Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Giáo án chủ đề 3 môn giáo dục địa phương lớp 10 tỉnh Lâm Đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.04 KB, 12 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>VĂN HỌC DÂN GIAN TỈNH LÂM ĐỒNG</b>

<i>- Phân tích được một tác phẩm cụ thể của văn học dân gianLâm Đồng (bằng hình thức nói hoặc viết).</i>

<i>- Biết trân trọng di sản nghệ thuật của người xưa qua các sángtác văn học dân gian Lâm Đồng.</i>

<b>KHỞI ĐỘNG</b>

Trình bày một tiết mụcdân ca hoạc kể một câu chuyện dân giancủa các dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng.

<b>HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI</b>

<b>I. KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN LÂM ĐỒNG</b>

Văn học dân gian Lâm Đồng là những sáng tác ngôn từ từ xaxưa của cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng, được truyền lạibằng con đường truyền miệng.

Văn học dân gian Lâm Đồng phản ánh đời sống tinh thần, bảnsắc văn hoá, phong tục tập quán, cách nghĩ, cách cảm nhận của ngườixưa về thế giới và con người. Đó có thể là những truyện cổ, thơ ca dângian,… được thể hiện trong các lễ hội truyền thống, trong những buổisinh hoạt cộng đồng, trên nương rẫy, bên suối nước,… Bởi vậy, văn

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

học dân gian Lâm Đồng phong phú về thể loại, đa dạng về đề tài, đặcsắc về nội dung và nghệ thuật.

<b>1. Truyện cổ dân gian Lâm Đồnga) Thần thoại </b>

Thần thoại của các dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng là những truyệnkể về các vị thần sáng tạo nên thế giới tự nhiên và con người.

Lí giải về nguồn gốc của thế giới tự nhiên là truyện thần thoại kể

<i>về các vị thần được gọi là pàng ng, pàng pau, mị pàng và có tên cụ</i>

thể là K’Đu, K’Đạ, K’Đòn,… Theo quan niệm của họ, đất có trước

<i>nhất và là yếu tố để các yàng tạo ra mặt trời, các sự vật khác. Đây</i>

chính là đặc điểm thể hiện rõ tính “suy nguyên nguồn gốc” của thầnthoại các dân tộc ở Lâm Đồng.

Thần thoại về nguồn gốc, quan hệ các loài cũng kể câu chuyện

<i>của các yàng nhưng lúc này yàng đã hoá thân thành nhiều nhân vậtkhác nhau và sống như con người bình thường (Con chung một mẹ).</i>

Ngồi ra, các lồi cũng có thể được tạo ra nhờ những hoạt động nhưngười đẻ người, người hoá vật. Cho nên trong quan niệm của cộngđồng các dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng, con người cũng là một trongmn lồi của đời sống tự nhiên.

<b>b) Truyền thuyết</b>

Truyền thuyết của các dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng thường kểnhững câu chuyện nhằm lí giải về tên gọi các địa danh. Tên các địa

<i>danh thường được lấy từ tên các nhân vật trong truyện. Ví dụ như: Sự</i>

<i>tích núi Lang Biang, Núi Voi và suối Đạ Nhim; Sự tích núi ĐăngBuớch; Đam B’ri; Đắp núi Lang Biang,… Tuy nhiên, yếu tố chính để</i>

xem đây là những truyền thuyết là ở tên núi, tên sơng, tên suối, tênlàng có thật, được nhiều người biết đến, có vai trị quan trọng trongcuộc sống của cộng đồng cư dân ở Lâm Đồng. Những sự kiện xảy ratrong truyện là những sự kiện lớn, có tác động mạnh mẽ đến lịch sửxây dựng và phát triển cộng đồng và có dấu tích lưu lại đến ngày nay.Truyện thể hiện truyền thống đoàn kết, đấu tranh kiên cường của đồngbào các dân tộc để bảo vệ và dựng xây vùng đất Tây nguyên.

