i
Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO
Trờng đại học ngoại thơng
NGUYễN NGọC THúy
NHữNG BIệN PHáP NHằM
ĐẩY MạNH HOạT ĐộNG XUấT KHẩU HàNG THủ
CÔNG Mỹ NGHệ CủA tổng công ty thơng mại
hà nội SANG THị TRƯờNG Mỹ
luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh
Hà nội 2010
ii
Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO
Trờng đại học ngoại thơng
NGUYễN NGọC THúy
NHữNG BIệN PHáP NHằM
ĐẩY MạNH HOạT ĐộNG XUấT KHẩU HàNG THủ
CÔNG Mỹ NGHệ CủA tổng công ty thơng mại
hà nội SANG THị TRƯờNG Mỹ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.05
luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh
ngời hớng dẫn khoa học:
PGS.TS Nguyễn Hữu Khải
Hà nội 2010
iii
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên
cứu của luận văn là trung thực, không sao chép của bất kỳ ai. Các số liệu trong luận văn
có nguồn gốc cụ thể, rõ ràng.
Hà Nội, ngày 04 tháng 02 năm 2010
Học viên
Nguyễn Ngọc Thúy
ii
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc tới các giảng viên, các nhà
khoa học đã trang bị cho tác giả những kiến thức quý báu trong quá trình đào tạo tại
trường Đại học Ngoại thương.
Đặc biệt, tác giả xin được chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Hữu Khải, người
đã giúp đỡ tác giả rất tận tâm trong quá trình thực hiện luận văn này.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các bác, các chú, các anh chị công tác tại
Tổng công ty Thương mại Hà Nội đã tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn, cung cấp tài liệu để giúp
tác giả hoàn thành luận văn này.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn của mình đến gia đình, bạn bè, và đồng nghiệp
đã ủng hộ, động viên và tạo điều kiện tốt nhất để tác giả có thể tập trung hoàn thành
luận văn này.
Hà Nội, ngày 04 tháng 02 năm 2010
Học viên
Nguyễn Ngọc Thúy
iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AIPA
Luật Ưu đãi Thương mại Andean
CBI
Sáng kiến vùng lòng chảo Caribe
CIA
Cục tình báo Liên Bang Hoa Kỳ
Cont
Container
CPSIA
Cải tiến an toàn sản phẩm tiêu dùng
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
GSP
Generalized system of reference
Hệ thống ưu đãi phổ cập
GTGT
Giá trị gia tăng
HAPRO
TCTTMHN
Tổng công ty Thương mại Hà Nội
HTS
Biểu Thuế quan hài hoà của Hợp chủng quốc Hoa kỳ
LACEY
Luật của Mỹ về vấn đề chặt phá rừng
MFN
Quy chế tối huệ quốc
NAFTA
Hiệp định tự do Thương mại Bắc Mỹ
PR
Public Relations - Quan hệ công chúng
TPP
Thái Bình Dương
UBND
Ủy ban nhân dân
USD, $
US Dollar – Đôla Mỹ
VND
Việt Nam đồng
WTO
Tổ chức Thương mại Thế giới
iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU
BẢNG TIÊU ĐỀ TRANG
1.1
Thu nhập đầu người của các nước lớn trên thế giới năm
2008
7
2.1
Tỉ trọng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Hapro giai
đoạn 2006-2009
33
2.2
Tốc độ tăng trưởng hàng thủ công mỹ nghệ của Hapro giai
đoạn 2006-2009
33
2.3
Các thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Tổng
công ty Thương mại Hà Nội
37
2.4
Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Tổng
công ty vào thị trường Mỹ giai đoạn 2005-2009
43
v
DANH MỤC HÌNH ĐỒ THỊ
ĐỒ
TH
Ị
TIÊU ĐỀ TRANG
1.1
Thâm hụt Thương mại năm 2006
8
2.1
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của
Hapro
34
2.2
Kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre lá đan của Tổng
công ty vào thị trường Mỹ giai đoạn 2005-2009
45
2.3
Kim ngạch xuât khẩu hàng gỗ mỹ nghệ của Tổng công
ty vào thị trường Mỹ giai đoạn 2005-2009
46
2.4
Kim ngạch xuất khẩu hàng gốm sứ mỹ nghệ của Tổng
công ty vào thị trường Mỹ giai đoạn 2005-2009
47
vi
MỤC LỤC
Trang phụ bìa Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Danh mục ký hiệu và các chữ viết tắt iii
Danh mục bảng biểu iv
Danh mục hình, đồ thị v
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu 2
3. Mục đích nghiên cứu 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
6. Phương pháp nghiên cứu 3
7. Kết cấu luận văn 4
