Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Tiểu Luận Đông Kinh Nghĩa Thục Cuối Kì.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.96 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LỊCH SỬ

TIỂU LUẬN

ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC

HỌC PHẦN: HIST105602 – LỊCH SỬ QUAN HỆ QUỐC TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 12 năm 2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LỊCH SỬ

TIỂU LUẬN

ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC

HỌC PHẦN: HIST105602 – LỊCH SỬ QUAN HỆ QUỐC TẾ

Họ tên: Trần Thị Huế
MSSV: 46.01.608.025
LHP:
Giảng viên hướng dẫn: TS Cao Nguyễn Khánh Huyền

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 12 năm 2021



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài:..................................................................................................................1
2.Mục đích nghiên cứu.............................................................................................................1
3.Đối tượng nghiên cứu............................................................................................................1
4.Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................................2
5.Bố cục đề tài............................................................................................................................2
CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ KHAI THÁC THUỘC ĐỊA
LẦN THỨ NHẤT (1987 – 1914)..............................................................................................3
1.1 Mục tiêu khai thác trong thời kỳ khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914).......3
1.2 Tác động của thời kỳ khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) đến nền kinh tế
Việt Nam....................................................................................................................................5
1.3 Sự phân hóa đời sống xã hội trong thời kỳ khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 –
1914)...........................................................................................................................................6
CHƯƠNG 2: SỰ HÌNH THÀNH VÀ HOẠT ĐỘNG ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC........8
2.1. Sự thành lập........................................................................................................................8
2.2. Tổ chức................................................................................................................................8
2.2.1. Ban giáo dục.............................................................................................................8
2.2.2. Ban cổ động..............................................................................................................9
2.2.3. Ban Trước tác........................................................................................................10
2.2.4. Ban Tài chính.........................................................................................................10
2.3. Hoạt động..........................................................................................................................10
2.3.1. Lĩnh vực Giáo dục..................................................................................................10
2.3.2. Lĩnh vực Kinh tế....................................................................................................11
2.3.3. Lĩnh vực Văn hóa..................................................................................................12
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ, NHẬN ĐỊNH VỀ PHONG TRÀO ĐÔNG KINH NGHĨA
THỤC.......................................................................................................................................13
3.1. Ảnh hưởng đến giáo dục:................................................................................................13
3.2. Ảnh hưởng đến kinh tế:...................................................................................................14

3.3. Ảnh hưởng đến văn hóa:.................................................................................................16
KẾT LUẬN..............................................................................................................................17
Tài liệu tham khảo..................................................................................................................18
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH...........................................................................................................18


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, tình hình chính trị xã hội ở nước ta đã có
những chuyển biến mới. Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta dưới
ngọn cờ Cần Vương chấm dứt. Thực dân Pháp đã hoàn thành cơng cuộc bình định trên
đất nước Việt Nam. Tình hình thế giới và các nước trong khu vực cũng có nhiều sự
thay đổi. Trong bối cảnh đó, tư tưởng duy tân hầu như đã chiếm ưu thế trong giới sĩ
phu Việt Nam. Duy tân là nhiệm vụ cấp thiết đặt ra đối với xã hội Việt Nam lúc bấy
giờ. Tuy nhiên, duy tân theo con đường như thế nào đó là một bài toán đặt ra đối với
các sĩ phu. Phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX diễn ra rất sơi nổi với nhiều hình thức
khác nhau, trong đó Đông Kinh Nghĩa thục là một trong những phong trào ấy.
Đông Kinh Nghĩa thục là tên gọi một trường học do tư nhân mở, một nghĩa thục
mở ra không nhằm lợi. Mục đích của nhà trường là truyền bá tư tưởng mới, giáo dục
tinh thần yêu nước, đào tạo lớp nhân tài mới cho đất nước. Lợi dụng chính sách mở
các trường kiểu mới, Đông Kinh Nghĩa thục đã tập hợp nhiều nhà yêu nước có tài viết
văn, biên soạn và phát hành sách giáo khoa, tổ chức các buổi bình văn, diễn thuyết.
Như vậy so với phong trào Duy Tân thì Đơng Kinh Nghĩa thục ra đời muộn hơn song
nó lại có vai trị vị trí nhất định trong phong trào Duy tân ở tồn quốc. Chính vì vậy,
chúng tôi quyết định chọn đề tài “Đông kinh nghĩa thục” làm đề tài nghiên cứu của
mình với mong muốn góp một phần vào sự tìm hiểu chung về Đơng kinh nghĩa thục.
2.Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu của việc nghiên cứu Đông kinh nghĩa thục nhằm nắm được các hoạt

động và từ đó hiểu được tính tiến bộ của phong trào thể hiện qua các lĩnh vực giáo
dục, kinh tế, văn hóa và ảnh hưởng của nó đến phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu
thế kỉ XX ở nước ta. Tìm hiểu Đơng Kinh Nghĩa thục, chúng ta sẽ rút ra được nhiều
bài học quý giá cho ngày nay trong việc giáo dục lịch sử đối với thế hệ trẻ. Cho đến
hôm nay, Đông Kinh Nghĩa thục vẫn là một trong những đề tài gây được sự thu hút
của nhiều nhà nghiên cứu. Qua đề tài, chúng em muốn góp một phần vào sự tìm hiểu
chung đó về Đơng Kinh Nghĩa thục.
3.Đối tượng nghiên cứu
Đã có rất nhiều học giả nghiên cứu về Đơng Kinh Nghĩa thục dưới nhiều khía
cạnh khác nhau. Trong khuôn khổ tiểu luận này, chúng em xin đề cập tới vai trò, ảnh
hưởng của phong trào qua các lĩnh vực giáo dục, kinh tế và văn hóa qua việc tìm hiểu
vị trí, sự hình thành và tổ chức hoạt động.


2

4.Phạm vi nghiên cứu
Về phạm vi nghiên cứu, đề tài tập trung vào giai đoạn Đông Kinh nghĩa thục
nằm trong phong trào Duy tân và hẹp hơn là trong dòng giáo dục yêu nước Việt Nam
cuối thế kỉ XIX, đầu thế kì XX. Đến nay, đã 110 năm trơi qua, nhưng tư tưởng giáo
dục tiến bộ của phong trào Đòng Kinh nghĩa thục vẫn còn ý nghĩa sâu sắc đối với
chính sách đổi mới căn bản và tồn diện giáo dục, đào tạo của Đảng và Nhà nước ta.
5.Bố cục đề tài
Bên cạnh phần Mở đầu và phần Kết luận, và phần Tài liệu tham khảo. Trong
phần Nội dung, bài tiểu luận của chúng em gồm có ba chương như sau:
Chương I: Tình hình Việt Nam trong thời kì khai thác thuộc địa lần I
Chương II: Sự hình thành và Hoạt động Đông kinh nghĩa thục
Chương III: Đánh giá, nhận định về phong trào Đông kinh nghĩa thục



