Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Skkn toán thpt thi GVG cấp tỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 30 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BẮC GIANG
TRƯỜNG THPT LẠNG GIANG SỐ 1
******

BÁO CÁO BIỆN PHÁP THAM GIA HỘI THI
GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TỈNH CHU KỲ 2020-2024

Tên giải pháp
ÁP DỤNG HIỆU QUẢ MƠ HÌNH "LỚP HỌC
ĐẢO NGƯỢC" VÀO DẠY HỌC MƠN TỐN Ở
TRƯỜNG THPT LẠNG GIANG SỐ 1

Họ và tên: Ninh Văn Quang
Mơn giảng dạy: Tốn
Trình độ chun môn: Thạc sỹ
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Lạng Giang số 1

Lạng Giang, ngày 21 tháng 12 năm 2021


2
PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Bối cảnh
Thời điểm hiện tại, công nghệ thông tin đang phát triển bùng nổ trên mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có giáo dục. Hơn nữa, giáo dục Việt Nam
đang trong giai đoạn cải tiến nội dung, đổi mới phương pháp và hình thức tổ
chức dạy học thì khơng thể khơng nhắc tới vai trị của ứng dụng cơng nghệ
thơng tin vào hoạt động dạy học. Với nhiều ưu điểm nổi bật, e-Learning là giải
pháp hữu hiệu cho nhu cầu “Học mọi nơi, học mọi lúc, học mọi thứ, học mềm
dẻo, học một cách mở và học suốt đời” của mọi người và trở thành một xu


hướng quan trọng trong giáo dục hiện nay.
Tuy nhiên, có thể thấy rằng, e-Learning vẫn chưa thể phủ nhận vai trị chủ
đạo của các hình thức dạy học truyền thống, máy tính vẫn chưa thể thay thế
hồn tồn phấn trắng bảng đen. Cơng nghệ thơng tin mang lại sự tiện nghi,
nhanh gọn và tiết kiệm chi phí, tuy nhiên lại làm người học dễ dàng mất đi động
cơ học tập và mất đi cơ hội giao tiếp, tương tác như ở lớp học truyền thống. Vì
thế, việc tìm ra giải pháp kết hợp dạy học truyền thống với các giải pháp eLearning là hết sức cần thiết.
Hiện nay tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến hết sức phức
tạp, đặc biệt là tại huyện Lạng Giang, và ngay tại Trường THPT Lạng Giang số
1 cũng đã xuất hiện đối tượng F0 và rất nhiều cán bộ giáo viên và học sinh đang
là đối tượng F1, F2. Để đảm bảo sức khỏe cho mọi người và tránh nguy cơ lây
lan của dịch bệnh, đồng thời đảm bảo tiến độ dạy và học, Sở GD&ĐT Bắc Giang
đã yêu cầu các nhà trường linh động đối phó với tình hình phức tạp của dịch
bệnh, có thể dạy học trực tiếp hoặc dạy học trực tuyến, hoặc kết hợp cả hai hình
thức này. Từ u cầu thực tế đó, hiện nay 100% cán bộ giáo viên và học sinh
trường THPT Lạng Giang số 1 đã trang bị đầy đủ phương tiện, thiết bị phục vụ
cho việc dạy và học trực tuyến như máy tính, điện thoại thơng minh, máy tính
bảng, ... có kết nối mạng internet. Đây chính là thời cơ để có thể triển khai
những phương thức dạy học kết hợp trực tiếp và trực tuyến, một trong số đó là
mơ hình lớp học đảo ngược (Flipped classroom), mơ hình đang được nhiều
nền giáo dục tiên tiến trên thế giới nghiên cứu và áp dụng hiệu quả vào dạy học.
Với mơ hình lớp học đảo ngược, việc tìm hiểu kiến thức được định hướng
bởi người thầy thông qua các bài giảng e-Learning do giáo viên đã chuẩn bị và
cung cấp cho học sinh, nhiệm vụ của học sinh là tự tiếp cận với các kiến thức
này và làm bài tập mức độ thấp ở nhà. Thời gian học trên lớp, thay vì thụ động
nghe giảng, các em sẽ được giáo viên tổ chức các hoạt động để tương tác và chia
sẻ lẫn nhau. Giáo viên sẽ hướng dẫn, hỗ trợ các em làm bài tập và kiểm tra được


