Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Xây dựng hệ thống khởi nghiệp tinh gọn tại công ty tnhh giải pháp công nghệ thông tin và truyền thông qsoft

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.31 MB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
XÂY DỰNG HỆ THÓNG KHỚI NGHIỆP TINH GỌN

TẠI CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ
THONG TIN VA TRUYEN THONG QSOFT
NGANH: QUAN TRI KINH DOANH

TRAN TH] HANG

HÀ NỘI - 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
XÂY DỰNG HỆ THÓNG KHỞI NGHIỆP TINH GỌN
TẠI CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ
THONG TIN VA TRUYEN THONG QSOFT
Ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 8340101

Họ và tên học viên : Trần Thị Hằng

Người hướng dẫn: Ts Nguyễn Thế Anh

Hà Nội — 2023




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ “Xây
tỉnh gọn tại Công ty TNHH
QSoft” 1a san pham

dựng

hệ thống

khới nghiệp

Giải pháp Công nghệ thông tin và Truyền thông

nghiên cứu của tôi và được

thực hiện dưới

sự hướng dẫn

khoa học của TS Nguyễn Thế Anh.
Các số liệu, dữ liệu được thể hiện và áp dụng trong luận văn này là chính xác,
đúng thực tế, được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng theo đúng quy định. Nội dung của
luận văn chưa từng được cơng bồ trong bắt cứ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Tôi cam đoan những điều trên là đúng sự thật và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày tháng

năm 2023


Người thực hiện luận văn

Trần Thị Hằng


LOI CAM ON
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu cùng Quý Thầy Cô Khoa Sau đại
học, Khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học Ngoại Thương đã tận tâm giảng dạy
và nhiệt tình hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các học viên trong suốt thời gian

học tập và nghiên cứu tại trường.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới TS. Nguyễn Thế Anh —
giảng viên trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã luôn đồng hành và giúp đỡ, dành thời
gian cũng như công sức để hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận
văn này.
Tác giả cũng xin gửi lời tri ân đến nhà sáng lập cùng các cán bộ chủ chốt của
Công ty TNHH

Giải pháp Công nghệ thông tin và Truyền thong QSoft, những

người đã trực tiếp tham gia trả lời phỏng vấn và/hoặc gián tiếp cung cấp thông tin,
tài liệu cho tôi.

Cuối cùng là lời cảm ơn đến những người thân yêu nhất trong gia đình và
những người đồng nghiệp đã âm thầm hỗ trợ cũng như truyền động lực cho tơi
trong suốt q trình nghiên cứu luận văn.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2023


Người thực hiện luận văn

Trần Thị Hằng


iii
MUC

LUC

LOI CAM DOAN...
LOI CAM ON.

ii

DANH MUC CAC TU VIET
DANH MUC BANG waanccssssssssscccsssssssessssssssssssccsssesssnsesssssssssssssscscessssssseessssesssssseesees vii
I/.0):8/10090210)06)00 12005...

.............

vii

DANIEL MUC HINT... .ccsssssssscsccsssssssessccccsssssssscsscsssssnssssscecsessssssecsssssssnnsesscesssssssees viii
DANH MỤC SƠ ĐÒ
TOM

TAT KET QUÁ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN...............................-------cccss- ix


LỜI MỞ ĐẦU..............................---22V222VV2222.214411111EEEEEESEEEEEEEEE00111011111241111101000010E 1
1. Tính cấp thiết của để tài........................... -----s-cccccccsssstrtrrrrrrrartrrrrrrrrrssssrerrrrrre 1
2.

Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................-.-..-v++++++++++eeeeeeerrrrr 3

3. Câu hồi nghiên cứu ................................----s-<
s< =s s+=sescsecseexrrrrrrerrkrereereeerrerreerrrr 5
4. Mục đích nghiên Cứu ..................................
- 5s
+ %9 % 4931999898835 4300m1 5
AL Mure dich nghiénn Cru 1 ................

5

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.....................--¿--+ 5s +++++++z+>++++++xexexezkrvexrrerrvrvrrrrrrererrrre 6

5. Đối tượng và phạm vỉ nghiên €ứu .......................--.s---sesssesvssseeczvssseerzvsseeil 6

5.1 Đối tượng nghiên cứu..........................-

-2-++22EE++2+2E22E+22222232222212222722122 222 xe 6

5.2 Phạm vi nội dung

6. Phương pháp nghiên cứu
7. Đóng góp của luận văn

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYÉT CỦA VIỆC XÂY DỰNG HE THON
KHOI NGHIEP TINH GON wesscssscssssssssssccccsssssssseecsssssssssscccessessssscscssssssssssecsecesessssees 9

1.1 Tổng quan về hệ thống khởi nghiệp tỉnh gon.......ssssccssssecccsssesccssssecccsensecesssss 9
1.1.1 Khởi nghiệp, Khởi nghiệp tỉnh gọn.........................-.--5-55ccc+csrxerrrrrxerrrrrrv 9
1.1.2 Hệ thống Khởi nghiệp tỉnh gọn...........................--222222222222EE2222222222222222222 13

1.2 Các yếu tố cầu thành hệ thống khởi nghiệp tinh gọn................................-- 16
1.2.1 Tìm kiếm và ưu tiên các cơ hội thị trường...........................-2-+-s+s+szzzzzzxzxzzzz+z 18

1.2.2 Thiết kế mơ hình kinh đoanh........................
2
2222E22222+E22222222zzz22222cz2 26
1.2.3. Học hỏi có kiểm chứng ,........................-©222222222222222111222111121211122711
221 xe 33
1.2.4 Xây dựng sản phẩm khả thi tối thiểu.......................--22222222EEE2222222222222222222 39


1V
1.2.5 Tìm hiểu xem nên kiên trì đeo bám hay pivot...................----22- 222222222522 44
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng hệ thống khởi nghiệp tỉnh gọn46
1.3.4 Các yếu tố bên trong.....

1.3.5 Các yếu tố bên ngoài .

49

CHƯƠNG 2. PHUONG PHAP NGHIEN CUU cissssssssssssssssssssssesssssnsssssseessenass 53
2.1 Quy trình nghiÊn Cứu ....................................
«<< «<< se 3g Excel 53
2.2 Phương thức thực hiện nghiên cứu ...................................«se 2.2.1 Cách thức xác định mẫu.........................
2. 2SSE1SES2EE22E2E512512552E1251225221222222122222xe 54


PS hon

......................