3

CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ KHAI THÁC
THUỘC ĐỊA LẦN THỨ NHẤT (1987 – 1914)
Sau khi công cuộc mà thực dân Pháp gọi là “bình định” hồn thành, cũng là
lúc Pháp bắt tay vào việc mà mình mong mỏi nhất là khai thác và bóc lột kinh tế xứ
thuộc địa Đông Dương. Một nơi vốn trù phú với đất đai rộng rãi, nguồn tài nguyên
thiên nhiên dồi dào cùng đó đặc biệt là nguồn nhân cơng đơng đúc rẻ mạt như vậy vốn
thực chất đã sớm được Pháp chú ý và nung nấu lên kế hoạch khai thác nhằm nhanh
chóng biến Đơng Dương thành thuộc địa bậc nhất của Đế quốc Pháp.
Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, đã có hàng loạt những
biến đổi lớn đến kinh tế và đời sống xã hội của Việt Nam thời điểm bấy giờ. Cùng đó
đặc biệt là sự nổi lên của các phong trào cách mạng theo con đường dân chủ tư sản ảnh
hưởng từ Trung Quốc, Nhật Bản,... Những điểm này đã tạo nên một hình thái khác
trong xã hội Việt Nam.
1.1 Mục tiêu khai thác trong thời kỳ khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 –
1914)
Vào ngày 17 tháng 10 năm 1887, Tổng thống Pháp quyết định thành lập Liên
bang Đông Dương gồm có: Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ của Việt Nam và Cao Miên
(Campuchia), đặt dưới quyền của một viên Toàn quyền trực thuộc Bộ Hải Quân và
Thuộc địa – tại đây sẽ thay mặt chính phủ Pháp điều khiển bộ máy chính quyền. Đến
năm 1893, Tổng thống Pháp ra sắc lệnh sáp nhập thêm Lào vào Liên bang Đơng
Dương.
Việc củng cố chính quyền Liên bang gắn chặt với với việc củng cố chính quyền
các xứ với thủ đoạn “chia để trị” khiến Việt Nam chia thành ba xứ với ba chế độ cai
trị khác nhau. Bắc Kỳ là đất nửa bảo hộ đặt dưới quyền cai trị của một viên Thống sứ
người Pháp. Nam Kỳ là đất thuộc địa do một viên Thống đốc người Pháp đứng đầu.
Cùng với việc dần dần tăng cường và củng cố bộ máy hành chính, thực dân Pháp cũng
tăng cường cả bộ máy quân sự, cảnh sát, toà án và nhà tù. Có thể thấy được rằng bộ
máy chính quyền của thực dân Pháp được cấu thành trên cơ sở chặt chẽ giữa thực dân

đế quốc với phong kiến phản động nhằm thực hiện chính sách khai thác bóc lột vơ
cùng tàn bạo của chúng.
Song, người được xem như kiến trúc sư cho chế độ thuộc địa Pháp ở Đơng
Dương là Tồn quyền Paul Doumer. Ông nguyên là Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp,
đồng thời là tác giả của Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Theo như cuốn
“Tiến trình Lịch sử Việt Nam” do tác giả Nguyễn Quang Ngọc chủ biên thì nguyên tắc
được Paul Doumer đề ra cho rằng phải biến chính Đơng Dương “trở thành nơi cung


4

ứng nguyên liệu nông nghiệp, đầu tư công thương nghiệp có chừng mực, trói chặt nó
vào guồng máy của nền kinh tế chính quốc”.

Ảnh1.1: Một con tem thuộc bộ “Paul Doumer (1857-1932) (French Indochina 1938)” với hình ảnh vị
Tồn quyền này nhìn về phía trước như thể hiện tham vọng to lớn đối với xứ thuộc địa Đông Dương
Nguồn: />
Thực dân Pháp khơng xem Việt Nam thuộc kiểu hình thuộc địa di dân, mà thay
vào đó là dạng thuộc địa khai thác. Bởi vậy nên chính sách khai thác thuộc địa Đơng
Dương được hình thành với tinh thần cơ bản là: thuộc địa Đông Dương phải trở thành
thị trường đặc biệt dành cho tư bản Pháp. Trên tinh thần đó, nên nền sản xuất chỉ giới
hạn trong việc cung cấp những nguyên liệu hay vật phẩm mà nước Pháp không có. Với
quan điểm trói chặt vào chính quyền, nên nền công nghiệp cũng chỉ phát triển một
cách nhỏ lẻ và giới hạn do chỉ được phép bổ sung thêm sản phẩm làm ra nếu cần, chứ
không được gây phương hại tới nền cơng nghiệp của chính quốc Pháp.
Mục tiêu của Pháp đối với chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất được
đề ra với nhiều điểm chính sau. Thứ nhất chính là vơ vét của cải ruộng đất của nhân
dân, ở điểm này khiến những người bị trắng tay đánh mất tồn bộ tài sản buộc phải tìm
một cơng việc khác. Kế đến là tìm hiểu địa lý, thổ nhưỡng và khí hậu của Việt Nam để
lập nên các đồn điền cùng đó định vị được những mỏ khống sản lớn để khai thác; một

điểm mà thực dân Pháp khao khát ở Việt Nam từ lâu đó chính là những mỏ than và
kim loại quý. Tiếp đó, Thực dân Pháp cũng đặc biệt chú trọng vào đầu tư giao thơng
do đây chính là việc sẽ tạo ra những con đường hợp lý nhất nhanh nhất để thu được
sản vật từ thuộc địa để chở về làm lợi cho chính quốc. Và cuối cùng, dưới thời của
Toàn quyền Paul Doumer với chính sách khai thác thuộc địa đầy khắc nghiệt, thì
những cơn mưa thuế liên tục trút xuống nhân dân Việt Nam, kể cả đối với những mặt
hàng rất nhỏ Pháp cũng đánh thuế rất cao và nặng nhằm sớm làm giàu cho ngân khố
chính quyền thuộc địa.
Về tồn cảnh, trong thời kỳ khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) thì
chính sách đầy áp đặt này của thực dân Pháp được tiến hành một cách toàn diện trên


5

tất cả các mặt như nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, giao thơng vận tải, tài
chính và ngân hàng. Song dù ở bất kỳ một lĩnh vực nào lợi ích của chính quốc Pháp
vẫn được chính quyền thuộc địa đặt lên trên hết.
1.2 Tác động của thời kỳ khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) đến nền
kinh tế Việt Nam
Đối với nền kinh tế của Việt Nam, thực dân Pháp tìm mọi cách khai thác tối đa
các mặt có thể và giảm thiểu ít nhất khả năng việc chính nền kinh tế thuộc địa này lại
gây hại tới nền kinh tế chính quốc. Ở cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, xuất hiện
những điểm cơ bản sau:
Đầu tiên, chính là việc cơ sở hạ tầng dần được thiết kế và cơi nới thêm, việc
này giúp từng bước một đầu tư mở mang ngành công thương nghiệp. Một điểm đáng
chú ý được nêu lên trong cuốn “Tiến trình Lịch sử Việt Nam” do tác giả Nguyễn
Quang Ngọc chủ biên, đó chính là trong các mức phân bổ đầu tư thì ngành khai thác
mỏ là được Pháp rót số vốn đầu tư nhiều nhất1, cao hơn hẳn so với hai ngành cịn lại là
giao thơng và nơng nghiệp.
Vốn dĩ ngành mỏ được Pháp dồn lực đầu tư vào nhiều bởi đặc điểm của ngành