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<i>trung thực, làm việc tốt (truyện Xung Bang Kon Yôn); truyện về nhân</i>

vật mồ côi là dũng sĩ, có cơng lao với cộng đồng như diệt cọp, diệt đại

<i>bàng, diệt ma quái (truyện Tích Tơ Ly). Nhân vật mang lốt là sản</i>

phẩm của cuộc sống gắn bó, hồ mình với tự nhiên của các dân tộc

<i>thiểu số ở Lâm Đồng (như nhân vật nàng Ngà, nàng Chuối, chàng</i>

<i>Dưa, chàng Rắn…). Các nhân vật ấy luôn mang phẩm chất tốt đẹp,</i>

sẵn sàng hi sinh bảo vệ cộng đồng.

Truyện cổ tích lồi vật có số lượng tác phẩm khá lớn trong khotruyện cổ dân gian Lâm Đồng. Những truyện này có nhiều điểm thốngnhất với truyện cổ tích Việt Nam nói chung. Thế giới lồi vật là hìnhảnh phản chiếu thế giới con người với những cuộc đấu tranh giữathiện và ác, thống trị và bị trị hoặc để giải thích đặc điểm của một số

<i>lồi vật,… Ví dụ như: Thỏ, người và cọp; Vì sao thỏ tai dài, đi</i>

<i>ngắn; Mèo và chuột; Sự tích con đỉa, con muỗi và con vắt…</i>

Truyện cổ tích phản ánh khát vọng của con người về cuộc sốngno ấm, hạnh phúc, về tình yêu và về niềm vinh quang chiến thắng.

<b>2. Thơ ca dân gian Lâm Đồng </b>

Lâm Đồng có nhiều dân tộc sinh sống, chủ yếu là những người dicư từ các vùng, miền khác đến Lâm Đồng trong khoảng trên dưới 100năm trở lại đây. Những sáng tác văn vần của một số dân tộc thiểu số ởLâm Đồng thường gắn với những hoạt động nghi lễ, tín ngưỡng, lễ hộivà các hoạt động lao động sản xuất. Nó được lưu truyền bằng conđường truyền miệng.

Hiện nay, dựa trên những văn bản sưu tầm được, những sáng tácvăn vần của một số dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng chủ yếu là của dân

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

tộc Mạ, Cơ Ho, Chu Ru, có thể chia thành một số loại: bài ca nghi lễ,bài ca luật tục, bài ca lao động, bài ca tình cảm, …

<i>Những bài ca nghi lễ là những bài ca được đọc, hát trong các</i>

nghi lễ truyền thống. Nội dung thường thấy là mời thần linh đếnchứng giám lòng thành, cầu mưa thuận gió hồ, mùa màng tươi tốt,bội thu, đời sống thuận lợi, có sức khoẻ.

<i>Những bài ca luật tục được đọc lên trong các buổi phân xử các</i>

vấn đề xảy ra trong buôn làng, khuyên bảo con người về cách ứng xử,sống tuân thủ luật lệ do buôn làng đặt ra, dù nói về luật tục thì nhữngbài ca này vẫn thấm đẫm giá trị thẩm mĩ, văn hoá của người dân LâmĐồng.

<i><b>Những bài ca lao động đúc kết những kinh nghiệm trong lao</b></i>

động, xây dựng cuộc sống, khuyên con người nỗ lực, cố gắng chămchỉ trong cơng việc.

<i>Những bài ca tình cảm thể hiện tình cảm của con người, nhất là</i>

tình cảm gia đình, tình cảm nam nữ. Bài ca tình cảm được trình bàybằng hình thức đối đáp giữa nam và nữ. Mơi trường diễn xướng tươngđối tự do, họ có thể hát trong nhà, bên bếp lửa, lúc lên nương rẫy haybên suối. … Khi diễn xướng, phần lời của các bài văn vần được kếthợp với giai điệu, nhạc cụ dân gian, tạo nên những giai điệu trữ tình.Những bài văn vần có kết cấu tương đối chặt chẽ, có vần, có điệu, cóhình ảnh ví von. Bởi thế mà những bài văn vần này dễ ghi nhớ, thuậnlợi cho việc lưu truyền trong cộng đồng, trở thành một nét văn hóatrong đời sống cộng đồng dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng.