3

trình độ tiếp thu kiến thức của học sinh để có hướng hỗ trợ thêm hay hướng dẫn
nội dung học kế tiếp. Các hoạt động tư duy bậc cao được thực hiện tại lớp, dưới
sự hỗ trợ của thầy giáo và các bạn cùng nhóm, nhờ đó mà học sinh dần nâng cao
năng lực nhận thức của bản thân. Học sinh tự kiểm tra lại kiến thức và nghiên
cứu, tìm hiểu thêm thông tin khi tự học. Như vậy, công việc trên lớp của thầy và
trò sẽ chỉ còn dừng ở việc giải đáp các thắc mắc về bài học, thầy giáo hướng dẫn
học sinh đào sâu kiến thức, thực hành, thực hiện các hoạt động nhóm phù hợp
cũng như dành nhiều thời gian hơn trong việc luyện tập và rèn tư duy.

Điểm khác nhau cơ bản giữa lớp học truyền thống và lớp học đảo ngược
2. Cơ sở lý luận của việc áp dụng giải pháp
Lớp học đảo ngược (Flipped Classroom) là mơ hình giáo dục tiên tiến
được ứng dụng dựa trên sự phát triển của công nghệ e-Learning và phương pháp
đào tạo hiện đại. Theo mơ hình lớp học đảo ngược, học sinh xem các bài giảng ở
nhà qua mạng. Giờ học ở lớp sẽ dành cho các hoạt động hợp tác giúp củng cố
thêm các khái niệm đã tìm hiểu. Học sinh sẽ chủ động trong việc tìm hiểu,
nghiên cứu lý thuyết hơn, các em có thể tiếp cận video bất kỳ lúc nào, có thể
dừng bài giảng lại, ghi chú và xem lại nếu cần (điều này là không thể nếu nghe
giáo viên giảng dạy trên lớp). Công nghệ e-Learning giúp học sinh hiểu kỹ hơn
về lý thuyết từ đó sẵn sàng tham gia vào các buổi học nhóm, bài tập nâng cao tại
giờ học trên lớp. Điều này giúp việc học tập hiệu quả hơn, giúp người học tự tin
hơn.
Lớp học đảo ngược khiến việc giảng dạy phải lấy người học làm trung
tâm. Thời gian ở lớp được dành để khám phá các chủ đề sâu hơn và tạo ra những
cơ hội học tập thú vị. Những video giáo dục trực tuyến được thiết kế để truyền
tải nội dung tập trung vào lý thuyết. Ngoài ra, nội dung của lớp học đảo ngược
có thể xây dựng ở nhiều hình thức khác nhau, thậm chí có thể sử dụng nội dung
lấy từ các nguồn tài nguyên vô cùng phong phú trên mạng như trang web
olm.vn, onluyen.vn,...



4
Lớp học đảo ngược cho phép giáo viên dành thời gian nhiều hơn với từng
cá nhân học sinh chưa hiểu kỹ bài giảng. Và tại lớp học, học sinh có thể chủ
động làm chủ các cuộc thảo luận.
Việc áp dụng hiệu quả mơ hình lớp học đảo ngược sẽ rất phù hợp với mục
tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Cụ thể là, giúp phát triển các
phẩm chất như chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; phát triển đầy đủ ba năng lực
chung đó là năng lực tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải
quyết vấn đề và sáng tạo, và một số năng lực chun mơn như năng lực tính
tốn, năng lực tin học,...

So sánh các cấp độ nhận thức ở lớp học truyền thống và lớp học đảo ngược
Ở lớp học truyền thống, học sinh đến trường ngồi nghe giảng bài, khá thụ
động. Sau đó các em về nhà làm bài tập và q trình làm bài tập sẽ khó khăn nếu
học sinh không hiểu bài. Nhiệm vụ truyền đạt kiến thức mới thuộc người thầy và
theo thang tư duy Bloom thì nhiệm vụ này chỉ ở những bậc thấp (“Nhớ” và
“Hiểu”). Còn nhiệm vụ của học sinh là làm bài tập vận dụng và nhiệm vụ này lại
thuộc các bậc cao của thang tư duy (bao gồm “Ứng dụng”, “Phân tích”, “Đánh
giá” và “Sáng tạo”).
Với lớp học đảo ngược, việc tìm hiểu kiến thức được định hướng bởi
người thầy (thơng qua những giáo án e-Learning đã được giáo viên chuẩn bị
trước cùng thơng tin do học sinh tự tìm kiếm), nhiệm vụ của học sinh là tự học
kiến thức mới này và làm bài tập mức thấp ở nhà. Sau đó lên lớp các em được


5
giáo viên tổ chức các hoạt động để tương tác và chia sẻ lẫn nhau. Các bài tập
bậc cao cũng được thực hiện tại lớp dưới sự hỗ trợ của giáo viên và các bạn
khác.

