Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

đạo đức nhà báo những vi phạm đạo đức nhà báo tiểu luận cao học báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.37 KB, 22 trang )

A: Mở Đầu
I: Tính cấp thiết của đề tài.
Trong những năm qua báo chí xác lập một vai trò to lớn trong đời
sống tinh thần. Báo chí phát triển nhanh về số lượng, chất lượng loại
hình. Đời sống báo chí ngày càng trở nên sống động hơn. Báo chí ngày
càng phát triển theo hướng hiện đại thì đòi hỏi người làm báo càng
nhanh, nhạy bén để chủ động đưa thông tin một cách sớm nhất, hấp dẫn
nhất đến với bạn đọc và cũng để cạnh tranh thông tin với các tờ báo khác
vì tính hấp dẫn của tờ báo, dù đó là báo viết, báo hình, báo nói hay báo
điện tử. Chính đòi hỏi này đã tạo nên những “áp lực vô hình” đối với
người làm báo, đôi khi buộc họ phải xoay sở bằng mọi cách để có thông
tin mới, trong đó có việc lấy nguồn tin từ đồng nghiệp. Điều này dẫn đến
một hình thức vi phạm đạo đức nghề nghiệp khá phổ biến trong nghề báo
hiện nay là vi phạm trong khai thác và xử lý nguồn tin. Đạo đức nhà báo
không chỉ có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tác phẩm của nhà báo
đó, mà còn tác động đến toàn xã hội nói chung và đội ngũ báo chí nói
riêng. Nhưng dường như số lượng những vụ việc, những biểu hiện tiêu
cực về đạo đức báo chí vẫn không thuyên giảm mà đang có xu hướng
tăng lên.
Đạo đức của người làm báo trong việc khai thác và xử lý thông tin là
vấn đề nóng hổi hiện nay. Một số phóng viên và tờ báo đang coi nhẹ việc
kiểm chứng và xác thực các nguồn tin, dẫn tới hậu quả thông tin đưa lên
mặt báo sai sự thật đã ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín của báo chí đối với
công chúng. Sự sa đà đã tới mức có dấu hiệu đáng báo động về sự xuống
cấp của đạo đức nghề nghiệp.
Chính vì vậy trong đề tài này chủ yếu tập trung vào vấn đề đạo đức
nhà báo trong khai thác và xử lý nguồn tin, đưa thông tin tới công chúng,
bạn đọc.

1



II: Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đạo đức nhà báo Việt Nam, điều
này thể hiện qua các tác phẩm báo chí, hành vi ứng xử của họ báo được
thể hiện chủ yếu thông qua các tác phẩm báo chí, vì vậy mà trong đề tài
này tập trung nghiên cứu các tác phẩm báo chí làm hướng phân tích.
Đạo đức nghề nghiệp báo chí có cả mặt tích cực và mặt hạn chế, do
vậy mà khi triển khai hướng đề tài này phải mang tính khách quan, kết
hợp tính chủ quan, nhưng tính khách quan mang lại cho bạn đọc cái nhìn
thực tế hơn, vì đạo đức nghề nghiệp báo chí có cả mặt tích cực và hạn chế
dù hạn chế chiếm số ít hơn , nhưng trong đề tài này cần nhấn mạnh tiệu
cực những biểu hiện tiêu cực đạo đức nhà báo hiện nay.
III: Phạm vi đề tài
Trong đề tài nghiên cứu những vi phạm đạo đức nhà báo thì đề tài
tập trung vào nghiên cứu những biểu hiện vi phạm đạo đức nhà báo trong
khai thác và xử lý thông tin,đưa thông tới công chúng bạn đọc.
IV: Phương pháp làm đề tài
Để hoàn thành tốt đề tài vi phạm đạo đức nhà báo trong khai thác và
xử lý thông tin thì em có sử dụng các tài liệu tham khảo, sác, báo,
internet... dùng các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh...

2


B. Nội Dung
I: Vai trò của báo chí và đạo đức người làm báo
1: Vai trò báo chí .
Báo chí có vai trò to lớn trong đời sống xã hội. Báo chí ra đời là
nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin giao tiếp của công chúng và sự phát triển
của báo chí cũng dựa trên sự gia tăng nhu cầu thông tin - giao tiếp

trong xã hội. Sự ra đời của báo chí chính là một cột mốc quan trọng
đánh dấu nhu cầu thông tin- giao tiếp đã ở một mức độ nóng bỏng, cấp
thiết hơn rất nhiều và khả năng đáp ứng của các phương tiện truyền tin
đã đạt đến trình độ cao hơn hẳn trước đó.
Các nội dung thông tin báo chí và nhu cầu thông tin cơ bản của
người dân
Việc bảo đảm quyền được thông tin của người dân thông qua báo
chí
được thể hiện trên mấy phương diện chủ yếu sau: Thứ nhất, báo chí
thông tin về chủ trương, chính sách, các quy định về pháp luật trên mọi
mặt đời sống. Những văn bản này theo luật định người dân có toàn
quyền tiếp cận và thực tế việc phổ biến pháp luật đến người dân cũng là
một ưu tiên trong chính sách của chính phủ. Tuy nhiên do sự hạn chế về
kinh tế- xã hội cũng như tập quán làm việc nên việc trực tiếp đưa pháp
luật đến người dân của cơ quan công quyền còn nhiều rào cản. Báo chí
chính là kênh hữu hiệu phổ biến pháp luật đến công chúng.
Báo chí cung cấp thông tin về các sự việc giúp chúng ta nắm rõ hơn
những vấn đề quan trọng đối với chúng ta.
Báo chí phê bình và tranh luận để đảm bảo rằng thông tin phải được
kiểm chứng và xem xét từ mọi góc độ.
Và báo chí điều tra và kiểm chứng để đảm bảo rằng quyền lực được
kiểm tra và những người ra quyết định phải chịu trách nhiệm.

