Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Đề Ôn Tập Môn Cpqt.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.33 KB, 11 trang )

ĐỀ ÔN TẬP SỐ 01
Câu 1. (7 điểm) Nhận định
1. Nguồn của luật quốc tế là các văn bản của các quốc gia và các tổ chức quốc tế thỏa thuận ký kết.
- Nhận định sai
- Vì cịn rất nhiều nguồn khác nữa. Đó là các nguồn cơ bản như Điều ước quốc tế, tập quốc quốc tế
hay các nguồn bổ trợ như phán quyết của Tòa án, trọng tài quốc tế; những nguyên tắc pháp luật
chung được thừa nhận; các học thuyết về luật quốc tế…
- Căn cứ pháp lý nằm ở Điều 38 Quy chế tòa án quốc tế 1945
2. Tịa án cơng lý quốc tế là cơ quan cưỡng chế thi hành luật quốc tế.
- Nhận định sai.
- Trong luật quốc tế khơng có một hệ thống các cơ quan chuyên biệt và tập trung làm nhiệm vụ đảm
bảo thi hành luật quốc tế. Về mặt lý luận, quan hệ quốc tế trước tiên và chủ yếu là quan hệ giữa các
quốc gia độc lập có chủ quyền và bình đẳng với nhau về pháp lý, do đó việc tồn tại một hệ thống cơ
quan đảm bảo thi hành hoặc cưỡng chế thi hành luật quốc tế tập trung sẽ được hiểu như vi phạm đến
sự bình đẳng giữa các quốc gia. Mặt khác, hệ thống các nguyên tắc và quy phạm của luật quốc tế là
do chính các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế xây dựng nên trên cơ sở tự nguyện, thơng
qua đấu tranh và thương lượng, chính vì vậy, việc tuân thủ các nguyên tắc và quy phạm pháp luật
quốc tế này cũng dựa trên cơ sở tự nguyện. Sự cưỡng chế thi hành luật quốc tế nếu có cũng phải do
chính các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế thực hiện.
3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia thành viên Liên Hợp quốc do Hội
đồng Bảo an Liên Hợp quốc quyết định.
- Nhận định sai
- Vì Tịa án cơng lý quốc tế liên hợp quốc mới là chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát
sinh giữa các quốc gia thành viên Liên hợp quốc hoặc quốc gia khơng phải thành viên nhưng chấp
nhận quy chế của Tịa.
- CSPL: khoản 1 Điều 35 Quy chế tòa án quốc tế 1945
4. Bảo hộ công dân là sự bảo hộ của nhà nước để công dân không bị truy tố, xét xử ở nước ngồi.
- Nhận định sai
- Vì bảo hộ công dân là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích của
cơng dân nước mình ở nước ngồi, khi các quyền và lợi ích này bị xâm hại ở nước ngồi đó (bảo hộ
ngoại giao theo nghĩa hẹp), đồng thời bao gồm cả các hoạt động giúp đỡ về mọi mặt mà nhà nước


dành cho cơng dân của nước mình đang ở nước ngồi, kể cả trong trường hợp khơng có hành vi xâm
hại nào tới các công dân của nước này (bảo hộ ngoại giao theo nghĩa rộng).
Ví dụ: Minh béo phạm tội ấu dâm ở Mỹ, vẫn bị truy tố và xét xử theo pháp luật bên Mỹ như bình
thường, nhà nước chỉ có thể giúp đỡ bằng cách cố gắng đưa Minh Béo về nước chẳng hạn.
5. Đại hội đồng, Hội đồng bảo an và Tịa án cơng lý quốc tế là các cơ quan tài phán quốc tế có thẩm
quyền giải quyết tranh chấp quốc tế.
- Nhận định sai
- Vì chỉ có Tịa án cơng lý quốc tế mới là cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền giải quyết tranh
chấp quốc tế


6. Quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao và quyền ưu đãi, miễn trừ lãnh sự là giống nhau.
- Nhận định sai
- Quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao được ghi nhận trong công ước Viên 1961, phạm vi quyền này là
rộng hơn so với quyền ưu đãi – miễn trừ lãnh sự được ghi nhận trong công ước Viên 1963.
7. Trong các bộ phận cấu thành lãnh thổ QG, lãnh thổ vùng nước là bộ phận lãnh thổ quan trọng nhất.
- Nhận định sai
- Vì bộ phận cấu thành quan trọng nhất của lãnh thổ quốc gia đó là vùng đất bởi đây là nơi chủ yếu
quốc gia thực hiện chủ quyền của mình, cũng là nơi xuất phát của chủ quyền quốc gia đối với vùng
nước, vùng trời và vùng lịng đất. Về tính chất chủ quyền thì vùng đất là vùng thuộc chủ quyền hoàn
toàn và tuyệt đối của quốc gia. Còn vùng nước là vùng chủ quyền không tuyệt đối
Câu 2. (3 điểm) Lý thuyết
Anh (Chị) hãy phân tích cơ sở pháp lý của mối quan hệ giữa Điều ước quốc tế và pháp luật Việt Nam
và phương thức áp dụng điều ước quốc tế theo pháp luật Việt Nam.
ĐỀ ÔN TẬP SỐ 02
Câu 1.
Với mục đích hợp tác để phịng chống tội phạm nên Việt Nam và Lào đã ký kết một điều ước quốc tế
về vấn đề này. Hãy cho biết:
1. Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam ký kết điều ước này?
2. Điều ước quốc tế này có thể phát sinh hiệu lực đối với hai bên khi nào?