CHƯƠNG I – TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ NHỮNG YÊU CẦU
NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ 5
1.1. Thị trường và người tiêu dùng Mỹ với hàng thủ công mỹ nghệ 5
1.1.1. Đặc điểm của thị trường Mỹ 5
1.1.1.1. Đặc điểm cơ cấu dân cư 6
1.1.1.2. Thu nhập và chi tiêu 7
1.1.1.3. Nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng Mỹ đối với hàng thủ công
mỹ nghệ 9
1.1.2. Đặc điểm hệ thống phân phối 12
1.1.2.1. Hệ thống bán lẻ 13
1.1.2.2. Hệ thống bán buôn 14
1.2. Một số quy định trong chính sách nhập khẩu của Mỹ đối với hàng thủ công
mỹ nghệ …………………. 16
vii
1.2.1. Chính sách thuế quan 17
1.2.2. Chính sách phi thuế quan 19
1.3. Kinh nghiệm xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Mỹ của
một số nước 22
1.3.1. Trung Quốc – Kinh nghiệm xuất khẩu thông qua các hội chợ quốc tế hàng
trang trí nội thất 22
1.3.2. Singapore – Phong cách bán hàng chuyên nghiệp 24
1.3.3. Thái Lan – Thúc đẩy xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ thông qua đẩy mạnh,
phát triển dịch vụ du lịch – Ngành công nghiệp mũi nhọn 25
1.4. Bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động xuất khẩu thủ công mỹ
nghệ vào thị trường Mỹ 26
CHƯƠNG II – THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
CỦA TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ TỪ
NĂM 2005 ĐẾN NAY 29
2.1. Giới thiệu về Tổng Công ty Thương mại Hà Nội 29
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 29
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ 29
2.1.3. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh 30
2.1.4. Các đơn vị, chi nhánh thực hiện xuất khẩu thủ công mỹ nghệ 31
2.2. Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ chung của Tổng Công ty
Thương mại Hà Nội từ năm 2005 đến nay 32
2.2.1. Quy mô và tốc độ 32
2.2.2. Cơ cấu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu 34
2.2.3. Thị trường xuất khẩu 36
2.3. Thực trạng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của Tổng Công ty Thương mại Hà
Nội sang Mỹ từ năm 2005 đến nay 39
2.3.1. Thực trạng công tác xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Hapro vào thị
trường Mỹ từ năm 2005 đến nay 39
viii
2.3.2. Xuất khẩu các mặt hàng mây tre lá đan, đồ gỗ, gốm sứ 45
2.3.2.1. Mây tre lá đan 45
2.3.2.2. Đồ gỗ mỹ nghệ 46
2.3.2.3. Gốm sứ mỹ nghệ 47
2.4. Đánh giá chung kết quả, hạn chế và nguyên nhân 48
2.4.1. Những kết quả đạt được 48
2.4.2. Những khó khăn, hạn chế 51
2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại 62
CHƯƠNG III – ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT
KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI
HÀ NỘI VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ 69
3.1. Dự báo nhu cầu của thị trường thủ công mỹ nghệ Mỹ đến năm 2015 69
3.2. Định hướng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Mỹ của
Tổng Công ty Thương mại Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2010 – 2015 71
3.2.1. Những thuận lợi và khó khăn của Hapro trong giai đoạn mới 71
3.2.1.1. Những thuận lợi 71
3.2.1.2. Những khó khăn 73
3.2.2. Mục tiêu và định hướng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ 75
3.3. Những biện pháp của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội 77
3.3.1. Biện pháp tạo nguồn và quản lý hàng xuất khẩu 77
3.3.1.1. Tổ chức tốt công tác tạo nguồn và thu mua hàng đạt tiêu chuẩn để
xuất khẩu sang thị trường Mỹ từ các cơ sở sản xuất trong nước 77
3.3.1.2. Quản lý và bảo đảm chất lượng các mặt hàng xuất khẩu trong quá
trình vận chuyển và sử dụng 80
3.3.1.3. Chú trọng vào công tác thiết kế mẫu mã sản phẩm 81
3.3.1.4. Tìm kiếm và mở rộng mặt hàng thủ công mới phù hợp với năng lực
khai thác thị trường của Hapro 83
3.3.1.5. Đầu tư công nghệ vào quá trình sản xuất hàng thủ côngmỹ nghệ 83
ix
3.3.2. Biện pháp tăng cường quản lý và sử dụng vốn kinh doanh 84
3.3.2.1. Khả năng cung ứng vốn, quản lý đồng vốn để tránh thất thoát 84
