Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4 0 tại trường thpt bình minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (541.64 KB, 10 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp Sở
Chúng tơi ghi tên dưới đây:
T
T

Họ và tên

Ngày
tháng năm
sinh

1
2
3

Nguyễn Thị Bích Nguyệt
Phạm Đức Nghĩa
Trần Phương Hằng

22/11/1969
17/11/1986
09/06/1986

Nơi cơng tác

Chức vụ

Trình


độ

THPT Bình Minh
THPT Bình Minh
THPT Bình Minh

Hiệu trưởng
P.Hiệu trưởng
Giáo viên

ThS
ThS
ĐH

Tỷ lệ
(%)
đóng
góp
35
35
30

1. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng
Là nhóm tác giả đề nghị xét cơng nhận sáng kiến: “Đổi mới kiểm tra,
đánh giá học sinh trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 tại trường
THPT Bình Minh”
Lĩnh vực áp dụng: Cơng tác quản lý.
2. Mơ tả bản chất của sáng kiến
a. Giải pháp cũ thường làm
Ban giám hiệu, giáo viên trong nhà trường đều nhận thức rõ ý nghĩa và

tầm quan trọng của kiểm tra, đánh giá học sinh. Chính vì vậy, cơng tác quản lý
kiểm tra, đánh giá học sinh đã được triển khai đúng quy định. Tuy nhiên, trong
công tác quản lý kiểm tra, đánh giá học sinh trường THPT Bình Minh đã làm
vẫn còn một số hạn chế sau:
- Còn tồn tại một số giáo viên trong nhà trường chưa nhận thức đầy đủ về
vai trị, ý nghĩa, vị trí của việc kiểm tra, đánh giá học sinh, nhiều giáo viên chưa
chưa làm quen với các kỹ thuật, phương pháp kiểm tra, đánh giá mới, hiện đại
nên khi áp dụng còn rất lung túng và nhiều sai sót.
- Cơng tác kiểm tra, đánh giá học sinh chưa được áp dụng công nghệ nên
chưa nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá.
Nguyên nhân
- Lực lượng giáo viên cịn thiếu, khơng phải tất cả đều hăng hái thay đổi.
Trong khi đó là phải thay đổi cả phương pháp giảng dạy.
- Chất lượng tuyển sinh chưa cao, điều kiện kinh tế của hầu hết gia đình
chủ yếu dựa vào nơng nghiệp vẫn cịn khó khăn, nên việc đầu tư cho giáo dục
chưa nhiều. Một số học sinh có hồn cảnh gia đình phức tạp: bố mẹ bỏ nhau, đi


2

làm xa, bố mẹ chưa gương mẫu… dẫn đến một số học sinh thờ ơ với học tập,
thiếu điều kiện để có thể thay đổi các hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập học sinh mới.
b. Giải pháp mới cải tiến
Như chúng ta đã biết, kiểm tra, đánh giá học sinh đang thay đổi rất nhiều
so với trước đây, đặc biệt là hình thức thi trắc nghiệm. Đối với các thầy cơ cũng
cần có nhiều hình thức để kiểm tra, đánh giá q trình học tập của trị. Với nhu
cầu đổi mới giáo dục, hình thức vấn đáp trực tiếp đang là một trong những hình
thức kiểm tra, đánh giá học sinh được đánh giá hiệu quả nhất.
Trong năm học 2022-2023, trường THPT Bình Minh đã đổi mới kiểm tra,

