Tải bản đầy đủ (.docx) (89 trang)

Luận văn ThS HCMH - Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức nhà báo và vận dụng vào giáo dục sinh viên ngành Báo chí ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.29 KB, 89 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh – danh nhân văn hóa, một nhà báo lớn của dân
tộc, là hiện thân của chủ nghĩa nhân văn mang đậm nét văn hóa á Đơng.
Khơng chỉ vậy, Hồ Chí Minh cịn là chiến sĩ cộng sản, nhà tư tưởng lớn của
giai cấp vô sản của nhân dân tiến bộ trên thế giới. Trong hệ thống tư tưởng
của Người, tư tưởng về con đường cứu nước, giải phóng cho dân tộc đã thức
tỉnh hàng triệu con người bị áp bức ở các nước thuộc địa lạc hậu là một trong
những nội dung đặc sắc khơng chỉ có giá trị về mặt lý luận, mà cịn có ý nghĩa
thực tiễn. Trung thành với những nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa MácLênin, đồng thời vận dụng sáng tạo những ngun lý đó trong điều kiện, hồn
cảnh cụ thể của nước ta, Người đã đề xuất những vấn đề mới do thực tiễn đặt
ra và hình thành hệ thống các quan điểm về những vấn đề cơ bản của cách
mạng Việt Nam. Hơn nữa, tư tưởng của người còn là sản phẩm của thời đại,
nó trường tồn, bất diệt và đã trở thành một bộ phận của văn hoá dân tộc, có
sức hấp dẫn, lâu bền và phổ biến, là tài sản vô giá của dân tộc ta. Bởi lẽ, tư
tưởng Hồ Chí Minh khơng chỉ tiếp thu, kế thừa những giá trị, tinh hoa văn
hoá, tư tưởng “vĩnh cữu” của lồi người, trong đó chủ yếu là chủ nghĩa Mác Lênin, mà còn đáp ứng những vấn đề của thời đại, của sự nghiệp cách mạng
Việt Nam. Cùng với đó, trong sự nghiệp hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ
chí Minh ln coi báo chí và những người làm báo là một bộ phận của sự
nghiệp cách mạng, là vũ khí sắc bén trong cơng cuộc đấu tranh giành độc lập
cho dân tộc và xây dựng cuộc sống mới cho nhân dân Nhận thức sâu sắc về
giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng, Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ nên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển
năm 2011) tiếp tục nhấn mạnh và khẳng định: Đảng lấy chủ nghĩa Mác –
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành
động,...”. Vì thế, việc tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ những nội dung cụ thể
1


trong tư tưởng của Người nói chung và tư tưởng về nghề báo nói riêng là việc
làm hết sức có ý nghĩa.


Sau gần 30 năm đổi mới và hội nhập, cùng với xu thế tồn cầu hóa đã
thúc đẩy sự xích lại gần nhau giữa các quốc gia, dân tộc. Xu thế này mang lại
nhiều cơ hội phát triển cho các nước thông qua quan hệ hợp tác quốc tế phát
huy lợi thế, tranh thủ sức mạnh bên ngoài để phát triển kinh tế - xã hội. Tuy
nhiên, quá trình này đã tác động trực tiếp và làm thay đổi các yếu tố riêng biệt
có tính truyền thống của dân tộc. Trước kia, các vấn đề điều kiện tự nhiên;
lịch sử dân tộc cùng với quan điểm phát triển; ý thức hệ của các quốc gia, dân
tộc có tính thuần khiết và mang yếu tố khác biệt, thì ngày nay có sự giao thoa,
tiếp biến the. Các cuộc xung đột và vấn đề đồng hóa văn hóa, sự tranh giành
ảnh hưởng địa chính trị, đấu tranh ý thức hệ trong quan hệ quốc tế xét đến
cùng đều nhằm đạt tới mục tiêu kinh tế. Sự phát triển và mục tiêu kinh tế của
các nước có sự đồng nhất về chất. Nhưng về mặt chính trị, ý thức hệ, văn hóa
và giá trị dân tộc lại khơng có sự đồng nhất về chất. Từ đó, vấn đề mà hầu hết
các quốc gia đang gặp phải trong quá trình hội nhập là việc giữ gìn, phát huy
bản sắc văn hóa, truyền thống cũng như ý thức hệ chính trị trở thành vấn đề
có tính thời sự và là một trong những nội dung quan trọng nhất trong đời sống
tinh thần của xã hội. Để phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực, chúng ta từng
bước tiến hành cải cách, mở cửa và phát triển kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa. Đổi mới được xác định là một quan điểm phát triển và đã
mang lại nhiều thành tựu. Tuy nhiên, nó cũng tác động khơng nhỏ đến đời
sống tinh thần, đạo đức, lý tưởng khi những quan điểm, giá trị văn hóa, dân
chủ, tự do phương Tây ngày càng có sự xâm nhập mạnh mẽ trong đời sống
tinh thần của xã hội. Trong đó, tầng lớp thanh niên là bộ phận có sự tiếp nhận
nhanh, đơi khi sự tiếp nhận thiếu sự chọn lọc hoặc có sự nhầm lẫn về cách
tiếp cận dẫn đến quan niệm sai lệch hệ giá trị và những chuẩn mực xã hội của
dân tộc cũng như mục tiêu của sự nghiệp cách mạng.