3.3.2.2. Phân bổ ngân sách của Hapro nhiều hơn cho công tác phát triển thị
trường 85
3.3.3. Biện pháp quản lý và phát triển nguồn nhân lực 86
3.3.3.1. Hoàn thiện công tác tổ chức quản lý 86
3.3.3.2. Chú trọng vào công tác đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ có
năng lực, hiểu biết về nghiệp vụ, giỏi ngoại ngữ 86
3.3.3.3. Xây dựng tốt văn hóa doanh nghiệp 87
3.3.4. Biện pháp phát triển thị trường Mỹ 88
3.3.4.1. Phân loại mặt hàng thủ công mỹ nghệ theo cách hiểu và cách gọi của
người Mỹ 88
3.3.4.2. Chủ động thường xuyên hỏi thăm khách hàng cũ và chào hàng cho
các khách hàng cũ và mới 89
3.3.4.3. Biện pháp quản lý hồ sơ của khách hàng 90
3.3.4.4. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường 91
3.3.4.5. Đẩy mạnh các hoạt động phát triển thị trường thông qua xúc tiến
Thương mại tại thị trường Mỹ 93
3.3.5. Tập trung tới công tác xây dựng và bảo vệ thương hiệu hàng thủ công mỹ
nghệ của Hapro 94
3.3.6. Phát triển công nghệ thông tin 95
3.4. Một số kiến nghị 96
3.4.1. Với Nhà nước 97
3.4.1.1. Có chính sách khuyến khích phát triển hàng thủ công mỹ nghệ theo
đúng vùng miền 97
3.4.1.2. Hỗ trợ vốn đối để kinh doanh hàng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang
thị trường Mỹ 97
3.4.1.3. Hỗ trợ các đơn vị sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ về chi
x
phí xúc tiến, vận chuyển 97
3.4.1.4. Tăng cường công tác xúc tiến Thương mại 98
3.4.2. Với Thành phố 99
3.4.2.1. Tổ chức tốt công tác hội chợ Quốc tế EXPO thu hút nhiều khách
hàng nước ngoài 99
3.4.2.2. Thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo ngắn hạn hoặc dài
hạn liên quan tới hoạt động xuất khẩu thủ công 100
3.4.2.3. Tổ chức các chương trình khảo sát, giao lưu với các thành phố,
doanh nghiệp của các nước xuất khẩu thủ công mỹ nghệ lớn 100
3.4.3. Với các ngành liên quan và hiệp hội thủ công mỹ nghệ 101
KẾT LUẬN 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
xi
1
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sẽ mang lại lợi ích to lớn không chỉ
về kinh tế mà còn về văn hoá, xã hội. So với những nhóm hàng khác, hàng thủ công mỹ
nghệ được coi là nhóm hàng có tỷ lệ thực thu sau xuất khẩu rất cao do sử dụng đến 95%
nguyên liệu trong nước sẵn có và rẻ tiền. Bên cạnh đó, thúc đẩy xuất khẩu thủ công mỹ
nghệ sẽ tạo được công ăn việc làm cho rất nhiều người lao động, đặc biệt là lao động
nông nhàn tại chỗ, góp phần ổn định kinh tế nông thôn, giảm tệ nạn xã hội, duy trì và
bảo vệ nền văn hoá dân tộc. Đây là những lợi ích đem lại cho toàn nền kinh tế quốc dân
và hoạt động này cũng có vai trò rất quan trọng đối với Tổng công ty Thương mại Hà
Nội.
Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ được coi là hoạt động quan trọng nhất, luôn
được đưa ra trong định hướng chiến lược của Tổng công ty Thương mại Hà Nội. Tổng
công ty có mối quan hệ rộng, chặt chẽ và lâu đời với các cơ sở sản xu
ấ
t (chân hàng) tại
các tỉnh thành ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Do đó, hàng thủ công mỹ nghệ của Tổng
công ty Thương mại Hà Nội có chất lượng đảm bảo, khá phong phú, đa dạng về mẫu
mã, chủng loại và kiểu dáng, tạo cho khách hàng nhiều sự lựa chọn hấp dẫn, thu hút
được nhiều sự chú ý, gây dựng được uy tín và niềm tin đối với khách hàng ở nhiều nước
trên thế giới đặc biệt là với khách hàng Mỹ.
Mỹ là thị trường truyền thống và luôn là một trong ba nước đứng đầu trong bảng
kim ngạch xuất khẩu sang các khu vực thị trường của Tổng công ty từ năm 2005 đến
nay, kim ngạch xuất khẩu đều nằm trên mức 600 triệu USD (năm 2005: 1344397.85$,
năm 2006: 959619.86$, năm 2007: 1220123.95$, năm 2009: 610005.63$). Đặc biệt gần
đây thị trường Mỹ đang có nhu cầu lớn về hàng thủ công mỹ nghệ, kim ngạch nhập
khẩu của Mỹ về mặt hàng này năm 2008 lên tới 13 tỷ $. Họ đánh giá cao về sự tinh xảo
trong từng họa tiết hoa văn trên mỗi sản phẩm mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc.
