Tải bản đầy đủ (.docx) (99 trang)

Nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng Blockchain trong việc phát triển sản phẩm tài trợ chuỗi cung ứng trên thế giới và bài học cho các Ngân hàng Thương mại tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
-***

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM SỬ DỤNG BLOCKCHAIN
TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TÀI TRỢ
CHUỖI CUNG ỨNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
Ngành: Kinh tế quốc tế

LÊ THỊ PHƯƠNG THẢO

Hà Nội - 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
***

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM SỬ DỤNG BLOCKCHAIN
TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TÀI TRỢ
CHUỖI CUNG ỨNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

Ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 8310106

Họ và tên học viên: Lê Thị Phương Thảo


Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Hương Giang

Hà Nội - 2023


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình khoa học do chính bản thân hồn thành. Các tài
liệu tham khảo, số liệu thống kê được sử dụng trong khóa luận có nguồn trích dẫn
đầy đủ và trung thực. Nếu có bất kỳ sự gian lận nào, tơi xin chịu trách nhiệm trước
Nhà trường.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2023

Học viên

Lê Thị Phương Thảo


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thiện được tồn bộ cơng trình nghiên cứu, trước tiên tôi xin trân trọng
cảm ơn TS. Phạm Hương Giang- Giảng viên hướng dẫn trực tiếp của tôi. Cô ủng hộ
tôi bày tỏ quan điểm, đồng thời đưa ra những nhận xét, góp ý, định hướng tơi trong
suốt thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài đề án tốt nghiệp. Tối rất cảm ơn vì những
góp ý của cô về đề án này.
Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô giảng dạy Chuyên ngành Kinh tế Quốc tế Trường Đại học Ngoại Thương. Các kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về chuyên

ngành đã được các thầy cô truyền đạt trong suốt thời gian học từ. Từ đó, tơi dã có
nền tảng kiến thức để phát triển ý tưởng và nghiên cứu trong quá trình làm đề án tốt
nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp vì đã
ln liên tục dành sự động viên, ủng hộ trong suốt những năm học tập và quá trình
nghiên cứu và viết luận văn này.
Trong đề án tốt nghiệp, chắc hẳn không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu
sót. Tơi mong muốn sẽ nhận được nhiều đóng góp quý báu đến từ các quý thầy cô,
ban cố vấn và bạn đọc để đề tài được hồn thiện hơn nữa và có ý nghĩa thiết thực áp
dụng trong thực tiễn cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn!
Học viên

Lê Thị Phương Thảo


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................ii
MỤC LỤC............................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ..................................................................vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................vii
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ
CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN..................................................................................6
1.1. Tài trợ chuỗi cung ứng.....................................................................................6
1.1.1. Khái niệm về tài trợ chuỗi cung ứng và phát triển sản phẩm Tài trợ chuỗi
cung ứng................................................................................................................ 6
1.1.2. Đặc điểm và lợi ích của tài trợ chuỗi cung ứng...........................................9
1.1.3. Quy định pháp luật đối với tài trợ chuỗi cung ứng....................................14
1.1.4. Một số sản phẩm tài trợ chuỗi cung ứng....................................................15

1.2. Công nghệ Blockchain....................................................................................32
1.2.1. Khái niệm Blockchain...............................................................................32
1.2.2. Đặc điểm của Blockchain..........................................................................34
1.2.3. Ứng dụng Blockchain trong các lĩnh vực kinh tế......................................37
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN
TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG
TRÊN THẾ GIỚI...................................................................................................44
2.1. Thực trạng ứng dụng Blockchain vào việc phát triển sản phẩm Tài trợ
chuỗi cung ứng trên thế giới....................................................................................44
2.1.1. Ứng dụng Blockchain trong việc tăng tính chính xác và hiệu quả đối với
sản phẩm tài trợ khoản phải trả, tài trợ theo đơn đặt hàng...................................44
2.1.2. Ứng dụng Blockchain trong việc tối ưu hóa quy trình đối với các sản phẩm
tài trợ khoản phải trả và tài trợ nhà phân phối.....................................................47
2.1.3. Ứng dụng Blockchain trong việc tăng tính minh bạch và giảm thiểu chi phí
trong quy trình hệ hống thanh toán quốc tế đối với tất cả các sản phẩm tài trợ
chuỗi cung ứng....................................................................................................52


2.1.4. Ứng dụng Blockchain trong việc nâng cao tính tuân thủ và kiểm soát rủi ro
đối với các sản phẩm tài trợ khoản phải thu, tài trợ nhà phân phối và tài trợ theo
đơn đặt hàng........................................................................................................53
2.1.5. Ứng dụng Blockchain trong sản phẩm bao thanh toán..............................56
2.1.6. Ứng dụng Blockchain trong việc nhận diện Khách hàng (KYC) đối với tất
cả các sản phẩm Tài trợ chuỗi cung ứng.............................................................57
2.2. Những lợi ích ứng dụng Blockchain trong việc phát triển sản phẩm tài trợ
chuỗi cung ứng........................................................................................................58
2.2.1. Tăng tính minh bạch trong chuỗi cung ứng...............................................58
2.2.2. Tự động hóa, nâng cao năng suất thơng qua Hợp đồng Thông minh (Smart
contract) và Internet vạn vật (IoT).......................................................................60
2.2.3. Giảm thiểu rủi ro gian lận..........................................................................61