3. Việt Nam hoặc Lào có thể bảo lưu một số điều khoản trong điều ước quốc tế này không? Tại sao?
4. Việt Nam sẽ thực hiện điều ước quốc tế này như thế nào?
5. Dữ liệu khả năng điều ước quốc tế này sẽ hết hiệu lực.
6. Hai bên có thể đình chỉ thi hành điều ước này không? Tại sao?
Câu 2. Nhận định
1. Công ước LHQ về luật biển năm 1982 là cơ sở pháp lý để giải quyết mọi tranh chấp về biển.
- Nhận định Sai.
- Công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 không phải là cơ sở pháp lý để giải quyết mọi
tranh chấp về biển, chẳng hạn về vấn đề biển Đông, phán quyết của PCA là cơ sở pháp lý quan
trọng để các bên giải quyết tranh chấp xung quanh vấn đề Biển Đông bằng biện pháp hịa bình.
2. Các tịa án quốc tế đều có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia.
- Nhận định sai
- Vì sự đồng ý chấp nhận thẩm quyền của Tòa của tất cả các bên tranh chấp là cơ sở pháp lý duy
nhất để Tịa có thể xác lập thẩm quyền của mình đối với một tranh chấp cụ thể. Điều này phù hợp
với một trong những nguyên tắc quan trọng của luật pháp quốc tế: không một quốc gia nào bị buộc
phải mang tranh chấp của mình với quốc gia khác ra cơ quan tài phán quốc tế để giải quyết khi
khơng có sự đồng ý của quốc gia đó.
3. Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 áp dụng nhất quán nguyên tắc đa quốc tịch.
- Nhận định Sai
- CSPL: Điều 4 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008
- Vì tại Điều 4 về nguyên tắc quốc tịch, Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 quy định “Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cơng nhận cơng dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch


Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác”. Vậy, với quy định hiện hành của pháp luật
Việt Nam thì nước ta tuân theo nguyên tắc một quốc tịch “mềm dẻo” chứ không phải đa quốc tịch.
4. Chức năng của cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan lãnh sự là như nhau.
- Nhận định Sai.
- Cơ quan đại diện ngoại giao:Mang tính vĩ mơ, chính trị (cụ thể bảo vệ quyền lợi của nước cử đại
diện và cơng dân nước cử đại diện, đàm phán chính phủ nước sở tại về vđ mà nước cử đại diện quan

tâm, phát triển quan hệ hữu nghị giữa nước cử đại diện và nước sở tại…)
- Cơ quan lãnh sự: Mang tính vi mơ, hành chính, dân sự (cụ thể trong việc cấp visa, giấy tờ đi
đường, tài liệu văn bản, công chứng, chứng thực giấy tờ…)
- CSPL: Điều 3 Công ước Viên 1961 và Điều 5 Công ước Viên 1963
ĐỀ ÔN TẬP SỐ 03
Câu 1. Nhận định
1. Luật quốc tế khơng có biện pháp chế tài.
- Nhận định Sai.
- Luật quốc tế có hệ thống chế tài đa dạng, phong phú.
- Chế tài của luật quốc tế do chính quốc gia tự thực hiện theo những cách thức riêng lẻ hoặc tập thể,
trong một số trường hợp do cơ quan tài phán thực hiện
- Chế tài của luật quốc tế gồm những hình thức chủ yếu sau:
+ Chế tài phi HS: công khai xin lỗi, cắt đứt quan hệ ngoại giao, cấm vận, buộc bồi thường thiệt hại…
+ Chế tài hình sự: áp dụng với cá nhân gây ra tội ác chống loài người, tội diệt chủng, tội chiến tranh, tội
xâm lược…
+ Chế tài quân sự: áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng lực lượng vũ trang đối với quốc gia vi phạm
hịa bình và đe dọa hịa bình…
- Trong các chế tài trên, chế tài qn sự là hình thức truy cứu trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất,
được áp dụng đối với các vi phạm pháp luật quốc tế nghiêm trọng và chỉ được tiến hành mang tính
chất tập thể.
- Để đảm bảo duy trì hịa bình và an ninh quốc tế, tất cả các nước thành viên LHQ có nghĩa vụ cung
cấp cho Hội đồng Bảo an những lực lượng vũ trang, sự yểm trợ và mọi phương tiện khác, kể cả việc
cho phép quân đội LHQ đi qua lãnh thổ nước mình.
2. Luật quốc tế chỉ được quốc gia áp dụng gián tiếp sau khi đã chuyển hóa vào nội luật.
- Nhận định sai vì luật quốc tế cịn được quốc gia áp dụng một cách trực tiếp sau khi đã chuyển hóa
vào nội luật. Các quốc gia chỉ bằng một văn bản pháp luật thừa nhận việc thi hành tất cả các điều
ước quốc tế mà mình tham gia sẽ được áp dụng trên phạm vi lãnh thổ mà không cần sửa đổi hay ban
hành các văn bản pháp luật quốc gia chuyên biệt. Nhà nước không nhất thiết phải thực hiện các thủ
tục “chuyển hoá điều ước quốc tế” bằng việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật truyền thống
theo quy định của Luật, vừa phức tạp, kéo dài và tốn kém.