2



Mặt khác, trong những năm vừa qua, báo chí, truyền thơng ngày càng
có vai trị quan trọng trong đời sống tinh thần của xã hội. Báo chí, truyền
thơng khơng chỉ thực hiện vai trò giám sát, phản biện xã hội, mà cịn định
hướng tư tưởng, văn hóa và đời sống tinh thần của xã hội. Những người làm
báo ngày càng có vai trị quan trọng và có sức ảnh hưởng lớn đến đời sống xã
hội. Việc nhận thức đúng đắn, trách nhiệm về đạo đức nghề báo phải được coi
là phẩm chất hàng đầu trong công tác đào tạo nhân lực cho lĩnh vực báo chí,
truyền thơng. Sinh viên là lực lượng trí thức trẻ, là bộ phận ưu tú của thanh
niên. Đặc biệt, sinh viên ngành Báo chí với tư cách những người làm công tác
tư tưởng, định hướng dư luận trong tương lai; đồng thời vừa là người tạo ra tri
thức – những giá trị tinh thần của xã hội, vừa là người hưởng thụ thành quả
của tri thức đó. Hơn nữa, là lực lượng đóng vai trị quan trọng trong việc bảo
vệ, phát huy giá trị đạo đức, bản sắc văn hóa dân tộc, lý tưởng cách mạng của
Đảng, của nhân dân, tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước đến các tầng lớp nhân dân. Với tư cách người làm
báo, những phẩm chất đầu tiên đóng vai trị cốt yếu nhất đặt nền móng cho sự
tiếp cận các vấn đề của đời sống xã hội cần có và phải có nền tảng đạo đức,
đạo đức cách mạng và đạo đức của người làm báo, có bản lĩnh chính trị cũng
như quan điểm lập trường giai cấp đúng đắn, thế giới quan khoa học, cách
mạng làm cơ sở cho việc tuyên truyền, định hướng đời sống xã hội.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực đời sống tinh thần nhất là đời sống chính trị,
đạo đức trong sinh viên nói chung và sinh viên báo chí nói riêng tiếp tục diễn
biến khá phức tạp. Tình trạng suy thối về chính trị tư tưởng đạo đức của một
bộ phận sinh viên dẫn đến xa rời mục tiêu, phai nhạt lý tưởng xã hội chủ
nghĩa, không kiên định lập trường. Một trong những biểu hiện rõ nét nhất là
lối sống cá nhân thực dụng, xa rời đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Sự suy giảm đạo đức, lệch lạc về lối sống ngày càng có chiều hướng gia tăng.
Tình trạng vật chất hố các hành vi ứng xử, coi nhẹ giá trị đạo đức truyền
thống theo kiểu “văn minh vật chất”, “văn minh tiêu dùng” ngày càng phổ
3



biến. Khơng ít thanh niên, sinh viên có xu hướng sùng ngoại, sùng bái đồng
tiền, sống hưởng thụ vượt quá khả năng và điều kiện hiện có. Thậm chí có
khơng ít các bạn trẻ do chạy theo nhu cầu hưởng thụ quá mức đã đẩy họ đến
con đường phạm tội và đơi khi lợi dụng danh nghĩa, uy tín của các cơ quan
thông tấn vi phạm pháp luật. Trong khi đó, các thế lực thù địch đang tìm mọi
cách tấn cơng xun tạc, phủ nhận vai trị của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chúng tuyên truyền lối sống xa lạ với những giá trị văn hóa truyền thống dân
tộc. Tình hình trên đã ảnh hưởng đến tâm tư, tình cảm, lý tưởng, lập trường tư
tưởng và ý thức chính trị của các tầng lớp dân cư, nhất là sinh viên ngành Báo
chí - đối tượng hết sức nhạy cảm với các vấn đề chính trị - xã hội. Cùng với
đó, sự tác động bởi mặt trái của cơ chế thị trường đã ảnh hưởng đến đời sống
đạo đức, lý tưởng của một bộ phận thanh niên trong đó có sinh viên ngành
Báo chí. Do vậy, việc nghiên cứu làm rõ những nội dung cơ bản trong tư
tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức nhà báo và vận dụng vào giáo dục sinh viên
ngành Báo chí ở Việt Nam hiện nay là vấn đề hết sức có ý nghĩa và cần thiết.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay, có nhiều cơng trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về
các lĩnh vực như: đạo đức, nhà nước pháp quyền, dân tộc, chủ nghĩa xã hội...
Bên cạnh đó, có nhiều cơng trình nghiên cứu về giáo dục đạo đức, lý luận
chính trị, giáo dục đào tạo, báo chí…Qua các cơng trình này, đã làm sáng tỏ
nhiều nội dung có giá trị về mặt khoa học cũng như thực tiễn. Trong đó, phải
kể đến những nhóm cơng trình:
Một là, những cơng trình tiêu biểu nghiên cứu và có liên quan đến vấn
đề đạo đức, vấn đề giáo dục đạo đức, lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ như:
Cuốn sách Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta
hiện nay của tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn và Nguyễn Văn Phúc (đồng chủ
biên) do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2003. Cuốn

