Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

câu hỏi môn quản lý tồn trữ thuốc đbclt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.59 KB, 30 trang )

\TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC HÀ NỘI
KHOA DƯỢC
NGÂN HÀNG CÂU HỎI THI KẾT THÚC MÔN
QUẢN LÝ TỒN TRỮ THUỐC VÀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG THUỐC
(Áp dụng đối với hệ Cao đẳng Dược chính quy)
PHẦN I: 4 điểm/câu
Câu 1: Ý nghĩa của cơng tác quản lý tồn trữ thuốc? Trình bày chức năng của kho dược? Nêu
các nhiệm vụ và phân loại kho dược?

1.Ý nghĩa của công tác quản lý tồn trữ thuốc:
Tồn trữ không chỉ là việc cất giữ hàng hố trong kho mà nó cịn là cả một q trình
xuất, nhập kho hợp lý, quá trình kiểm tra, kiểm kê, dự trữ và các biện pháp kỹ thuật
bảo quản hàng hoá từ khâu nguyên liệu đến các thành phẩm hồn chỉnh trong kho.
Cơng tác tồn trữ là một trong những mắt xích quan trọng của việc đảm bảo cung cấp
thuốc cho người tiêu dùng với số lượng đủ nhất và chất lượng tốt nhất, giảm đến mức
tối đa tỷ lệ hư hao trong quá trình sản xuất và phân phối thuốc.
2.Chức năng của kho dược:
Kho hàng hố có vị trí quan trọng đối với sản xuất và lưu thơng, một mặt kho
gắn chặt với sản xuất và lưu thông, là bộ phận của doanh nghiệp sản xuất hoặc lưu
thông. Mặt khác nó lại có vị trí độc lập nhất định đối với sản xuât và lưu thông.
2.1.1. Kho dược có chức năng bảo quản:Đây là chức năng chính. Hàng hoá trong kho
được bảo quản tốt cả về số lượng và chất lượng, hạn chế hao hụt, hư hỏng, quá hạn
dùng, mất mát...
2.1.2.Dự trữ những nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, bao bì và hàng hố cần thiết
2.1.3Góp phần vào cơng tác kiểm tra, kiểm sốt và kiểm nghiệm thuốc
Khi xuất, nhập và trong quá trình bảo quản, kho dược góp phần tạo ra những
sản phẩm thuốc có đủ tiêu chuẩn chất lượng, ngăn ngừa hàng giả, xấu, quá hạn... lọt
vào lưu thơng; góp phần bảo vệ quyền lợi cho người sử dụng cũng như các doanh
nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc.
2.1.4. Kho cịn có chức năng góp phần điều hịa vật tư – hàng hóa
Kho là nơi dự trữ, tập trung một số lượng lớn vật tư hàng hóa . Do đó, nó đảm bảo


cho việc điều hịa vật tư hàng hóa từ nơi thừa sang nơi thiếu, đảm bảo thỏa mãn kịp
thời cho các nhu cầu phòng chữa bệnh.
3. Nhiệm vụ của một kho dược:


3.1.Kho được có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc dự trữ, bảo quản và bảo vệ tốt vật
tư – hàng hóa:
3.2.Kho dược có nhiệm vụ xuất, nhập hàng hố chính xác, kịp thời, quản lý tốt số
lượng hàng hố luân chuyển trong kho
3.3.Kho dược có nhiệm vụ phát triển các hoạt động dịch vụ văn minh phục vụ khách
hàng
3.4.Tiết kiệm chi phí kho, góp phần hạ chi phí lưu thơng và chi phí kinh doanh của
đơn vị mà kho phụ thuộc cũng là một nhiệm vụ quan trọng
4.Phân loại kho dược:
4.1. Phân loại theo nhiệm vụ chính của kho:
a, Kho thu mua, kho tiếp nhận
b, Kho tiêu thụ
c, Kho trung chuyển
d, Kho cấp phát, cung ứng
e,Kho dự trữ
4.2.Phân loại theo mặt hàng chứa trong kho
a,Kho dược liệu: kể cả kho thu mua và kho phân phối dược liệu.
b,Kho hóa chất, hóa dược: Bao gồm kho hố chất dễ cháy, dễ nổ, hố chất độc, ăn
mịn, hố chất cần tránh ánh sáng...
c, Kho bán thành phẩm: ví dụ các kho chứa cao đặc, cao lỏng đông y, cồn, DEP, mật
ong... chưa ra lẻ, bao gói...
d, Kho thuốc thành phẩm: Với kho thuốc thành phẩm lại chia thành các kho thành
phẩm thuốc độc, thành phẩm thuốc thường.
4.3.Phân loại theo loại hình xây dựng
a,Kho kín: Với kho Dược thì phần lớn sử dụng là các kho kín. Kho được xây dựng

sao cho có thể ngăn cách hàng hố bảo quản khơng chịu (hoặc ít chịu) những ảnh
hưởng của các tác nhân bên ngồi như mưa, nắng, gió bụi.
b,Kho nửa kín: Là loại kho chỉ có tường lửng và có mái che tránh mưa nắng
c,Kho lộ thiên ( sân, bãi): Đây là loại kho chỉ có tường bao quanh và nền được rải bê
tơng.
Trong ngành Dược: kho nửa kín và khơ lộ thiên ít được sử dụng vì hàng hố trong
ngành dược phần lớn là đắt tiền, dễ bị hư hỏng bởi các điều kiện thời tiết. Ngoài 3


cách phân loại trên, người ta có thể phân loại theo độ bền, theo quy mô lớn nhỏ, theo
mức độ cơ giới hố.
Câu 2: Trình bày cơng tác quản lý việc xuất - nhập hàng hóa trong kho dược?