3. Nếu quốc gia ký điều ước quốc tế thì phải phê chuẩn.
- Nhận định sai vì Ký đầy đủ (ký chính thức): Là chữ ký của các vị đại diện vào văn bản dự thảo
điều ước. Về nguyên tắc, hình thức ký đầy đủ ln làm phát sinh hiệu lực của điều ước. Trừ trường
hợp điều ước này quy định các bên phải tiến hành phê chuẩn, phê duyệt thì sau hành vi phê chuẩn,


phê duyệt này điều ước mới có hiệu lực thi hành.
4. Bảo hộ công dân chỉ đặt ra đối với công dân đang sinh sống, làm việc, học tập ở nước ngồi nhằm
bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Nhận định Sai vì bảo hộ cơng dân cịn đặt ra với các pháp nhân nước mình ở nước ngồi. Có thể
viện dẫn các khoản a, e, g Điều 5 của Công ước viên 1963 về quan hệ lãnh sự
5. Công ước LHQ về luật biển năm 1982 là cơ sở pháp lý để giải quyết mọi tranh chấp về biển.
Nhận định Sai. Công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 không phải là cơ sở pháp lý để giải
quyết mọi tranh chấp về biển, chẳng hạn về vấn đề biển Đông, phán quyết của PCA là cơ sở pháp lý
quan trọng để các bên giải quyết tranh chấp xung quanh vấn đề Biển Đông bằng biện pháp hịa bình.
6. Giải quyết tranh chấp bằng Tịa án quốc tế và trọng tài quốc tế là giống nhau.
Nhận định sai vì có những sự khác nhau nhất định giữa Tòa án và quốc tế trong giải quyết tranh
chấp. Trong đó, sự khác nhau thể hiện ở nhiều yếu tố như chủ thể tham gia, trình tự xét xử, khả năng
kiểm sốt…. Ví dụ như trong trình tự xét xử, trọng tài sẽ có thủ tục đơn giản, linh hoạt, mềm dẻo
hơn. Các bên có quyền tự do lựa chọn trọng tài và đưa ra trình tự thủ tục giải quyết. Không phân
biệt kẻ thắng người thua rõ ràng. Do xét xử kín nên vẫn giữ được uy tín của các bên tranh chấp, tạo
điều kiện để các bên có thể tiếp tục hợp tác với nhau. Cịn đối với Tòa án, các bên bắt buộc phải
thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục đã quy định. Phân biệt kẻ thắng người thua rõ ràng, khó làm
các bên tranh chấp có thể hợp tác với nhau trên nhiều lĩnh vực.
Câu 2. Bài tập
A và B là hai quốc gia láng giềng. Tháng 01/2000, quốc gia A bổ nhiệm ông X là người có quốc tịch
của quốc gia C làm Trưởng cơ quan đại diện ngoại giao của A tại quốc gia B.
1. Tháng 7/2001, ông X bị nghi ngờ đã thực hiện hành động tiếp tay cho tổ chức Y – tổ chức đối lập
chống lại chính phủ của quốc gia B. Quốc gia B đã bác bỏ các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao
và trục xuất ông X về nước. Hành động của quốc gia B có đúng khơng?

Tình tiết bổ sung: Năm 2002, quan hệ giữa hai nước rất căng thẳng do tranh chấp lãnh thổ. Cuối
tháng 12/2002, trong một cuộc biểu tình chống đói quốc gia B, một số kẻ q khích đã tấn công trụ
sở cơ quan địa diện ngoại giao của B. Hành vi tấn công này đã hủy hoại nhiều tài sản của cơ quan
này. Tuy nhiên, nhà chức trách của A đã khơng có bất kỳ phản ứng nào và để mặc cho sự việc diễn
ra.
2. Quốc gia A có vi phạm luật quốc tế vì những hành vi nói trên khơng?
ĐỀ ƠN TẬP SỐ 04
Câu 1. (5 điểm) Nhận định
1. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có thể được áp
dụng trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Nhận định đúng
- Trong pháp luật Việt Nam, tại Khoản 3 Điều 6 Luật ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT 2005 có
quy định:
“Căn cứ vào yêu cầu, nội dung, tính chất của ĐƯQT, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ khi quyết
định chấp nhận sự ràng buộc của ĐƯQT đồng thời quyết định áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một
phần ĐƯQT đó với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp quy định của ĐƯQT đã đủ rõ, chi
tiết để thực hiện; quyết định hoặc kiến nghị sửa đổi,bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy


phạm pháp luật để thực hiện ĐƯQT đó.”
- Từ quy định này có thể thấy pháp luật Việt Nam thừa nhận hai cách thức áp dụng ĐƯQT vào thực
tiễn pháp luật đó là: áp dụng trực tiếp và áp dụng gián tiếp,
- Áp dụng trực tiếp điều ước quốc tế là hình thức “nội luật hố” tồn bộ hoặc một phần nội dung của
điều ước quốc tế thông qua một quyết định chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Áp
dụng điều ước quốc tế trực tiếp khi các điều ước đó cụ thể, rõ ràng, và có thể áp dụng trong đời sống
mà không cần ban hành hay sửa đổi một đạo luật nào
- Còn áp dụng gián tiếp là việc quốc gia thành viên ban hành một đạo luật để chuyển hóa các quy
định của điều ước quốc tế vào nội luật. Trường hợp này xảy ra khi nội dung của ĐƯQT chưa đủ cụ
thể, rõ ràng để có thể áp dụng trực tiếp vào thực tiễn pháp luật hoặc nội dung điều ước đó có điều
khoản trái hoặc chưa được quy định trong Hiến pháp.

2. Hành vi một quốc gia can thiệp vào lãnh thổ của một quốc gia khác với lý do để bảo vệ cơng dân
của mình là phù hợp với luật quốc tế.
- Nhận định Sai.
- Theo khoản 4 Điều 2 Hiến chương liên hợp quốc quy định “Tất cả các thành viên Liên hợp Quốc
khơng được có hành động sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm
chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ một quốc gia nào,
cũng như bằng các cách khác trái với những mục đích của Liên hợp quốc”
3. Để đảm bảo chủ quyền quốc gia đối với công dân của mình, pháp luật Việt Nam quy định cơng dân
Việt Nam chỉ có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.
- Nhận định sai
- Điều 4 về nguyên tắc quốc tịch, Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 quy định “Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cơng nhận cơng dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt
Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác”. Vậy, với quy định hiện hành của pháp luật Việt
Nam thì nước ta tuân theo nguyên tắc một quốc tịch “mềm dẻo” chứ không phải đa quốc tịch.
4. Thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao và lãnh sự của nước ngoài được hưởng quyền miễn trừ
tài phán về hình sự tại nước nhận đại diện.
- Nhận định sai vì căn cứ vào Điều 31 Cơng ước Viên 1961 thì viên chức ngoại giao mới được
hưởng quyền miễn trừ tài phán về hình sự của nước tiếp nhận và quyền này là tuyệt đối trừ trường
hợp chính phủ nước cử đại diện khước từ quyền này. Còn đối với các thành viên của cơ quan lãnh
sự, họ cũng được hưởng quyền miễn trừ tài phán về hình sự nhưng trừ trường hợp phạm tội đặc biệt
nghiêm trọng quy định tại Điều 28 pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho CQĐDND,
CQLSNN và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam, có thể áp dụng thêm Điều 43 Cơng
ước viên 1961 ⇒ Sai Sai
5. Trong số các biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế, đàm phán (thương lượng) là biện pháp được
áp dụng thường xuyên và phổ biến nhất.
- Nhận định đúng vì
- Trong các biện pháp giải quyết tranh chấp, đàm phán được đánh giá là dễ sử dụng, áp dụng phổ
biến và hiệu quá nhất, có lịch sử lâu đời dựa trên cơ sở trực tiếp nêu ra các quan điểm và tiếp nhận
các ý kiến, lập trường của các bên đối thoại và khơng có sự can dự của bên thứ ba.
- So với các biện pháp giải quyết tranh chấp khác, đàm phán có rất nhiều ưu điểm: linh hoạt, chủ