56

2.2.3 Phân tích dữ liệu

2.3 Kết quả nghiên cứu

CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TĨ CẤU THÀNH HỆ THĨNG KHỞI
NGHIỆP TINH GỌN TẠI CƠNG TY TNHH GIẢI PHÁP CƠNG NGHỆ

THƠNG TIN VÀ TRUN THƠNG QSOFT...............................-©©©5ss+sssxxxreerre 65
3.1 Giới thiệu về Công ty TNHH

Giái pháp Công nghệ thông tin và

Truyền thơng QSOfC ...............................--s-5©2veevEECvveeeEvvvxeesErvkeseterrssserrrrressrrree 65
3.2 Sản phẩm cốt lõi của QSof(-

Ứng dụng Chính xác...........................-----‹‹s-- 66

3.3 Các yếu tơ cầu thành hệ thống khởi nghiệp tỉnh gọn tại Công ty TNHH
Giải pháp Cơng nghệ thơng tin và Truyền thơng QSoft

3.3.1 Tìm kiếm và ưu tiên cơ hội thị trường ..
3.3.2 Thiết kế mơ hình kinh doanh..
3.3.3 Hoc hỏi có kiếm chứng

3.3.4 Xây dựng sản phẩm khả thi tối thiểu........................- 2222222222225

xe. §I

3.3.5 Quyết định kiên trì đeo bám hay pivot....................----2222222222222222222222222222222 84
3.3 Danh giá các điều kiện để hình thành hệ thống khới nghiệp tinh gọn tại
Công ty TNHH

Giải pháp Công nghệ thông tin và Truyền thông QSoft....... 88

3.3.1 Các điều kiện đã đạt được..............................ctheerreeiirrrierree 88
ES.
¬.................. 90
E0

45:60

15 .......................

CHUONG 4. XAY DUNG HE THONG KHOI NGHIEP TINH GON TAI
CONG TY TNHH GIAI PHAP CONG NGHE THONG TIN VA TRUYEN

91


THƠNG QSOFT VÀ CÁC GIẢI PHÁP VẬN HÀNH HỆ THĨNG................... 94
4.1 Định hướng phát triển của Công ty TNHH Giải pháp Công nghệ thông
tin và Truyền thông QSoft.
4.2 Hệ thống khởi nghiệp tỉnh gọn tại Công ty TNHH Giải pháp Công nghệ
thông tin và Truyền thông QSof............................--°-+ee+vEvveetvvvvssserrvrxsssrrree 95


4.3 Đề xuất giái pháp vận hành hệ thống khởi nghiệp tỉnh gọn tại Công ty
TNHH Giải pháp Công nghệ thông tin và Truyền thông QSoft...................... 99

4.4 Đề xuất, gợi ý đối với các công ty khới nghiệp phần mềm khác ............. 102
¡08000.003.577

.. `. ................ 105

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................-c5ssrieccezrtreceerre 107


vi

DANH MUC CAC TU VIET TAT
Agile

Phat trién san pham linh hoat

B2B

Doanh nghiép voi doanh nghiép

B2C

Doanh nghiệp với người tiêu dùng

BM

Mô hình kinh doanh


BMI

Đơi mới mơ hình kinh doanh

BMC

Khung mơ hình kinh doanh

LS

Khoi nghiép tinh gon

MVP

San phâm khả thi tôi thiêu

QSoR

Công ty TNHH Giải pháp Công nghệ thông tin và Truyền thông
QSoft

THCS

Trung hoc co so

THPT

Trung học phô thông


TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


vii

DANH MUC BANG
Bang 1.1: Su khác nhau giữa Khởi nghiệp tỉnh gọn và Khởi nghiệp truyền thống.12
Bang 1.2: Mô tả các thơng số của Khung mơ hình kinh doanh...........................---- 28
Bảng 1.2: Sự khác nhau giữa Agile và Phương pháp truyền thống........................... 42
Bang 2.1: Số người tham gia phỏng vấn.........................---22222222222222221222222222121222222---e. 55
Bang 2.2 Bang câu hỏi phỏng vấn nha sang lap Qsoft

58

Bảng 2.3: Kết quả định tính về việc áp dụng LS của QSoft...

Bang 3.1: Mơ tả khái qt các tính năng dự kiên sẽ phát triên của ứng dụng Chính xác......64
Bảng 3.2: Tổng quan thị trường...
Bang 3.3: Phân tích đối thủ cạnh tranh.......................... -2222+2+22222222222222222222222222222---e. 70
Bang 34 PHAN TICH S WOT.........7.n-ics:ceectennssnansertesestaebecnsseensretensageasenbonereasinstennnesenseneed 68

DANH MUC BIEU DO
Biểu dé 3.1: Thống kê số lượng người dùng hoạt động hàng ngày (daily active
users) tir thang 1/4/2022 đến 31/07/2022 của ứng dụng Chính xác........................... 76
Biểu đồ 3.2: Thống kê số lượng người dùng rời bỏ (ngừng sử dụng)

ứng dụng


Chính xác từ 1/4/2022 đến 31/7/2022.........................---2:++2222EE22++z+tttEEEEEvrrrrrrrrrrrrrree 77
Biểu đồ 3.3: Thống kê số lượt tải về tự nhiên (số lượt thu nạp tại trang thông tin trên

cửa hàng Play) của ứng dụng Chính xác từ ngay 5/10/2021 đến 18/9/2023............. 80
Biểu đồ 3.4: Thống kê số lượng người dùng hoạt động hàng ngày của ứng dụng

Chính xác từ ngày 5/10/2021 đến 18/9/2023..........................-----22cccccccccczcczcrrrrrrrrrrer 80


viii

DANH MUC HiNH
Hình 1.1:

Hé thống Khởi nghiệp tỉnh gọn.........................----22222222EEE22222222222222222222222222 17

Hình 1.2: Bộ điều hướng cơ hội thị trường (The market opportunity navigator)
Hình 1.3: Bảng | — Tao tap hợp các cơ hội thị trường của Ơng..........................---.-2 20
Hình 1.4: Bảng 2 - Đánh giá mức độ hấp dẫn của các cơ hội thị trường.................. 21

Hình 1.5 : Bản đồ mức độ hắp dẫn......................
22-222 222222112222211112221112227212222 2e 22
Hinh 1.6: Bảng 3- Thiết kế chiến lược tập trung linh hoạt...........................--.---¿2 23
Hình 1.7: Khung mơ hình kinh doanh (Business Model Canvas),............................---- 28

Hinh 1.8: Phát triên khách hàng.............................
22: 22¿+2EE+222EEEEEEt2EEE22ztE22222zrtrrzzcee 35
Hinh 3.1: Giao diện của ứng dụng Chính xác.........................--- --++25s5s+s+ssze+x+e+srzzezxesee 68
Hình 3.2: Khung mơ hình kinh doanh của QSY ......................-.-5: 55-522225c+cc+xszxsx+ 73
Hình 3.3: Giao diện tính năng “Hỏi đáp” của ứng dụng Chính xác ........................... 78

