Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Đề cương văn hóa dân gian việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.62 KB, 10 trang )

VĂN HỐ DÂN GIAN VIỆT NAM
Câu 1: Trình bày khái qt những đặc điểm đóng vai trị làm tiền đề/ điều kiện ảnh
hưởng đến sự hình thành và phát triển của văn hoá dân gian Việt Nam?
- Đặc điểm vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên bao gồm: (địa hình, khí hậu, hệ sinh thái, mơi
trường sống).
- Đặc điểm loại hình kinh tế văn hóa khu vực (Văn hố nơng nghiệp điển hình).
- Chủ thể văn hóa và quá trình hình thành dân tộc.
- Đặc điểm lịch sử xã hội.
Câu 2: Trình bày các quan điểm về thuật ngữ Văn hóa dân gian của một số tác giả
tiêu biểu trên thế giới và của các nhà nghiên cứu Việt Nam?
- Văn hoá dân gian Việt Nam được hiểu theo 2 nghĩa:
+ Theo nghĩa rộng (Folk Culture): Văn hóa dân gian bao gồm tồn bộ văn hóa vật chất và
văn hóa tinh thần của dân chúng liên quan tới mọi lĩnh vực của đời sống dân chúng.
+ Theo nghĩa hẹp (Folklore): Văn hóa dân gian là những giá trị vật chất và tinh thần trên
lĩnh vực văn hóa nghệ thuật trên bình diện phẩm mỹ (tức giá trị sáng tạo đáp ứng nhu cầu đặc
biệt nhu cầu thẩm mỹ).
- Văn hố dân gian (Đinh Gia Khánh) bao gồm tồn bộ các giá trị văn hóa vật chất và tinh
thần của dân chúng, liên quan đến mọi mặt đời sống xã hội của nhân dân (những phương tiện
sinh hoạt vật chất gồm những công cụ lao động sản xuất, trong việc ăn - mặc - ở - đi lại và liên
quan đến phong tục tập quán).
- Văn hoá dân gian (Trần Quốc Vượng): đó là tổng thể gọi sáng tạo, mọi thành tựu văn hóa
dân gian ở mọi nơi, mọi thời đại của mọi thành phần dân tộc... sáng tạo dân gian bao trùm mọi
lĩnh vực của đời sống (ăn, mặc, đi lại, thể thao dân gian, ca nhạc) và đời sống tâm linh.
- Theo UNESCO: là tổng hợp tất cả những sáng tạo dựa trên nền tảng truyền thống của
một cộng đồng văn hóa được biểu đạt bởi cá nhân hoặc tập thể, phản ánh nguyện vọng của cuộc
sống cộng đồng thông qua việc khắc họa bản sắc văn hóa xã hội, những chuẩn mực và giá trị
được truyền lại bằng phương pháp truyền miệng hoặc những phương pháp khác.
- Theo nhà nhân chủng học người Anh – Wiliam Thoms: Văn hố dân gian là những di tích
của nền văn hóa vật chất và chủ yếu là di tích của nền văn hóa tinh thần như phong tục, đạo đức,
tín ngưỡng, những bài dân ca, những câu chuyện kể của cộng đồng.
Câu 3: Trình bày các quan điểm về thuật ngữ Văn hóa dân gian theo trường phái


nhân học Anh - Mỹ, xã hội học Pháp, ngữ văn học Nga?
- Theo trường phái nhân học Anh – Mỹ:
+ Hiểu theo nghĩa rộng theo sự ảnh hưởng của nhân học.
+ Cho rằng văn hoá là một loại khoa học nghiên cứu về truyền thống của toàn bộ nhân loại
trên khắp thế giới.
+ Cho rằng văn hóa là tồn bộ đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân trên
thế giới.
- Theo trường phái xã hội học Pháp:
1