động không bị khống chế về mặt thời gian, địa điểm; hạn chế được sự can thiệp trực tiếp từ bên thứ
3 (thậm chí cả cộng đồng quốc tế), khơng làm phức tạp thêm nội dung tranh chấp; tiết kiệm về kinh
phí, thời gian của các bên tranh chấp.
- CSPL: Điều 33 Hiến chương LHQ 1945
Câu 2. (2 điểm)
Anh (Chị) hãy phân tích nhận định: “Bản chất của luật quốc tế hiện đại là sự thỏa thuận bình đẳng
giữa các quốc gia”.
Câu 3. (3 điểm) Tình huống
Các cư dân của Việt Nam bị cơ quan chức năng của Indonesia bắt giữ và xử lý với cáo buộc các ngư
dân Việt Nam đánh bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia.
1. Trong trường hợp này, các cư dân Việt Nam có được nước CHXHCN Việt Nam bảo hộ khơng?
Vì sao?
2. Cơ quan nào có thẩm quyền bảo hộ?
3. Biện pháp bảo hộ?
ĐỀ ÔN TẬP SỐ 05
Câu 1. (7 điểm) Nhận định
1. Công pháp quốc tế là ngành luật thuộc hệ thống pháp luật quốc tế.
Sai, Công pháp quốc tế là hệ thống pháp luật bao gồm tổng thể các nguyên tắc, quy phạm pháp lý
quốc tế được các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận xây dựng trên cơ sở tự
nguyện, bình đẳng, thông qua đấu tranh và thương lượng nhằm điều chỉnh mối quan hệ nhiều mặt
giữa các chủ thể của luật quốc tế với nhau và trong trường hợp cần thiết được đảm bảo thực hiện
bằng biện pháp cưỡng chế riêng lẻ hoặc tập thể do chính các chủ thể luật quốc tế thực hiện.
2. Điều ước quốc tế chỉ có giá trị ràng buộc đối với các quốc gia thành viên.
Nhận định Sai.
Khi có một điều ước quốc tế phát sinh hiệu lực sẽ ràng buộc các bên kết ước trong tồn vẹn lãnh thổ
(khơng gian) thuộc phạm vi điều chỉnh của điều ước đó, trừ khi có quy định khác. Thực tế, có những
điều ước có hiệu lực trên toàn bộ lãnh thổ của các quốc gia thành viên, nhưng cũng có một số điều
ước có các điều khoản loại trừ hoặc hạn chế việc áp dụng đối với những bộ phận lãnh thổ nhất định.

Theo nguyên tắc chung, Điều ước quốc tế không thể tạo ra các quyền và nghĩa vụ ràng buộc đối với
quốc gia thứ ba ( quốc gia không phải là thành viên của điều ước). Tuy nhiên trong một số trường
hợp đặc biệt Điều ước quốc tế mang tính chất cưỡng chế ( chế tài ) đối với các hành vi vi phạm pháp
luật quốc tế, chống lại nền hịa bình và an ninh thế giới có thể có quy định về nghĩa vụ cho quốc gia
thứ ba mà không cần sự chấp thuận của quốc gia đó.
3. Đối với các điều ước quốc tế đặc biệt quan trọng thì cần phải được phê chuẩn và phê duyệt.
Nhận định Sai. Việc áp dụng thủ tục phê chuẩn hay phê duyệt đối với một điều ước quốc tế thường
do các bên thỏa thuận và được ghi rõ ngay trong nội dung của văn bản điều ước. Cả pháp luật quốc
gia và pháp luật quốc tế đều ghi nhận giá trị pháp lý ngang nhau của hành vi phê chuẩn và phê duyệt
điều ước quốc tế.
4. Quốc gia sở tại có nghĩa vụ cho người nước ngồi đang bị truy nã được cư trú chính trị trên lãnh thổ
của mình.
Nhận định Sai.


Cư trú chính trị là việc một quốc gia cho phép những người nước ngoài đang bị truy nã tại quốc gia
mà họ mang quốc tịch do những hoạt động và quan điểm về chính trị, khoa học và tơn giáo... được
quyền nhập cảnh và cư trú trên lãnh thổ nước sở tại.
Trong quan hệ quốc tế, chấp nhận và cho phép một người nước ngoài cư trú trên lãnh thổ nước mình
là thẩm quyền riêng biệt của mỗi quốc gia, chủ yếu xuất phát từ lý do nhân đạo.
5. Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc thể hiện sự bình đẳng giữa người nước ngồi và cơng dân của quốc gia
sở tại.
Nhận định Sai.
Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc thể hiện sự bình đẳng giữa người nước ngồi và cơng dân nước sở tại
nhưng có một số trường hợp ngoại lệ. Các ngoại lệ này được quy định trong điều ước quốc tế hoặc
pháp luật quốc gia.
Ví dụ ở Việt Nam, theo quy định của Pháp lệnh về đối xử tối huệ quốc, đối xử quốc gia, Việt Nam
sẽ không áp dụng hai chế độ trên trong các trường hợp sau:
Trong trường hợp cần thiết để đảm bảo lợi ích quốc phịng, an ninh quốc gia, bảo vệ các giá trị văn
hoá, tinh thần của dân tộc.

