Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải nguy hại ở thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.56 KB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI Ở
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2008
5
Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh Giá Hiện
Trạng và Đề Xuất Các Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Nguy Hại ở Thành Phố Hồ Chí
Minh” do Nguyễn Thị Ánh Tuyết, sinh viên khóa 30, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi
Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
Người hướng dẫn
TS. Đặng Minh Phương
Ngày Tháng Năm
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày Tháng Năm Ngày Tháng Năm
LỜI CẢM TẠ
Vậy là thời gian ngồi trên giảng đường đã sắp trôi qua. Thời gian viết khóa
luận cũng là đánh giá lại những gì đã học hỏi được suốt bốn năm. Để có được những
thành quả ngày hôm nay lời đầu tiên tôi dành sự cảm ơn sâu sắc đến Bố Mẹ và gia
đình, những người đã sinh thành, nuôi nấng, dạy dỗ, luôn động viên tôi và tạo mọi
điều kiện cho tôi có được ngày hôm nay.
Tiếp theo, em xin được cảm ơn toàn thể quý thầy cô trường ĐHNL TPHCM,


đặc biệt là quý thầy cô Khoa Kinh Tế, đã truyền dạy cho em những kiến thức quý báu
trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy Đặng Minh Phương,
người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện luận
văn tốt nghiệp này.
Cảm ơn các Cô Chú, Anh Chị công tác tại Sở Tài Nguyên Môi Trường
TPHCM và Phòng Xây dựng – Môi trường Ban quản lý các KCN & KCX TP đã hỗ
trợ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng xin gửi lời cám ơn đến bạn bè những người đã giúp đỡ, đóng góp ý
kiến giúp tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Ánh Tuyết
NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT Tháng 07 năm 2008. “Đánh Giá Hiện Trạng và
Đề Xuất Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Nguy Hại ở Thành Phố Hồ Chí Minh”.
NGUYEN THI ANH TUYET July 2008. “Assessing Current Situation and
Suggesting Solution for Hazardous Management in Ho Chi Minh City”.
Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng trong công tác quản lý chất thải
nguy hại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, tại các doanh nghiệp đang hoạt động
trong các KCN & KCX, cũng như các đơn vị tham gia thu gom, vận chuyển, xử lý,
tiêu hủy chất thải nguy hại. Đề tài đã thu thập số liệu thứ cấp từ Sở TN – MT TP, Ban
Quản lý các KCN & KCX TP và các thông tin trong các nghiên cứu hay các bài báo
trên Internet để cho thấy thực trạng công tác quản lý ở TPHCM và ở các KCN & KCX
hiện nay còn rất nhiều vấn đề điển hình là hiện tượng các doanh nghiệp không chấp
hành đúng quy định của nhà nước về quản lý chất thải nguy hại còn ở mức cao trong
tổng số 17.000 đơn vị có phát sinh chất thải nguy hại thì chỉ có khoảng 450 đơn vị
đăng ký sổ chủ nguồn thải, bên cạnh đó có những doanh nghiệp còn đổ cả chất thải
nguy hại chung với rác sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường. Từ thực trạng đó đề tài đã
đề xuất các giải pháp cụ thể đó là thu phí phát sinh chất thải nguy hại dựa trên tổng của

lượng phát sinh từng loại chất thải nguy hại của doanh nghiệp trong vòng một năm
nhân với mức phí cơ bản và nhân với hệ số phí dựa vào phương pháp xử lý từng loại
chất thải nguy hại. Nguồn phí thu được sẽ sử dụng cho việc hỗ trợ các doanh nghiệp
để quản lý chất thải nguy hại tốt hơn. Đồng thời dựa vào việc tìm hiểu thị trường thu
gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại đề nghị cần có vai trò kiểm soát
của nhà nước để chấn chỉnh chất lượng giá cả dịch vụ.
MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
Danh mục phụ lục
CHƯƠNG 1. MỞ DẦU
1.1. Đặt vấn đề
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu
1.3.2. Phạm vi địa bàn nghiên cứu
1.3.3. Phạm vi đối tượng nghiên cứu
1.3.4. Phạm vi thời gian nghiên cứu
1.4. Cấu trúc của khóa luận
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2. Tổng quan về điều kiện tự nhiên của Thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1. Lịch sử hình thành
2.2.2. Vị trí địa lí
2.2.3. Địa hình
2.2.4. Khí hậu – Thời tiết

2.2.5. Địa chất đất đai
2.2.6. Nguồn nước và thủy văn 10
2.2.7. Thảm thực vật 10
2.2.8. Văn hóa – Du lịch 11
2.3. Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội của TPHCM 11
2.3.1. Về Công nghiệp 13
v
2.3.2. Về Nông nghiệp – Lâm nghiệp - Thủy sản 14
2.3.3. Về Đầu tư – Xây dựng 15
2.3.4. Về Dân số - Lao động – Xã hội 16
2.3.5. Về Giáo dục – Y tế 17
2.3.6. Về Vận tải – Bưu điện 18
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
3.1. Nội dung nghiên cứu 20
3.1.1. Những khái niệm cơ bản về chất thải, chất thải nguy hại 20
3.1.2. Những khái niệm cơ bản về phí, phí môi trường 26
3.1.2. Phương pháp xác định phí ô nhiễm môi trường 27
3.1.3. Văn bản pháp lý liên quan đến việc quản lý chất thải nguy hại 32
3.2. Phương pháp nghiên cứu 34
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36
4.1. Hiện trạng phát sinh chất thải nguy hại trên địa bàn TPHCM 36
4.2. Đánh giá hiện trạng quản lý CTNH tại TPHCM 40
4.2.1. Công tác quản lý CTNH tại các đơn vị sản xuất 40
4.2.2. Công tác quản lý tại các đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý 43
4.3. Công tác quản lý hành chính trong quản lý CTNH 48
4.4. Đề xuất các giải pháp quản lý 50
4.4.1. Đề xuất thu phí phát sinh CTNH 50
4.4.2. Quản lý thị trường thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH 55
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59
5.1. Kết luận 59

