ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
TÁC PHẨM VÀ LOẠI THỂ VĂN HỌC
Họ và tên sinh viên
Đinh Thị Mỹ Duyên
Lớp học phần
LIT3057 1
Ngày sinh
08/07/2002
Mã sinh viên
20010334
Giảng viên
TS.Nguyễn Thị Như Trang
Lời Cảm Ơn
"Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên bộ môn Cô Nguyễn Thị
Như Trang đã nhiệt tình giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong
suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian tham gia lớp học “Tác phẩm và loại
thể văn học” của cơ, em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học
tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành
trang để em có thể vững bước sau này.
Học phần Tác phẩm và loại thể văn học là môn học thú vị, vô cùng bổ ích giúp em
có những kĩ năng, kiến thức về chuyên môn và năng lực . Tuy nhiên, do vốn kiến
thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù em
đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận có thể tránh khỏi những thiếu sót
và nhiều chỗ cịn chưa chính xác, kính mong cơ xem xét và góp ý để bài tiểu luận
của em được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, em xin kính chúc Cơ Nguyễn Thị Như
Trang ln dồi dào sức khỏe, công tác tốt, gặt hát nhiều thành công trong công việc.
Em xin chân thành cảm ơn!”
Đề bài : Anh/chị hãy chọn một truyện ngắn và phân tích “điểm loé sáng” trong cấu
trúc và ý nghĩa của “điểm loé sáng” đó ở truyện ngắn được lựa chọn.
Bài làm :
Nhà văn Nguyễn Minh Châu từng nói: “Tơi thường hình dung thể loại truyện
ngắn như mặt cắt giữa một thân cây cổ thụ: Chỉ liếc qua những đường vân trên cái
khoanh gỗ tròn tròn kia, dù sau trăm năm vẫn thấy cả cuộc đời của thảo mộc”
Truyện ngắn là một thể loại văn học phổ biến thường là những câu chuyện kể
bằng văn xi và có xu hướng ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa hơn các câu truyện
dài như tiểu thuyết. Vì thế, tạo ra một tình huống truyện và tạo ra sự lóe sáng trong
tình huống ấy là vấn đề quan trọng bậc nhất của nghệ thuật truyện ngắn. Việc lựa
chọn đề tài, phản ánh nội dung trong tác phẩm chịu sự chi phối bởi “nhãn quan” nhà
văn, trong đó xác lập “điểm nhìn” riêng cho mình là quan trọng hơn cả. Một trong
những nhà văn viết về thể loại truyện ngắn tiêu biểu mà tôi muốn nhắc đến được coi
là bậc thầy của thế giới về truyện ngắn đó là nhà văn OHenry. Và tác phẩm “Tên
cớm và bản thánh ca” là một truyện ngắn đặc sắc mang đậm phong cách sách tác
của ông.