Hình 3.4: Giao diện tính năng “Kim cương” của ứng dụng Chính xác...................... 79
Hình 3.5: Giao diện MVP của ứng dụng Chính xác ............................-.-----cccccccccrcrx §3
Hình 3.6: Q trình phát triển và giới thiệu MVP của ứng dụng Chính xác............. 84

Hình 4.1: Đề xuất Khung mơ hình kinh doanh của QSoft về lĩnh vực giáo dục.......98
DANH MỤC SƠ ĐỊ
Sơ đồ 1.1: Vịng lặp Xây dựng — Do lường — Học hỏi...........................----22-©222z2222222 37
Sơ đỗ 1.2: Các yêu tố bên ngoài tác động đến việc xây dựng hệ thống LS.............. 49

Sơ đồ I.3: Những hạn chế L§ trong bối cảnh cơng nghệ...........................
2222 51

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức của Công ty QSoffL.........................22222222 222222222222EE.ccrrkev 66
Sơ đồ 3.2: Các dịch vụ ngoại vi của ứng dụng Chính xác.......................--22+2zzczz 69

Sơ đồ 3.3: Phương pháp phát triển Agile (Scrum)........................--222z+22222222222zzrrrrrr 82
Sơ đồ 3.4: Các bên liên quan đến việc phát triển ứng dụng Chính xác.................... 86

Sơ đồ 4.1: Sự vận hành của hệ thống khởi nghiệp tỉnh gọn ............................---2 93


1X

TÓM

TẮT KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và sự gia tăng không
ngừng của công nghệ số, các công ty khởi nghiệp về phát triển phần mềm tại Việt
Nam cũng như trên toàn thế giới đang đối mặt với sức ép ngày càng tăng của sự

không chắc chắn và thay đổi nhanh chóng trong điều kiện khan hiếm về ngn lực.
Hệ thống Khởi nghiệp tinh gon (Lean startup, gọi tắt là LS) và các cơng cụ
liên quan của nó cung cấp cho các doanh nhân một bộ tài liệu khởi nghiệp theo định
hướng thực hành nhằm đối phó với những bất én va thay đổi liên tục, đặc biệt trong,

ngành công nghệ kỹ thuật số. Hệ thơng LS được đóng góp bởi nhiều nhà nghiên

cứu: Phát triển khách hàng (Blank, 2005), Phát triển sản phẩm linh hoạt (Rise,
2011), Khung

mơ hình kinh doanh (Osterwalder và Pigneur, 2010) và Bộ điều

hướng cơ hội thị trường (Gruber và Tal, 2017). Sire hap dan cia LS là rất rõ ràng.
Nó tìm cách đưa ra “cách tiếp cận khoa học để tạo ra các công ty khới nghiệp”
(Ries, 2011; Blank, 2013), thúc đây

các doanh nhân và nhà đổi mới thực hiện các

thử nghiệm có cấu trúc dựa trên giả thuyết cơ bản và kết hợp trực tiếp phản hồi từ
các thử nghiệm này vào một quy trình lặp lại và đổi mới nhanh chóng.
Về mặt lý thuyết, đề tài luận văn tập trung vào việc hệ thống hóa cơ sở lý
luận của hệ thống LS: các yếu tố cấu thành hệ thống (bao gồm các công cụ liên
quan) và các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng hệ thống.
Về mặt thực tiễn, luận văn tìm hiểu và phân tích các yếu tố cầu thành nên hệ

thong LS tai mt cong ty phát triển phần mềm ở Việt Nam, đã tiếp cận và đang áp
dung LS vao quá trình khởi nghiệp của mình. Trên cơ sở lý thuyết đã tìm hiểu được
và thực tế áp dụng LS của doanh nghiệp, tác giả mạnh dạn đóng góp ý kiến nhằm
xây dựng hệ thống LS tại công ty khởi nghiệp này, đồng thời, đề xuất các giải pháp
đề vận hành hệ thống một cách hiệu quả.



LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khởi nghiệp được coi là một trong những giải pháp quan trong dé giải quyết
các vấn đề kinh tế, tạo việc làm, đưa đất nước phát triển và đồng thời đem lại lợi ích

cho cả xã hội. Đặc biệt là ở Việt Nam, với một nền kinh tế đang phát triển và một
cộng đồng trẻ năng động, khởi nghiệp là một lựa chọn cần thiết dé giúp đất nước
phát triển và đổi mới. Theo Báo cáo đổi mới sáng tạo và đầu tư công nghệ Việt Nam

2023 của Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Việt Nam được xếp hạng 54
chỉ số hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu. Phong trảo khởi nghiệp nở rộ một phần
nhờ có sự đầu tư, rót vốn từ các nhà đầu tư nước ngồi và các chính sách khuyến
khích, thúc đây hoạt động khởi nghiệp của Chính phủ.
Chuyển đổi kỹ thuật số đã thu hút sự chú ý trong những năm gần đây như
một hình thức chuyển đổi kinh doanh. Do tốc độ thay đổi của các dịch vụ kỹ thuật
số mới nên không

thể biết trước được điều gì sẽ được tạo ra và rất khó để dự đốn

quy mơ của doanh nghiệp cũng như nguồn lực sản xuất cần thiết. Hơn nữa, những
thay đôi và chỉnh sửa thường xuyên được thực hiện cùng các tiêu chuẩn về việc
hồn thành cơng việc đén đâu cũng không rõ ràng (Hirai, 2020). Theo Gage (2012),
tỷ lệ thất bại chung của các công ty khởi nghiệp lên tới 75%. Theo một nghiên cứu
của Small Business Administration (SBA) (2012) tai Hoa Ky, 20% doanh nghiép
khởi nghiệp that bai trong nam dau tién, 30% thất bại trong năm thứ hai, và 50%
thất bại trong năm thứ năm. Ở Việt Nam, theo số liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về

đăng ký doanh nghiệp, trong năm 2022, cả nước có 143.198 doanh nghiệp rút lui

khỏi thị trường, tăng 19,5% so với năm 2021. Phần lớn doanh nghiệp tạm ngừng

kinh doanh, giải thể và chờ làm thủ tục giải thể trong năm 2022 có thời gian hoạt
động ngắn (dưới 5 năm) và tập trung chủ yếu ở quy mô vốn từ 0 - 10 tỷ đồng.
Mặc dù có những đặc điểm chung với các loại hình khởi nghiệp khác như
khan hiếm nguồn lực và thiếu lịch sử hoạt động, nhưng các công ty khởi nghiệp
phần mềm thường bị cuốn vảo làn sóng thay đổi cơng nghệ thường xun diễn ra
trong ngành phần mềm, như cơng nghệ mạng, máy tính mới và ngày cảng đa dạng
của các thiết bị máy tính. Họ cũng cần sử dụng các công cụ và kỹ thuật tiên tiến dé


phát triển các sản phẩm và dịch vụ phần mềm sáng tạo (Sutton, 2000). Tắt cả những
điều này làm cho các công ty khởi nghiệp phần mềm trở thành thách thức đối với
những nỗ lực, đồng thời là hiện tượng nghiên cứu hấp dẫn đối với các nhà nghiên
cứu công nghệ phần mềm và những người thuộc các ngành liên quan.
Đề đối phó với những bat ơn và những thay đổi nhanh chóng, trong đó có
việc khó biết nên tạo ra loại sản phẩm và địch vụ nào, điều quan trọng là phải có tư
duy lấy khách hàng làm trung tâm đề tìm cách khám phá nhu cầu của người dùng và
tạo ra thứ gì đó có giá trị cho họ (Hai,

