Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

báo cáo thực tập công ty TNHH Dalat Hasfarm 9.5đ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.81 MB, 34 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Khoa Công Nghệ Nông nghiệp – Trường Đại học Công Nghệ

BÁO CÁO HỌC PHẦN THỰC TẬP CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP
ĐỀ TÀI: SẢN XUẤT HOA CÚC CHUẨN CẮT CÀNH TẠI CÔNG TY TNHH
ĐALAT HASFARM
NGÀNH: CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP

Sinh viên thực hiện:

Nghiêm Thị Huế

MSSV:

19021558

Lớp:

K64-AG

Giảng viên hướng dẫn:

TS Lê Thị Hiên
TS Nguyễn Thị Ngọc Ánh
TS Phạm Châu Thùy

Cán bộ hướng dẫn:

Anh Nguyễn Minh Tân
Chị Nguyễn Hồng Tú


Hà Nội, ngày 06, tháng 09, năm 2022
1


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH .................................................................................................... 4
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................... 5
PHẦN 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 6
1. Đặt vấn đề ................................................................................................................... 6
2. Mục tiêu ...................................................................................................................... 6
3. Thời gian và địa điểm thực tập ................................................................................... 6
PHẦN 2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THỰC TẬP .......................................................... 7
1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển công ty TNHH DaLat Hasfarm [7] ................ 7
2. Cơ cấu tổ chức, các lĩnh vực hoạt động, thị trường tiêu thụ của công ty ................... 8
3. Các sản phẩm của công ty [6] .................................................................................... 10
PHẦN 3 VỊ TRÍ SINH VIÊN THAM GIA THỰC TẬP ................................................... 11
1. Vị trí thực tập............................................................................................................ 11
2. Các quy định tại đơn vị thực tập trong hợp đồng ..................................................... 11
PHẦN 4 CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA SINH VIÊN TẠI CỞ SỞ.......................................... 13
1. Hệ thống nhà kính trồng cúc chuẩn .......................................................................... 13
2. Tổng quan cây hoa cúc ............................................................................................. 15
2.1

Nguồn gốc.......................................................................................................... 15

2.2

Phân loại [9] ........................................................................................................ 15

2.3


Đặc điểm thực vật học [10] .................................................................................. 16

3. Quy trình sản xuất hoa cúc chuẩn ............................................................................ 18
3.1

Chuẩn bị đất ....................................................................................................... 18

3.2

Xuống giống cúc chuẩn ..................................................................................... 22

3.3

Chăm sóc ........................................................................................................... 27

3.4

Thu Hoạch ......................................................................................................... 29

PHẦN 5 KINH NGHIỆM THỰC TẬP, KIẾN NGHỊ ....................................................... 32
1. Kinh nghiệm thực tập ............................................................................................... 32
2. Kiến nghị .................................................................................................................. 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 33
2


GIẤY ĐÁNH GIÁ CỦA CÔNG TY ................................................................................. 34

3



STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27

28
29
30
31
32
33
34
35
36
37

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình ảnh
Hình 4.1: Cấu trúc cơ bản của 1 nhà kính trồng hoa cúc chuẩn
Hình 4.2: Máy cào tàn dư cây trồng sau thu hoạch
Hình 4.3: Máy ném compost
Hình 4.4: Phủ bạt xử lý đất
Hình 4.5 Máy ném lân
Hình 4.6: Đất sau khi ném lân
Hình 4.7: Máy san phẳng đất
Hình 4.8: Đất sau khi san phẳng
Hình 4.9: Đất sau khi rải dây, rải lưới
Hình 4.10: Rải khay cây
Hình 4.11: Khoảng cách đổ khay cây
Hình 4.12: Rail thu khay cây
Hình 4.13: Thu khay cây
Hình 4.14: Bảng ghi trên giống
Hình 4.15: Giống Momoko
Hình 4.16: Giống Zembla Lime
Hình 4.17: Giống Peony Chrysanthemum

Hình 4.18: Giống Kentania
Hình 4.19: Giống Zaria
Hình 4.20: Giống Magnum
Hình 4.21: Giống Yellow Magnum
Hình 4.22: Chỉnh dây Drip
Hình 4.23: Lấy cây
Hình 4.24 : Đào đất hàng biên
Hình 4.25: Trồng cây trong luống
Hình 4.26: Trồng hàng biên
Hình 4.27: Cắm cọc
Hình 4.28: Luồn cọc ngang
Hình 4.29: Rải thiên địch sau trồng
Hình 4.30: Giàn phun thuốc bán tự động
Hình 4.31: Cây cúc trước khi vặt nụ
Hình 4.32: Cây cúc sau khi vặt nụ
Hình 4.33: Cuộn lưới
Hình 4.34: Chụp lưới giống Magnum
Hình 4.35: Chụp lưới giống Anastasia White
Hình 4.36: Chụp lưới giống Anastasia Pink
Hình 4.37: Thu hoạch hoa, xếp hoa lên xe vận chuyển hoa về kho lạnh

4


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành báo cáo Thực tập Cơng nghệ Nông nghiệp, trước hết em xin gửi lời
cảm ơn đến q thầy cơ gíao trong Khoa Cơng nghệ Nơng nghiệp, trường Đại học Công
nghệ, Đại học Quốc Gia Hà Nội lời cảm ơn chân thành. Đặc biệt em xin trân trọng cảm
ơn TS Lê Thị Hiên, TS Nguyễn Thị Ngọc Ánh, TS Phạm Châu Thùy đã tận tình hướng
dẫn, chia sẻ những kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian qua giúp em có thể hồn

thành tốt báo cáo Thực tập Công nghệ Nông nghiệp.
Em cũng xin chân thành cảm ơn ban giám đốc, hai anh chị quản đốc là anh
Nguyễn Minh Tân, chị Nguyễn Hồng Tú, các anh chị phó quản đốc, tổ trưởng các nhà
kính A2, B2, B5, B8, B9, D1, D3, D4 công ty TNHH ĐaLat Hasfarm khu vực Đạ Rịn đã
tận tình chỉ dạy, giúp đỡ em trong thời gian thực tập; tạo điều kiện thuận lợi cho em học
hỏi nhiều kiến thức, kỹ năng, tìm hiểu thực tiễn sản xuất tại cơng ty.
Em cũng xin gửi lời cám ơn sự đồng hành, ủng hộ, giúp đỡ của gia đình, bạn bè
trong suốt thời gian thực tập.
Trong quá trình thực tập và làm bài báo cáo thực tập khó tránh khỏi sai sót, em rất
mong nhận được các ý kiến đóng góp từ quý thầy cơ, cán bộ hướng dẫn.
Cuối cùng em xin kính chúc các thầy cô Khoa Công nghệ Nông nghiệp, trường Đại
học Công nghệ, Đại học Quốc Gia Hà Nội; các anh chị quản đốc, phó quản đốc, tổ trưởng
tại Cơng ty TNHH DaLat Hasfarm khu vực Đạ Rịn; gia đình, cùng các bạn lời chúc sức
khỏe, luôn luôn vui vẻ, hạnh phúc trong cuộc sống, gặt hái nhiều thành công hơn nữa
trong công việc.
Trân trọng cám ơn!
Hà Nội, ngày 06, tháng 09, năm 2022
Sinh viên
Huế
Nghiêm Thị Huế

