Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Xây dựng sản phẩm du lịch (k58, 59 – 2020)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.34 KB, 4 trang )

XÂY DỰNG SẢN PHẨM DU LỊCH
Câu 1 và 4: Nêu và phân tích các khái niệm: Du lịch, khách du lịch, sản phẩm du lịch,
thị trường du lịch? Lấy ví dụ minh họa?
- Khái niệm: (dựa trên Luật Du lịch, năm 2005 và 2017).
+ Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngồi nơi cư trú thường
xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng
thời gian nhất định.
VD: du lịch biển Nha Trang, du lịch Yên Tử, du lịch hội nghị hội thảo...
+ Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ những trường hợp đi học,
làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.
VD: khách tham quan đến Quảng Ninh, khách nội địa và quốc tế.
+ Sản phẩm du lịch lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du
lịch trong chuyến đi du lịch.
VD: các biểu tượng trò chơi, khu nghỉ dưỡng...
+ Thị trường du lịch là một bộ phận cấu thành của thị trường hàng hóa. Nó bao gồm tồn bộ
các mối quan hệ và cơ chế kinh tế liên quan đến địa điểm, thời gian, điều kiện và phạm vi thực
hiện các dịch vụ hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội về du lịch.
VD: thị trường du lịch ASEAN, Đông Bắc Á…
Câu 2: Nêu và phân tích vai trị của sản phẩm du lịch trong hoạt động kinh doanh du
lịch? Lấy ví dụ minh họa?
- Cá biệt hố du lịch của điểm đến, của địa phương.
- Tạo ra tính hấp dẫn cao, thu hút thị trường khách.
- Gây dựng hình ảnh du lịch của điểm đến, địa phương.
- Gây dựng thương hiệu du lịch của điểm đến, địa phương.
- Tạo ra sức cạnh tranh cho điểm đến, địa phương.
- Là những điểm nhấn của hệ thống sản phẩm du lịch của điểm đến, địa phương.
- Có khả năng tạo ra động lực cho các sản phẩm du lịch khác cùng phát triển.
VD: Hồ Hoàn Kiếm là sản phẩm du lịch đặc trưng của Hà Nội, nó tạo động lực cho các sản
phẩm khác phát triển (lưu trú, ăn uống, di tích lịch sử, giáo thông...) thu hút khách du lịch trong
nước và quốc tế.
Câu 3: Nêu và phân tích những đặc điểm cơ bản của sản phẩm du lịch ở Việt Nam hiện


nay? Lấy ví dụ minh họa?
- Tính vơ hình: Sản phẩm du lịch về cơ bản là vơ hình. Thực ra nó là một kinh nghiệm du
lịch hơn là một món hàng cụ thể.
- Tính khơng đồng nhất: Do sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch vụ, vì vậy mà khách hàng
không thể kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi mua, gây khó khăn cho việc chọn sản phẩm.
- Tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng: Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch xảy ra cùng
một thời gian và địa điểm sản xuất ra chúng.
- Tính mau hỏng và khơng dự trữ được: sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch vụ như dịch vụ
1


vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống...
VD: Dịch vụ ăn uống khơng thể dự trữ vì đồ ăn sẽ bị hư và thiu, được sản xuất và làm tại
bếp khách sạn hay nhà hàng, ăn uống ở ngay tại khách sạn và nhà hàng đó.
Câu 5: Phân tích những nguyên tắc trong xây dựng, những yêu cầu đối với sản phẩm
du lịch Việt Nam hiện nay? Lấy ví dụ minh họa?
- Nguyên tắc trong xây dựng sản phẩm du lịch:
+ Nghiên cứu thị trường.
+ Hợp tác với các bên liên quan để phát triển sản phẩm tại điểm đến.
+ Tạo ra sự phù hợp giữa sản phẩm với thị trường.
+ Xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển sản phẩm du lịch tại điểm đến.
- Những yêu cầu đối với sản phẩm du lịch:
+ Tạo trải nghiệm khác biệt cho du khách.
+ Mang tính đại diện cho bản sâc , kết nối các đặc tính riêng có của địa phương.
+ Đáp ứng yêu cầu về yếu tố địa hình.
+ Đáp ứng yêu cầu về các yếu tố cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật.
+ Đáp ứng nhu cầu thị trường khách du lịch đặc thù.
+ Đáp ứng nhu cầu về kinh tế, môi trường và văn hóa xã hội.
+ Mang lại lợi ích cho địa phương và nâng cao thu nhập.
+ Đáp ứng nhu cầu của nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực.