4


sách đã đề cập một cách có hệ thống nội dung lý luận cũng như thực tiễn đạo
đức xã hội của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đồng thời đã
khái quát một cách cô đọng những chuẩn mực, truyền thống giá trị đạo đức
của dân tộc ta, những nguyên tắc phương hướng và giải pháp xây dựng đạo
đức mới cho đội ngũ cán bộ, đảng viên nhằm thực hiện thắng lợi đường lối
cách mạng Việt Nam.
Cuốn sách Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay - Vấn đề và giải pháp
của tác giả Nguyễn Duy Quý (Chủ biên) Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà
Nội xuất bản năm 2006. Trong đó, tác giả đã phân tích vấn đề đạo đức xã hội
dưới tác động, ảnh hưởng của kinh tế, chính trị của nước ta hiện nay và phân
tích đạo đức của từng nhóm đối tượng, hoàn cảnh cụ thể đạo đức của cán bộ,
đảng viên và công chức, đạo đức của sinh viên, đạo đức trong lao động, giao
tiếp, đạo đức trong gia đình.
Cuốn Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức của tác giả Ðinh Xuân Dũng
(chủ biên) do Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội xuất bản năm 2008. Cuốn sách là
tập hợp những bài nghiên cứu, những trích dẫn tiêu biểu về tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh và một số mẩu chuyện chân thật, sinh động, ngắn gọn về tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh để phục vụ việc học tập của cán bộ, đảng viên,
giáo viên, học sinh, sinh viên trong các nhà trường. Ở khía cạnh nhất định,
cuốn sách cũng phát huy vai trò trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức
về tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong đời sống xã hội. Nội dung cuốn
sách gồm 3 phần: Phần một, tập hợp một số bài nghiên cứu cơ bản về tư
tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước,
các nhà nghiên cứu về Hồ Chí Minh. Phần hai, trích dẫn một số ý kiến tiêu
biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức. Phần ba, chọn lọc một số mẩu
chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh do những người gần gữi với Bác
và các nhân chứng lịch sử kể lại, đã được công bố trên sách báo.


5


Cuốn sách Xây dựng đạo đức mới trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa của tác giả Trịnh Duy Huy do Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia Hà Nội phát hành năm 2009. Cuốn sách đề cập khá đầy đủ và hệ
thống về lý luận, thực trạng và một số phương hướng, giải pháp để xây dựng
đạo đức mới trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Tác giả
cho rằng, xây dựng và phát triển đạo đức mới phải dựa trên cơ sở kế thừa và
phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam và chỉ ra những chuẩn
mực cơ bản của đạo đức mới đang được xây dựng ở nước ta bao gồm: chủ
nghĩa yêu nước và tinh thần quốc tế trong sáng; tinh thần tập thể, ý thức cộng
đồng; tinh thần lao động tự giác, sáng tạo; tinh thần nhân đạo và một số giá trị
khác như: bình đẳng, cơng lý, nhân quyền, u thiên nhiên, sự lương thiện,
thận trọng, tự giác, tự trọng.
Cuốn sách Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Mịnh với việc nâng cao đạo đức
cách mạng cho cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay của tác giả
Nguyễn Thế Kiệt do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội phát hành năm
2011. Cuốn sách gồm 2 chương. Chương I, bàn về Nguồn gốc bản chất và nội
dung đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh, chương II, bàn về Đạo đức người
cán bộ lãnh đạo hiện nay – thực trạng và giải pháp (dưới ánh sáng đạo đức
cách mạng Hồ Chí Minh). Cuốn sách là tài liệu tham khảo có giá trị đối với
những người nghiên cứu về đạo đức cách mạng, đạo đức Hồ Chí Minh.
Luận án tiến sĩ Triết học Quan hệ biện chứng giữa truyền thống và
hiện đại trong giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay của Lê Thị
Hồi Thanh (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2003). Luận án phân
tích quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại trong giáo dục đạo đức
cho sinh viên. Trên cơ sở đó, Luận án đưa ra một số giải pháp như: Kết hợp
giáo dục truyền thống và hiện đại trong gia đình, nhà trường và xã hội, tạo

môi trường giáo dục lành mạnh và thống nhất; kết hợp giáo dục đạo đức với
giáo dục pháp luật, tạo môi trường pháp lý cho việc kết hợp truyền thống và

6


hiện đại trong giáo dục đạo đức; kết hợp các phương pháp giáo dục truyền
thống với các phương pháp giáo dục hiện đại, đổi mới hình thức và phương
pháp giáo dục.
Luận văn thạc sĩ triết học Đạo đức của sinh viên trong điều kiện kinh tế
thị trường hiện nay ở Việt Nam – thực trạng và giải pháp của tác giả Vũ
Thanh Hương (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2004). Tác
giả đã khảo sát một số trường đại học và cao đẳng ở Hà Nội và đi vào phân
tích thực trạng đạo đức sinh viên trong điều kiện hiện nay và nêu ra một số
giải pháp nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức cho sinh viên trong điều kiện
kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay như: Tạo lập môi trường kinh tế - xã
hội lành mạnh; nâng cao ý thức tự giáo dục đạo đức của sinh viên; đổi mới
nội dung và hình thức giáo dục đạo đức cho sinh viên.
Bài viết Quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục lý luận chính trị cho
thanh niên của tác giả Lý Bích Hồng cơng bố trên tạp chí Lý luận chính trị (32007), trong đó tác giả đưa ra các yêu cầu cơ bản cần phải giáo dục lý luận
chính trị trong đó có giáo dục lý tưởng cách mạng.
Bài Nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc,
phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta của tác giả Ngơ Hồng
Anh cơng bố trên Tạp chí giáo dục lý luận (Số 7 - 2012). Trong bài này, tác
giả phân tích tính chất phức tạp, nguy hiểm của việc chống phá bằng lý luận
về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, qua đó tác giả vạch trần âm
mưu, thủ đoạn chống phá chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Tác giả đã đi đến
khẳng định tính đúng đắn đường lối chính sách của Đảng, pháp luật Nhà
nước.
Bài Thống nhất giữa kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền

thống trong xây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ hiện nay của tác giả Ngô
Thị Thu Ngà công bố trên Tạp chí Giáo dục lý luận (Số 7/2012) đã phân tích
q trình vận động, phát triển xã hội và kế thừa là quan hệ tất yếu giữa cái cũ
7