Chế độ tối huệ quốc là chế độ được áp dụng chủ yếu trong lĩnh vực thương mại quốc tế, theo đó
người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài được hưởng các quyền và các ưu đãi ngang bằng với
các quyền và ưu đãi mà nước sở tại dành cho người nước ngồi và pháp nhân nước ngồi của bất kì
nước thứ ba nào trong hiện tại và tương lai
Mục đích của việc dành cho người nước ngoài chế độ đối xử tối huệ quốc là đảm bảo cho các công
dân và pháp nhân của các quốc gia các điều kiện và cơ hội ngang nhau trong các quan hệ kinh tế,
thương mại, đồng thời xố bỏ mọi sự kì thị, phân biệt đối xử với các lý do khác nhau trong hoạt
động thương mại quốc tế. Như vậy, nếu chế độ đối xử quốc gia đặt ra yêu cầu không phân biệt đối
xử trong quan hệ giữa người nước ngoài với cơng dân nước sở tại thì chế độ đối xử tối huệ quốc lại
đặt ra yêu cầu không phân biệt đối xử trong quan hệ giữa người nước ngoài với nhau cùng cư trú,
hoạt động sản xuất, kinh doanh trên cùng lãnh thổ nước sở tại.
6. Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài bao gồm Đại sứ quán, Tổng lãnh sự và
Lãnh sự quán.
Nhận định Sai. Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước ngồi bao gồm Đại sự qn,
Cơng sứ qn và Đại biện qn.
7. Tịa án cơng lý quốc tế và Hội đồng bảo an liên hợp quốc là cơ quan cưỡng chế thi hành của hệ
thống pháp luật quốc tế.
Nhận định sai
Trong luật quốc tế khơng có một hệ thống các cơ quan chuyên biệt và tập trung làm nhiệm vụ đảm
bảo thi hành luật quốc tế. Về mặt lý luận, quan hệ quốc tế trước tiên và chủ yếu là quan hệ giữa các
quốc gia độc lập có chủ quyền và bình đẳng với nhau về pháp lý, do đó việc tồn tại một hệ thống cơ
quan đảm bảo thi hành hoặc cưỡng chế thi hành luật quốc tế tập trung sẽ được hiểu như vi phạm đến
sự bình đẳng giữa các quốc gia. Mặt khác, hệ thống các nguyên tắc và quy phạm của luật quốc tế là
do chính các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế xây dựng nên trên cơ sở tự nguyện, thơng
qua đấu tranh và thương lượng, chính vì vậy, việc tuân thủ các nguyên tắc và quy phạm pháp luật
quốc tế này cũng dựa trên cơ sở tự nguyện. Sự cưỡng chế thi hành luật quốc tế nếu có cũng phải do


chính các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế thực hiện.
Câu 2. (3 điểm)

Anh (Chị) hãy so sánh các quyền ưu đãi và miễn trừ của cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan
lãnh sự.
ĐỀ ÔN TẬP SỐ 06
Câu 1. (5 điểm) Nhận định
1. Luật quốc tế do các quốc gia thỏa thuận xây dựng nên.
Nhận định sai
Luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật, được các quốc gia và chủ thể khác
của luật quốc tế thỏa thuận xây dựng, trên cơ sở tự nguyện , bình đẳng, nhằm điều chỉnh những
quan hệ phát sinh giữa quốc gia và các chủ thể trong mọi lĩnh vực và đời sống quốc tế và được đảm
bảo thực thi bởi chính các chủ thể luật quốc tế.
2. Các quốc gia có nghĩa vụ phê chuẩn vào điều ước quốc tế nếu điều ước quốc tế đó có quy định phải
được phê chuẩn.
Nhận định sai
Quy định về việc phải phê chuẩn cho phép các quốc gia có thời gian và cơ hội để xem xét hoặc kiểm
tra lại việc ký kết của những đại diện của quốc gia mình và ban hành những văn bản pháp luật cần
thiết cho việc thực thi điều ước quốc tế đó ở trong nước. Đồng thời, hoạt động phê chuẩn cũng thể
hiện vai trò của các cơ quan có thẩm quyền đối với hoạt động ký kết, gia nhập điều ước quốc tế của
nhà nước đó. => Các quốc gia khơng có nghĩa vụ phải phê chuẩn
3. Liên hợp quốc có quyền áp dụng vũ lực khi hành vi vi phạm pháp luật quốc tế có khả năng đe dọa
hịa bình và an ninh quốc tế.
Nhận định sai vì thẩm quyền áp dụng vũ lực thuộc về Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc, được quy
định tài Điều 42 Hiến chương Liên hợp quốc 1945
4. Viên chức ngoại giao được hưởng quyền miễn trừ xét xử hình sự một cách tuyệt đối.
Nhận định sai vì thường thì viên chức ngoại giao sẽ được hưởng quyền miễn trừ xét xử hình sự một
cách tuyệt đối nhưng tuy nhiên trừ trường hợp chính phủ nước cử đại diện khước từ quyền này đối
với nhà ngoại giao. CSPL: Điều 39
5. Cư trú chính trị được dụng cho các tội phạm hình sự đã được quy định trong các điều ước quốc tế.
Nhận định sai vì cư trú chính trị là việc một quốc gia cho phép những người nước ngoài đang bị truy
nã tại quốc gia mà họ mang quốc tịch do những hoạt động và quan điểm về chính trị, khoa học và
tôn giáo... được quyền nhập cảnh và cư trú trên lãnh thổ nước sở tại. Còn đối với các tội phạm hình

sự trong luật quốc tế đó là những cá nhân, tổ chức có những vi phạm phạm tội nghiêm trọng , đe dọa
đến nền hịa bình của an ninh thế giới, gây ảnh hưởng đến lợi ích của toàn thể nhân loại như khủng
bố, các tổ chức buôn bán trái phép ma túy và vũ trang có quy mơ lớn, tội ác chiến tranh….. thì đều
sẽ khơng được cư trú chính trị. Nếu nước nào áp dụng cư trú chính trị cho những thành phần này sẽ
được coi là bất hợp pháp
Câu 2. (5 điểm)
Anh (Chị) hãy phân tích các ngun nhân dẫn đến tình trạng nhiều quốc tịch và không quốc tịch.
Liên hệ pháp luật Việt Nam về hai vấn đề này.