O. Henry là bút danh của William Sydney Porter (1862-1910) sinh ở Greensboro,
bang Carolina Bắc, Hoa Kỳ. Ông là một trong tám danh nhân văn hóa được Hội
Đồng Hịa Bình Thế Giới quyết định kỷ niệm vào năm 1962 nhân kỷ niệm 100 năm
ngày sinh của ông và tên ông được dùng để đặt cho giải thưởng truyện ngắn hay nhất
hàng năm ở Mỹ. O’Henry là tác gia sống và sáng tác vào buổi giao thời giữa hai thế
kỷ XIX và XX. Sau cuộc nội chiến (1861 – 1865) và sau cuộc chiến thắng lợi trước
thực dân Tây Ban Nha (1898) nước Mỹ đã trải qua một cuộc đổi thay nhanh chóng,
mạnh mẽ. Trong quá trình nước Mỹ phát triến hướng đến tự do tiến O’ Henry là một
trong những người lao động khốn khổ của thời đại đó. Ơng đã phải kiếm sống bằng
nhiều nghề khác nhau và bằng cách viết những trang truyện ngắn về đời sống của
1
những người thuộc tầng lớp mình với sự am hiểu sâu sắc và bằng tấm lịng nhân ái
bao la. Chính vì vậy tác phẩm của O’Henry vừa bình dân nhưng vừa uyên bác, là
một dấu mốc của thể loại truyện ngắn ở Mỹ giai đoạn đầu thế kỷ 20. Truyện ngắn
của ông sâu sắc, cảm động và đầy chất thơ nhiều truyện ngắn của O. Henry được
xem là mẫu mực cho các nhà văn trẻ trong nhiều thập niên sau. Điểm đặc sắc trong
truyện ngắn của O. Henry là những tình tiết ngẫu nhiên, có lúc khắc nghiệt hoặc ối
oăm hoặc mỉa mai, nhiều lúc khơi hài hoặc dở khóc dở cười, để rồi kết thúc trong
bất ngờ làm người đọc hoặc thích thú nhưng khơng q sướng thỏa, hoặc bâng
khuâng nhưng không quá nặng nề tuy vậy những dư hương nhẹ nhàng như thế đọng
trong tâm tư người đọc khá lâu. Có lẽ do vậy mà vài truyện của O. Henry đã được
chuyển thể qua sân khấu, sau này là điện ảnh và truyền hình, kể cả sân khấu kịch
ở Việt Nam.
Nếu bạn đọc Việt Nam đã biết đến O.Henry với “Chiếc lá cuối cùng” tiếp tục
thêm một chiếc lá nữa - chiếc lá vàng rơi báo hiệu mùa đông. Một mùa không dành
cho người dân nghèo trong tác phẩm “Tên cớm và bản thánh ca” cũng được lấy bối
cảnh tại nước Mỹ. Truyện ngắn mang phong cách hậu hiện qua sự phi lí trong các
tình huống truyện đối với nhân vật chính - anh chàng Soapy.
Để được vào tù, để được vào Khám Đảo tránh rét, và được ăn no, Soapy đã vạch ra
một kế hoạch đó là làm việc bất chính. Lần thứ nhất, Soapy nghĩ đến việc sẽ bước
chân vào một nhà hàng thật sang trọng, ăn một bữa thật no nê, và khi ăn xong sẽ
đứng dậy tun bố khơng có tiền trả, với hi vọng sẽ được người ta trao mình cho
cảnh sát. Kế hoạch của Soapy thất bại. Anh bị tống khỏi nhà hàng đó khi vừa bước
chân vào bên trong cửa tiệm. Khơng nản chí, Soapy tiếp tục nghĩ ra kế hoạch khác.
Nhưng, viên cảnh sát nọ làm sao hiểu được ngầm ý tội nghiệp của anh chàng Soapy
này. Làm sao hiểu nổi sự phi lí của xã hội, mà tưởng chừng như nó đã trở thành hiển
nhiên? Có đời thuở nào, kẻ phạm tội lại tự nhận mình phạm tội. Như thế, cũng có
nghĩa là kế hoạch lần hai của Soapy tiếp tục thất bại. Với những lần hành động tiếp
2
theo, mặc dù Soapy đã cố gắng hết sức để hi vọng việc làm bất chính của mình được
mấy viên cảnh sát để mắt tới. Chẳng hạn như: đập vỡ cửa kính, chuyện gây náo loạn
ở đường phố, chuyện trêu gẹo gái trước mặt viên cảnh sát, và chuyện ăn trộm cái ô
rồi tự nhận một cách trắng trợn…. Nhưng, Soapy càng cố gắng thể hiện mình là kẻ
bất chính, thì yếu tố phi lí càng tăng tiến một cách hài hước. Cả sáu lần như thế,
Soapy đều thất bại, mà khơng hề nhận ra tại sao mình thất bại.