2.2.4. Giảm thiểu chi phí hành chính...................................................................62
2.3. Những thách thức trong việc ứng dụng Blockchain vào sản phẩm tài trợ
chuỗi cung ứng........................................................................................................63
2.3.1. Khả năng triển khai trên diện rộng............................................................63
2.3.2. Quy định, chính sách pháp luật.................................................................64
2.3.3. Nhận thức và khả năng quản lý công nghệ Blockchain.............................65
2.3.4. Cơ sở hạ tầng triển khai Blockchain..........................................................66
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG CÔNG
NGHỆ BLOCKCHAIN VÀO CÁC SẢN PHẨM TÀI TRỢ CHUỖI CUNG
ỨNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM................................68
3.1. Thực tiễn áp dụng công nghệ Blockchain vào các sản phẩm tài trợ chuỗi
cung ứng tại NHTM Việt Nam................................................................................68
3.1.1. Ứng dụng Công nghệ Blockchain vào Sản phẩm tài trợ khoản phải trả và
tài trợ nhà phân phối............................................................................................68
3.1.2. Ứng dụng Công nghệ Blockchain vào sản phẩm tài trợ khoản phải thu và
bao thanh tốn.....................................................................................................70
3.2. Thành cơng và hạn chế trong sản phẩm Tài trợ chuỗi cung ứng tại
Việt Nam................................................................................................................. 72


3.2.1. Đối với thanh toán LC...............................................................................72
3.2.2. Đối với thanh toán quốc tế........................................................................73
3.3. Ứng dụng Blockchain trong việc xử lý hạn chế của sản phẩm tài trợ chuỗi
cung ứng tại Việt Nam.............................................................................................74
3.4. Định hướng ứng dụng công nghệ Blockchain trong các sản phẩm tài trợ
chuỗi cung ứng tại các NHTM Việt Nam.................................................................76
3.5. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ Blockchain
trong phát triển sản phẩm tài trợ chuỗi cung ứng tại Việt Nam..............................77
3.6. Một số kiến nghị nhằm thúc đẩy ứng dụng công nghệ Blockchain trong
phát triển các sản phẩm tài trợ chuỗi cung ứng tại NHTM Việt Nam.....................79

KẾT LUẬN............................................................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................83


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Bảng 1.1: Lợi ích của sản phẩm chiết khấu khoản phải thu.....................................18
Bảng 1.2: Lợi ích của sản phẩm bao thanh tốn......................................................20
Bảng 1.3: Lợi ích của sản phẩm tài trợ khoản phải trả.............................................22
Bảng 1.4: Lợi ích của sản phẩm tài trợ nhà phân phối.............................................24
Bảng 1.5: Lợi ích của sản phẩm tài trợ theo đơn đặt hàng.......................................26
Bảng 1.6: Đặc điểm các sản phẩm tài trợ chuỗi cung ứng.......................................27
Bảng 3.1: Tình hình ứng dụng Blockchain trong giao dịch LC tại các NHTM
Việt Nam.................................................................................................................69
Hình 1.1: Mơ hình chuỗi cung ứng............................................................................6
Hình 1.2: Tài trợ chuỗi cung ứng theo sản phẩm Tài trợ khoản phải trả....................9
Hình 1.3: Hệ sinh thái trong tài trợ chuỗi cung ứng.................................................12
Hình 1.4: Mơ hình quy trình tài trợ chuỗi cung ứng................................................16
Hình 1.5: Quy trình tài trợ khoản phải thu...............................................................17
Hình 1.6: Quy trình bao thanh tốn.........................................................................19
Hình 1.7: Quy trình tài trợ khoản phải trả................................................................21
Hình 1.8: Quy trình tài trợ nhà phân phối................................................................23
Hình 1.9: Quy trình tài trợ theo đơn đặt hàng..........................................................25
Hình 1.10: Quy trình tài trợ kho hàng......................................................................30
Hình 1.11: Quy trình giao dịch dựa trên cơng nghệ Blockchain..............................38
Hình 1.12: Quy trình thanh tốn LC thơng thường..................................................40
Hình 1.13: Quy trình thanh tốn LC ứng dụng Blockchain.....................................41
Hình 1.14: Chứng từ cụ thể trong giao dịch xuất nhập khẩu...................................42
Hình 2.1: Quy trình cho vay hợp vốn thủ cơng........................................................45
Hình 2.2: Quy trình cho vay hợp vốn ứng dụng Blockchain...................................46
Hình 2.3: Quy trình tài trợ bằng Thư tín dụng.........................................................49