Do vậy, Mỹ là một thị trường tiềm năng đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất
khẩu của Tổng công ty. Tuy nhiên, tình hình xuất khẩu mặt hàng này của Tổng công ty
2
sang thị trường Mỹ vẫn chưa được thực hiện một cách hiệu quả, chưa khai thác hết
được nhu cầu của thị trường, còn nhiều tồn tại và hạn chế cần phải được khắc phục để
đẩy mạnh xuất khẩu hơn nữa vào thị trường đầy tiềm năng này. Trong bối cảnh như
vậy, việc tìm ra những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu các sản
phẩm thủ công mỹ nghệ của Tổng công ty Thương mại Hà Nội vào thị trường Mỹ là rất
cần thiết.
Chính vì lý do trên nên tôi đã chọn đề tài: “Những biện pháp nhằm đẩy mạnh
hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Tổng Công ty Thương mại Hà
Nội sang thị trường Mỹ” để thực hiện luận văn thạc sỹ của mình.
2.Tình hình nghiên cứu
Đã có rất nhiều đề tài luận văn thạc sỹ và khoa học đã đề cập tới hoạt động xuất
khẩu thủ công mỹ nghệ của Việt Nam vào thị trường thế giới cũng như thị trường Mỹ
như:
- Ngô Xuân Bình (2005), “Hiệp định Thương mại Việt Mỹ và các giải pháp thúc
đẩy xuất khẩu hàng Việt Nam sang thị trường Mỹ”; luận văn tiến sỹ trường Đại học
Thương mại
- Vũ Minh Hiền (2007), “Chiến lược phát triển ngành gỗ xuất khẩu tại Việt nam
sang thị trường Mỹ đến năm 2015”; luận văn thạc sỹ trường Kinh tế Quốc dân
- Phạm Công Thành (2008), “Xuất khẩu gốm mỹ nghệ của Việt Nam vào thị
trường Nhật Bản, thực trạng và các giải pháp”, luận văn khoa học
- Phạm Ngọc Huân (2006), “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng
thủ công mỹ nghệ của Tổng Công ty xuất nhập khẩu Tocontap Hà Nội”, luận văn thạc
sỹ trường Kinh tế Quốc dân
Tuy nhiên việc nghiên cứu các biện pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng
thủ công mỹ nghệ của Tổng công ty Thương mại Hà Nội sang thị trường Mỹ là một đề
tài độc lập và rất cần thiết, nhất là Tổng công ty đang tích cực đẩy mạnh hoạt động xuất
khẩu trong bối cảnh Đảng và Nhà nước ta cũng đang có nhiều chủ trương khuyến khích
xuất khẩu.
3
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài sẽ nghiên cứu những yêu cầu nhập khẩu của thị trường Mỹ đối với mặt
hàng thủ công mỹ nghệ, và phân tích thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của
Tổng công ty thương mại Hà Nội vào thị trường này trong thời gian qua. Trên cơ sở đó,
đề ra các biện pháp nâng cao hoạt động xuất khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ sang
thị trường Mỹ của Tổng công ty Thương mại Hà Nội.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu, đề tài tự xác định cho mình những nhiệm vụ
sau đây:
o Nghiên cứu tổng quan về thị trường Mỹ và những quy định của thị trường
Mỹ đối với nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
o Kinh nghiệm về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của một số nước trên
thế giới
o Tìm hiểu thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Tổng công ty
Thương mại Hà Nội vào thị trường Mỹ từ năm 2005 đến nay
o Định hướng và dự báo nhu cầu hàng thủ công của nghệ của thị trường Mỹ
đến năm 2015
o Đề xuất các biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thủ công
mỹ nghệ sang thị trường Mỹ của Tổng công ty Thương mại Hà Nội
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Yêu cầu nhập khẩu của thị trường Mỹ đối với ba mặt
hàng thủ công mỹ nghệ của Tổng công ty thương mại Hà Nội là gốm sứ, đồ gỗ và mây
tre đan.
Phạm vi nghiên cứu: Thị trường Mỹ và hoạt động xuất khẩu thủ công mỹ nghệ
của Tổng công ty Thương mại từ năm 2005 đến nay
6. Phương pháp nghiên cứu
Bên cạnh các lý thuyết của chủ nghĩa Mác Lenin, tác giả đã sử dụng các phương
pháp phân tích, tổng hợp kết hợp với thống kê.