5


PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Thực tập Công nghệ Nông nghiệp là môn học vô cùng quan trọng đối với sinh viên
năm ba Khoa Công nghệ Nông nghiệp chúng em, đây là mơn học mang tính thực tế cao.
Sinh viên chúng em sẽ được đảm nhận công việc tại một bộ phận của công ty thực tập
dưới sự hướng dẫn của cán bộ của đơn vị thực tập và các giảng viên của Khoa Công nghệ

Nông nghiệp. Đây là học phần giúp em được làm việc, tìm hiểu, làm quen với môi trường
làm việc thực tế và vận dụng các kiến thức được học áp dụng vào thực tiễn sản xuất tại
công ty.
Xuất phát từ ý nghĩa môn học, cùng với mong muốn được trải nghiệm nâng cao
kiến thức, kỹ năng cho bản thân nên em đã đăng ký thực tập Công nghệ Nông nghiệp tại
Công ty TNHH DaLat Hasfarm khu vực Đạ Ròn trong khoảng thời gian từ 01/07/202224/08/2022.
2. Mục tiêu
Thực tập Công nghệ Nông nghiệp giúp sinh viên chúng em tích cực, trách nhiệm
hơn trong cơng việc. Thực tập là thời gian để chúng em hiểu hơn về cơ cấu tổ chức, cách
thức hoạt động và quy chế làm việc của doanh nghiệp sản xuất. Qua thời gian thực tập
dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, giúp em hiểu được cách thức và thực hiện được
một số công việc chuyên môn liên quan đến công nghệ nông nghiệp tại đơn vị thực tập.
3. Thời gian và địa điểm thực tập
Địa điểm thực tập: Công ty TNHH ĐaLat Hasfarm, thơn 1, xã Đạ Rịn, huyện Đơn
Dương, tỉnh Lâm Đồng.
Kế hoạch thời gian thực tập ban đầu là từ ngày 01/07/2022-31/08/2022. Do lịch
học tại trường, thời gian thực tập được rút ngắn 01/07/2022-24/08/2022.
Báo cáo thực tập của em gồm 5 phần:
- Phần 1: Mở đầu
- Phần 2: Tổng quan về công ty thực tập
- Phần 3: Vị trí sinh viên tham gia thực tập
- Phần 4: Các hoạt động của sinh viên tại cơ sở
- Phần 5: Kinh nghiệm thực tập, kiến nghị
6


PHẦN 2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THỰC TẬP
Trong buổi sáng đầu tiên thực tập, toàn bộ sinh viên thực tập được tham gia nghe
giới thiệu công ty TNHH ĐaLat Hasfarm, nghe phổ biến quy chế làm việc, đăng ký tập
nghề và phân cơng vị trí thực tập tại cơng ty.

1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển công ty TNHH DaLat Hasfarm [7]
Tên công ty tiếng Việt: CƠNG TY TNHH DALAT HASFARM
Tên cơng ty viết bằng tiếng Anh: DALAT HASFARM COMPANY LIMITED
Tên viết tắt: DALAT HASFARM LTD
Tên thương mại: Dalat Hasfarm and Hasfarm Young Plants
Trụ sở chính: 450 Nguyên Tử Lực, Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam
Địa điểm thực tập: Thơn 1, xã Đạ Rịn, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng
Website: />Điện thoại: 063 382 4947
Email:
Số lượng nhân viên năm 2020: hơn 4000 nhân viên
Công ty TNHH Dalat Hasfarm được thành lập ngày 7 tháng 6 năm 1994 do ông
Thomas Hoofl sáng lập. Công ty TNHH ĐaLat Hasfarm là cơng ty có 100% vốn nước
ngồi, với vốn điều lệ 135 705 000 000 đồng [8]. DaLat Hasfarm là công ty tiên phong
trong phát triển nghề trồng hoa chuyên tại Việt Nam. Lần đầu tiên hoa của DaLat
Hasfarm xuất hiện trên bản đồ hoa thế giới với thơng điệp “Hoa từ trái tim Việt Nam”.
Ơng Thomas Hooft – người sáng lập của Dalat Hasfarm chọn Đà Lạt, Việt Nam là
nơi bắt đầu xây dựng nông trại trồng hoa bởi khí hậu ơn hịa, thổ nhưỡng phù hợp, nguồn
nhân lực dồi dào, giao thông thuận tiện đến các thị trường quốc tế. Ban đầu ĐaLat
Hasfarm chỉ gồm hai hecta, bao gồm một hecta hoa hồng và một hecta cẩm chướng được
trồng trong những khu nhà kính đơn giản bằng tre. Hiện nay Đà Lạt Hasfarm đã chuyển
sang xây dựng nhà kính hồn tồn bằng thép và mở thêm các nơng trại ở Đạ Rịn, Đa
7


Quý, và Lâm Hà với diện tích gần tới 320 hecta. Ngày nay, mỗi năm Dalat Hasfarm trồng
tới 200 triệu cành hoa và 250 triệu ngọn giống cung ứng cho thị trường trên khắp thế giới.
Để trở thành nhà cung cấp hoa hàng đầu Châu Á Thái Bình Dương cơng ty luôn
sáng tạo, sản xuất và phân phối những sản phẩm hoa, cây trồng, cây ngọn giống, và
những sản phẩm, dịch vụ liên quan có chất lượng tốt nhất, hoạt động theo hướng phát
triển bền vững.

