Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

On tap thi hoc ky mon luat hanh chinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.48 KB, 27 trang )

lOMoARcPSD|25917430

ƠN TẬP THI HỌC KỲ MƠN LUẬT HÀNH Chính
Luật, Hành chính nha nước (Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh)

Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university
Downloaded by Tâm V? Th? Minh ()


lOMoARcPSD|25917430

ƠN TẬP THI HỌC KỲ MƠN LUẬT HÀNH CHÍNH
Phần 1: Lý thuyết
Câu 1: Phân tích đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính. Cho ví dụ minh
họa (nếu có).
Đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính là những quan hệ xã hội mang tính chất
chấp hành và điều hành phát sinh giữa các chủ thể tham gia hoạt động của nhà nước trong
những trường hợp sau:
- Những quan hệ phát sinh trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước.
Ví dụ:
 Giữa cơ quan hành chính cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới theo hệ thống
ngành dọc.
 Giữa cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền chung với cơ quan hành chính
Nhà nước có thẩm quyền chun mơn cùng cấp.
 Giữa cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền chun mơn chung với cơ quan
chuyên môn trực thuộc trực tiếp.
- Những quan hệ phát sinh trong hoạt động xây dựng, tổ chức công tác nội bộ của các
cơ quan Nhà nước khác (như Tòa án, Viện kiểm sát…).
Ví dụ:
 Cơng tác nội bộ: thành lập, sáp nhập, giải thể, chia tách cơ quan nhà nước, bổ nhiệm
chức vụ, chức danh, …


 Công tác nhân sự: tổ chức thi tuyển, xếp ngạch công chức, luân chuyển, tuyển dụng,
điều động, biệt phái, phân công công tác, ...
 Kiểm tra, nâng cấp trình độ nghiệp vụ, khen thưởng, kỷ luật, sắp xếp nhân sự, tổ
chức, …
- Những quan hệ phát sinh trong hoạt động của các cơ quan nhà nước khác hoặc các tổ
chức xã hội khi được nhà nước trao quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
Ví dụ:
 Trao quyền cho cá nhân, tổ chức trong bộ máy nhà nước như: tòa án nhân dân, thẩm
phán chủ tọa phiên tòa, ...
 Trao quyền cho cá nhân, tổ chức không phải trong bộ máy nhà nước: chỉ huy tàu
bay, tàu biển khi rời sân bay, bến cảng, …
Câu 2: Trình bày các phương pháp điều chỉnh của Luật Hành chính. Cho biết
phương pháp nào là phương pháp điều chỉnh chủ yếu? Giải thích.
Có 2 phương pháp điều chỉnh Luật Hành chính:
- Phương pháp mệnh lệnh:
Phương pháp mệnh lệnh được xây dựng trên nguyên tắc:
 Xác nhận sự khơng bình đẳng giữa các bên tham gia qquan hệ hành chính, một bên
được nhân danh nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để đưa ra các bên quyết
định hành chính cịn bên kia phải phục tùng các quyết định đó.
 Bên nhân danh nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước có quyền quyết định cơng
việc một cách đơn phương xuất phát từ lợi ích chung của nhà nước, của xã hội
trong phạm vi quyền hạn của mình để chấp hành pháp luật.

Downloaded by Tâm V? Th? Minh ()


lOMoARcPSD|25917430

 Quyết định đơn phương của bên nhân danh nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước
có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với bên hữu quan và được bảo đảm bằng sức

mạnh cưỡng chế nhà nước.
Phương pháp mệnh lệnh được biểu hiện ở những điểm sau:
 Chủ thể quản lý có quyền nhân danh nhà nước để áp đặt ý chí của mình lên đối
tượng quản lý. Việc áp đặt ý chí của chủ thể quản lý nên đối tượng quản lý cũng
được thực hiện đa dạng trong nhiều trường hợp khác nhau.
 Chủ thể quản lý có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính nhằm buộc đối
tượng quản lý phải thực hiện mệnh lệnh của mình nếu các biện pháp giáo dục thuyết
phục khơng có hiệu quả.
- Phương pháp thỏa thuận:
Phương pháp thỏa thuận được sử dụng để điều chỉnh những quan hệ phát sinh trong
hoạt động chấp hành - điều hành có yếu tố bình đẳng (chẳng hạn như trong quan hệ hành
chính phối hợp giữa hai cơ quan hành chính để ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên
tịch thì các bên trong quan hệ này có tư cách, ý chí bình đẳng với nhau hay đây cịn được
gọi là quan hệ pháp luật hành chính ngang).
Xuất phát từ tính chấp hành – điều hành và sự khơng bình đẳng giữa các bên tham gia
quan hệ quản lý hành chính nhà nước nên phương pháp điều chỉnh đặc trưng của Luật
Hành chính là phương pháp mệnh lệnh được hình thành từ quan hệ “quyền lực – phục
tùng”.
Câu 3: Anh (chị) hãy phân biệt cơng chức và viên chức. Nêu 02 ví dụ về cơng
chức và viên chức.
Tiêu chí

Cơng chức

Viên chức

Giống nhau

Điều kiện để trở thành công chức và viên chức đều là người có quốc tịch Việt Nam.
Có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên, đáp ứng các điều kiện để trở thành công chức, viên chức.

Thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể, thường xuyên trong phạm vi được quy định.
Được đảm bảo được hưởng về tiền lương, tiền công, và chế độ lao đông theo quy định của
pháp luật.
- Được tham gia bảo hiểm xã hội và được hưởng các chế độ về bảo hiểm xã hội theo quy
định của pháp luật.

Cơ chế

Là công dân Việt Nam, được tuyển dụng
Là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ
vào biên chế, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ,
nhiệm vào một chức danh nghề nghiệp.
chức danh chuyên môn, nghiệp vụ.

Thời gian
tập sự

-

Với công chức thời gian tập sự được quy
Viên chức sẽ có thời gian tập sự quy định
định riêng đối với từng ngạch, cấp bậc theo trong hợp đồng làm việc từ khoảng 03 tháng
quy định của Chính phủ (Căn cứ tại khoản 2 đến 12 tháng.
Điều 20 của Nghị định 138/2020/NĐ-CP).
- Thời gian tập sự đối với công chức loại C:
12 tháng;
- Thời gian tập sự đối với công chức loại D:

Downloaded by Tâm V? Th? Minh ()



lOMoARcPSD|25917430

06 tháng;
- Thời gian nghỉ sinh con theo chế độ bảo
hiểm xã hội, thời gian nghỉ ốm đau từ 14
ngày trở lên, thời gian nghỉ không hưởng
lương, thời gian bị tạm giam, tạm giữ, tạm
đình chỉ cơng tác theo quy định của pháp
luật khơng được tính vào thời gian tập sự.
Trong thời gian tập sự của mình, người
tập sự cần đảm bảo thực hiện các nội
dung sau:
- Nắm vững quy định của pháp luật về công
chức; nắm vững cơ cấu tổ chức, chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan
công tác; nội quy, quy chế làm việc của cơ
quan và chức trách, nhiệm vụ của vị trí
việc làm được tuyển dụng;
- Trau dồi kiến thức và kỹ năng chuyên
môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí
việc làm được tuyển dụng;
- Tập giải quyết, thực hiện các công việc
của vị trí việc làm được tuyển dụng.
Thời gian cơng chức tham gia đào tạo,
bồi dưỡng có được hưởng lương khơng?
Căn cứ khoản 2 Điều 49 Luật cán bộ công
chức 2008 sửa đổi 2019 quy định: Công
chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng được
hưởng nguyên lương và phụ cấp; thời gian

đào tạo, bồi dưỡng được tính vào thâm niên
cơng tác liên tục, được xét nâng lương theo
quy định của pháp luật.
Công chức làm việc tại các cơ quan cấp
huyện trở lên, trong các của quan của:
- Đảng Cộng sản Việt Nam;
Vị trí cơng tác - Cơ quan nhà nước;
- Tổ chức chính trị – xã hội;

Viên chức làm việc trong đơn vị sự nghiệp
cơng lập của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội.

