Tải bản đầy đủ (.pdf) (1 trang)

Nông nghiệp thông minh với BĐKH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.47 KB, 1 trang )

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH VỚI KHÍ HẬU
CHO TĂNG TRƯỞNG XANH Ở VIỆT NAM
Nguyễn Hữu Ninh, Hoàng Thị Bích Hợp, Nguyễn Văn Duy và Lê Thị Thu Hiền
Trung tâm Nghiên cứu, Giáo dục Môi trường và Phát triển

Tóm tắt

Như một hệ quả của sự phát triển của xã hội loài người, hiện tượng biến đổi khí hậu
(BĐKH) do sự gia tăng khí nhà kính gây ra các tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tếxã hội của con người, đặc biệt làm mất an ninh lương thực. Là một trong những nước xuất
khẩu lương thực hàng đầu thế giới, với khoảng 47% lao động trong ngành sản xuất nông
nghiêp, đồng thời cũng là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do tác động
của BĐKH, vấn đề đảm bảo sinh kế cho người nông dân và sản xuất nông nghiệp ở Việt
Nam trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Chủ trương phát triển nông nghiệp bền vững, thân
thiện với môi trường đã sớm được quan tâm, với các chính sách mới và sự ra đời của các
phương thức canh tác nông nghiệp mới. FAO đã đưa ra khái niệm “nông nghiệp thông
minh với khí hậu” (CSA) từ năm 2010, với kỳ vọng đây sẽ là chìa khóa quan trọng cho việc
phát triển nền nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường, nhằm thích ứng với BĐKH và
phát triển bền vững đồng bộ về chính sách, quản lý và công nghệ. Có thể nói, sự hình
thành và phát triển chuỗi giá trị thực phẩm bền vững và toàn diện – chuỗi cung ứng nông
nghiệp – là một trong những hợp phần quan trọng nhất của CSA bên cạnh việc phát triển
chính sách và công nghệ. Thông qua việc phân tích tính chất của CSA và các khó khăn gặp
phải trong quá trình triển khai các chính sách và dự án về phát triển nông nghiệp, bài viết
đã dự báo một số thách thức chính cho sự phát triển CSA tại Việt Nam, cũng như đề xuất
cho sự tham gia trực tiếp và tích cực của khối kinh tế tư nhân vào chuỗi cung ứng nông
nghiệp, nhằm đảm bảo cho việc thành công của CSA tại Việt Nam.
1. TỔNG QUAN

1.1. Tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia, đặc biệt với các nước
đang phát triển, là xương sống của hệ thống kinh tế của một số nước nhất định. Ngoài việc cung
cấp thực phẩm và nguyên liệu, nông nghiệp cũng cung cấp cơ hội việc làm cho tỷ lệ lớn dân số.


Tại Việt Nam, diện tích đất nông nghiệp chiếm 26,3 triệu ha, tương đương với 79,4% tổng diện
tích Việt Nam (Tổng cục Thống kê, 2012), đóng góp 21% GDP, sử dụng hơn 47% lực lượng lao
động của quốc gia (World Bank, 2013). Thực tế, tỷ lệ người đang sinh sống ở nông thôn và miền
núi chiếm tới gần 70% dân số của Việt Nam. Giá trị thặng dư thương mại của ngành nông nghiệp
lên tới 10,6 tỷ USD, với 7 mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt giá trị trên 1 tỷ USD (lúa gạo, cà phê,
cao su, điều, gỗ, thủy sản, sắn). Ngành sản xuất lúa gạo năm 2012 đã đạt mức xuất khẩu khoảng
7,7 triệu tấn gạo và đạt CIF 3,5 tỷ USD (Trung tâm Tin học và Thống kê, 2012).

353



×