5.2. Kiến nghị 60
5.2.1. Về phía Sở Tài nguyên và Môi trường 50
5.2.2. Về phía Ban Quản lý các KCN & KCX TP 61
5.2.3. Đối với các doanh nghiệp có phát sinh CTNH 61
5.2.4. Đối với các đơn vị thu gom, vận chuyển CTNH 61
5.2.5. Đối với các đơn vị xử lý, tiêu hủy CTNH 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV Bảo vệ thực vật
CQQLNNMT Cơ quan quản lý nhà nước môi trường
CTCC Công trình công cộng
CTNH Chất thải nguy hại
CTRCN Chất thải rắn công nghiệp
DN Doanh nghiệp
DV Dịch vụ
ĐT Đô thị
HEPZA Ban quản lý các KCN & KCX TPHCM
KCN Khu công nghiệp
KCX Khu chế xuất
QLMT Quản lý môi trường
TN – MT Tài nguyên – Môi trường
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
UBNDTP Ủy ban nhân dân thành phố
US-EPA Bộ Bảo vệ Môi trường Mỹ (United States – Environmental
Protection Agency)
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1. Hệ Số Phí Theo Phương Pháp Quản Lý CTNH
Bảng 2.2. Tổng Sản Phẩm Quốc Nội (GDP) của TPHCM 12
Bảng 2.3. Giá Trị Sản Xuất Công Nghiệp của TPHCM 13
Bảng 2.4. Giá Trị Sản Xuất Nông – Lâm – Thủy Sản của TPHCM 14
Bảng 2.5. Tình Hình Đầu Tư của TPHCM 15
Bảng 2.6. Dân Số - Lao Động – Xã Hội 16
Bảng 2.7. Giáo Dục – Y Tế 17
Bảng 2.8. Vận Tải – Bưu Điện 18
Bảng 3.1. Mối Nguy Hại của CTNH Đối Với Cộng Đồng 24
Bảng 3.2. Khả Năng Ứng Dụng của Các Phương Pháp Xử Lý CTNH 26
Bảng 4.1. Tổng Tải Lượng CTRCN và CTNH 36
Bảng 4.2. Loại và Khối Lượng CTNH Tạo Ra từ Công Nghiệp ở TPHCM 37
Bảng 4.3. Thành Phần CTNH ở Một Số Ngành Công Nghiệp Đặc Thù ở TPHCM 38
Bảng 4.4. Tỉ Lệ CTNH trong Chất Thải Rắn Công Nghiệp ở TPHCM 39
Bảng 4.5. Các DN trong KCN & KCX Tham Gia Tập Huấn Quản lý CTNH 41
Bảng 4.6. Tình Hình Quản Lý CTNH trong Các KCN & KCX 42
Bảng 4.7. Các Đơn Vị Vận Chuyển CTNH do Sở TN – MT Cấp Phép 43
Bảng 4.8. Các Đơn Vị Vận Chuyển CTNH do Cục Bảo Vệ Môi Trường Cấp Phép 44
Bảng 4.9. Các Đơn Vị Xử Lý CTNH do Cục Bảo vệ môi trường cấp phép 45
Bảng 4.10. Các Đơn Vị Xử Lý CTNH do Sở TN – MT Cấp Phép 45
Bảng 4.11. Số Lượng CTNH Các Đơn Vị Xử Lý Tiếp Nhận ở Đia 46
Bảng 4.12. Hệ Số K đề nghị 53
Bảng 4.13. Ví Dụ Tính Phí Phát Sinh CTNH 55
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Sự Biến Đổi Thuốc Trừ Sâu trong Đất 23
Hình 4.1. Sơ Đồ Tổ Chức Quản Lý Chất Thải Rắn Công Nghiệp tại TPHCM 49
Hình 4.2. Mô Hình Kết Hợp 55
Hình 4.3. Mô Hình Độc Lập 56

Hình 4.4. Mô Hình Có Sự Kiểm Soát của Cơ Quan Chức Năng 57
ix
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Mẫu Sổ Chủ Nguồn Thải Chất Thải Nguy Hại
Phụ lục 2. Mẫu Chứng Từ Chất Thải Nguy Hại
Phụ lục 3. Mẫu Báo Cáo Quản Lý Chất Thải Nguy Hại
x
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong suốt những năm qua Thành phố Hồ Chí Minh luôn là địa phương dẫn
đầu cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Làn sóng đầu tư vào các khu công nghiệp,
khu chế xuất thành phố ngày càng tăng, những nhà máy, xí nghiêp, mọc lên ngày càng
nhiều, tính cho đến tháng 6/2006 toàn thành phố có 11 khu công nghiệp, 3 khu chế
xuất và 1 khu công nghệ cao. Ngoài ra, còn có nhiều cụm công nghiệp tập trung với
khoảng 800 nhà máy quy mô lớn và gần 33.000 cơ sở sản xuất công nghiệp quy mô
vừa và nhỏ. Với lượng nhà máy, xí nghiệp nhiều như vậy mỗi ngày thành phố phải tiếp
nhận một lượng lớn chất thải từ các ngành công nghiệp thải ra. Theo khảo sát năm
2007 với trên 8.000 nhà máy (ở quy mô vừa và nhỏ) của phòng Quản lý Chất thải Rắn
– Sở Tài nguyên và Môi trường TP ước tính khối lượng chất thải công nghiệp, chất
thải nguy hại vào khoảng 57.000 tấn/tháng (tương đương 1.900 tấn/ngày). Trong đó,
chất thải công nghiệp chiếm 48.700 tấn/tháng (tương đương 1.623 tấn/ngày), chất thải
nguy hại chiếm khoảng 8.300 tấn/tháng (tương đương 250 tấn/ngày). Phần lớn lượng
chất thải nguy hại là do các ngành công nghiệp như công nghiệp hóa chất, công nghệ
giấy và bột giấy, công nghiệp chế tạo cơ khí và gia công kim loại,.v.v. Ngoài ra, chất
thải nguy hại còn phát sinh từ các hoạt động khác như hoạt động nông nghiệp, các cơ
sở y tế, bệnh viện, sinh hoạt trong gia đình,.v.v. Vấn đề chất thải công nghiệp nói
chung và chất thải nguy hại nói riêng hiện nay là một vấn đề bức xúc của thành phố vì
chỉ có một lượng chất thải nguy hại như dầu cặn, dung môi, bao bì là được thu hồi tái
chế, tái sử dụng, lượng lớn còn lại thì các doanh nghiệp đem đổ chung với rác thải sinh