này là nhanh chóng thu được lợi nhuận. Việc khai thác được diễn ra ở rất nhiều mỏ
kim loại như thiếc, kẽm, bạc, sắt, vàng, thuỷ ngân, ... nhưng đặc biệt hơn cả và được
Pháp chú tâm nhiều nhất chính là khai thác than. Trong lĩnh vực này, thực dân Pháp đã
tập trung ở nhiều tỉnh thành như Hòn Gai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái
Nguyên, ... Theo như số liệu trong cuốn “Lịch sử Việt Nam (1858 – 1945)” do Nhà
xuất bản Giáo dục phát hành thì chỉ riêng trong năm 1903 đã có 285.915 tấn than được
khai thác, đến năm 1913 thì con số này đã lên tới tận 50 vạn tấn2.
Việc đầu tư vào giao thông và xây dựng cũng được Pháp chú trọng. Như đến
năm 1919, tuyến đường sắt xuyên Đơng Dương đã được Pháp hồn thành những đoạn
quan trọng, đồng thời các cây cầu quan trọng cũng được khởi cơng như Trường Tiền,
Bình Lợi, ...
Thứ hai chính là việc cướp đoạt ruộng đất, với việc tìm mọi cách tìm hiểu về
thế mạnh của Đông Dương, thực dân Pháp vốn đã sớm nắm rõ được vị thế của ngành
nông nghiệp. Chúng đã ra sức kìm hãm nơng nghiệp trong sự lạc hậu, cùng đó là cướp
đoạt đất đai một cách tàn bạo. Đặc biệt là khi phát hiện ra sự trù phú và màu mỡ của
1

Đầu tư khai thác mỏ: 249 triệu
Đầu tư vào giao thông: 128 triệu
Đầu tư vào nơng nghiệp: 40 triệu
(“Tiến trình Lịch sử Việt Nam” do tác giả Nguyễn Quang Ngọc chủ biên)
2

“Lịch sử Việt Nam (1858 – 1945)” do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành


6

đất đai Nam Kỳ, chúng đã tìm mọi cách vơ vét đất đai khu vực này nhằm làm lợi tới
mức tối đa. Những điền chủ lớn của Pháp lần lượt nhúng tay vào khu vực này khiến

hàng chục nghìn mẫu tây đất qua các năm nằm trong tay chúng. Đến năm 1914, thì chỉ
riêng Nam Kỳ đã có thể xuất khẩu 1,4 triệu tấn gạo 3, khi đổi ra tỷ giá thời điểm này thì
quả là một con số khổng lồ đóng góp cho ngân khố của tư bản Pháp.
Thứ ba là chính sách thuế khố đè nặng lên các tầng lớp nhân dân. Có thể kể
đến như thuế trực thu (thuế đinh và thuế điền) và thuế gián thu (thuế muối, thuế rượu
và thuế thuốc phiện). Chính những nguồn thuế này đã thu về cho ngân sách Đông
Dương những nguồn thu dồi dào. Chính sách thuế khố là sự dã man tàn bạo của thực
dân Pháp đè nặng lên người dân An Nam. Trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân
Pháp” mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết, Người đã nêu rõ sự bóc lột vơ tội vạ lên
chính máu xương của đồng bào ta, đặc biệt là việc chúng liên tục giáng xuống người
bản xứ nào sưu thuế “nặng oằn lưng”, nào công trái, nào phu phen tạp dịch.
1.3 Sự phân hóa đời sống xã hội trong thời kỳ khai thác thuộc địa lần thứ nhất
(1897 – 1914)
Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất do thực dân Pháp tiến
hành, xã hội Việt Nam từ đầu thế kỷ XX bước đầu có sự biến chuyển. Những giai cấp
cũ như địa chủ phong kiến và nông dân tiếp tục tồn tại và phân hố. Cùng đó một số
giai cấp và tầng lớp mới ra đời như công nhân, tư sản và tiểu tư sản.
Trong số này, có tầng lớp tiểu tư sản với thành phần khá phức tạp. Họ có thể là
những tiểu thương, tiểu chủ, những người làm dịch vụ ở các đô thị và thị trấn hay cả
những tri thức, viên chức làm việc trong cơ quan công sở, học sinh, sinh viên, giáo
viên, nhà báo, ... Điểm chung của họ là đều bị thực dân Pháp và tay sai chèn ép về kinh
tế và chính trị nên tinh thần yêu nước xuất hiện từ sớm và khá cao, có sự gắn bó mật
thiết với cơng nơng trong q trình đấu tranh giành độc lập tự do cho nước nhà.
Đồng thời cũng gồm cả tầng lớp sĩ phu yêu nước tiến bộ - đây là tầng lớp đóng
vai trị tích cực nhất trong phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX. Bởi họ vốn có
sự nhạy bén với tình hình chính trị - xã hội, có sự cởi mở tiếp thu tư tưởng dân chủ tư
sản, đứng ra tổ chức và vận động cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
Với sự xuất hiện của những lực lượng xã hội mới đã tạo nên tiền đề bên trong
để tiến hành một cuộc vận động giải phóng dân tộc theo hướng mới. Đó là cuộc đấu
tranh dân tộc chống đế quốc và đấu tranh dân chủ chống phong kiến.


3

“Tiến trình Lịch sử Việt Nam” do tác giả Nguyễn Quang Ngọc chủ biên


7

Đúng lúc như vậy, nước ta vào những năm đầu thế kỷ XX dần tiếp nhận những
tư tưởng mới. Các học thuyết về nhân đạo, dân quyền của những nhà tư tưởng trào lưu
triết học Ánh sáng Pháp thế kỷ XVIII cũng được truyền bá vào Việt Nam. Trào lưu
này hướng họ tới những ý nghĩa của Cách mạng Pháp năm 1789, cuộc vận động Duy
Tân năm 1898 hay Cách mạng Tân Hợi năm 1911. Cùng lúc đó, sau cuộc cải cách Duy
Tân Minh Trị vào năm 1868 thành công, Nhật trở thành một nước tư bản hùng mạnh,
cùng đó là chiến thắng trước Nga trong cuộc chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905);
những điểm này khiến các sĩ phu yêu nước ngày một tăng nhiệt huyết, niềm tin vào
con đường cách mạng tư sản.
Những vị sĩ phu yêu nước đặt ra một lập trường yêu nước là đoạn tuyệt với tư
tưởng “trung quân” mà dần hình thành nên ý thức về dân chủ, dân quyền, đề cập đến
việc nhân dân chính là chủ nhân của đất nước. Họ cùng chủ trương khôi phục độc lập
và phát triển đất nước theo con đường tư bản chủ nghĩa, song xuất hiện hai xu hướng
nổi bật vào thời kỳ này gồm xu hướng cải cách do Phan Châu Trinh đứng đầu và xu
hướng bạo động do Phan Bội Châu đại diện.