<b>? </b>

- Em hiểu thế nào là văn học dân gian Lâm Đồng

- Theo em, văn học dân gian Lâm Đồng có những điểm tương đồng và khác biệt như thế nào so với văn học dân gian Việt Nam nói chung?

- Hãy khái quát nội dung cơ bản của văn học dân gian Lâm Đồngbằng sơ đồ hoặc sơ đồ tư duy.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>II. Đọc hiểu văn bản</b>

<i><b>Văn bản 1 </b></i>

<b>VÌ SAO NƯỚC BIỂN MẶN?</b>

Ngày xưa, trên mặt đất, con người khơng có muối ăn như bây giờ.Người ta phải bỏ vào các món ăn một thứ lá kiếm được trong rừng gọilà lá Rơ-nhau<small>(1)</small>.

Ở trên trời, có một ơng vua sinh được ba người con. Người contrai cả tên là K’Tềng. Hai người con gái sau tên là Ka Bọ và Ka Bla.Cả ba người con đều đã lớn, mỗi người có một tài riêng. ChàngK’Tềng biết làm ra sắt, biết rèn nên những chiếc xà gạc sắc, nhữngcon dao nhọn. Nàng Ka Bọ có tài xúc cá. Người con gái út là nàng KaBla thì giỏi việc nấu nướng. Những nồi cơm, nồi canh nàng nấu đềurất ngon, những món ăn nàng làm đều rất đậm đà, làm cho cha mẹ rấtvui lòng.

Trên trời, những người con của nhà vua biết hết mọi chuyện dướiđất. Thấy những người dưới đất nấu cơm canh không ngon, nàng KaBla rất thương họ. Một hôm, nàng xin phép cha mẹ:

- Ơ mẹ, ơ cha! Mẹ cha cho con xuống dưới đất giúp người ta nấucơm canh nhé!

Cha mẹ nàng Ka Bla không muốn cho con đi xa, anh chị nàng KaBla cũng hết sức ngăn cản nàng. Nhưng nàng Ka Bla quyết xin đibằng được. Cha mẹ nàng Ka Bla đành nói với nàng:

- Vậy con chỉ được đi hết ba mùa rẫy, rồi phải về nhà nhé!

Nàng Ka Bla liền ra đi. Nàng đi đến một vùng rừng núi, đi vàomột bn đói nghèo. Giả bộ như người đi lạc đường, nàng Ka Bla vàoxin ăn một gia đình rất nghèo. Gia đình này cho nàng ăn uống vàmuốn nàng ở lại làm con ni của họ.

Thế là từ đó, nàng Ka Bla ở lại buôn ấy. Nàng nấu cho gia đìnhnàng ở những nồi cơm, nồi canh rất ngon lành. Những món ăn nàng<small>1 () Rơ-nhau: một thứ cây mọc trong rừng, lá ăn ngọt và hơi mặn. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Ka Bla làm đều rất đậm đà khiến ai cũng thích. Nàng khơng bỏ vàocác món ăn thứ lá Rơ-nhau như người ta thường làm mà bỏ vào nhữnghạt muối đem từ trên trời xuống.

Rồi khắp buôn, khắp vùng, ai ai cũng biết nàng Ka Bla xinh đẹpkhéo tay. Người ta rủ nhau đến nhà nàng, xin nàng những hạt muốiđem về bỏ vào các món ăn. Thật lạ: Các món ăn trở nên rất ngon, kháchẳn bình thường. Ai ai cũng quý mến nàng Ka Bla.

Trong buôn, có một tên chủ làng tham lam, hung ác. Hắn cũngđến nhà, xin nàng Ka Bla những hạt muối. Trở về, hắn ngẩn ngơ vìsắc đẹp và bàn tay khéo léo của nàng. Hắn muốn chiếm bằng đượcnàng.

Một hôm, tên chủ làng mị đến, nói với Ka Bla:

- Sao em lại ở trong ngôi nhà dột nát này? Em hãy về nhà với anh,nấu cơm canh cho anh! Nhà anh rất lớn, nhiều của cải. Em sẽ sungsướng, không phải đi tuốt lúa, chẳng phải đi xúc cá.