hoạt và rác thải công nghiệp không nguy hại vào các bãi rác thành phố gây nên tình
trạng quá tải dẫn đến ô nhiễm mùi hôi, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất,.v.v. Ảnh
hưởng rất lớn đến đời sống và sức khỏe của người dân khu vực quanh các bãi rác.
Xuất phát từ thực trạng trên của thành phố đòi hỏi phải có những giải pháp
đồng bộ để hạn chế những tác động môi trường do chất thải nói chung và chất thải
nguy hại nói riêng gây ra. Với ý nghĩa đó khóa luận được thực hiện với tiêu đề : Đánh
Giá Hiện Trạng và Đề Xuất Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Nguy Hại ở Thành Phố Hồ
Chí Minh” nhằm tìm hiểu công tác quản lý chất thải nguy hại hiện nay ở thành phố và
đề xuất lồng ghép công cụ kinh tế vào trong quản lý môi trường mà cụ thể ở đây đó là
phí phát sinh chất thải nguy hại.
Việc áp dụng phí phát sinh chất thải nguy hại sẽ khuyến khích các doanh
nghiệp sản xuất sử dụng các công nghệ ít tạo ra chất thải hoặc áp dụng các biện pháp
sản xuất sạch hơn nhằm giảm thiểu chất thải nguy hại tại nguồn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Trong đề tài trình bày hai mục tiêu đó là mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể.
Hai mục tiêu này được cụ thể như sau.
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải nguy hại ở Thành
phố Hồ Chí Minh
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu hiện trạng phát sinh chất thải nguy hại trên địa bàn TPHCM
Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại tại các đơn vị, thu gom, vận
chuyển, xử lý, tiêu hủy, các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp và khu chế xuất
và công tác quản lý nhà nước đối với chất thải nguy hại tại TPHCM
Đề xuất giải pháp về khía cạnh kinh tế cho công tác quản lý chất thải nguy hại ở
TPHCM
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu
Chất thải nguy hại phát sinh từ rất nhiều nguồn khác nhau như từ sản xuất công
nghiệp, từ sinh hoạt của hộ gia đình, từ sản xuất nông nghiêp, từ các cở sở y tế và bệnh

viên,.v.v. Do giới hạn đề tài chọn nghiên cứu hiện trạng phát sinh và công tác quản lý
chất thải nguy hại từ sản xuất công nghiệp trên địa bàn TPHCM. Bên cạnh đó các giải
pháp cho công tác quản lý chất thải nguy hại có thể có rất nhiều khía cạnh như giải
2
pháp về công nghệ, giải pháp về khía cạnh luật pháp,.v.v. Nhưng đề tài chỉ đề xuất giải
pháp quản lý dưới góc độ kinh tế để quản lý chất thải nguy hại một cách tốt hơn.
1.3.2. Phạm vi địa bàn nghiên cứu
Việc chọn địa bàn phải phù hợp với mục tiêu và nội dung nghiên cứu. Đề tài
chọn thành phố Hồ Chí Minh làm địa bàn nghiên cứu chính vì hiện tại TPHCM có rất
nhiều vấn đề ô nhiễm do công nghiệp cụ thể là do chất thải công nghiệp gây ra.
1.3.3. Phạm vi đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là các cơ sở sản xuất, nhà máy xí nghiệp,
doanh nghiệp có phát sinh chất thải nguy hại, các đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý,
tiêu hủy chất thải nguy hại đang hoạt động trên địa bàn TPHCM và cơ quan quản lý
nhà nước về chất thải nguy hại.
1.3.4. Phạm vi thời gian nghiên cứu
Theo quy định của khoa kinh tế thời gian nghiên cứu của khóa luận là ba tháng,
bắt đầu từ ngày 26/03/2007 và kết thúc vào ngày 23/06/2008. Đây là khoảng thời gian
để sinh viên thu thập, xử lý số liệu và viết bản thảo nghiên cứu.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Khóa luận bao gồm năm nội dung chính được phân thành năm chương, với nội
dung của từng chương như sau:
Chương một là chương mở đầu, chương này có bốn phần chính đó là đặt vấn
đề, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và cấu trúc của khóa luận.
Chương hai trình bày về tổng quan bao gồm ba nội dung là tổng quan về tài liệu
nghiên cứu; tổng quan về địa bàn nghiên cứu; tổng quan về đối tượng nghiên cứu.
Phần tổng quan về địa bàn nghiên cứu nêu lên những đặc điểm về điều kiện tự nhiên,
tình hình kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu.
Chương ba là nội dung và phương pháp nghiên cứu. Về nội dung nghiên cứu có
các định nghĩa, khái niệm, công thức và các vấn đề có liên quan đến vấn đề nghiên