- Quân đội Nhân dân, Công an nhân dân.
- ...
Cấp bậc

Công chức được phân thành các ngạch khác Viên chức được phân theo các chức danh
nhau.
nghề nghiệp.

Downloaded by Tâm V? Th? Minh ()


lOMoARcPSD|25917430

Thời gian
làm việc

Bảo hiểm

thất nghiệp

Làm việc thường xuyên theo chuyên môn
nghiệp vụ.

Không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Hoạt động của viên chức là hoạt động nghề
nghiệp, gắn liền với vị trí việc làm.
Chế độ làm việc sau khi được tuyển dụng đối
với viên chức là chế độ làm việc theo hợp
đồng (gọi là “hợp đồng làm việc”).
Phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Khơng cịn biên chế suốt đời nếu được tuyển
dụng sau ngày 1/7/2020 trừ:
- Viên chức được tuyển dụng trước ngày
01/7/2020 đáp ứng điều kiện

Biên chế

Trong biến chế nhà nước.

- Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên
chức
- Người được tuyển dụng làm viên chức làm
việc tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội
đặc biệt khó khăn.

Hợp đồng
làm việc

Nguồn chi trả
lương

Không làm việc theo chế độ hợp đồng.

Làm việc theo chế độ hợp đồng lao động.

Công chức nằm trong biên chế và hưởng
lương từ ngân sách nhà nước.

Viên chức được hưởng lương từ quỹ lương
của đơn vị sự nghiệp cơng lập.

Đối với cơng chức có thể bị kỷ luật theo
những hình thức: khiển trách, cảnh cáo, hạ
bậc lương (đối với công chức không giữ
chức vụ lãnh đạo, quản lý), giáng chức (đối
với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản
lý), cách chức, buộc thơi việc.
Các hình thức Cơng chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
có bị áp dụng hình thức kỷ luật hạ bậc
kỷ luật
lương khơng?

Với viên chức có thể bị kỷ luật theo các hình
thức: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc
thơi việc, ngồi ra cịn có thể bị hạn chế hoạt
động nghề nghiệp của mình.

Căn cứ khoản 1,2 Điều 79 Luật cán bộ cơng

chức 2008 sửa đổi, bổ sung 2019 quy định:
công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
khơng bị áp dụng hình thức kỷ luật hạ bậc
lương.
Về tính chất
cơng việc

Cơng chức thực hiện các công việc nhân
danh quyền lực nhà nước, thực hiện các

Viên chức thực hiện các công việc do đơn vị
quản lý giao cho mang tính chun mơn

Downloaded by Tâm V? Th? Minh ()


lOMoARcPSD|25917430

Ví dụ

nhiệm vụ quản lý và phải chịu trách nhiệm
về cơng việc của mình trước Đảng và Nhà
nước, trước nhân dân và đơn vị quản lý.

nghiệp vụ, khơng có tính quyền lực nhà
nước. Phải chịu mọi trách nhiệm trước đơn vị
quản lý viên chức.

Cơng chức điển hình như: Kiểm sát viên,
điều tra viên, Phó viện trưởng Viện kiểm

sát, Thẩm phán, Chánh án, Phó chánh án,
thư ký tịa các cấp, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân Huyện, …

Viên chức điển hình như: Giảng viên trưởng
Đại học Hà Nội, bác sĩ bệnh viện E,…

Câu 4: Anh (chị) hãy phân tích các đặc trưng của trách nhiệm kỷ luật cán bộ,
công chức, viên chức.
Công chức

Viên chức

Cán bộ

Về đối tượng áp dụng: Áp dụng thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức từ Trung ương tới địa
phương; kể cả đối với cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu.
Về nguyên tắc xử lý kỷ luật:
- Nguyên tắc “công khai, minh bạch”, xử lý kỷ luật phải khách quan, công bằng, nghiêm minh, đúng pháp
luật.
- Chỉ áp dụng một hình thức kỷ luật trong một lần xử lý kỷ luật, không tách riêng từng nội dung vi phạm của
cán bộ, công chức, viên chức để xử lý kỷ luật nhiều lần với các hình thức kỷ luật khác nhau.
- Áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn nếu phạm pháp luật trong thời gian đang thi hành quyết định kỷ luật.
- Thái độ tiếp thu sửa chữa, chủ động khắc phục hậu quả là yếu tố xem xét tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi áp
dụng hình thức kỷ luật.
- Khơng áp dụng hình thức xử phạt hành chính (bao gồm cảnh cáo, phạt tiền, tịch thu tang vật, ...) thay hình
thức kỷ luật. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức đã bị xử lý kỷ luật đảng thì hình thức xử lý kỷ luật
hành chính phải đảm bảo ở mức độ tương xứng với kỷ luật đảng.
- Cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, danh dự, nhận phẩm, trong q tình kỷ luật.
- Cán bộ, cơng chức, viên chức có hành vi vi phạm lần đầu đã bị xử lý kỷ luật mà trong thời hạn 24 tháng kể

từ ngày quyết định xử lý kỷ luật có hiệu lực có cùng hành vi vi phạm thì bị coi là tái phạm; ngồi thời hạn
24 tháng thì hành vi vi phạm đó được coi là vi phạm lần đầu nhưng được tính là tình tiết tăng nặng khi xem
xét xử lý kỷ luật.
Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật:
Thời hạn:
- Theo Nghị định 34/2011/NĐ-CP, Nghị định 27/2012/NĐ-CP, Nghị định 112/2011/NĐ-CP thì: Thời hạn xử
lý kỷ luật khơng q 02 tháng; trường hợp vụ việc có những tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra,
kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng tối đa khơng q 04 tháng.
- Nghị định 112/2020/NĐ-CP đã tăng thời hạn từ 02 tháng lên 90 ngày (tăng 30 ngày) và trường hợp kéo dài
thì được 150 ngày.
Thời hiệu:

Downloaded by Tâm V? Th? Minh ()


lOMoARcPSD|25917430

- 02 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách;
- 05 năm đối với hành vi vi phạm không thuộc trường hợp nêu trên;
 Đối với các hành vi vi phạm sau đây thì khơng áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật:
 Cán bộ, công chức, viên chức là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai
trừ;
 Có hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;
 Có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phịng, an ninh, đối ngoại;
 Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.
Thẩm quyền xử lý kỷ luật:
- Đối với cán bộ: Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định cụ thể như sau: Cấp có thẩm quyền phê chuẩn, quyết
định phê duyệt kết quả bầu cử thì có thẩm quyền xử lý kỷ luật, trừ trường hợp đối với các chức vụ, chức
danh trong cơ quan hành chính nhà nước do Quốc hội phê chuẩn thì Thủ tướng Chính phủ ra quyết định xử
lý kỷ luật.