3


Tất cả những vai trò trên được thực hiện là nhờ thông tin báo chí
phản ánh từ những việc nhỏ tới những sự kiện lớn nhất.
Trong hoạt động của mình, báo chí nước ta đã chủ động tích cực
tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, sự điều hành của Chính

phủ về phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, tăng cường an ninh
quốc phòng, củng cố và nâng cao niềm tin của nhân dân đối với Đảng,
Nhà nước trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đổi
mới và hội nhập quốc tế. Đồng thời, báo chí cũng góp phần mở rộng quan
hệ đối ngoại; quảng bá ra thế giới hình ảnh đất nước và con người Việt
Nam thanh bình, thân thiện, là địa chỉ tin cậy của khách du lịch và các
nhà đầu tư trong và ngoài nước, nâng cao vị thế Việt Nam trên trường
quốc tế. “Báo chí luôn đồng hành cùng dân tộc, cùng cách mạng, gặt hái
được nhiều thành tựu. Chính báo chí đã góp phần kiến tạo bầu không khí
dân chủ trong xã hội, chuẩn bị tiền đề cần thiết cho việc triển khai thuận
lợi đường lối đổi mới của Đảng. Báo chí ngày càng thể hiện tốt hơn vai
trò vừa hướng dẫn dư luận xã hội, vừa tham gia có hiệu quả phản biện xã
hội”.
Có thể nói, báo chí cách mạng Việt Nam đã góp phần quan trọng
vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên, trong thời đại thông tin và hội nhập quốc tế hiện nay, báo
chí nước ta bộc lộ rõ những hạn chế, bất cập, non kém. Đó là, vẫn còn
hiện tượng “thông tin thiếu trung thực, thiếu chính xác, không đúng sự
thật, thiếu toàn diện, thiếu cân nhắc sự lợi hại, đưa đậm các mặt trái, mặt
yếu kém, các vụ án và các tệ nạn xã hội trên trang nhất”; “thông tin dễ
dãi, xa rời tôn chỉ mục đích, bình luận một chiều, lên án thái quá, thậm
chí quy chụp”, coi nhẹ chức năng chính trị, tư tưởng của báo chí cách
mạng, gây tổn hại nghiêm trọng tới lòng tin của nhân dân đối với các cơ
quan báo chí; “khuynh hướng tư nhân hóa, thương mại hóa báo chí, tư

4


nhân núp bóng để ra báo, kinh doanh báo chí có xu hướng gia tăng”; vẫn
có nhà báo vi phạm đạo đức nghề nghiệp, pháp luật và bị xử lý hình sự …

2: Đạo đức nhà báo trong việc truyền tải thông tin tới công
chúng.
Nghề nào cũng cần có đạo đức. Từ một bà hàng cơm, một chú xe
ôm, một nghệ sỹ đến một nhà doanh nghiệp…. tất thảy đều cần có đạo
đức trong cái nghề nghiệp mà họ đang theo đuổi. Với một nhà báo những người luôn được coi là đại diện cho tiếng nói của nhân dân, thì đạo
đức lại càng cần phải luôn được đề cao…
Một nhà báo tài giỏi, có kiến thức sâu rộng và học hàm, học vị đầy
mình nhưng khi đứng trước một trang giấy cùng muôn ngàn sự kiện, con
chữ, thứ mà họ cần đầu tiên vẫn là lương tâm, trách nhiệm với sự thật và
đạo đức nghề nghiệp. Mỗi câu chữ họ viết ra có thể được đong đếm bằng
tiền hoặc trách nhiệm xã hội nhưng chọn tiền hay sự thật lại phụ thuộc
vào bản lĩnh của mỗi người làm báo.
Bản lĩnh, lương tâm, đạo đức nghề nghiệp là những kiến thức mà
mọi bài giảng đều là không đủ. Giáo trình duy nhất, trường học cần thiết
nhất chính là bản thân nội tại con người họ.
Trong mỗi trái tim, khối óc của một nhà báo, ngoài lượng kiến thức
họ còn phải luôn có chỗ dành cho sự rung cảm. Điều khiến xã hội sợ hãi
là một nhà báo tài năng nhưng lạnh lùng và vô cảm. Biết rung cảm trước
những đớn đau của xã hội, đồng cảm với tiếng nói của những người dân
nghèo khổ thì nhà báo sẽ nghiêm khắc hơn trước những sai lầm của mình
và của đồng nghiệp.
Đạo đức nghề nghiệp báo chí có cả mặt tích cực và mặt hạn chế.
Nhưng dường như số lượng những vụ việc, những biểu hiện tiêu cực về
đạo đức báo chí vẫn không thuyên giảm mà đang có xu hướng tăng lên.
Bên cạnh việc hoàn thành tốt nhiệm vụ thông tin được Đảng và Nhà
nước giao phó, xứng đáng là phương tiện tuyên truyền sắc bén, hiệu quả,
5


báo chí vẫn còn tồn tại một số hiện tượng cá biệt như đưa thông tin sai sự

thật, một số ít nhà báo đã lợi dụng danh nghĩa nhà báo sách nhiễu địa
phương, doanh nghiệp, gây bức xúc xã hội, vi phạm đạo đức báo chí…
Một bộ phận báo chí vì lo doanh thu, hoặc yếu kém về chuyên môn
mà chạy theo thị hiếu tầm thường, vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức
nghề nghiệp đang làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của đội ngũ báo
giới nước nhà.
Theo các nhà báo giàu kinh nghiệm, có nhiều hình thức vi phạm
Đạo đức nhà báo khá phổ biến hiện nay như đưa thông tin sai các vấn đề
về tư tưởng chính trị, do nhận thức non kém; những sai phạm về thông tin
đối ngoại, do sự tắc trách cẩu thả; đưa tin sai và không có lợi về kinh tế
do không hiểu thấu đáo vấn đề hoặc có động cơ không tốt; đưa thông tin
về các vấn đề xã hội nhưng giật gân để “câu khách”… Riêng sai phạm về
khai thác và xử lý nguồn tin là việc tùy tiện sử dụng thông tin trên các
báo khác mà không để trích dẫn nguồn tin; là việc đưa thông tin sai do
hoàn toàn tin tưởng vào nguồn tin mà không có sự kiểm chứng cần thiết.
Tuy là hiện tượng mới nhưng đã sớm trở thành một tình trạng phổ biến và
được nhiều nhà báo thiếu trách nhiệm, thiếu lương tâm nghề nghiệp xem
đó như là một công việc hiển nhiên với mục đích cung cấp thông tin mới
nhất cho bạn đọc. Với sự phát triển ồ ạt của báo mạng và sự hỗ trợ đắc
lực của các phương tiện kỹ thuật tiên tiến, nhiều nhà báo sao chép một
cách vô tư các thông tin trên mạng Internet rồi cho đăng trên báo mình
mà không cần đăng nguồn trích dẫn, hay kiểm chứng xem thông tin đó có
đúng không. Hiện tượng này thường diễn ra ở một số ít nhà báo vì những
lý do kinh tế, chạy theo đầu bài, hoặc vì lý do chưa nhận thức đầy đủ về
chức năng nhiệm vụ của báo chí, hoặc do yếu kém về chuyên môn, từ đó
làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của báo giới.
Thông tin của báo chí không chỉ tác động đến một, hai người mà cả
triệu người. Những thông tin thiếu trung thực, kiểu giật gân, thiên lệch,
6