+ Hiểu văn hóa theo nghĩa rộng là truyền thống của các tầng lớp dân chúng trên thế giới.
+ Khác với dân tộc học: Dân tộc học nghiên cứu các hiện tượng văn hóa gắn với chữ viết,
cịn văn hóa dân gian nghiên cứu các hiện tượng văn hóa có tính truyền miệng.
- Theo trường phái ngữ văn học Nga:
+ Theo nghĩa hẹp: là nghệ thuật ngôn từ của dân chúng.
+ Sau này nhiều học giả Liên Xô đã mở rộng khái niệm này: là sáng tác dân gian, là hoạt
động nghệ thuật của nhân dân lao động: thơ ca, âm nhạc, kiến trúc, múa hát, nghệ thuật.
Câu 4: Trình bày các thành tố của Văn hóa dân gian? Nêu mối quan hệ giữa các
thành tố?
- Các thành tố của Văn hố dân gian:
+ Nghệ thuật ngơn từ dân gian: là các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng sản phẩm
của quá trình sáng tác tập thể nhằm phục vụ mục đích sinh hoạt khác nhau của người dân trong
cuộc sống.
+ Nghệ thuật tạo hình dân gian: là các cơng trình nghệ thuật mang tính tạo hình do nhân
dân lao động sáng tạo nên.
+ Nghệ thuật diễn xướng dân gian.
+ Tâm thức dân gian.
- Mối quan hệ của các thành tố: gắn bó mật thiết với nhau.
Câu 5: Tính nguyên hợp là gì? Những thể hiện cơ bản của đặc trưng này trong văn

hóa dân gian?
- Khái niệm:
Tính ngun hợp là sự cộng dồn của nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian, thống
nhất hữu cơ giữa nhiều thành tố khác nhau trong 1 tác phẩm văn hóa dân gian, sự kết hợp của
các yếu tố khác nhau ngay từ lúc hình thành.
- Những thể hiện:
Nguyên hợp thể hiện qua mối quan hệ giữa các thời đại khác nhau và các địa phương khác
nhau trong sáng tạo dân gian.
Nội dung của nguyên hợp (4 nội dung):
+ Nguyên hợp về hình thái ý thức xã hội (phương diện nội dung, tư tưởng và tri thức).
+ Nguyên hợp về hình thức thể hiện (có sự gắn bó hữu cơ giữa các thành tố tạo nên một
hiện tượng văn hóa dân gian).
+ Nguyên hợp về chức năng (có mối quan hệ chặt chẽ giữa tính nghệ thuật và thực tiễn).
+ Nguyên hợp thể hiện qua mối quan hệ giữa các thời đại khác nhau và các địa phương
khác nhau trong sáng tạo văn hóa dân gian.
Câu 6: Tính tập thể là gì? Những thể hiện cơ bản của đặc trưng này trong văn hóa
dân gian?
- Khái niệm:
Tính tập thể là là kết quả của quá trình sáng tạo tập thể. Ở đây chính là đơng đảo quần
chúng nhân dân lao động, họ tham gia vào quá trình sáng tạo nên một hiện tượng dân gian.
- Những thể hiện cơ bản: chủ yếu thể hiện trong quá trình sử dụng tác phẩm:
2


+ Thể hiện trong sáng tác: quần chúng nhân dân lao động chính là tác giả của các hiện
tượng dân gian. Không chỉ một người mà là tập thể cùng bồi đắp và thay đổi.
+ Thể hiện trong tiếp nhận: các hiện tượng dân gian được sản sinh phục vụ đời sống hàng
ngày của người dân lao động, hướng đến mục đích của tập thể khơng phải hướng đến một cá
nhân nào đó.
Câu 7: Tính diễn xướng là gì? Tính nghệ thuật là gì? Những thể hiện cơ bản của đặc