2020). Do đó, quy trình tạo ra và kiểm

chứng sản phẩm từng chút một là điều cần thiết để giảm thiêu rủi ro (Watanabe,
Brown và Omata, 2019). Đặc biệt, các công ty khởi nghiệp và các công ty mạo
hiểm thường cịn non trẻ, có ít nhân viên và khơng có hệ thống cơng ty được thiết

lập tốt. Do đó, rất khó đê giới thiệu các phương pháp tập trung vào lập kế hoạch và
quản lý vốn được các công ty hiện hữu sử dụng và làm thế nào đề đạt được sự phát
triển sản phẩm thành công trong những trường hợp này là rất quan trọng. Đề làm
được điều đó, kỹ thuật linh hoạt (Agile Engineering) đang thu hút sự chú ý trong

ngành phát triển phần mềm vì quy trình lặp đi lặp lại các giả thuyết, kiểm chứng và
học hỏi có hiệu quả, va LS thu hút sự chú ý trong phát triển sự nghiệp kinh doanh mới.
Phong trào LS bắt nguồn từ ngành công nghiệp phần mềm. Nó đặc biệt hữu
ích cho các dự án phần mềm vì: phần mềm cho phép lặp lại sản phẩm nhanh; phần
mềm

B2C và một số dự án phần mềm B2B có cơ sở người dùng lớn dé thir nghiệm

(Harms, Marinakis, & Walsh, 2015); các nhà phát triển phần mềm thường quen với
việc thử nghiệm trong phát triển sản phẩm (Paternoster, Giardino, Unterkalmsteiner,
Gorschek, & Abrahamsson, 2014).

Tài liệu về hệ thông LS là một trong những đóng góp phố biến nhất trong tài
liệu khởi nghiệp định hướng thực hành. Cơ sở lý luận của các công cụ được áp dụng
cho hệ thống LS được đóng góp bởi nhiều nhà nghiên cứu: Blank (2005) là phát

triên khách hàng (Customer Developmet); Rise (2011) đóng góp những hiểu biết
sâu sắc từ phát triển san pham

linh hoat (Agile Product Development,

Agile); Osterwalder (2010) đã giới thiệu Khung



gọi tắt là

hình kinh doanh (Busimess

Model Canvas) va Gruber, Tal (2017) với Bộ điều hướng cơ hội thị trường (Market



Opportunity Navigator). Những người đóng góp chính cho các cơng cụ của LS đã
bán được hàng triệu bản sách của họ và tạo ra nhiều cuộc thảo luận giữa các doanh

nhân. Cách tiếp cận LS thúc đây các doanh nhân ở nhiều thành phố trên thé giới tham
gia các cuộc gặp gỡ thường xuyên để trao đổi kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau.
Tài liệu nghiên cứu bàn về phát triển khởi nghiệp sau đó đã chuyên sự chú ý
sang việc đóng khung và hệ thống hóa hoạt động khởi nghiệp trong việc thiết kế mơ
hình kinh doanh của khởi nghiệp và kiểm chứng sau đó (Ghezzi, 2018; MeDonald
và Eisenhardt, 2019), nhằm trang bị cho các doanh nhân một kiến thức gần như cơ

bản quy trình khoa học để cho ra mắt dự án kinh doanh của họ (Camuffo và cộng sự,
2019; Shepherd va Gruber, 2020). Ghezzi (2018) thông qua một cuộc nghiên cứu đã
lần đầu đưa ra phân tích quy mô lớn đầu tiên về thực tiễn áp dụng Phương pháp tiếp
cận L§ (bao gồm Phát triển khách hàng và LS) tại 227 công ty khởi nghiệp kỹ thuật
SỐ, Nghiên cứu cho thấy hầu hết mẫu được chọn đã áp dụng cách tiếp can LS va thu
được một số lợi ích từ việc sử dụng chúng.

Lý thuyết về hệ thống LS và việc ứng dụng nó vào thực tiễn mang đến nhiều
hứa hẹn, tăng tỷ lệ thành công cho các dự án khởi nghiệp. Tuy nhiên, ở Việt Nam lý
thuyết này vẫn còn khá mới mẻ, chưa được nghiên cứu và quan tâm, áp dụng trong
thực tiễn. Việc hệ thơng hóa cơ sở lý luận về hệ thống LS và nghiên cứu thực tiễn
vệc xây dựng hệ thống này tại một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực phát triển
phần mềm

ở Việt Nam

là rất cần thiết. Do đó, tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài


nghiên cứu “Xây dựng hệ thống LS tại Công ty TNHH Giải pháp Công nghệ thông
tin và Truyền thông QSoft”

cho luận văn thạc sĩ của mình.

Nghiên cứu này được kỳ vọng trở thành nguồn tài liệu tham khảo cho các
doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh cơng nghệ nói riêng và các doanh nghiệp khởi
nghiệp tại Việt Nam nói chung khi muốn tìm hiểu và áp dụng hệ thong LS trong

thực tế.
2.