Ảnh 1.2: Ảnh chụp hai vị chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh (trái) và Phan Bội Châu (phải) –
Nguồn: />
Có thể nhận thấy rằng xã hội Việt Nam đã thay đổi một cách rõ rệt trong thời
kỳ khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914). Điểm thể hiện rõ rệt nhất nằm ở
việc đã xuất hiện thêm những giai cấp và tầng lớp mới, tiếp đến là việc dần tiếp thu
những tư tưởng cứu nước mới.



8

CHƯƠNG 2: SỰ HÌNH THÀNH VÀ HOẠT ĐỘNG ĐƠNG KINH NGHĨA
THỤC
2.1. Sự thành lập
Nhật Bản hồi đầu thế kỉ XX đối với các sĩ phu yêu nước tiến bộ của Việt Nam
là một thế giới mới lạ, đầy sức hấp dẫn. Năm 1906, Phan Châu Trinh sang Nhật đã
chứng kiến tận mắt những đổi mới quan trọng của bài học Âu hố. Đơng đảo các chí sĩ
của nhiều nước châu Á cũng đến đây để học tập bài học duy tân của Nhật Bản. Nhiều
nước như Philippin, Ấn Độ... đã biết các trường học kiểu phương Tây như Khánh Ứng
nghĩa thục của Nhật Bản. Khi đó, hai nhà chí sĩ Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh
tham quan Khánh Ứng nghĩa thục tại Đông Kinh (Tôkiô) và các cụ đều nhận thấy nó
đã là một cơ sở giáo dục vững chãi, độc đáo. Cuối năm 1906, trong một cuộc họp “trù
bị” tại nhà ông Cử Nội Duệ (Bắc Ninh) đã quyết định sẽ thành lập tại Hà Nội Đông
Kinh nghĩa thục.
Tháng 3 năm 1907, các sĩ phu yêu nước cũng chí hướng với Phan Bội Châu
như Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Lê Đại, Hồng Tăng Bí, Vũ Hồnh… bắt đầu
mở trường Đông Kinh nghĩa thục tại số 4 Hàng Đào, Hà Nội. Khi đó Lương Văn Can
(Thục trưởng) và Nguyễn Quyền (Giám học) lãnh đạo trường Trường. Trường mời
thêm Nguyễn Văn Vĩnh, một học giả tân học được người Pháp tin cậy vào Ban sáng
lập để tránh sự nhịm ngó của mật thám Pháp. Trường có trụ sở chính làm nơi thường
trực và chỗ ở cho số học viên nghèo. Mục đích của nhà trường là:
Năng cao lịng u nước, tự hào dân tộc và chí tiến thủ cho quần chúng
 Truyền bá một nền tư tưởng học thuật mới và một nếp sống văn minh tiến bộ,
 Phối hợp hành động với các sĩ phu đã xuất dương và hỗ trợ cho phong trào
Đông Du của Phan Bội Chu và phong trào Duy Tân đang phát triển trong cả nước.



2.2. Tổ chức
2.2.1. Ban giáo dục
Đông Kinh nghĩa thục được tổ chức thành 4 ban cơng tác có quan hệ mật thiết
với nhau để duy trì sự hoạt động đều đặn.
Thứ nhất là Ban Giáo dục lo việc giảng dạy, học tập và chiêu sinh. Các ông
Nguyễn Quyền, Vũ Trác, Hồng Tích Phụng dạy chữ Hán; Trần Hữu Đức, Phan Huy
Thịnh và hai nữ giáo viên dạy chữ Quốc ngữ và chữ Pháp. Ngồi ra, cịn một số người
khơng trực tiếp giảng ở trường, thỉnh thoảng gửi bài về cộng tác.


9

Học sinh của trường có lúc lên tới 2000 người, chia làm 8 lớp, có lớp ban ngày,
lớp ban đêm, phân làm hai cấp tiểu học và trung học. Học sinh được cấp giấy bút sách
vở. Những người quá nghèo được nhà trường sắp xếp cho ăn ở ngay trong “kí túc xá”
của nghĩa thục.
Các mơn học chính là: Sử kí, Địa dư, Cách trị, Vệ sinh, Tốn pháp, Ln lí, Thể
thao,... các mơn khoa học tự nhiên, trường dùng sách giáo khoa của các trường tiểu
học Pháp. Các môn khoa học xã hội thì nhà trường tự soạn để dạy như: Nam quốc vi
nhân, Nam quốc gia sư, Nam quốc lịch sử, Ln lí giáo khoa thư, Quốc dân độc bản...
viết bằng chữ Hán. Cũng có nhiều bài học được soạn chữ Nôm, chữ Quốc ngữ theo thể
lục bát để học sinh dễ nhớ, như Bài ca địa dư và Lịch sử nước nhà. Nội dung các sách
rất chú trọng đề cao truyền thống dựng nước và giữ nước canh liệt của dân tộc. Các
sách chữ Hán in đẹp, rõ ràng, trên giấy tốt, có đóng bìa. Mở đầu tập sách là một bức
tranh màu son vẽ một thiếu niên Việt Nam nét mặt tươi vui, tin tưởng, bàn tay đỡ một
quả địa cầu.
Ngoài các sách giáo khoa, trường cịn có một Thư viện có nhiều sách Tân thư
nhập từ Trung Quốc, Nhật Bản để học viên và độc giả ở ngồi mượn về đọc. Cịn có
một hịm thư treo ở cửa “Hội quán” nhằm thu thập những ý kiến phê bình xây dựng
cho nhà trường.

2.2.2. Ban cổ động
Ban Cổ động có nhiệm vụ tuyên truyền ảnh hưởng của trường ra ngồi quần
chúng. Hình thức hoạt động chủ yếu của Ban là các buổi diễn thuyết và bình văn được
tổ chức nhiều lần trong tháng, thường là tối mồng một và ngày rằm. Thành phần đến
dự có quan lại, binh lính, viên chức, một số nơng dân ngoại thành Hà Nội. Một bài văn
thời đó đã viết:
Buổi diễn thuyết, người đơng như hội,
Kê bình văn, khách đến như mưa4
Trong các buổi diễn thuyết, diễn giả đọc hoặc bình luận các bài in trên Đăng cổ
tùng báo và Đại Việt tân báo, hoặc nói chuyện về một số đề tài lịch sử, gợi lại quá khứ
oanh liệt của dân tộc, ca ngợi các nhân vật lịch sử có cơng với nước như Hai Bà
Trưng, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi... Cũng có khi nói về Cách mạng tư sản Pháp, cuộc
đấu tranh giành độc lập của Mĩ, sự nghiệp của Oasinhtơn, nhưng có liên hệ so sánh với
tình hình xã hội Việt Nam lúc đó. Các diễn giả cũng thường xuyên nói về đề tài xây
4