thiếu tính xây dựng… gây ảnh hưởng rất lớn đến tổ chức, cá nhân. Có
doanh nghiệp phá sản vì thông tin sai lệch của báo chí...
II: Thực trạng vi phạm đạo đức nhà báo.
Chúng ta có đội ngũ 17.000 nhà báo được cấp thẻ và cơ bản các nhà
báo đều hoạt động rất tốt, thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ nhà báo.
Tuy nhiên, trong cơ chế thị trường, những tiêu cực trong xã hội ít nhiều
ảnh hưởng đến những người làm báo. Một số người trong hoạt động có
biểu hiện vi phạm đạo đức nghề nghiệp: lợi dụng danh nghĩa để vòi vĩnh,
trục lợi, đặt điều kiện để thông tin, đấu tranh chống tiêu cực không trong
sáng… thậm chí vi phạm pháp luật.
Làm báo là một nghề nhưng là nghề đặc biệt, bởi lẽ, nghề báo có
quan hệ với số đông, thông tin nhà báo đưa ra có ảnh hưởng lớn đến công
chúng và góp phần tạo nên dư luận xã hội. Do tính chất đặc thù như vậy
nên đạo đức người làm báo luôn được coi trọng, nhất là trong thời buổi
cơ chế thị trường hiện nay, việc xuất hiện hàng loạt biểu hiện tiêu cực, vi
phạm pháp luật và đạo đức nghề nghiệp của một số nhà báo trong thời
gian vừa qua chỉ là phần nổi của “tảng băng chìm” đạo đức nghề nghiệp
nhà báo. Bởi những vấn đề này thường rất dễ nhận diện vì nó có dấu hiệu
của vi phạm pháp luật như tống tiền, viết sai sự thật làm tổn hại đến uy
tín và danh dự của người khác... Những hành động sai trái này đang diễn
ra hàng ngày hàng giờ trong thực tế tác nghiệp của đội ngũ nhà báo Việt
Nam.
Trong những năm gần đây, với sự quản lý chặt chẽ và kiên quyết xử
lý những trường hợp vi phạm của cá nhân và đơn vị trong quá trình hoạt
động báo chí thì đạo đức nghề nghiệp báo chí luôn là “đề tài nóng” trên
các diễn đàn, các Hội thảo bàn về báo chí. Biểu hiện rõ nhất của tình
trạng vi phạm đạo đức nghề nghiệp là đưa thông tin sai sự thật, không
chính xác làm tổn hại đến danh dự, uy tín cá nhân, lợi ích của tổ chức,
doanh nghiệp... Trên các trang báo mạng, báo in đăng tải quá nhiều các

7


vụ án mạng, các mặt trái của xã hội; các vụ hôn nhân, tình dục; khai thác
các khía cạnh mê tín dị đoan, đời sống tâm linh; chuyện riêng tư của các
người mẫu, diễn viên; những hành vi tội ác bạo lực... Có không ít nhà báo
lợi dụng danh nghĩa nghề nghiệp dọa dẫm doanh nghiệp đưa tiền, ép làm
quảng cáo; có nhà báo viết về các lĩnh vực nhạy cảm nhưng để nguyên
địa chỉ, tên thật dẫn đến nạn nhân xấu hổ có hành động không tốt. Nhiều
trường hợp nhà báo sao chép, sử dụng tin bài của người khác mà không
có sự đồng ý của tác giả, hoặc dùng phương tiện của báo chí để lăng xê,
tâng bốc người này, dìm người khác với mục đích lợi ích cá nhân.
Chạy theo tính nhanh nhạy, giật gân, câu khách của tin tức, một số
nhà báo đã thiếu thận trọng, trung thực trong điều tra sự việc, hiện tượng
gây ra những hậu quả hết sức nặng nề.
Những biểu hiện về vi phạm đạo đức nghề nghiệp của người làm
báo biểu hiện rất đa dạng, phức tạp và đôi khi được che đậy rất khéo. Có
nhiều ý kiến đề cập đến nguyên nhân của tình trạng này. Một số người
cho rằng trong cơ chế thị trường, báo chí phải tuân theo quy luật cung cầu, tức là làm thoả mãn các nhu cầu theo sở thích của người tiêu dùng.
Tác động của cơ chế này cộng với sự buông lõng quản lý của cơ quan báo
chí làm cho một số nhà báo coi trọng lợi ích cá nhân, lợi ích kinh tế hơn
lợi ích xã hội
Có thể thấy một vài ví dụ như nhà báo lợi dụng danh nghĩa để ép các
doanh nghiệp ký hợp đồng quảng cáo, hoặc những trường hợp viết bài về
các vấn đề nhạy cảm trong cuộc sống như tệ nạn xã hội, hành vi xâm hại
trẻ em mà để nguyên tên và địa chỉ khiến cho nhân vật trong bài vì quá
xấu hổ mà dẫn đến những hành vi cực đoan như tự tử… Thường trong
những trường hợp này nhà báo sẽ không bị xử lý về mặt pháp luật, thế
nhưng, nó đặt phóng viên vào tình cảnh phải chọn để làm hoặc không làm
điều đó.


8


Một ví dụ điển hình gần đây nhất, vi phạm nghiêm trọng “Đạo đức
nghề báo trong khai thác và xử lý nguồn tin” đó là một nhà báo đã bịa ra
câu chuyện giật gân về quan hệ bố chồng - nàng dâu rồi đưa lên một
tờ báo điện tử, đăng trên một số trang báo ngày 18/9, với nội dung đưa
thông tin về vụ việc xảy ra tại xã Tân Trung, theo đó ông A. (58 tuổi) đã
cùng nàng dâu (36 tuổi) quan hệ tình dục trong khi người con trai đi làm
xa. Trong lúc quan hệ, cô con dâu bị chứng co thắt âm đạo khiến ông bố
chồng không thể tách ra được. Sau đó cả 2 người được đưa đi bệnh viện
tỉnh cấp cứu trong tình trạng dính chặt vào nhau. Ngay lập tức rất nhiều
tờ báo mạng khác đã tin vào sự chính thống của tờ báo này để sao chép
và đưa lên trang thông tin của mình, vô hình chung đã nhân bản rộng rãi
một sai phạm nghiêm trọng.
Tuy nhiên cũng ngay sau đó, các báo đăng tải bài viết trên đã lên
tiếng cải chính thông tin sai sự thật do phóng viên "thiếu sót trong nghiệp
vụ, nghe thông tin một chiều mà không xác minh" và xin lỗi độc giả, như
trên báo Dân trí co bài viết Vụ bố chồng “dính” nàng dâu chỉ là tin đồn
thất thiệt với nội dung (Dân trí) - Sáng 20/9, bà Lê Thị Hưởng, đại diện
lãnh đạo xã Tân Trung (thị xã Gò Công, Tiền Giang) khẳng định, thông
tin bố chồng loạn luân với nàng dâu rồi bị "dính" chỉ là tin đồn thất thiệt.
Ngay khi thông tin này đưa ra tạo ra nhiều dư luận xã hội khác nhau,
trên báo chí xuất hiện nhiều ý kiến khác nhau, trong đó nhiều bài viết
nêu ra vấn đề nhà báo vi phạm đạo đức trong quá trình tác nghiệp khi mà
thông tin chưa được kiểm chứng. Tuy nhiên sự việc đã được xác minh và
khẳng định lại rằng không chính xác. Cho dù đã được “minh oan” nhưng
chắc chắn "sự cố" này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến những người bị
nhắc đến trong bài viết và chính quyền địa phương. Qua sự việc này

người làm báo nhận ra được nhiều điều quan trọng khi thông tin đưa sại
sự thật.