trưng này trong văn hóa dân gian?
- Khái niệm liên quan:
+ Tính diễn xướng là hành động liên quan đến hát, diễn trên sân khấu có sự kết hợp của
nhiều yếu tố văn hóa nghệ thuật mang tính trình diễn nhằm truyền tải thơng điệp, đáp ứng nhu
cầu nào đó của con người.
+ Tính nghệ thuật là sự sáng tạo của con người ra những sản phẩm văn hóa vật thể và phi
vật thể chứa đựng những giá trị tư tưởng, quan điểm, thẩm mỹ của con người.
- Thể hiện cơ bản của tính diễn xướng:
+ Nói tới diễn xướng là nói tới mơi trường tạo dựng và tồn tại của văn hóa dân gian.
+ Diễn + ca hát (xướng/ âm thanh).
- Thể hiện cơ bản của tính nghệ thuật:
+ Là sự truyền thông tin một cách nghệ thuật trong các nhóm nhỏ
+ Vươn tới nghệ thuật là nhu cầu của con người
+ Động lực giúp cho văn hoá dân gian có thể tồn tại và lan truyền rộng rãi
+ Được thực hành và truyền tải thông qua phương thức nghệ thuật.
Câu 8: Trình bày vai trị của văn hóa dân gian đối với nền văn hóa dân tộc và trong
đời sống xã hội?
- Vai trị của văn hố dân gian trong nền văn hoá dân tộc
+ Văn hoá dân gian, trước hết là của người dân lao động, là cội nguồn của văn hoá dân tộc.
+ Là bản sắc của văn hố dân tộc: đó là tổng thể các giá trị đặc trưng của văn hóa dân tộc
được hình thành tồn tại và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước.
+ Là biểu tượng của văn hố dân tộc: làm nên tâm thức dân gian, tình cảm và ước muốn
của con người.
- Vai trò của văn hố dân gian trong đời sống xã hội.
+ Góp phần đẩy mạnh q trình cơng nghiệp hố hiện đại hố đất nước.
+ Đẩy mạnh nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập.
+ Nâng cao chất lượng đời sống.
Câu 9: Trình bày các đặc trưng cơ bản của nghệ thuật ngôn từ dân gian?
- Khái niệm:
Nghệ thuật ngôn từ dân gian là những sáng tác tập thể mang tính truyền miệng của nhân

dân lao động gắn với đời sống thực tiễn môi trường lao động sản xuất và sử dụng ngơn từ là chất
liệu chủ đạo phương tiện chính để biểu đạt, có mối quan hệ với các thành phần nghệ thuật khác.
- Đặc trưng:
+ Tính truyền miệng

+ Tính dị bản

+ Tính biểu cảm
3


Câu 10: Làm rõ mối quan hệ giữa thần thoại truyền thuyết với tín ngưỡng lễ hội
truyền thống và những môi trường diễn xướng khác?
- Truyền thuyết: là tên gọi để chỉ một nhóm những sáng tác dân gian truyền miệng nhằm lý
giải một số hiện tượng tự nhiên sự kiện lịch sử.
- Tín ngưỡng: là hệ thống niềm tin mà con người tin vào để giải thích thế giới và để mang
lại sự bình an cho cá nhân và cộng đồng.
- Lễ hội: một sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng, thể hiện những ước vọng
của nhân dân và sự tơn kính của con người với thần linh. Lễ hội vừa có giá trị vật chất và tinh
thần, tơn giáo và tín ngưỡng.
- Thần thoại: là sáng tạo của trí tưởng tượng tập thể tồn dân, phản ánh khái quát hóa hiện
thực dưới dạng những vị thần được nhân cách hóa hoặc những sinh thể có linh hồn phi thường
đến mấy vẫn được tin là có thực.
=> Mối quan hệ: Truyền thuyết, tín ngưỡng, lễ hội của mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Truyền thuyết chính là chất liệu, nội dung, nền tảng để tạo thành các tín ngưỡng và lễ hội. Nhân
vật được thờ trong tín ngưỡng, lễ hội là đối tượng trung tâm của truyền thuyết.
Câu 11: Trình bày các đặc trưng cơ bản của nghệ thuật tạo hình dân gian?
- Tính gắn bó với mơi trường
- Tính biểu trưng:
+ Bản chất: gợi nhiều hơn tả

+ Đặc điểm: chú trọng nội dung, giản lược hình thức và chú trọng nổi bật nội dung mà
khơng để ý tính hợp lý của hiện tượng.
+ 6 thủ pháp: 2 góc nhìn, xun vật thể, phóng to, thu nhỏ, mơ hình hố biểu tượng ho,
hiện tượng ngơn từ…
- Tính biểu cảm.
Câu 12: Phân biệt tranh dân gian Hàng Trống và Đơng Hồ? Phân tích một số tranh
Đơng Hồ tiêu biểu?
- Phân biệt tranh Hàng Trống và Đông Hồ:
Mục
so sánh
Nguồn gốc