Đinh Xuân Lâm (Chủ biên), Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Đình Lễ. (2000). Đại Cương Lịch Sử Việt Nam Tập II. Thành phố Hà Nội: NXB Giáo dục. Tr.161


10

dựng nếp sống văn minh, hô hào mọi người bài trừ hủ tục, dùng hàng nội hố, cắt tóc
ngắn... Những diễn giả nổi tiếng thời đó là: Hồng Tăng Bí, Dương Bá Trạc, Lương
Trúc Đàm... Phan Châu Trinh cũng đến diễn thuyết ở Đơng Kinh nghĩa thục.
Trong các buổi bình văn, các cổ động viên giới thiệu với người nghe những bài
thơ văn ái quốc và kêu gọi duy tân do nhà trường sáng tác, hoặc của Phan Bội Châu từ
Nhật Bản gửi về. Nhiều bài được nhân dân ưa thích, phổ biến rộng rãi như Hải ngoại
huyết thư, Á-tê-Á-ca.
2.2.3. Ban Trước tác
Ban Trước tác chuyên lo việc biên soạn tài liệu học tập cho học sinh và các tài

liệu tuyên truyền. Tham gia Ban này có Lê Đại, Lương Văn Can, Nguyễn Hữu Cầu,
Phan Châu Trinh, Ngô Đức Kế. Nhà trường đã soạn và in được một số sách giáo khoa
và tài liệu tuyên truyền viết bằng chữ Hán. Một số tài liệu khác soạn bằng chữ Quốc
ngữ in thạch.
Cuốn Quốc dân độc bản được in tới hàng vạn bản mà vẫn khơng thoả mãn nhu
cầu người tìm đọc. Sách giới thiệu những kiến thức cơ bản về xã hội, quốc gia, quốc
dân...; những định nghĩa về chính thể, quan chế, trường học, thuế khoá, pháp luật. Một
số sách Tân thư như Trung Quốc hồn, Vạn quốc sử kí, Nhật Bản tam thập niên duy tân
sử... được mua về để làm tài liệu tham khảo biên soạn, nghiên cứu, giảng dạy.
2.2.4. Ban Tài chính
Ban Tài chính lo các khoản thu chi của nhà trường. Nhờ sự giúp đỡ của các nhà
hảo tâm, nhờ tài tổ chức và vận động của các sáng lập viên, nguồn tài chính của nhà
trường ngày một phong phú. Những người ghi tên ủng hộ ghi kín cả một tấm bảng lớn.
Số tiền thu được trích một phần trả cho giáo viên, số cịn lại để mua giấy bút, in sách
báo phát không cho học sinh và chi tiêu vào những công việc khác.
2.3. Hoạt động
2.3.1. Lĩnh vực Giáo dục
Cần phải chống nền giáo dục cũ với những tín điều của Hán Nho, Tống Nho mà
thực dân Pháp muốn lợi dụng để tiếp tục ngu dân, làm cho dân dốt nát để chúng dễ bề
đàn áp, thống trị nhân dân ta. Một thầy giáo trường Đông Kinh đã viết trên Đăng cổ
tùng báo:
“Bao nhiêu cái khổ sở, nhục nhàn ở nước Nam cũng vì cái dốt mà ra cả”. Vì
vậy phải mở trường học khai hoá cho dân, mở chiến dịch chống nền cựu học... Những
bài văn như Điếu hủ no, Tế sống thầy đồ hù... được soạn ra nhằm đánh thẳng vào
những “chướng ngại vật” đó.


11

Chống chữ Hán và khoa cử, bài “Phi lộ” báo Đảng cổ tùng báo viết: “Chữ Hán

quả là một cái hàng rào hiểm, chắn ngang đường văn minh, làm cho kẻ đi học mỏi
lưng, tốn biết bao cơm gạo mới dùng được chữ. Khi dùng được chữ thì trán đã nhăn,
lưng đã cịng, vì nỗi dùi mài một đời học các điều cao xa quá”.
Với ý thức dứt khoát từ bỏ cái cũ, Vũ Bội Liệu đã lên án khá mãnh liệt chữ
Hán. Cụ Phan Châu Trinh cũng đồng tình với ý đó, viết tiếp một bài tựa đề: “Bất phế
Hán tự, bất túc di cứu Nam quốc!” (Không bỏ chữ Hán, không cứu được nước Nam!).
Nền giáo dục phong kiến bị lên án đã đào tạo ra những “nho sĩ” thốt li mọi
hoạt động xã hội, khơng cịn góp phần biến cải xã hội, để từng bước phát triển xã hội
theo hướng tiến bộ hơn nữa.
Các môn học “mới” đều được giảng dạy như Địa lí, Sử kí, Tốn pháp, Kinh tế,
Ngoại ngữ... Một vị khách ghé thăm trường tháng 4 - 1907 đã viết: “Tràng học rộng
lắm mà học trò cả ngày cả đêm ước đến 400 người, phân ra làm nhiều lớp, lớp thì để
những ơng Cử, ông Tú học chữ Pháp; lớp thì để những ông đã biết chữ Pháp học chữ
Nho; lớp người lớn, lớp trẻ con, tràng con trai, tràng con gái, thứ tự phân minh lắm”.
Phương pháp sư phạm cũng có nhiều thay đổi theo “Tây học”. Lại có thêm
những buổi đọc báo, bình văn, diễn thuyết, thảo luận, đóng kịch...
Về bậc học sơ đẳng, cuốn sách giáo khoa Quốc dân độc bản đã giúp mọi người
“hiểu qua những nguyên tắc cơ bản trong đời sống xã hội ngày nay”. Chỉ trong 9
tháng, sách được in nhiều lần, không đủ cho nhu cầu của độc giả.
Về giáo dục chuyên môn, Phan Châu Trinh đặc biệt đề cao việc học nghề cho
giỏi:
“Hội những người có cả lương quê
Mau mau đi học lấy nghề
Học rồi ta sẽ đem về dạy mau!”.
2.3.2. Lĩnh vực Kinh tế
Về mặt kinh tế, Đông Kinh nghĩa thục hô hào lập các hội bn: Hồng Tăng Bí
và Nguyễn Quyền mở cơng ti Đông Thành Xương ở phố Hàng Gai vừa buôn bán hàng
tạp hố, vừa làm cơng nghệ như dệt xuyến hoa đại đoá, ướp chè sen; Đỗ Chân Thiết
mở một hiệu kim hoàn ở phố hàng Bạc. Để ủng hộ phong trào Đông Du, ông đã mua
gạo từ Hải Dương, Thái Bình chở về Hà Nội bán nhưng chưa quen nên phải bỏ vì thua

lỗ. Sau đó ơng hùn vốn với các đồng chí mở hiệu bn Đồng Lợi Tế ở phố Mã Mây,
chun bn bán hàng nội hố; rồi lại mở thêm hiệu Tụy Phương ở gần ga Hàng Cỏ
chuyên bán thuốc Bắc.