Từ năm 2014, công ty đã bắt đầu nghiên cứu và phát triển các loài cơn trùng và
nấm có ích để ứng dụng vào trong sản xuất. Thông qua sử dụng Bio-Pro để trồng và kiểm
sốt sâu bệnh, cơng ty đã giảm thiểu việc sử dụng hóa chất trên các loại hoa khác nhau để
sản xuất các loại hoa sạch, an toàn, nhằm bảo vệ mơi trường và sức khỏe người tiêu dùng.
Điển hình như các loại Calimero và những loại hoa chậu như Thu Hải Đường, Hồng,
Violet Châu Phi… là những sản phẩm được chăm sóc bằng Bio-Pro và hầu như khơng sử
dụng hóa chất.
Vào đầu năm 2020, tại IPM Essen, Đức, Công ty Hasfarm (Công ty mẹ của Dalat
Hasfarm) đã vinh dự được trao giải Vàng cho hạng mục Sản xuất hoa trong khuôn khổ
giải thưởng dành cho các Công ty Sản Xuất Hoa Hàng Đầu thế giới năm 2020, do Hiệp
Hội Ngành Công Nghệ Trồng trọt-Làm vườn Quốc Tế (AIPH) tổ chức [3].
2. Cơ cấu tổ chức, các lĩnh vực hoạt động, thị trường tiêu thụ của công ty
- Cơ cấu tổ chức bao gồm:
+ Tổng giám đốc
+ Phó tổng giám đốc
+ Giám độc bộ phận
+ Quản đốc
+ Phó quản đốc
+ Tổ trưởng
+ Công nhân
- Lĩnh vực hoạt động: Hiện nay công ty TNHH DaLat Hasfarm chuyên sản xuất,
phân phối ngọn giống, hoa cắt cành và hoa chậu.
- Thị trường tiêu thụ:
+ Thị trường trong nước: Tại Việt Nam, sản phẩm của Dalat Hasfarm đã có mặt tại
hầu hết ở tất cả tỉnh thành, hoạt động với 4 trung tâm phân phối, 15 cửa hàng bán lẻ và
8


hơn 65 quầy hoa tại các hệ thống siêu thị. Công ty luôn đảm bảo chuỗi cung ứng, mang
hoa tươi từ trang trại đến trực tiếp người tiêu dùng [2].

+ Thị trường xuất khẩu: Dalat Hasfarm là doanh nghiệp hoa tươi Việt Nam duy
nhất sản xuất hoa theo quy trình khép kín, ứng dụng cơng nghệ cao và đáp ứng được
những tiêu chuẩn xuất khẩu khắt khe. Hiện nay sản phẩm hoa tươi công ty xuất khẩu tới
hơn 10 quốc gia như Hàn Quốc, Indonesia, New Zealand, Trung Quốc, Đài Loan, Úc, đặc
biệt là thị trường khó tính Nhật Bản và các vùng lãnh thổ châu Á [5].
Để đưa hoa tươi Việt Nam xuất khẩu ra thế giới cần hội tụ 3 yếu tố [2]:
(1)

Quy mơ lớn

Vì quy mơ trang trại người trồng hoa Việt Nam quá nhỏ (khoảng 2000-5000m2),
khó tiếp cận vốn, thiếu nguồn lực đầu tư công nghệ cao, nên rất khó để đáp ứng sản
lượng. Sản lượng đủ lớn thì doanh nghiệp mới có sức cạnh tranh trên thị trường khi xuất
khẩu hoa bằng đường hàng không hoặc đường thủy. Vì vậy cần phải xây dựng được một
doanh nghiệp đủ tầm cỡ hoặc liên kết các trang trại của nông với nhau tạo nên vùng sản
xuất, hệ sinh thái trồng hoa quy mô lớn, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
(2)

Ứng dụng công nghệ cao tạo nên chất lượng

Điều kiện cần để xuất khẩu hoa tươi là sản lượng phải đủ lớn, điều kiện đủ là chất
lượng hoa phải tốt. Hoa xuất khẩu phải có chất lượng đồng đều, độ bền cao và có bản
quyền giống. Tùy thị trường xuất khẩu, mỗi chủng loại hoa có những bộ tiêu chuẩn nhất
định. Doanh nghiệp phải thử nghiệm, lai tạo giống hoa mới, có một quy trình sản xuất
hiện đại, quản lý chất lượng sản phẩm trước và sau thu hoạch.
Tại Đà Lạt Hasfarm, tất cả nhà kính đều được điều khiển tự động bằng hệ thống
Hortimax nhập khẩu từ Hà Lan để tạo điều kiện sinh trưởng tối ưu cho hoa; công ty luôn
thử nghiệm, giới thiệu những loại hoa mới. Quy trình quản lý chất lượng sản phẩm trước
và sau thu hoạch gồm 3 cấp độ: đánh giá trực tiếp lần đầu ngay tại nhà kính thu hoạch và
nhà đóng gói; đánh giá lần 2 bởi bộ phận kiểm soát chất lượng và đánh giá lần 3 bởi quản

lý cấp cao. Tồn bộ thơng tin đánh giá chất lượng sẽ được lưu trữ, báo cáo hàng ngày
nhằm kiểm soát tối đa chất lượng sản phẩm. Hệ thống chuyên dụng gắn kèm thiết bị theo
dõi nhiệt độ để đảm bảo điều kiện bảo quản hoa tiêu chuẩn trong suốt quá trình phân phối.
(3)

Phát triển bền vững là xu thế nơng nghiệp tồn cầu

Từ năm 2014, cơng ty đã nghiên cứu và phát triển các lồi cơn trùng và nấm có ích
để ứng dụng vào trong sản xuất. Thơng qua sử dụng Bio-Pro để trồng và kiểm soát sâu
9


bệnh, doanh nghiệp đã giảm thiểu việc sử dụng hóa chất trên các loại hoa khác nhau. Từ
đó mang đến những sản phẩm hoa sạch, an toàn, nhằm bảo vệ mơi trường và sức khỏe
người tiêu dùng. Vì lẽ đó, hoa tươi Dalat Hasfarm đã chinh phục được thị trường khó tính
Nhật Bản với hơn 20% sản lượng hoa xuất khẩu mỗi năm.
Hàng năm cơng ty Dalat Hasfarm ln tìm kiếm, thử nghiệm và giới thiệu những
loại hoa mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Hiện nay cơng ty có
hơn 350 giống hoa với rất nhiều chủng loại, màu sắc đa dạng. Đặc biệt, công ty cịn mua
bản quyền nhiều giống hoa từ nước ngồi để trồng và phân phối tại Việt Nam.
3. Các sản phẩm của cơng ty [6]
Các nhóm sản phẩm của Cơng ty TNHH ĐaLat Hasfarm gồm:
+ Hoa cắt cành bao gồm các nhóm: Cally lily, cẩm tú cầu, trachelium, hoa hồng
nhánh, Calimero, hoa chuông, thủy tiên, doria, lily, cát tường, hoa hồng, rossi, santini,
cúc đơn, cúc nhánh, cẩm chướng đơn, cẩm chướng nhánh, cẩm chướng giống mới,
tulip, rose lily, hoa nhuộm.
+ Hoa chậu bao gồm các nhóm: Calla lily, thược dược, hoa hồng, bâng khuâng,
hồng môn, thu hải đường, ngàn chuông, Calimero, hoa cúc, anh thảo, đồng tiền, cây
xanh, râm bụt, dạ lan hương, cẩm tú cầu, sống đời, oải hương, hồng anh, cúc họa mi,
hồ điệp mini, trạng nguyên, violet châu phi, tiểu quỳnh, tulip.