Hình 2.4: So sánh mơ hình thanh tốn LC truyền thống và ứng dụng Blockchain. .50
Hình 2.5: Tính năng của chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại quốc tế.......51
Hình 2.6: Chi phí của một giao dịch khi sử dụng công nghệ Blockchain................53


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1

ADB

Ngân hàng Phát triển Châu Á

2

AML

Phòng chống Rửa tiền

3

B2B

Doanh nghiệp với Doanh nghiệp

4

B2C

Doanh nghiệp với Người Tiêu dùng


BBVA

Ngân hàng Tây Ban Nha Banco Bilbao Vizcaya
Argentina

6

BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

7

CCD

Thẩm định khách hàng

8

CNTT

Công nghệ thông tin

9

DLT

Công nghệ sổ cái phân tán

10


FMCG

Ngành hàng tiêu dùng nhanh

11

HKMA

Cơ quan Tiền tệ Hồng Kơng

12

ICC

Phịng Thương mại Quốc tế

13

IFTA

Hiệp hội Thương mại và Vi phạm quốc tế

14

IoT

Internet kết nối vạn vật

15


IFTA

Hiệp hội Thương mại và Vi phạm quốc tế

16

KYC

Nhận diện Khách hàng

17

LC

Thư tín dụng

18

NAB

Ngân hàng Quốc gia Australia

19

NAPAS

Cơng ty Cổ phần Thanh tốn Quốc gia

20


NHTM

Ngân hàng Thương mại

21

RFID

Thẻ Nhận dạng Tần số Vô tuyến

22

SCB

Ngân hàng Thương mại Siam

23

TechcomBank Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

24

TPBank

Ngân hàng TMCP Tiên Phong

25

UNIDROIT


Viện Quốc tế về Nhất thể hóa Pháp luật tư

5


26

URDTT

Quy tắc thống nhất về giao dịch thương mại số

27

VGM

Phiếu cân tổng trọng lượng được xác minh

28

VIB

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam

29

VietcomBank

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam


30

VietinBank

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Quản lý chuỗi cung ứng có vai trị vơ cùng quan trọng và đang là chủ đề được
tất cả các ngành kinh tế quan tâm. Việc phát triển được hệ sinh thái và đảm bảo tính
ổn định trong quản lý chuỗi cung ứng không chỉ mang đến giá trị cho nhà cung cấp,
người mua hàng, nhà tài trợ mà còn tăng năng suất, mang lại hiệu quả cho các
ngành kinh tế liên quan. Để tạo được tính ổn định, đảm bảo khơng xảy ra tình trạng
đứt gãy chuỗi thì năng lực tài chính, tính thanh khoản của các thành phần trong
chuỗi phải ln được duy trì và củng cố. Do vậy, các sản phẩm tài trợ chuỗi cung
ứng luôn là vấn đề nghiên cứu dành được nhiều sự quan tâm của các học giả trong
và ngoài nước.
Hiện nay, đa phần các nghiên cứu tập trung vào quản lý chuỗi cung ứng, nâng
cao chuỗi giá trị. Trong khi đó, việc ổn định dịng chảy tài chính giữa các chủ thể
trong chuỗi thơng qua sản phẩm tài trợ chuỗi cung ứng lại chưa được nghiên cứu
nhiều. Tại thị thường Việt Nam, việc ứng dụng các sản phẩm tài trợ chuỗi cung ứng
chủ yếu tập trung tại các Ngân hàng Thương mại lớn, với tệp khách hàng đa dạng.
Sản phẩm tài trợ chuỗi cung ứng cũng mới được triển khai theo phương thức truyền
thơng cịn tiềm ẩn nhiều rùi ro và hiệu quả chưa cao. Do vậy, việc học tập ứng dụng
công nghệ thông tin vào sản phẩm từ kinh nghiệm các ngân hàng thương mại trên
thế giới và rút ra bài học cho các ngân hàng tại Việt Nam là rất cần thiết. Đặc biệt,
hiện nay công nghệ Blockchain đang được các định chế tài chính ứng dụng vào hầu

hết các sản phẩm dịch vụ, trong đó có nhóm sản phẩm tài trợ chuỗi cung ứng. Từ
thực tế nghiên cứu có thể thấy,việc ứng dụng công nghệ Blockchain vào sản phẩm
tài trợ chuỗi cung ứng nhằm gia tăng hiệu quả, tính ổn định và giải quyết một số rủi
ro, hạn chế trong quá trình triển khai theo phương pháp truyền thống. Từ đó, có thể
mở ra một hướng đi mới, tạo cơ hội tiềm năng, cho các sản phẩm tài trợ chuỗi cung
ứng được phát triển, bao phủ cả thị trường. Ngoài ra, để tăng tính minh bạch và tự
động hóa, cơng nghệ Blockchain sẽ hỗ trợ các bên tham gia kịp thời tiếp cận nguồn
tài trợ đồng thời giảm thiểu rủi ro, đảm bảo an tồn vốn.
Nhằm đưa ra góc nhìn khách quan nhất về đề tài cũng như sử dụng số liệu,
phân tích cập nhất, đề tài “Nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng Blockchain trong
việc phát