và cái mới. Trên cơ sở đó, tác giả đi đến khẳng định bảo đảm thống nhất giữa
kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống thực sự trở thành một
trong những nguyên tắc quan trọng trong xây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ
Việt Nam hiện nay.
Bài Nâng cao việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên
của tác giả Nguyễn Thị Thu Thảo cơng bố trên Tạp chí Giáo dục lý luận (Số 7
- 2012) đã đề cập đến các nội dung giáo dục việc giữ gìn phát huy bản sắc dân
tộc, giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống nhân ái – yêu thương con
người, truyền thống cần cù, tiết kiệm, thơng minh sáng tạo, truyền thống đồn
kết và truyền thống hiếu học – tơn sư trọng đạo.
Ngồi những cơng trình tiêu biểu kể trên cịn có một số cơng trình đề
cập đến vấn đề đạo đức, lý tưởng như: Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế
hệ trẻ Việt Nam trong tình hình mới của tác giả Phạm Đình Nghiệp do Nhà
xuất bản Thanh niên phát hành năm 2000. Luận án Tiến sĩ Triết học Vai trò
của đạo đức đối với sự hình thành nhân cách con người Việt Nam trong điều
kiện đổi mới hiện nay của tác giả Lê Thị Thùy thực hiện năm 2000 tại Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Lý tưởng đạo đức và việc rèn luyện lý
tưởng đạo đức cho thanh niên trong điều kiện hiện nay của tác giả Đoàn Văn
Thiêm cơng bố trên Tạp chí Triết học (Số 2- 2001). Bồi dưỡng lý tưởng cách
mạng cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay của tác giả Vi Đức Được công
bố trên tạp chí Thanh niên (Số 8-2001). Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trị
thanh niên trong cách mạng Việt Nam của tác giả Trần Thị Quy Nhơn do Nhà
xuất bản Thanh niên phát hành năm 2004. Luận văn Vấn đề giáo dục thế giới
quan duy vật biện chứng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng ở Hà

Nội hiện nay của tác giả Nguyễn Thị Luyến thực hiện năm 2005 tại Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Giáo dục thanh niên kế thừa nhân cách Hồ
Chí Minh để trưởng thành và phát triển của tác giả Dương Tự Đam do Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia Hà nội xuất bản năm 2008. v.v.

8


Hai là, nhóm các cơng trình tiêu biểu nghiên cứu và liên quan đến vấn
đề báo chí, đạo đức nhà báo như: Cuốn C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin với
báo chí của GS. Hà Minh đức do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật
xuất bản năm 2011, tác phẩm gồm 8 chương, là chuyên luận tìm hiểu những
quan điểm về báo chí và những hoạt động báo chí của các nhà kinh điển. Đây
là tài liệu tham khảo có giá trị cung cấp cho bạn đọc, đặc biệt là những người
làm cơng tác báo chí những kiến thức hiểu biết cơ bản về báo chí và hoạt
động báo chí của các nhà kinh điển cũng như của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Qua
cuốn sách, tác giả đã phân tích một cách tỉ mỉ, sâu sắc về các vấn đề: chức
năng, đặc điểm, khuynh hướng chính trị, xã hội của các tác phẩm báo chí dưới
quan điểm của C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin; vấn đề báo chí dưới chế độ
tư sản; báo chí của giai cấp vơ sản; sáng tác văn nghệ và báo chí của các nhà
kinh điển bàn về văn nghệ. Bên cạnh đó, cuốn sách cịn cung cấp cho bạn đọc
nhiều nội dung có giá trị liên quan đến việc tiếp nhận và vận dụng sáng tạo
quan điểm báo chí của ba nhà kinh điển C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin và
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khơng chỉ có vậy, tác giả cịn trình bày một cách khái
quát và đầy đủ về những bước thăng trầm của nền báo chí cách mạng Việt
Nam từ những ngày khởi đầu, rồi qua hai cuộc chiến tranh cho đến thời kỳ
đổi mới ngày nay, mà nền báo chí ấy lại được dựa trên nền tảng tư tưởng,
đường lối của Chủ nghĩa Mác - Lênin.
Cuốn sách “Lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam (1925-2010) của
PGS, TS. Đào Duy Quát làm chủ biên do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia –

Sự thật xuất bản năm 2010 à cơng trình lớn, có sự tham của nhiều nhà báo,
nhà khoa học đầu ngành. Nội dung cuốn sách đã khái quát chặng đường phát
triển của lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam từ năm 1925 đến năm 2010; sự
ra đời và phát triển của các cơ quan báo chí; những thành tựu, hạn chế của
báo chí qua các thời kỳ phát triển; đề xuất những giải pháp để nâng cao chất
lượng báo chí trong thời kỳ mới v.v.. Kết cấu nội dung cuốn sách gồm 6
chương: Chương I: Báo chí cách mạng Việt Nam thời kỳ 1925 - 1945;
9


Chương II: Báo chí cách mạng Việt Nam thời kỳ 1945 - 1954; Chương
III: Báo chí cách mạng Việt Nam thời kỳ 1954 - 1975; Chương IV: Báo chí
cách mạng Việt Nam thời kỳ 1976 - 1986; Chương V: Báo chí cách mạng
Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nước 1986 - 2000; Chương VI: Báo chí
cách mạng Việt Nam thời kỳ tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước 2001 - 2010.
Cuốn Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo của tác giả Nguyễn Thị
Trường Giang do Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính xuất bản năm 2011,
chủ đề nghiên cứu của cơng trình là bàn về đạo đức nhà báo được tác giả triển
khai trong 5 chương sách. Hai chương đầu cuốn sách khái quát vấn đề: Đạo
đức nghề nghiệp như một điều tiết trong hoạt động báo chí, và Đạo đức nghề
nghiệp trong các mối quan hệ của nhà báo. Hai chương này được xem xét
dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, bám sát đường lối, chính sách cũng như
sự chỉ đạo của Đảng ta đối với báo chí, lực lượng được coi là đi đầu trong
cơng tác chính trị, tư tưởng. Tiếp đó, chương 3, tác giả khẳng định: Tính tích
cực là khuynh hướng chủ đạo trong đạo đức nghề nghiệp nhà báo Việt Nam.
Chương 4, tác giả liệt kê và phân tích Những biến đổi tiêu cực trong đạo đức
nghề nghiệp của nhà báo Việt Nam hiện nay. Chương 5, chương cuối cùng đề
cập vấn đề cốt lõi: Giải pháp nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Việt
Nam.