1.Cơng tác nhập hàng
Nhiệm vụ của kho dược là phải nhập hàng về kho:
- Nhận đúng số lượng và chất lượng hàng hoá theo hợp đồng mua bán, phiếu
giao hàng, hoá đơn hoặc vận đơn.
- Đưa nhanh hàng hoá từ nơi tiếp nhận về nơi bảo quản hoặc chế biến.
a.Công tác chuẩn bị trước khi nhận hàng:
-Chuẩn bị kho chứa hàng
-Chuẩn bị phương tiện bốc dỡ, vận chuyển.
-Chuẩn bị các phương tiện thích hợp để kiểm tra, kiểm sát, kiểm nghiệm đối với hàng
hoá.
-Chuẩn bị nhân lực để bốc dỡ, xếp hàng, kiểm hàng..
-Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, thủ tục cần thiết để việc nhận hàng được nhanh gọn.
b.Nguyên tắc nhập hàng
Tất cả hàng hố nhập kho phải có đầy đủ chứng từ hợp lệ như :Phiếu nhập
kho,hợp đồng kinh tế, phiếu xuất hàng, hoá đơn, vận đơn, phiếu kiểm nghiệm chất
lượng… theo quy định hiện hành.
- Hàng phải được kiểm tra, đối chiếu với các chỉ tiêu chuẩn đã ghi trong các

giấy tờ, tài liệu kèm theo hàng. Phải nhận diện hàng hoá chắc chắn phù hợp với những
chỉ dẫn ghi trên nhãn (loại hàng, số lượng, chất lượng ...) ghi trên đơn đặt hàng. Kiểm
tra đồng thời được thì phải nhận đủ về số lượng và chất lượng . Trong trường hợp
khơng kiểm tra đồng thời được thì phải nhận đủ về số lượng trước, còn chất lượng của
hàng hoá sẽ được xem xét sau một khoảng thời gian quy định.
- Sau khi nhận hàng xong phải ghi rõ số hàng thực nhập, tình trạng chất lượng
của hàng hố vào sổ nhập kho. Sau đó cả hai bên giao hàng và nhận hàng phải kí xác
nhận vào tất cả những giấy tờ, tài liệu liên quan tới lô hàng vừa nhập.
Các giấy tờ sẽ được lưu trữ trong một khoảng thời gian quy định.
c.Những trường hợp cần xử lý khi nhập hàng
Trong quá trình nhập hàng, cần phải xử lý ngay những phát sinh không mong


muốn:
- không đủ thủ tục giấy tờ; số lượng quy cách của hàng hoá thực tế và chứng từ
gửi kèm không khớp nhau, hàng không đúng tiêu chuẩn chất lượng so với đơn đặt
hàng... đều phải được lập biên bản có đại diện của 2 bên và những cơ quan có trách
nhiệm quy rõ trách nhiệm và xử lý kịp thời.
Trường hợp hàng đến nơi mà hoá đơn chưa kịp gửi đến, bộ phận kho lập phiếu nhập
kho ghi rõ “hàng nhập kho chưa có hố đơn” khi hố đơn đến phải kiểm tra, đối chiếu
với sổ hàng thực nhận.
2.Công tác xuất hàng
- Xuất hàng đúng số lượng và chất lượng cho khách hàng theo các chứng từ
giao hàng.
- Giao hàng nhanh gọn, an tồn, thuận tiện cho người nhận.
a.Cơng tác chuẩn bị trước khi xuất hàng
-Chuẩn bị hàng hoá cho phù hợp với phiếu xuất kho,
-Tiến hành phân loại, sắp xếp, đóng gói hàng hố cho thích hợp, đảm bảo cho việc
xuất nhập được nhanh gọn, chính xác, an toàn.
-Chuẩn bị các phương tiện và các dụng cụ cần thiết như cân, xe nâng hàng dỡ hàng,

vận chuyển...
-Chuẩn bị lực lượng cán bộ cho phù hợp với khối lượng cơng việc
b.Ngun tắc xuất hàng
- Khi xuất kho phải có phiếu xuất hoặc lệnh giao hàng hợp lệ
- Xuất kho theo đúng số lượng, phẩm chất và quy cách ghi trong phiếu xuất.
Người nhận hàng phải có đầy đủ quyền hạn và giấy tờ khi nhận hàng.
- Trong khi giao hàng phải kiểm tra, kiểm sát hàng hoá và thực hiện đầy đủ các
thủ tục giao nhận.
- Việc giao hàng phải tuyệt đối tuân theo nguyên tắc FIFO để tránh tình trạng
thuốc hết hạn trong kho.
-Hàng xuất trong nội bộ phải có chữ ký của thủ trưởng trong phiếu hay lệnh
xuất kho. Hàng xuất bán ra bên ngồi, trên hố đơn xuất kho phải có đủ cả 2 chữ ký
của thủ trưởng đơn vị và của kế toán trưởng.
- Hướng dẫn khách hàng việc sử dụng, bảo quản đối với những loại hàng mới.


Bàn giao đầy đủ tài liệu, giấy tờ của hàng hố nếu có (ví dụ: Catalogue, các bản
hướng dẫn sử dụng...).
c.Các hình thức giao hàng
Khi giao hàng tùy theo sự thỏa thuận giữa 2 bên mà thực hiện giao hàng thích
hợp.Thơng thường có 2 hình thức giao hàng:
- Giao hàng thẳng cho đơn vị nhận hàng: đó là cách giao hàng cho đơn vị nhận
hàng tại các điểm tiếp nhận của kho (ga, cảng...). Hàng hố khơng phải vận chuyển về
kho của bên bán vì vậy kho giảm được các chí phí bốc dỡ, vận chun lưu kho hàng
hố ln chuyển nhanh.
- Giao từ kho: Đây là hình thức giao hàng đã nhập về kho của doanh nghiệp
d.Các trường hợp cần xử lý khi giao hàng
- Việc giao hàng không đúng thời gian quy định: để lãng phí thời gian, nhân lực
làm ảnh hưởng tới kế hoạch của 1 trong 2 bên thì bên gây ra phải chịu mọi tổn thất
xảy ra sau đó.

- Tất cả các trường hợp hư hỏng, thừa thiếu... không phù hợp với đơn đặt hàng
của bên mua phải lập biên bản tại chỗ để quy rõ trách nhiệm.
Trường hợp giao nhầm, hoặc thiếu cho khách hàng, nếu khách phát hiện bên bán phải
kiểm tra lại, nếu thấy đúng thì phải đổi lại hoặc bổ sung cho khách hàng ngay, khơng
được trì hỗn.
Câu 3: Trình bày yêu cầu chung của GSP về các điều kiện bảo quản thuốc, nguyên liệu làm
thuốc?
Câu 4: Tiêu chuẩn chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc là gì?
Nêu những yêu cầu cơ bản của công tác đảm bảo chất lượng thuốc?