Nàng Ka Bla khơng chịu, tìm cách từ chối hắn:

- Cổ tay em đã nhận vòng của người ta, cổ em đã đeo chuỗi hộtcủa người ra, em đã có người thương rồi! Anh đi tìm người khác.

Tên chủ làng bị từ chối, tức lắm. Hắn vẫn quen muốn gì đượcnấy. Hắn đành trở về, gầm gừ doạ nạt:

- Đồ bỏ rơi trong rừng, không mẹ không cha mà cũng lên mặt!Nếu không chịu về với tao thì đừng ở trong bn này nữa!

Rồi tên chủ làng kiếm cớ không cho cô gái ở trong buôn nữa. Aicũng thương cô gái xinh đẹp, tốt bụng nhưng khơng làm gì được.

Từ khi cơ gái bị đuổi đi, những món ăn của các nhà lại trở nênnhạt nhẽo, rất khó ăn. Ai ai cũng ốn trách tên chủ làng. Tên chủ lànghoảng sợ, vội vã sai người đi tìm nàng Ka Bla ở khắp nơi nhưng đãmuộn rồi.

Nàng Ka Bla đi từ vùng rừng núi xuống vùng đồng bằng, rồi đếnvùng ven biển. Đi đến đâu, nàng cũng được người ta đón tiếp niềm nở.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Ai cũng mong đón được nàng về nhà, để nàng giúp họ nấu ăn. Cứ nhưthế, nàng Ka Bla đi khắp nơi.

Nàng Ka Bla đã đi hết ba mùa rẫy, đã đến lúc phải trở về trời vớicha mẹ. Nàng đem những hạt muối còn lại trong ống ném xuống biển.Từ đó, nước biển trở thành rất mặn. Người ven biển lấy nước biển làmra muối bỏ vào món ăn, thấy đậm đà, rất ngon, như khi xưa nàng KaBla đã nấu giúp họ.

Cũng từ đó, những người ở vùng rừng núi phải đi xuống vùng venbiển, đem những đồ vật quý giá của mình đổi lấy những hạt muối củanàng Ka Bla.

<i>Theo lời kể của ông K’Đòng, ông K’Bliêu và anh K’Kị ở xã Lộc Lâm, huyện Bảo Lộc (nay là huyện Bảo Lâm), tỉnh Lâm</i>

<i>Đồng. </i>

<i>(Theo Truyện cổ Mạ, NXB Văn hoá, 1986)</i>

<i><b>Hướng dẫn đọc hiểu</b></i>

<i>1. Xác định nhân vật chính của truyện Vì sao nước biển mặn.</i>

Xuất thân của nhân vật có điểm gì đặc biệt? Tài năng, phẩm chất củanhân vật được miêu tả qua những chi tiết nào?

<i>2. Theo em, đâu là sự kiện quan trọng nhất trong truyện Vì sao</i>

<i>nước biển mặn? Sự kiện đó có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện</i>

phẩm chất nhân vật?

<i>3. Tìm và phân tích tác dụng của các chi tiết kì ảo trong truyện Vì</i>

<i>sao nước biển mặn.</i>

<i>4. Thơng qua truyện Vì sao nước biển mặn, em nhận thấy muối có</i>

vai trị như thế nào trong cuộc sống của con người?

<i>5. Theo em, truyện Vì sao nước biển mặn gửi đến chúng ta thơng</i>

điệp gì?

6. Trong truyện có một số chi tiết miêu tả cuộc sống của ngườidân Lâm Đồng xưa, em hãy thống kê và nêu cảm nhận của mình về

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

những chi tiết ấy. Em thấy những chi tiết này giống và khác nhau thếnào so với cuộc sống của người dân Lâm Đồng hiện nay?

<b>Bài 1.</b>

<b>Nguyên bản:</b>

Kơbàu blùm juơi rơwơê tơkiAsơu blùm juơi rơwơê akuAseh blùm juơi rơwơê jòn.