4
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các Phụ lục và danh sách tài liệu tham khảo, nội
dung chính của Luận văn được trình bày trong 03 Chương:
Chương 1: Tổng quan về thị trường Mỹ và những yêu cầu nhập khẩu đối với hàng
thủ công mỹ nghệ
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Tổng công ty
Thương mại Hà Nội vào thị trường Mỹ từ năm 2005 đến nay
Chương 3: Định hướng và các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ của Tổng công ty Thương mại Hà Nội vào thị trường Mỹ
5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ NHỮNG YÊU
CẦU NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
1.1. Thị trường và người tiêu dùng Mỹ đối với hàng thủ công mỹ nghệ
1.1.1. Đặc điểm của thị trường Mỹ
Với dân số trên 300 triệu người, đa dạng về chủng tộc và có thu nhập cao, Mỹ
hiện là một trong những thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới. Năm 2007, kim ngạch
nhập khẩu hàng hoá của Mỹ đạt 1.942.862.938 nghìn USD, đến năm 2008 và 2009, mặc
dù chịu ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế trầm trọng nhưng kim ngạch nhập khẩu hàng
hóa của Mỹ vẫn duy trì ở mức 2.0 nghìn tỷ USD (năm 2008: 2.090.482.755 nghìn $,
năm 2009: 1.986.200.354 nghìn $) [Phụ lục 2]. Do giá nhân công tại Mỹ cao, nên đến
nay hầu hết các hàng hoá tiêu dùng là hàng nhập khẩu, hoặc gia công ở nước ngoài theo
mẫu mã thiết kế và đầu tư của các công ty Mỹ và nhập khẩu trở lại nước này.
Với kim ngạch nhập khẩu lớn, Mỹ thực sự là thị trường khổng lồ đối với hầu hết
tất cả các loại hàng hoá mà Việt Nam có thể sản xuất và xuất khẩu.
Riêng hàng thủ công mỹ nghệ, Mỹ được xác định là một trong những thị trường
xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam, vì đây là những mặt hàng Việt Nam có thế mạnh
và người Mỹ ít sản xuất. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công của Việt Nam
vào thị trường Mỹ khoảng 740 triệu USD, đến tháng 11 năm 2009, kim ngạch đã tăng
3% (đạt kim ngạch xấp xỉ 1 tỷ USD). Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu chủ
yếu là dụng cụ gia đình và trang trí trong nhà, ngoài vườn, các mặt hàng quà tặng, lưu
niệm vừa có tính chất trang trí, quà tặng, vừa có tính gia dụng. Theo thống kê của các
cơ quan chức năng, trong những năm tới, Mỹ vẫn có nhu cầu nhập khẩu hàng thủ công
mỹ nghệ trên 13 tỷ USD/năm [9], như vậy mặt hàng này vẫn tiếp tục gia tăng.
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa dễ dàng xuất khẩu hàng hóa vào thị
trường Mỹ. Với sức hấp dẫn của mình, Mỹ luôn là một thị trường cạnh tranh gay gắt đối
với tất cả các đơn vị sản xuất kinh doanh hàng hoá trên thế giới mà trong đó có cả các
6
doanh nghiệp Việt Nam. Để xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường Mỹ,
chúng ta phải quan tâm đến các đặc điểm sau:
1.1.1.1. Đặc điểm cơ cấu dân cư
Đến cuối năm 2008 và đầu năm 2009, dân số của Mỹ đã lên tới 303.146.284
người, phân bố rải rác ở 50 bang của Mỹ với diện tích là 3.79 triệu mile
2
(dặm vuông)
tương đương 9.3 triệu km
2
[11]. Dân cư tập trung chủ yếu ở các Bang có các hoạt động
kinh tế, xã hội phát triển nhất, như California là bang có mức GDP cao nhất, đứng hàng
thứ 6 hoặc thứ 7 trên quy mô toàn cầu; Texas là bang nhỏ hơn về mặt kinh tế, chỉ bằng
một nửa GDP của bang California tương đương với vị trí thứ 10 của Canada có trị giá
1.080 tỷ USD; Florida là bang có GDP ngang ngửa với các nước "con hổ Châu Á", dân
cư sống ở các bang này có thu nhập cao và điều kiện sống đầy đủ. Dân số có mức thu
nhập trung bình nằm ở các bang New York; Pennsylvania; Georgia; North Carolina;
Washington với GDP nằm ở mức từ 309-621 tỷ USD. Dân số nhập cư có mức sống thấp
tập trung ở các bang Rhode Island; South Dakota; Montana với GDP nằm ở mức từ 11-
57 tỷ USD. Người Việt Nam hiện sinh sống ở Mỹ với dân số đến năm 2007 lên tới
1.642.950 người (chiếm trên 50% tổng số Việt kiều trên thế giới) tập trung phần lớn ở
quận Cam thuộc bang California và Texas với mức thu nhập từ 9-20 USD/giờ [30] và
hoạt động chủ yếu là cung cấp hàng hóa, dịch vụ nhỏ đáp ứng nhu cầu của cộng đồng
sống xung quanh như: sơn móng tay; bán lẻ lương thực, thực phẩm và các loại hàng hóa
khác.v.v.