Tiêu chuẩn chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc: là văn bản quy định về đặc
tính kỹ thuật, bao gồm chỉ tiêu chất lượng, mức chất lượng, phương pháp kiểm
nghiệm và yêu cầu quản lý khác có liên quan đến chất lượng thuốc, nguyên liệu làm
thuốc.
Yêu cầu của công tác đảm bảo chất lượng thuốc
- Có hiệu quả trong phịng và chữa bệnh, đáp ứng được các mục đích sử dụng
- An tồn, ít tác dụng có hại cho người sử dụng
- Ổn định chất lượng trong một thời hạn xác định
- Tiện sử dụng, dễ bảo quản
- Hình thức đẹp gây được sự tin tưởng cho người dùng


3.Các nội dung cơ bản đảm bảo chất lượng thuốc và nguyên liệu làm thuốc
Đảm bảo chất lượng thuốc và nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ 7 nội dung sau
3.1 Thử nghiệm và đánh giá thuốc tiền lâm sàng và lâm sàng
Thuốc mới phải trải qua giai đoạn thử tiền lâm sàng và lâm sàng có đảm bảo yêu cầu,
hiệu lực, an toàn và chất lượng mới được đưa vào sử dụng
3.2. Giám sát, đánh giá chất lượng thuốc và nguyên liệu làm thuốc qua tiêu chuẩn chất
lượng thuốc và nguyên liệu làm thuốc
3.3.Giám sát, thực hiện chặt chẽ việc đăng ký thuốc

3.4.Thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP)
3.5.Kiểm tra chất lượng thuốc và nguyên liệu làm thuốc
3.6.Bảo quản, tồn trữ, mua và phân phối thuốc (GSP,GDP)
3.7.Đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý

PHẦN II: 3 điểm/câu
Câu 5: Trình bày tác hại của độ ẩm đối với thuốc, hóa chất và dụng cụ y tế? Kể tên các biện
pháp chống ẩm?
Câu 6: Trình bày tác hại của nhiệt độ đối với thuốc, hóa chất và dụng cụ y tế? Trình bày các
phương pháp chống nóng cho thuốc, hóa chất và dụng cụ y tế?
Câu 7: Trình bày tác hại của ánh sáng đối với thuốc, hóa chất và dụng cụ y tế? Trình bày
các phương pháp bảo quản chống ánh sáng?
Câu 8: Thế nào là hạn dùng của thuốc? Trình bày những yếu tố ảnh hưởng đến hạn dùng
của thuốc và bảo quản thuốc có hạn dùng?
Câu 9: Kể tên các yếu tố gây ra sự ăn mòn kim loại? Trình bày các phương pháp bảo quản
dụng cụ kim loại?
Kể tên các yếu tố gây ra sự ăn mịn kim loại?
Yếu tố mơi trường: Sự ăn mịn kim loại xảy ra tùy thuộc vào môi trường xung quanh. Cụ
thể, kim loại sẽ dễ bị ăn mòn khi được đặt trong mơi trường có oxy.
Yếu tố nhiệt độ: Nhiệt độ càng cao, tốc độ ăn mòn của kim loại càng nhanh
+ Bụi: bụi trong khơng khí và nấm mốc bám trên bề mặt dụng cụ
+ Hóa chất
Trình bày các phương pháp bảo quản dụng cụ kim loại?
1. Các biện pháp chống ăn mịn.
- Cải thiện mơi trường
Vệ sinh lau chùi sạch sẽ dụng cụ sau khi sử dụng. Tránh để dụng cụ tiếp xúc với môi trường
ẩm ướt.
- Cách ly dụng cụ kim loại với mơi trường bên ngồi : Mạ, Sơn chống gỉ, Tạo màng oxyd
bảo vệ,



- Bôi hoặc ngâm dụng cụ kim loại trong dầu mỡ khoáng vật, phủ lên bề dụng cụ loại sơn, mạ
hoặc dầu mỡ…
- Chế tạo dụng cụ bằng hợp kim hay thép không gỉ
2.Các biên pháp cụ thể trong bảo quản dụng cụ kim loại
+ Kho tàng phải sạch sẽ thống khí, hàng hóa phải được sắp xếp ngăn nắp
+ Không để dụng cụ y tế bằng kim loại chung với dụng cụ cao su và các chất ăn mòn như
acid, kiềm, muối, chất oxy hóa.
+ Bơi dầu mỡ chống gỉ, vaselin, sau đó bao gói bằng giấy parafin + Với các dụng cụ khơng
dùng thường xun được đóng vào hộp kín, 7 ngày lau khơ một lần bằng vải mềm hay gạc
sạch, có thể cho thêm các chất hút ẩm để bảo quản
+ Tránh làm sứt mẻ các dụng cụ có lưỡi sắc: dao mổ, kéo cắt lọc. Dụng cụ có lị xo phải nhả
lị xo, dụng cụ có móc răng chỉ cài ở nấc thứ nhất khi bảo quản.
+ Định kỳ kiểm tra phát hiện và ngăn chặn dụng cụ bị hư hỏng kịp thời. Khi kiểm tra không
cầm nắm trực tiếp dụng cụ bằng tay trần mà phải mang găng bằng vải bạt, tuyệt đối không
dùng găng cao su.
Câu 10: Trình bày đặc điểm và các biện pháp bảo quản dược liệu? Đặc điểm và các biện
pháp bảo quản thuốc đông dược?
1.Đặc điểm Dược liệu:
Dược liệu thảo mộc đa dạng về chủng loại, đặc điểm và tính chất khác nhau, nhưng nói
chung dược liệu có chung một đặc điểm là cồng kềnh, khối lượng bảo quản lớn, khó đóng
gói kín và bao bì đóng gói hiện nay khá đơn giản khơng có khả năng chống các yếu tố gây
hư hỏng.
Có nhiều nguyên nhân làm hỏng dược liệu trong quá trình bảo quản, nhưng thường là:
+ Nấm mốc: dược liệu bảo quản trong điều kiện nóng ẩm dễ bị mốc, khi đó dược liệu sẽ bị
biến màu, biến mùi vị… và chất lượng giảm nhanh chóng.
+ Sâu mọt: sâu mọt rất dễ xâm nhập và phát triển trong dược liệu, nhất là dược liệu có tinh
bột, chất đường làm cho dược liệu hư hỏng, tạo ra mùi lạ và làm nhiễm bẩn dược liệu do
chất thải của sâu mọt.
+ Mối, chuột: dược liệu dễ bị mối xông, chuột cắn phá.


2.Các biện pháp bảo quản dược liệu:
+ Phòng chống sự phát triển của nấm mốc, sâu bọ, mối, mọt,
chuột… được làm thường xuyên liên tục tức là kho tàng phải ln sạch sẽ, sáng
sủa, độ ẩm khơng khí trong duy trì 65 - 70%. Cũng cần duy trì độ thủy phần tối đa
cho từng loại dược liệu:
- Dược liệu là lá, hoa, vỏ cây có độ thủy phần từ 10 - 12%.
- Dược liệu là rễ cây có độ thủy phần khoảng 15%.
- Dược liệu chứa tinh bột có độ thủy phần từ 10 -14%
- Dược liệu chứa tinh dầu, là hạt cây có độ thủy phần 10%.
- Dược liệu chứa chất đường có độ thủy phần 15 - 20%.