cứu. Về phương pháp nghiên cứu đề tài chỉ đề cập đến cách thức tiếp cận vấn đề
nghiên cứu.
Chương bốn là chương kết quả và thảo luận. Đây là phần chính của khóa luận,
Trong chương này sẽ trình bày hiện trạng phát sinh thị trường cho việc thu gom, vận
chuyển, xử lý CTNH, công tác quản lý chất thải nguy hại tại TPHCM, và hiện trạng
3
quản lý chất thải nguy hại tại các DN trong các KCN & KCX. Từ đó, đề xuất công
thức tính phí và cho ví dụ minh họa cụ thể.
Chương năm là kết luận và kiến nghị, Ở chương này khóa luận sẽ trình bày hai
phần chính đó là phần kết luận và phần kiến nghị. Phần kết luận sẽ nói ngắn gọn
những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện khóa luận cũng như những hạn chế
của khóa luận. Phần kiến nghị sẽ trình bày những phương hướng để quản lý chất thải
nguy hại một cách tốt hơn. Trên đây là tất cả những nội dung mà khóa luận sẽ trình
bày một cách cụ thể ở từng chương một
4
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Về tài liệu nghiên cứu, đề tài tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau nhưng tất cả
đều liên quan mật thiết với những mục tiêu mà đề tài đã đề ra, Những luận văn tốt
nghiệp của các khóa trước, các nghiên cứu của các tổ chức, các nhà khoa học, bài
giảng của giáo viên, những bài viết trên các báo điện tử, kênh thông tin trên internet là
những nguồn thông tin tham khảo quan trọng của đề tài.
Có thể nói các nghiên cứu về chất thải nguy hại thực hiện trên địa bàn thành
phố mới được quan tâm trong vài năm trở lại đây do sự phát triển các ngành nghề sản
xuất tại các cụm công nghiệp, khu công nghiệp đã làm gia tăng lượng chất thải công
nghiệp và chất thải nguy hại rất lớn. Tuy nhiên những nghiên cứu chỉ tập trung đánh
giá hiện trạng và dự báo lượng chất thải nguy hại phát sinh mà chưa có nghiên cứu nào
đánh giá đầy đủ về mức độ tác hại của chất thải nguy hại từ công nghiệp đến sức khỏe
của người dân và môi trường của thành phố. Đây cũng là một hạn chế trong công tác

quản lý và xây dựng các chính sách kiểm soát lượng chất thải nguy hại. Tuy nhiên
nhiều nước trên thế giới nhất là những nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp,
Canada,.v.v. Vấn đề quản lý chất thải nguy hại rất được chú trọng, những nước này đã
xây dựng các công cụ kinh tế như phí phát sinh CTNH, thuế, lệ phí hành chính quản lý
CTNH với mục đích nhằm tạo một nguồn thu cho các quỹ liên quan đến CTNH như:
quỹ xử lý CTNH, quỹ quản lý chất thải. Với nguồn thu này cơ quan quản lý sẽ dùng
vào việc nghiên cứu, tư vấn kỹ thuật quản lý, xử lý cho các doanh nghiệp, giải quyết
các sự cố môi trường do CTNH gây ra, đồng thời tăng cường năng lực kiểm tra giám
sát tình hình quản lý CTNH tại các doanh nghiệp. Điển hình là việc tính phí phát sinh
CTNH ở bang Oregon nước Mỹ.
Bang Oregon chia các nguồn CTNH được phân theo 3 nhóm quy mô khác nhau
Nguồn thải được miễn phí có điều kiện: là nguồn thải có lượng chất thải trong
bất kỳ tháng nào cũng đều <100 kg CTNH (hoặc <1 kg CTNH cấp tính).
Nguồn thải số lượng nhỏ hoặc nguồn thải có số lượng lớn : là nguồn thải có
Lượng CTNH tích lũy tại chỗ >1.000 kg.
Nguồn phát sinh CTNH với số lượng lớn: Tích lũy tại chỗ trên 1 kg CTNH cấp
ở bất cứ lúc nào.
Phí sản sinh ra CTNH được áp dụng cho các nguồn thải số lượng lớn và các
nguồn thải có số lượng nhỏ trong vòng 1 năm.
Mức phí được tính như sau:
Phí cơ bản
×
khối lượng mỗi loại CTNH
×
hệ số phí
Trong đó:
Phí cơ bản là 110$ / tấn
Hệ số phí nằm trong khoảng từ 0 đến 2 theo phương pháp quản lý chất thải cho
bởi bảng sau:
Bảng 2.1. Hệ Số Phí Theo Phương Pháp Quản Lý CTNH

Phương pháp quản lý Hệ số phí
Phương pháp quản lý không biết hoặc không được báo cáo 2,00
Đổ ra đất 1,50
Thiêu đốt 1,00
Xử lý chất vô cơ trong nước 1,00
Xử lý chất hữu cơ trong nước, kết hợp xử lý chất hữu cơ và
vô cơ trong nước
1,00
Xử lý bùn 1,00
Các kiểu xử lý khác 1,00
Ổn định 1,00
Thu hồi năng lượng (tái sử dụng chất thải như là một nhiên liệu) 0,75
Pha trộn với nhiên liệu 0,75
Trung hòa bên ngoài cơ sở 0,75
Thu hồi các dung môi thải 0,50
Thu hồi lại các kim loại (để tái sử dụng) 0,50
Các kiểu thu hồi và tái sinh khác 0,50
CTNH lỏng không được quản lý tức thời trong lúc sinh ra, chỉ
được xử lý bằng biện pháp trung hòa tại chỗ hoặc bằng các công
trình đơn vị xử lý nước thải
0,50
Được phép thải bỏ theo quy định của Đạo luật nước sạch liên 0,00
6
bang phần 402 hoặc 307b
Nguồn tin: Phòng Chất lượng Môi trường của tiểu bang Oregon, tháng 7/2005
2.2. Tổng quan về điều kiện tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1. Lịch sử hình thành
Sài Gòn cổ xưa được thành lập từ năm 1623, nhưng tới năm 1698, Chúa
Nguyễn mới cử Thống soái Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược đất Phương Nam, khai
sinh ra thành phố Sài Gòn. Năm 1911, Sài Gòn là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại ra