O. Henry đã tạo cho nhân vật một tình huống dở khóc dở cười khi rất nhiều lần
Soapy muốn bị bắt những liên tục thất bại và đến khi Soapy nhận ra việc cố gắng đi
tù của anh ta thật vô nghĩa thì cũng là lúc anh ta bị bắt giam. Với cách dựng truyện
và giọng điệu dí dỏm O’Henri đã đem đến cho người đọc sự cảm nhận từng tình tiết
phi lí. Soapy càng cố gắng thể hiện mình là kẻ bất chính, thì yếu tố phi lí càng tăng
tiến một cách hài hước. Bên cạnh đó khi tạo ra một tình huống với hàng loạt biến cố
thất bại khơng vào được tù của Soapy để tác giả khắc họa xã hội bấy giờ. Nghe có
vẻ điên rồ nhưng hồn tồn có lý vì thời gian ấy đang là mùa đơng và Soapy là một
gã vơ gia cư, khơng có nhà. Anh ấy cố gắng phạm lấy một tội nào đó nhè nhẹ thơi
có thể khiến anh ấy ngồi tù trong suốt thời gian mùa đông để tránh rét là được. Tuy
đặt nhân vật trong tình huống phi lí nhưng với hồn cảnh của Soapy thì đó lại là một
ước muốn hợp lí bởi sự bất cơng của tình hình nước Mỹ. Con người, ai cũng muốn
mình có một mái ấm, có được sự hạnh phúc. Nhưng Soapy hồn tồn cô đơn, đến
mức anh chỉ muốn vào tù mà tránh rét trong mùa đông mà thôi, một sự cô đơn đáng
sợ tốt ra từ anh. Và cũng chính sự cơ đơn trong xã hội vơ tình đang dần dần làm
cho con người xa cách nhau, tàn nhẫn với nhau, không thể chia sẻ và dẫn đến vô vàn
suy nghĩ tiêu cực như “khát khao” vào tù của Soapy. Có lẽ Soapy cũng biết rằng nhà
tù là nơi như thế nào, anh ta có thể bị đánh đập, tra tấn... nên anh ta chỉ mong ở trong
ba tháng mà thôi. Chỉ mong sao xã hội khơng cịn bất cơng nữa và con người được
hạnh phúc là tất cả những gì O. Henry muốn thể hiện trong tác phẩm này. O’henry
3
đã đưa ra sự “trộn lẫn” mã kép giữa những triết lí với cuộc đời, khát vọng sống đúng
nghĩa và diễu nhại những phi lí, ngang trái của xã hội, của cơng lí gần như cùng lúc,
góp phần đẩy tình huống truyện đến cao trào. Để rồi điểm lóe sáng xuất hiện mở nút
thắt cho tình huống này.
Sự lóe sáng của truyện ngắn xuất phát từ cấu trúc, điểm lóe sáng có thể nói là
một bước ngoặt có ảnh hưởng lớn góp phần giúp tác giả thể hiện tư tưởng câu
chuyện. Điểm lóe sáng của “Tên cớm và bản thánh ca” xuất hiện khi Soapy đang
thất vọng sau những việc điên rồ phá hoại mà anh ta gây ra không được tên cảnh sát
chú ý và quay trở về phía công viên Mêdixon, anh nghe thấy giai điệu của một bài
thánh ca. Âm thanh du dương của bản thánh ca ở trong ngơi nhà cổ kính đã níu chân
anh lại khiến tâm hồn anh chững lại vài nhịp để gợi nhớ về quá khứ, thời mà anh còn
người mẹ, cũng có ước mơ chứ khơng vơ định như lúc này. Sức mạnh của âm thanh
đã khiến tâm hồn của Soapy nhạy cảm anh như từ vực sâu được kéo lên. Chính lúc
này, anh mới nhận ra mơ ước "muốn vào tù" chỉ là vô nghĩa, điên rồ. Anh ta đã tự
soi chiếu lại bản thân mình và đưa quyết định sẽ đi xin việc làm, làm việc một cách
chăm chỉ để thay đổi hồn cảnh của mình. Và, bản thánh ca đóng vai trị quan trọng
cho việc Soapy nhận ra sự thay đổi của tâm hồn mình, bản thánh ca ấy đã khơi dậy
được tấm lịng của Soapy.