<i><b>Dịch nghĩa: </b></i>

Trâu hiền chớ sờ sừngChĩ hiền chớ sờ đuơiNgựa hiền chớ sờ vĩ.

<i>(Thơ ca dân gian của người ChuRu)<small>2</small></i>

Cĩ mài thật lâu thì rựa mới sắc.

<i>(Thơ ca dân gian của ngườiMạ)<small>3</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Ơm tơ yàng gen goh.

Ơm mòl tơ oh tơ mi gen hờm răm.

Ở gần thần thì sạch.Ở gần anh em thì no ấm.

<i>(Thơ ca dân gian của ngườiMạ)<small>3</small></i>

<i><b>Hướng dẫn đọc hiểu</b></i>

<i>1. Theo em, các bài thơ ca dân gian trên nói về những nội dung</i>

gì? Những nội dung ấy thể hiện đặc điểm gì trong đời sống tinh thầncủa cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng?

2. Xác định các biện pháp tu từ, cách ngắt nhịp và tác dụng của

<i>chúng trong các bài thơ ca dân gian trên.</i>

<i>3. Trong các bài thơ ca dân gian trên, em thích nhất bài nào? Tại</i>

sao?

4. Tìm những câu thành ngữ, tục ngữ của người Việt gần nghĩa

<i>với những sáng tác thơ ca dân gian Lâm Đồng.</i>

<b>LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNGLUYỆN TẬP </b>

1. Qua văn bản 1 và văn bản 2, em có cảm nhận như thế nào vềcuộc sống của người dân Lâm Đồng xưa?

2. Nêu những cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất củangười Lâm Đồng thể hiện qua các sáng tác dân gian vừa tìm hiểu.

3. Viết một bài văn nêu suy nghĩ của em về một truyện dân gian

<i>Lâm Đồng hoặc một bài thơ ca dân gian Lâm Đồng.</i>

<b>VẬN DỤNG</b>

1. Sưu tầm và kể lại một số truyện dân gian Lâm Đồng.

2. Thiết kế kịch bản và trình diễn một kịch bản sân khấu hoá từcác tác phẩm văn học dân gian Lâm Đồng.

<b> ĐỌC MỞ RỘNG</b>

<b>ĐỪNG ĐỨNG NÚI NÀY TRÔNG NÚI NỌ</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<i><b>Văn bản</b></i>

Ngun bản tiếng Mạ:

<i>Neh tìm trĭa, b tìm sra.Neh tìm ja, b tìm rsồi.Neh tơh ồi pang, b tơh ồiiar.</i>

Dịch nghĩa:

<i> Đã lợp lá đùng đình, đừng lợp lá</i>

<i> Đã lợp cỏ tranh, đừng lợp lámây.</i>

<i> Đã mặc váy bơng thì khơng mặcváy vỏ cây.</i>

<i><b>Thông tin</b></i>

Bài văn vần được sưu tầm trong vùng người Mạ sinh sống, ở phíanam tỉnh Lâm Đồng. Được Jean Boulbet ghi ở trang 127 trong quyểnQuelques aspects du coutumier (N’dri) des cau Maa, B.S.E.I., N.S.,Tome XXXH, N• 2, 2• trim.1957 và Ninh Thế Hùng ghi ở trang 27,

<i>bài 16, chương Phạt vạ trong quyển Ca dao của người Mạ, NXB Hội</i>

Nhà văn, năm 2021.

<i><b>Phân tích</b></i>

<i>Bài văn vần Đừng đứng núi này trơng núi nọ có cấu trúc ngắn</i>

gọn gồm ba câu, hai câu đầu mỗi câu có sáu chữ và chỉ khác nhau ởchữ thứ ba và thứ sáu, cả bốn chữ khác nhau này đều là tên các loạicây cỏ có thể dùng để lợp nhà: lá đùng đình, lá cọ, cỏ tranh, lá mây