đi tìm đường cứu nước, khi đất nước thống nhất, Quốc Hội khoá VI họp ngày 2/7/1976
đã chính thức đổi tên Sài Gòn là thành phố Hồ Chí Minh .
2.2.2. Vị trí địa lí
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong toạ độ địa lý khoảng 10
0
10’ – 10
0
38’ vĩ
độ bắc và 106
0
22’ – 106
0
54’

kinh độ đông . Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc
giáp tỉnh Tây Ninh , Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà
Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp hai tỉnh Long An và Tiền Giang.
Thành phố Hồ Chí Minh cách thủ đô Hà Nội gần 1.730km đường bộ. Đây là
đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế. Với hệ thống
cảng và sân bay lớn nhất cả nước, cảng Sài Gòn với năng lực hoạt động 10 triệu
tấn/năm. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với hàng chục đường bay chỉ cách trung tâm
thành phố 7km.
2.2.3. Địa hình
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Ðông Nam Bộ
và đồng bằng sông Cửu Long. Ðịa hình tổng quát có dạng thấp dần từ Bắc xuống Nam
và từ Ðông sang Tây. Có thể chia thành 3 tiểu vùng địa hình
Vùng cao nằm ở phía Bắc - Ðông Bắc và một phần Tây Bắc (thuộc bắc huyện Củ
Chi, đông bắc quận Thủ Ðức và quận 9), với dạng địa hình lượn sóng, độ cao trung bình
10-25 m và xen kẽ có những đồi gò độ cao cao nhất tới 32m, như đồi Long Bình (quận 9).
Vùng thấp trũng ở phía Nam-Tây Nam và Ðông Nam thành phố (thuộc các

quận 9, 8,7 và các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ). Vùng này có độ cao trung
bình trên dưới 1m và cao nhất 2m, thấp nhất 0,5m.
7
Vùng trung bình, phân bố ở khu vực Trung tâm Thành phố, gồm phần lớn nội
thành cũ, một phần các quận 2, Thủ Ðức, toàn bộ quận 12 và huyện Hóc Môn. Vùng
này có độ cao trung bình 5-10m.
Nhìn chung, địa hình Thành phố Hồ Chí Minh không phức tạp, song cũng khá
đa dạng, có điều kiện để phát triển nhiều mặt.
2.2.4.Khí hậu - Thời tiết
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhiệt
độ cao đều trong năm và có hai mùa mưa - khô rõ ràng. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Theo tài liệu quan trắc nhiều năm của
trạm Tân Sơn Nhất, qua các yếu tố khí tượng chủ yếu, cho thấy những đặc trưng khí
hậu Thành Phố Hồ Chí Minh như sau:
Lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140 Kcal/cm2/năm. Số giờ nắng
trung bình/tháng 160-270 giờ. Nhiệt độ không khí trung bình 27
0
C. Nhiệt độ cao tuyệt
đối 40
0
C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 13,8
0
C. Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là
tháng 4 (28,8
0
C), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là khoảng giữa tháng 12 và
tháng 1 (25,7
0
C). Hàng năm có tới trên 330 ngày có nhiệt độ trung bình 25-28
0

C. Ðiều
kiện nhiệt độ và ánh sáng thuận lợi cho sự phát triển các chủng loại cây trồng và vật
nuôi đạt năng suất sinh học cao; đồng thời đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ
chứa trong các chất thải, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường đô thị.
Lượng mưa cao, bình quân/năm 1.949 mm. Năm cao nhất 2.718 mm (1908) và
năm nhỏ nhất 1.392 mm (1958). Số ngày mưa trung bình/năm là 159 ngày. Khoảng
90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11;
trong đó hai tháng 6 và 9 thường có lượng mưa cao nhất. Các tháng 1,2,3 mưa rất ít,
lượng mưa không đáng kể. Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố
không đều, có khuynh hướng tăng dần theo trục Tây Nam - Ðông Bắc. Ðại bộ phận
các quận nội thành và các huyện phía Bắc thường có lượng mưa cao hơn các quận
huyện phía Nam và Tây Nam.
Ðộ ẩm tương đối của không khí bình quân/năm 79,5%; bình quân mùa mưa
80% và trị số cao tuyệt đối tới 100%; bình quân mùa khô 74,5% và mức thấp tuyệt đối
xuống tới 20%.
8
Về gió, Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính và
chủ yếu là gió mùa Tây - Tây Nam và Bắc - Ðông Bắc. Gió Tây -Tây Nam từ Ấn Ðộ
Dương thổi vào trong mùa mưa, khoảng từ tháng 6 đến tháng 10. Gió Bắc- Ðông Bắc
từ biển Đông thổi vào trong mùa khô, khoảng từ tháng 11 đến tháng 2. Ngoài ra có gió
tín phong, hướng Nam - Ðông Nam, khoảng từ tháng 3 đến tháng 5. Về cơ bản
TPHCM thuộc vùng không có gió bão.
2.2.5. Địa chất đất đai
Ðất đai Thành phố Hồ Chí Minh được hình thành trên hai tướng trầm tích-trầm
tích Pleieixtoxen và trầm tích Holoxen.
Trầm tích Pleixtoxen (trầm tích phù sa cổ): chiếm hầu hết phần phía Bắc, Tây
Bắc và Ðông Bắc thành phố, gồm phần lớn các huyện Củ Chi, Hóc môn, Bắc Bình
Chánh, quận Thủ Ðức, Bắc-Ðông Bắc quận 9 và đại bộ phận khu vực nội thành cũ.
Trầm tích Holoxen (trầm tích phù sa trẻ): tại thành phố Hồ Chí Minh, trầm tích
này có nhiều nguồn gốc như ven biển, vũng vịnh, sông biển, aluvi lòng sông và bãi bồi