Nhưng ối oăm thay, câu chuyện được nhà văn dẫn dắt đến một kết thúc hết sức
bất ngờ, khi con người tìm lại được hướng đi của cuộc đời, thì xã hội lại vơ tình đẩy
họ quay trở lại với những lạc lối đến vơ lí. Sau khi thức tỉnh, Soapy đã nghĩ đến việc
sẽ đi xin việc làm, đã nghĩ đến việc: “Anh sẽ là một con người ở đời như ai. Anh
sẽ…” Soapy chẳng làm việc bất chính, nhưng lại được đi ở tù đúng như nguyện ước
ban đầu, mà anh năm lần bảy lượt vạch ra kế hoạch. Ba tháng tù ở Khám Đảo. Dường
như đây cũng là một kết thúc để ngỏ đầy bất ngờ, mở ra cho người đọc nhiều chiều
4
tiếp nhận và suy nghĩ trong truyện ngắn này. Đây khơng chỉ là một truyện ngắn hài
hước đó cịn gửi gắm nhiều tâm tư ước mơ, tư tưởng nhân đạo của tác giả.
Với điểm lóe sáng quan trọng trong truyện ngắn này chính là khi Soapy nghe thấy
âm thanh du dương của bản thánh ca, chính “bản thánh ca” mới là hình tượng mở
nút, làm cho câu chuyện trở nên thật sự nhân văn hơn nữa. Chi tiết lóe sáng xuất
hiện ở gần cuối tác phẩm sau những biến cố nhưng đã tạo cho câu chuyện một bước
ngoặt lớn về tư tưởng của nhân vật. Chi tiết vốn cụ thể, sống động vì thế khi tạo
được một chi tiết độc đáo thì chi tiết đó sẽ có khả năng gợi mở, tạo nhiều ý nghĩa,
nhiều liên tưởng thú vị cho người đọc. Nghệ thuật có thể khơi gợi những tình cảm
tốt đẹp, nâng cao tâm hồn con người… là quan niệm mà O’Henry bộc lộ trong truyện
ngắn “Tên cơm và bản thánh ca”. Anh chàng lang thang Soapy đã phó mặc cuộc
đời mình cho số phận, phạm pháp để vào tù trốn lạnh, nghỉ đông; nhưng khúc thánh
ca với âm điệu du dương vọng từ nhà thờ góc phố đã đánh thức ý muốn làm lại cuộc
đời, sống đàng hoàng, lương thiện trong Soapy. Ở đây, O’ Henry cũng đã xây dựng
được sự thức tỉnh ấy, để cho nhân vật của mình tự khai thác cái thiên lương trong
tâm hồn, cố gắng khai thác cái thiên lương ẩn sâu nơi tâm hồn con người, và còn
“muốn khẳng định những kẻ bị vứt ra ngoài lề pháp luật ấy chưa hẳn tất cả đều
xấu”. Soapy không phải là một tên xấu xa chính Soapy cũng đã cho ta thấy cái vẻ
đẹp tâm hồn khi thể hiện lịng tự trọng của chính mình về chuyện ăn uống: “Anh vốn
coi khinh những thức ăn người ta lấy danh nghĩa làm phúc ban cho dân nghèo của
thành phố. Theo quan niệm của Soapy, pháp luật còn dễ chịu hơn là lòng từ thiện”
O’ Henry cũng đã để cho nhân vật tự thể hiện những triết lí trong suy nghĩ: “Mọi
thứ nhận được của các bàn tay từ thiện nếu không phải trả bằng tiền thì lại trả bằng
sự nhục nhã của tâm hồn…”. Ơng đã “dùng ngịi bút của mình để phủ nhận quan
điểm thường tình của người đời là ln xem tất cả những người vi phạm luật pháp
là những người xấu xa, đáng ghét”. Tuy cuối truyện Soapy cũng đạt được mục đích
5
của mình là đi tù nhưng sau khi tự đánh thức bản thân mình Soapy cũng sẽ có cái
nhìn khác về cuộc sống và không chỉ coi nhà tù là nơi tránh rét. Cái kết tuy đáng
thương cho nhân vật nhưng đã mở ra chiều sâu cho tác phẩm. Người đọc sẽ đặt ra
câu hỏi: “Sau ba tháng ở tù Soapy liệu có hồn lương hay vẫn tiếp tục lối suy nghĩ
cũ?”