Do đặc điểm về cơ cấu dân cư như vậy nên cơ cấu thị trường và mặt hàng tiêu
thụ ở Mỹ rất đa dạng, nhu cầu hàng hoá ở từng vùng không giống nhau. Hàng hóa nói
chung và hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng dù có chất lượng cao hay vừa đều có thể bán
trên thị trường Mỹ, vì ở đây có nhiều tầng lớp dân cư với mức sống khác nhau. Tuy
nhiên, đòi hỏi của người tiêu dùng Mỹ đối với sản phẩm cũng rất khắt khe, sản phẩm
không chỉ chất lượng tốt mà giá cả phải hợp lý và dịch vụ đảm bảo.
7
1.1.1.2 Thu nhập và chi tiêu
Để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường Mỹ, việc
nghiên cứu thu nhập và chi tiêu của người tiêu dùng rất quan trọng. Đa số người có thu
nhập cao thường sẵn sàng chi trả cho hàng hóa tinh xảo và độc đáo mà họ yêu thích.
Còn người có thu nhập bình dân lại thường cân nhắc mua các sản phẩm có tính hữu
dụng nhiều hơn. Hàng thủ công ngày nay ngoài tính trang trí, thẩm mỹ như tượng, đá,
pha lê,… còn có rất nhiều các mặt hàng gia dụng mang tính tiêu dùng cao như hàng nến,
bát đĩa sứ, chậu…Nắm chắc được các thông tin này, doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ
công mỹ nghệ của Việt Nam sẽ dễ dàng định hướng cho sản phẩm của mình thâm nhập
vào ngách thị trường và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu.
Về thu nhập: Cho đến nay nước Mỹ luôn được đánh giá là một trong 10 nước
trên thế giới có thu nhập bình quân đầu người cao nhất trên thế giới [34], năm 2008 đạt
47000 đô-la đứng thứ 8 trên thế giới.
Bảng 1.1 Thu nhập đầu người của các nước lớn trên thế giới năm 2008
Thứ tự
Quốc gia Intl. $
1
Liechtenstein
118,000
2
Qatar 103,500
3
Luxembourg
81,100
4
Kuwait 57,400
5
Na Uy 55,200
6
Brunei 53,100
7
Singapore 52,000
8
Hoa Kỳ 47,000
9
Ireland 46,200
Nguồn: Đại sứ Quán Hoa Kỳ tại Việt Nam năm 2008
Tuy nhiên, trong khi Mỹ là nước có GDP bình quân đầu người cao nhất trong số
các nền kinh tế lớn, thì sự phân phối thu nhập tại Mỹ cũng có mức độ bất bình đẳng cao
nhất trong số các nền kinh tế này. Sự bất bình đẳng này là do cơ cấu dân cư, sự phân
hoá giàu nghèo đã diễn ra từ nhiều thập kỷ ở Mỹ [27, 28]. Năm 2004, theo Cơ quan
8
Ngân sách của Quốc hội, thu nhập của nhóm hộ gia đình có thu nhập cao nhất của nước
Mỹ đã chiếm tới 53,5% tổng thu nhập của người dân Mỹ, trong khi đó, thu nhập của
nhóm hộ gia đình nghèo nhất chỉ chiếm có 4,1% (mức lương trả theo giờ phổ biến ở các
Bang dành cho lao động phổ thông là khoảng 8 - 10 USD/giờ, thợ chuyên môn thì từ 12
- 30 USD/giờ). Đặc biệt nhóm những người có thu nhập cao nhất (chiếm 1% dân số) có
thu nhập chiếm 16,3% tổng thu nhập toàn quốc, tỷ lệ này tăng gấp 3 lần so với những
năm 1960-1970. Qua đó, ta thấy thu nhập tăng lên đối với tất cả các hộ gia đình Mỹ thì
phần lớn lại thuộc về nhóm có thu nhập cao nhất [31].
Về chi tiêu: Sức mua của người Mỹ rất lớn vì họ chi tiêu mua sắm nhiều. Năm
2007, tổng doanh số bán hàng tại Mỹ đã lên tới hơn 4 nghìn tỷ USD, tăng 8% so với
năm 2006. Theo thống kê, trong 15 năm qua, tỷ lệ tiết kiệm của người Mỹ đã từ 6%
giảm xuống còn 1%. Hàng hoá mà người Mỹ tiêu dùng hầu hết được nhập khẩu từ bên
ngoài. Các nước không chỉ sản xuất mà còn cho người Mỹ vay tiền để mua hàng hoá
của họ và như vậy nước Mỹ mắc nợ thế giới ngày một nhiều. Thâm hụt thương mại và
thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ hết năm 2006 đã ở mức 785.5 tỷ đôla, (xấp xỉ 6%
GDP) lớn hơn rất nhiều lần so với bất kỳ quốc gia nào khác. Do đó, các chuyên gia kinh
tế quốc tế đã đánh giá Mỹ là một xã hội tiêu thụ.