Bài Những quan điểm chỉ đạo cơ bản của Đảng về vai trò định hướng
dư luận xã hội của báo chí của tác giả Đỗ Chí Nghĩa cơng bố trên Tạp chí Lý
luận Chính trị và Truyền thống (Số 11 - 2013). Trong đó, tác giả nêu khái
quát quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về tác động của báo chí đến
dư luận xã hội trên 2 nội dung chính: Thứ nhất, báo chí có vai trị to lớn và đã
thực sự đóng góp tích cực vào việc định hướng đúng đắn dư luận xã hội. Thứ
hai, một số cơ quan báo chí xa rời tơn chỉ, mục đích, thiếu tính định hướng,
ảnh hưởng khơng tốt đến uy tín của giới báo chí. Bên cạnh việc đánh giá cao

10


vai trị của báo chí trong việc giữ vững trận địa thông tin, là cầu nối giữa
Đảng với dân, giữa cơ quan quản lý với các thành tố khác trong xã hội, các
văn kiện của Đảng cũng thể hiện rõ sự quan tâm, chỉ đạo, chấn chỉnh những
yếu kém, sai sót, nâng cao khả năng định hướng dư luận xã hội của báo chí.
Cuốn sách chuyên khảo Báo chí: Những vấn đề lý luận và thực tiễn, tập
IX do Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông ấn hành. Ở mức độ nhất định,
cuốn sách đã mô tả bức tranh tồn cảnh của nền báo chí và truyền thơng Việt
Nam hiện nay, giữa sự bùng nổ của công nghệ số và q trình tồn cầu hố.
Các nhóm chủ đề trải rộng từ vấn đề trách nhiệm xã hội tới đạo đức nghề
nghiệp của nhà báo ở Việt Nam và thế giới, từ thực trạng quản trị nguồn
thông tin tới những đề xuất về quản lý báo chí hiện nay. Tiếp cận đối tượng
báo chí và truyền thơng từ cái nhìn đa điểm và liên ngành, cuốn sách là một
tài liệu tham khảo hữu ích cập nhật cho nhà báo, những người làm truyền
thông, nhà nghiên cứu và sinh viên.
Như vậy, có thể nói, ở Việt Nam trong những năm vừa qua, việc nghiên
cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng và các cơng trình nghiên
cứu về giáo dục đạo đức nói chung, về lối sống, giá trị lịch sử truyền thống,
lập trường tư tưởng cho tầng lớp thanh nhiên được các nhà nghiên cứu đặc

biệt quan tâm. Số lượng cơng trình ngày càng phong phú về thể loại, đa dạng
về cách tiếp cận, có chiều sâu và tính tích hợp cao. Điều này đã thể hiện sự
quan tâm của các nhà lý luận và của toàn xã hội cũng như sự nhận thức ngày
càng sâu sắc hơn về vai trò của giáo dục đạo đức và giáo dục truyền thống
lịch sử, cách mạng cho thế hệ trẻ Việt Nam. Sự quan tâm này cũng thể hiện
mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực cho tương lai của đất nước có tính nhân
văn, lý tưởng sống cao đẹp góp phần xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh. Đặc biệt, nghề báo với tư cách hoạt động
tuyên truyền, phản ánh, phản biện xã hội phải tiếp tục được quan tâm và phải
được xây dựng trên nền tảng đạo đức cách mạng, chân chính mà cốt lõi là chủ

11


nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam. Theo đó, cần thiết phải tiếp tục có sự nghiên cứu đầy đủ và có giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo cho sinh viên ngành Báo
chí, đặc biệt lĩnh vực đạo đức nghề nghiệp là yếu tố cơ bản nền tảng cho công
cuộc đấu tranh xây dựng bảo vệ Tổ quốc và phát triển kinh tế xã hội. Do vậy,
đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức nhà báo và vận dụng vào giáo dục
sinh viên ngành Báo chí ở Việt Nam hiện nay là đề tài khơng có sự trùng lặp
với các cơng trình đã được cơng bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục đích của đề tài
Đề tài phân tích làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức nhà báo và
sự vận dụng vào giáo dục sinh viên ngành Báo chí ở Việt Nam trong thời gian
vừa qua. Từ đó, xác định phương hướng và những giải pháp cơ bản góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành Báo chí.
3.2. Nhiệm vụ của đề tài
Để thực hiện mục tiêu đặt ra, đề tài có nhiệm vụ:

- Phân tích làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về nghề báo với tư cách cơ sở
nền tảng hình thành các quan điểm đạo đức nhà báo.
- Phân tích làm rõ những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo
đức nhà báo.
- Phân tích, đánh giá những thành tựu, hạn chế trong việc giáo dục đạo
đức nghề báo cho sinh viên ngành Báo chí trong những năm vừa qua.
- Xây dựng phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm giáo dục đạo đức
nghề báo cho sinh viên ngành Báo chí theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
12