- Đối với công chức: Nghị định 112/2020/NĐ-CP cơ bản kế thừa Nghị định 34/2011/NĐ-CP, tuy nhiên có bổ
sung thêm một số nội dung như:
 Đối với công chức cấp xã, Chủ tịch UBND cấp huyện tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ
luật.
 Đối với cơng chức biệt phái: Người đứng đầu cơ quan nơi công chức được cử đến biệt phái thống nhất hình
thức kỷ luật với cơ quan cử biệt phái trước khi quyết định hình thức kỷ luật.
- Đối với viên chức: Nghị định 112/2020/NĐ-CP cơ bản kế thừa Nghị định 27/2012/NĐ-CP về thẩm quyền
xử lý kỷ luật viên chức, tuy nhiên bổ sung: Đối với viên chức giữ chức vụ, chức danh do bầu cử thì cấp có
thẩm quyền phê chuẩn, quyết định công nhận kết quả bầu cử tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức
kỷ luật.
- Đối với người đã nghỉ việc, về hưu: Đây là quy định hoàn toàn mới của Nghị định 112/2020/NĐ-CP, cụ thể
như sau:
 Trường hợp bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tư cách chức vụ, chức danh thì cấp có thẩm quyền phê
chuẩn, quyết định phê duyệt kết quả bầu cử, bổ nhiệm vào chức vụ, chức danh cao nhất ra quyết định xử lý
kỷ luật trừ trường hợp đối với các chức vụ, chức danh trong cơ quan hành chính nhà nước do Quốc hội phê
chuẩn thì Thủ tướng Chính phủ ra quyết định xử lý kỷ luật. Trong trường hợp này, cấp có thẩm quyền quyết
định việc xử lý đối với các chức vụ, chức danh khác có liên quan.
 Trường hợp bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo thì cấp có thẩm quyền phê chuẩn,
quyết định phê duyệt kết quả bầu cử, bổ nhiệm vào chức vụ, chức danh ra quyết định xử lý kỷ luật trừ
trường hợp đối với các chức vụ, chức danh trong cơ quan hành chính nhà nước do Quốc hội phê chuẩn thì
Thủ tướng Chính phủ ra quyết định xử lý kỷ luật.
Các quy định liên quan khi xem xét xử lý kỷ luật CBCCVC:
- Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định: Trường hợp viên chức đang làm thủ tục hưởng chế độ hưu trí mà bị
phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian thi hành nhiệm vụ thì đơn vị sự nghiệp công lập
dừng việc giải quyết thủ tục hưởng chế độ hưu trí cho đến thời điểm có quyết định kỷ luật hoặc có kết luận
viên chức khơng vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền xử lý kỷ luật. Nghị định 34/2011/NĐ-CP chưa
đề cập trường hợp trên.
- Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định: Cán bộ, cơng chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật đang
trong thời gian xem xét xử lý kỷ luật hoặc đang trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc đang trong thời gian bị
điều tra , truy tố, xét xử mà đến tuổi nghỉ hưu thì vẫn thực hiện giải quyết thủ tục hưởng chế độ hưu trí.


Downloaded by Tâm V? Th? Minh ()


lOMoARcPSD|25917430

- Nghị định 112/2020/NĐ-CP bổ sung quy định: Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh
đạo, quản lý bị tạm đình chỉ chức vụ thì khơng được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Nghị định 112/2020/NĐ-CP cơ bản
kế thừa các Nghị định trước đây về
áp dụng các hình thức kỷ luật đối
với từng mức độ vi phạm của cán
bộ, công chức.
-Đối với công chức khơng giữ chức
vụ lãnh đạo, quản lý có 04 hình
thức xử lý kỷ luật gồm: Khiển
trách; Cảnh cáo; Hạ bậc lương;
Buộc thôi việc.
-Đối với công chức giữ chức vụ lãnh
đạo, quản lý có 05 hình thức xử lý
kỷ luật gồm: Khiển trách; Cảnh
cáo; Giáng chức; Cách chức; Buộc
thơi việc.
 Hình thức khiển trách áp dụng đối
với cán bộ, công chức khi có hành
vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít
nghiêm trọng, trừ các hành vi vi
phạm quy định tại khoản 3 Điều 9
Nghị định 112/2020/NĐ-CP.
 Cảnh cáo với cán bộ, công chức:

Gây hậu quả nghiêm trọng khi vi
phạm các hành vi bị khiển trách…
 Hạ bậc lương với công chức không
giữ chức vụ lãnh đạo: Công chức
không giữ chức vụ lãnh đạo, quản
lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây
hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một
trong các trường hợp bị kỷ luật
khiển trách; bỏ hình thức kỷ luật
“Hạ bậc lương” đối với công chức
giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
 Giáng chức với công chức giữ chức
vụ quản lý, lãnh đạo: Có hành vi vi
phạm lần đầu, gây hậu quả rất
nghiêm trọng thuộc một trong các
trường hợp bị khiển trách…
 Cách chức với cán bộ, công chức
giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Gây
hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
thuộc một trong các hành vi bị
khiển trách nhưng chưa đến mức

Viên chức vi phạm về nghĩa vụ của -Có 04 hình thức xử lý kỷ luật
viên chức; những việc viên chức
gồm: Khiển trách, cảnh cáo,
không được làm; nội quy, quy chế
cách chức, bãi nhiệm.
của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi
phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm
pháp luật khác khi thi hành cơng vụ

thì bị xem xét xử lý kỷ luật.
So với Nghị định 27/2012/NĐ-CP thì
Nghị định 112/2020/NĐ-CP khơng
có sự thay đổi về hình thức kỷ luật
đối với viên chức. Tuy nhiên, có bổ
sung quy định: Viên chức bị kỷ luật
có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động
nghề nghiệp theo quy định của pháp
luật có liên quan.
-Đối với với chức không giữ chức vụ
lãnh đạo, quản lý: Có 03 hình thức
kỷ luật: Khiển trách; Cảnh cáo;
Buộc thơi việc.
-Đối với viên chức giữ chức vụ lãnh
đạo, quản lý: Có 04 hình thức kỷ
luật: Khiển trách; Cảnh cáo; Cách
chức; Buộc thơi việc.
 Hình thức kỷ luật khiển trách áp
dụng đối với hành vi vi phạm lần
đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng, trừ
các hành vi vi phạm quy định tại
khoản 3 Điều 17 Nghị định
112/2020/NĐ-CP.
 Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng
đối với viên chức có hành vi vi
phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm
trọng hoặc thuộc trường hợp được
quy định tại Điều 16 Nghị định
112/2020/NĐ-CP.
 Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng

đối với viên chức quản lý đã bị xử lý
kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo mà
tái phạm hoặc có hành vi vi phạm
lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng
thuộc một trong các trường hợp quy
định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định
112/2020/NĐ-CP; Điều 18 Nghị

Downloaded by Tâm V? Th? Minh ()


lOMoARcPSD|25917430

buộc thơi việc, người vi phạm có
thái độ tiếp thu, sửa chữa, chủ động
khắc phục hậu quả và có nhiều tình
tiết giảm nhẹ;
 Thơi việc với cơng chức: Gây hậu
quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc
một trong các trường hợp bị khiển
trách.
 Hình thức buộc thơi việc: được áp
dụng đối với cơng chức giữ chức
định 112/2020/NĐ-CP.
vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi vi
phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt  Hình thức kỷ luật buộc thơi việc áp
nghiêm trọng thuộc một trong các
dụng đối với viên chức có hành vi vi
phạm đã bị xử lý kỷ luật bằng hình
trường hợp quy định tại khoản 3

thức cách chức đối với viên chức
Điều 9 Nghị định 112/2020/NĐquản lý hoặc cảnh cáo đối với viên
CP; Nghị định 112/2020/NĐ-CP
đã khơng cịn quy định cụ thể buộc chức không giữ chức vụ quản lý mà
tái phạm; có hành vi vi phạm lần
thơi việc đối với: Bị phạt tù mà
không được hưởng án treo (Trường đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng
hợp cơng chức có hành vi vi phạm hoặc đặc biệt nghiêm trọng thuộc
bị Tịa án kết án phạt tù mà khơng
một trong các trường hợp quy định
được hưởng án treo hoặc bị Tòa án tại khoản 3 Điều 17 Nghị định
112/2020/NĐ-CP; Điều 19 Nghị
kết án về hành vi tham nhũng,
trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể định 112/2020/NĐ-CP.
từ ngày nhận được quyết định, bản
án có hiệu lực pháp luật của Tịa
án, cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật
ra quyết định kỷ luật buộc thôi
việc); Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07
ngày làm việc trở lên trong một
tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở
lên trong một năm mà đã được cơ
quan sử dụng công chức thông báo
bằng văn bản 03 lần liên tiếp.
Câu 5: Anh (chị) hãy trình bày đặc điểm của hình thức xử phạt cảnh cáo.
- Đối tượng áp dụng: Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính khơng nghiêm trọng, có tình
tiết giảm nhẹ và theo quy định được áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo
- Đặc điểm: Hình phạt cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.
- Cơ sở pháp lý: Điều 22 Luật Xử lý vi phạm hành chính: “Cảnh cáo được áp dụng đối
với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính khơng nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và

theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi
phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện.
Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.”.