+ Hoa nhập khẩu từ Ecuador, Hà Lan, Nam Phi.
+ Lá trang trí: Dương xỉ, lá chanh, lá dong.
+ Ngọn giống: cẩm chướng, cúc nam mỹ, hoa cúc, hồng anh, lá đồng tiền, oải
hương, râm bụt, sao băng, sống đời, thạch thảo, thu hải đường, thược dược, tiểu
quỳnh.
+ Phụ liệu bao gồm các nhóm: chất dưỡnghoa, xốp cắm hoa, bình xịt màu, phụ liệu
khác.
+ BIO-PRO: nhóm thiên địch; đất sạch và phân hữu cơ, nhóm nấm có ích.
+ Ngồi ra cơng ty cịn sản xuất 1 số loại rau củ quả như ớt chuông, cà chua, khoai
lang,…
Trong đó có 4 nhóm sản phẩm nổi bật: Hoa cắt cành, hoa chậu, Hasfarm
YoungPlants, BIO-PRO.
10


PHẦN 3 VỊ TRÍ SINH VIÊN THAM GIA THỰC TẬP
1. Vị trí thực tập
Cơng ty thực tập: Cơng ty TNHH DALAT HASFARM
Địa điểm thực tập: thơn 1, xã Đạ Rịn, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng
Dự án tại Đạ Ròn có tổng diện tích 250 hecta, chủ yếu trồng hoa cúc cắt cành, cát
tường, hoa chậu.
Bộ phận thực tập: Bộ phận Cúc chuẩn ( Cúc đơn) - Standard chrysanthemum.
Khu vực nhà kính thực tập: Khu nhà kính A, B, D
Nhiệm vụ: Sinh viên nữ thực tập tại bộ phận cúc chuẩn có nhiệm vụ trồng cây,
nhặt nụ, chụp lưới tại các nhà kính của bộ phận cúc chuẩn.
Giới thiệu vị trí canh tác: sinh viên chúng em được ký giấy đăng ký tập nghề tại
phòng nhân sự, tham gia với vai trị như cơng nhân, nhật của cơng ty và được tạo điều
kiện tìm hiểu quy trình sản xuất hoa cúc chuẩn cắt cành để hoàn thành báo cáo. Chúng em
được làm việc, tham quan, kiến tập, giới thiệu các cơng việc từ làm đất, trồng cây, chăm
sóc, đến thu hoạch tại bộ phận cúc chuẩn.

2. Các quy định tại đơn vị thực tập trong hợp đồng
Tất cả thực tập sinh được ký đăng ký tập nghề, theo đó gồm các nội dung cơ bản
bao gồm:
+ Thời gian làm việc, nghỉ ngơi theo yêu cầu chung của bộ phận và theo nhu cầu
thực tế, được cán bộ nhân sự thông báo vào ngày đầu tham gia tập nghề. Sinh viên thực
tập tại bộ phận cúc chuẩn sẽ làm việc từ thứ 2, đến thứ 6, thứ 7 làm buổi sáng. Sinh viên
thực tập ăn trưa ca 12 giờ,cong ty hỗ trợ một phần kinh phí ăn trưa, 1 giờ bắt giờ đầu làm
việc buổi chiều. Buổi sáng 9 giờ, buổi chiều 2 giờ 30 phút bắt đầu nghỉ giải lao 15 phút.
+ Lương hỗ trợ thực tập đối với sinh viên nữ 260 000đ/ngày, đối với sinh viên nam
là 270 000đ/ngày, mức lương đã bao gồm 20.000đ chuyên cần. Lương được điều chỉnh
tùy theo khối lượng công việc tại đơn vị. Tiền lương tăng ca ngoài giờ với sinh viên là
30000đ/giờ.
+ Sinh viên phải bấm vân tay đầy đủ khi đến, khi về. Vân tay và xác nhận của quản
lý trực tiếp tại các nhà kính là căn cứ để tính trợ cấp.
+ Sinh viên cung cáp số tài khoản ngân hàng để công ty trả tiền trợ cấp.
+ Sinh viên đăng ký đầy đủ thông tin cá nhân với công ty.
+ Trong giờ làm việc, sinh viên không tự ý rời khỏi khu vực tập nghề.
+ Khi đến công ty phải đỗ xe đúng nơi quy định.
11


+ Không được phép uống rượu bia khi làm việc; khơng đem, sử dụng chất kích
thích vào khu vực cơng ty. Hút thuốc, bỏ rác đúng nơi quy định.
+ Phải có trách nhiệm bảo quản cơng cụ lao động của cơng ty.
+ u cầu an tồn lao động: trang phục bảo hộ tùy theo yêu cầu của từng bộ phận.
Sinh viên nên trang bị quần dài, áo dài tay đi giày bata, thể thao hoăc ủng, nên trang bị
thêm mũ, nón, găng tay,...

12



PHẦN 4 CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA SINH VIÊN TẠI CỞ SỞ
1. Hệ thống nhà kính trồng cúc chuẩn
Dalat Hasfarm hiện đang là công ty duy nhất tại Việt Nam sản xuất hoa tươi theo
quy trình khép kín với 4 trang trại rộng gần 320 hecta, trong đó có hơn 180 hecta nhà
kính. Quy trình sản xuất hoa tại cơng ty gồm [2][5] : Thử nghiệm, lai tạo giống mới - Trồng
cây giống - Ươm ngọn và trồng cây con - Chăm sóc hoa theo định hướng bền vững Quản lý chất lượng sản phẩm trong và sau thu hoạch - Bảo quản và phân phối.
Hiện nay tất cả nhà kính của cơng ty TNHH DaLat Hasfarm đều được điều khiển
hồn toàn tự động bằng hệ thống Hortimax được nhập khẩu từ Hà Lan. Hệ thống này
được thiết lập dựa trên những cảm biến được lắp đặt sẵn để đo các chỉ số như: tốc độ gió,
cường độ ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm… Các chỉ số sau khi đo sẽ được tổng hợp gửi về máy
tính chủ, dựa trên những tín hiệu phản hồi để điều khiển phù hợp, nhằm tạo điều kiện sinh
trưởng tối ưu cho hoa trong nhà kính. Việc trồng hoa trong nhà kính cơng nghệ cao tạo
vùng tiểu khí hậu lý tưởng, khơng bị phụ thuộc thời tiết bên ngoài nên cho hoa năng suất
cao, ổn định và chất lượng đồng đều.