Phương pháp này không cho phép học sinh ngồi nghe thụ động nên giảm
được sự nhàm chán. Mặc dù vậy, muốn quá trình đảo ngược thành cơng thì
những giáo án e-Learning phải rất bài bản và hấp dẫn để lôi cuốn được học sinh
tập trung vào việc học. Vì lý do đó, phương pháp này phải gắn chặt với phương
pháp e-Learning. Giáo viên phải quản lý và đánh giá được việc tiếp thu kiến
thức thông qua các bài tập nhỏ đi kèm với giáo án.
Một ưu điểm khác là học sinh có thể học mọi lúc, mọi nơi và với mọi thiết
bị chỉ cần thiết bị đó có thể online được như smartphone, máy tính bảng, máy
tính kết nối Internet… Là một giáo viên, bạn sẽ thường nghe các cuộc thảo luận
về tốc độ, nhịp độ chuyển động của bài học. Vì học sinh làm việc một cách độc
lập, có thể tạm dừng, tua lại hoặc tua đi nhanh để di chuyển theo tốc độ của
riêng cá nhân khi xem video. Ngồi việc có thể làm việc theo tốc độ của riêng
mình qua mỗi bài học cá nhân, các em học sinh có thể di chuyển với tốc độ của
riêng mình qua bài học nếu muốn. Điều này cho phép học sinh dành nhiều thời
gian hơn cho các phần của khái niệm mà các em cần trợ giúp nhiều hơn và ít
thời gian hơn cho những gì khơng q cần thiết.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những nhược điểm khi vận dụng
vào q trình dạy học do đặc thù của giáo dục mỗi nơi cũng như mức độ nhận
thức và kỹ năng của từng đối tượng học sinh. Nó làm mất nhiều thời gian và
cơng sức cho việc soạn giảng của giáo viên. Và cần có phương pháp đánh giá
phù hợp với nội dung giảng dạy, chứ không quá phụ thuộc vào các đợt thi cử.
Ngoài ra, muốn thực hiện các bài giảng e-Learning và sử dụng các công cụ khác
để tổ chức hoạt động học tập trong lớp thì địi hỏi giáo viên phải giỏi về công
nghệ và vững về phương pháp. Mặc dù vậy, không phải học sinh nào cũng hứng
thú hợp tác hoặc do đường truyền Internet kém có thể sẽ gây gián đoạn việc học
tập ở nhà. Bên cạnh đó giáo viên cũng cần có một kế hoạch đồng bộ và xun
suốt năm học vì khơng phải bài học nào cũng phù hợp với phương pháp này.
Việc học sinh được quyền sắp xếp thời gian và địa điểm học vừa là ưu điểm,
cũng có thể là nhược điểm cực kỳ lớn. Nếu bản thân học sinh thiếu tính tự giác,
khơng chủ động xem trước bài giảng ở nhà thì khi vào lớp sẽ không theo kịp các

bạn.


6

PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Thực trạng công tác dạy học mơn Tốn ở trường THPT Lạng Giang số 1
1. Ưu điểm
- Điều kiện của địa phương: Lạng Giang là huyện miền núi, kinh tế cịn nhiều
khó khăn. Tuy nhiên đây cũng là một trong những địa phương có truyền thống
hiếu học, các em học sinh luôn biết phấn đấu vượt lên hoàn cảnh để học tập tốt
và đạt nhiều thành tích cao trong các cuộc thi...
- Cơ sở vật chất của trường: Trường THPT Lạng Giang số 1 có bề dày truyền
thống trong hoạt động dạy học và các hoạt động phong trào khác. Cơ sở vật chất
tuy chưa đầy đủ hiện đại, nhưng vẫn luôn được đầu tư để đáp ứng yêu cầu phục
vụ tốt cho các hoạt động của nhà trường. Mạng internet phủ khắp khu vực
trường, các phòng tin học và phòng học Stem đều rất hiện đại...
- Về đội ngũ giáo viên, điểm mạnh của bản thân:
+ Giáo viên dạy Toán của trường THPT Lạng Giang số 1 đều là những
giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn.
+ Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tâm huyết, u nghề, khơng ngừng trau
dồi, học hỏi, tu dưỡng bản thân.
+ Các giáo viên mơn Tốn đều là những giáo viên có rất nhiều năm kinh
nghiệm trong giảng dạy và giáo dục học sinh.
+ Bản thân tôi là GVDG cấp tỉnh các chu kỳ 2011-2015, 2016-2019; có
kinh nghiệm gần 18 năm cơng tác; có trình độ chun mơn nghiệp vụ và ln
nhiệt tình hết mình trong cơng việc.
- Về việc học của học sinh:
+ Đa số học sinh ngoan, có ý thức học, điểm đầu vào mơn Tốn khá cao.
+ Học sinh được phân theo khối, nhóm lớp nên thuận lợi cho việc giảng