12

Từ năm 1907 - 1908 trở đi, do ảnh hưởng của Đông Kinh nghĩa thục nhiều công
ti ra đời: Quảng Hưng Long bn bán nội hố, Hơng Tân Hưng bn bán và sản xuất
đồ sơn, Nghiêm Xuân Quảng buôn bán the lụa Thái Bình, Đồng Ích dệt và xuất khẩu
lụa... Các hội buôn lan dần ra các tỉnh: Phúc Lợi Tế ở Phúc Yên, Hưng Lợi Tế ở Hưng
Yên, Sơn Thọ ở Việt Trì, Phượng Lâu (Thanh Hố), Triêu Dương thương quán (Vinh),
Quảng Nam (Nam - Ngãi), Liên Thành (Phan Thiết), Chiêu Nam Lầu (Sài Gòn).
Một số hội viên trong Đông Kinh nghĩa thục cũng lên vùng núi rừng Tây Bắc
dị hỏi và tìm đến những nơi nghi là có mỏ lấy một ít đất đá, quặng khống đem về Hà
Nội thuế xét nghiệm, nếu đúng thì xin Nhà nước cấm đất khai mỏ. Nhưng do vốn ít, lại
thiếu kinh nghiệm, bị tư bản Pháp cố tình chèn ép, kể cả tư sản người Hoa, nên chỉ sau
một vài thí nghiệm ban đầu đều phải bỏ dở.
Khu vực nông nghiệp cũng được chú ý khuyếch trương. Các cụ tính đến việc
lập đồn điền khai hoang, gieo trồng cây lương thực ở châu n Lập (Hưng Hố), Mĩ
Đức (Hà Đơng), nhưng rồi bị thua lỗ nên chương trình phát triển nơng nghiệp khơng
tiến hành được.
2.3.3. Lĩnh vực Văn hóa
Chữ Quốc ngữ được đề cao và những kiến thức mới cũng được đẩy mạnh. Bài
ca cổ động của Đông Kinh nghĩa thục đã khẳng định:
“Chữ Quốc ngữ là hồn trong nước,
Phải đen ra tính trước dân ta.
Sách các nước, sách China,
Chữ nào nghĩa ấy dịch ra cho tường”.
Truyền thống lịch sử và lịng u đặc biệt chú trọng. Kích động lịng u nước

của dân qua những tác phẩm tố cáo tội ác của thực dân Pháp: Đề tỉnh quốc dân ca, Hải
ngoại huyết thư, Thiết tiền ca,...
Không chỉ thế, Đông Kinh nghĩa thục còn lên án gay gắt những phong tục tập
quán lạc hậu, thói cờ bạc, rượu chè:
“... Bỏ nghề cờ bạc, tham dâm,
Bỏ nghề dại chợ khôn nhà bấy lâu.
Bỏ ỷ thế, bỏ câu tiếu khí,
Bộ tranh phi, bỏ đi sự cùn.
………………………………..
Điều tục luỵ, điều chi cũng đổi
Đổi cho rồi cái thói bấy lâu!”.


13

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ, NHẬN ĐỊNH VỀ PHONG TRÀO ĐÔNG KINH
NGHĨA THỤC
Đông Kinh nghĩa thục không những đơn thuần là một trường học mà thực chất nó
cịn đóng vai trị một tổ chức cách mạng do các sĩ phu yêu nước tiến bộ tổ chức để
hưởng ứng mạnh mẽ cuộc vận động cứu nước do cụ Phan Bội Châu và Duy Tân hội
phát động lên. Qua q trìnhtrong suốt chín tháng hoạt động Đông Kinh nghĩa thục đã
nuôi dưỡng được một phong trào cách mạng công khai hợp pháp không những sơi nổi
mà cịn quyết liệt trong lĩnh vực đấu tranh về văn hóa và tư tưởng theo khuynh hướng
dân chủ tư sản. Đó cũng là một cuộc vận động chính trị chuẩn bị về tinh thần, tư tưởng
cho sự nghiệp đấu tranh cách mạng dân tộc dân chủ trong thời đại mới.
Đông Kinh nghĩa thục đã nâng cao được tinh thần yêu nước và cách mạng ở
những nơi có phong trào, đồng thời lôi cuốn dẫn dắt người dân gia nhập con đường
đấu tranh cho độc lập, tự do và giàu mạnh của đất nước.
3.1. Ảnh hưởng đến giáo dục:
Những kiến thức nhà trường giảng dạy tuy còn một vài kiến thức sơ sài, nhưng

vẫn phù hợp và thiết thực đối với đại đa số nhân dân nước ta.
Trong khi thực dân Pháp cố gắng hết sức để kìm hãm dân tộc trong vòng lạc
hậu về mọi lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa thì Đơng Kinh nghĩa thục dũng
cảm phản công lại mạnh mẽ kịch liệt vào thành trì phong kiến trên lĩnh vực giáo dục
văn hóa như chống từ chương bác cổ, chống khoa cử, bài trừ hủ tục, hương ẩm, đề cao
tư tưởng và học thuật mới, … là một công tác mang đầy tính cách mạng. Đây chính là
một nhu yếu, là tiền đề phong trào dân tộc trong lúc đang chuyển qua giai đoạn mới,
vừa có lợi và rất cần thiết cho cuộc vận động cách mạng nói chung. Chính kẻ thù đã
sớm nhận thấy bản chất cách mạng, sự nguy hiểm cho chế độ thuộc địa của chúng
rằng: “Khơng cịn là một câu chuyện hoang đường khi khẳng định rằng Đông Kinh
nghĩa thục đã là một cái lò phiến loạn ở Bắc Kỳ” để chúng khẳng định lại một lần nữa
về việc ra tay đàn áp.
Chương trình giảng dạy của nhà trường dựa theo đường lối “tân học” của Trung
Quốc và Nhật Bản, dạy cách trí, tốn pháp, địa lý, lịch sử, văn chương, công dân giáo
dục, kể cả thể thao thể dục. Nội dung chủ yếu các trước tác của Đông Kinh nghĩa thục
nhằm đả phá những tư tưởng lạc hậu của đám sĩ thu phủ cựu, kêu gọi học quốc ngữ
khoa học kĩ thuật mới, chú trọng thực nghiệp, chấn hưng cơng thương nghiệp …
Ngồi nội dung tiến bộ của sách giáo khoa, cịn có cả phương pháp truyền đạt, thiết


14

tưởng đó là những bài học lớn có thẻ nghiên cứu và vận dụng vào công cuộc nâng cao
chất lượng giáo dục cho đến ngày nay.5
Nói đến sách giáo khoa của Đông Kinh nghĩa thục, ta cần nhấn mạnh một điều
rằng không chỉ bao gồm các trước tác biên soạn trong giai đoạn nhà trường hoạt động,
từ tháng ba đến tháng mười hai năm 1907, mà còn mở rộng ra cả trước và sau thời kỳ
đó. Một số cuốn sách tiêu biểu như cuốn sách giáo khoa quan trọng của Đông Kinh
nghĩa thục là Văn minh tân học sách đã được biên soạn rừ năm 1904, ngay cuốn sách
Nhân đạo quyền hành (Mực cân đạo người) của Hồ Phi Huyền được hoàn thành năm