Downloaded by Tâm V? Th? Minh ()


lOMoARcPSD|25917430

Câu 6: Anh (chị) hãy trình bày đặc điểm của hình thức xử phạt tiền.
Về nguyên tắc định mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể: Theo
quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi năm 2020 hiện hành, mức
tiền phạt cụ thể đối với một vi phạm hành chính sẽ là mức trung bình của khung tiền phạt
được quy định đối với vi phạm hành chính đó. Trong trường hợp hành vi đó nếu có tình tiết
giảm nhẹ hoặc tăng nặng thì mức tiền phạt có thể giảm xuống hoặc tăng lên một cách tương
ứng nhưng không được giảm thấp hơn mức tiền phạt tối thiểu hoặc tăng vượt hơn so với
mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt được pháp luật quy định.
Câu 7: Anh (chị) hãy so sánh hình thức kỷ luật cảnh cáo với hình thức xử phạt
cảnh cáo.
Tiêu chí
Giống nhau

Hình thức kỷ luật cảnh cáo

Hình thức xử phạt cảnh cáo

-Là hình thức xử phạm chủ yếu mang tính nhắc nhở, răn đe.
-Đều được áp dụng theo thủ tục hành chính (ngồi trình tự xét xử của Tòa án).

Phạm vi

điều chỉnh

Được áp dụng trong quan hệ công vụ (Nội
bộ của cơ quan, tổ chức của Nhà nước và
của xã hội nói chung).

Được áp dụng ngồi công hệ công vụ.

Đối tượng
áp dụng

Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi
phạm các quy định về nghĩa vụ; những việc
không được làm; nội quy, quy chế của cơ
quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối
sống hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi
hành công vụ thì bị xem xét xử lý kỷ luật
(cảnh cáo).

Cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định
của pháp luật về quản lý nhà nước mà không
phải là tội phạm và theo quy định của pháp
luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Khái niệm

Kỷ luật cảnh cáo là một trong các mức độ
xử lý kỷ luật đối với người làm cán bộ,
cơng chức, viên chức có hành vi vi phạm
các quy định, nội quy trong tổ chức là các

cơ quan nhà nước.

Xử phạt cảnh cáo là một hình phạt trong năm
hình thức xử phạt vi phạm hành chính, là
hình phạt nhẹ nhất, nhắc nhở và khiển trách
công khai của pháp luật đối với cá nhân, tổ
chức khi vi phạm liên quan đến các lỗi nhẹ,
mang tính chất khơng nghiêm trọng.

Kết quả

Quyết định xử lý kỷ luật của người có thẩm
quyền.

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của
người có thẩm quyền.

Hậu quả

Để lại “án tích”.

Khơng để lại “án tích”.

Cấp có thẩm quyền hoặc người đứng đầu
quản lí trực tiếp.

Người có thẩm quyền thuộc cơ quan hành
chính nhà nước.

Chủ thể có

thẩm quyền
áp dụng

Downloaded by Tâm V? Th? Minh ()


lOMoARcPSD|25917430

Hình thức xử phạt cảnh cáo được áp dụng
với 02 trường hợp:

Trường hợp
áp dụng

Cảnh cáo với cán bộ, công chức: Gây hậu
quả nghiêm trọng khi vi phạm các hành vi
bị khiển trách…

Điều 9, Điều 17 Nghị định 112/2020/NĐCơ sở pháp lý CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên
chức.

-Thứ nhất, đối với cá nhân từ đủ 16 tuổi trở
lên và tổ chức thực hiện vi phạm hành chính,
thì hình thức xử phạt cảnh cáo chỉ được áp
dụng khi thỏa mãn đầy đủ các điều kiện:
 Vi phạm hành chính khơng nghiêm trọng;
 Có tình tiết giảm nhẹ;
 Theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử
phạt cảnh cáo.
-Thứ hai, hình thức xử phạt cảnh cáo được áp

dụng đối với mọi vi phạm hành chính do
người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới
16 tuổi thực hiện: Đối với nhóm đối tượng
này, cho dù, vi phạm hành chính do họ thực
hiện có nghiêm trọng đến mức độ nào thì
người có thẩm quyền cũng theo áp dụng hình
thức xử phạt cảnh cáo mà khơng được áp
dụng các hình thức xử phạt khác. Điều này
làm rõ nét bảo vệ của nhà nước đối với trẻ
em nhóm đối tượng được nhà nước pháp luật
và xã hội bảo vệ đặc biệt. Đồng thời, quy
định này cũng phản ánh nguyên tắc xử phạt
đối với người chưa thành niên tại Khoản 1,
Điều 134, Luật xử lý vi phạm hành chính
năm 2012 là nhằm giáo dục giúp đỡ họ
người chưa thành niên, trong đó, bao gồm
các trẻ em nhằm sửa chữa sai lầm, giúp họ
phát triển nhanh mạnh và trở thành cơng dân
có ích cho xã hội
Điều 22 Luật 31/VBHN-VPQH về xử lý vi
phạm hành chính .

Câu 8: Sự khác biệt giữa xử phạt và xử lý vi phạm hành chính
Tiêu chí
Khái niệm

Xử phạt hành chính
Xử phạt vi phạm hành chính là việc người
có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức
xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối

với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi
phạm hành chính theo quy định của pháp
luật về xử phạt vi phạm hành chính (khoản

Xử lý hành chính
-Xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng
đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an
ninh, trật tự, an tồn xã hội mà khơng phải là
tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã,
phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng;
đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào

Downloaded by Tâm V? Th? Minh ()


lOMoARcPSD|25917430

2 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính
2012).

cơ sở cai nghiện bắt buộc.
-Ngồi ra, cịn có biện pháp thay thế xử lý vi
phạm hành chính là biện pháp mang tính
giáo dục được áp dụng để thay thế cho hình
thức xử phạt vi phạm hành chính hoặc biện
pháp xử lý hành chính đối với người chưa
thành niên vi phạm hành chính, bao gồm
biện pháp nhắc nhở và biện pháp quản lý tại
gia đình.
(khoản 3, khoản 4 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm

hành chính).

Đối tượng
áp dụng

Cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước
(khoản 1 Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành
chính).

-Chỉ áp dụng với cá nhân trong nước.
-Các biện pháp xử lý hành chính khơng áp
dụng đối với người nước ngoài.
(khoản 2 Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành
chính).

Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính
gồm:

Hình thức
xử phạt/xử lý

-Cảnh cáo;
-Phạt tiền;
-Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ
hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt
động có thời hạn;
-Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính;
-Trục xuất.
Lưu ý:

-Hình thức xử phạt cảnh cáo và phạt tiền chỉ
được quy định và áp dụng là hình thức xử
phạt chính;
-Các hình thức xử phạt cịn lại có thể là hình
thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử
phạt chính.

Xử lý vi phạm hành chính gồm các biện
pháp:
-

Giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
Đưa vào trường giáo dưỡng;
Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
Biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện
bắt buộc.

(theo Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành
chính).
Nguyên tắc
áp dụng

-Mọi vi phạm hành chính phải được phát
hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý
nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm
hành chính gây ra phải được khắc phục
theo đúng quy định của pháp luật;

-Cá nhân chỉ bị áp dụng biện pháp xử lý hành
chính nếu thuộc một trong các đối tượng quy

định;
-Việc quyết định thời hạn áp dụng biện pháp
xử lý hành chính phải căn cứ vào tính chất,

Downloaded by Tâm V? Th? Minh ()


lOMoARcPSD|25917430

mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân người
vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng
-Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có
nặng;
hành vi vi phạm hành chính do pháp luật
-Việc xử lý vi phạm hành chính được tiến
quy định.
hành nhanh chóng, cơng khai, khách quan,
-Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử
đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng
phạt một lần.
quy định của pháp luật;
-Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm -Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử
hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lý hành chính có trách nhiệm chứng minh vi
lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi
phạm hành chính. Cá nhân bị áp dụng biện
phạm…
pháp xử lý hành chính có quyền tự mình
hoặc thơng qua người đại diện hợp pháp
(khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành
chứng minh mình khơng vi phạm hành

chính).
chính.
(khoản 2 Điều 3 Luật này).