9


Vi phạm đạo đức nhà báo không chỉ dừng lại ở việc đưa thông tin
sai lệch mà nhà báo không chỉ vi phạm đạo đức nhà báo mà còn vi phạm
đến luật báo chí, điển hình như vụ nhà báo Hoàng Khương: “Ngày 27-12,
Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM đã tiến hành xét xử vụ án
Nguyễn Văn Khương, bút danh Hoàng Khương, nguyên phóng viên báo
Tuổi trẻ về tội “Đưa hối lộ”. Đây là phiên tòa rất nhận được sự thu hút
của báo giới… Ông Khương thừa nhận trước tòa, việc đưa tiền để nhờ
người có thẩm quyền giải quyết cho lấy xe vi phạm khi chưa đủ điều kiện
là sai, nhưng là nhằm thu thập thông tin cho bài viết phản ánh tiêu cực
của Cảnh Sát Giao Thông trong hai bài “Đồng tiền xóa sạch hồ sơ” và bài
“Giải cứu xe đua trái phép” đăng trên báo Tuổi trẻ vào tháng 7-2011. Ông
Khương cũng khẳng định, những sai phạm của mình là vì mục đích thực
hiện bài điều tra, "không có động cơ cá nhân" là nhằm lấy xe cho em vợ
như cấp sơ thẩm quy buộc. Vì vậy, bị cáo đề nghị Tòa phúc thẩm xem xét
lại toàn bộ nội dung vụ án. Trình bày với tòa, đại diện Ban biên tập cũng
thừa nhận sai sót của mình trong việc kiểm duyệt, quản lý quá trình tác
nghiệp của phóng viên.
Tòa phúc thẩm đã bác đơn kháng cáo, giữ nguyên mức án 4 năm tù về tội
“Đưa hối lộ” đối với ông Khương. Nguyên phóng viên báo Tuổi trẻ bị bắt
giam ngay tại tòa. Vụ án có rất nhiều cảm xúc đối với những người cầm
bút bởi Hoàng Khương vừa đáng tôn trọng vừa đáng giận. Ông Khương
đáng tôn trọng vì tinh thần dám đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng
trong lực lượng CSGT không chỉ một lần. Ông Khương cũng đáng giận
bởi sự sơ suất không đáng có trong nghề…””( Theo báo pháp luật và xã

hội)
Không chỉ những vụ vi phạm đạo đức nhà báo dừng lại ở đó mà
trong xã hội báo chí hiện nay còn nhiều hiện tượng vi phạm khác đang
diễn ra như bài viết: Nữ sinh quay clip sex: Người yêu mình bỏ trốn rồi
mà sau đó các trang báo mạng đăng tên tuổi, địa chỉ, trường lớp cô bé là
10


“nhân vật chính” trong clip lên. Người ta đọc rồi thì suýt xoa, à ơi rằng
khổ, rằng con không ngoan… nhưng có mấy ai biết đằng sau bài báo ấy,
cô nữ sinh lớp 10 ấy sẽ ra sao?
Người ta cho rằng bài viết ấy là đúng, và rằng tác giả không sai khi
đi đến thực tế và viết đúng sự thật. Thưa vâng! Sự thật là lúc trước chính
báo chí hàng ngày cập nhật thông tin về nhân vật trong clip sex khiến nữ
sinh và gia đình cô suy xụp. Và cũng chính báo chí đưa một cô bé lớp 10
với hành động cá nhân lên mặt báo để dư luận mặc sức gièm pha. Vậy ai
sẽ nghĩ cho rằng cuộc đời cô bé sẽ về đâu?
Ở độ tuổi cô bé, người làm cha làm mẹ còn khéo léo dạy bảo. Có
những điều mà chỉ cần phút giây dại dột thôi thì hậu quả sẽ khó lường. Ai
dám chắc sau khi báo chí vào cuộc sẽ khiến em kiên cường hơn để vượt
qua “tai nạn”? Gia đình em sẽ sống ra sao với ánh mắt gièm pha của láng
giềng? Bởi trước nay cứ cái gì lên báo là sự thật, và khi clip tung trên
mạng được báo chí vào cuộc đưa cụ thể mọi thứ cho người đọc biết thì
những người dân quê nhìn nhận ra sao? Cái tiếng “gái hư” sẽ theo em
ngấm vào tâm người dân quê cho đến hết đời. Em học lớp 10 và sẽ phải
vẫy vùng với dư luận bằng sự ngây thơ để trả giá cho một lần trót dại?
Tại sao báo chí cứ nhắm vào em?
Thời buổi kinh tế thị trường, dưới sức ép của việc phải có người đọc,
báo chí Việt Nam hầu hết phải thương mại hóa, “lá cải hóa” để thu hút
lượng người đọc bình dân. Và cách thức dễ thấy nhất là khai thác chuyện

đời tư của giới nghệ sĩ. Có một điều đáng nói là báo chí ở Việt Nam hầu
như không có khái niệm gì về sự tôn trọng hay bảo mật những thông tin
cá nhân của con người. Hầu như ở Việt Nam bây giờ không có ngày nào
mở các tờ báo ra mà không có những cái chết, những vụ án mạng các
kiểu, với mức độ ngày càng đa dạng, tinh vi, man rợ hơn. Báo chí càng có
nhiều chuyện để viết bài và bán báo. Và chẳng cần bận tâm gì đến hậu
quả của những bài viết của mình.
11