đánh giá học sinh trong bối cảnh Cách mạng cơng nghiệp 4.0 bằng việc đưa
Robot OT-SL nhỏ gọn có thể để bất cứ nơi đâu trong lớp học và nó hồn tồn có
thể giúp thầy cơ để làm nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá học sinh một cách khách
quan, hiệu quả.
Đối với học sinh, Robot OT-SL sẽ là người bạn tuyệt vời trong q trình
học tập. Nó sẽ giúp các bạn luyện lại tất cả các kiến thức mà thầy cô đã truyền
đạt.
Đặc biệt hơn nữa, Robot OT-SL với ngơn ngữ lập trình mở Python, nó có
thể được đào tạo và tự học để thực hiện nhiều chức năng khác nữa. Ví dụ: khả
năng nhận diện khn mặt, khả năng đọc ngôn ngữ của người câm điếc – đây là
chức năng rất hữu ích cho những người khơng may khuyết tật câm điếc có thể
hịa nhập với các học sinh khác.
Mô tả bản chất của giải pháp mới
- Hỗ trợ giáo viên kiểm tra vấn đáp
Robot OT - SL có cấu hình gồm: camera, mic, loa, bộ nhớ ram 8 Gb, bộ
nhớ trong 32 Gb và phần mềm được cài đặt giúp các thầy cơ đưa gói câu hỏi cần
kiểm tra nhập vào phần mềm cho Robot. Khi thí sinh lên thi, Robot OT - SL sẽ
nhận dạng học sinh dựa vào dự liệu ảnh thí sinh đã đăng ký trước đó; Robot OT
- SL chọn ngẫu nhiên các câu hỏi trong gói để vấn đáp, sau đó đánh giá học sinh
và lưu kết quả học sinh. Với các tính năng như thế cơng việc của giáo viên kiểm
tra, đánh giá học sinh có thể giao hồn tồn cho Robot OT - SL. Trong năm học
2022-2023, trường THPT Bình Minh đã ứng dụng chức năng này để tổ chức thi
vấn đáp môn Tiếng Anh trong kiểm tra, đánh giá giữa học kỳ và cuối học kỳ;
Vòng sơ khảo cuộc thi “Hào quang Athena” (Tuơng tự cuộc thi “Đường lên đỉnh
Olympia”); cuộc thi Chinh phục IELTS cấp trường…


3

- Hỗ trợ học sinh tự ôn bài

Robot đã được lưu trữ khoảng 20.000 câu hỏi trắc nghiệm bao gồm tất cả
các môn học sẽ giúp cho học sinh tự kiểm tra lại kiến thức mình đang có. Đặc
biệt, giáo viên và học sinh có thể tự nạp thêm các câu hỏi vào Robot, đây là
chức năng giúp cho học sinh cập nhật thêm kiến thức mới.
Năm học vừa qua, sau khi thực nghiệm chức năng này cho các học sinh ở
lớp 11A thì đã giúp cho học sinh rất có hứng thú học bài cũ, khắc sâu kiến thức.
Kết quả kiểm tra bài cũ ở các tiết học, học sinh đạt điểm rất cao, khơng có học
sinh bị điểm dưới 5.0.
- Hỗ trợ học sinh bị câm điếc
Khi có học sinh bị câm điếc học hồ nhập thì giáo viên rất lúng túng trong
việc dạy những học sinh này vì hầu hết giáo viên dạy các trường THPT khơng
biết sử dụng thủ ngữ cho người câm điếc.
Robot sử dụng hệ thống thủ ngữ của hội người câm điếc Việt Nam, dùng
phần mềm nhận diện các thủ ngữ đó thơng qua hình ảnh bàn tay của người cần
giao tiếp biến chúng thành ký tự, tiếp theo dùng phần mềm để chuyển ký tự
thành âm thanh.
Các tính năng chính và cách sử dụng Robot
* Sử dụng chức năng kiểm tra, ôn bài
+ Bước 1: Bật chương trình kiểm tra, ơn bài từ màn hình desktop


4

+ Bước 2: Màn hình giao diện cho chức năng kiểm tra ôn bài hiện ra.

Học sinh thao tác theo các bước:


Chọn mơn học cần kiểm tra tại vị trí (1): gồm các mơn Ngữ


văn, Lịch sử, Tốn học ...


Chọn số câu hỏi mà Robot sẽ hỏi tại vị trí (2): Được đặt sẵn

các lựa chọn từ 1, 3, 5, 10 câu hỏi. Các câu hỏi sẽ được Robot chọn ngẫu nhiên
trong thư viện câu hỏi của Robot.