<i>(trĭa, sra, ja, rsồi). Bài thơ ca dân gian có âm điệu nhịp nhàng do cách</i>

phối hợp hài hịa các hình thức nghệ thuật lặp cú pháp, điệp ngữ và

<i>cách gieo vần lưng (sra-ja, srồi-ồi).</i>

Cuộc sống của người Mạ là cuộc sống gắn với rừng, rừng là môitrường sống nên cây cỏ là những thứ gần gũi với họ phần lớn các nhucầu phục vụ trong cuộc sống thường ngày đều lấy từ rừng. Nguyênliệu lợp nhà cũng vậy, người Mạ thường kết các loại lá cây thành từngtấm để lợp mái nhà như: lá đùng đình, lá cọ, cỏ tranh, lá mây. Trongcác loại là cây, người Mạ thích dùng lá mây hơn cả, cùng lắm, khikhơng có nguyên liệu nào khác, họ mới dùng cỏ tranh. Nhưng dùngloại nào thì chỉ dùng một loại mà thơi. Kinh nghiệm cho thấy rằng máinhà sàn dài đến 30 - 40 m mà lợp hai ba thứ khác nhau thì chỗ nối hay

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

bị dột. Thời gian sử dụng của các loại lá cũng khác nhau vì vậy, dù cứmột vài năm, nhà lại được nối dài ra thêm một gian nữa cho một giađình mới, Tuy nhiên, nguyên liệu để lợp cho gian nhà mới cũng phảicùng một loại đã lợp những gian nhà cũ. Việc đó tạo sự đồng nhất vàthẩm mĩ cho ngơi nhà sàn dài.

<i>Câu thứ nhất Đã lợp lá đùng đình, đừng lợp lá cọ (Neh tìm trĭa,</i>

<i>b tìm sra), tác giả dân gian muốn nói nhà mình đã lợp bằng lá đùng</i>

đình, thấy nhà người lợp bằng lá cọ dù có đẹp hơn, ta cũng khơng nênbắt chước, vì đẹp là ở mái nhà người, là một thể thống nhất, còn đưa lácọ lợp nối vào mái nhà đã lợp bằng lá đùng đình thì dù thế nào cũng làchắp vá, chỗ nối giữa hai phần lợp hai loại lá khác nhau có khi lại bịdột.

<i>Câu thứ hai Đã lợp cỏ tranh, đừng lợp lá mây (Neh tìm ja, b</i>

<i>tìm rsồi), tác giả dân gian muốn nói đã lỡ lợp nhà bằng cỏ tranh, là</i>

loại dễ kiếm, nhưng dễ cháy và mau hư thì cũng phải đợi khi mái nhàphải thay mới rồi hãy lợp bằng lá mây. Bởi vì đây là loại lá khó kiếm,tốn cơng bện thành tấm, khó bắt lửa và lợp nhà được đến mười mùarẫy hay nhiều hơn nữa. đành phải đợi đến khi chuyển nơi ở của làngsang chỗ mới thơi, khi đó có muốn đổi thay gì thì đổi, cịn bây giờ thìkhơng được.

<i>Câu cuối Đã mặc váy bơng thì khơng mặc váy vỏ cây (Neh tơh ồi</i>

<i>pang, bañ tơh ồi iar) cũng cùng ý như hai câu đầu, đã chọn mặc váy</i>

<i>bông thì khơng mặc bằng váy vỏ cây nữa. Khi thấy người khác mặc</i>

váy vỏ cây, ta cũng không nên bắt chước, khơng nên thay đổi theo, taphải có chủ kiến của ta.

Với người Mạ, cuộc sống gắn với rừng, chu kì nơng nghiệp gầnnhư cố định, đã làm việc gì, đã chọn lựa thứ gì thì phải giữ ln chohết chu kỳ nơng nghiệp đó, việc thay đổi gần như không thể. Vào mùaphát rừng làm rẫy, khi đã chọn cánh rừng này để làm thì khi đã làm lễcúng thần rừng xong, thần đã đồng ý cho phát rẫy trên đó thì dù có tìmthấy cánh rừng đẹp hơn, đường sá thuận tiện hơn cũng không đượcthay đổi vị trí phát sang chỗ mới.

</div>

×