Trung Quốc

Không gian Phố Hàng Trống – Hà Nội
Đối tượng
phục vụ
Nguyên
liệu
Màu
Người làm

Tranh Đông Hồ

Tranh Hàng Trống

Thị dân

Thuần Việt
Làng tranh Đông Hồ - Bắc Ninh

Nhân dân

Giấy Xuyên chi nhập khẩu từ Trung
Giấy dó, khổ nhỏ, khơng thấm nước
Quốc, khổ to, dễ thấm nước
Màu hoá học

Tự nhiên

1 người

Nhiều người, mang dấu ấn cộng đồng

Phản ánh cuộc sống của thị dân gắn với Miêu tả cuộc sống hàng ngày của người
Chủ đề

sinh hoạt vui chơi ý thức của người dân dân lao động, đặc biệt về sinh hoạt hay
thành thị
ước muốn của người dân.
4


Bán ở mẹt

Cách bán

Treo cao

Cách làm


Dùng ván khắc để in, không vẽ tay kỹ
Kĩ thuật tô vờn, sản xuất số lượng ít vì
thuật cắt nét. Khơng tốn nhiều thời gian
mất thời gian.
và số lượng nhiều.

- Một số tranh Đông hồ tiêu biểu: hái dừa, đánh ghen, gà trống, đám cưới chuột, vinh hoa
– phú quý, nhân nghĩa, trí tín, lợn ỷ…
Câu 13: Trình bày hiểu biết về điêu khắc trên trống đồng và điêu khắc gỗ đình làng?
+ Điêu khắc trên trống đồng: dựa theo những hình khắc trên trống đồng thấy có hai loại
hình kiến trúc là nhà sàn mái cong và nhà sàn mái trịn.
+ Nhà có hai cột trống ở phía đầu nhà hai đầu và giữa có kêu than lên để lên sàn. Quần áo
được tả trên trống gồm: áo hai vạt ngắn và hai vạt dài, váy và khố, tết tóc nhiều kiểu. Những
người múa thường được phục trang bằng những bộ quần áo như mũ lông chim cao hoặc mặt nạ
tay đôi khi cầm vũ khí.
+ Điêu khắc trên gỗ đình làng: chủ yếu đề cập “cây đa, bến nước, sân đình” là những hình
ảnh đình làng đã gắn bó với kí ức của mỗi người dân. Đề cao cuộc sống và sinh hoạt của người
nơng dân (văn hố bản địa).
Câu 14: Trình bày các đặc trưng cơ bản của nghệ thuật biểu diễn dân gian?
- Tính biểu trưng ước lệ:
+ Nguyên lí đối xứng, hài hồ (VD âm nhạc ko có nhịp lẻ mà chủ đạo là nhịp chẵn).
+ Thủ pháp ước lệ (chỉ dùng nhị, sáo, đàn là đã tạo nên âm thanh cuộc sống).
+ Thủ pháp mơ hình hố: (Trong tuồng, chèo các nhân vật được phân làm các loại như đào,
kép, lão, mụ, quan, tướng, sối…)
- Tính biểu cảm: Là sự biểu đạt kết hợp với các giai điệu mượt mà dễ đi vào lịng người.
Âm nhạc dân gian có chỗ luyến láy để diễn tả nội tâm. Múa với động tác mềm mại, nhẹ nhàng
không nhảy cao như phương Tây. Sân khấu có chèo và cải lương.
- Tính tổng hợp: là sự tổng hợp của mọi thể thơ mọi loại văn, điệu hát, phong cách ngôn
ngữ… tất cả luôn đan xen vào nhau nhưng trong thực tế ngoài đời.
- Tính linh hoạt: trong các loại hình sân khấu truyền thống Việt Nam khơng có sự phân

biệt các loại hình ca, múa, nhạc và không phân biệt các thể loại tất cả đều có mặt trong cùng một
vở diễn. Khơng bắt buộc diễn viên phải tuân thủ tuyệt đối vai diễn mà có thể sáng tạo trên cái
thần của vở diễn cho phù hợp hồn cảnh. Bên cạnh đó là sự giao lưu mật thiết giữa người xem và
người diễn.
Câu 15: Làm rõ nguồn gốc tên gọi, thời điểm ra đời và mơi trường sử dụng của một
số hình thức hát như: hát xoan, ghẹo, quan họ, đúm, ca trù, trống qn, then, xẩm?
Các hình
thức hát

Nguồn gốc tên gọi

Hát xoan

Cịn gọi là hát xn vì vị vua có vợ tên là
Xuân nên đọc chệch là Xoan.