triển sản phẩm tài trợ chuỗi cung ứng trên thế giới và bài học cho các Ngân
hàng Thương mại tại Việt Nam” được nghiên cứu nhằm tìm ra các cách ứng dụng
cơng nghệ Blockchain trên thế giới. Từ đó, phân tích cơ hội cũng như thuận lợi và
khó khăn trong quá trình ứng dụng trong các Ngân hàng Thương mại tại Việt Nam.
2. Tổng quan nghiên cứu
Hiện nay, đề tài về tài trợ chuỗi cung ứng luôn nhận được sự quan tâm rất lớn
của các độc giả trong và ngoài nước.
Quá trình hình thành, nhu cầu và bản chất của các sản phẩm tài trợ chuỗi cung
ứng đã được nghiên cứu bởi nhóm tác giả Dr Eril Hofman (2011). Dựa trên những
mơ hình giải thích tài trợ chuỗi cung ứng, quy mơ thị trường ồn cầu cho các giải
pháp đó và tiềm năng tiết kiệm chi phí cho các cơng ty tham gia vào lĩnh vực này
được phân tích và tính tốn. Điều này nhấn mạnh sự hấp dẫn được tuyên bố chung
của các giải pháp tài trợ chuỗi cung ứng bằng cách tạo ra lợi ích giành chiến thắng
trong các tình huống và làm cho các tác nhân trong chuỗi được liên kết chặt chẽ.
Bên cạnh các lý thuyết, nền tảng, các sản phẩm tài trợ chuỗi cung ứng cịn
được nghiên cưu theo hướng ứng dụng, thơng qua các tình huống thực tế. Cụ thể, tài
sản tài trợ chuỗi cung ứng đã tăng trưởng 17% từ năm 2009 đến năm 2017. Các

định chế tài chính cung đã làm theo thông lệ tốt nhất để ứng dụng các sản phẩm này
như các tổ chức tài chính tại Pakistan đã khai thác tiềm năng thị trường địa phương
để triển khai các chương trình chuỗi cung ứng sinh lời. Qua đó, có thể thấy được
những kinh nghiệm trong việc ứng dụng sản phẩm tại nhiều quốc gia (International
FInance Corporation, 2014)
Tuy nhiên, có thể thấy các sản phẩm tài trợ chuỗi cung ứng truyền thống vẫn
còn tồn tại nhiều nhược điểm như rủi ro, gian lận thương mại, tốn thời gian, chi phí.
Do vậy, việc ứng dụng Blockchain vào tài trợ chuỗi cung ứng là điều rất cần thiết.
Nhóm tác giả Mingxiao DU, Qijun Chen đã nghiên cứu việc ứng dụng Blockchain
nhằm gia tăng hiệu quả của tài trợ chuỗi cung ứng. Bài viết đã xây dựng nền tảng tài
trợ chuỗi cung ứng sử dụng cơng nghệ Blockchain để quản lý tồn bộ q trình. Từ
đó, giải quyết vẫn đè thiếu tin cậy giữa các chủ thể tham gia chuỗi, nâng cao hiệu
quả dịng vốn, giảm thiểu chi phí cho các bên. Nhóm tác giả đã đề xuất một phương
pháp


mới sử dụng mã hóa hình thái đồng nhất trong Blockchain đáp ứng nhu cầu nhạy
cảm bảo vệ quyền riêng tư dữ liệu trong các tình huống tài trợ chuỗi cung ứng
(Mingxiao Du, 2020).
Tác giả Cuiyuan Jiang (2020) nghiên cứu xu hướng phát triển của công nghệ
Blockchain trong tài trợ chuỗi cung ứng thông qua sự kết hợp của ứng dụng cụ thể
của cơng nghệ Blockchain trong q trình tích hợp thông tin, xử lý các khoản phải
thu, truyền tài tín dụng, giám sát thơng tin và sự thuận tiện trong vận hành nền tảng
dịch vụ, quá trình tài trợ và các liên kết khác. Mục đích là để cải thiện sự ổn định
của phát triển quá trình tài trợ chuỗi cung ứng và thúc đẩy sự phát triển lành mạnh
của nền kinh tế công nghiệp.
Cùng đối tượng nghiên cứu, nhưng tác giả Illias Loannou (2022) lại đánh giá
kịp thời về các ứng dụng công nghiệp tiên tiến và quan điểm lý thuyết về việc sử
dụng Blockchain như phương tiện hướng tới số hóa cho các hệ thống tài trợ chuỗi
cung ứng. Nhóm tác giả cho rằng cơng nghệ Blockchain có một sự đổi mới phát huy