Tổng quan tình hình nghiên cứu
Hệ thống LS bat nguồn từ nghiên cứu của Blank, năm 2013, một doanh nhân

và nhà đầu tư liên tiếp đạt nhiều thành công từ Thung lũng Silicon, người đã tìm
cách làm cho quy trình thành lập cơng ty ít rủi ro hơn. Blank chỉ trích việc nhiều


4
công ty khởi nghiệp bắt đầu với một ý tưởng sản phẩm và sau đó dành thời gian,
cơng sức và ngn tài chính đáng ké dé hồn thiện nó mà khơng biết liệu họ có thé
đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tạo ra doanh thu hay không. Thay vào đó, ơng
dé xuất rằng các doanh nhân nên áp dụng tư duy học hỏi hướng ngoại - nghĩa là họ
nên phát triển các giả thuyết về các yếu tố chính của cơng ty khới nghiệp, ra khỏi
văn phịng và kiểm tra các giả thuyết của mình, sau đó điều chỉnh các khái niệm ban
đầu cho đến khi họ tìm thấy một mơ hình kinh doanh (Business Model, sau đây gọi
tắt là BM) khả thi. Blank đã cung cấp một bộ công cụ đầu tiên (Phát triển khách

hàng, Kỹ thuật linh hoạt và Sản phâm khả thi tối thiểu (MVP)) để giúp các doanh nhân

hồn thành các hoạt động tìm kiếm, học hỏi và kiểm chứng của họ (Blank, 2013).
Một
Osterwalder

đóng

góp



Pigneur

quan

trọng

(2010).

khác
Cụ thé,

cho

hệ

trong

thống

LS


nghiên

cứu

được
luận

cung
án

cấp
của

bởi

mình,

Osterwalder (2004) đã định vị khởi nghiệp trong hệ thống khoa học thiết kế (xem
March & Smith,

1995) dựa trên phương pháp khoa học (tự nhiên); cách tiếp cận

khoa học thiết kế như vậy đã được thảo luận trong quản lý (ví dụ: Romme, 2003) và
tỉnh thần kinh doanh (Berglund và cộng su, 2018; Dimov, 2016). Dựa trên luận án

nảy, Osterwalder

và Pigneur (2010)


đã phát triển Khung



hình kinh doanh

(Business Model Canvas, sau đây gọi tắt là BMC), một cơng cụ tìm cách hỗ trợ các

doanh nhân thiết kế BM của họ cũng như phát triển và thử nghiệm các giả thuyết về
doanh nghiệp và khả năng sinh lời tổng thể của nó.
Giai đoạn phát triển quan trọng tiếp theo của hệ thống LS được đề xuất bởi
Eric Ries, một doanh nhân và sinh viên lớp phát triển khách hàng của Steve Blank
tại Đại học California, Berkeley. Ông đã xác định những điểm tương đồng chính
giữa các mục tiêu được vạch ra trong bộ công cụ khởi nghiệp mới nổi và Hệ thống

sản xuất Toyota, vốn đã trở nên phô biến như một phương pháp sản xuất tinh gọn.
Ries goi sự kết hợp giữa Phát triển khách hàng mà anh ấy đã học được trong lớp
học của Blank và các kỹ thuật linh hoạt lặp đi lặp lại là “Khởi nghiệp tỉnh gọn” và

phô biến khái niệm này trong cuốn sách cùng tên năm 2011 của ông.
Cuối cùng, bồ sung gan đây nhất cho nghiên cứu về hệ thống LS là “Bộ điều
hướng cơ hội thị trường” do Gruber va Tal (2017) phat trién. Nhu Blank (2019) đã


chỉ ra, các công cụ LS đã thảo luận ở trên (Phát triển khách hàng, Kỹ thuật linh hoạt,

BMC) cho Ơng biết cách nhanh chóng tìm thấy sản phâm/thị trường phù hợp trong
một thị trường và cách “pivot” khi các giả thuyết của Ơng khơng chính xác. Tuy
nhiên, chúng khơng giúp Ơng tìm ra nơi bắt đầu tìm kiếm doanh nghiệp mới của
mình. Một cơng cụ mới - Bộ điều hướng cơ hội thị trường - giúp thực hiện điều đó.


“Nó cung cấp một góc nhìn rộng để tìm các lĩnh vực thị trường tiềm năng khác nhau
cho sự đổi mới của Ơng, trước khi Ơng phóng to và thiết kế BM hoặc thử nghiệm
các MVP

của mình”

(Blank, 2019).

Hầu

hướng cơ hội thị trường đều bắt nguồn

hết những

hiểu biết cơ bản về Bộ điều

từ một loạt nghiên cứu về lựa chọn thị

trường trong các công ty khởi nghiệp (Gruber và cộng sự, 2008, 2010, 2012; 2013;
McGrath & MacMIllan, 2000; Tal-Itzkovitch và cộng sự, 2012).

Nghiên cứu gần đây nhất của Shepherd và Gruber (2020), tạo ra những hiểu
biết mới về cách bắt đầu các dự án kinh doanh mới bằng cách mô tả 5 khối xây
dựng chính của Khung khoi nghiép tinh gon (Lean Startup Framework). Do là: tìm

kiếm và ưu tiên các cơ hội thị trường, thiết kế BM, học tập/phát triên khách hang có
kiểm chứng, xây dựng MVP, kiên trì đeo bám hoặc “pivot”. Nghiên cứu này tập
trung vào quy trình thành lập dự án kinh doanh mới dựa trên việc đóng khung và hệ
thống hóa các nghiên cứu đã có về LS, đồng thời mở ra nhiều cơ hội nghiên cứu trong

tương lai cho các học giả quan tâm đến chủ đề này.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Trên cơ sở lý thuyết về các yếu tố cấu thành nên một hệ thống L§ và các yếu
tố ảnh hưởng đến việc xây dựng hệ thống này, tác giả đặt nghi vấn về tính ứng dụng
của nó trong thực tiễn như thế nào? Đối với một công ty phát triển phần mềm đã
tiếp can va ap dung LS thi doanh nghiệp cần làm gì đề xây dựng một hệ thong LS
hồn thiện và khả thí? Doanh nghiệp cần những giải pháp nào đề vận hành hệ thống
LŠ một cách hiệu quả?

4. Mục đích nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên

cứu

việc xây

dựng

hệ thống

LS

tại Cơng

ty TNHH

Giải pháp



6
CNTT&

Truyền thông QSoft, một công ty khởi nghiệp về lĩnh vực phát triển phần

mềm ở Việt Nam. từ đó đề xuất các giải pháp vận hành hệ thống có hiệu qua tai
doanh nghiệp này.
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
-_

Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về hệ thơng L§.

-

Phan tich cdc yêu tô câu thành hệ thông LS tại một công ty khởi nghiệp về

công nghệ ở Việt Nam.

-_

Xây dựng hệ thống LS tại doanh nghiệp và đề xuất các giải pháp vận

hành hệ thống.

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc xây dựng các yếu tố cấu thành hệ
thống LS của một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phát triển phần mềm tại
Việt Nam.
- Khách thể nghiên cứu: Công ty TNHH


Giải pháp Công nghệ thông tin &

Truyền thông QSoft.
5.2 Pham vi néi dung
- Về nội dung: Dé tài giới han nội dung về phân tích và đánh giá các yêu tố cấu
thành hệ thống LS của Công ty TNHH

Giải pháp Công nghệ thông tin & Truyền

thông QSoft thông qua việc triển khai thực hiện dự án phát triển sản phẩm cốt lõi

của công ty - ứng dụng ơn, luyện thi Chính xác. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm
xây dựng và vận hành hệ thống này một cách hiệu quả tại doanh nghiệp trong thời
gian tới.