Đề tài nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức nhà báo và vận
dụng vào giáo dục - đào tạo sinh viên ngành Báo chí ở Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu và khảo sát, phân tích sinh viên ngành Báo chí ở bậc
học cao đẳng và đại học ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. (Qua thực tiễn
tại trường Cao đẳng Phát thanh – Truyền hình I và trường Cao đẳng Phát
thanh – Truyền hình II)
Về thời gian, luận văn nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài thực hiện trên cơ sở lý luận, phương pháp luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
các quan điểm và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục đào tạo
và về báo chí.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu và hoàn thành nhiệm vụ đề ra, tác giả sử dụng
các phương pháp nghiên cứu chủ yếu như: Phương pháp phân tích – tổng hợp;

Phương pháp lịch sử và logic; Phương pháp đối chiếu, so sánh; Phương pháp
điều tra xã hội học và một số phương pháp liên ngành khác.
6. Đóng góp về mặt khoa học và ý nghĩa của luận văn
6.1. Đóng góp về mặt khoa học
- Đề tài phân tích làm rõ thêm tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức nhà
báo
- Xác định phương hướng giáo dục đào tạo sinh viên ngành Báo chí ở
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, xây dựng các giải pháp góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành Báo chí.
13


6.2. Ý nghĩa của luận văn
- Về mặt khoa học: Ở mức độ nhất định, đề tài góp phần làm sâu sắc
thêm tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí và đạo đức nhà báo.
- Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử
dụng như một tài liệu tham khảo cho việc xây dựng mục tiêu chương trình
đào tạo của các cơ sở đào tạo ngành Báo chí ở nước ta hiện nay.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 2 chương và 4 tiết

14


Chương 1
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC NHÀ BÁO
1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nghề báo
 Nhận thức chung về đạo đức nghề báo
- Quan niệm chung về đạo đức
Cùng với nhiều phương thức điều chỉnh hành vi con người, đạo đức

đánh giá hành vi của con người theo các chuẩn mực và các giá trị như thiện
và ác, chính nghĩa và phi nghĩa, đúng và sai, cái phải làm và các không được
làm, cái nên làm và cái không nên làm… Về mặt xã hội, đạo đức được biểu
hiện bằng thái độ cụ thể của dư luận xã hội. Về mặt cá nhân, đạo đức được coi
là “tịa án lương tâm”, có khả năng tự phê phán, đánh giá và suy xét từng
hành vi, thái độ và ý nghĩ trong bản thân của mỗi cá nhân. Xét về bản chất, sự
điều chỉnh của đạo đức mang tính tự giác, là sự lựa chọn của mỗi người. Vì
vậy, ngồi biểu hiện trong các quan hệ xã hội, đạo đức còn thể hiện trong thái
độ, hành v và sự tự ứng xử của bản thân mỗi con người.
- Các khái niệm có liên quan
Đạo đức nghề nghiệp: là một bộ phận của đạo đức xã hội, là đạo đức
trong một lĩnh vực cụ thể trong đạo đức chung của xã hội. Đạo đức nghề
nghiệp bao gồm những yêu cầu đạo đức đặc biệt, các quy tắc và chuẩn mực
trong lĩnh vực nghề nghiệp nhất định, nhằm điều chỉnh các hành vi của các
thành viên trong nghề nghiệp đó sao cho phù hợp với lợi ích và sự tiến bộ của
xã hội.
Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo: là các quy tắc, chuẩn mực quy định
thái độ và hành vi ứng xử của nhà báo trong các mỗi quan hệ nghề nghiệp.
Hiện nay đạo đức nghề nghiệp của nhà báo còn được gọi là đạo đức nghề báo,
đạo đức báo chí, đạo đức nghề nghiệp của người làm báo, đạo đức nhà báo.
Cũng giống như đạo đức, bên cạnh những chuẩn mực đạo đức nghề báo nói
15


chung cho tất cả các nhà báo ở các quốc gia thì cịn có những chuẩn mực đạo
đức nghề báo riêng của từng quốc gia, từng cơ quan báo chí phụ thuộc vào
từng thời kỳ lịch sử phát triển lịch sử của từng quốc gia, cơ quan báo chí đó.
So với các quy ước về đạo đức nghề báo của các quốc gia và tổ chức báo chí
quốc tế, thì quy định đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Việt Nam có những
điểm tương đồng và một số nét đặc thù.

 Tư tưởng Hồ Chí Minh về nghề báo
Trong sự nghiệp hoạt động cách mạng, Hồ chí Minh ln coi báo chí
và những người làm báo là một bộ phận của sự nghiệp cách mạng, là vũ khí
sắc bén trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng cuộc
sống mới cho nhân dân. Từ đó, cùng với việc tích cực chuẩn bị về cơng tác tổ
chức để tiến tới thành lập tổ chức đảng, Người đã sáng lập và trực tiếp viết
báo thể hiện quan điểm, tiếng nói của tổ chức cách mạng. Thơng qua các tờ
báo, các bài viết Người đã tích cực tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin nhằm
giác ngộ các tầng lớp thanh niên và những người yêu nước theo khuynh
hướng vô sản. Đồng thời, những bài viết đã thể hiện sự sinh động nhất những
tư tưởng của người về đạo đức của nhà báo cách mạng. Từ đó, khuynh hướng
báo chí vơ sản ngày càng phát triển rộng rãi cả về số lượng và chất lượng đã
phục vụ tích cực cho công tác xây dựng Đảng, tuyên truyền chủ nghĩa Mác Lênin và đường lối cách mạng của Đảng, kiên quyết chống đế quốc, phong
kiến, chống chủ nghĩa cải lương của giai cấp tư sản và chủ nghĩa dân tộc tư
sản của Việt Nam quốc dân Đảng, chuẩn bị điều kiện để đón thời cơ đưa cách
mạng tiến lên một cao trào mới. Nhiều tờ báo do người sáng lập, viết bài trở
thành cơ quan ngôn luận của các tổ chức cách mạng tiền thân của Đảng Cộng
sản Việt Nam. Với sự chủ động, tích cực của mình, cùng với những bài viết,
Người đã góp phần to lớn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và cơng cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong những năm đầu mới giành được chính quyền,
hoạt động báo chí gắn với nhiệm vụ bảo vệ chính quyền non trẻ. Báo Cứu