Báo chí hiện nay nói khá nhiều những vấn đề nhạy cảm như lộ clip
sex, hay những người bỏ rơi con..Gần đây một ví dụ điển hình nhất khi
báo chí đưa ra thông tin : “ngày qua, người dân TP.HCM vẫn chưa hết
xôn xao về chuyện đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi ven đường của một nữ sinh
lớp 10 vì lỡ mang thai ngoài ý muốn, lại không hiểu biết về kiến thức sinh
sản, sợ gia đình, hàng xóm biết chuyện la mắng nên đã nhẫn tâm vứt bỏ
đứa bé vừa mới sinh vào bụi cỏ”. Bài báo nếu xét ở góc độ tích cực là
nêu ra những hiện tượng đang tồn tại trong xã hội này, bài báo khi được
đăng tải nhiều người biết đến về hình ảnh một người mẹ nhẫn tâm vứt bỏ
đức con mình sing ra, tuy nhiên thì khi bài báo này được thông tin trên
báo, thông tin này nhiều người biết tới vô tình tạo ra một dư luận xã hội
phản ánh gay gắt hành động của em học sinh kia, không chỉ dừng lại việc
đưa tin mà báo chí tiếp tục khai thác thông tin viết bài qua người mẹ của
em học sinh này. Bây giờ, không chỉ còn dân Bình Giang, hay người Hải
Dương biết đến cô nữ sinh lớp 10 ấy nữa. Mà còn hàng triệu bạn đọc
khắp cả nước. Liệu rồi ai sẽ đủ can đảm gạt bỏ mọi quá khứ của cô bé để
yêu thương cô? Và nếu có thì cha mẹ, họ hàng người ta có muốn một
người dâu con như những gì mà báo chí và bạn đọc bình phẩm? Vậy là
phẩm chất con người ta bỗng chốc bị quy chụp… Cô bé sẽ được sống
hạnh phúc? Khi thông tin được đưa ra, em đã trở thành nhân vật trung

tâm trong làng xóm, ai ai cũng biết, em đi đâu cũng bị người khác nhìn
với ánh mắt khác , cuộc sống trở nên ngột ngạt với em hơn, con đường
học tập cũng dang dỏ, nếu có tiếp tục việc học của mình thì cũng là cả
một quá trình khó khăn, áp lực khi tới lớp đối với em.
Hay vụ án Nuyễn Đức Nghĩa vụ một thanh niên thuộc loại có học
thức ở Hà Nội giết người yêu cũ rồi chặt đầu để phi tang, trước sự nóng
sốt của dư luận, báo chí càng đua nhau khai thác quá mức cần thiết. Có
báo khai thác tới 6, 7 bài về vụ này. Không chỉ mặt mũi, tên tuổi kẻ thủ ác
được trưng ra trên báo, mà cả tên tuổi nạn nhân, và cả người yêu mới của
12


hung thủ, các chi tiết về đời tư… Sao những người làm báo không nghĩ
rằng những người thân của kẻ thủ ác cũng như nạn nhân và những người
liên quan rồi còn phải sống tiếp cuộc đời của họ?
Vì thế, không phải cái gì nóng cũng khiến báo chí vào cuộc. Trước
khi đặt bút người viết còn phải tự hỏi mình tác dụng của bài báo ra sao?
Và người được nêu tên rồi sẽ như thế nào? Đừng gieo mình vào những
con chữ mà sau khi đăng mới nhận ra những điều “lợi bất cập hại” vì viết
báo phải viết bằng cái tâm.
Việc vi phạm đạo đức của một số nhà báo Việt Nam hiện nay có thể
được lý giải ở nhiều góc độ ,chuyện rất nhiều phóng viên, người làm
truyền thông chưa được đào tạo một cách bài bản về các vấn đề, tình
huống đạo đức nghề nghiệp cũng tạo ra những ảnh hưởng không nhỏ
trong quá trình tác nghiệp. Một thực tế phải nhìn nhận là hiện nay hầu hết
các cơ sở đào tạo chuyên ngành báo chí - truyền thông ở nước ta vẫn
chưa có được một bộ giáo trình mang tính thống nhất về đạo đức nghề
nghiệp nhà báo.
Có một thực tế tồn tại trong hoạt động của các nhà báo hiện nay là
ngày càng nhiều phóng viên sử dụng thông tin của đồng nghiệp trong khi

lại khó kiểm soát được việc vi phạm nguồn tin của phóng viên trong quá
trình tác nghiệp. Sự kết hợp giữa Ban Biên tập, Thư ký Tòa soạn với Ban
thư ký chưa thật chặt chẽ trong việc phát hiện và xử lý những vi phạm
này. Chi hội và các phòng, ban chuyên môn trong cơ quan báo chí gần
như đi sau trong việc xử lý những vi phạm này và chế tài xử lý cũng chưa
đủ sức răn đe. Từ đó hiệu quả ngăn chặn chưa cao, ý thức của người vi
phạm chưa được nâng cao.
Trong các phóng sự điều tra chống tham nhũng hay điều tra sai
phạm của các cơ quan, doanh nghiệp, một số nhà báo không những đã sử
dụng nguồn tin thiếu chính xác (hay chưa được kiểm chứng) mà còn bẻ
cong ngòi bút của mình theo hướng "đập chết ăn thịt" làm không ít tổ
13


chức, cá nhân khuynh gia bại sản, thậm chí rơi vào vòng lao lý. Tệ hại
hơn, hiện tượng dùng uy tín của báo chí để tống tiền các doanh nghiệp,
dùng danh nghĩa nhà báo để vòi vĩnh vẫn còn tiếp diễn trong làng báo của
chúng ta. Trong tác nghiệp báo chí vẫn còn hiện tượng người này
"thuổng" bài của người khác gây ra bao cảnh trớ trêu. Khoảng cách giữa
đạo đức báo chí và luật pháp đối với một số nhà báo là một khái niệm hết
sức mong manh.
Không phải ngẫu nhiên mà gần đây, không ít những cán bộ lãnh đạo
hết sức thận trọng, thậm chí rất ngại tiếp xúc với cánh nhà báo.
Giới làm báo có những người vô tư (!) không coi luật báo chí, đạo
đức, lương tâm ra gì, nhưng điều đáng nói là hình như ở Việt Nam người
dân không hề biết mình có những quyền gì đối với giới truyền thông, báo
chí (hoặc có biết mà không dám làm vì biết làm cũng chẳng đến đâu?), ví
dụ như quyền giữ im lặng hoặc từ chối trả lời những câu hỏi khiếm nhã
của phóng viên, quyền khiếu kiện đến cùng nếu phóng viên đưa tin, viết
bài sai… Rải rác cũng có những vụ kiện xâm phạm đời tư, đưa thông tin

sai nhưng cũng chẳng thấy ai bị trừng phạt gì nghiêm trọng. Có phải vì
vậy mà báo chí cứ tha hồ muốn viết gì thì viết?
III: Nguyên nhân và giải pháp hạn chế vi phạm đạo đức nhà
báo.
1: Một số nguyên nhân vi phạm đạo đức nhà báo.
Có nhiều lý do để biện minh cho hành vi vi phạm đạo đức của người
“chiến sĩ trên mặt trận thông tin,” thế nhưng phần lớn là do tờ báo và mỗi
người làm báo.
Nhận diện vi phạm đạo đức nghề nghiệp của một số hội viên - nhà
báo, Hội Nhà báo Việt Nam chỉ ra 5 dạng phổ biến là: Vi phạm pháp luật
do nhận thức non kém về chính trị; vi phạm do thiếu kiến thức nói chung,
trong đó có kiến thức về pháp luật; vi phạm do ý thức công dân kém, cố
14