Ghẹo

Gắn với câu chuyện dựng lại làng Nam
Cường, nơi thờ công chúa Xuân Nương

Thời điểm
ra đời

Chưa biết rõ

Mơi trường sử dụng
Trong thờ thần, thành
hồng làng ở Phú Thọ
Phú Thọ

5


sau khi bị cháy đình
Đúm

Khoảng thế Vùng đồng bằng Bắc
kỉ XIII thời Bộ (TP. Hải Phòng và
nhà Trần.
phụ cận).

Còn gọi là hát nói, hát mở mặt

Được tách ra từ chữ quan và chữ họ, xuất
Chưa biết rõ
phát từ âm nhạc cung đình

Sơng Cầu, các thuyền,
sơng bến, các lễ hội.

Ca trù

Hát cơ đầu, hát nhà trị, nguồn gốc nửa
Thế kỉ XV
nhân - nửa thần, linh thiêng và cao quý

Bắc Bộ; Bắc Trung Bộ

Trống
quân


Tên một loại trống

Quan họ

Then
Xẩm

Từ thời nhà Đồng bằng và trung du
Trần
miền núi phía Bắc

Đọc chệch theo chữ (thiên 天) trong tiếng
Choang nghĩa là trời.

Chưa biết rõ

Chỉ người đi hát rong kiếm sống và hành
Thế kỉ XIV
nghề hát xẩm

Vùng núi phía Bắc

Câu 16: Giải thích tên gọi, nguồn gốc và môi trường sử dụng của một số nhạc cụ
truyền thống như: đàn đáy, trống quân, tính tẩu, đàn tranh, đàn cị, cồng chiêng?
Nhạc
cụ

Tên gọi
Tên gốc: đàn khơng đáy. Do đó


Đàn
đáy

Trống
qn

Nguồn gốc

Mơi trường sử dụng

Khơng rõ thời điểm

Đệm cho giọng nữ cao
ra đời chính xác,
người ta gọi là đàn đáy rồi thành
hoặc phối hợp với những
Nhưng nó có mặt
quen và là tên gọi chính thức cho
nhạc cụ gõ âm thanh khơ
hơn 500 năm khoảng
đến ngày nay
(ít vang) và hồ tấu
triều nhà Mạc.
Còn được gọi là trống thùng

Xuất hiện vào thời Được sử dụng để hát giao
Trần trong kháng duyên ở Đồng bằng Bắc
chiến quân Nguyên. Bộ và phụ cận


Trong tiếng Thái, tính đọc chệch từ
chữ thiên, có nghĩa là trời, nhưng Xuất xứ từ Trung
người Thái lại dịch là đàn, tẩu là Quốc, sau đó được Dùng trong nghi thức hát
Tính
tẩu

Đàn
tranh

quả bầu, tính tẩu có nghĩa là đàn
bầu hay đàn then. Do nhầm lẫn với
đàn bầu ở miền xuôi, nhiều người
gọi là đàn tính nhưng dịch ra đàn
bầu thì sai, nên tóm lại chỉ cần hiểu
đàn tính là cách gọi tắt của tính tẩu.

Cịn được gọi là đàn thập lục

du nhập vào miền
núi Việt Nam như
người Thái, Tày,
Nùng và vài nơi ở
Lào và Thái Lan.

then, tỏ tình, giao duyên,
đệm cho hát múa dân
gian, hát sướng giao
hưởng

Có nguồn gốc từ Dùng để hòa tấu, độc tấu,

Trung Quốc và là đệm hát, tham gia trong
dụng cụ truyền các dàn nhạc tài tử Việt
thống của người Nam và các dàn nhạc dân
phương Đông
tộc tổng hợp quốc tế
6


Tuy tên gọi phổ biến là đàn nhị,
nhưng nhiều nơi ở miền Nam Việt
Nam gọi là đàn cị vì đàn có dáng
Đàn cị thẳng, gần đầu cán muốn mềm như
ngã về phía ngược hướng với ống
nhị, trơng bóng dáng uyển chuyển
như cổ cò nên gọi là đàn cò.