VD: Tạo trải nghiệm cho du khách: có thể du khách được làm nông dân, được trổ tài làm
sản phẩm của địa phương, được hái và thu hoạch trái cây...
Câu 6: Nêu và phân tích những nhu cầu cơ bản của du khách trong q trình du lịch,
lấy đó hình thành cơ sở để xây dựng các sản phẩm du lịch?
- Những nhu cầu cơ bản của du khách:
+ Nhu cầu thiết yếu trong chuyến du lịch: ăn uống, lưu trú, vận chuyển, tham quan.
+ Nhu cầu đặc trưng trong chuyến du lịch: chính là những mục đích của bạn khi đi du lịch
gồm: tham quan, nghỉ ngơi, thư giãn, học tập, nghiên cứu, nâng cao sức khỏe,...
+ Nhu cầu bổ sung trong chuyến du lịch: nó sẽ phát sinh thêm trong lúc đi du lịch: mua sắm,
chơi trò chơi riêng, sử dụng các dịch vụ khác...

Từ đó, dựa vào những nhu cầu cơ bản này thì chúng ta có thể xây dựng được các
chương trình du lịch và các sản phẩm du lịch tùy theo độ tuổi, tâm lý, mục đích, sở thích của du
khách.
Câu 7: Nêu và phân tích những những cơ sở, điều kiện hình thành sản phẩm du lịch?
- Điểm đến du lịch: Là điểm đến thu hút khách du lịch có thể là điểm đến tự nhiên, nhân văn
hoặc thiên nhiên...
- Các dịch vụ vận chuyển:
Là một trong những thành phần cơ bản của sản phẩm du lịch. bao gồm các phương tiện đưa
đón khách tham quan tại các điểm du lịch bằng phương tiện giao thông hiện nay: ô tô, xe khách,
máy bay,... được thể hiện qua tuyến du lịch và tần suất.
- Dịch vụ lưu trú và ăn uống:
2


Là thành phần chính giúp cấu thành nên sản phẩm du lịch. Nó bao gồm các dịch vụ đáp ứng
các nhu cầu của người đi du lịch (khách sạn, homestay, nhà nghỉ, nhà hàng,..).
- Giá cả:
Mức giá là một trong những yếu tố quan trọng bởi đây là những thông số được sử dụng giúp
khách hàng dễ dàng so sánh các sản phẩm du lịch khác nhau.

Câu 8: Nêu và phân tích những nhu cầu sinh học của con người, lấy đó làm cơ sở hình
thành các sản phẩm du lịch của Việt Nam hiện nay?
- Nhu cầu sinh học là những nhu cầu cơ bản nhất, buộc phải đáp ứng được để con người có
thể sống, tồn tại và hướng đến những nhu cầu tiếp theo trong tháp Maslow.
- Nhu cầu sinh học bao gồm các yếu tố: ăn uống, mặc, nơi ở, đi lại,...
- Nhu cầu sinh học được xem là những nhu cầu cơ bản và quan trọng nhất, bởi nếu nhu cầu
này không được đáp ứng thì tất cả những nhu cầu phía trên sẽ khơng thể thực hiện.
=> Từ những nhu cầu cơ bản này, các sản phẩm du lịch phải hướng đến các giá trị cơ bản
nhất phục vụ khách du lịch.
Câu 9: Nêu những loại sản phẩm trong kinh doanh lữ hành hiện nay ở Việt Nam? Lấy
ví dụ minh họa?
- Kinh doanh dịch vụ vận chuyển.
- Kinh doanh dịch vụ lưu trú.
- Kinh doanh dịch vụ ăn uống và giải trí.
- Kinh doanh trọn gói chương trình du lịch.
- Các dịch vụ bổ sung.
VD: Tổ chức tour du lịch là 1 sản phẩm của kinh doanh lữ hành.
Câu 10: Nêu và phân tích nhu cầu văn hóa xã hội của du khách, lấy đó làm cơ sở hình
thành các sản phẩm du lịch phù hợp?
- Được trải nghiệm các loại hình văn hố bản địa và văn hóa các địa phương khác.
- Tạo sự phát triển kinh tế.
- Được thể hiện sự sáng tạo về các chương trình du lịch, lấy yếu tố văn hóa làm gốc.
- Nâng cao tính thẩm mỹ, nội tâm con người.