16


quốc là tờ nhật báo lớn nhất cả nước lúc bấy giờ, đồng thời xuất hiện thêm hai
cơ quan mới: Đài Tiếng nói Việt Nam và Việt Nam Thơng tấn xã. Cuối năm
1945, báo Sự thật ra đời (tiền thân của tờ báo Nhân dân), những người làm
báo đã tích cực tuyên truyền, đăng tải các văn kiện của Đảng, các bài nói và
viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước mà

các báo Đài Tiếng nói Việt Nam, Việt Nam Thơng tấn xã, Nhân dân, Tạp chí
Cộng sản, Tạp chí sinh hoạt nội bộ, báo Quân đội nhân dân đã góp phần tích
cực vào sự nghiệp bảo vệ chính quyền nhân dân. Trong cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp, các nhà báo đã bám sát thực tiễn, phản ánh kịp thời
những nhiệm vụ, yêu cầu của cách mạng góp phần vào thắng lợi chung của
dân tộc. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, nước ta
tạm thời chia cắt thành hai miền với hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng khác
nhau. Từ đó, đặt ra nhiệm vụ mới cho công tác tuyên truyền. Các nhà báo
bám sát và phản ánh đầy đủ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
và đấu tranh chống đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam nhằm mục đích thống
nhất đất nước.
Đối với nhà báo, tác phẩm báo chí vừa là đứa con tinh thần, vừa là sự
phản ánh thế giới quan, nhân sinh quan và phẩm chất, năng lực, đạo đức,
trách nhiệm xã hội của nhà báo. Qua đó, tạo lập dư luận xã hội, làm thay đổi
nhận thức và hành vi của quần chúng, việc nhận thức, thay đổi hành vi theo
chiều hướng tích cực hay tiêu cực chịu sự chi phối của nhiều yếu tố, trong đó
có trực tiếp của nhân tố chủ quan của nhà báo. Hơn nữa, hoạt động báo chí là
hoạt động tuyên truyền và một trong mục tiêu hướng đến là đem lại giá trị
thông tin để định hướng dư luận xã hội; giám sát, quản lý và phản biện xã
hội. Vì thế, khi viết báo, những yêu cầu về năng lực chuyên môn của nhà báo
luôn phải gắn với những chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp. Có như vậy, tác
phẩm báo chí mới đem lại những giá trị đích thực cho cơng chúng.

Trên

phương diện này, Hồ Chí Minh – người thầy lỗi lạc của nền báo chí cách
mạng Việt Nam là một hình mẫu cho các thế hệ nhà báo Việt Nam noi theo.
17



Trong hành trình tìm đường cứu nước - giải phóng dân tộc, Hồ Chí
Minh đã nhận thấy báo chí có một sứ mệnh cao cả, là công cụ của tiếng nói
chính nghĩa, của tự do để thức tỉnh đồng bào, là mặt trận quan trọng trong
công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng
và hoạt động báo chí, Hồ Chí Minh đã để lại một di sản gồm hơn hai nghìn
bài báo được viết bằng nhiều thứ tiếng, với 150 bút danh. Người đã sáng lập 9
tờ báo, đã từng làm mọi việc của nghề báo; từ viết bài, sửa bài, biên tập, tổ
chức in ấn, phát hành; đến tổ chức, lãnh đạo và chỉ đạo việc làm báo. Hơn
nữa, đối tượng và nội dung phản ánh trong các tác phẩm báo chí của Người
không chỉ là vấn đề của cách mạng Việt Nam, mà cịn phản ánh những vấn đề
có tính thời đại thể hiện tinh thần quốc tế trong sáng hướng đến một thế giới
đại đồng và mục tiêu cuối cùng là giải phóng cho các dân tộc bị nơ dịch và
quần chúng nhân dân khỏi sự áp bóc bóc lột. Hồ Chí Minh coi việc làm báo là
cơng tác cách mạng để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, giai cấp và nhân
loại. Có thể nói, những tác phẩm báo chí của Người khơng chỉ có giá trị về
mặt lý luận, có tính thực tiễn, mà cịn hàm chứa trong đó những giá trị về đạo
đức nghề báo. Đó là sự hòa quyện làm một giữa nhà báo – chiến sĩ cách mạng
trên mặt trận tư tưởng, văn hóa.
Cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh khơng tách rời hoạt động báo chí.
Với Hồ Chí Minh, làm báo là để làm cách mạng, và để làm cách mạng, Người
đã trở thành một nhà báo. Các tác phẩm báo chí của Hồ Chí Minh khơng chỉ
thể hiện sự mẫu mực về hình thức, nội dung, mà cịn thể hiện những phẩm
chất đạo đức của người làm báo. Hơn nữa, còn là sự phát huy cao độ vai trò
của nhà báo trong việc tuyên truyền, vận động, cổ vũ nhân dân xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Hồ Chí Minh quan niệm rằng, báo chí chúng ta chỉ có một đề
tài xuyên suốt là: “chống thực dân đế quốc, chống phong kiến địa chủ, tuyên
truyền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”[68, tr. 419]. Để thực hiện được
nội dung đó, thơng qua các bài viết, các nhà báo phải thể hiện tính chiến đấu
với tính cách là biểu hiện cao nhất của tính đảng, là bản chất, là tiêu chí cao
18