Nếu quá độ thủy phần dược liệu dễ bị ẩm, nấm mốc, nhưng nếu thấp hơn dược
liệu sẽ giòn, dễ bị vỡ vụn.
+ Lựa chọn bao bì phù hợp cho từng loại dược liệu: túi giấy chống ẩm, túi chất
dẻo, bao chất dẻo, bao tải đựng dược liệu thông thường; hộp sắt tây đựng dược liệu
quý hiếm, đắt tiền.
+ Có kế hoạch phơi sấy cho từng loại dược liệu, có thể phơi nắng, sấy bằng tủ sấy hay
lò sấy, nếu cần sẽ xơng diêm sinh. Cần căn cứ vào tính chất, đặc điểm của từng loại
dược liệu để lựa chọn các biện pháp xử lý phù hợp.
3.Đặc điểm và các biện pháp bảo quản thuốc đông dược?
3.1. Thuốc đông dược gồm các dạng cao đơn hoàn tán, rượu thuốc, cốm thuốc,
siro…loại thuốc này có những đặc điểm sau:
Trong cơng thức có nhiều chất khác nhau, đa số nguồn gốc từ dược liệu do đó
dễ bị nhiễm nấm mốc.
Kỹ thuật và điều kiện sản xuất, pha chế thường không được đảm bảo cho nên thuốc dễ
bị nhiễm khuẩn.
3.2.Các biện pháp bảo quản thuốc đông dược: + Để bảo quản tốt các chế phẩm
đông dược, cần xử lý ngay các thuốc kém phẩm chất như: trả lại nhà sản xuất, phân

phối các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng, không đúng quy cách. Kịp thời
thay chai lọ nứt, vỡ, túi bị bục rách.
+ Khi sắp xếp trong kho cần chú ý tới sức chịu đựng của bao bì.
+ Cốm thuốc đóng trong túi chất dẻo phải để trong hòm chắc chắn để phũng
chống chuột, gián cắn phá.
+ Khi vận chuyển phải nhẹ nhàng, phải có vật liệu chèn lót khi đóng thùng các sản
phẩm dạng lỏng để tránh đổ vỡ.

Câu 11: Trình bày đặc điểm thuốc viên, nguyên nhân gây hỏng thuốc viên và các biện pháp
bảo quản thuốc viên?

1.Đặc điểm thuốc viên:
Thuốc viên là dạng thuốc thể rắn có hình dáng, thể chất ổn định, dễ bảo quản, tiện sử
dụng. Ngày nay, do những tiến bộ trong kỹ thuật bào chế nên có nhiều loại thuốc viên
như viên trịn, viên nén, viên bao, viên nang cứng, viên nang mềm với hình dáng kích
thước khác nhau, có thể điều khiển được thời gian giải phóng hoạt chất, vị trí phát huy
tác dụng đạt hiệu quả cao trong điều trị. Mặt khác kỹ thuật đóng gói dạng thuốc này
ngày càng hồn thiện thuận lợi cho việc bảo quản cũng như sử dụng.
2. Nguyên nhân gây hỏng thuốc viên
Các thuốc viên bị hỏng vì độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng vì:
Các thuốc viên đều có thành phần phức tạp gồm hoạt chất và tá dược, tính chất
rất khác nhau nhưng dễ hút ẩm, dễ bị oxy hóa.


Chất bao viên có tác dụng bảo vệ và làm cho dễ uống nhưng cũng gây chảy
dính, gây ẩm mốc thuốc viên.
Thuốc viên nang rất dễ hút ẩm, khi bảo quản ở độ ẩm cao và nhiệt độ 25 -280C
dễ dính bết.
Các thuốc viên có nhuộm màu hay dược chất thay đổi màu ngoài ánh sáng cần phải
tránh ánh sáng triệt để.

3.Bảo quản thuốc viên :
+ Thuốc viên phải được bảo quản ở nơi khô mát, hạn chế ánh sáng.
+ Đồ bao gói phải kín, thường là chai lọ chất dẻo, thuỷ tinh có nút kín, chắc chắn, khi
đóng gói cần cho thêm chất hút ẩm silicagel khan. Hiện nay, trong các xí nghiệp sản
xuất thuốc, thuốc viên được đóng gói trong các vỉ là chất liệu kim loại kết hợp với
chất dẻo rất tiện lợi cho việc bảo quản, cấp phát và sử dụng.
+ Tại các cơ sở đóng gói lẻ thuốc, nếu chưa đủ điều kiện khống chế về điều kiện độ
ẩm của mơi trường thì khơng nên đóng gói lẻ thuốc viên khi trời ẩm.
+Thuốc viên có hoạt chất dễ bay hơi khơng đóng gói trong túi polyethylen.
+Khơng chất vật cứng, nhiều góc cạnh lên bao bì mềm đựng thuốc viên, khơng lèn
chặt khi đóng gói.
+Khi sắp xếp trong kho cần chú ý sức chịu đựng của giá kệ, sức chịu nén của hòm
hộp.
+Cần phân loại và sắp xếp hợp lý các thuốc phải tránh ánh sáng và nhiệt độ cao.
Câu 12: Trình bày đặc điểm, nguyên nhân gây hỏng thuốc tiêm và các biện pháp bảo quản
thuốc tiêm? Bảo quản thuốc dạng lỏng?
Câu 13: Trình bày quy định kiểm nghiệm trước khi lưu hành đối với thuốc để đảm bảo chất
lượng thuốc ?

1.Quy định chung:
- Đối với cơ sở sản xuất:Nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc
trước khi đưa vào sản xuất và thuốc thành phẩm trước khi xuất xưởng phải được cơ sở
sản xuất thuốc tiến hành kiểm nghiệm và đạt tiêu chuẩn chất lượng.
- Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược) chỉ định cơ sở kiểm nghiệm các sản phẩm sau trước
khi lưu hành:
+Vắc xin, Sinh phẩm là huyết thanh có chứa kháng thể
+Sinh phẩm là dẫn xuất của máu và huyết tương người;
+Thuốc nhập khẩu được sản xuất bởi chính nhà sản xuất biệt dược gốc hoặc bởi nhà
sản xuất được ủy quyền.
1.Quy định chung:

- Đối với cơ sở sản xuất:Nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc
trước khi đưa vào sản xuất và thuốc thành phẩm trước khi xuất xưởng phải được cơ sở
sản xuất thuốc tiến hành kiểm nghiệm và đạt tiêu chuẩn chất lượng.


- Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược) chỉ định cơ sở kiểm nghiệm các sản phẩm sau trước
khi lưu hành:
+Vắc xin, Sinh phẩm là huyết thanh có chứa kháng thể
+Sinh phẩm là dẫn xuất của máu và huyết tương người;
+Thuốc nhập khẩu được sản xuất bởi chính nhà sản xuất biệt dược gốc hoặc bởi nhà
sản xuất được ủy quyền.
+Thuốc được sản xuất bởi cơ sở sản xuất thuốc nước ngồi thuộc danh sách cơ sở sản
xuất có thuốc vi phạm chất lượng do Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược) công bố.
2.Quy định việc kiểm nghiệm xác định chất lượng thuốc:
- Lấy mẫu thuốc:
+Đối với Vắc xin; Sinh phẩm là huyết thanh có chứa kháng thể, Sinh phẩm là dẫn
xuất của máu và huyết tương người việc lấy mẫu do cơ sở sản xuất (đối với thuốc sản
xuất trong nước) hoặc cơ sở nhập khẩu (đối với thuốc nhập khẩu) thực hiện;
+Đối với thuốc được sản xuất bởi cơ sở sản xuất thuốc nước ngoài thuộc danh sách cơ
sở sản xuất có thuốc vi phạm chất lượng do Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược) cơng bố thì
cơ sở nhập khẩu đề nghị cơ quan kiểm tra chất lượng hoặc cơ quan kiểm nghiệm nhà
nước lấy mẫu.
- Cơ sở nhập khẩu thực hiện việc gửi mẫu thuốc đã lấy và kèm theo bản
photocopy phiếu kiểm nghiệm gốc của nhà sản xuất tới cơ sở kiểm nghiệm thuốc
được Bô Y tế ( Cục Quản lý dược) chỉ định, để kiểm nghiệm chất lượng thuốc theo
tiêu chuẩn chất lượng thuốc đã được phê duyệt;
- Trong thời hạn quy định, cơ sở kiểm nghiệm phải trả lời kết quả kiểm nghiệm đối
với mẫu thuốc nhận được.
3.Trách nhiệm của Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược): BYT (CQLD)chỉ định cơ sở kiểm
nghiệm đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược có phạm vi kiểm

nghiệm thuốc hoặc cơ sở kiểm nghiệm quy định của Luật dược đáp ứng “GLP” thực
hiện việc kiểm nghiệm thuốc quy định .
* Định kỳ hàng tháng, báo cáo việc kiểm nghiệm thuốc về Bộ Y tế (Cục Quản
lý Dược) theo quy định
* Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược) công bố và cập nhật danh sách cơ sở kiểm nghiệm
được chỉ định theo trên Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Dược.
4.Trách nhiệm của Cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu thuốc:
- Chi trả kinh phí kiểm nghiệm xác định chất lượng thuốc của cơ sở sản xuất,
cơ sở nhập khẩu theo quy định;
- Cung cấp chất chuẩn, chất đối chiếu, tạp chuẩn cho cơ sở kiểm nghiệm trong
trường hợp Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, Viện Kiểm nghiệm thuốc thành
phố Hồ Chí Minh, Viện Kiểm định Quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế hoặc cơ sở
kiểm nghiệm khác chưa nghiên cứu thiết lập được;


- Chỉ được đưa ra lưu thông, phân phối các lơ thuốc đã có kết quả kiểm nghiệm đạt
tiêu chuẩn chất lượng.
Câu 14: Thực hành tốt bảo quản thuốc là gì? Nêu khái niệm về biệt trữ thuốc? Quy định về
kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc có yêu cầu bảo quản đặc biệt?

*“ Thực hành tốt bảo quản thuốc”( Good Storage Practices - GSP) là các biện pháp
đặc biệt, phù hợp cho việc bảo quản và vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm ở tất cả các
giai đoạn sản xuất, bảo quản, tồn trữ, vận chuyển và phân phối thuốc để đảm bảo cho
thành phẩm thuốc có chất lượng đã định khi đến tay người tiêu dùng
**Biệt trữ: là tình trạng thuốc, nguyên liệu được để riêng biệt, trong một khu vực
cách ly hoặc bằng biện pháp hành chính để chờ quyết định xử lý huỷ bỏ hoặc cho
phép nhập kho hoặc xuất kho cho bào chế, đóng gói hoặc phân phối.
***Quy định về kho bảo quản thuốc, nguyên liệu có yêu cầu bảo quản đặc biệt:
1. Các biện pháp đặc biệt cần được thực hiện đối với việc bảo quản các chất độc, chất
nhạy cảm với ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm..., chất có hoạt tính cao, và chất nguy hiểm,

như: các chất lỏng, chất rắn cháy nổ, các khí nén, các thuốc gây nghiện và các chất
tương tự, các thuốc và hố chất có độc tính cao, các vật liệu phóng xạ, dược liệu.
2. Các thuốc, nguyên liệu đòi hỏi các điều kiện bảo quản đặc biệt, cần phải được bảo
quản ở các khu vực riêng biệt được xây dựng và trang bị thích hợp để đảm bảo các
điều kiện bảo quản theo yêu cầu và các qui định của pháp luật.
3. Đối với các chất lỏng, rắn dễ cháy nổ, các khí nén... phải được bảo quản trong kho
được thiết kế, xây dựng thích hợp cho việc bảo quản các sản phẩm cháy nổ theo qui
định của pháp luật, phải xa các kho khác và xa khu vực nhà ở. Kho phải thơng thống
và được trang bị đèn chống cháy nổ. Các công tắc điện phải được đặt ngoài kho.
4. Đối với thuốc độc, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần: phải được bảo quản tại
khu vực kho đáp ứng qui định tại các qui chế liên quan.
5.Các thuốc, hố chất có mùi như tinh dầu các loại, amoniac, cồn thuốc ... cần được
bảo quản trong bao bì kín, tại khu vực riêng, tránh để mùi hấp thụ vào các thuốc khác
6.Đối với thuốc đòi hỏi điều kiện bảo quản có kiểm sốt về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng
thì những điều kiện này phải được theo dõi và bảo đảm duy trì liên tục.
Các thiết bị được sử dụng để theo dõi điều kiện bảo quản: nhiệt kế, ẩm kế... phải được
kiểm tra định kỳ, hiệu chỉnh khi cần, và kết quả kiểm tra, hiệu chỉnh này phải được
ghi lại và lưu trữ.
7.Khu vực lấy mẫu, hoặc cấp phát lẻ các nguyên liệu, sản phẩm chờ đóng gói cần phải
tách biệt khỏi các khu vực bảo quản khác, và phải được trang bị, có các dụngcụ cần
thiết cho tiến hành cơng việc, phải có đủ các thiết bị cung cấp và thải khí, phịng
chống tạp nhiễm, nhiễm chéo.
8.Phải thực hiện các biện pháp thích hợp để phòng ngừa sự tạp nhiễm, nhiễm chéo và
cung cấp các điều kiện làm việc an tồn cho cơng nhân.