ĐỀ ÔN TẬP SỐ 07
Câu 1. (7 điểm) Nhận định
1. Tự vệ được xem là hợp pháp khi quốc gia nạn nhân sử dụng vũ lực để đáp trả hành vi tấn công vũ
trang và đã thông báo, thực hiện các biện pháp phù hợp, không làm phương hại đến thẩm quyền của
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Nhận định đúng căn cứ pháp lý ở Điều 51 Hiến chương LHQ
2. Nếu hai quốc gia đã thiết lập quan hệ ngoại giao thì phải thiết lập cơ quan đại diện ngoại giao.
Nhận định sai vì cơ quan đại diện ngoại giao là do các bên tự thỏa thuận xây dựng nên. Cơ quan này
đại diện cho quốc gia về tất cả các lĩnh vực trong quan hệ với nước nhận đại diện và quan hệ với cơ
quan đại diện ngoại giao của các quốc gia khác ở nước nhận đại diện.
3. Luật quốc tế là một hệ thống pháp luật tồn tại phụ thuộc vào pháp luật quốc gia và có giá trị pháp lý
thấp hơn pháp luật quốc gia.
Nhận định sai vì luật quốc tế là một hệ thống riêng biệt với hệ thống pháp luật quốc gia, đó là các
nguyên tắc và quy phạm pháp luật, được các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận
tạo dựng nên, trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa
quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế, và nó có giá trị pháp lý ngang
bằng với luật quốc gia
4. Các biện pháp cưỡng chế trong luật quốc tế do Đại hội đồng Liên hợp quốc áp dụng đối với các chủ
thể vi phạm luật quốc tế.
Nhận định Sai. Các biện pháp cưỡng chế này chỉ được áp dụng trong trường hợp cấp thiết để chấm

dứt các hành vi trái pháp luật quốc tế của các bên tham gia xung đột, mà xung đột này tiếp diễn có
thể tạo ra mối đe dọa cho nền hịa bình và an ninh quốc tế hoặc đang vi phạm nền hồ bình, hoặc đó
là hành vi xâm lược.
5. Quốc gia sẽ chịu sự ràng buộc với điều ước quốc tế khi đã phê chuẩn, phê duyệt.
Nhận định Sai. Khi có một điều ước quốc tế phát sinh hiệu lực sẽ ràng buộc các bên kết ước trong
tồn vẹn lãnh thổ (khơng gian) thuộc phạm vi điều chỉnh của điều ước đó, trừ khi có quy định khác.
6. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ áp dụng nguyên tắc huyết thống để xác định
quốc tịch cho trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam.
Nhận định Sai. vì ngồi áp dụng ngun tắc huyết thống thì Việt Nam cịn áp dụng nguyên tắc nơi
sinh cho trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam (Đ17, 18 lqtvn)
7. Tịa án Cơng lý quốc tế có thẩm quyền giải quyết mọi tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia khi có
yêu cầu.
Nhận định sai vì ngồi ra cịn có rất nhiều cơ quan tài phán khác, ví dụ như Trọng tài quốc tế cũng
là cơ quan có thẩm quyền trong giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia khi có yêu cầu
Câu 2. (3 điểm)
Anh (Chị) hãy so sánh quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao dành cho viên chức ngoại giao và quyền
ưu đãi và miễn trừ lãnh sự dành cho viên chức lãnh sự.


ĐỀ ÔN TẬP SỐ 08
Câu 1. (6 điểm) Nhận định
1. Tuyên bố bảo lưu là tuyên bố đơn phương của một quốc gia nhằm giải thích nội dung của một điều
ước quốc tế.
Nhận định Sai. Theo điểm d khoản 1 Điều 2 Công ước Viên 1969 quy định :Bảo lưu điều ước quốc
tế là hành động đơn phương bất kể cách viết hoặc tên gọi như thế nào của một quốc gia đưa ra khi
ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước đó, nhằm qua đó loại trừ hoặc thay đổi hiệu lực
của một hoặc một số quy định của điều ước trong việc áp dụng chúng đối với quốc gia đó”. Bảo lưu
nhằm loại trừ hoặc thay đổi hiệu lực của một hoặc một số quy định của điều ước chứ khơng nhằm
giải thích nội dung của một điều ước.
2. Điều ước quốc tế là cơ sở để hình thành nên các tập quán quốc tế.