nhất của báo chí cách mạng. Điều đó trước hết thể hiện ở đường lối chính trị
của tờ báo, ở phẩm chất, quan điểm, đạo đức, trách nhiệm của nhà báo được
ẩn dấu trong các bài viết. Hoạt động báo chí thực chất là hoạt động chính trị,
thơng tin trên báo chí quan trọng nhất là thơng tin chính trị. Theo Người, báo
chí là cơng cụ đấu tranh giai cấp, là vũ khí đấu tranh cách mạng, vì thế, tính
tư tưởng cách mạng quyết định chất lượng, tác dụng của báo chí. Để bảo đảm
tính tư tưởng, tính đảng thì trong các bài viết của mình, ngồi việc thể hiện
được tính chiến đấu, cịn phải thể hiện tính giáo dục và tính quần chúng. Hồ
Chí Minh thường nhấn mạnh đến ý nghĩa của việc tự rèn luyện, đấu tranh
thông qua viết báo. Rằng, đối với bản thân người làm báo cũng phải có tính
chiến đấu mới làm báo tốt được. Viết một bài báo mà loại được những yếu tố
cá nhân cũng là một cuộc đấu tranh. Hơn nữa, nhà báo phải biểu thị rõ ràng sự
nhiệt tình ủng hộ hay phản đối một quan điểm, một vấn đề, một sự kiện chính
trị, kinh tế, xã hội nào đó khi xã hội còn đấu tranh giai cấp. Người khẳng
định: “Đối với những người viết báo chúng ta, cái bút là vũ khí sắc bén, bài
báo là tờ hịch cách mạng để động viên quần chúng đoàn kết đấu tranh, chống
chủ nghĩa thực dân cũ và mới, chống chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc
Mỹ, vì độc lập dân tộc, tiến bộ xã hội và hịa bình thế giới”[70, tr. 441], và vì
thế, nhà báo thấm nhuần đạo đức cách mạng, và khơng có mục tiêu nào khác
ngồi việc phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Theo Hồ Chí Minh, nghề báo cịn là làm cơng tác tun truyền, nhưng
không phải đơn thuần như vậy, mà phải gắn liền với nhiệm vụ, mục tiêu của
cách mạng. Xã hội vận động phát triển, tình thế cách mạng thay đổi đặt ra
những nhiệm vụ mới, vì thế, tùy thuộc hồn cảnh, điều kiện cụ thể mà người
làm báo có nhiệm vụ cụ thể. Muốn hồn thành những nhiệm vụ của mình,
những người làm báo phải có những nguyên tắc chỉ đạo nhất qn. Ngun
tắc đó là - “chính trị phải làm chủ. Đường lối chính trị đúng thì những việc
khác mới đúng được”, cho nên “các báo chí của ta đều phải có đường lối

chính trị đúng”. Hồ Chí Minh nhiều lần nhắc nhở những người làm báo, khi
19


viết phải trả lời rõ: ““Vì ai mà viết?; Mục đích viết làm gì?; …Viết cho ai?;…
Viết để làm gì?;”[66, tr. 117]. Những câu hỏi Người đặt ra chính là đòi hỏi
người làm báo phải xác định rõ đối tượng tiếp nhận thơng tin, việc xác định
đó nhằm hình thành phương pháp sáng tạo phù hợp cho bài viết của mình.
Với ngun tắc đó, Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng: “Đối tượng của tờ báo
là đại đa số dân chúng”[64, tr. 625]. Vì vậy, người viết phải viết đơn giản, dễ
hiểu, ngôn ngữ phải trong sáng, tránh dùng từ nước ngoài ... Việc xác định
đúng đối tượng phục vụ của báo chí cũng có nghĩa là nhà báo phải biết chọn
lựa những nội dung gì nên viết, cái gì khơng nên viết. Viết phục vụ nhân dân
thì nhất định phải chọn cái gì có lợi cho dân và phục vụ cách mạng. Người
nhấn mạnh, cán bộ báo chí cũng là chiến sỹ cách mạng, cây bút, trang giấy là
vũ khí sắc bén của họ. Để làm trịn nhiệm vụ vẻ vang của mình, cán bộ báo
chí cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng, cố gắng trau dồi tư tưởng, nghiệp
vụ và văn hóa; chú trọng học tập chính trị để nắm vững chủ trương, chính
sách của Đảng, Chính phủ, đi sâu vào thực tế, đi sâu vào quần chúng lao
động. Như vậy, tuyên truyền mới đúng và có hiệu quả.
Hồ Chí Minh khơng chỉ quan niệm người làm báo cũng là làm cách
mạng, làm công tác tuyên truyền, để phục vụ nhân dân và phải tu dưỡng đạo
đức cách mạng, mà còn đặt mối quan hệ giữa nhà báo với quần chúng nhân
dân. Rằng, người viết báo với tất cả tấm lịng trân trọng bạn đọc, tơn trọng và
giữ gìn uy tín của báo chí. Ngay cả những bài viết phê phán thói hư tật xấu
trong cán bộ, nhân dân ta, hay lên án chủ nghĩa thực dân, Hồ Chí Minh cũng
dùng lời lẽ, ngơn từ rất trong sáng, với lối viết hài hước mà chân thật để đạt
tới sự sâu sắc. Bên cạnh đó, tư tưởng về nghề báo của Người còn được thể
hiện ở ý thức tơn trọng nghề nghiệp, Hồ Chí Minh tự hào khi nhận mình là
nhà báo đặt “Nhà báo” ngang với "Nhà cách mạng chuyên nghiệp". Trong

“Nhà báo” có phẩm chất của nhà cách mạng chuyên nghiệp và nhà cách mạng

20



×