Câu 15: Thực hành tốt phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc là gì?
Trình bày quy định về phương tiện vận chuyển và trang thiết bị của phương tiện vận chuyển
thuốc trong thực hành tốt phân phối thuốc?


*Thực hành tốt phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc- (Good Distribution
Practices - GDP): là bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn về phân phối thuốc, nguyên liệu làm
thuốc nhằm bảo đảm chất lượng của thuốc, ngun liệu làm thuốc được duy trì thơng
qua việc kiểm sốt đầy đủ các hoạt động trong q trình phân phối và tránh sự thâm
nhập của thuốc, nguyên liệu làm thuốc không được phép lưu hành vào hệ thống phân
phối.
**Hệ thống chất lượng: Là hệ thống cơ sở xây dựng bằng văn bản thích hợp, bao
gồm: cơ cấu tổ chức, các thủ tục, các quá trình và nguồn lực và các hoạt động được hệ
thống hóa cần thực hiện để bảo đảm sản phẩm (hay dịch vụ) sẽ thỏa mãn các yêu cầu
đề ra về chất lượng của sản phẩm đó.
***Quy định chung về hệ thống chất lượng trong thực hành tốt phân phối thuốc
1.Trong phạm vi một tổ chức việc bảo đảm chất lượng chính là một cơng cụ quản lý.
Cơ sở phân phối phải có chính sách chất lượng bằng văn bản mơ tả những mục đích
và chính sách chung của nhà phân phối về vấn đề chất lượng, các chính sách này phải
được ban lãnh đạo của cơ sở chính thức phê duyệt và cơng bố.
2. Hệ thống chất lượng phải bao gồm cơ cấu tổ chức, các quy trình thực hiện và
nguồn lực phù hợp nhằm bảo đảm sản phẩm hoặc dịch vụ của hệ thống đáp ứng các
yêu cầu chất lượng đã đặt ra.
3. Hệ thống chất lượng phải bao gồm các quy định nhằm bảo đảm: cơ sở đăng
ký/nắm giữ giấy phép lưu hành sản phẩm, cơ sở được ghi tên trên nhãn (nhà sản xuất,
nhà nhập khẩu, nhà phân phối), để các cơ quan quản lý dược/y tế, cơ quan quản lý có
thẩm quyền liên quan sẽ được thơng báo ngay lập tức trong trường hợp thuốc được
khẳng định hoặc nghi ngờ bị làm giả.
Các sản phẩm bị nghi ngờ phải được bảo quản ở khu vực đảm bảo an ninh, được cách
ly ( Khu biệt trữ) và phải được xác định rõ ràng nhằm ngăn chặn tình trạng tiếp tục
phân phối hoặc buôn bán hàng kém chất lượng, hàng giả.
4. Trong kinh doanh thuốc, cơ sở phân phối phải xây dựng các quy trình và hệ thống
thích hợp để bảo đảm có thể truy lại nguồn gốc và xác minh được chất lượng thuốc.
5. Phải có các quy trình mua sắm, xuất, nhập kho đã được phê duyệt để bảo đảm
thuốc được mua từ các nhà cung cấp hợp pháp và được phân phối tới các cơ sở, pháp

nhân có giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dược theo quy định của pháp luật.
6.Có quy trình thanh tra, kiểm tra và chứng nhận hệ thống chất lượng tuân thủ các
hướng dẫn về GDP liên quan đến thuốc.


7. Có các biện pháp bảo đảm tính tồn vẹn của thuốc trong q trình vận
chuyển.
Ví dụ: nếu áp dụng các chương trình kiểm sốt bằng niêm phong đối với các lơ hàng
vận chuyển thì các số niêm phong phải được ghi sao cho tuần tự và có thể theo dõi
được, sự toàn vẹn của dấu niêm phong phải được theo dõi và các số niêm phong phải
được xác thực trong quá trình vận chuyển và khi tiếp nhận. Cần có các quy trình bằng
văn bản để áp dụng trong các tình huống phát hiện thuốc giả hoặc nghi ngờ bị làm
giả.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC HÀ NỘI
KHOA DƯỢC

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN QUẢN LÝ TỒN TRỮ VÀ ĐẢM BẢO
CHẤT LƯỢNG THUỐC – TRẮC NGHIỆM

I. CHỌN CÂU ĐÚNG NHẤT
Câu 1: . Nguồn gốc chỉ không tan:
A. Chế từ ruột của dê, cừu, lợn

B. Chế tạo từ gân đuôi chuột trắng.

C. Thực vật, động vật, kim loại

D. A, B đúng


Câu 2: Theo GSP: Trang thiết bị sắp xếp của kho gồm:
A. Máy điều hịa nhiệt độ khơng khí

B. Tủ, kệ

C. Xe đẩy

D. Tất cả đều đúng

Câu 3: Trong qui định thực hành tốt bảo quản thuốc, việc bảo quản nhóm thuốc gâyc bảo quản nhóm thuốc gây
nghiện và hướng thần là phân loại theo:
A. Độc tính

B. Tác dụng dược lý

C. Dạng thuốc

D. Tất cả đều đúng

Câu 4: Mục đích của việc sắp xếp và bảo quản hàng hóa trong kho dược giảm đến
mức
A. tối thiểu sự hư hao tổn thất thuốc trong kho dược


B. tối đa sự hư hao tổn thất thuốc trong kho dược
C. A, B Đúng
D. A, B Sai
Câu 5: Cao su bị trương nở trong:
A. Tia cực tím.


B. Ánh sáng

C. Dung môi hữu cơ

D. nhiệt độ

Câu 6: Yêu cầu chất lượng bông hút dùng trong Y tế phải:
A. Trắng, mùi vị và trung tính.
B. Dai sợi, mủn, sờ khơng q cứng, khô.
C. Đồng đều, không lẫn tạp
D. Tất cả đều đúng
Câu 7: Nguồn gốc của bông gelatin là:
A. Cây bông vải được loại tạp, tẩy sạch chất béo trong sợi bông
B. Chế tạo từ máu động vật
C. Chế tạo từ gelatin tinh khiết
D. Cây bông vải được loại tạp, nhưng chưa tẩy sạch chất béo
Câu 8: Theo quy chế nhãn: nguyên liệu đạt yêu cầu phải có nhãn
A. lấy mẫu

B. màu xanh

C. thông tin và nahx biệt trữ

D. màu vàng

Câu 9: Việc tạp nhiễm của nguyên liệu, sản phẩm trung gian hoặc thành phẩm thuốc
với nguyên liệu hoặc thuốc khác trong quá trình sản xuất, bảo quản và vận chuyển
được gọi là:
A. Tạp nhiễm