vai trị trong các giải pháp tài chính chuỗi cung ứng thơng qua việc giảm thiểu sự
thiếu hiệu quả và tăng cường khả năng hiển thị giữa các các bên, cho đến nay vẫn là
những thách thức chính trong lĩnh vực này. Dựa trên việc xem xét các tài liệu học
thuật như cũng như phân tích các giải pháp cơng nghiệp đã xuất hiện, nhóm tác giả
xác định và thảo luận về các vấn đề tài chính, vận hành và pháp lý những thách thức
gặp phải trong việc tài trợ chuỗi cung ứng và lời hứa của Blockchain sẽ giải quyết
những hạn chế này. Những điểm nghẽn cũng như lợi ích của Blockchain được phát
hiện và xác định một số điều kiện cần thiết cho sự xuất hiện của thương mại dựa
trên Blockchain, chẳng hạn như thiết lập sự hợp tác giữa các tác nhân trong chuỗi
cung ứng, với các hệ thống Internet vạn vật để đảm bảo chất lượng dữ liệu và cải
cách các khung pháp lý và quy định.
Bên cạnh việc nghiên cứu tổng quát, tác giả Belu (2019) đã trình bày những
lợi thế tiềm năng của việc sử dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực thương mại
quốc tế. Blockchain, được biết đến như một trong những công nghệ đột phá của thời
điểm hiện tại, sẽ mang lại những thay đổi quan trọng đối với quá trình hoạt động
ngoại thương cụ thể. Trong bài báo này đã trình bày các yếu tố cụ thể cho
công nghệ


Blockchain, các nguyên tắc cơ bản của nó cũng như các lĩnh vực mà cơng nghệ này
có thể được áp dụng. Từ đó, tác giả xác định các ứng dụng dựa trên Blockchain
trong lĩnh vực thương mại quốc tế (phạm vi hậu cần và tài chính) và chúng tơi nhấn
mạnh những lợi ích tiềm năng của cơng nghệ này.
Để đưa ra cái nhìn chi tiết hơn về việc ứng dụng cơng nghệ Blockchain trong
ngành ngân hàng nói chung và sản phẩm tài trợ chuỗi cung ứng nói riêng, tác giả Ye
Gou (2016) đã cho thấy công nghệ Blockchain là công nghệ cốt lõi, nền tảng với
ứng dụng đầy hứa hẹn triển vọng của ngành ngân hàng. Một mặt, ngành ngân hàng
ở Trung Quốc đang trước tác động của tự do hóa lãi suất và suy giảm lợi nhuận do
thu hẹp chênh lệch lãi suất. Mặt khác nền kinh tế còn bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế
chuyển đổi, phát triển Internet và đổi mới tài chính. Do đó, ngành ngân hàng địi hỏi

sự chuyển đổi khẩn cấp và đang tìm kiếm con đường tăng trưởng mới. Như vậy,
Blockchain có thể cách mạng hóa cơng nghệ cơ bản của thanh tốn bù trừ và hệ
thống thơng tin tín dụng trong ngân hàng, từ đó nâng cấp và chuyển đổi chúng.
Qua các nghiên cứu có thể thấy, việc ứng dụng Blockchain vào tài trợ chuỗi
cung ứng luôn được các học giả quan tâm. Tuy nhiên, đứng dưới góc độ Ngân
hàng- chủ thể chính tham gia vào q trình tài trợ, việc ứng dụng công nghệ
Blockchain chưa được nghiên cứu cụ thể và đẩy đủ. Do vậy, tác giả nghiên cứu đề
tài này nhằm đưa ra kinh nghiệm ứng dụng Blockchain vào sản phẩm tài trợ chuỗi
cung ứng của các Ngân hàng trên thế giới. Từ đó, đưa ra giải pháp, bài học cho các
Ngân hàng Thương mại tại Việt Nam.
3. Mục tiêu của Đề án
Đề án được đưa ra với mục tiêu phân tích các ví dụ ứng dụng cơng nghệ
Blockchain trong việc phát triển sản phẩm chuỗi cung ứng tại các Tổ chức Tín dụng
trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm, kiến nghị và đề xuất giải pháp để ứng
dụng trong các Ngân hàng Thương mại tại Việt Nam.
4.Đối tượng và phạm vi của Đề án
Đối tượng nghiên cứu của Đề án là ứng dụng Blockchain trong việc phát triển
sản phẩm tài trợ chuỗi cung ứng tại một số Tổ chức Tín dụng trên thế giới.