Hình 4.1: Cấu trúc cơ bản của 1 nhà kính trồng hoa cúc chuẩn
13


Cấu trúc cơ bản của 1 nhà kính trồng hoa cúc chuẩn bao gồm:
(1)
Khung nhà kính
Khung nhà kình bằng thép chịu lực. Mái lợp bằng màng plastic chống tia cực tím.
Có hệ thống màng cuốn hơng, cuốn nóc. Số gian trong mỗi nhà kính khơng giống nhau,
một nhà kính có khoảng 7 gian đến 23 gian. Mỗi gian trong nhà kính có 8 luống . Mỗi
luống dài 10 ơ đến 12 ô cột trụ, số ô cột trụ tùy từng nhà kính. Trung bình mỗi ơ trụ dài
4.8m.
Đặc biệt mái nhà kính kiểu cánh bướm tại ĐaLat Hasfarm có thể tự động đóng mở
nhờ hệ thống cảm biến và thiết bị motor tự động. Khi thời tiết nóng, mái được mở để lưu

thơng khơng khí tự nhiên. Ngược lại khi lạnh, trời mưa mái cũng sẽ tự động đóng lại để
tăng nhiệt độ trong nhà kính, tránh mưa vào nhà kính đảm bảo điều kiện tốt nhất cho sự
phát triển cây trồng.
(2)
Hệ thống tưới nước tự động gồm: hệ thống tưới phun mưa (Sprinkler)
và hệ thống tưới nhỏ gọt (Drip)
- Sprinkler: Hệ thống tưới phun mưa tự động giúp làm ẩm đất, mát lá, điều tiết khí
hậu bên trong nhà kính. Chúng được bật sau sau khi xuống giống hoa cúc chuẩn.
Qua quan sát thấy mỗi gian nhà kính được lắp đặt 4 giàn tưới phun mưa, các giàn
thẳng sát mép luống hoa. Khoảng cách giữa 2 đầu béc tưới phun mưa là 2m. Khoảng cách
từ đầu béc xuống mặt đất là 2.4m. Hệ thống tưới phun mưa được lắp đặt trên hệ thống
giàn riêng, thấp hơn, và so le với hệ thống đèn LED để tránh các sự cố về điện.
- Drip: Hệ thống tưới nhỏ giọt cung cấp nước, dinh dưỡng gần gốc cây, sát mặt đất
để cây dễ dàng hấp thụ qua rễ.
Hệ thống tưới nhỏ giọt được bật 2 tuần sau xuống giống.
Mỗi luống được rải 6 ống tưới nhỏ giọt (Dây Drip) đặt trên mặt luống. Trên dây
Drip, các lỗ nhỏ giọt cách nhau 20cm giúp cung cấp nước, phân bón cho cây một cách
hợp lý theo cài đặt sẵn trước đó.
(3) Hệ thống đèn LED
Hệ thống đèn LED vàng chiếu sáng bổ sung ban đêm hỗ trợ quang hợp cho cây
hoa cúc chuẩn. Chúng được bật 3 tuần đầu sau khi xuống giống có tác dụng tăng chiều
cao cây, tăng tỷ lệ nở hoa, hoa to, độ bền dài, nở đúng thời điểm mong muốn. Thời gian
chiếu sáng bổ sung tùy thuộc vào giống.
Mỗi gian nhà kính có 4 giàn LED, khoảng cách giữa các bóng là 2m, được lắp đặt
thẳng giữa luống hoa, lắp cao hơn hệ thống tưới.
(4)
Quạt gió
Mỗi gian nhà kính được bố trí một quạt gió đối lưu. Khi nhiệt độ trong nhà kính
cao hơn ngưỡng cài đặt, mái và màn cuốn sẽ mở ra, hệ thống quạt hoạt động. Mục đích
14



chính là để tạo dịng khơng khí di chuyển trong nhà, tạo luồng gió ức chế đẩy tồn bộ khí
nóng đi lên.
(5)
Lưới chắn côn trùng, lưới đen nắng, lưới nâng hoa, màng che phủ
nilong.
(6)
Hệ thống cảm biến kiểm soát độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa.
Nhờ áp dụng hệ thống nhà kính cơng nghệ cao, cơng ty đã nâng cao năng suất với
sản lượng bình quân hàng năm đạt hơn 200 triệu cành hoa, 6 triệu chậu hoa và 450 triệu
ngọn giống, cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu [2].
2. Tổng quan cây hoa cúc
2.1 Nguồn gốc
Theo tiếng Hy Lạp, tên của hoa cúc – Chrysanthemum được ghép bởi 2 từ gồm
“Chrys” (kim loại vàng) và “Anthemon” (hoa), có nghĩa là lồi hoa q [1]. Hoa cúc
(Chrysanthemum) là lồi hoa gắn liền với văn hóa phương Đơng, có nguồn gốc từ Trung
Quốc và Nhật Bản cách đây khoảng 3.000 năm [1]. Tuy nhiên cho đến thế kỷ 17, hoa mới
có dịp khoe sắc tại các quốc gia châu Âu [1].
Màu sắc hoa cúc mang nhiều ý nghĩa khác nhau [4]. Nếu như hoa cúc màu vàng
tượng trưng cho mùa thu, sự thanh cao, quý tộc thì hoa trắng lại thể hiện cho lòng trung
thực và đức hạnh. Trong khi sắc đỏ của hoa cúc chuyển tải những tình cảm chân thành,
giản dị thì màu xanh lại gửi gắm niềm tin, hy vọng; màu hồng thể hiện sự quan tâm, tận
tình. Đặc biệt, nếu muốn nhắn nhủ đến người yêu thương lời chúc ngọt ngào và lãng mạn
thì khơng thể bỏ qua sắc tím dịu dàng của hoa cúc.
Hoa Cúc du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ XV [4] . Người Việt Nam coi hoa là sự
hiện diện của sự thanh cao. Cúc là một trong bốn loài thảo mộc được xếp vào hàng tứ quý
“Tùng, Cúc, Trúc, Mai”. Cúc được ưa chuộng bởi màu sắc, hình dáng và đặc tính bền lâu.
Cúc thường dùng làm “hoa cúng” bởi hoa có giá rẻ hơn các lồi hoa khác, lâu tàn và có
màu sắc bắt mắt.