Thời hiệu

-Thời hiệu áp dụng biện pháp giáo dục tại xã,
phường, thị trấn từ 03 tháng - 01 năm kể từ
ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm tùy
từng trường hợp cụ thể;
-Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào trường
giáo dưỡng từ 06 tháng - 01 năm kể từ ngày
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01
cá nhân thực hiện hành vi vi phạm tùy từng
năm, trừ một số trường hợp đặc biệt (điểm a
trường hợp sẽ là;
khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành
-Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở
chính).
giáo dục bắt buộc là 01 năm, kể từ ngày cá
nhân thực hiện lần cuối một trong các hành
vi vi phạm;
-Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở
cai nghiện bắt buộc là 03 tháng, kể từ ngày
cá nhân thực hiện lần cuối hành vi vi phạm.
Phần 2: Câu hỏi nhận định đúng sai
Theo quy định của Nghị định số 138/2020/NĐ-CP, công chức loại C, loại D mới
được tuyển dụng đều phải thực hiện chế độ tập sự.
Nhận định này là SAI.


Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 20 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP có quy định rõ
thời gian tập sự đối với công chức loại C và D.
“1. Người được tuyển dụng vào công chức phải thực hiện chế độ tập sự để làm quen
với môi trường công tác, tập làm những công việc của vị trí việc làm được tuyển
dụng.
2. Thời gian tập sự được quy định như sau:
a) 12 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào công chức loại C;
b) 06 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào công chức loại D;”

Downloaded by Tâm V? Th? Minh ()


lOMoARcPSD|25917430

Tuy nhiên, căn cứ theo khoản 5 Điều 20 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP có quy định
trường hợp ngoại lệ:
“5. Khơng thực hiện chế độ tập sự đối với các trường hợp đã có thời gian cơng tác
có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo đúng quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, được bố
trí làm việc theo đúng ngành, nghề đào tạo hoặc theo đúng chuyên môn nghiệp vụ trước
đây đã đảm nhiệm mà thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (nếu đứt quãng
thì được cộng dồn) bằng hoặc lớn hơn thời gian tập sự tương ứng với thời gian tập sự của
ngạch được tuyển dụng quy định tại khoản 2 Điều này. Đối với các trường hợp không thực
hiện chế độ tập sự, người đứng đầu cơ quan quản lý, sử dụng cơng chức phải cử tham gia
khóa bồi dưỡng quản lý nhà nước để hoàn chỉnh tiêu chuẩn, điều kiện của ngạch công chức
trước khi bổ nhiệm.”
Ban quản lý lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là cơ quan hành chính nhà nước.
Nhận định này là ĐÚNG.
Ban quản lý lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là cơ quan chun mơn trực thuộc cơ quan
hành chính có thẩm quyền chung. Bởi vì cơ quan này có cơ cấu tổ chức nhất định và được
giao những quyền lực nhà nước nhất định, được quy định trong văn bản pháp luật Nghị định

số 18/2018/NĐ-CP để thực hiện một phần những nhiệm vụ, quyền hạn của nhà nước.
Ủy ban nhân dân cấp huyện khơng có thẩm quyền tuyển dụng công chức.
Nhận định này là ĐÚNG.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 39 Luật Cán bộ, công chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản
6 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, cơng chức và Luật Viên chức,
UBND cấp tỉnh có thẩm quyền tuyển dụng công chức tại khoản d.
“1. Cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng cơng chức bao gồm:
a) Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước
thực hiện tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn
vị thuộc quyền quản lý;
b) Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước thực hiện tuyển dụng công chức
trong cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý;
c) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập tuyển dụng
và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản
lý;
d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ
quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý;
đ) Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam, của tổ chức chính trị - xã hội tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công
chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý.”
Người có thẩm quyền xử phạt thì đương nhiên có thẩm quyền áp dụng biện
pháp khắc phục hậu quả.
Nhận định này là ĐÚNG.
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định: “Xử
phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt,

Downloaded by Tâm V? Th? Minh ()



lOMoARcPSD|25917430

biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành
chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính”.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ln là nguồn của Luật Hành chính.
Nhận định này là SAI.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đó phải là được ban hành để quyết định các chủ
trương, biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà
nước từ trung ương đến cơ sở, quy định chế độ làm việc với các thành viên Chính phủ, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các vấn đề khác thuộc thẩm
quyền của Chính phủ thì mới được xem là nguồn của Luật Hành chính.
Bí thư, Phó Bí thư Đồn thanh niên cộng sản Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1
là cán bộ cấp xã.
Nhận định này là SAI.
Căn cứ theo Điều 1 Khoản 1 Nghị Định 37/2014/NĐ-CP, thì chỉ có Bí thư Đoàn thanh
niên cộng sản phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1 là cán bộ cấp xã.
Căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về cán bộ cấp xã
là người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội, trong đó Đồn TNCS là tổ chức chính trị - xã
hội. Do đó, quy định Bí thư Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là cán bộ cấp xã, do
đó Bí thư Đồn TNCS phường Phạm Ngũ Lão, quận 1 là cán bộ cấp xã cịn Phó Bí thư
Đồn TNCS phường Phạm Ngũ Lão, quận 1 thì khơng phải là cán bộ cấp xã
Hình thức xử phạt tiền có thể áp dụng đối với mọi cá nhân vi phạm hành
chính.
Nhận định này là SAI.
Khơng phải mọi vi phạm hành chính sẽ được áp dụng mức phạt tiền.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính, có tổng cộng 05 hình
thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm: Cảnh cáo; phạt tiền; tước quyền sử dụng giấy
phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang
vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi
chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính) và trục xuất.

Dựa vào mức độ của hành vi vi phạm mà áp dụng hình thức xử phạt cho phù hợp.
Văn phịng Sở là cơ quan chun mơn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Nhận định này là SAI.
Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ có 17 cơ quan: Sở Nội vụ;
Sở Tư pháp; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Sở Công Thương; Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn; Sở Giao thông vận tải; Sở Xây dựng; Sở Tài nguyên và Môi trường;
Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch; Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Y tế; Thanh tra
tỉnh; Văn phòng Ủy ban nhân dân (Căn cứ Điều 8 Nghị định 24/2014 quy định về Các sở
được tổ chức thống nhất ở các địa phương).
Sở Nội Vụ, sở Ngoại vụ, Sở Du lịch, Ban Dân tộc được tổ chức ở tất cả các đơn
vị hành chính cấp tỉnh.
Nhận định này là SAI.

Downloaded by Tâm V? Th? Minh ()


lOMoARcPSD|25917430

Đây là một vài Sở đặc thù chỉ được tổ chức ở một vài địa phương.
- Sở Ngoại vụ chỉ đối với những tỉnh có đường biên giới, được thành lập khi đáp ứng
một trong các tiêu chí sau: Có cửa khẩu quốc tế đường bộ; có cửa khẩu quốc tế đường
hàng khơng; có cảng biển quốc tế; có từ 500 dự án đầu tư nước ngoài trở lên (hoặc có
tổng vốn đầu tư nước ngồi đạt trên 100.000 tỷ Việt Nam đồng) đang hoạt động tại địa
phương, có trên 4.000 người nước ngoài hiện đang sinh sống và làm việc tại địa
phương, có kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm đạt từ 100.000 tỷ Việt Nam đồng trở
lên, đã ký kết thỏa thuận về hợp tác quốc tế với 5 địa phương trở lên.
- Ban Dân tộc được thành lập khi đáp ứng đủ các tiêu chí sau: có ít nhất 20.000 người
dân tộc thiểu số sống tập trung thành cộng đồng làng, bản; có ít nhất 5.000 người dân
tộc thiểu số đang cần Nhà nước tập trung giúp đỡ, hỗ trợ phát triển; có đồng bào dân