nên đã hình thành nhiều loại đất khác nhau: nhóm đất phù sa có diện tích 15.100 ha
(7,8%), nhóm đất phèn 40.800 ha (21,2%) và đất phèn mặn (45.500 ha (23,6). Ngoài ra
có một diện tích nhỏ khoảng hơn 400 ha (0,2%) là "giồng" cát gần biển và đất feralite
vàng nâu bị xói mòn trơ sỏi đá ở vùng đồi gò.
Nhóm đất phù sa không hoặc bị nhiễm phèn, phân bố ở những nơi địa hình hơi
cao khoảng 1,5-2,0m. Nó tập trung tại vùng giữa của phía Nam huyện Bình Chánh,
Ðông Quận 7, Bắc huyện Nhà Bè và một ít nơi ở Củ Chi, Hóc Môn.
Nhóm đất phèn, có hai loại: đất phèn nhiều và đất phèn trung bình. Chúng phân
bố tập trung chủ yếu ở hai vùng. Vùng đất phèn Tây Nam Thành phố, kéo dài từ Tam
Tân-Thái Mỹ huyện Củ Chi xuống khu vực Tây Nam huyện Bình Chánh -các xã Tân
Tạo, Phạm Văn Hai, Lê Minh Xuân,.v.v. Vùng này hầu hết thuộc loại đất phèn nhiều
(phèn nặng); đất rất chua, độ pH khoảng 2,3-3,0. Vùng đất phèn ven sông Sài Gòn-
Rạch Tra và bưng Sáu xã quận 9. Ở đây hầu hết diện tích thuộc loại đất phèn trung
bình và ít, phản ứng của đất chua nhẹ ở tầng đất mặt, độ pH khoảng 4,5-5,0; song giảm
mạnh ở tầng đất dưới, đất rất chua, độ pH xuống tới 3,0 - 3,5.
2.2.6. Nguồn nước và thủy văn
9
Về nguồn nước, Thành Phố HCM nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai -
Sài Gòn, và có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất phát triển. Sông Ðồng Nai bắt nguồn
từ cao nguyên Langbiang (Ðà Lạt) và hợp lưu bởi nhiều sông khác, như sông La Ngà,
sông Bé, nên có lưu vực lớn, khoảng 45.000 km
2
. Nó có lưu lượng bình quân 20-500
m
3
/s và lưu lượng cao nhất trong mùa lũ lên tới 10.000 m
3
/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ
m3 nước và là nguồn nước ngọt chính của thành phố Hồ Chí Minh. Sông Sài Gòn bắt
nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến thành phố với chiều dài 200 km

và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km. Hệ thống các chi lưu của sông Sài Gòn
rất nhiều và có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m
3
/s.
Nước ngầm ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhìn chung khá phong phú tập trung ở
vùng nửa phần phía Bắc-trên trầm tích Pleixtoxen; càng xuống phía Nam (Nam Bình
Chánh, quận 7, Nhà Bè, Cần Giờ)-trên trầm tích Holoxen, nước ngầm thường bị nhiễm
phèn, nhiễm mặn.
Ðại bộ phận khu vực nội thành cũ có nguồn nước ngầm rất đáng kể, nhưng chất
lượng nước không tốt lắm. Tuy nhiên, trong khu vực này, nước ngầm vẫn thường được
khai thác ở ba tầng chủ yếu: 0-20m, 60-90m và 170-200m. Khu vực các quận huyện
12, Hóc môn và Củ Chi có trữ lượng nước ngầm rất dồi dào, chất lượng nước rất tốt,
thường được khai thác ở tầng 60-90m. Ðây là nguồn nước bổ sung quan trọng của
thành phố.
Về thủy văn, hầu hết các sông rạch Thành phố Hồ Chí Minh đều chịu ảnh
hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông. Mỗi ngày, nước lên xuống hai lần, theo
đó thủy triều thâm nhập sâu vào các kênh rạch trong thành phố, gây nên tác động
không nhỏ đối với sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội
thành. Mực nước triều bình quân cao nhất là 1,10m. Tháng có mực nước cao nhất là
tháng 10-11, thấp nhất là các tháng 6 - 7.
2.2.7. Thảm thực vật
Trên cơ sở các yếu tố cơ bản của điều kiện tự nhiên ở thành phố Hồ Chí Minh,
như đã trình bày; người ta đã khái quát hóa thành ba kiểu sinh thái cảnh-kiểu lập địa-
mà, tương ứng với nó là ba hệ sinh thái thảm thực vật rừng tiêu biểu; rừng nhiệt đới
ẩm mưa mùa, rừng úng phèn và rừng ngập mặn. Các thảm thực vật rừng nguyên sinh,
hiện tại hầu như không còn; song sự tìm hiểu nó sẽ giúp ích cho việc đánh giá tiềm
10
năng điều kiện lập địa, xác định phương hướng phục hồi và xây dựng các thảm thực
vật đạt hiệu quả mong muốn, nhất là về cảnh quan, môi trường sinh thái ở một Thành
phố đông dân cư của vùng nhiệt đới.