dạy và học tập.
+ Các lớp bản thân được phân công giảng dạy là 11A4 và 11A1 đều gồm
các học sinh ngoan, chăm chỉ, có lực học từ trung bình khá trở lên.
2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế
2.1. Giáo viên
- Các thầy cơ nói chung và bản thân tơi nói riêng, trước đây khi giảng dạy
thường trung thành với nội dung có trong sách giáo khoa, thường dành phần lớn thời
gian của tiết học để truyền tải kiến thức lý thuyết. Thầy cơ cịn rất ít thời gian trong


7
tiết học để trao đổi, tương tác, giải đáp thắc mắc cho học sinh; trị thì tiếp nhận một
cách thụ động, có ít thời gian để chủ động tìm hiểu kiến thức và làm bài tập. Giờ học
Toán thường nặng nề, căng thẳng, ít tạo được hứng thú cho học sinh.
- Việc vận dụng các phương pháp dạy học đôi khi còn cứng nhắc, chưa
linh hoạt, nhiều tiết học chưa tạo ra được sự lôi cuốn hấp dẫn, việc tổ chức các
hoạt động học tập của học sinh có khi cịn mang tính hình thức, dẫn đến hiệu
quả dạy học chưa được như mong muốn.
2.2. Học sinh
- Một bộ phận học sinh vẫn cho rằng mơn Tốn là một mơn học khó, “khơ
khan”, khơng có nhiều hứng thú, say mê. Ngun nhân có thể là do bài giảng
cịn nặng nề kiến thức, chưa hấp dẫn, nội dung kiến thức ít gắn với thực tiễn
cuộc sống, học sinh ít được hoạt động trong giờ học,…
- Học sinh học tập thụ động, các kiến thức đã sắp đặt sẵn nên tạo thói
quen nghe, ghi chép, học thuộc, do đó chưa phát huy năng lực tư duy sáng tạo,
khả năng tự học, tự tìm tịi, tự xử lý thơng tin ở học sinh.
- Phần nhiều học sinh chưa hứng thú với mơn Tốn, trong suy nghĩ của
hầu hết học sinh thì Tốn học ngồi những phép tính đơn giản như cộng, trừ,
nhân, chia,… thì hầu hết các kiến thức tốn khác là rất trừu tượng đối với học
sinh. Nhiều học sinh đặt câu hỏi: “Tại sao phải học toán, học toán để làm gì,

giúp ích gì?”. Vì vậy việc học tốn trở thành một áp lực nặng nề đối với học
sinh. Các em nghĩ rằng tốn học là mơ hồ xa xơi, học tốn chỉ có một mục đích
duy nhất đó là phục vụ cho các bài kiểm tra, thi cử.
- Dạy học theo các mơ hình truyền thống nhiều khi chưa khuyến khích
được học sinh tham gia vào các hoạt động học tập, học sinh khơng có nhiều cơ
hội được trải nghiệm thực tế, ít có cơ hội bộc lộ các năng lực khác, hình thức
học tập cịn đơn điệu,… Do đó học sinh ít được lơi cuốn động viên khích lệ để
có hứng thú, tự giác học tập, gây nên tình trạng "ngại" học mơn Tốn ở một bộ
phận học sinh.
II. Biện pháp
Giải pháp kết hợp e-Learning với dạy học truyền thống được cụ thể hóa
qua một mơ hình đang được nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới nghiên
cứu và áp dụng hiệu quả vào dạy học, đó là mơ hình lớp học đảo ngược. So với
lớp học truyền thống thì ở mơ hình này, trung tâm của hoạt động dạy học được
chuyển từ giáo viên (GV) sang học sinh (HS). Quá trình tổ chức dạy học một tiết
học, một bài học hay một chun đề theo mơ hình lớp học đảo ngược được chia


8
thành hai giai đoạn như sau:
Bước 1: GV chuẩn bị học liệu và chuyển giao tới HS
Giai đoạn 1:
Ngồi khơng
gian lớp học
Giai đoạn 2:
Trong không
gian lớp học