tộc thiểu số sinh sống ở địa bàn xung yếu về an ninh, quốc phòng; địa bàn xen canh,
xen cư; biên giới có đơng đồng bào dân tộc thiểu số nước ta và nước láng giềng
thường xuyên qua lại.
- Sở Du lịch được thành lập khi đáp ứng đủ các tiêu chí sau: Có di sản văn hóa vật thể
được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) ghi danh là
Di sản thế giới hoặc có tài nguyên và tiềm năng du lịch nổi trội (có khu du lịch quốc
gia, điểm du lịch quốc gia hoặc đô thị du lịch, điểm tham quan, nghỉ dưỡng có quy mô
lớn, nổi bật). Đồng thời, Ngành du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn trong
định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và có giá trị kinh tế từ du lịch
đóng góp vào tổng sản phẩm nội địa (GDP) hàng năm của địa phương với tỷ trọng từ
10% trở lên trong 5 năm liên tục.
CSPL: Sửa đổi điều 9 của Nghị định 24/2014 trong Nghị định số 107/2020.
Chỉ cần có 03 thành viên trở lên tham dự thì có thể tổ chức họp Hội đồng kỷ
luật đối với công chức.
Nhận định này là SAI.
Căn cứ tại điểm a, khoản 2, điều 34 Nghị định 112/2020/NĐ-CP: “Hội đồng kỷ luật
họp khi có đủ 03 thành viên trở lên tham dự, trong đó phải có Chủ tịch hội đồng và Thư ký
hội đồng” thì khơng chỉ cần có 03 thành viên trở lên tham dự mà phải có cả Chủ tịch hội
đồng và Thư ký hội đồng.
Khi viên chức nữ đang trong thời gian nghỉ thai sản thì người đứng đầu đơn vị
sự nghiệp cơng lập không thể đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với họ.
Nhận định này là ĐÚNG.
Căn cứ theo điểm c khoản 3 điều 29 Nghị định 112/2020/NĐ-CP: “Viên chức nữ đang
trong thời gian có thai, nghỉ thai sản, ni con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp đơn vị sự
nghiệp công lập chấm dứt hoạt động.”
Theo pháp luật hiện hành, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang Bộ là Thủ tướng Chính phủ.
Nhận định này là ĐÚNG.
Căn cứ Điều 20 Nghị định 112/2020 về Xử lý kỷ luật CBCC thì các chức vụ hay chức
danh trong cơ quan hành chính do Quốc hội phê chuẩn thì TTCP ra quyết định xử lý kỷ luật.


Downloaded by Tâm V? Th? Minh ()


lOMoARcPSD|25917430

Người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn thì khơng
được dự tuyển cơng chức.
Nhận định này là ĐÚNG.
Căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 36 Luật cán bộ công chức 2008 (sửa đổi bổ sung
2019) quy định:
“Những người sau đây không được dự tuyển cơng chức:
Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản
án, quyết định về hình sự của Tịa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện
pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.”
Thanh tra viên chỉ được tạm giữ tang vật, phương tiện có giá trị khơng vượt
q 1.000.000 đồng.
Nhận định này là SAI.
Căn cứ theo điều 46 Luật Thanh tra năm 2010:
“Điều 46. Thẩm quyền của Thanh tra
1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chun ngành đang
thi hành cơng vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều
24 của Luật này nhưng không quá 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức
tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;”
 Chỉ được phạt tối đa là 500.000 đồng chứ khơng phải 1.000.000 đồng
Hình thức kỷ luật giáng chức có thể áp dụng với mọi cơng chức khi thực hiện
vi phạm bị kỷ luật.

Nhận định này là SAI.
Hình thức giáng chức chỉ áp dụng đối với cơng chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
được quy định rõ tại Điều 11 Nghị định 97/2011.
“Điều 11. Áp dụng hình thức kỷ luật giáng chức đối với cơng chức giữ chức vụ lãnh
đạo, quản lý
Hình thức kỷ luật giáng chức áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo theo quy định tại Điều 9 Nghị định này
mà tái phạm;
2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường
hợp quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này;
3. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các
trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định này.”.

Downloaded by Tâm V? Th? Minh ()


lOMoARcPSD|25917430

Văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành đương nhiên là nguồn của
Luật Hành chính.
Nhận định này là SAI.
Để được xem là nguồn của Luật hành chính thì văn bản đó phải chứa quy phạm pháp
luật hành chính. Vì để văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành trở thành được
nguồn của luật hành chính thì nó là các văn bản được ban hành để quyết định kế hoạch phát
triển kinh tế- xã hội, chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, chính sách dân tộc, tơn giáo, đối
ngoại, quốc phịng an ninh, dự toán ngân sách và phân bổ ngân sách nhà nước, phê chuẩn
điều ước quốc tế, quyết định chế độ làm việc của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Các Ủy ban
của Quốc hội, đại biểu Quốc hội và quyết định các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc
hội . Mà điều 15 của Luật ban hành văn bản thì thẩm quyền ban hành của Quốc hội nó

khơng dừng lại ở những văn bản quy định trên mà nó cịn mở rộng phạm vi hơn ví dụ như
chính sách về y tế, giáo dục …. các văn bản này không có chứa quy phạm pháp luật hành
chính . Nên là không phải các văn bản quy phạm pháp luật do quốc hội ban hành đều là
nguồn của luật hành chính.
Cơ quan hành chính nhà nước ln có thẩm quyền ban hành văn bản quy
phạm pháp luật hành chính.
Nhận định này là SAI.
Theo quy định tại Điều 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, chỉ có các
cơ quan hành chính nhà nước được quy định tại Điều 4 Luật này mới có thể ban hành các
văn bản quy phạm pháp luật theo Luật cho phép. Có những cơ quan hành chính khác khơng
có thẩm quyền đó.
- Cơ quan hành chính nhà nước bao gồm cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương và
cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
- Cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương bao gồm: Chính Phủ, các Bộ, cơ quan
ngang bộ.
- Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, gồm: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, ủy ban
nhân dân cấp huyện, ủy ban nhân dân cấp xã.
Phó Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam do Tổng giám đốc bổ nhiệm.
Nhận định này là SAI.
Đài truyền hình Việt Nam là cơ quan trực thuộc Chính phủ theo khoản Nghị định số
2/2018/NĐ-CP. Theo Nghị định số 10/2016/NĐ-CP quy định về cơ quan thuộc chính phủ
(sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 47/2019/NĐ-CP) quy định tại khoản 2 Điều 5 thì cấp
phó của người đứng đầu do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị
của người đứng đầu. Vậy nên nhận định trên là sai, bởi Tổng giám đốc chỉ là người đề nghị,
còn bổ nhiệm, miễn nhiệm là thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 1 Nghị định số 2/2018
“Điều 1. Vị trí và chức năng
1. Đài Truyền hình Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, là đài truyền hình quốc gia
thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và chính
sách, pháp luật của Nhà nước; góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống

tinh thần của nhân dân bằng các chương trình truyền hình và các loại hình báo chí,
truyền thơng đa phương tiện khác”

Downloaded by Tâm V? Th? Minh ()


lOMoARcPSD|25917430

Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 10/2016/NĐ-CP
“5. Cấp phó của người đứng đầu do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm trên
cơ sở đề nghị của người đứng đầu; có trách nhiệm giúp người đứng đầu chỉ đạo, giải
quyết một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước người đứng đầu và trước
pháp luật về nhiệm vụ được phân cơng. Nhiệm vụ của cấp phó do người đứng đầu
phân công.”
Luật Đất đai không phải là nguồn của Luật Hành chính.
Nhận định này là ĐÚNG.
Nguồn của Luật Hành chính là các văn bản quy phạm pháp luật có chứa quy phạm
điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh trong quản lý nhà nước. Vậy nên những văn bản không
chứa các quy phạm điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh trong quản lý nhà nước thì khơng là
nguồn của Luật Hành chính. Đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính là những quan hệ
xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý nhà nước. Còn đối tượng điều chỉnh của Luật Đất
đai là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình con người trực tiếp chiếm hữu quản lý và
sử dụng đất đai được các quy phạm pháp luật điều chỉnh. Vậy nên, Luật Đất đai khơng phải
là nguồn của Luật Hành Chính vì nó không điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong
hoạt động quản lý nhà nước.
Phòng Nội vụ, Phòng Dân tộc, Phòng Tư pháp, Phòng Kinh tế được tổ chức
thống nhất ở tất cả các đơn vị hành chính cấp huyện.
Nhận định này là SAI.
Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 7 và Điều 8 Nghị định 37/2014/NĐ-CP (sửa đổi,
bổ sung bởi Nghị định 108/2020).