- Về không gian: Đề tài nghiên cứu việc xây dựng hệ thống LS tại Công ty TNHH
Giải pháp Công nghệ Thông tin & Truyền thông QSoft, trụ sở tại thủ đô Hà Nội,
Việt Nam.

- Về thời gian: Nhằm đánh giá việc xây dựng hệ thống LS tại Công ty TNHH Giải
pháp CNTT& Truyền thông QSoft, đề tài được thực hiện từ tháng 3 năm 2023 đến


tháng 9 năm 2023, sử dụng nguồn số liệu của cơng ty có từ năm 2021 - năm mà
doanh nghiệp bắt đầu đi vào hoạt động.
Ngoài ra, về cơ sở lý thuyết khoa học của đẻ tài, bài viết tham khảo các
nguồn tài liệu có từ năm 2011 đến nay.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chính được sử dụng để nghiên cứu đề tài này là phương pháp

định tính. Với phương pháp nghiên cứu này, dữ liệu được thu thập từ các nguồn
thông tin như phỏng van cá nhân, quan sát trực tiếp, tài liệu nội bộ của công ty và
thơng tin được cung cấp chính thức trên website cơng ty. Sau đó, dữ liệu được phân

tích và đưa ra các kết luận dựa trên các mơ hình lý thuyết về hệ thơng LS.
Ngồi ra, trong nghiên cứu tác giả còn sử dụng phương pháp nghiên cứu tại
bàn cùng các công cụ thống kê cơ bản như tổng hợp, so sánh, đối chiếu các tài liệu
tham khảo và dữ liệu đã thu thập được.

7. Đóng góp của luận văn

Luận văn thạc sĩ với đề tài xây dựng hệ thống LS tại một công ty hoạt động
trong lĩnh vực phát triển phần mềm tại Việt Nam mong muốn hệ thống hóa cơ sở lý
luận đã có về hệ thống LS; nghiên cứu, phân tích các yếu tố cầu thành hệ thống LS
tại công ty khởi nghiệp và đề xuất các giải pháp xây dựng cũng như vận hành hệ
thống nhằm mang lại hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp.
Trước hết, luận văn cung cấp một cái nhìn tơng quan về hệ thống LS, bao
gồm các khái niệm và nền tảng lý thuyết liên quan. Đồng thời, luận văn hệ thống
hóa lý thuyết về các yếu tố cầu thành nên hệ thống LS và các yếu tố ảnh hưởng đến
việc xây dựng thệ thống này tại công ty khởi nghiệp. Tiếp theo, luận văn tìm hiểu và
phân tích các yếu t6 cau thành nên hệ thống L§ tại một cơng ty khởi nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực phát triển phần mềm ở Việt Nam. Trên cơ sở lý thuyết đã lĩnh
hội được và thực tẾ áp dụng của doanh nghiệp, tác giả mạnh dạn đóng góp ý kiến
nhằm xây dựng hệ thống LS tại doanh nghiệp này, đồng thời, đề xuất các giải pháp

để vận hành hệ thống một cách hiệu quả.
F$

-


>

A

x

8. Câu trúc của luận van


8
Cấu trúc của luận văn ngoài lời mở đầu, kết luận và các danh

mục tài liệu

tham khảo, từ viết tắt, bảng biểu, sơ đồ, luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết của việc xây dựng hệ thống khởi nghiệp tinh gọn
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Phân tích các yếu tơ cầu thành hệ thống khởi nghiệp tinh gọn tại
Công ty TNHH Giải pháp CNTT& Truyền thông QSoft
Chương 4: Xây dựng hệ thống khởi nghiệp tinh gọn tại Công ty TNHH Giải
pháp CNTT& Truyền thông QSoft và các giải pháp vận hành hệ thống.


9

CHUONG

1. CO SO LY THUYET CUA VIEC XAY DUNG

HE THONG


KHỞI NGHIỆP TINH GỌN
1.1 Tổng quan về hệ thống khới nghiệp tỉnh gọn
1.1.1 Khởi nghiệp, Khởi nghiệp tỉnh gọn
Để hiểu về khởi nghiệp tỉnh gọn, trước tiên chúng ta phải làm rõ khởi nghiệp

là gì. Theo Ries (2011), khởi nghiệp là một tô chức con người được thiết kế dé tạo
ra một sản phẩm/dịch

vụ mới

trong những điều kiện cực kỳ không chắc chắn.

Tương tự, Blank (2005) mô tả công ty khởi nghiệp là một tô chức tạm thời tạo ra
các sản phẩm

đổi mới cơng

nghệ

cao

và khơng

có lịch sử hoạt động

trước

đó.


Những định nghĩa này phân biệt các công ty khởi nghiệp với các tơ chức lâu đời có
nhiều

nguồn

lực

hơn



đã

chiếm

lĩnh

được

một

thị

trường

tăng

trưởng

(Unterkalmsteiner và cộng sự, 2016).


Ngồi ra, Blank (2005, 2012) định nghĩa công ty khởi nghiệp là một tổ chức

tạm thời tìm kiếm một BM có thê mở rộng, có thể lặp lại và sinh lời và do đó có
mục tiêu phát triển. Định nghĩa của Blank nhân mạnh sự khác biệt giữa công ty khởi
nghiệp và doanh nghiệp nhỏ, khơng nhát thiết có ý định phát triển và do đó thiêu

BM có thê mở rộng (Unterkalmsteiner và cộng sự. 2016).
Việc thành lập một doanh nghiệp mới được cơng nhận là một q trình khó

khăn, phức

tạp và đầy rủi ro (Chrisman

và cộng

sự, 2005; Trimi &

Berbegal-

Mirabent, 2012). Một yếu tô rủi ro liên quan đến khởi nghiệp đề cập đến nhu cầu
đối phó với sự khơng chắc chắn ở các khía cạnh khác nhau: thị trường, sản phẩm,
khả năng cạnh tranh, con người

và tài chính (Paternoster và cộng sự, 2014;

Sull

2004: Chang 2004). Theo nghĩa này, đối với Eisenmann và cộng sự (2011), rủi ro


lớn nhất mà một doanh nhân có thẻ gặp phải là cung cấp cho thị trường một sản
phẩm mà không ai muốn hoặc không cần. Tất cả sự không chắc chan này khiến các
nhà đầu tư, nhân viên tiềm năng, nhà cung cấp và người mua do dự khi cung cấp
nguồn lực cho công ty khởi nghiệp (Chang, 2004). Câu hỏi như vậy dẫn đến một
đặc điểm khác liên quan đến loại hình tổ chức này, đó là cơng ty khởi nghiệp có
nguồn lực kinh tế, con người và vật chất hạn chế. Do đó, những nguồn lực như vậy
cần được triên khai và quản lý một cách hiệu quả (Mcgrath & Macmillan