tình vi phạm để mưu lợi; vi phạm do yếu kém về nghiệp vụ báo chí, nhất
là trong quy trình khai thác và xử lý nguồn tin và vi phạm do thiếu rèn
luyện về phẩm chất, đạo đức.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin nhanh nhạy đã đẩy tốc độ làm
báo lên từng phút. Cùng với nhu cầu tăng doanh thu bán báo, lượng truy
cập để thu hút quảng cáo là cũng đẩy tốc độ cạnh tranh cung cấp thông tin
của báo chí lên rất cao. Điều này dẫn đến một loạt sai phạm trong tác
nghiệp báo chí đã xảy ra, trong đó có những sai phạm thuộc về phạm trù
đạo đức nghề nghiệp mà những người làm báo đang mắc phải, cho dù họ
cố ý hay không.
Thực tế cho thấy, có nhiều nhà báo, do áp lực của thông tin nên việc
kiểm chứng thường… để lại sau. Do đó, khi tin đã đăng tải, việc đính
chính thường đưa ra thông tin không thực sự chính xác.
Vi phạm có thể là việc nhà báo sao chép, bịa đặt thông tin, song
cũng có thể là không theo dõi, nắm bắt và xử lý thông tin phản hồi hiệu

quả.
Ngoài ra còn phải kể đến việc tác phẩm báo chí sai số liệu, nhầm lẫn
thông tin; mục đích thông tin không rõ ràng, lạm dụng chi tiết giật gân,
câu khách khiến bài báo thiếu tính khách quan, Sai phạm đạo đức báo chí
ở đây bắt nguồn từ thái độ tắc trách, cẩu thả của phóng viên khi đi tác
nghiệp. Đặc biệt, có phóng viên còn đưa tin sai về hoạt động của doanh
nghiệp nhằm gây sức ép để trục lợi.
Tuy nhiên, vi phạm nghiêm trọng nhất chính là việc nhà báo vì lợi
ích cá nhân, nhóm hoặc vì mục đích thương mại mà coi thường nguyên
tắc hoạt động của báo chí, nhiều tờ báo “hồn nhiên” chỉ đạo phóng viên,
cộng tác viên viết tin bài giật gân, câu khách theo kiểu “cướp, giết, hiếp,”
chạy theo thị hiếu tầm thường của một bộ phận công chúng.
Thậm chí trên thực tế hoạt động báo chí, có nhiều trường hợp nhà
báo trắng trợn vòi tiền khi phát hiện ra sai phạm của doanh nghiệp. Đã có
15


những vụ việc được phát hiện và đưa ra tòa khiến uy tín của tờ báo bị ảnh
hưởng nghiêm trọng.
Thông tin sai xảy ra như cơm bữa, nhất là với các tờ báo, trang mạng
kiểu ‘lá cải’. Trong các cuộc giao ban báo chí, không cuộc nào không có
những vấn đề cần lưu ý. Thậm chí, tuần này vừa nhắc xong, tuần sau lại
có vấn đề nghiêm trọng hơn. Một số tờ báo thiên về cái lạ, cái không bản
chất nhiều hơn cái mới, cái thật, cái đúng.
Có thể thấy, sai phạm trên báo chí, vi phạm đạo đức nghề báo xảy ra
ở nhiều cấp độ, nhiều cơ quan báo chí mà nguyên nhân chủ yếu là do
buông lỏng công tác giáo dục, định hướng, quản lý nghiệp vụ và sự thiếu
nghiêm túc rèn luyện ở một số nhà báo, trong đó có không ít nhà báo mới
vào nghề. Với những trường hợp vi phạm về đạo đức nghề báo, nhiều
người đã bị phê bình, khiển trách, chuyển làm công tác khác… nhưng

cũng có những người đã vướng vào vòng lao lý. Đỉnh điểm của hiện
tượng này là có những nhà báo lạm dụng những ưu thế về thông tin
chuyên môn, nắm được “sở trường sở đoản” của đối tác, nhất là những cơ
quan, doanh nghiệp đang có “vấn đề” thay vì phanh phui, lên án… lại
quay ra sách nhiễu hoặc tống tiền trục lợi cá nhân…
Có ý kiến cho rằng, nguyên nhân của hiện tượng này bắt nguồn từ
việc quá đề cao lợi ích kinh tế cục bộ của tờ báo và lợi ích cá nhân người
làm báo-nguồn thu nhập của nhà báo. Nó thúc ép một số tờ báo thay vì
nghiêm túc nâng cao chất lượng bài viết để có thu nhập chính đáng, hợp
pháp lại “lá cải hóa”, xa rời tôn chỉ mục đích…
Tuy sai phạm nói trên chỉ ở một bộ phận nhỏ báo chí, tuy nhiên nó đã làm
ảnh hưởng tới uy tín, danh dự của cả đội ngũ báo giới nước nhà trong
lòng độc giả.
2: Một số giải pháp hạn chế vi phạm đạo đức nhà báo.
Bên cạnh việc hoàn thành tốt nhiệm vụ thông tin được Đảng và Nhà
nước giao phó, xứng đáng là phương tiện tuyên truyền sắc bén, hiệu quả,
16


báo chí vẫn còn tồn tại một số hiện tượng cá biệt như đưa thông tin sai sự
thật, một số ít nhà báo đã lợi dụng danh nghĩa nhà báo sách nhiễu địa
phương, doanh nghiệp, gây bức xúc xã hội, vi phạm đạo đức báo chí…
Các sai phạm đạo đức trên báo chí tuy chỉ ở một bộ phận nhỏ báo
chí, song đã làm ảnh hưởng tới uy tín, cũng như cản trở sự phát triển của
báo chí. Hơn lúc nào hết, việc chủ động ngăn chặn sai phạm trong hoạt
động báo chí cần phải được thực hiện một cách triệt để.
Có thể nói việc xuất hiện hàng loạt biểu hiện tiêu cực, vi phạm pháp
luật và đạo đức nghề nghiệp của một số nhà báo trong thời gian vừa qua
chỉ là phần nổi của “tảng băng chìm” đạo đức nghề nghiệp nhà báo. Bởi
những vấn đề này thường rất dễ nhận diện vì nó có dấu hiệu của vi phạm