Phòng nội vụ, Phòng tư pháp là cơ quan chuyên môn được tổ chức thống nhất ở các
quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh theo Điều 7 Nghị định 37/2017/NĐ-CP. Còn
Phòng dân tộc và Phịng kinh tế là những cơ quan chun mơn được tổ chức để phù hợp với
từng loại hình đơn vị hành chính cấp huyện quy định tại Điều 8 Nghị định 37/2014/NĐ-CP.
Vậy nên, nhận định trên bao gồm 2 loại phòng dân tộc và phòng kinh tế trong cơ quan
chuyên môn tổ chức thống nhất là nhận định sai.
Nguyên tắc trực thuộc hai chiều chỉ được áp dụng đối với các cơ quan hành
chính nhà nước ở địa phương.
Nhận định này là SAI.
Căn cứ vào Luật tổ chức Chính phủ 2015 có quy định về trách nhiệm của các cơ quan
hành chính được điển hình là của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ.
Theo quy định tại Điều 29. Trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ:
“1. Chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành
chính nhà nước từ trung ương đến địa phương; về các quyết định và kết quả thực hiện
các quyết định của mình trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Thực hiện báo cáo cơng tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; giải trình, trả lời
chất vấn trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, trường hợp vắng mặt thì ủy
quyền cho Phó Thủ tướng Chính phủ thực hiện.”
Theo quy định tại Điều 37. Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ:

Downloaded by Tâm V? Th? Minh ()


lOMoARcPSD|25917430

“1. Chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội về
ngành, lĩnh vực được phân công; về kết quả, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ, cơ
quan ngang bộ; về các quyết định và kết quả thực hiện các quyết định của mình trong
phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao; cùng các thành viên khác của Chính phủ

chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ.
2. Thực hiện báo cáo cơng tác trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; giải trình, trả
lời chất vấn trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.”
Do đó ta có thể thấy rằng khơng chỉ các cơ quan hành chính ở địa phương được áp
dụng nguyên tắc trực thuộc hai chiều mà các cơ quan hành chính ở trung ương cũng được áp
dụng tương tự nguyên tắc này điển hình là Thủ tướng chịu trách nhiệm trước Chính phủ và
Quốc hội; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thì chịu trách nhiệm trước Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội về những quyết định và nhiệm vụ của mình đã được phân
cơng.
Phần 3: Bài tập
Dạng 1: Bài tập về xử lý kỷ luật công chức hoặc viên chức (Đọc kỹ Nghị định
số 112/2020/NĐ-CP)
Phương hướng giải quyết yêu cầu bài tập:
Xác định đối tượng bị xử lý kỷ luật.
Xác định nhân vật nêu trên là công chức hay viên chức.
Xác định văn bản pháp luật làm căn cứ xử lý kỷ luật đối với nhân vật nêu trên.
Xác định thẩm quyền ban hành quyết định kỷ luật đối với nhân vật nêu trên.
Xác định thủ tục xử lý kỷ luật đối với nhân vật nêu trên.
Xem xét các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ xử lý kỷ luật đối với nhân vật nêu trên.
- Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm,
đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
- Khi xác minh các tình tiết của vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt có
trách nhiệm xác minh các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.
- Tình tiết giảm nhẹ là một trong những căn cứ để áp dụng biện pháp xử phạt cảnh cáo.
- Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng là một trong những căn cứ quan trọng trong việc
áp dụng biện pháp xử phạt tiền: Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm
hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó;
nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng khơng được giảm
q mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có
thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.

Tình tiết giảm nhẹ:
1. Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi
phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
2. Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp
đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính;
3. Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp
luật của người khác gây ra; vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của
tình thế cấp thiết;

Downloaded by Tâm V? Th? Minh ()


lOMoARcPSD|25917430

4. Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;
5. Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc
khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
6. Vi phạm hành chính vì hồn cảnh đặc biệt khó khăn mà khơng do mình gây ra;
7. Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu;
8. Những tình tiết giảm nhẹ khác do Chính phủ quy định.
Tình tiết tăng nặng:
1. Những tình tiết sau đây là tình tiết tăng nặng:
a) Vi phạm hành chính có tổ chức: là trường hợp cá nhân, tổ chức câu kết với cá nhân,
tổ chức khác để cùng thực hiện hành vi vi phạm hành chính;
b) Vi phạm hành chính nhiều lần: là trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi
phạm hành chính mà trước đó đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính này nhưng chưa bị
xử lý và chưa hết thời hiệu xử lý.
Tái phạm: là việc cá nhân, tổ chức đã bị xử lý vi phạm hành chính nhưng chưa hết thời
hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử
phạt, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành

quyết định này mà lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính đã bị xử lý;
c) Xúi giục, lôi kéo, sử dụng người chưa thành niên vi phạm; ép buộc người bị lệ thuộc
vào mình về vật chất, tinh thần thực hiện hành vi vi phạm hành chính;
d) Sử dụng người biết rõ là đang bị tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận
thức hoặc khả năng điều khiển hành vi để vi phạm hành chính;
đ) Lăng mạ, phỉ báng người đang thi hành cơng vụ; vi phạm hành chính có tính chất
côn đồ;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm hành chính;
g) Lợi dụng hồn cảnh chiến tranh, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh hoặc những khó
khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm hành chính;
h) Vi phạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc đang
chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính;
i) Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính mặc dù người có thẩm quyền đã yêu
cầu chấm dứt hành vi đó;
k) Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm hành chính;
l) Vi phạm hành chính có quy mơ lớn, số lượng hoặc trị giá hàng hóa lớn;
m) Vi phạm hành chính đối với nhiều người, trẻ em, người già, người khuyết tật, phụ
nữ mang thai.
Tình tiết đã được quy định là hành vi vi phạm hành chính thì khơng được coi là
tình tiết tăng nặng.
Dạng 2: Bài tập về xử phạt vi phạm hành chính
Xác định thẩm quyền xử phạt

Downloaded by Tâm V? Th? Minh ()


lOMoARcPSD|25917430

Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 qui định khi phát hiện có hành vi vi phạm
hành chính thì người thi hành cơng vụ phải đình chỉ ngay hành vi vi phạm và tiến hành lập

biên bản vi phạm hành chính sau đó xem xét đối chiếu giữa hành vi vi phạm với điều,
khoản, điểm của Nghị định qui định xử lý vi phạm hành chính ở lĩnh vực chuyên ngành để
xem xét áp dụng mức phạt tương ứng.
Theo khoản 2 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định xử phạt vi phạm
hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc
phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định
của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
- Các cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính gồm có: Ủy ban nhân dân các cấp, các
cơ quan cảnh sát, bộ đội biên phòng, hải quan, kiểm lâm, thuế vụ, quản lý thị trường.
- Những cá nhân có quyền ra quyết định xử phạt hành chính là thủ trưởng các cơ quan
nói trên và cán bộ, chiến sĩ cảnh sát nhân dân, bộ đội biên phòng, nhân viên hải quan,
kiểm lâm, thuế vụ, thanh tra viên thực hiện chức năng thanh tra nhà nước chun
ngành đang thi hành cơng vụ theo các hình thức xử phạt hành chính do luật quy định.
- Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm 05 nguyên tắc được quy định tại
từ Điều 21 đến Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính.
Về nguyên tắc xử phạt: Tại điểm b khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy
định:
“Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, cơng khai, khách
quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật”.
Đồng thời, căn cứ theo Điều 52 (suy dẫn đến từ Điều 38 đến Điều 51) Luật Xử lý vi
phạm hành chính quy định nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm
hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, cụ thể:
- Trong việc xác định thẩm quyền xử phạt thì, nếu thuộc thẩm quyền của người thi hành
cơng vụ thì ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp khơng thuộc thẩm
quyền thì chuyển biên bản vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền để ra quyết
định xử phạt.
- Trong trường hợp hành vi vi phạm hành chính do nhiều cơ quan có thẩm quyền xử
phạt thì cơ quan thụ lý đầu tiên là cơ quan có thẩm quyền xử phạt.
- Nếu là lĩnh vực chuyên ngành thì về nguyên tắc lĩnh vực quản lý của ngành nào thì
ngành đó trực tiếp ra quyết định xử phạt và thẩm quyền phạt tiền quy định tại khoản 1