Giữ vai trò chủ đạo trong
Có xuất xứ từ Ấn Độ
và vùng Trung Á,
được du nhập vào
trung quốc từ thế kỉ
1 - 3 SCN và nhiều
quốc gia khá .

hát xẩm, là thành viên
trong phường bát âm, dàn
nhã nhạc, ban nhạc chầu
văn, tài tử và dàn nhạc
tổng hợp. Ngày nay còn
xuất hiện ở nhạc pop,

kinh kịch…
+ Được sử dụng trong
các lễ hội văn hóa sinh

Cồng
chiêng

hoạt cộng đồng và đời
Nguồn gốc từ Trung
sống tâm linh, tơn giáo
Quốc, sau đó lan
Là tên gọi cồng, là loại có núm,
tín ngưỡng...
rộng ra các nước
chiêng khơng có núm. Tên nó xuất
+ Ở vùng có nhiều cồng
Đơng Nam Á và
phát từ tên dân tộc của vùng Tây
chiêng nhất Việt Nam là
Đơng Á, nó cũng
Ngun theo tiếng Ê đê phiên ra là
Tây Nguyên, trong đó
được sử dụng trong
(la - cồng) và (chính – chiêng).
tỉnh Đắk Lắk là một điểm
dàn nhạc giao hưởng
quan trọng và hay được
phương Tây.
chọn nhất do vị trí trung
tâm văn hóa, chính trị, xã

hội của vùng.

Câu 17: Giải thích danh xưng chèo và các nguồn gốc của thể loại? Phân biệt sự khác
nhau giữa chèo và tuồng truyền thống?
- Phân biệt chèo và tuồng:
Chèo
Nguồn gốc

-

-

Nội dung, đề tài

Nông thôn Bắc Bộ

Tuồng
Trung Quốc, du nhập vào nước ta từ
thời Lý.

Miêu tả cuộc sống bình dị của người
Ca tụng hành động anh hùng của các
dân nông thôn, ca ngợi những phẩm
giới quyền quý
chất cao cả của con người.

Múa

Mềm dẻo


Dứt khoát, mạnh mẽ

Hát

Lối hát sân khấu, một người hoặc hát
Hát bội, hát opera, hát hồ Quảng…
đồng ca

Hoá trang

Tri huyện, dân cư thuộc tầng lớp hạ Tầng lớp thượng lưu quyền quý:
lưu.
vua, chúa... Kép, tướng, đào, lão..

Đạo cụ

Đàn nguyệt, đàn nhị, đàn bầu, sáo, Trống chiến, đồng la, kèn, đàn cò,
trống chèo
ống sáo…

Nguyên tắc biểu
diễn

Biểu diễn theo tự nhiên

Biểu diễn theo quy luật

- Khái niệm và nguồn gốc của chèo:
7



+ Khái niệm: Chèo là loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền của Việt Nam. Là loại hình
sân khấu phát triển cao, giàu tính dân tộc.
+ Nguồn gốc: có từ thế kỉ X (nhà Đinh), người sáng lập là bà Phạm Thị Trân (Ninh Bình)
và lan rộng ra khắp vùng châu thổ Bắc Bộ.
Câu 18: Đặc trưng của nghệ thuật múa rối nước?
+ Nghệ thuật tạo hình dân gian.
+ Nghệ thuật diễn xướng.
+ Tính biểu cảm, ước lệ.
+ Nghệ thuật ngơn từ dân gian.
Câu 19: Trình bày khái niệm tâm thức dân gian? Sự giống và khác nhau giữa tơn
giáo, tín ngưỡng và mê tín?
- Khái niệm:
Tâm thức dân gian là sự tồn tại của văn hoá dân gian trong con người, kể cả trong nhận
thức (tự giác) và trong vơ thức của họ. Đó là một thứ ý thức về văn hố bao gồm cả nhận thức lý
tính và vơ thức.
- So sánh giữa tín ngưỡng, tơn giáo và mê tín:
+ Giống nhau:

Tín ngưỡng, tơn giáo và mê tín đều là niềm tin của con người vào những điều mang
tính chất thần bí, tâm linh và đấng siêu nhiên.