pháp luật như tống tiền, viết sai sự thật làm tổn hại đến uy tín và danh dự
của người khác. Vì dễ phát hiện nên nó sẽ bị các cơ quan chức năng như
tòa án, Hội Nhà báo Việt Nam xử lý rốt ráo. Cái nguy hiểm cho báo chí
nước nhà chính là việc vi phạm đạo đức nghề nghiệp của những nhà báo
chưa đến mức hoặc không bị pháp luật xử lý do chưa có các chế tài phù
hợp. Những hành động sai trái này đang diễn ra hàng ngày hàng giờ trong
thực tế tác nghiệp của đội ngũ nhà báo Việt Nam.
Chính vì vậy vấn đề đặt ra hiện nay là cần đưa ra những giải pháp
hạn chế tình trạng vi phạm đạ đức nhà báo, làm cho đội ngũ báo chí phát
triển trong sạch vững mạnh hơn.
Những hạn chế, yếu kém trên đây của báo chí xuất phát từ nhiều
nguyên nhân, nhưng quan trọng nhất là do báo chí của chúng ta còn thiếu
tính chuyên nghiệp – một yêu cầu rất quan trọng đối với nền báo chí
trong xã hội hiện đại. Sự thiếu chuyên nghiệp của báo chí, khái quát lại.
Nặng về khai thác vụ việc tiêu cực, báo chí thiên về chức năng phê
phán, đôi khi phê phán thiếu tính xây dựng, nhẹ về thực hiện chức năng
biểu dương. Thiếu một cái nhìn toàn diện và nhân văn, thiếu việc phát
hiện, cổ vũ, tôn vinh kịp thời cái hay, cái đẹp, cái thiện trong cuộc sống
17


vừa làm cho bức tranh xã hội bị bóp méo, vừa không động viên được
người tốt, việc tốt, và xa hơn nữa, làm cho lớp trẻ mất niềm tin vào cuộc
sống, vào những điều tốt đẹp thực sự vẫn đang hiện diện trong xã hội.
Làm báo là nghề cực nhọc, không phong lưu hay được ăn, được nói,
được gói mang về như một số người lầm tưởng. Muốn tâm sáng, lòng
trung, bút sắc như cách nói của nhà báo lão thành Hữu Thọ thì phải ra sức
học
tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về báo chí và tự mình hoàn thiện
kỹ năng, trình độ và đạo đức để trở thành nhà báo chuyên nghiệp vừa là

một nhà báo có tâm và có tầm để phục vụ tốt cho Cách mạng, cho nhân
dân.
Một nhà báo tài giỏi, có kiến thức sâu rộng và học hàm, học vị đầy
mình nhưng khi đứng trước một trang giấy cùng muôn ngàn sự kiện, con
chữ, thứ mà họ cần đầu tiên vẫn là lương tâm, trách nhiệm với sự thật và
đạo đức nghề nghiệp. Mỗi câu chữ họ viết ra có thể được đong đếm bằng
tiền hoặc trách nhiệm xã hội nhưng chọn tiền hay sự thật lại phụ thuộc
vào bản lĩnh của mỗi người làm báo.
Bản lĩnh, lương tâm, đạo đức nghề nghiệp là những kiến thức mà
mọi bài giảng đều là không đủ. Giáo trình duy nhất, trường học cần thiết
nhất chính là bản thân nội tại con người họ.
Khác với các nghề trong xã hội, nghề báo tạo ra dư luận xã hội và
đưa sự kiện, con người ra trước sự phán xét của xã hội. Vì thế, người làm
báo có trách nhiệm rất nặng nề đối với xã hội và con người. Không phải
ngẫu nhiên mà nhiều nước trên thế giới đã đề ra bộ quy tắc đạo đức của
nhà báo. Vì có đạo đức, nhà báo mới có suy nghĩ, ứng xử và hành động
đúng trong công việc và cuộc sống.
Quy ước về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo nước ta có 9
điều quy định bắt buộc người làm báo phải thực hiện với yêu cầu cao nhất
là: “Hành nghề trung thực, khách quan, tôn trọng sự thật, không lợi dụng
18


nghề nghiệp để vụ lợi và làm trái pháp luật”. Bên cạnh đó, không chỉ
nước ta mà nhiều nước trên thế giới đều có quy ước về đạo đức nghề
nghiệp cho người làm báo.
Một trong những yếu tố quan trọng để hạn chế vi phạm đạo đức báo
chí chính là việc cơ quan báo chí phải thường xuyên theo dõi, chấn chỉnh
hoạt động của phóng viên theo đúng các nguyên tắc tác nghiệp, đúng
pháp luật, quy định về đạo đức. Ngoài ra, các ban biên tập cần phải hết

sức tỉnh táo trong việc chọn lựa bài viết, phát hiện ra sai sót trong từng
tác phẩm để xử lý kịp thời. người đứng đầu tòa soạn báo khi duyệt bài
phải đối chiếu với đối chiếu với hồ sơ, tài liệu, kiểm tra đầy đủ thông tin
trước khi cho đăng tải để đảm bảo thông tin chính xác, khách quan.
Để phóng viên có thể tác nghiệp không vi phạm đạo đức thì ngoài
công tác giáo dục, nhắc nhở… thì cần phải quan tâm đến việc đảm bảo
thu nhập, tạo cho phóng viên nhu cầu vật chất khi tác nghiệp
Về vấn đề “đạo báo,” nhiều lãnh đạo quản lý báo chí cho rằng chính
bản thân báo chí cần phải tiên phong trong việc tuân thủ thực thi bảo hộ
quyền tác giả. Cùng với đó, tòa soạn cần nâng cao nhận thức cho cán bộ
phóng viên, biên tập viên để ngăn chặn việc vi phạm.
nhiệm vụ quan trọng của Hội Nhà báo các cấp là bồi dưỡng chính
trị, tư tưởng, đạo đức nghiệp vụ cho hội viên. Tuy nhiên, rất nhiều tổ
chức Hội chưa quan tâm đúng mức và thể hiện vai trò của mình.
Do đó, thời gian tới các chi Hội nhà báo cần đẩy mạnh hơn nữa vấn đề
giáo dục đạo đức trong hội viên cũng như từng nhà báo cần rà soát việc
hực hiện 9 điều quy định về đạo đức nghề nghiệp.
Khai thác và phát triển để xử lý nguồn tin là một trong những kỹ
năng quan trọng của nhà báo. Vì vậy, để không xảy ra những trường hợp
vi phạm Đạo đức nhà báo về khai thác và xử lý nguồn tin, nhất thiết cần
phải tăng cường thường xuyên giáo dục quy định đạo đức nhà báo người
làm báo cho hội viên, nhà báo; thực hiện tốt việc học tập tấm gương đạo
19


đức, phong cách Hồ Chí Minh trong nghề báo, từ đó nâng cao ý thức đạo
đức nhà báo cho mỗi nhà báo. Bên cạnh đó, cần có chế tài xử lý mạnh và
đủ nghiêm khắc đối với những nhà báo vi phạm, qua đó cũng để làm
gương cho những nhà báo trẻ, nhà báo mới vào nghề, chưa có kinh
nghiệm hay kỹ năng xử lý nguồn tin.