Bước 2: HS tự tìm hiểu kiến thức mới theo hướng dẫn
Bước 3: HS tự củng cố, đánh giá kiến thức mới

Bước 4: HS đưa ra những câu hỏi thắc mắc
Bước 1: Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ đã giao
Bước 2: Tổ chức thảo luận, giải đáp thắc mắc, chính xác
hóa kiến thức
Bước 3: Luyện tập
Bước 4: Luyện tập mở rộng, liên hệ thực tiễn

* Giai đoạn 1: Ngồi khơng gian lớp học
Trước mỗi buổi học, HS phải tự khám phá kiến thức, kỹ năng mới dựa
vào học liệu mà GV cung cấp, chủ yếu thường là những đoạn video ngắn GV tự
tạo, phiếu học tập hay nguồn tài nguyên e-Learning sẵn có trên mạng internet.
GV chuyển trước tới học sinh những học liệu này thơng qua các kênh liên lạc
như nhóm zalo, facebook của lớp; website, blog công cộng hoặc cá nhân; hệ
thống quản lý học trực tuyến LMS; giao bài trên website olm.vn... Khi đã khám
phá được các kiến thức mới, HS có thể được làm các bài tập, bài kiểm tra nhỏ để
tự củng cố và đánh giá những kiến thức mới học được. Trong trường hợp mục
tiêu là đạt kỹ năng áp dụng thì trong học liệu sẽ có một vài ví dụ mẫu, giải bài
tập mẫu. Cuối cùng là HS ghi lại những thắc mắc của mình.
Với giai đoạn 1, tôi thường sử dụng một trong ba biện pháp sau:
1. Biện pháp 1: Sử dụng video bài giảng do giáo viên tự tạo
1.1. Nội dung biện pháp
Học sinh phải tự khám phá kiến thức, kỹ năng mới dựa vào những đoạn
video ngắn do chính thầy cơ dạy mình tự tạo và cung cấp. Việc sử dụng các
đoạn video bài giảng do chính thầy cơ dạy mình tạo ra sẽ mang lại những lợi thế
nhất định, đó là phù hợp với đối tượng học sinh vì chính thầy cơ dạy mình nắm
rõ nhất, ngồi ra giọng giảng bài quen thuộc của thầy cơ cũng giúp mang lại
khơng khí học tập thân quen, ấp áp...
1.2. Các bước tiến hành biện pháp
+ Bước 1: GV chuẩn bị học liệu và chuyển giao tới HS
- Soạn bài.

- Quay video bài giảng và upload lên trang youtube.com.


9
- Nhúng video đã upload vào trang web olm.vn.
- Tạo ra trên video các điểm dừng tương tác nếu cần.
- Soạn các câu hỏi tương tác tại các điểm dừng (nếu có).
- GV chuyển học liệu đến HS qua mạng internet bằng cách giao bài cho
học sinh qua website olm.vn.
+ Bước 2: HS tự tìm hiểu kiến thức mới theo hướng dẫn
HS tìm hiểu nội dung bài học qua việc xem video bài giảng đã được giao.
HS có thể lướt nhanh qua những nội dung đã nắm rõ hoặc có thể xem lại nhiều
lần những nội dung khó.
+ Bước 3: HS tự củng cố, đánh giá kiến thức mới
- HS trả lời đầy đủ các câu hỏi tương tác xuất hiện trong video.
- HS có thể phải hồn thành bài tập, bài kiểm tra nhỏ để củng cố bài học.
+ Bước 4: HS đưa ra những câu hỏi thắc mắc
Trong quá trình học bài, HS ghi lại những thắc mắc của mình.
1.3. Phạm vi, đối tượng áp dụng
Áp dụng đối với một tiết học, một bài học hoặc một chuyên đề, với đối
tượng là HS có lực học mơn Tốn ở mức độ khá, giỏi.
1.4. Minh họa qua ví dụ cụ thể
Nội dung: Quay video hướng dẫn học sinh học bài "Cấp số nhân" và
chuyển qua mạng cho học sinh lớp 11A1 học trước thời điểm diễn ra tiết học
trên lớp khoảng một vài ngày.
Các bước tiến hành: thực hiện đúng theo 4 bước đã nêu ở trên, áp dụng
đối với bài dạy cụ thể là bài "Cấp số nhân".
Sản phẩm: là một video hướng dẫn học bài, đăng trên trang web olm.vn,
giao cho học sinh học theo hướng dẫn.
Ưu điểm: trên video có thể tạo ra các điểm dừng mà tại đó học sinh được

tương tác với bài học, thông qua việc trả lời các câu hỏi. Các câu hỏi được cho ở
dạng phù hợp, trong nhiều dạng khác nhau như điền khuyết, kéo thả, ghép đôi,
trắc nghiệm một lựa chọn, trắc nghiệm đa lựa chọn,... (trên trang web olm.vn
hiện tại đang hỗ trợ tới 17 dạng câu hỏi khác nhau)
Giao diện học sinh học bài qua video bài giảng mà GV tự tạo:


10

Đường link đến video bài giảng:
/>2. Biện pháp 2: Sử dụng phiếu học tập giao trước cho học sinh
2.1. Nội dung biện pháp
Phiếu học tập được GV thiết kế trên một trong các định dạng Word, Pdf,
PowerPoint hoặc thậm chí là một file hình ảnh... Phiếu học tập được giao cho
HS có thể được tích hợp các câu hỏi tương tác, hoặc kèm theo đó là hệ thống các
câu hỏi, yêu cầu mang tính định hướng nội dung và giao nhiệm vụ học tập.
2.2. Các bước tiến hành biện pháp
+ Bước 1: GV chuẩn bị học liệu và chuyển giao tới HS
Soạn nội dung bài giảng và cho sản phẩm ở một trong các định dạng
word, pdf, PowerPoint, hình ảnh, gọi chung là phiếu học tập.
Gửi phiếu học tập vào nhóm zalo, facebook của lớp hoặc giao bài cho học
sinh qua website olm.vn.
+ Bước 2: HS tự tìm hiểu kiến thức mới theo hướng dẫn
HS tìm hiểu nội dung bài học theo yêu cầu của phiếu học tập đã giao. HS
có thể lướt nhanh qua những nội dung đã nắm rõ hoặc có thể xem lại nhiều lần
những nội dung khó.
+ Bước 3: HS tự củng cố, đánh giá kiến thức mới


11

HS trả lời đầy đủ các câu hỏi tương tác xuất hiện trong phiếu học tập hoặc
hệ thống câu hỏi đi kèm với phiếu học tập.
+ Bước 4: HS đưa ra những câu hỏi thắc mắc
Trong quá trình học bài, HS ghi lại những thắc mắc của mình.
2.3. Phạm vi, đối tượng áp dụng
Áp dụng đối với một tiết học, một bài học hoặc một chuyên đề, với đối
tượng là HS có lực học mơn Tốn ở mức độ khá, giỏi.
2.4. Minh họa qua ví dụ cụ thể
Nội dung: Soạn bài "Đường thẳng và mặt phẳng song song" trên
PowerPoint và chuyển qua mạng cho học sinh lớp 11A1 học trước thời điểm
diễn ra tiết học trên lớp khoảng một vài ngày.
Các bước tiến hành: thực hiện đúng theo 4 bước đã nêu ở trên, áp dụng
đối với bài học cụ thể là bài " Đường thẳng và mặt phẳng song song ".
Sản phẩm: là một bài giảng lý thuyết, đăng trên trang web olm.vn, giao
cho học sinh học theo hướng dẫn.
Giao diện học sinh học bài:


12
Đường link đến bài giảng PowerPoint:
/>3. Biện pháp 3: Sử dụng nguồn tài nguyên e-Learning sẵn có trên mạng để
giao bài cho học sinh
3.1. Nội dung biện pháp
GV chọn lọc và chuyển tới học sinh những video bài giảng e-Learning
sẵn có trên mạng với nội dung và mức độ phù hợp với đối tượng HS của mình.
Hiện nay với sự phát triển khơng ngừng của cơng nghệ thì việc lựa chọn được
những "tài ngun chất lượng" là khơng hề khó.
Với biện pháp này, GV cần phải có định hướng, yêu cầu rõ ràng về mục
tiêu cần đạt đối với HS khi học bài. Thậm chí, theo đúng định hướng yêu cầu
của GV, HS có thể tự tìm nguồn tư liệu mà khơng bị bó buộc bởi video bài