Nhận định Sai.
Tập quán quốc tế là những quy tắc xử sự chung, được hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế và
được thừa nhận rộng rãi bởi các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế là những quy phạm
mang tính chất pháp lý bắt buộc. Tập quán quốc tế và điều ước quốc tế có sự tác động qua lại lẫn
nhau và có giá trị pháp lý như nhau.
3. Bảo hộ công dân chỉ đặt ra đối với công dân đang sinh sống, làm việc, học tập ở nước ngoài nhằm
bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Nhận định Sai vì bảo hộ cơng dân cịn đặt ra với các pháp nhân nước mình ở nước ngồi. Có thể
viện dẫn các khoản a, e, g Điều 5 của Công ước viên 1963 về quan hệ lãnh sự
4. Tập quán quốc tế và điều ước quốc tế có giá trị pháp lý ngang nhau.
Cả điều ước quốc tế và tập quán quốc tế đề được hình thành từ sự thỏa thuận của các chủ thể luật
quốc tế, do đó chúng có giá trị pháp lý ngang nhau, có thể cùng song song tồn tại.
Ví dụ : Hiệu lực của điều ước với bên thứ 3 do viện dẫn các quy phạm của điều ước quốc tế dưới
dạng tập quán quốc tế.
Câu 2. (4 điểm) Bài tập
Myname và Yourname là hai quốc gia thành viên của Liên hợp quốc, Công ước Vienna năm 1969
về Luật Điều ước quốc tế và Công ước Vienna 1961 về quan hệ ngoại giao.
1. Năm 2020, Myname và Yourname ký kết một hiệp định thương mại tự do. Theo các anh/chị, hiệp
định thương mại tự do trên có bắt buộc phải được cơ quan có thẩm quyền của hai quốc gia Myname
và Yourname phê chuẩn hoặc phê duyệt hay không? Tại sao?
2. Năm 2021, Myname dùng vũ lực chiếm đảo H thuộc chủ quyền của Yourname. Theo các anh/chị,
hành vi của Myname có vi phạm luật quốc tế hay khơng? Tại sao? Yourname có quyền dùng vũ lực
để chống lại hành vi chiếm đảo của Myname không? Tại sao?
Nhận định thêm
1/ Tập qn quốc tế ln được hình thành trên cơ sở các điều ước quốc tế
=> sai. Tập quán quốc tế là hình thức pháp lý chứa đựng quy tắc xử sự chung, hình thành trong thực
tiễn quan hệ quốc tế ( Thực tiễn này theo cách hiểu truyền thống là sự lặp lại của các sự kiện và hành vi
pháp lý một cách thống nhất trong sinh hoạt quốc tế còn theo cách tiếp cận hiện đại bao gồm cả những
quy tắc hình thành từ thực tiễn ký kết, thực hiên điều ước quốc tế hay các thực tiễn khác (giải quyết
tranh chấp, áp dụng nghị quyết của tổ chức quốc tế, hành vi pháp lý đơn phương chủ thể luật quốc tế);



và được các chủ thể luật quốc tế thừa nhận là luật.
2/ Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn chỉ được tổ chức ở địa phương.
=> Sai. Căn cứ vào Điều 1 Luật TCCP năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2019) thì Chính phủ là cơ quan
hành chính nhà nước cao nhất của nước ta, trong chính phủ có các cơ quan chun mơn là các bộ và các
cơ quan ngang bộ (khoản 2 Điều 2 Luật này). Chính vì vậy khơng thể nói cơ quan hành chính nhà nước có
thẩm quyền chun mơn chỉ được tổ chức ở địa phương mà cịn có ở cả trung ương.
3/ Việc tổ chức Đảng ra quyết định xử lý kỷ luật Đảng viên làm việc trong Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là
hoạt động hành chính nhà nước.
=> Sai. Hoạt động hành chính nhà nước là hoạt động mang tính chấp hành và điều hành; chấp hành là đảm
bảo cho pháp luật mà trước hết là các văn bản pháp luật, các quyết định của cơ quan quyền lực nhà nước
và các cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện. Còn điều hành là hoạt động tổ chức, phối hợp, hướng
dẫn chỉ đạo trực tiếp; đảm bảo cho các đối tượng quản lý thực hiện nhiệm vụ được đề ra. Đảng lãnh đạo
bằng các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng chứ khơng phải là pháp luật, việc kỷ luật Đảng viên
chỉ nằm trong khuôn khổ của tổ chức Đảng chứ không phải là để cho các văn bản pháp luật được thi hành
hay đảm bảo cho các đối tượng quản lý thực hiện nhiệm vụ được đề ra.
4/ Phó trưởng Cơng an huyện có thể được giao quyền xử phạt vi phạm hành chính.
=> Đúng. Căn cứ vào khoản 1 Điều 54 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2013 (sửa đổi bổ sung năm
2020) thì trưởng Cơng an huyện có thể giao quyền xử phạt vi phạm hành chính cho cấp phó của mình
trong trường hợp mình vắng mặt, hoặc các trường hợp mà không thể trực tiếp ra quyết định xử phạt được.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×