Dẫu chỉ một chi tiết nhỏ nhưng O.Henry đã tạo cho câu chuyện của mình một bước
ngoặt lớn. Ở các tác phẩm khác như trong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”gắn liền
với tên tuổi của O.Henry khi mà cô gái trẻ Johnsy đang tuyệt vọng với căn bệnh của
mình và phó mặc cuộc đời vưới sự lìa cành của chiếc lá nhưng khi chiếc lá cuối cùng
không rụng vào đêm bão lớn đã khiến cô gái suy nghĩ lại và có thêm hi vọng vào
cuộc sống tuy sau đó cụ Behrman đã ra đi vì viêm phổi nhưng câu chuyện đã thấm
đẫm tinh thần nhân văn, thương cảm lạc quan trong cuộc sống. Chỉ một điểm sáng
nhưng cũng làm lóe lên tinh thần nhân đạo cho tồn câu chuyện đây chính là điểm
khéo léo trong các tác phẩm truyện ngắn của ông.
Thông qua truyện ngắn “Tên cớm và bản thánh ca”, O' Henry đã gửi gắm những
tư tưởng nhân đạo về tình người và ước mơ về một xã hội bình đẳng. Người đọc sẽ
nhận ra “chân dung” của một tầng lớp thấp kém dưới đáy xã hội với những khát
vọng sống và tình người đầy cao cả dành cho nhau, một mặt bóc trần bộ mặt lạnh
lùng, kệnh cỡm của xã hội Mỹ đương thời ở tất cả các phương diện từ lối sống, nhân
cách, tâm hồn.Sự cô đơn trong xã hội vơ tình đang dần dần làm cho con người xa
cách nhau, tàn nhẫn với nhau, không thể chia sẻ và dẫn đến vô vàn suy nghĩ tiêu cực
như “khát khao” vào tù của Soapy. O. Henry mong mỏi xã hội sẽ khơng cịn bất cơng
nữa, ngay khi con người quyết tâm cải hướng làm lại từ đầu, muốn được lao động
chân chính để vươn lên hồn cảnh thì bị đẩy vào con đường tù tội. Sự bất công ấy
vẫn đang “giết chết” nhiều người trong xã hội khơng chỉ ở nước Mỹ, mà cịn ở mọi
nơi trên thế giới, không chỉ vào thời điểm sáng tác của tác giả mà con ở mọi thời
6
điểm trước đó và hiện tại, cũng như tương lai. Qua những tuyên ngôn nghệ thuật
được phát biểu trực tiếp hoặc bằng lời người trần thuật hay bằng hình tượng nghệ
thuật trong truyện ngắn, O’ Henry đã thể hiện quan niệm sáng tác của một nghệ sĩ
hiện thực, một nghệ sĩ của tình thương u, lịng nhân ái. Những trang văn O’ Henri
viết ra, không chỉ để cảnh tỉnh con người, cứu giúp để con người sống đẹp hơn, tốt
hơn, mà cịn là để thể hiện chính quan điểm của O’Henri: “Thiên chức nghệ thuật là
thanh lọc tâm hồn hướng thiện của con người”…
Tài liệu tham khảo :
1. O’henry, Tên cớm và bản thánh ca, NXB Văn học.
2. O’henry,Chiếc lá cuối cùng,NXB Văn Học.
3. Trần Hương Giang - Dấu ấn hậu hiện đại qua truyện ngắn "Tên cớm và bản
thánh ca" của O'Henry
4. Hồ Nguyễn Bảo Nhi- Dấu ấn hậu hiện đại qua truyện ngắn O’henry
7