2.2 Phân loại [9]
Hoa cúc là loại cây hai lá mầm. Hoa cúc thuộc phân lớp cúc (Asterydae); Bộ cúc
(Asterales); họ cúc (Asteraceae); chi Chrysanthemumm.
Chrysanthemum có rất nhiều lồi và nhiều chủng giống khác nhau, có nhiều cách
phân loại khác nhau. Chi Chrysanthemum L (Đại cúc) ở Việt Nam có 5 lồi, trên thế
15


giới có 200 lồi, và có khoảng 1.000 giống. Hoa cúc có kích thước từ trung bình đến to,
nhiều màu sắc, như trắng, vàng, đỏ, tím, hồng…
Một số loại cúc thuộc chi Chrysanthemum L được trồng phổ biến như:
+ Chrysanthemum cinerieafolium (cúc Trừ Trùng): cây sống dai, có lơng tơ, cao
khoảng 0.6 m đến 0.7 m. Thân mọc thẳng đứng có cạnh lồi, lá mọc cách kiểu lơng chim.
Hoa được dùng để chế biến thuốc trừ sâu.
+ Chrysanthemum indicum (Cúc Vàng hay Kim Cúc): được trồng nhiều ở Châu Á,
có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản. Cây dạng thân cỏ, sống lâu năm, cây có thể cao
hơn 1 m.
+ Chrysanthemum morifolium (Cúc Trắng): được dùng làm thuốc hay cây cảnh.
Thân dạng thân cỏ, sống lâu năm hay một năm.
+ Chrysanthemum macimum (cúc Trắng Lớn): có nguồn gốc từ châu Âu được
trồng rộng rãi trên thế giới với mục đích làm hoa cắt hoặc trồng ở bồn lớn. Cây sống lâu
năm, cao từ 0.7 m đến 1 m.
+ Chrysanthemum conirium (rau Cải Cúc, cúc Tần Ơ): có nguồn gốc từ vùng
Trung Cận Đông, cây sống hàng năm, thân mọc thẳng đứng, phân nhánh thành bụi, cây
cao đến 1.2 m.
Một cách phân loại khác, cây hoa cúc thuộc nhóm cây thân cỏ có hoa làm cảnh.
Một số lồi hoa cúc trồng ở Việt Nam như cây Tần Ô (rau Cúc C.coronarium Linn), cây
Cúc Trắng (C.morifolium), cây Cúc Vàng (C.indicum) và cúc Trừ Trùng
(C.cinerieafoliumvis).
2.3 Đặc điểm thực vật học [10]

- Đặc điểm thực vật học:
Rễ: Hoa cúc là cây có bộ rễ phụ phát triển, rễ cây ít ăn sâu mà phát triển theo chiều
ngang. Rễ có nhiều lơng hút nên khả năng hút nước và dinh dưỡng mạnh.
Thân: Hoa cúc thuộc loại thân thảo, khả năng phân nhánh mạnh, chiều cao của cây
phụ thuộc vào đặc tính giống, khi tác động chế độ ánh sáng cây cúc có thể cao trên một
mét.
Lá: Lá cúc chia thùy, có răng cưa to, sâu, thường là lá đơn mọc so le nhau, mặt
dưới lá bao phủ bởi một lớp lông tơ, mặt trên nhẵn, gân lá hình mạng lưới. Mỗi nách lá
thường phát sinh một mầm nhánh. Phiến lá có thể to hay nhỏ, màu sắc xanh hay đậm, lá
dày hoặc mỏng còn phụ thuộc vào đặc tính của từng giống.
Hoa: Hoa cúc chính gồm nhiều hoa nhỏ gộp lại trên một cuống hoa, hình thành hoa
tự đầu trạng mà mỗi cánh thực chất là một bơng hoa. Tràng hoa dính vào bầu như hình
16


ống, trên ống phát sinh cánh hoa. Hoa có thể lưỡng tính hay đơn tính. Hoa kép nhiều hơn
hoa đơn và thường mọc nhiều hoa trên một cành phát sinh từ các nách lá. Hoa và cánh
hoa có nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau tùy thuộc vào đặc tính từng giống.
Quả: Quả là loại quả bế khơ, chỉ chứa một hạt, hạt có phơi thẳng và khơng có nội
nhũ.
- Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh
+ Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho cây phát triển từ 15-200C, cây có thể sinh
trưởng phát triển bình thường trong phạm vi nhiệt độ từ 10-350C. Nếu nhiệt độ thấp hơn
100C và cao hơn 350C cây sinh trưởng phát triển kém, nhiệt độ dưới 50C cây ngừng sinh
trưởng, nhiệt độ cao hơn 400C cây cúc sẽ bị tổn thương sinh lý, lá cháy.
+ Ánh sáng: Cây cúc là cây ngày ngắn, ưa ánh sáng. Tuy nhiên ở mỗi thời kỳ sinh
trưởng phát triển cây có yêu cầu ánh sáng khác nhau. Thời gian chiếu sáng rất quan trọng
và ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng bông..
+ Ẩm độ: Ẩm độ đất thích hợp khoảng 70 - 80%, ẩm độ khơng khí thích hợp
khoảng 65 - 70%, ẩm độ cao hơn 85% cây dễ bị nấm bệnh xâm nhập.