Từ đó xây dựng sản phẩm du lịch tham quan các di tích, các làng nghề văn hóa, làng
thủ cơng mỹ nghệ...
Câu 11: Nêu và phân tích những tài nguyên tự nhiên của du lịch Việt Nam, lấy đó làm
cơ sở để xây dựng sản phẩm du lịch ở Việt Nam? Lấy ví dụ minh họa?
- Tài ngun thiên nhiên bao gồm: địa hình, khí hậu, tài nguyên nước, động – thực vật, các
yếu tố địa mạo, địa chất, thời tiết, hệ thống biển – đảo, hệ sinh thái, vườn quốc gia, khu bảo tồn

thiên nhiên, vị trí địa lý,..
- Tài nguyên tự nhiên ở nước ta rất phong phú, tập trung nhiều ở trung du, vùng núi và vẹn
biển... Vì vậy đây là yếu tố tốt để khai thác giá trị du lịch.
VD: Vịnh Hạ Long, bãi biển Mỹ Khê, vườn quốc gia Cát Tiên có sự đa dạng sinh học, nhiều
tài nguyên, khoáng sản dồi dào, thời tiết thuận lợi... không chỉ tham quan mà còn phục hồi sức
khỏe cho con người.
3


Câu 12: Nêu những loại sản phẩm trong kinh doanh lưu trú ở Việt Nam hiện nay?
- Khách sạn.
- Biệt thự du lịch.
- Nhà nghỉ.
- Homestay.
- Lều trại.
- Làng du lịch.
- Căn hộ du lịch.
- Các dịch vụ lưu trú khác: du thuyền, cano, tàu du lịch…
Câu 13: Nêu các cơ sở, điều kiện để có thể xây dựng các sản phẩm du lịch biển đảo ở
Việt Nam hiện nay?
- Điều kiện an ninh chính trị và an tồn xã hội ổn định.
- Thời tiết thuận lợi và ủng hộ.
- Khơng có các dịch bệnh liên quan.
- Điều kiên kinh tế ổn định.
- Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật đồng bộ.
- Các chính sách phát triển du lịch biển đảo của Trung Ương và địa phương.
Câu 14: Nêu và phân tích cách thức để xây dựng các sản phẩm du lịch văn hóa ở Việt
Nam hiện nay?
- Kiểm kê, đánh giá tài nguyên.
- Xây dựng quy hoạch, chương trình khai thác.

- Liên kết và thiết lập hệ thống cơ sở vật chất – hạ tầng kỹ thuật và nguồn nhân lực.
- Tổ chức liên kết với các tuyến điểm du lịch.
- Xúc tiến quảng bá hình ảnh của sản phẩm văn hóa.
- Liên kết với các cơng ty gửi khách và các nguồn khách chính.
- Các hoạt động duy trì và bảo tồn.
- Đánh giá và điều chỉnh.
Câu 15: Nêu và phân tích ngắn quy trình xây dựng sản phẩm du lịch ở Việt Nam ?
1.
Giai đoạn nghiên cứu chuẩn bị:
- Nghiên cứu thị trường khách.
- Phân tích cạnh tranh.
- Đánh giá tiềm năng.
- Phân tích tiềm lực.
- Đánh giá các cơ sở, điều kiện hình thành.
- Xây dựng ý tưởng.
2.
Giai đoạn ứng dụng, vận hành:
- Xây dựng kế hoạch chi tiết.
- Thiết kế thử nghiệm.
- Hoàn chỉnh sản phẩm.
- Vận hành bán sản phẩm, hàng hóa.
3.
Giai đoạn đánh giá, điều chỉnh:
- Đánh giá sản phẩm.
- Đề xuất các điều chỉnh.
Giảng viên giảng dạy môn học
Ma Thị Quỳnh Hương

- Thử nghiệm.
- Phân tích hiệu quả.


Người soạn thảo tài liệu, tác giả
Nguyễn Linh – khóa 60
Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2023
4



×