Nhiều nhà báo cũng cho rằng, cơ quan quản lý cần kiên quyết xử lý
các vấn đề vi phạm đạo đức nghề báo, trong đó có vấn đề bản quyền,
không để việc này xảy ra tràn lan như hiện nay.
Bản Tuyên ngôn thông qua Đại hội thế giới của Liên đoàn Nhà báo
quốc tế năm 1954 (bổ sung năm 1986) có 11 điều quy tắc ứng xử đạo
đức, trong đó có ghi: “Nhà báo chỉ viết bài theo những thông tin mà bản
thân biết rõ nguồn gốc. Nhà báo không được lấp liếm những thông tin
thiết yếu hoặc làm sai lệch tài liệu” (Điều 3) và: “Nhà báo cần coi những
việc sau đây là những vi phạm nghề nghiệp nghiêm trọng: Đạo văn, bóp
méo sự thật có ác ý, vu khống, bôi nhọ, buộc tội vô căn cứ, nhận hối lộ
dưới bất kỳ hình thức nào để đăng hoặc lấp liếm thông tin” (Điều 8). Tại
các cuộc hội thảo mới đây tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh về Bộ quy tắc
đạo đức cho Hội Nhà báo Việt Nam trong thời gian tới, nhiều nhà báo
Việt Nam đã nhất trí với ý kiến của Hội đồng Anh- một tổ chức quốc tế
về hợp tác và văn hóa của Vương quốc Anh - đưa ra, đó là: Nhà báo phải
đưa tin chính xác và không được đưa thông tin sai hoặc thông tin bị bóp
méo; thông tin phải vì lợi ích công chúng.
3 : Bài học kinh nghiệm của bản thân.
Sau khi thực hiện xong đề tài này em hiểu được ra nhiều điều quan
trọng trong công việc của mình sau này. Nhà báo là người đưa thông tin
tới công chúng bạn đọc, bạn đọc tiếp nhận thông tin theo chiều hướng
như thế nào là do báo chí định hường, đạo đức nhà báo được quan tâm
trong các cuộc hội thảo của hội nhà báo,đạo đức nhà báo hiện nay đang
là vấn đề n hiều người quân tâm và em hiểu được nhà báo phải xác định,
20


trước hết phải là công dân có đạo đức. Báo chí đặc thù nên cũng có
những chuẩn mực riêng. Thông tin của báo chí không chỉ tác động đến
một, hai người mà cả triệu người. Những thông tin thiếu trung thực, kiểu

giật gân, thiên lệch, thiếu tính xây dựng… gây ảnh hưởng rất lớn đến tổ
chức, cá nhân. Có doanh nghiệp phá sản vì thông tin sai lệch của báo chí.
Do vậy mà trong quá trình tác nghiệp đưa thông tin tới công chúng là một
khâu quan trọng cần chú ý xem xét , kiểm tra thông tin trước khi đưa
thông tin tới công chúng, hơn nữa cần phải đặt vấn đề đạo đức của mình
lên trên, tránh những trường hợp vì lợi ích cá nhân, vì danh lọi trước mắt
mà làm mất đi niềm tin của bạn đọc với nhũng người làm báo.
Trong mỗi trái tim, khối óc của một nhà báo, ngoài lượng kiến thức
họ còn phải luôn có chỗ dành cho sự rung cảm. Điều khiến xã hội sợ hãi
là một nhà báo tài năng nhưng lạnh lùng và vô cảm. Biết rung cảm trước
những đớn đau của xã hội, đồng cảm với tiếng nói của những người dân
nghèo khổ thì nhà báo sẽ nghiêm khắc hơn trước những sai lầm của mình
và của đồng nghiệp.
Danh tiếng là thứ hào nhoáng nhưng cũng phù phiếm nhất. Với nhà
báo, danh tiếng là điều mà xã hội công nhận cho những cống hiến của
anh ta. Những cống hiến ấy không chỉ tính bằng một vài bài báo hay bằng
vài tháng, vài năm mà phải bằng cả cuộc đời phấn đấu lao động không
mệt mỏi.
Vì thế, không phải cái gì nóng cũng khiến báo chí vào cuộc. Trước
khi đặt bút người viết còn phải tự hỏi mình tác dụng của bài báo ra sao?
Và người được nêu tên rồi sẽ như thế nào? Đừng gieo mình vào những
con chữ mà sau khi đăng mới nhận ra những điều “lợi bất cập hại” vì viết
báo phải viết bằng cái tâm.

21


C : Kết Luận
Nhà báo trước hết là một công dân trong mối quan hệ với Nhà nước
và là một thành viên bình đẳng trong xã hội. Nhà báo không thể “đứng

cao, đứng trên” người khác để yêu cầu được “đối xử đặc biệt”. Biết vui
với cái vui của người khác, trăn trở với những bức xúc của cộng đồng,
biết chia sẻ, đồng cảm với những khó khăn chung của mỗi cơ sở, tổ chức,
doanh nghiệp, đó vừa là trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, vừa là
đạo đức và lương tâm nghề nghiệp của người làm báo.
Khác với các nghề trong xã hội, nghề báo tạo ra dư luận xã hội và
đưa sự kiện, con người ra trước sự phán xét của xã hội. Vì thế, người làm
báo có trách nhiệm rất nặng nề đối với xã hội và con người. Không phải
ngẫu nhiên mà nhiều nước trên thế giới đã đề ra bộ quy tắc đạo đức của
nhà báo. Vì có đạo đức, nhà báo mới có suy nghĩ, ứng xử và hành động
đúng trong công việc và cuộc sống.
Hơn bao giờ hết, mỗi nhà báo phải không ngừng học hỏi nâng cao
bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn và tích cực trau dồi đạo đức báo
chí, bởi mỗi tác phẩm của họ không chỉ ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống
chính trị, kinh tế, văn hóa mà ở góc độ nào đó là sự tồn vong của một thể
chế chính trị. Điều quan trọng là mỗi nhà báo phải có cái tâm trong sáng,
cẩm nang đạo đức báo chí .
Công chúng thông minh đòi hỏi người làm báo cũng phải thông
minh. Song thông tin không phải ít khiến đôi khi nhà báo quên mất những
giới hạn nghề mà phải dùng cái tâm mới đủ khả năng giúp họ nhìn nhận
đúng bản chất vấn đề để viết.
Kiến thức về đạo đức và lương tâm người làm báo cần được bồi đắp,
sàng lọc theo tháng ngày trong suốt cuộc đời mỗi người làm báo. Hơn
thế, nó phải được chuyển thành ý thức hệ, thành một suy nghĩ tự nhiên
bản năng với người làm báo. Mỗi nhà báo phải tự ý thức rằng mình cần
đạo đức như cần không khí để thở.
22




×