Khi học sinh đã sẵn sàng trả lời câu hỏi thì ấn nút “Bắt đầu”

tại vị trí (3) để Robot bắt đầu kiểm tra. Khi đó, nội dung câu hỏi và đáp án sẽ
hiển thị ở vùng (4).


Sau khi Robot đọc hết câu hỏi và các lựa chọn A, B, C, D thì

Robot sẽ phát hiệu lệnh để nhận câu trả lời từ học sinh (tiếng tút nhẹ).


Sau mỗi câu hỏi và trả lời, Robot sẽ cập nhật kết quả của

học sinh ở vị trí số (5).


Nút ấn (6) dùng để thốt chương trình khi kết thúc quá trình

kiểm tra.
* Nạp dữ liệu câu hỏi và đáp án cho Robot
Robot lưu trữ thư viện câu hỏi của các môn học trên database thông qua

phần mềm Mongodb compass. Giáo viên và học sinh sử dụng một máy tính
thơng thường có chung kết nối mạng cục bộ (LAN) với Robot. Để nạp data cho


5

Robot trước hết ta cài phần mềm Mongodb compass cho máy tính theo hướng
dẫn tại link:
/>Tiếp theo ta thực hiện theo các bước sau để nạp câu hỏi vào database của
Robot:
- Chuẩn bị dữ liệu của các câu hỏi dưới dạng file excel trên máy tính:

- Chuyển định dạng file dữ liệu từ excel sang định dạng .csv để phần mềm
Mongodb compass đọc được ( vào File/ Export chọn định dạng *.csv)

- Nếu chuyển đổi xong file bị lỗi font với tiếng Việt thì tham khảo cách xử
lý tại: />

6

- Mở phần mềm Mongodb Compass lên, sau đó nhập chuỗi để truy cập
vào robot theo địa chỉ IP mạng LAN của robot.

Chọn chủ đề cùng môn học với file cần đưa lên, sau đó chọn import file.

- Chọn loại file là “CSV” sau đó chọn đường dẫn đến vị trí lưu trữ file để
upload lên.


7


- Chọn nút “Import” chờ cho file được load lên chọn “Done”. Ta hoàn
thành nạp dữ liệu.

* Hướng dẫn sử dụng chức năng dịch ngôn ngữ người câm điếc
Bật ứng dụng từ màn hình desktop:

- Dịch ngơn ngữ cử chỉ sang lời nói tiếng Việt
+ Giao diện điều khiển:


8

Bước1: Ấn nút “Start” ở vị trí (1) để bắt đầu dịch ngơn ngữ cử chỉ. Lúc
này hình ảnh từ camera sẽ được hiển thị ở khung (2). Robot sẽ nhận diện ký tự
trên tay phải. Nếu phát hiện ra ký tự hợp lệ, màn hình sẽ hiển thị ký tự đó và
phát âm ký tự đó.
Bước 2: Khi tích vào lựa chọn “Tắt âm” ở vị trí (3), robot sẽ chỉ hiển thị
tên ký tự được được mà không phát ra âm thanh ký tự đó.
Bước 3: Nút ấn “ Trả lời” vị trí (4) sử dụng khi muốn chuyển từ lời nói
tiếng Việt thơng thường sang ngơn ngữ cử chỉ ( chi tiết xem bên dưới).
Bước 4: Nút ấn “Thốt” ở vị trí (5) dùng để thốt khỏi chương trình.
- Dịch lời nói tiếng Việt sang ngơn ngữ cử chỉ
Tính năng này được phát triển để hỗ trợ người bình thường chuyển ngơn
ngữ nói từ tiếng Việt sang ngơn ngữ cử chỉ. Khi đó robot sẽ có vai trị như một
phiên dịch để giúp người bình thường và người khuyết tật giao tiếp với nhau.
Khi người nói ấn vào nút “Trả lời” vị trí (4), robot sẽ dừng tính năng dịch
ngơn ngữ cử chỉ từ hình ảnh và bắt đầu thu âm thanh từ người nói. Sau đó phân
tích những âm thanh này thành các ký tự và hiển thị lần lượt từng ký tự lên khu
vực khung (2).

* Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp
- Giao diện đơn giản, dễ sử dụng, rất thân thiện với người dùng Việt vì tất
cả giao diện đều sử dụng Tiếng Việt: Vẻ đẹp của giao diện Robot chính là có


9

giao diện khá đơn giản để giúp cho tất cả mọi người đều có thể dễ dàng sử dụng,
kể cả những người vừa mới sử dụng.
- Người dùng dễ dàng sử dụng Robot.
- Cung cấp chức năng giao tiếp với người câm điếc. Đây là chức năng rất
hữu ích đối với giáo viên và học sinh bị câm điếc.
- Giúp học sinh hứng thú trong học tập và khắc ghi kiến thức.
- Giúp cho giáo viên kiểm tra, đánh giá học sinh đơn giản hơn, nhanh
chóng hơn, chính xác hơn.
3. Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được
Việc sử dụng Robot sẽ giúp cho việc kiểm tra, đánh giá học sinh trở nên
dễ dàng hơn, chính xác hơn. Đặc biệt, việc giao tiếp với học sinh bị câm điếc trở
lên thuận lợi hơn.
Sau hơn 01 năm đưa Robot vào áp dụng trong trường THPT Bình Minh,
qua tổng hợp phiếu khảo sát dành cho 64 giáo viên và 1.300 học sinh thì có thể
đánh giá hiệu quả đem lại như sau:
a. Hiệu quả kinh tế
Năm học 2022-2023, sau khi được 1.364 người gồm 64 giáo viên và
1.300 học sinh của trường THPT Bình Minh sử dụng Robot thì thống kê hiệu
quả kinh tế cụ thể như sau:
TT

Nội dung


Tiền giấy in tài liệu và đề
kiểm tra
Tổng số tiền trong 12 tháng

1

Giải pháp cũ
(Sử dụng giấy)
270.000.000

Giải pháp
mới
0

Tiết kiệm

Ghi
chú

270.000.000
270.000.000

Diễn giải các nội dung của bảng thống kê bên trên như sau:
Tiền giấy in tài liệu và đề kiểm tra: Đối với giải pháp cũ: Tiền giấy in tài
liệu và đề kiểm tra = 1.000.000đ/tháng/lớp x 9 tháng x 30 lớp. Giải pháp mới
không phải in tài liệu và không phải chấm bài.
Sau khi áp dụng thành công sáng kiến ở trường THPT Bình Minh thì
trong thời gian tới sẽ triển khai rộng rãi đến giáo viên, học sinh ở các trường
khác thì số tiền tiết kiệm được sẽ gấp rất nhiều lần.
b. Hiệu quả xã hội

- Giảm rác thải ra môi trường: Khi sử dụng phần mềm thì giáo viên, học


10

sinh sẽ không sử dụng giấy để in tài liệu và đề kiểm tra.
- Tăng tính linh hoạt, tạo ra hướng mới cho tương lai.
- Tăng hiệu quả dạy và học: Phần mềm sẽ giúp cho giáo viên dễ dàng
kiểm tra, đánh giá học sinh, còn học sinh chủ động hơn, hứng thú hơn trong việc
nắm bắt kiến thức.
4. Điều kiện và khả năng áp dụng
a. Điều kiện áp dụng
- Về trang thiết bị: Với khả năng của các nhà trường thì việc mua sắm
Robot này khơng q gặp khó.
- Về người dùng: Việc sử dụng Robot rất đơn giản, với trình độ của giáo
viên và học sinh thì có thể sử dụng Robot ngay lần đầu.
b. Khả năng áp dụng
Với các điều kiện vừa nêu trên thì có thể đưa ra nhận định rằng việc đưa
Robot để kiểm tra, đánh giá học sinh của giáo viên, việc tự ôn tập của học sinh
hồn tồn thực hiện được.
Chúng tơi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng
sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
XÁC NHẬN

Bình Minh, ngày 10 tháng 5 năm 2023
Người nộp đơn

CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ

Nguyễn Thị Bích Nguyệt


Phạm Đức Nghĩa

Trần Phương Hằng



×