giảng mà GV cung cấp.
3.2. Các bước tiến hành biện pháp
+ Bước 1: GV chuẩn bị học liệu và chuyển giao tới HS
- GV tìm kiếm, chọn lọc video bài giảng phù hợp và đáng tin cậy từ các
tác giả, hệ thống đào tạo, website uy tín.
- GV trực tiếp kiểm duyệt kĩ càng về nội dung của video để đánh giá tính
chuẩn mực và chất lượng của video bài giảng đó trước khi chuyển đến HS.
- GV chuyển đường link của video bài giảng tới học sinh (gửi vào nhóm
zalo, facebook của lớp) hoặc giao bài cho học sinh qua website olm.vn.
+ Bước 2: HS tự tìm hiểu kiến thức mới theo hướng dẫn
HS tìm hiểu nội dung bài học qua việc xem video bài giảng đã được
giao. HS có thể lướt nhanh qua những nội dung đã nắm rõ hoặc có thể
xem lại nhiều lần những nội dung khó.
+ Bước 3: HS tự củng cố, đánh giá kiến thức mới
- HS trả lời đầy đủ các câu hỏi tương tác xuất hiện trong video.
- HS có thể phải hồn thành bài tập, bài kiểm tra nhỏ để củng cố bài học.
+ Bước 4: HS đưa ra những câu hỏi thắc mắc
Trong quá trình học bài, HS ghi lại những thắc mắc của mình.
3.3. Phạm vi, đối tượng áp dụng
Áp dụng đối với một tiết học, một bài học hoặc một chuyên đề, với đối
tượng là HS có lực học mơn Tốn ở mức độ khá, giỏi.


13
3.4. Minh họa qua ví dụ cụ thể
Nội dung: Sử dụng video bài giảng "Phép vị tự" trên trang web olm.vn
(sau khi đã tìm hiểu tính chuẩn xác và tính phù hợp với đối tượng học sinh),
giao bài cho học sinh lớp 11A1 học trước thời điểm diễn ra tiết học trên lớp
khoảng một vài ngày.
Các bước tiến hành: thực hiện đúng theo 4 bước đã nêu ở trên, áp dụng

đối với bài dạy cụ thể là bài "Phép vị tự".
Giao diện giao bài Phép vị tự cho lớp 11A1 trên trang web olm.vn:

Đường link đến bài giảng "Phép vị tự":
/>Đường link theo dõi kết quả học bài "Phép vị tự" của học sinh 11A1:
/>detailcourseware=1&id_courseware=82749742
* Giai đoạn 2: Trong không gian lớp học
Tại lớp học, giáo viên kiểm tra bài cũ để đánh giá mức độ hiểu bài của
học sinh, giải đáp thắc mắc của học sinh. Trong quá trình luyện tập, học sinh
được tương tác với các bạn và nhận được hỗ trợ từ phía giáo viên thơng qua thảo
luận, hoạt động nhóm. Cuối hoạt động, giáo viên kết luận, chính xác hóa kiến
thức và mở rộng, liên hệ đời sống thực tiễn.


14
Minh họa qua ví dụ cụ thể: dạy học bài "Phép vị tự" trên lớp:
+ Bước 1: Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ đã giao
- Mục đích: Tạo tâm thế, gây hứng thú trước khi vào bài học. Huy động
kiến thức liên quan đến phép vị tự đã tự học ở nhà.
- Nội dung: GV đưa ra hệ thống câu hỏi trắc nghiệm đúng sai và câu điền
khuyết, nhằm huy động và củng cố kiến thức mà HS đã học trước ở nhà, trong
đó có cả những bài tốn HS dễ mắc sai lầm khi giải.
- Cách thức: GV gọi 3 HS đứng tại chỗ trả lời từng câu hỏi trắc nghiệm
trên màn chiếu về định nghĩa và các tính chất của phép vị tự. GV đưa ra một số
câu hỏi điền khuyết, yêu cầu HS hoàn thiện vào vở, một vài HS thì lên bảng làm
để có một số tính chất sẽ dùng trong bài học. GV nhấn mạnh cách xác định ảnh
của một điểm qua phép vị tự cho trước, vì đây là kiến thức trọng tâm.