Đơn vị: tỷ đô-la Mỹ
Nguồn: Cục Tình báo Liên bang Hoa Kỳ (CIA)
Đồ thị 1.1: Thâm hụt thương mại năm 2006
9
Thâm hụt thương mại của Mỹ lớn hơn của bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới, chiếm
5,7% GDP năm 2006
Tuy nhiên, năm 2008, 2009 khi cả thế giới chứng kiến cuộc đại suy thoái về kinh
tế trầm trọng và lớn nhất từ trước đến nay, thì người Mỹ đã bắt đầu thay đổi mức chi
tiêu. Kim ngạch nhập khẩu của Mỹ năm 2008 đã giảm xuống ở mức thấp nhất khiến cho
thâm hụt thương mại của Mỹ đứng ở mức 681.1 tỷ USD. Tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng
của Mỹ trong tháng 7 năm 2009 đã giảm 10,4% so với cùng kỳ năm 2008 - mức giảm
cao gấp hơn 5 lần dự báo trước đó của giới quan sát, xuống còn 2.472 tỷ USD (tính theo
tỷ lệ hàng năm). Trong đó, dư nợ tín dụng không tuần hoàn, bao gồm các khoản vay có
chốt thời hạn thanh toán cho các hoạt động mua xe ôtô, đi học, đi du lịch… đã giảm
mức kỷ lục 15,4 tỷ USD so với tháng 6 và giảm 11,7% so với cùng kỳ năm trước, còn
1.566,5 tỷ USD [33]. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường tiêu thụ hàng
thủ công mỹ nghệ ở Mỹ bởi mặt hàng thủ công chủ yếu mang tính trang trí, thẩm mỹ
không phải là mặt hàng phục vụ nhu cầu thiết yếu. Năm 2006, kim ngạch nhập khẩu
hàng thủ công mỹ nghệ vào Mỹ đạt khoảng 12.2 tỷ USD, năm 2007, kim ngạch lên tới
13.4 tỷ USD, năm 2008, con số dừng lại ở 12.7 tỷ USD (do khủng hoảng thế giới bắt
đầu vào 3 tháng cuối năm); đến 6 tháng đầu năm 2009, kim ngạch đã giảm 30% so với
cùng kỳ năm 2008, chỉ đạt ở con số 7.3 tỷ USD [9].
1.1.1.3 Nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng Mỹ đối với hàng thủ công mỹ
nghệ
Mặt hàng thủ công mỹ nghệ không phải là sản phẩm có nguồn gốc từ sự phát
triển mạnh mẽ của nền sản xuất công nghiệp hiện đại mà nó có tính chất văn hóa, truyền
thống. Mỗi đất nước đều có sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang đậm dấu ấn của văn hóa,
truyền thống về đất nước, văn hóa, phong tục và con người của mình.
Mỹ là hợp chủng quốc và là quốc gia đa dạng về chủng tộc, đa dạng về văn hóa
[27], do đó có những phong cách, nhu cầu khác nhau và ngày càng cao đối với mặt hàng
thủ công mỹ nghệ làm từ đồ gỗ chạm khảm, đồ sứ đến đồ sứ chạm khắc, đồ trang trí…
Sở dĩ có nhu cầu này là do:
10
- Mỹ luôn nằm trong số những nước có thu nhập bình quân đầu người lớn nhất
thế giới, khi vật chất được đảm bảo đầy đủ thì nhu cầu về văn hóa tinh thần luôn được
quan tâm. Trong giao tiếp xã hội hàng ngày, mỗi người dân Mỹ đều phải tiếp xúc, trao
đổi với nhiều người mang nhiều truyền thống, văn hóa khác nhau. Do vậy, người dân
Mỹ luôn muốn khám phá, tìm hiểu truyền thống văn hoá, nghệ thuật nước ngoài cũng
như các phong cách sống và các phong tục của các dân tộc khác.
- Các phương tiện truyền thông đại chúng rất phát triển tại Mỹ cũng góp phần
quan trọng khi luôn có các chương trình giới thiệu và quảng bá du lịch về văn hóa,
phong tục, tập quán của nước ngoài.
- Thêm vào đó, niềm tự hào dân tộc và luôn hướng về văn hoá quê hương của các
nhóm cộng đồng di dân từ Châu Á (Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, Singapore…)
cũng góp phần làm tăng nhu cầu và mở rộng thị trường cho mặt hàng thủ công mỹ nghệ.
