng tin: Phỏng vấn; Trò chuyện, trao đổi; Tham
quan; Sử dụng phiếu hỏi,...
✓ Gợi ý những thông tin cần quan tâm về cơ sở sản xuất: Lịch sử phát triển
của cơ sở sản xuất; Nhu cầu về lao động của cơ sở; Quy trình sản xuất; Điều kiện
làm việc; Yêu cầu về trình độ lao động; Yêu cầu về vốn đầu tư; Yêu cầu về thời
gian lao động; Năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm; Giá thành và hiệu quả
kinh tế; Cơ hội phát triển của ngành nghề; Mức thu nhập của chủ cơ sở và của
người lao động; Hiệu quả kinh tế và khả năng giải quyết việc làm và những đóng
góp cho kinh tế – xã hội của địa phương....
➢ Nhiệm vụ 2: Thực hành tìm hiểu hoạt động sản xuất ở cơ sở sản xuất
mà em quan tâm
Phân loại
cơ sở sản xuất
Cơ sở trồng trọt
Cơ sở chăn nuôi
Cơ sở nuôi trồng

thuỷ sản

Hoạt động sản xuất đặc trưng
Ươm tạo con giống; chăm sóc; chữa bệnh; theo dõi chất
lượng; thu hoạch; bảo quản; tiêu thụ.
Chọn giống; tạo nguồn thức ăn; làm chuồng trại; chăm
sóc; phịng bệnh; theo dõi chất lượng; chế biến; bảo quản;
tiêu thụ.
Chọn giống; chọn nguồn nước; xây bể/ao ni; chăm sóc;
phịng bệnh; theo dõi chất lượng; chế biến; bảo quản; tiêu
thụ.

➢ Nhiệm vụ 3: Trao đổi về những điều kiện đảm bảo an toàn và sức khoẻ
người lao động trong cơ sở sản xuất
✓ Quy định về thời gian và môi trường làm việc;


12
✓ Các dụng cụ sản xuất chủ yếu;
✓ Chính sách đảm bảo an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp;
✓ Những yêu cầu khác.
➢ Nhiệm vụ 4: Trải nghiệm thực tế tại cơ sở sản xuất
✓ Nghe thầy, cô giáo phổ biến mục đích, yêu cầu, nội dung và nội quy cần
tuân thủ khi tham quan.
✓ Nghe đại diện cơ sở sản xuất hoặc công ty, doanh nghiệp giới thiệu sơ
lược về q trình hình thành, phát triển; nhiệm vụ chính và các sản phẩm chủ yếu;
những đóng góp của đơn vị đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và
về nhu cầu lao động, những khó khăn, thuận lợi, triển vọng phát triển.
✓ Tham quan cơ sở sản xuất hoặc công ty, doanh nghiệp dưới sự hướng dẫn
của người đại diện. Chú ý lắng nghe chỉ dẫn và quan sát các hoạt động, các phương

tiện, thiết bị, máy móc và dụng cụ lao động được sử dụng trong quá trình lao động,
các sản phẩm. Ghi chép tóm tắt những điều quan sát, nghe được. Có thể quay
phim, chụp ảnh, ghi âm nếu được sự cho phép của nơi tham quan.
✓ Thực hiện một số công việc đơn giản trong cơ sở sản xuất:
+ Tập trung nghe và quan sát người đại diện của cơ sở sản xuất hoặc công
ty, doanh nghiệp hướng dẫn cách thực hiện thao tác một số công việc đơn giản
trong quy trình sản xuất.
+ Thực hiện thử các thao tác do người đại diện vừa hướng dẫn khi được yêu
cầu. Có thể hỏi hoặc yêu cầu hướng dẫn lại khi chưa hiểu rõ cách thực hiện thao
tác.
+ Phân công làm một số cơng việc trong quy trình sản xuất.
+ Rút kinh nghiệm, nêu những điều học hỏi được và cảm nhận của bản thân
sau khi tham gia làm một số công việc của cơ sở sản xuất nông nghiệp thông minh.
➢ Nhiệm vụ 5: Viết báo cáo thu hoạch về chuyến trải nghiệm cơ sở sản xuất
Em hãy viết báo cáo thu hoạch sau chuyến trải nghiệm nghề ở địa phương
em. Trong bản thu hoạch, cần ghi lại những nội dung sau:
✓ Tên cơ sở sản xuất đã tham gia trải nghiệm;
✓ Địa điểm, thời gian tham gia trải nghiệm;
✓ Những hoạt động trải nghiệm em đã tham gia;
✓ Những điều thu nhận được qua hoạt động trải nghiệm:
+ Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển;
+ Những nhiệm vụ chính;
+ Các hoạt động chủ yếu;
+ Sản phẩm chủ yếu;


13
+ Những đóng góp đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của địa
phương;
+ Những khó khăn, thuận lợi, triển vọng phát triển.

✓ Tổng hợp những ứng dụng khoa học cơng nghệ cao trong quy trình sản
xuất.
✓ Cảm nhận, mong muốn của em sau khi tham gia trải nghiệm;
✓ Đối chiếu khả năng, sở thích của bản thân với những yêu cầu để đánh giá
năng lực của bản thân (chỉ ra những điểm phù hợp hoặc chưa phù hợp của bản thân
với yêu cầu sau khi trải nghiệm).
➢ Nhiệm vụ 6: Thuyết trình về cơ sở sản xuất mà em được trải nghiệm
✓ Chia sẻ trong nhóm báo cáo thu hoạch sau chuyến trải nghiệm và nhận
xét, góp ý.
✓ Cùng nhau xây dựng báo cáo thu hoạch.
✓ Cử các bạn đại diện cho nhóm trình bày báo cáo thu hoạch trước lớp.
Lắng nghe và góp ý.
✓ Cùng thầy, cô giáo và các bạn thảo luận, nhận xét, đánh giá.
➢ Nhiệm vụ 7: Đánh giá kết quả hoạt động: Giáo viên xây dựng tiêu chí
để hướng dẫn học sinh tự đánh giá và đánh giá bạn cùng nhóm/cùng lớp
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu:
Đề xuất được biện pháp ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp tại địa phương.
b) Nội dung:
- Em hãy thu thập các thông tin, hình ảnh để giới thiệu về một mơ hình
sản xuất nơng nghiệp ở địa phương em.
- Tiếp tục tìm hiểu và trải nghiệm các cơ sở sản xuất nông nghiệp thơng
minh ở Thái Ngun (nếu có điều kiện).
- Viết và giới thiệu những điều đã học hỏi, cảm nhận của bản thân sau
khi trải nghiệm cơ sở sản xuất nông nghiệp thông minh ở địa phương.
c) Sản phẩm:
Bài báo cáo HS tìm hiểu, đánh giá được thực trạng nơng nghiệp tại địa phương,
đánh giá được hướng phát triển của nông nghiệp địa phương.
d) Tổ chức thực hiện:
Giao nhiệm vụ: Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp

Thực hiện nhiệm vụ: Hs thực hiện nhiệm vụ theo nhóm với những nội dung
được giao


14
Báo cáo, thảo luận: HS có thể gửi bài báo cáo qua zalo hoặc mail
Kết luận, nhận định
Gợi ý: Học sinh có thể lựa chọn mơ hình dưới đây.
✓ Mơ hình nơng nghiệp thơng minh.
✓ Mơ hình nơng nghiệp truyền thống.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×