15


+ Bước 2: Tổ chức thảo luận, giải đáp thắc mắc, chính xác hóa kiến thức
- Mục đích: Hình thành các dạng toán và chốt phương pháp giải mỗi dạng
toán đó cho HS. Củng cố các phương pháp giải tốn ở trên. Liên hệ tới bài tập
về tọa độ và bài tập trắc nghiệm.
- Nội dung: GV đưa ra bài tập trên phiếu.
- Cách thức: HS làm việc theo nhóm 5-6 người. Thời gian đầu làm việc cá
nhân, sau đó các thành viên trong mỗi nhóm có thể trao đổi phiếu hoặc thảo luận
trực tiếp, để tìm được lờ giải tốt nhất. Thành viên nào cũng đánh giá, sửa chữa
và bổ sung cho bài làm của mình và của các thành viên còn lại. GV dẫn dắt HS
từ các bài tốn đó tự nêu ra được dạng tốn và phương pháp giải dạng tốn đó.
- Sản phẩm: HS nắm được một số dạng toán cơ bản về phép vị tự và
phương pháp giải mỗi dạng tốn đó: Xác định ảnh của một điểm (đoạn thẳng, đa
giác), đường thẳng, đường tròn qua một phép vị tự. Trong mặt phẳng tọa độ, biết
tìm tọa độ ảnh của một điểm, viết phương trình ảnh của đường thẳng và đường
tròn qua phép vị tự.
- Tiến trình: chia lớp thành 8 nhóm, HS làm bài tập 1 trong phiếu trong
khoảng tối đa 10 phút. Sau đó thảo luận nhóm, học sinh nào cũng tham gia một
cách tích cực vào hoạt động chung.
Bài tập 1:
a) Cho hình chữ nhật ABCD, hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại I. Vẽ ảnh
V .
của ICB qua  A, 2

V
Ảnh của ICB qua  A, 2 là ..........................


16


b) Cho điểm O và đường thẳng d như hình vẽ. Hãy vẽ ảnh của d qua

Ảnh của d qua

V

1
 O, 
 3

V

1
 O, 
3


.

là.................................

c) Nếu đường trịn có bán kính bằng 6 là ảnh của đường trịn có bán kính R qua
một phép vị tự tỉ số k  2 thì ta có R ..........
d) Cho ABC. Gọi A, B, C  lần lượt là trung điểm của BC, CA, AB. Hãy tìm
phép vị tự biến tam giác ABC thành tam giác ABC  .

Phép vị tự cần tìm là

V ...........,............ .


* GV chiếu kết quả của mỗi nhóm và đánh giá, nhận xét.
* GV phát vấn HS từ bài tập đưa ra các dạng toán và cho lời giải từng dạng tốn
đó. GV chốt.
+ Bước 3: Luyện tập
- Mục đích: Củng cố các phương pháp giải tốn ở trên. Liên hệ tới bài tập
về tọa độ và bài tập trắc nghiệm.
- Nội dung: GV đưa ra bài tập 2.
- Cách thức: GV phát vấn HS tại chỗ, HS theo dõi và trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm: Tìm tọa độ ảnh của một điểm, viết phương trình ảnh của
đường thẳng và đường tròn qua phép vị tự.
I 2;  1
Bài tập 2: Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy, cho điểm 
, đường thẳng
2

2

d : x  3 y  2 0 và đường tròn  C  :  x  2    y  1 9 .
V
1. Tìm tọa độ điểm I  là ảnh của I qua  O ,  2  .
V
2. Viết phương trình đường thẳng d  là ảnh của d qua  O ,  2  .
V
C
C
3. Viết phương trình đường trịn   là ảnh của   qua  O ,  2 .


17
* Các bước giải tương ứng với các bước đã nêu ra ở bài tập 1.

* GV phát vấn HS tại chỗ và HS trình bày lời giải lên bảng.
* GV chốt phương pháp giải.
+ Bước 4: Luyện tập mở rộng, liên hệ thực tiễn
- Mơ tả hình ảnh có một con chim đậu trên cây.

Khi con chim đậu trên cây, dưới ánh nắng mặt trời thì bóng của con chim
sẽ phải "đậu" trên bóng của cây. Điều này minh họa cho câu hỏi điền khuyết ở
mục Kiểm tra bài cũ: Nếu qua một phép vị tự, hình (H) biến thành hình (H') thì
một điểm M thuộc hình (H) sẽ biến thành một điểm M' thuộc hình (H').
Giả sử con chim nhảy nhót khắp mọi vị trí trên cây, khi đó bóng của con
chim sẽ "nhảy nhót" theo và sẽ vẽ ra trên mặt đất bóng của cây. Đây chính là
một ngun lý dẫn đến bài tốn tìm quỹ tích.
- GV giới thiệu bài tốn tìm quỹ tích và phương pháp giải, có minh họa
bằng phần mềm hình học động Cabri Geometry II Plus: cho đường tròn tâm O
và hai điểm B, C cố định thuộc đường tròn. Khi điểm A di động trên (O), hãy
tìm quỹ tích trọng tâm G của tam giác ABC.
PHẦN C. MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP
- Minh chứng về việc đã thực hiện các biện pháp:
1. Giai đoạn 1:
Minh chứng Biện pháp 1:


18

Minh chứng Biện pháp 2:


19



20

Minh chứng Biện pháp 3:



×