Người dân Mỹ ưa chuộng mua sắm những sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ giản dị
như bát tròn, vuông, giỏ đan đến những sản phẩm tinh xảo với kiểu dáng độc đáo như
hàng mỹ nghệ thời trang, đồ trang sức mỹ nghệ và những mặt hàng cỡ lớn như đồ treo
tường, tượng gỗ, tượng kim khí, đồ gỗ mỹ nghệ, đồ trang trí sử dụng trong nhà và văn
phòng. Đặc biệt người dân Mỹ rất chú ý đến những sản phẩm thủ công sản xuất bằng
chất liệu đa dạng từ tơ sợi, đá, kim loại, gỗ, da vải và giấy
Như vậy, Mỹ là một thị trường nhiều tiềm năng và màu mỡ cho hàng thủ công
mỹ nghệ của Việt Nam.
Mặc dù là hàng thủ công chủ yếu làm bằng tay hoặc dùng các công cụ thô sơ,
nhưng thị trường Mỹ vẫn đòi hỏi cao về giá trị của sản phẩm (chất lượng, độ bền, độ tin
cậy, sự tiện dụng…) và thời gian giao hàng:
- Người Mỹ rất quan tâm đến chất lượng, màu sắc của sản phẩm, tiêu chuẩn an
toàn vệ sinh thực phẩm và xuất xứ hàng hoá. Họ rất nhạy cảm với vấn đề giá cả đi đôi
với chất lượng: Nhu cầu sản phẩm rẻ có xu hướng tăng lên trong giai đoạn kinh tế trì
trệ, nhưng cũng có ngoại lệ, giá cao có thể được trả cho những sản phẩm chất lượng cao
và đặc biệt sẵn sàng trả giá cao cho những sản phẩm độc đáo và tinh tế. Ngoài ra, để bán
11
được hàng ở Mỹ, công đoạn đóng gói và hoàn tất sản phẩm cũng rất được người tiêu
dùng quan tâm. Nhiều mặt hàng được dùng làm quà tặng phải đóng gói đẹp, cầu kỳ và
đảm bảo không vỡ hàng, giao tận tay đến người tiêu dùng vẫn đảm bảo chất lượng. Ví
dụ như mặt hàng Nến bán vào dịp Giáng sinh ngoài việc phải đạt tiêu chuẩn cháy trong
24 giờ liên tục, không được đọng nước và chảy, v.v còn phải được dán rõ cách sử dụng
ở dưới đáy, bọc màng co để đảm bảo chất lượng. Ném hộp đã đựng Nến ở độ cao một
mét và ở tám mép hộp, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo Nến và đồ trang trí Nến không bị
vỡ, hỏng.
- Ngoài giá trị của sản phẩm thì việc đảm bảo thời gian giao hàng cũng là yếu tố
rất quan trọng. Việc giao hàng đúng hẹn được đảm bảo một cách nghiêm ngặt, nếu
chậm hợp đồng có thể bị hủy bỏ hay bị phạt nặng. Bất cứ một doanh nghiệp nào thường
xuyên phạm phải lỗi này đều mất sức cạnh tranh và dẫn tới không có cơ hội kinh doanh
tại thị trường Mỹ.
Tiêu dùng của người Mỹ mang tính “mùa vụ” rất rõ rệt: Không ít mặt hàng (một
số trường hợp bao gồm cả màu sắc) người Mỹ chỉ sử dụng cho mùa này, dịp này mà
không bao giờ dùng cho mùa kia và ngược lại [32]. Một chi tiết khác là người Mỹ đặc
biệt ưa thích những hàng thủ công mỹ nghệ tinh xảo và thực sự được làm bằng phương
pháp thủ công. Đây là thế mạnh của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam vì nước ta luôn
có các đội ngũ thợ thủ công có tay nghề giỏi tại các làng nghề truyền thống và biết tạo
ra các sản phẩm độc đáo thỏa mãn đa dạng nhu cầu của khách hàng.
Một khuynh hướng nổi lên tại thị trường Mỹ là các giới tiêu thụ thuộc nhiều lứa
tuổi khác nhau ngày càng tỏ ra ưu chuộng các loại quà tặng và các sản phẩm trang trí
nội thất được sản xuất bằng thủ công với các loại nguyên liệu tự nhiên, phản ánh truyền
thống và văn hoá đặc thù của các nước Châu Á. Đối với những sản phẩm này, Việt Nam
đều có khả năng sản xuất và cung ứng vào thị trường Mỹ nhưng trong thực tế kết quả
còn quá nhỏ bé do còn thiếu các “các cầu” cần thiết để quảng bá giới thiệu hàng hoá.
Trong vài năm trở lại đây, hàng hoá của Việt Nam đã ngày càng phổ biến trên thị
trường Mỹ, một trong những tác động ảnh hưởng quan trọng là việc số lượng du khách