1995;


10
Drori và cộng su, 2009; Paternoster va cộng sự, 2014). Những điều kiện này góp

phần làm nên tỷ lệ thất bại cao của các công ty khởi nghiệp (Stinchcombe,

1965;

Chang, 2004).
Bên cạnh các yếu tố được đề cap, Trimi va Berbegal-Mirabent

(2012) cho

rằng nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của các cơng ty khởi nghiệp là thiếu một

quy trình có cấu trúc để khám phá và hiểu thị trường, xác định khách hang và xác
thực các giả thuyết của họ trong giai đoạn đầu thiết kế. Mặt khác, có thể tránh được

thất bại khởi nghiệp hoặc ít nhất là giảm chỉ phí liên quan nếu các nhà quan lý của
các dự án kinh doanh mới dựa trên đổi mới


sẽ sử dụng các cơng cụ thích hợp để

kiểm sốt và lập kế hoach (McGrath & MacMillan, 1995).
“Triết lý tỉnh gọn” và các nguyên tắc của nó bắt nguồn từ giới sản xuất
(Hines, Holweg, & Rich, 2004; Womack

& Jones,

1997) sau khi kết thúc Chiến

tranh thế giới thứ hai, do nhu cầu của khách hàng ngày càng phát triển theo hướng
có giá trị cao hơn với các offer (đề xuất, mời chào) ngày càng da dạng của các cơng
ty. Tinh gon (Lean) có thẻ được định nghĩa là cách tiếp cận lầy khách hàng và giá trị
làm trung tâm để thiết lập một chuỗi hoạt động liên tục tạo ra giá trị cho khách hàng

bằng cách loại bỏ các hoạt động không tạo ra giá trị gia tăng hoặc “lãng phí” (Feld,
2000; Liker, 1997; Womack & Jones, 1997).
Phương pháp tỉnh gọn đã nhận được sự chú ý rộng rãi trên toàn cầu với việc

xuất bản cuén sich The Machine That Changed the World cua Womack và cộng sự
nim 1990. Cuén sach tập trung vào hệ thống sản xuất tinh gọn của Toyota và cách

công ty sử dụng các kỹ thuật và công cụ tinh gọn khác nhau đề liên tục cải tiến và
cách mạng hóa chất lượng (xem Deming,

1982). Trong những thập ký tiếp theo,

cách tiếp cận tỉnh gọn đã trở thành nền tảng trung tâm cho nhiều nghiên cứu về hoạt
động (Shah và Ward, 2003). Cách tiếp cận này tìm cách giải quyết một loạt các vấn

đề “vận hành” quan trọng, chăng hạn như quản lý hàng tồn kho (just-in-time), giảm
lãng phí, tối ưu hóa chuỗi cung ứng và cải tiến liên tục trong sản xuất (Felin và cộng
sự, 2019). Các nguyên tắc của sản xuất tinh gọn cũng rất cần thiết cho phong trào
chất lượng toàn diện lan rộng trên toàn cầu trong những nam 1980 và 1990 (Powell,

1995; Zbaracki, 1998).


II

Tương tự, Ries (2011) và Blank (2013) đã cô gắng điều chỉnh và kết hợp triết
lý tỉnh gọn và các nguyên tắc của nó với lĩnh vực phát triển của các công ty khởi
nghiệp bằng cách xây dựng các phương pháp “khởi nghiệp tỉnh gọn” và “Phát triển
khách hàng” - ma Ghezzi va Cavallo (2020) đã nhóm lại dưới tiêu đề Cách tiếp cận
khởi nghiệp tinh gọn (Lean Startup Approaches - LSA). Theo lập luận của những
người sáng lập LS, cách tiếp cận này là “ứng dụng tư duy tỉnh gọn vào quá trình đồi
mới” vào hoạt động khởi nghiệp (Ries, 2011; Blank, 2013). Nó dựa trên niềm tin
rằng “lý thuyết là nền tang cho sự thành công của Toyota có thể được sử dụng dé cải
thiện đáng kể tốc độ mà các cơng ty khởi nghiệp tìm được phương pháp học tập có

kiểm chứng” (Ries, 2011).
Mượn từ định nghĩa tổng thể về Lean, LS được định nghĩa là nỗ lực của cơng

ty khởi nghiệp nhằm cắt giảm lãng phí của chính mình, được hiêu là tất cả các hoạt
động và quy trình mà khách hàng mục tiêu khơng muốn hoặc không yêu cầu (Blank,

2013; Ries, 2011). LS bao gồm một cách tiếp cận khoa học, dựa trên giả thuyết đối
với hoạt động kinh doanh, trong đó các doanh nhân chuyên tầm nhìn của họ - tức là

ý tưởng kinh doanh - thành các giả thuyết có thé sai lệch được đưa vào phiên bản

đầu tiên của BM. Những giả thuyết này sau đó được kiểm tra thơng qua một loạt
các MVP,

là “tập hợp các hoạt động nhỏ nhất cần thiết để bác bỏ một giả thuyết”

(Eisenmamn và cộng sự, 2012).


12
Bảng 1.1: Sự khác nhau giữa Khởi nghiệp tỉnh gọn và Khởi nghiệp truyền thống
Khởi nghiệp tỉnh gọn
BM:

Chiến lược

trung

vào

các

giả

thuyết

Quy trình phát
triển

Tập


Khởi nghiệp truyền thống

Phát



hoạch

kinh

doanh:

Tập

trung vào quản lý và thực hiện
triên

khách

hàng:

Kiêm

sản | chứng giả thuyết trong thực tế

Quản

lý sản

phâm:


chuân

bị

sản phẩm theo kế hoạch

phẩm mới
Phát triên Agile:
Kỹ thuật

xây dựng

sản | Phát

phẩm lặp đi lặp lại và tăng dan

triên Waterfall

(loại

lặp

lại một phần): phát triển sau
Z
khi thiệt lập trước các đặc tính
kỹ thuật

Các nhóm


khách
Tổ chức

làm việc trực tiếp với

hàng

triển Agile:

và các
Nhấn

nhóm

mạnh

|Tơ

chức

chức

năng:

nhân

phát | mạnh vào kinh nghiệm và khả

vào


sự

năng thực thi

sẵn sàng học hỏi, tính linh hoạt

và tốc độ
Các

Báo

cáo

chính

chỉ số quan trọng: chi phí

|Kế

tốn:

báo

cáo

thu

nhập,

tài | thu hút khách hàng, giá trị khách | bảng cân đối kế toán, báo cáo

hàng trọn đời, tỷ lệ rời bỏ, tính | lưu chun tiền tệ

lan truyền
Tình hng được dự tính: xem | Tính hng ngồi dự tính: thay
Sự thất bại

xét lại ý tưởng của Ông và thậm | thế giám đốc điều hành và tiến
chí điều chinh quỹ đạo
Nhanh

-

Tơc độ

chóng:

Vận

hành cải tổ

hành

doanh | Tơc

độ

như




hoạch:

Vận

nghiệp dựa trên dữ liệu phù hợp | hành doanh nghiệp với dữ liệu

điều đầy đủ.