Phạm vi của Đề án:
- Phạm vi nội dung: là ứng dụng Blockchain trong việc phát triển sản phẩm tài
trợ chuỗi cung ứng tại một số Tổ chức Tín dụng trên thế giới, thực trạng và giải
pháp cho các Ngân hàng Thương mại tại Việt Nam
- Phạm vi không gian: một số Tổ chức Tín dụng trong nước và trên thế giới
- Phạm vi thời gian: trong giai đoạn từ năm 2013 đến hết năm 2022.
5. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu
Đề án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp các phương pháp
thống kê mơ tả, so sánh.
Dữ liệu nghiên cứu là dữ liệu thứ cấp thu thập được từ các nguồn như Ngân

hàng Thế giới, Phịng Thương mại Cơng nghiệp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và
các Ngân hàng Thương mại như HSBC, TechcomBank, VietcomBank, BIDV và
một số nghiên cứu của các học giả trong nước và trên thế giới từ năm 2013 đến hết
năm 2022.
6. Kết cấu của Đề án
Ngồi Lời nói đầu, Kết luận và Phụ lục, Đề án có kết cấu gồm 3 chương như
sau: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về Tài trợ chuỗi cung và Công nghệ
Blockchain Chương 2: Thực trạng ứng dụng công nghệ Blockchain trong việc
phát triển sản
phẩm Tài trợ chuỗi cung ứng trên thế giới
Chương 3. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy ứng dụng Công nghệ Blockchain
vào các sản phẩm Tài trợ chuỗi cung ứng tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam.


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÀI TRỢ CHUỖI
CUNG ỨNG VÀ CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN
1.1. Tài trợ chuỗi cung ứng
1.1.1. Khái niệm về tài trợ chuỗi cung ứng và phát triển sản phẩm Tài trợ
chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng được định nghĩa thông qua nhiều quan điểm khác nhau. Chuỗi
cung ứng có thể được hiểu là các doanh nghiệp kết nối với nhau nhằm dưa một sản
phẩm, dịch vụ ra thị trường, đến tay người tiêu dùng (Lambert, 1998). Chuỗi cung
ứng cũng có thể là mạng lưới nhà sản xuất, kho xưởng, nhà phân phối thực hiện
việc chuyển hóa các nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ thành thành phẩm, phân phối
qua các nhà bán buôn, bán lẻ và đến tay người tiêu dùng cuối cùng (Ram Ganeshan,
2002). Tuy nhiên, chuỗi cung ứng được hiểu đầy đủ và chính xác nhất là luồng
ngun liệu, luồng thơng tin, dịng chảy tài chính, dịch vụ từ những Nhà cung cấp
ngun liệu thơ đến các nhà máy, kho hàng và khách hàng. Chuỗi cung ứng gồm
các tổ chức và quá trình để tạo ra và phân phối sản phẩm, thông tin và dịch vụ đến
khách hàng cuối cùng. Các thành phần cơ bản tham gia chuỗi cung ứng gồm nhà

sản xuất, phân phối, bán sỉ, bán lẻ và các Công ty, cá nhân là Khách hàng cuối cùng.

Nguồn:Hokey Min (2002)
Hình 0.1: Mơ hình chuỗi cung ứng


Thơng qua biểu đồ trên có thể thấy một số đặc điểm của chuỗi cung ứng, bao
gồm đặc điểm về luồng thơng tin, luồng hàng hóa và luồng tài chính. Dịng chảy
thơng tin được trao đổi giữa các mắt xích trong chuỗi, là những phản hồi từ kách
hàng và các đơn vị liên quan bao gồm đơn đặt hàng, báo cáo xuất nhập tồn, xác
nhận đạt hàng, hóa đơn. Dịng thơng tin cần đầy đủ, kịp thời và chính xác, từ đó tạo
ra nền tảng để đưa ra các quyết định liên quan đến kế hoạch sản xuất, kết nối các
hoạt động, bộ phận trong chuỗi. Dòng chảy của hàng hóa thơng thường sẽ được di
chuyển từ nhà cung cấp, qua nhà sản xuất, đơn vị phân phối, bán lẻ và đến người
tiêu dùng cuối cùng. Tuy nhiên, đôi khi dịng chảy của hàng hóa có thể trực tiếp từ
nhà cung ứng đến nhà phân phối và đến người tiêu dùng. Dịng tài chính trong chuỗi
cung ứng sẽ bao gồm hóa đơn, giấy báo có và các khoản thanh tốn giữa những
người tham gia thị trường. Dịng chảy tài chính có chiều di chuyển ngước với dịng
hàng hóa, là luồng tài chính từ người mua đến người bán hoặc các thành phần trong
chuỗi có thể hỗ trợ, chia sẻ cho nhau vay… Dịng tài chính lưu thơng càng nhanh
càng tạo được thanh khoản, tăng hiệu quả của chuỗi cung ứng, giảm chi phí do gián
đoạn vịng lưu chuyển tiền tệ.
Từ định nghĩa về chuỗi cung ứng có thể thấy các công ty không thể cạnh tranh
hiệu quả nếu tách rời khỏi nhà cung ứng và các chủ thể khác trong chuỗi cung ứng.
Sự quan tâm đến khái niệm về quản trị chuỗi cung ứng đã liên tục gia tăng từ những
năm 1980 khi các cơng ty thấy được lợi ích của các mối quan hệ hợp tác trong vào
ngoài tổ chức.
Quản lý chuỗi cung ứng đã được định nghĩa là một triết lý kết hợp để quản lý
tổng dòng chảy của chuỗi phân phối từ nhà cung ứng đến người tiêu dùng cuối cùng
(Lambert, 1998). Một định nghĩa khác về quản lý chuỗi cung ứng kết hợp là đi từ