1928 và ra mắt bạn đọc trên Báo Nam Phong từ năm 1930 đến năm 1933, bản quốc
văn do tác giả tự dịch in trên tuần báo Thanh Nghệ Tĩnh nam 1934 và năm 1936 được
xuất bản thành sách, cũng có thể xếp vào hệ thống sách giáo khoa của Đơng Kinh
nghĩa thục vì cùng chung nội dung và mục tiêu.
Đông Kinh nghĩa thục đã phá lối học vì khoa cử, vì hư danh, học để làm quan,
đề cao một phương pháp học tập văn minh, tiến bộ. Phong trào đã khẳng định “khoa
cử nọc độc, khoa cử thối nát”. Đáng tiếc vì nhiều ngun nhân chính trị, văn hóa và xã
hội, trong chế độ ta đã từng duy trì lối dạy và học chạy theo bằng cấp, thành tích giả và
dối trá. Nghiên cứu, học hỏi những tư tưởng tiến bộ của Đông Kinh nghĩa thục về
phương thức và phương pháp giáo dục rất bổ ích để chúng ta bức phá nhảy ra khỏi tình
trạng lạc hậu phản nhân văn và tiến bộ trong phương thức và phương pháp dạy và học
ngày
nay.
Đông Kinh nghĩa thục cổ vũ tinh thần giáo dục thực nghiệp, tinh thần thực học
làm sao cho “cái mà học sinh học và thi không trái với công việc thực tế họ phải làm”.
Đề cao phương pháp Dạy và học văn minh, tiến bộ, dân chủ: “Đặt để mà hỏi, cho phép
học trò bàn bạc tha hồ, đối đáp tự do không phải nề hà, khơng cần thể cách gì hết.”
Các nhà trường của chúng ta đang từng ngày cải cách dần dần phương thức và
phương pháp giáo dục từ việc học hỏi những tư tưởng tiến bộ và khoa học mà Đông
Kinh nghĩa thục đã gợi ý cho chính chúng ta – chính là lớp hậu duệ của thế kỷ 21. 6
3.2. Ảnh hưởng đến kinh tế:
Hoạt động tuyên truyền chấn hưng thực nghiệp và hành động kinh doanh cụ thể
của Đông Kinh nghĩa thục cũng góp phần thúc đẩy nền kinh tế tư sản dân tộc non trẻ
phát triển – cơ sở hình thành nên ý tưởng thành lập một tập đồn kinh tế tại Việt Nam.
5

Đông Kinh nghĩa thục – Ngôi trường kiểu mới đầu thế kỉ XX, điểm son của giáo dục Việt Nam, Đinh Xuân
Lâm, />&doc=79271494642651318905954284792061305941&bitsid=48ea45ee-01bc-4658-a4e0-314586b5f3aa&uid= ,
truy cập ngày 5/12/2021.
6

Kỷ niệm 100 năm Đông Kinh Nghĩa Thục - Triết lý giáo dục của Đông Kinh Nghĩa Thục,
/>name=News&op=viewst&sid=149&fbclid=IwAR2DmRm073xcQzRrK7Nmw0dLsGzRiBGo7IErD2DCS9MAd
7PuQu_TLJU1SYY, truy cập ngày 7/12/2021.


15

Trong những chủ trương phát triển công kỹ nghệ của ông Trần Chánh Chiếu thì
việc thành lập công ty Nam Kỳ Minh Tân cơng nghệ có thể được xem là táo bạo nhất
lúc bấy giờ. Đây là công ty gồm nhiều cổ phần, đa số người đóng góp là giới điền chủ
và công chức, cổ động đầu năm 1908, thành lập công khai theo luật hiện hành vào
ngày 1 tháng 6 năm 1908 trong buổi họp ở văn phòng viên chưởng khế Aymard tại
thành phố Sài Gòn, với bản điều lệ gần giống như các công ty của người Pháp lúc bấy
giờ. Đến tháng 8/1908 đã quy tụ hơn 3.000 cổ đơng. Điều lệ ghi rõ: “1. Lập lị nghệ tại
Nam kỳ: lị chỉ (kéo sợi bơng vải), lị dệt, lị savon (xà bơng), thuộc da và pha ly (thuỷ
tinh) … 2. Dạy con nít làm các nghề ấy. M.Gilbert Chiếu làm tổng lý công ty. Quán
chánh công ty ở tại thành Mỹ Tho”.
Tháng 9/1908 xà bông công ty Minh Tân tung ra thị trường, cạnh tranh rất hiệu
quả với xà bông trên thị trường đồng thời, khiến hút thêm số lượng khá lớn cổ đông
mới.
Báo Lục Tỉnh Tân Văn số 39 (30/8) thấy rao: “Tổng lý là G. Chiếu ra thơng cáo
cho biết ai có hùng vốn thì có quyền gửi con đến học nghề, thời hạn học là bảy năm,
cơng ty ni cơm nước cịn quần áo, mùng mền thì cha mẹ phải chịu. Cơng ty lo nhà
ngủ, nhà ăn cho học trò, đứa nào học giỏi sẽ được hưởng lương tháng, sau đó, khi biết
nghề rồi phải giúp việc cho công ty bảy năm”. Trong thời gian biểu học tập thấy ghi rõ
các phần học nghề, học chữ quốc ngữ, học chữ “Lang sa”, thời gian luyện tập thể thao
và dọn dẹp vệ sinh, cả phần: “Ngày lễ theo đạo Thiên Chúa hoặc theo đạo Thích Ca,
học trị được đi làm việc bổn phận”.
Ngồi cơng ty lớn trên đây, đáng chú ý là hai khách sạn hoạt động với mục đích
làm kinh tài cho phong trào, đồng thời cũng là nơi tụ họp để che mắt nhà cầm quyền

thực dân: Minh Tân khách sạn ở Mỹ Tho và Nam Trung khách sạn ở Sài Gòn.
Cùng với Nam Kỳ Minh Tân công nghệ, một phong trào đưa ra những đề án,
những cuộc vận động để thành lập những cơ sở công kỹ nghệ hưởng ứng cuộc Minh
Tân nở rộ ở Sài Gòn và nhiều tỉnh Nam kỳ. Xin nêu ra vài cơ sở có tiếng vang đương
thời. Tạo nên “cơng nghiệp hóa” – một phong trào cũng sơi nổi khơng kém trong thời
kì này: ơng Nguyễn An Khương lập ra Chiêu Nam Lầu, tầng dưới bán cơm theo lối
bình dân, tầng trên bán cơm san g trọng hơn, tầng trên cùng làm khách sạn; công ty
nhà in “hội này lập ra là có ý muốn mua một cái nhà in để mà in nhật trình, cùng là
sách vở và in công việc cho quan làng và người mua bán, sách nói đủ việc cơ xảo, bán
giá rẻ cho mọi người, lớn, nhỏ, già, trẻ, nghèo, giàu đều đọc được” (Lời rao trên Lục
Tỉnh Tân Văn); Mỹ Tho Minh Tân túc mễ tổng cuộc – được hình dung như là một
tổng công ty xuất khẩu lúa gạo, người khởi xướng là ơng phó tổng Trần Văn Hài ở
làng Lương Phú, tổng Thạnh Quới, hạt Mỹ Tho; y dược công ty – là hình thức như