Đều có tác dụng điều chỉnh hành vi ứng xử giữa con người với con người, giữa con
người với xã hội, với cộng đồng.
+ Khác nhau:
Tín ngưỡng

Tơn giáo

Mê tín


Tín ngưỡng là niềm tin
vào đối tượng siêu hình,
chưa quy tụ thành tổ
chức, chưa có người
truyền giáo, chưa có
giáo luật

Tơn giáo là niềm tin vào
đối tượng siêu hình mà
những người cùng niềm tin
này đã quy tụ lại thành tổ
chức, có nhiệm vụ truyền
giáo có giáo luật chặt chẽ.

Mê tín là những niềm tin trong một mối
quan hệ nhân quả siêu nhiên, một trong
những sự kiện hay hành động sẽ định
dẫn đến các sự kiện hay hành động
khác mà khơng có bất kỳ quá trình nào
liên kết hai sự kiện như điềm báo phù
phép.

VD: Tín ngưỡng thờ VD: Tơn giáo Cao đài, Hồ
cúng tổ tiên…

Hảo…

VD: Tin vào có ma…


Câu 20: Nêu cơ sở của sự hình thành tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng phồn
thực? Phân tích q trình chuyển biến từ thờ Nữ thần đến thờ Mẫu? Giải thích tam phủ,
tứ phủ, tứ pháp?
- Giải thích tam phủ, tứ phủ, tứ pháp:
+ Tam phủ: là danh từ để chỉ 3 vị thần thánh trong hệ thống tín ngưỡng Việt Nam gồm:
Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải; cai quản những lĩnh vực quan trọng nhất
của một xã hội nông nghiệp.
+ Tứ phủ: là danh từ chỉ Thiên phủ (Mẫu Thượng Thiên), Nhạc phủ (Mẫu Thượng Ngàn),
Thủy phủ (Mẫu Thoải) và Địa phủ (Mẫu Địa).
+ Tứ pháp: là các vị Phật - Bồ Tát có nguồn gốc từ các nữ thần trong tín ngưỡng dân gian
8


Việt Nam gồm: Mây - Mưa - Sấm - Chớp, đại diện cho các hiện tượng tự nhiên và có vai trị
quan trọng trong xã hội nơng nghiệp.
- Cơ sở hình thành tín ngưỡng sùng bái tự nhiên: Là giai đoạn tất yếu trong quá trình
phát triển của con người, đặc biệt đối với các nền văn hóa gốc nơng nghiệp. Là sự tin tưởng tơn
kính của con người với đấng siêu nhiên.
- Cơ sở hình thành tín ngưỡng phồn thực: sùng bái sự sinh sôi nảy nở của tự nhiên và
con người. Thờ cơ quan sinh dục nữ nữ và cơ quan sinh dục nam và thơ hành vi giao phối.
- Sự chuyển biến từ thờ Nữ thần sang thờ Mẫu:
Đây là mơ hình chủ yếu của các nữ thần tại Việt Nam, cho dù những nguyên nhân người
dân lựa chọn thờ họ ban đầu khơng hồn tồn đến từ ý nghĩa phồn thực và phồn thịnh mà có thể
đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như nỗi sợ hãi, sự tưởng niệm hay tích truyện kì dị… Sự
phồn thực về chủ đề sinh đẻ, sự phồn thịnh giàu có, trừ tai hoạ cho cá nhân trong cộng đồng. Mơ
hình này đặc biệt phổ biến ở tất cả các trường hợp nữ thần tại Việt Nam và là mô hình thờ Nữ
thần chủ đạo của đạo Mẫu.
Câu 21: Nêu những phương thức tổ chức nông thôn Việt Nam cổ truyền?
- Tổ chức nông thôn theo huyết thống:
+ Những người cùng quan hệ huyết thống gắn bó mật thiết với nhau tạo thành đơn vị cơ sở