Khách hàng bên ngồi và sau đó quản lý tất cả các quy trình cần thiết để cung cấp
cho Khách hàng giá trị theo chiều ngang (Monczka, 2009). Theo đó, những cơng ty
mạnh nhất là những cơng ty có thể cung cấp kỹ năng quản lý và lãnh đạo cho toàn
bộ chuỗi cung ứng kết hợp bao gồm khách hàng bên ngồi cũng như nhà cung cấp
chính và nhà cung cấp nguyên liệu thô. Quản trị chuỗi cung ứng phù hợp đòi hỏi sự
tập trung quản lý liên chức năng được áp dụng để phối hợp các chức năng cơ bản
của


công ty trong công ty, cũng như giữa các công ty khác nhau tạo nên chuỗi cung ứng
(Handfield, 2014). Từ những định nghĩa trên thì có thể thấy quản lý chuỗi cung ứng
là sự phối hợp tất cả các hoạt động trong một quy trình liền mạch, liên kết tất cả các
đối tác trong chuỗi bao gồm các phòng ban trong một tổ chức và các đối tác bên
ngoài. Mục tiêu của quản lý chuỗi cung ứng là hiệu quả trên tồn hệ thống, tối đa
hóa giá trị tạo ra, giảm thiểu tối đa tổng chi phí tồn hệ thống từ khâu vận chuyển,
phân phối đến tồn kho nguyên liệu, tồn kho trong sản xuất và thành phẩm bên cạnh
yêu cầu đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Cả ba dòng chảy sẽ cùng hiện hữu trong chuỗi ung ứng, trong đó dịng chảy
thơng tin và tài chính sẽ hỗ trợ và củng cố sự dịch chuyển vật lý các sản phẩm, dịch
vụ giữa nhà cung cấp và người tiêu dùng. Các doanh nghiệp thường tập trung vào
nâng cao hiệu quả dòng chảy vật lý của chuỗi cung ứng, do vậy dịng chảy tài chính
vẫn cịn đang phân mảnh, phức tạp và tách rời khỏi dịng chảy hàng hóa. Thơng
thường, hàng hóa sẽ di chuyển nhanh hơn tiền, tạo ra sự chênh lệch tài chỉnh giữa
các thành viên trong chuỗi. Trong quá khứ, các công ty vẫn phát triển thịnh vượng
một phần là do thiếu cạnh tranh toàn cầu, khả năng dự đốn cung cầu cịn yếu, chất
lượng sản phẩm chưa có nhiều nổi trội và quản lý tín dụng chưa hiệu quả. Khi đó,
để bù đắp tổn thất do những vấn đề này, chiến lược được các công ty đề ra là sản
xuất dư thừa hàng tổn kho, sử dụng dư thừa tài nguyên và lao động. Đặc biêt, cuộc
khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008-2009 đã đặc biệt ảnh hưởng đến các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, khiến nhiều nhà cung cấp phải phá sản và đe dọa sự ổn

định của chuỗi cung ưng toàn cầu. Ngày nay khi các cơng ty cạnh tranh về chi phí
để gia tăng lợi nhuận thì chiến lược cần thiết là quản lý hàng hóa và dịng tiền tối
ưu. Do vậy, việc quản lý hiệu quả dịng chảy tài chính để đảm bảo tài trợ kịp thời
cho chuỗi cung ứng là giải pháp cần thiết.
“Tài trợ chuỗi cung ứng có thể được hiểu là sự tập hợp các cơng cụ tài chính nhằm
nâng cao hiệu quả của dòng tiền trong chuỗi cung ứng: “việc sử dụng các cơng cụ
tài chính, thơng lệ và cơng nghệ để tối ưu hóa việc quản lý vốn lưu động, thanh
khoản và rủi ro gắn liền tham gia vào các quy trình chuỗi cung ứng để hợp tác với
các đối tác kinh doanh” (Euro Banking Association, 2014). “Giải pháp tài trợ chuỗi
cung ứng