B. nguyên liệu

C. Nhiễm chéo

D. tá dược

Câu 10: Trong GSP khi thiết kế kho cần phải đảm bảo: 5 chống
A. Phòng chống cháy nổ, chống bão lụt, chống mất trộm, chống nóng ẩm, chống
cơn trùng


B. Chống nóng ẩm, Chống cơng trùng, mối mọt, chuột, Phòng chống cháy nổ,
Chống bảo lụt, Chống mất trộm
C. Chống nóng ẩm, Chống cơng trùng, mối mọt, Phịng chống cháy nổ, Chống bảo
lụt, Chống mất trộm,
D. Tất cả sai
Câu 11: Thuỷ tinh thích hợp làm chai, ống đựng thuốc tiêm phải là loại thủy tinh:
A. loại IV

B. Trung tính

C. Acid

D. Tất cả đúng

Câu 12: Khi bảo quản ở tủ hoặc kho dụng cụ y tế, nhân viên kho cho một ít muối
amoni carbonat để chống tác động của oxy đối với:
A. Bơng hút

B. Bơng mở C. Cho 1 ít muối.


D. Chỉ khâu

Câu 13: Trong bảo quản việc bảo quản nhóm thuốc gâyc làm hư hỏng đồ bao gói thuốc như gây nấm mốc, làm
bong rách đồ bao gói là ảnh hưởng của
A. Độ ẩm cực đại
đối

B. Độ ẩm cao

C. Độ ẩm thấp

D. Độ ẩm tuyệt

Câu 14: Độ ẩm tương đối của một kho thuốc là bao nhiêu, biết độ ẩm tuyệt đối trong
kho là 16,2 g/m3; Nhiệt độ của kho ở thời điểm đó đo được là 20 oC; Độ ẩm cực đại
bằng cách tra bảng tương ứng với nhiệt độ ở 20oC là A = 17,3g/m3 :
A.93,64%

B. 106.79%

C. 81,00%

D. 86.50%

Câu 15: Trong bảo quản việc bảo quản nhóm thuốc gâyc Tạo điều kiện cho một số phản ứng hoá học xảy ra và
toả nhiệt rất mạnh là do ảnh hưởng của :
A. Độ ẩm thấp
đối


B. Độ ẩm cao

C. Độ ẩm cực đại

D. Độ ẩm tuyệt

Câu 16: Trong qui định thực hành tốt bảo quản thuốc: Dự trữ nguyên phụ liệu bao bì
và hàng hóa cần thiết là
A. nhiễm chéo

B. Chức năng của công tác tồn trữ

C. Nhiệm vụ của công tác tồn trữ

D. hoạt chất

Câu 17: Để chống tác động của oxy làm cho dụng cụ cao su mau hỏng như túi
chườm, khi bảo quản cần


A. phải nút kín hai đầu

B. Xoa bột talc

C. Bơm 1 ít khơng khí vào

D. Tất cả đúng

Câu 18: Khi độ ẩm tương đối r < 30% thì khơng khí:
A. Sẽ rất ẩm ướt


B. Lạnh

C. Sẽ rất khơ hanh

D. Nóng

Câu 19: Nhược điểm của cao su tổng hợp là:
A. Chịu nhiệt độ cao.

B.tính đàn hồi hém

C. Tính đàn hồi cao

D. Dễ bị oxy hoá

Câu 20: Trong bảo quản việc bảo quản nhóm thuốc gâyc Làm hoen gỉ dụng cụ kim loại là do ảnh hưởng của :
A. Độ ẩm cao. B. Độ ẩm thấp

C. Độ ẩm cực đại D. Độ ẩm tuyệt đối

Câu 21: Nhiệt độ điểm sương là:
A. Lượng hơi nước tối đa có thể chứa trong 1 m3 khơng khí ở nhiệt độ và áp suất
nhất định
B. Hiện tượng xảy ra khi độ ẩm tương đối bằng độ ẩm cực đại
C. Lượng hơi nước thực có trong 1m3 khơng khí
D.Nhiệt độ mà độ ẩm tuyệt đối vượt q độ ẩm cực đại
Câu 22: Đáp ứng sinh học của chỉ tan tổng hợp:
A. Có nguồn gốc động vật, thực vật, kim loại
B.Biết trước rõ ràng thời gian hòa tan hơn chỉ tan tự nhiên

C. Chưa biết trước thời gian hòa tan hơn chỉ tan tự nhiên
D. Tất cả đúng
Câu 23: Để chống tác động của oxy làm cho dụng cụ cao su mau hỏng như ống to, khi
bảo quản cần ống to
A. Phải nút kín 2 đầu

B. Xoa bột talc

C. Bơm một ít khơng khí vào

D. Tất cả đúng

Câu 24: Độ ẩm tương đối càng thấp thì khơng khí càng:
A. Lạnh

B. Càng khơ hamh

C. Nóng

D. Ẩm ướt


Câu 25: Đặc điểm của ăn mịn hóa học:
A. Nhiệt độ mơi trường càng cao thì tốc độ ăn mịn hoá học càng chậm.
B. Xảy ra các phản ứng hoá học khi có chất xúc tác
C. Khơng phát sinh dịng điện.
D. tất cả đúng
Câu 26: Trong qui định thực hành tốt bảo quản thuốc: Kho lộ thiên là phân loại kho
theo
A. Nhiệm vụ của kho


B. Loại hình xây dựng

C. Mặt hàng chứa trong kho

D. Chức năng của công tác tồn trữ

Câu 27: Khi độ ẩm tương đối r > 70% thì khơng khí:
A.Sẽ rất ẩm ướt

B. Sẽ rất khơ hanh

C. Nóng D. Lạnh

Câu 28: Cơng dụng của gạc hồ là:
A. bảo vệ vết thương.