Điều này được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với
từng hành vi vi phạm cụ thể.
- Thẩm quyền phạt tiền của chủ thể quản lý hành chính nhà nước phải căn cứ vào mức
tối đa của khung phạt tiền được quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể tương
ứng trong từng lĩnh vực.
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính
Các hình thức xử phạt
Theo quy định tại Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính, các hình thức xử phạt và
nguyên tắc áp dụng:
“1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Cảnh cáo;

Downloaded by Tâm V? Th? Minh ()


lOMoARcPSD|25917430

b) Phạt tiền;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt
động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành
chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);
đ) Trục xuất.
2. Hình thức xử phạt quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này chỉ được quy
định và áp dụng là hình thức xử phạt chính.
Hình thức xử phạt quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này có thể được quy
định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính.
3.[20] Mỗi vi phạm hành chính được quy định một hình thức xử phạt chính, có thể quy
định một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung kèm theo.”
Hình thức xử phạt bổ sung được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính, trừ trường

hợp quy định tại khoản 2 Điều 65 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Quy định về hình thức phạt tiền
Theo quy định tại Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, mức phạt tiền trong
xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định pháp luật có
quy định khác.
Về nguyên tắc định mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể: Mức tiền
phạt cụ thể đối với một vi phạm hành chính sẽ là mức trung bình của khung tiền phạt được
quy định đối với vi phạm hành chính đó. Trong trường hợp hành vi đó nếu có tình tiết giảm
nhẹ hoặc tăng nặng thì mức tiền phạt có thể giảm xuống hoặc tăng lên một cách tương ứng
nhưng không được giảm thấp hơn mức tiền phạt tối thiểu hoặc tăng vượt hơn so với mức
tiền phạt tối đa của khung tiền phạt được pháp luật quy định.
Đối với khu vực nội thành của thành phố trực thuộc trung ương thì mức phạt tiền có
thể cao hơn, nhưng tối đa khơng q 02 lần mức phạt chung áp dụng đối với cùng hành vi vi
phạm trong các lĩnh vực giao thông đường bộ; bảo vệ môi trường; an ninh trật tự, an tồn xã
hội.
Người có hành vi vi phạm hành chính bị áp dụng hình thức phạt tiền phải tiến hành
nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt trong trường hợp quyết định xử phạt
không lập biên bản hoặc trong thời hạn 10 ngày nếu khơng có tiền nộp phạt ngay hay thuộc
trường hợp xử phạt có biên bản.
Quá thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính
mà cá nhân, tổ chức chưa nộp tiền phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và
cứ mỗi ngày chậm nộp phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số
tiền phạt chưa nộp. Không tính chậm nộp tiền phạt trong thời hạn cá nhân vi phạm hành
chính được hỗn thi hành quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật.
Theo đó, số tiền lãi = tổng số tiền phạt chưa nộp + (tổng số tiền phạt chưa
nộp*0,05%*số ngày chậm nộp).
Thủ tục xử phạt hành chính:

Downloaded by Tâm V? Th? Minh ()



lOMoARcPSD|25917430

Được quy định từ Điều 55 đến Điều 68 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được
sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
năm 2020).
Biện pháp khắc phục hậu quả cần áp dụng
Được quy định tại Điều 28 về các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng
Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020).
Hỗn tiền phạt vi phạm hành chính
Cơ sở pháp lý:
- Khoản 37 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020;
- Điều 76 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
Đối tượng và điều kiện áp dụng:
-

Quyết định phạt tiền có thể được hoãn thi hành trong trường hợp cá nhân bị phạt tiền
từ 3.000.000 đồng trở lên và tổ chức bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng trở lên.
- Cá nhân đang gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh,
mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn; tổ chức đang gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về
kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh; trong đó:
 Trường hợp cá nhân gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch
bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp
xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc.
 Trường hợp cá nhân gặp khó khăn về kinh tế do mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn thì
phải có thêm xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh tuyến huyện trở lên.
 Trường hợp tổ chức đang gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn,
dịch bệnh thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công

nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực
tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.
Thủ tục:
- Cá nhân, tổ chức phải có đơn đề nghị hỗn chấp hành quyết định xử phạt vi phạm
hành chính kèm theo văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền gửi người
đã ra quyết định xử phạt trong thời hạn quy định theo Khoản 2 Điều 68 Luật Xử lý vi
phạm hành chính 2012. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn,
người đã ra quyết định xử phạt xem xét, quyết định hoãn thi hành quyết định xử phạt
đó.
- Cá nhân, tổ chức được hỗn chấp hành quyết định xử phạt được nhận lại giấy tờ, tang
vật, phương tiện vi phạm hành chính đang bị tạm giữ theo quy định.\
- Quyết định hoãn thi hành quyết định xử phạt; giảm, miễn phần còn lại hoặc toàn bộ
tiền phạt; nộp tiền phạt nhiều lần phải bằng văn bản.
Thời hạn: Hoãn thi hành quyết định xử phạt khơng q 03 tháng, kể từ ngày có quyết
định hỗn (mẫu MQĐ03 ban hành kèm theo Nghị định số 97/2017/NĐ-CP).
Giảm, miễn tiền phạt vi phạm hành chính
Cơ sở pháp lý:
- Điều 77, Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi, bổ sung theo
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020).

Downloaded by Tâm V? Th? Minh ()


lOMoARcPSD|25917430

- Điều 10 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số
97/2017/NĐ-CP).
- Mẫu MQĐ04 ban hành kèm theo Nghị định số 97/2017/NĐ-CP.
Đối tượng và điều kiện áp dụng: (Phải áp dụng quyết định hoãn thi hành quyết định
phạt tiền rồi mới áp dụng quyết định giảm, miễn tiền phạt).

- Cá nhân, tổ chức đã được hoãn thi hành quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 76
của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) trong trường
hợp:
 Cá nhân tiếp tục gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch
bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi
người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc;
 Tổ chức tiếp tục gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm
họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý
khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản
lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.
- Cá nhân được miễn phần tiền phạt còn lại ghi trong quyết định xử phạt do khơng có
khả năng thi hành quyết định nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
 Đã được giảm một phần tiền phạt theo trường hợp 1 mà tiếp tục gặp khó khăn về
kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn
và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ
chức nơi người đó học tập, làm việc;
 Đã nộp tiền phạt lần thứ nhất hoặc lần thứ hai trong trường hợp được nộp tiền phạt
nhiều lần theo quy định tại Điều 79 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi,
bổ sung năm 2020) nhưng gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên
tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận
của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó
học tập, làm việc; trường hợp gặp khó khăn đột xuất về kinh tế do mắc bệnh hiểm
nghèo, tai nạn phải có thêm xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện
trở lên.
- Tổ chức được miễn phần tiền phạt còn lại ghi trong quyết định xử phạt khi đáp ứng đủ
điều kiện sau đây:
 Đã được giảm một phần tiền phạt theo trường hợp 1 hoặc đã nộp tiền phạt lần thứ
nhất hoặc lần thứ hai trong trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định
tại Điều 79 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020);
 Đã thi hành xong hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả được ghi

trong quyết định xử phạt;
 Tiếp tục gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa
hoạn, dịch bệnh và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực
tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.
- Cá nhân khơng có khả năng thi hành quyết định được miễn toàn bộ tiền phạt ghi trong
quyết định xử phạt nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
 Đã được hoãn thi hành quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 76 Luật Xử lý vi
phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) mà tiếp tục gặp khó khăn về
kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn
và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ
chức nơi người đó học tập, làm việc;

Downloaded by Tâm V? Th? Minh ()


×