thể hiện sự kết hợp của các giải pháp công nghệ và dịch vụ tài chính kết nối chặt
chẽ chuỗi giá trị toàn cầu người vận chuyển, nhà cung cấp, tổ chức tài chính và
thường xuyên, các nhà cung cấp dịch vụ công nghệ. Chúng được thiết kế để cải
thiện hiệu quả của chuỗi cung ứng tài chính bằng cách ngăn chặn sự thay đổi chi phí
bất lợi và bằng cách cải thiện khả năng hiển thị, tính sẵn có, giao hàng và chi phí
tiền mặt cho tất cả các chuỗi giá trị toàn cầu những người tham gia.” (Lamoureux,
2011).
Từ các định nghĩa trên, Tài trợ chuỗi cung ứng có thể được hiểu rõ ràng nhất là việc
quản lý, lập kế hoạch và kiểm soát tất cả các hoạt động và quy trình giao dịch liên
quan đến dịng chảy của tiền mặt giữa các bên liên quan của chuỗi cung ứng nhằm
cải thiện vốn lưu động của họ” (More, 2013).
“Phát triển sản phẩm tài trợ chuỗi cung ứng là một trong những công cụ hỗ trợ cho
các nhà sản xuất và nhà cung cấp địa phương để tối ưu hóa việc quản lý vốn lưu
động thông qua chuyển giao các khoản phải thu bán hàng và hàng tồn kho thành
tiền mặt và có được nguồn tài trợ với chi phí thấp hơn” (Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam, 2023).
1.1.2. Đặc điểm và lợi ích của tài trợ chuỗi cung ứng
Sơ đồ của Tài trợ chuỗi cung ứng:


Hình 1.2: Tài trợ chuỗi cung ứng theo sản phẩm Tài trợ khoản phải trả
Nguồn: BAFT, EBA, FCI, ICC, ITFA (2023)


Quy trình tài trợ chuỗi cung ứng, về cơ bản, có thể tâp trung vào ba chủ thể
chính là bên bán, bên mua và nhà tài trợ. Theo Trade Finance Global, quy trình
chuỗi cung ứng có thể được mơ tả qua sơ đồ trên. Bước đầu, người mua và người
bán sẽ xác lập giao dịch thương mại thông qua ký kết hợp đồng kinh tế và đơn đặt
hàng. Sau đó người bán sẽ xuất hóa đơn kèm chỉ dẫn thanh toán. Người mua xác
nhận thanh toán và cung cấp chỉ dẫn thanh toán cho nhà tài trợ. Nhà tài trợ sẽ thẩm
định và cho phép người bán nhận thanh toán sớm. Nếu người bán nhận thanh tốn
trước hạn thì nhà tài trợ sẽ trả theo giá trị chiết khấu. Nếu người bán khơng nhận
thanh tốn sớm thì sẽ nhận được khoản thanh toán đầy đủ giá trị và ngày đến hạn.
Tại ngày đến hạn, người mua sẽ thanh toán đầy đủ giá trị hóa đơn cho nhà tài trợ.
Đặc điểm đầu tiên của tài trợ chuỗi cung ứng là các thành phần tham gia vào
quá trình tài trợ. Tài trợ chuỗi cung ứng có 3 thành phần cơ bản bao gồm người
mua, người bán và các đơn vị tài trợ. Các đơn vị tài trợ có thể là người bán, người
mua hoặc bên thứ ba. Bên thứ ba là các đơn vị trung gian bao gồm người bán, người
mua các định chế tài chính chuyên cung cấp các giải pháp, sản phẩm tài trợ. Các
nhà cung cấp tài chính trong các chương trình tài trợ chuỗi cung ứng có thể là các
ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, tổ chức phi ngân hàng, và gần đây, cả
các nhà đầu tư hoặc thậm chí chính người mua. Động lực của Nhà cung cấp tài
chính phụ thuộc chủ yếu vào chiến lược và chức năng của họ. Mối quan hệ giữa các
nhà cung cấp, nhà phân phối và khách hàng có thể là doanh nghiệp với doanh
nghiệp (B2B) hoặc doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C). Ngồi ra, vị trí của các
bên trong chuỗi cũng cần được lưu ý. Nhà cung cấp ở trung gian có thể là bạn hàng
của nhà cung cấp ban đầu, trong khi đó nhà phân phối hệ thống đa cấp có thể vừa là
khách hàng của các nhà cung cấp ban đầu và là nhà cung cấp của các đơn vị bán lẻ
tiếp theo trong chuỗi. Dựa trên đặc điểm người mua và người bán ở các khu vực địa

lý khác nhau, người mua, các ngân hàng tài trợ trước hết cần phải hiểu được nhu
cầu của người mua, người bán lớn khi bắt đầu các chương trình Tài trợ chuỗi cung
ứng và làm thế nào để có thể thiết lập với ngân hàng hoặc trực tiếp tài trợ. Tuy
nhiên, trong những năm gần đây, liên quan đến các đề xuất sản phẩm tài trợ chuỗi
cung ứng mới được thúc đẩy một phần bởi công nghệ, sự thay đổi nhất định đã
chuyển từ quan điểm lấy người mua, người



×