+ Thổ nhưỡng: Do cây cúc có bộ rễ phát triển cạn, rễ chùm nên cần đất tơi xốp,
giàu dinh dưỡng.
-

Yêu cầu dinh dưỡng

Các nguyên tố N, P, K,Ca, Mg và vi lượng như Fe, Zn, Mn, Cu, Bo có vai trị quan
trọng đối với sinh trưởng, phát triển, năng suất phẩm chất các lồi hoa.
+ Đạm (N): Có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cúc và ảnh hưởng đến
thời kỳ phát triển. Thiếu đạm cây cằn cỗi, lá úa vàng, hoa nhỏ xấu. Nếu thừa đạm cây sinh
trưởng mạnh, thân mập, cành nhánh nhiều có thể khơng ra hoa, đạm nhiều sâu bệnh phát
triển và ảnh hưởng đến chất lượng của hoa. Cây cúc cần đạm vào thời kỳ chuẩn bị phân
cành và thời kỳ phân hoá mầm hoa.
+ Lân (P): Có tác dụng làm cho bộ rễ phát triển mạnh thân cứng, hoa bền, màu sắc
đẹp chóng ra hoa, giúp cây hút đạm nhiều và tăng khả năng chống rét cho cây. Thiếu lân,
bộ rễ kém phát triển cành nhánh ít, hoa chóng tàn, màu nhợt nhạt, hoa ra muộn. Cúc yêu
cầu lân đặc biệt mạnh vào thời kỳ phân hoá mầm hoa.
+ Kali (K) giúp cho cây tổng hợp, vận chuyển các chất trong cây, giúp cây chịu
hạn, chịu rét, chống chịu sâu bệnh. Thiếu K màu sắc hoa không tươi thắm, mau tàn. Cúc
cần K thời kỳ phân hoá mầm hoa.
+ Các nguyên tố vi lượng: Cây cần ít nhưng khơng thể thiếu và khơng thể thay thế
được như Fe, Zn, B, Mn, Cu…
17


3. Quy trình sản xuất hoa cúc chuẩn
Quy trình sản xuất hoa cúc chuẩn cắt cành gồm 4 giai đoạn: Chuẩn bị đất, xuống
giống, chăm sóc, thu hoạch. Mỗi giai đoạn sẽ có những bộ phận khác nhau tham gia dưới
sự chỉ đạo, giám sát của các quản đốc, phó quản đốc, tổ trưởng mỗi nhà kính. Sinh viên
nữ thực tập tại bộ phận cúc chuẩn công ty TNHH ĐaLat Hasfarm có nhiệm vụ trồng cây,

tỉa nụ và chụp lưới trong suốt thời gian thực tập.
3.1 Chuẩn bị đất
Chuẩn bị đất là khâu quan trọng nhất, quyết định lớn đến sự sinh trưởng, phát triển
của cây hoa cúc sau này.
Chuẩn bị đất gồm 5 giai đoạn:
(1) Dọn dẹp tàn dư sau thu hoạch
Khi đã thu hoạch hết các bông đạt tiêu chuẩn, cần đếm số bơng cịn lại của mỗi
giống để kiểm sốt số lượng bơng. Tiến hành vặt các bông không đạt chuẩn thu hoạch,
thu lưới chụp vào các xơ riêng.
Sau đó dọn dẹp ngay tàn dư cây trồng để làm sạch đất, tránh để các mầm bệnh sót
lại trong đất.
Các bước cơ bản dọn dẹp tàn dư sau thu hoạch:
- Bước 1: Thu gọn cọc, dây tưới
Phạt hạ hết các cây còn đứng mắc vào lưới.
Gỡ cọc chữ U, cọc ngang nâng lưới rồi buộc dây thép thành từng bó.
Nhổ cọc đầu lối đi để gọn thành đống đầu gian.
Treo đường ống chính lên thanh xà đầu gian. Treo lưới, treo dây Drip lên 2 bên
hàng cột trụ của gian.
- Bước 2: Dọn dẹp tàn dư cây trồng
Sử dụng máy cào, kết hợp cào tay, cào hết tàn dư cây trồng đưa lên xe chở đến bộ
phận compost. Lấy xô nhặt hết các đầu bông, gốc cây dài, cỏ dại các sót lại vì chúng sẽ là
nguồn lây lan bệnh cho vụ sau.

18


Hình 4.2: Máy cào tàn dư cây trồng sau thu hoạch
(2) Xử lý đất
Xử lý đất nhằm tiêu diệt hết các mầm bệnh cịn sót lại trong đất.
Quy trình cơ bản để xử lý đất:

- Bước 1: Nỉa đất
Công nhân sử dụng nỉa, nỉa đất hàng bìa của gian cần xử lý đất.
- Bước 2: Ném phân compost.
Che kín nilong hai bên gian nhà để tránh bắn, bụi cho các gian xung quanh.
Phân được chở từ bộ phận compost về các nhà kính. Sử dụng máy ném phân
compost. Trong lúc ném phân sẽ bắn các cục phân to, các loại tạp chất khác như cục
sắt,… nên công nhân làm các gian ở bên nên đi ra ngoài để tránh tai nạn xảy ra.
Sau khi ném phân xong, công nhân sẽ đi nhặt lại các loại rác bị lẫn trong phân
compost.
Phân compost được sử dụng là loại phân được ủ từ tàn dư cây trồng của chính cơng
ty.
- Bước 3: Cày đất
Sử dụng máy cày 3 răng cày đất ở độ sâu 65 cm đến 70 cm, sau đó máy cày lớn sẽ
đánh lại đất cho đất nhỏ hơn.
- Bước 3: Xử lý đất
Xử lý đất bằng bằng methansodium, sau đó phủ bạt, để tối thiểu trong 72 giờ. Nếu
không cần đất chovụ sau thì có thể để lâu hơn.
19


- Bước 4: Tháo bạt
Khi tháo bạt nên tưới phun sương 25 phút để làm ẩm đất, đồng thời hơi độc
methansodum cũng bay hơi bớt, giảm độc cho công nhân sản xuất.

Hình 4.4: Phủ bạt xử lý đất

Hình 4.3: Máy ném compost
(3) Làm đất

Mục đích làm đất là giúp đất trở nên tơi xốp, cây trồng dễ sinh trưởng, phát triển

trên đó.
Qúa trình làm đất cần che kín nilong hai bên gian nhà để tránh bắn đất, giảm bụi
cho các gian xung quanh.
Các bước làm đất:
- Bước 1: Cày đất
Đất sau khi được xử lý sẽ được chạy máy cày cày lại cho tơi hơn. Sau đó cơng
nhân tiến hành san tay cho đất được đều hơn.
- Bước 2: Ném vôi, phân
Sử dụng máy ném vôi, ném phân ( bao gồm cả phân lân, phân NPK), phân vi sinh.
- Bước 3: San phẳng đất
Sau khi ném vôi, phân,cho chạy máy cày san phẳng đất lại lượt cuối.
Cúc là cây trồng cạn, khơng chịu được ngập úng, do đó đất trồng phải cao ráo tơi
xốp, thốt nước tốt. Đất thích hợp cho sự phát triển của cây cúc có độ pH khoảng từ pH =
5,8 – 6,8.
20


Hình 4.5 Máy ném lân

Hình 4.6: Đất sau khi ném lân

Hình 4.7: Máy san phẳng đất

Hình 4.8: Đất sau khi san phẳng

(4) Lắp đặt hệ thống Drip
Để lắp đặt hệ thống Drip, trước tiên ta cần hạ đường ống chính, hạ dây Drip.
Cắm 2 cọc đầu luống phía lối đi giữa nhà kính, 2 cọc cuối luống đã được cắm sẵn.
Các cọc được chơn xuống đất 40cm, cọc vừa có tác dụng canh thẳng luống vừa cố định hệ
thống lưới đỡ cây.