(Nguôn: Hirai (2020) dựa trên Blank (2013))


1.1.2 Hệ thơng Khói nghiệp tỉnh gọn
Nguồn gốc của LS thực sự xuất hiện từ những quan sát của Blank với tư cách

là một doanh nhân liên tiếp trong 21 nam. Blank lần lượt khởi nghiệp ở nhiều ngành
khác nhau: cơng nghệ, cơng ty bán dẫn, siêu máy tính, phần mềm doanh nghiệp, trò

chơi điện tử. Vào thé ky 20, khi Blank còn là một doanh nhân, giả định chủ yếu của
các nghiên cứu vào thời điểm đó là các cơng ty khởi nghiệp khơng gì khác hơn là
phiên bản nhỏ hơn của các cơng ty lớn: “Đó là những gì chúng tơi đã làm trong các

dự án kinh doanh mà tôi tham gia; chúng tôi chưa bao giờ hiểu rằng công ty khởi
nghiệp không phải là phiên bản nhỏ hơn của các công ty lớn. Các công ty lớn có
thời điêm là cơng ty khởi nghiệp, nhưng khi đã trở thành công ty lớn, trong tâm của
họ chuyển sang thực hiện các BM đã biết. Mặt khác, các công ty khởi nghiệp đang
tìm kiếm BM của mình. Chúng ta có 100 năm cơng cụ và kỹ thuật, chủ u đến từ
các trường kinh doanh, về việc thực hiện các BM; tuy nhiên, ngay cả vào cuối thế
ký này, chúng ta vẫn chưa có cơng cụ rõ ràng để quản lý sự đổi mới hoặc tìm kiếm
BM phù hợp cho một dự án kinh doanh.” (Blank, 2019).


Phát hiện sâu sắc đầu tiên mà Blank có được sau đó là: khơng giống như các
công ty đang thực hiện một kế hoạch - nghĩa là giải quyết các vấn đề khó khăn
nhưng đã biết — các công ty khởi nghiệp chủ yếu giải quyết những vấn dé chưa biết:

khách hàng chưa biết, kênh chưa biết, giá cả chưa biết, thậm chí cả một bộ tính
năng chưa biết mà khách hàng thực sự quan tâm tới. “Một khi Ông hiéu rằng Ông

đang phải đối mặt với rất nhiều điều chưa biết trong kế hoạch kinh doanh của mình,
Ơng sẽ nhận ra rằng Ơng có một loạt giả thuyết chưa được kiểm chứng. Và việc cần
làm của các nhà khởi nghiệp là tìm ra phương pháp đẻ xác nhận hoặc bác bỏ những

giả thuyết đó” (Blank, 2019).
Cuốn sách đầu tiên của Blank (2005) - The four steps to the Epiphany, gần
như

đã

khởi

động

toàn

bộ

phong

trào

LS.


Phát

triển

khách

hàng

(Customer

Development) do Blank đề xuất- mảnh ghép đầu tiên của hệ thống LS, là một quy
trình kiểm tra các giả định của doanh nhân khởi nghiệp về khách hàng và nhu cầu
của họ bên ngồi văn phịng. Điều này được tóm tắt bằng một trong những câu thần
chú của ý tưởng tinh gọn: “không có sự thật nào bên trong văn phịng, vì vậy hãy


14
rời khỏi văn phịng” (Blank, 2019). Thay vì nói chuyện với nhau trong văn phịng,
họ bước ra ngồi và giao lưu với khách hàng. Và họ đã sửa đổi kế hoạch khi biết
được thế giới khác với những gì họ mong đợi như thế nảo. Ý tưởng này, rằng các
doanh nhân có thể thay đối kế hoạch khi phát hiện ra các giả thuyết của mình khơng
chính xác (điều mà ngày nay chúng ta gọi là “pivot”), đã trở thành một trong những
nguyên lý chính của LS do Eric Rise phát triển (2011).
Eric Ries là một trong những học trò đầu tiên của Blank vả ơng đã nhanh

chóng trở thành người thực hành Phát trién khách hàng đầu tiên ở bất cứ đâu (Rise,
2011 va Blank (2019)). Ông cũng là người bổ sung thêm một yếu tố quan trọng vào
hệ thơng LS, đó là Phát triển sản phẩm linh hoạt (Agile Product Development, sau
đây gọi tắt là Agile). Đây là kỹ thuật xây dựng sản phẩm theo từng bước và lặp đi

lặp lại. Các công ty khởi nghiệp xây dựng sản phẩm từng phần một và liên tục nhận
được phản hồi về việc liệu những thứ đó có phù hợp với khách hàng hay không. Sự
kết hợp giữa Phát triển khách hàng và Kỹ thuật linh hoạt được sử dụng đề phát triển
MVP. MVP được sử dụng đề kiểm chứng hoặc vơ hiệu hóa các giả thuyết.
Manh ghép thứ ba là Khung mơ hình kinh doanh (BMC), được phát triển bởi
Alexander Osterwalder và các cộng sự (2010), là một công cụ tuyệt vời cho việc lập
bản dé và theo dõi tất cả các giả thuyết mà Ông đang thử nghiệm. Điều Osterwalder
đã làm là tạo ra một sơ đồ duy nhất thể hiện chín điều quan trọng nhất mà một

doanh nhân cần phải lo lắng trong ngày đầu tiên. Day là phép tốc ký đề các doanh
nhân suy nghĩ về những gì họ nên thử nghiệm dé tạo dựng doanh nghiệp của mình.

BMC khiến Ơng đặt những câu hỏi phù hợp. Khách hàng là ai? Ơng đang xây
dựng cái gì cho họ? Đề xuất giá trị khách hàng của Ông là gì? Kênh phù hợp để
tiếp cận những khách hàng này là gì? Làm thế nào để Ơng có được, giữ và phát
triển khách hàng? Mơ hình doanh thu của Ông là gì và chiến thuật định giá của
Ông là gì? Những hoạt động quan trọng nào mà Ơng cần phải thành thạo để giúp
cơng ty của Ơng hoạt động? Ông cần sở hữu những tài nguyên nào trong nội bộ và
Ơng có thể làm được gì thơng qua các đối tác? Chỉ phí dé cung cấp đề xuất giá trị
của Ơng là gì? Tất cả những điều này có thể được trình bày rõ ràng dưới dạng giả

thuyết (Blank, 2018).


×