16

một cơ sở bào chế Đông Nam dược, làm ra các loại thuốc ta dạng tán, dạng nước, dạng
viên, ngâm rượu … Nam Hoà Thạnh – hội thương mại này nhóm đại hội ngày
19.4.1908 tại châu thành Biên Hồ, có mặt 130 ơng, góp vốn được 11.500 đồng; Chợ
Lớn Nam Chấn Thành thương xã – số vốn 40.000 đồng, người góp vốn khắp 6 tỉnh
Nam kỳ; Tân Thành thương cuộc – tiệm này ở Bến Tre mua lúa với số lượng nhiều để
bán cho nhà máy và xay ra để bán lẻ.
Ngồi việc kêu gọi góp vốn thành lập các cơ sở kinh doanh của người Việt, ơng
G. Chiếu cịn chủ trương lập ở Sài Gòn một tổ chức kinh doanh tài chánh, có dạng và
hoạt động như một ngân hàng tín dụng, cịn gọi là Hãng cho vay Sài Gịn – Chợ Lớn.7
3.3. Ảnh hưởng đến văn hóa:
Trong lĩnh vực văn hóa và tư tưởng, thành tích nổi bật của Đông Kinh nghĩa
thục là đề cao chữ Quốc Ngữ, mạnh dạn sử dụng trong nhiều hình thức như giảng dạy,
biên soạn, dịch thuật và sáng tác. Từ đó chữ Quốc Ngữ nhanh chóng thâm nhập các

lĩnh vực xã hội, ngày càng cải tiến trở thành chữ của dân tộc.
Về mặt tư tưởng, lần đầu tiên Đông Kinh nghĩa thục công khai phê phán tư
tưởng phong kiến quá lỗi thời. Cũng chính là lần đầu tiên, những tệ tục của xã hội bao
gồm rượu chè, mê tín dị đoan, nếp sống thiếu văn minh … bị đả kích kịch liệt. Mặt
khác, do ảnh hưởng của hệ tư tưởng tư sản những tư tưởng tiến bộ mới cũng dần phát
triển trong phong trào cách mạng ở nước ta đầu thế kỉ. Những tư tưởng mới này lúc
khởi đầu chưa thể là một hệ thống lí luận hồn chỉnh, nhưng cũng đã đáp ứng được
phần nào nguyện vọng của quần chúng bị áp bức bóc lột đang phải sống trong cuộc
sống bần cùng và tăm tối dưới ách thống trị nặng nề của đế quốc và phong kiến.
Tóm lại, từ các ảnh hưởng trên, Đông Kinh nghĩa thục chỉ hoạt động được gần
chín tháng (từ tháng 3 đến tháng 11 năm 1907). Tuy phong trào đã thất bại nhưng tác
dụng của Đông Kinh nghĩa thục khơng hề nhỏ. Nó đã góp phần làm thức tình lịng u
nước, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần đồn kết của nhân dân ta hồi đó, bước đầu tấn công
hệ tư tưởng phong kiến, mở đường cho tư tưởng mới – chính là tư tưởng tư sản – trên
cơ sở đó đã góp phần chuẩn bị về mặt tinh thần cho các phong trào đấu tranh rộng lớn
sau đó. Những kinh nghiệm hoạt động phong phú và đa dạng của Đông Kinh nghĩa
thục và của phong trào yêu nước ở giai đoạn sau kế thừa và phát huy, giúp phong phú
thêm nội dung cũng như phương pháp đấu tranh của nhân dân trong chặng đường
thống nhất đất nước, giành lại độc lập từ tay kẻ thù.
7

Nhìn lại phong trào Đông Kinh nghĩa thục,
/>fbclid=IwAR10Wx32gJJkOzeffnrYrP9gT0ar9zV6D75PaKRYcDWhAGnWAER4Onb-GJg , truy cập ngày
7/12/2021.


17

KẾT LUẬN
Đông Kinh Nghĩa thục là một phong trào yêu nước xuất hiện ở Bắc Kỳ vào

đầu thế kỷ XX. Hoạt động của Đông Kinh Nghĩa thục không chỉ tập trung vào văn
hố, giáo dục, mà cịn mở rộng trên cả lĩnh vực kinh tế, vừa là cơ sở sản xuất kinh
doanh, vừa là cơ sở kinh doanh. Tuy nhiên lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Đông Kinh
Nghĩa thục vẫn là trên lĩnh vực văn hoá, giáo dục, xã hội. Đơng Kinh nghĩa thục thể
hiện một ý chí tự lực tự cường, một tinh thần kiên quyết chống lại cường quyền nô
dịch nên đã lôi kéo được sự ủng hộ của rất nhiều người.
Có thể nói rằng Đơng Kinh Nghĩa thục không chỉ dừng lại ở một trường học
thuần tuý, thực chất đây là cuộc vận động chính trị tư tưởng, chuẩn bị cho cuộc cách
mạng giải phóng dân tộc và dân chủ trong thời đại mới. Đối với nền giáo dục nói
chung: Đơng Kinh Nghĩa thục đã có đóng góp cho việc xây dựng một nền giáo dục
yêu nước, một nền giáo dục hiện đại với nội dung và phương pháp mới. Đối riêng với
việc giáo dục lịch sử, Đơng Kinh Nghĩa thục đã góp phần phổ biến rộng rãi tri thức
lịch sử đối với quần chúng nhân dân, góp phần thức tỉnh tinh thần yêu nước ở mỗi
người dân. Về mặt tư tưởng, lần đầu tiên Đông Kinh Nghĩa thục công khai phê phán tư
tưởng phong kiến Nho giáo lỗi thời, tiếp thu những tư tưởng mới văn minh, tiến bộ,
hợp với sự phát triển của thời đại. Hoạt động tuyên truyền chấn hưng thực nghiệp và
hành động kinh doanh cụ thể của Đông Kinh Nghĩa thục cũng góp phần vào sự thúc
đẩy của nền kinh tế tư sản dân tộc.
Ý nghĩa của Đông Kinh Nghĩa thục đối với thời điểm lúc bấy giờ là vô cùng
to lớn. Nó đã góp phần thức tỉnh lịng u nước của nhân dân ta, góp phần tấn cơng hệ
tư tưởng phong kiến, mở đường cho hệ tư tưởng mới. Hoạt động Đông Kinh Nghĩa
thục đã để lại chúng ta ngày nay nhiều bài học kinh nghiệm quý giá về việc giáo dục
lịch sử, giáo dục lòng yêu nước, tinh thần dân tộc trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Thực trạng giảng dạy và học tập lịch sử ngày nay đang là vấn đề thu hút được sự quan
tâm của toàn xã hội. Hoạt động của Đông Kinh Nghĩa thục thực sự là tấm gương sáng
cho chúng ta ngày nay học tập.




×