B. Để thấm máu, mủ

C. Để bó bột thạch cao

D. A, B đúng

Câu 29: Trong bảo quản việc bảo quản nhóm thuốc gâyc Làm cho muối kết tinh bị mất nước là do ảnh hưởng
của :
A. Độ ẩm cực đại

B. Độ ẩm cao

C. Độ ẩm tuyệt đối


D. Độ ẩm thấp

Câu 30: Bơng mỡ có cơng dụng:
A. Đệm nẹp cố định xương gẫy

B. Thấm hút dung dịch khử trùng,

C. Hút máu mủ, dịch tiết ra của vết thương

D. Bvà C đúng

Câu 31: Trong GSP khi thiết kế kho diện tích cho cơng tác xuất nhập thuộc
A. Chiếm 1/3 hoặc 2 / 3 toàn kho
C. Diện tích phụ

B. Diện tích nghiệp vụ
D. Tất cả đúng

Câu 32: Trong GSP khi thiết kế kho hàng hóa yếu tố Số lượng hàng hóa quyết định
A. điều kiện bảo quản kho cho thích hợp B. qui mô hoạt động của kho lớn hay
nhỏ


C. Quy trình nghiệp vụ kho

D. Tất cả đều đúng

Câu 33: Theo quy chế nhãn: nguyên liệu bị hư, bị loại bỏ phải có nhãn
A. màu vàng


B. màu đỏ

C. Thơng tin và nhãn biệt trữ

D. màu xanh

Câu 34: Trong GSP khi thiết kế Diện tích sếp hàng hóa và bảo quản cho kho thuốc:
A. Chiếm 2 hoặc 3 toàn kho

B. Chiếm 1/3 hoặc 2 / 3 toàn kho

C. Chiếm 3/2 hoặc 2 / 3 toàn kho

D. Tất cả đúng

Câu 35: Tất cả các thuốc trước khi nhập vào kho phải có….. trên nhãn tới từng đơn vị
bao gói nhỏ nhất.
A. hóa đơn
C. Ngày sản xuất

B. Hạn dùng
D. Tất cả đều đúng

Câu 36: Thủy tinh có khả năng bị hịa tan bởi:
A. Acid nit ric

B. Acid flohyđric

C. Acid sulfuric


D. Acid clohyđric

Câu 37: Theo GSP: có mấy nhiệm vụ của cơng tác tồn trữ của kho dược:
A. 4 nhiệc bảo quản nhóm thuốc gâym vụ

B. 3. nhiệc bảo quản nhóm thuốc gâym vụ

C. 2 nhiệc bảo quản nhóm thuốc gâym vụ

D. 5 nhiệc bảo quản nhóm thuốc gâym vụ

Câu 38: Theo GSP: Thủ kho thuốc y học cổ truyền phải có trình độ :
A. Tối đa là DSTH

B. Tối đa lương dược

C. Tối thiểu là lương dược

D. A,B đúng

Câu 39: Trong bảo quản Dụng cụ cao su, chất dẻo bị hư hỏng nhanh do hiện tượng
lão hoá là ảnh hưởng của :
A. Độ ẩm cao

B. Độ ẩm tuyệt đối

C. Độ ẩm cực đại

Câu 40: Ưu điểm của cao su tổng hợp là:

A. Tính đàn hồi kém

B. Chịu nhiệt độ cao.

C. Tính đàn hồi cao

D. Dễ bị oxy hoá

Câu 41: Nguồn gốc của bông mở là:

D. Độ ẩm thấp


A. Cây bông vải được loại tạp, nhưng chưa tẩy sạch chất béo
B. Chế tạo từ gelatin tinh khiết
C. Chế tạo từ máu động vật
D. Cây bông vải được loại tạp, tẩy sạch chất béo trong sợi bông
Câu 42: Theo Quyết định số 02/QĐHN-BYT, ngày 04 tháng 10 năm 2013 của Bộ
trưởng Bộ y tế ban hành “Về việc triển khai áp dụng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo
quản thuốc”. tiêu chí trang thiết bị thuộc tiêu chí số
A. tiêu chí số3

B. tiêu chí số2

C. tiêu chí số4

D. tiêu chí số5

Câu 43: Đáp ứng sinh học của chỉ tan tự nhiên, hòa tan theo cơ chế:
A. Đại thực hòa tan hoá học do nước


B. Thủy phân bào tiết ra enzym

C. Thủy phân hịa tan hố học do nước

D. Đại thực bào tiết ra enzym

Câu 44: Theo GSP: Điều kiện bảo quản "khô" được hiểu là độ ẩm
A. Tương đối không quá 70%.

B. Cực đại không quá 70%.

C. Tuyệt đối không quá 70%.

D. Tất cả sai

Câu 45: Nhược điểm của cao su tự nhiên là:
A. Tính đàn hồi kém

B. Dễ bị oxy hóa

C. Chịu nhiệt độ cao.

D. Tính đàn hồi cao

Câu 46: Nguyên tắc bảo quản tinh dầu phải :
A. Xa lửa và phải để ở khu vực riêng biệt vì tinh dầu có thể ảnh hưởng đến các
dược liệu khác.
B. Đóng đầy để loại hết oxy, nút kín,
C. Dể nơi mát, “nhiệt độ dưới 200C” và tránh ánh sáng

D. Tất cả đều đúng
Câu 47: Theo GSP: Trang thiết bị vận chuyển của kho gồm:
A. Máy điều hịa nhiệt độ khơng khí

B. tủ, kệ

C. Xe đẩy

D. Tất cả đúng


Câu 48: Biện pháp chống ẩm trong bảo quản thuốc gồm :
A. Dùng chất hút ẩm

B. Tăng nhiệt độ không khí

C. Thơng gió tự nhiên và thơng gió nhân tạo.
D. Tất cả đều đúng
Câu 49: Độ ẩm luôn phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất khơng khí được gọi là:
A. Độ ẩm tuyệt đối

B. Độ ẩm tương đối

C. Nhiệt độ điểm sương

D. Độ ẩm cực đại

Câu 50: Công dụng của chỉ gân đuôi chuột:
A. Phẫu thuật xương.


B. Phẫu thuật thần kinh

C. Khâu trong phẫu thuật mắt.

D. Tất cả đúng

Câu 51: Theo Quyết định số 02/QĐHN-BYT, ngày 04 tháng 10 năm 2013 của Bộ
trưởng Bộ y tế ban hành “Về việc triển khai áp dụng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo
quản thuốc”. tiêu chí quy trình bảo quản thuộc tiêu chí số
A. tiêu chí số4

B. tiêu chí số5

C. tiêu chí số7

D. tiêu chí số6

Câu 52: Độ ẩm tương đối (r) là :
A. Lượng hơi nước có thực có trong 1 m3 khơng khí
B. nhiệt độ mà độ ẩm tuyệt đối vượt quá độ ẩm cực đại
C. tỷ lệ phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại
D. hiện tượng xảy ra khi độ ẩm tương đối bằng độ ẩm cực đại
Câu 53: Theo quy chế nhãn: nguyên liệu khi nhập kho phải có nhãn
A. Thơng tin và nhãn biệt trữ

B. màu vàng

C. đạt yêu cầu

D. A, B đúng


Câu 54: Độ giòn của thuỷ tinh phụ thuộc vào …….. của dụng cụ thuỷ tinh.
A. Bề dày

B. Thành phần hố học,

C. Hình dạng,

D. Tất cả đúng



×