là gia đình và đơn vị cấu thành nên gia tộc.
+ Sức mạnh gia tộc thể hiện ở tình yêu thương đùm bọc lẫn nhau.
+ Quan hệ huyết thống là quan hệ theo chiều dọc theo thời gian cơ sở của tôn ti .
- Tổ chức xã hội theo địa bàn cư trú: Xóm và làng:
+ Tổ chức theo chiều ngang
+ Những người sống gần nhau về mặt địa lý thì tạo thành làng xóm để thích ứng với mơi
trường sống.
- Tổ chức nơng thơn theo nghề nghiệp và sở thích: Phường - hội.
+ Từ nghề nông, những người sinh sống và các ngày khác liên kết lại tạo thành phường.
+ Hội: là tổ chức liên kết những người có cùng thú vui, sở thíc.
- Tổ chức nơng thơn theo trọng nam: Giáp.
+ Xây dựa trên nguyên tắc trọng nam giới.
+ Giáp được tổ chức theo lớp tuổi và cùng làng.
Câu 22: Phân tích ý nghĩa một biểu tượng văn hóa dân gian Việt Nam?
VD: Tín ngưỡng thờ Mẫu.
- Nguồn gốc: bắt nguồn từ thờ Nữ thần và thờ Mẫu thần, đề cao vai trị của người mẹ.
- Q trình phát triển:
+ Xuất hiện từ xa xưa từ lúc con người sinh sống trong rừng hang.
+ Người dân luôn tôn thờ mẫu cho đến khi mở rộng địa bàn cư trú xuống đồng bằng.
+ Cuộc sống và nhu cầu con người ngày càng thay đổi khơng chỉ cư trú ở sơng, núi mà cịn
phải khai phá đất để sinh sống. Lúc này hình ảnh mẹ Đất với sự tôn vinh là Mẫu địa phù hộ cho
cuộc sống bình an mưa thuận gió hịa.
+ Tiếp xúc với đạo giáo Trung Hoa kết hợp với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt.
9


- Đặc điểm:
+ Mang tính bản địa
+ Có sự giao thoa với các tôn giáo khác.
+ Lấy mẫu, thánh nhân làm trung tâm thờ cúng.

+ Luôn hướng đến cái tốt đẹp ở thực tại con người.
- Vai trò và giá trị:
+ Trong đời sống chính trị xã hội: phản ánh lịch sử văn hóa của tổ tiên là những cư dân
nơng nghiệp trồng lúa nước và vai trị của người phụ nữ ln ở vị trí quan trọng trong gia đình xã
hội và trong cộng đồng.
+ Trong đời sống tinh thần, đạo đức, truyền thống: lưu truyền tinh hoa văn hóa địa phương
và vùng miền, gửi gắm niềm tin hi vọng và là chỗ dựa tâm linh của một bộ phận dân cư, đồng
thời giúp liên kết mọi người vượt qua những định kiến tôn giáo hoặc sự cục bộ của địa phương.
+ Trong quá trình hội nhập kinh tế và văn hóa: Là tiền đề cho sự mở rộng mối quan hệ giao
lưu tiếp xúc hội nhập văn hóa giữa các vùng miền trong và ngồi nước. Nó cịn giáo dục lòng
yêu nước, truyền thống và lịch sử.
- Thờ cúng: Diễn ra nhiều dịp trong một năm và các ngày lễ Tết, mùng 1 và 15 âm lịch.
Trong đó, ngày 3/3 ÂL là ngày giỗ Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Trong những ngày này ngoài nghi
thức dâng cúng lễ vật nên các vị Thánh thì người ta cịn tổ chức nghi lễ hầu đồng để tưởng nhớ
công ơn của các vị Thánh.
- Giải pháp bảo vệ: tuyên truyền những giá trị lịch sử của tín ngưỡng thờ Mẫu đến giới trẻ,
quảng bá tín ngưỡng thờ Mẫu đối với bạn bè quốc tế.
Giảng viên giảng dạy môn học

Người soạn thảo tài liệu, tác giả

Nguyễn Thành Nam,
Nguyễn Thị Thanh Mai, Đặng Hoài Thu

Nguyễn Linh – khóa 60
Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2023

10




×