2.2.8. Văn hóa – Du lịch
Thành phố Hồ Chí Minh - thành phố trẻ trung và hiện đại mới 300 năm tuổi,
song trong lòng thành phố đã chứa đựng biết bao giá trị văn hoá nhân văn - văn hoá
lịch sử được kết tinh từ sự giao lưu của nhiều nền văn hoá khác nhau trên nền tảng văn
hoá mang đậm bản sắc Việt Nam. Có thể nói, TPHCM là nơi hội tụ nhiều dòng chảy
văn hoá trong quá trình lịch sử hình thành và phát triển, có nền văn hoá mang dấu ấn
của người Việt Nam, Hoa, Chăm, Khơ me, Ấn,.v.v. Và cả những ảnh hưởng từ
phương tây trong giai đoạn chiến tranh chống Pháp – Mỹ. Tiêu biểu cho những nền
văn hóa đó là các công trình kiến trúc như: bến Nhà Rồng, Bưu điện, Nhà hát lớn, đền
Quốc Tổ, trụ sở UBNDTP, dinh Thống Nhất, chợ Bến Thành, hệ thống các ngôi chùa
cổ như: chùa Giác Lâm, chùa bà Thiên hậu, Tổ Đình Giác Viên; các nhà thờ cổ như:
Nhà thờ Đức Bà, Huyện Sỹ, Thông Tây Hội, Thủ Đức,.v.v. Thành phố có nhiều danh
lam thắng cảnh rất đẹp, địa danh - di tích lịch sử - văn hoá nổi tiếng như Thảo Cầm
Viên, Đầm Sen, Suối Tiên, Hồ Kỳ Hoà, Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Cách mạng, địa
đạo Củ Chi, đền tưởng niệm Bến Dược Củ Chi, chiến khu An Phú Đông, 18 thôn
Vườn Trầu, Hóc Môn Bà Điểm, Láng Le Bàu Cò, vườn thơm Bưng Sáu, “Căn cứ nổi”
rừng Sác, khu du lịch sinh thái Cần Giờ với nhiều hệ sinh thái có nhiều chủng loại
động thực vật .v.v.
Nhờ những thuận lợi về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đã giúp TPHCM trở
thành một trung tâm kinh tế văn hóa xã hội lớn nhất của cả nước. Luôn đứng đầu cả
nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài.
2.3. Tổng quan tình hình kinh tế - xã hội TP HCM
Những nỗ lực trong cải cách hành chính và những chính sách kinh tế vĩ mô hợp
lý đã giúp TPHCM đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong những năm qua. Tổng sản
phẩm GDP của thành phố luôn tăng theo thời gian và đứng đầu cả nước.
Bảng 2.2. Tổng Sản Phẩm Quốc Nội (GDP) của TPHCM
Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006
1. Tổng sản phẩm - GDP



11
1.1 Giá thực tế (tỷ đồng) 96.403 113.291 137.087 165.297 191.010
2. Cơ cấu GDP(%)
2.1 Phân theo thành phần
kinh tế
- Khu vực nhà nước 38,8 36,3 35,4 33,9 33,3
- Khu vực ngoài quốc doanh 40,1 42,9 44,6 45,1 44,6
- Khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài
21,1 20,8 20,0 21,0 22,1
2.2 Phân theo các khu vực
kinh tế
- Nông nghiệp, lâm nghiệp
và thủy sản
1,7 1,6 1,4 1,3 1,2
- Công nghiệp và xây dựng 46,7 49,1 48,9 48,1 47,7
- Dịch vụ 51,6 49,3 49,7 50,6 51,1
4. Tổng thu ngân sách nhà
nước (tỷ đồng)
37.402 41.591 48.972 60.487 69.394
- Thuế xuất nhập khẩu 16.575 16.705 19.121 21.811 26.251
- Thu nội địa 20.827 24.886 28.436 32.333 36.745
Nguồn tin:
Trong năm năm qua tổng sản phẩm quốc nội GDP của thành phố không ngừng
gia tăng. Năm 2006 GDP của thành phố đạt 191,010 tỷ đồng tăng 25,713 tỷ đồng so
với năm 2005. Ta có thể thấy cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế thì khu vực
ngoài quốc doanh chiếm một tỷ trọng khá lớn trong GDP, năm 2006 khu vực ngoài
quốc doanh chiếm 44.6%, khu vực nhà nước chiếm 33.3%, còn lại 22.1% là khu vực
có vốn đầu tư nước ngoài, Nếu phân theo các khu vực kinh tế nhìn vào bảng số liệu ta
thấy trong năm năm qua khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản giảm dần trong

cơ cấu GDP của thành phố. Trong khi đó, từ năm 2003 đến năm 2006 GDP trong khu
vực dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng cao nhất điều này có thể thấy lĩnh vực dịch vụ của
thành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua rất phát triển.
2.3.1. Về công nghiệp
Công nghiệp là ngành thế mạnh của thành phố bên cạnh thương mại và dịch vụ.
Giá trị sản xuất từ công nghiệp luôn đóng góp khoảng 40% GDP toàn TP.
12
Bảng 2.3. Giá Trị Sản Xuất Công Nghiệp Của TPHCM
Năm 2002 2003 2004 2005 2006
1 . Giá trị sản xuất công nghiệp
(giá cố định 1994) tỷ đồng 77.021 88.674 101.063 116.309 132.217
2. Tốc độ tăng trưởng (%) 115,1 115,1 114,7 114,5 113,5
2.1 Phân theo thành phần kinh tế
- Nhà nước 110,4 111,5 113,8 107,8 103,4
- Ngoài quốc doanh 118,2 117,6 121,9 120,2 118,1
- Ðầu tư nước ngoài 120,4 118,7 112 123,3 120,9
2.2 Phân theo ngành công nghiệp
Thực phẩm, đồ uống 108,9 103,8 114 107,3 108,4
Thuốc lá 117,4 115,2 113,6 103,2 98,5
Dệt
115,9 113 113,6 110,6 80,1
May
118,9 127,9 119,6 121,8 120,3
Thuộc da, sản xuất va li túi xách
117 121,9 110 122,8 117,6
Giấy, sản phẩm từ giấy
111,1 110 124,1 115,7 111,6
Xuất bản, in và sao bản
112,6 128,1 113 122,4 112,3
Hóa chất