Sau đó cố định đường ống nước chính vào cọc đầu luống.
Kéo dây Drip về cuối luống, tách riêng từng bó 6 dây. Cố định một đầu dây Drip
vào đường ống chính phía đầu luống, rồi kéo thẳng từng dây Drip ở cuối luống cho các
dây Drip tách khỏi nhau.

21


(5) Lắp đặt lưới
Ta tháo lưới xuống, rải trên các luống đã rải dây Drip, lưới được thả cố định bởi
các cọc sắt ở 2 đầu luống. Sau đó cố định dây Drip cuối luống vào lưới, cố định lưới vào
cọc hai đầu luống bằng cách buộc dây thép. Cuối củng chỉnh lại dây drip và lưới.
Mỗi luống có 6 dây tưới nhỏ giọt, rải dọc luống theo tỷ lệ ô lưới là 1:2:2:2:2:2:1
Kích thước mỗi ô lưới là 10cm*10cm. Mỗi tấm lưới có 6 ơ chiều ngang.

Hình 4.9: Đất sau khi rải dây, rải lưới
3.2 Xuống giống cúc chuẩn
 Rải cây
Cây sau khi được ươm 14 ngày trên hỗn hợp giá thể xơ dừa và keo trong khay ươm
ở nhà mơ thì có thể đưa vào sản xuất. Cây sẽ được kéo đến các nhà kính theo yêu cầu sản
xuất và số lượng cây có sẵn trong nhà mơ.
Các bước rải khay
- Bước 1: Tháo dây cố định, bê khay cây từ các xe cây đưa lên Rail để đem đi rải.
- Bước 2: Rải khay cây
Rải khay cây theo sơ đồ giống cây. Trong lúc rải khay, cần ném khay cây xuống để
bầu bong ra khỏi khay. Một ô cột trụ rải 6 khay, mỗi khay cách nhau 3.5 ô lưới đến 4 ô
lưới. Tuy nhiên khoảng cách, số lượng khay rải tùy thuộc vào cấu trúc đất, giống hoa, tình
trạng cây giống.
Khay cây phải được rải giữa luống để thuận tiện cho quá trình trồng. Nếu cây con
khơng bị chết, mỗi khay có 104 cây.

- Bước 3: Rải khay xong tiến hành đổ khay, xếp khay thành các chồng cao từ 6
khay đến 8 khay trên luống ở 1 bên rail để thuận tiện cho thu khay.
- Bước 4: Thu khay lên Rail rồi xếp lên xe cây, cố định dây buộc xe, nối các xe lại
với nhau rồi đưa về nhà mô.

22


Hình 4.11: Khoảng cách đổ khay cây

Hình 4.10: Rải khay cây

Hình 4.12: Rail thu khay cây

Hình 4.13: Thu khay cây

 Trồng cây
Trồng cây là giai đoạn quan trọng trong quy trình sản xuất hoa cúc chuẩn, vì vậy
yêu cầu người trồng cần cẩn thận để đảm bảo khả năng sống sót cho cây.
Các giống cúc chuẩn đang được trồng tại DaLat Hasfarm bao gồm: Anastasia
Dank Bronze; Anastasia Lime Dank; Anastasia Pink; Anastasia Star Mint; Anastasia Star
Pink; Anastasia Sunny; Anastasia White; Feeling Green; Kogyoku; Ksenia; Magnum;
Magnum Yellow; Makoto; Momoko; Golden; Ping Pong White; Zariah; Zembla Brazil;
Zembla Lime; Ping Pong; Peony Chrysanthemum,... Số lượng mỗi giống trồng trong các
gian nhà kính tùy thuộc vào đơn đặt hàng trước đó.

23


Hình 4.14: Bảng ghi trên giống


Hình 4.15 Giống Momoko

Hình 4.16: Giống Zembla Lime

Hình 4.17: Giống Peony Chrysanthemum

Hình 4.18: Giống Kentania

Hình 4.19: Giống Zaria

24


Hình 4.20: Giống Magnum
Hình 4.21: Giống Yellow Magnum
Dụng cụ trồng cây: Que đào đất, bao tải đựng rác có sẵn tại khu vực trồng cây của
các nhà kính.
Bảo hộ lao dộng: quần áo dài tay, ủng hoặc dày bata, mũ rộng vành/nón, gang tay
y tế, gang tay vải.
Những yêu cầu khi xuống giống cúc chuẩn:
(1) Trước khi trồng cần chỉnh dây tưới nhỏ giọt đầu luống cách một ô lưới, chỉnh
các dây Drip dọc luống cho theo tỷ lệ ô lưới 1:2:2:1 ở phí mỗi người trồng. Mỗi luống có
2 người trồng, mỗi người trồng hàng 6 ô. Nên trồng từ trong giữa luống ra rìa để tránh
làm gãy ngọn cây trồng trước.

Hình 4.22: Chỉnh dây Drip
(2) Với hàng đầu luống và hàng rìa luống cần dùng que đào đào đất sâu 2/3 bầu
nhằm giúp cây đứng chắc khi đi lại phun thuốc, chăm sóc, và giữ nước trong luống khi
tưới nhỏ giọt. Tuy nhiên không nên đào quá sâu vì sẽ dẫn tới các cây hàng biên bị thấp

hơn, khó chăm sóc, thu hoạch. Các ơ phía trong luống không cần đào, trừ trường hợp đất
quá xấu và một số giống đặc thù khó trồng, khó sống sót.
(3) Chỉ trồng những cây to, khỏe, đẹp, sạch bệnh. Tùy theo từng giống cúc chuẩn
mà khi đưa ra sản xuất, số lá thật của cây dao động từ 4 lá đến 8 lá. Cần loại bỏ những cây
nhỏ hơn so với các cây cịn lại trong khay vì nếu trồng xuống sẽ dẫn tới sự phát triển
không đều giữa các cây. Ngoài ra những cây nhỏ hơn so với các cây còn lại trong khay
thường là cây mắc bệnh, lõi thân cây đã bị thối đen, nếu trồng xuống thì một thời gian
25


×