118,20 110,1 115,8 122,6 122,6
Cao su, nhựa
118 121,1 132,4 118,8 121,4
Sản xuất kim loại
116,6 113,5 124,4 113,9 99,2
Sản phẩm từ kim loại
122,3 127 120,6 109,2 119,9
Radio, tivi và thiết bị truyền thông
131,3 120 100,4 115,8 111,5
Chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ, tre,
nứa 116,1 122,7 130,8 120,9 116,8
Nguồn:
Dựa vào bảng 2.3 thống kê giá trị sản xuất công nghiệp trong vòng năm năm
qua của TP ta có thể thấy tuy tốc độ tăng trưởng công nghiệp giảm dần theo thời gian
nhưng xét về giá trị thì năm sau luôn cao hơn năm trước, mức tăng cao nhất là từ năm
2005-2006 với giá trị là 15,908 tỷ đồng. Phân theo thành phần kinh tế thì sản xuất
công nghiệp trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài luôn có mức tăng trưởng cao hơn
so với khu vực nhà nước và khu vực ngoài quốc doanh. Năm 2006 mức khu vực nhà
nước tăng 103.4%, khu vực ngoài quốc doanh tăng 118.1%, khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài tăng 120.9%. Nếu phân theo ngành công nghiệp trong năm 2006 có ba
ngành dệt, thuốc lá, sản xuất kim loại không tăng trưởng, các ngành còn lại đều có
13
mức tăng trưởng nhất là sản xuất hóa chất có mức tăng trưởng cao nhất 122.6%. Đây
cũng là ngành có tỉ lệ chất thải nguy hại cao nhất trong các ngành sản xuất khác.
2.3.2 Về Nông nghiệp – Lâm nghiệp – Thủy sản
Bảng 2.4. Giá Trị Sản Xuất Nông – Lâm – Thủy Sản TPHCM
2002 2003 2004 2005 2006
1.Giá trị Nông- Lâm - Thủy sản (theo giá
thực tế (tỷ đồng)) 2.915 3.244 3.459 3.770 4.731
2. Sản lượng một số cây trồng và chăn

nuôi (1000 tấn)
Lúa 182 160 159 130 114,6
Rau đậu các loại 172 165 164 161 176,1
Ðậu phộng 5,3 4,3 5 4,5 1,8
Sữa bò tươi 51,7 88,7 117,6 130 157,9
Thủy sản nuôi trồng 34,2 35 32,8 31,7 55,6
3. Số lượng gia súc, gia cầm (1000 con)
Lợn 211,4 216,1 221,1 235,6 300,9
Bò sữa 36,5 45,5 49,2 56,1 67,5
Gia cầm 2.891 2.460 0,996 - -
Nguồn tin:
Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ chú trọng vào phát triển công nghiệp mà
còn rất quan tâm đến phát triển nông nghiệp để đảm bảo vấn đề lương thực thực phẩm
cho hơn sáu triệu người dân tại thành phố. Có thể thấy giá trị ngành nông – lâm – thủy
sản toàn thành phố luôn gia tăng từ năm 2002-2006. Năm 2006 đạt 4,731 tỷ đồng tăng
961 tỷ đồng so với năm 2005. Bảng số liệu thống kê sản lượng từ năm 2002-2006 cho
ta thấy sản lượng lúa của TP đã liên tục giảm trong khi sản lượng sữa bò tươi và số
lượng gia súc gia cầm lại gia tăng.
2.3.3. Về Đầu tư và Xây dựng
Lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn nhân lực dồi dào có trình độ cao đưa
TPHCM trong những năm qua trở thành nơi thu hút vốn đầu tư nước ngoài mạnh nhất
cả nước. Số dự án đầu tư vào thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng số dự án đầu tư nước
ngoài trên cả nước.
Bảng 2.5. Tình Hình Đầu Tư của TPHCM

2002 2003 2004 2005 2006
1. Vốn đầu tư phát triển (tỷ đồng)
32.413 37.203 45.425 57.345 66.978
1.1 Phân theo nguồn vốn
14

Vốn ngân sách nhà nước
5.526 6.223 7.683 8.500 9.474
Vốn ngoài ngân sách nhà nước
17.749 15.748 23.702 29.067 34.060
Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
9.249 7.342 8.559 9.518 11.317
2. Ðầu tư trực tiếp của nước ngoài
Số dự án cấp trong năm
223 203 247 309 283
Tổng số vốn đăng ký đầu tư mới
(triệu USD)
495 303,6 430,6 603,8 2.287
Số dự án còn hiệu lực đến cuối kỳ báo
cáo
1.246 1.415 1.621 1.914 2.168
Tổng vốn đăng ký đầu tư còn hiệu lực
đến cuối năm (triệu USD)
11.267 11.636 12.210 12.348 14.569
Nguồn tin:
Theo bảng 2.4. Năm 2006, số dự án cấp trong năm là 283 dự án có giảm so với
năm 2005 khoảng 26 dự án nhưng xét về tổng số vốn đăng ký mới lại cao hơn rất
nhiều có được điều này là do những cải cách trong thủ tục hành chính về cấp phép đầu
tư, những chính sách ưu đãi của chính quyền TP đối với các nhà đầu tư.
15

×