Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Quản lý văn bản nhà nước và kỹ thuật soạn thảo văn băn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.21 KB, 12 trang )

Bài kiểm tra điều kiện
Quản lý văn bản Nhà nước và Kỹ thuật soạn thảo văn băn
Câu 1: Nêu cơ sở pháp lý quy định về hệ thống văn bản quản lý Nhà nước. Liên
hệ tại cơ quan tổ chức bất kỳ về hệ thống văn bản hình thành trong cơ quan tổ
chức đó.
Câu 2: Tìm 1 văn bản nào đó của cơ quan tiêu biểu trong 2020-2021 rồi nhận
xét đánh giá chất lượng soạn thảo văn bản đó ( thể thức…)
Bài làm:

Câu 1:
1.1. Khái quát về văn bản quản lý nhà nước
1.1.1. Khái niệm
Văn bản theo nghĩa rộng được hiểu là vật mang tin và truyền đạt thông tin
được ghi bằng một ký hiệu hay ngôn ngữ nhất định (văn bản, ký hiệu khắc trên
đá, gỗ,…). Theo nghĩa hẹp văn bản là tồn bộ các giấy tờ hình thành trong quá
trình hoạt động của mỗi cơ quan, đơn vị,tổ chức.
Văn bản quản lý nhà nước là những quyết định và thông tin quản lý thành
văn do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo quy định của
pháp luật được đảm bảo thi hành bằng quyền lực nhà nước. Ban hành văn bản là
hoạt động không thể tách rời của hoạt động quản lý nhà nước và văn bản lập
phương tiện thông tin cơ bản của các cơ quan nhà nước ghi chép và truyền đạt
các quyết định quản lý các thông tin cần thiết nhằm phục vụ thực hiện chức
năng đối nội và đối ngoại của nhà nước
Văn bản là phương tiện đảm bảo thông tin cho hoạt động quản lý, là
phương tiện truyền đạt các quyết định quản lý. Văn bản quản lý nhà nước giúp
kiểm tra, theo dõi hoạt động của bộ máy lãnh đạo và quản lý, là phương tiện
quan trọng trong việc xây dựng hệ thống pháp luật
Hệ thống văn bản quản lý nhà nước là một tập hợp những văn bản hình
thành trong hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước mà giữa chúng có liên
quan với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và có quan hệ nhất định về mặt pháp lý


1.1.2. Đặc điểm của văn bản quản lý nhà nước


Thứ nhất, về thẩm quyền ban hành văn bản quản lý nhà nước được ban
hành dưới danh nghĩa cơ quan hoặc người đứng đầu cơ quan, là tiếng nói chính
thức của cơ quan nhà nước - cơ quan công quyền.
Thứ hai, văn bản quản lý nhà nước được ban hành theo trình tự, thủ tục,
ngơn ngữ theo quy định của pháp luật và có thể thức thống nhất do các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quy định nhằm đảm bảo tính dân chủ, khoa học, hợp
pháp và khả thi của hệ thống văn bản quản lý nhà nước, đảm bảo cho văn bản
quản nhà nước có hiệu lực, hiệu quả thi hành và giữ vững kỷ cương trong việc
ban hành văn bản quản lý nhà nước.
Thứ ba, về nội dung văn bản quản lý nhà nước thể hiện ý chỉ của giai cấp
cầm quyền và mang tính quyền lực đơn phương
Nhà nước ta là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tất cả quyền lực
nhà nước thuộc về nhân dân. Nhân nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến
pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật. Theo đó, văn
bản quản lý nhà nước thể hiện ý chí của nhân dân, nếu làm trái hoặc khơng thi
hành, chấp hành thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện
pháp, chế thi theo quy định pháp luật như xử phạt hành chính, truy tố trước
pháp luật... để thực thi quyền lực đã được nhân dân giao phó. Có thể nói, đây là
đặc điểm cơ bản của văn bản quản lý nhà nước.
1.1.3. Chức năng của văn bản quản lý nhà nước
Chức năng của văn bản quản lý nhà nước là thuộc tỉnh vốn có của văn
bản quản lý nhà nước, bắt nguồn từ chức năng của văn bản nói chung và chức
năng đối nội, đối ngoại của nhà nước, cụ thể gồm ba chức năng chính như sau:
Một là, chức năng thông tin. Văn bản được làm ra trước hết là do nhu cầu
giao tiếp của con người, nhằm ghi chép và truyền đạt thơng tin. Vì vậy chức
năng thông tin là chức năng bao quát nhất của văn bản nói chung và văn bản
quản lý nhà nước nói riêng. Đây cũng là chức năng quan trọng nhất, bởi vì

thơng qua chức năng này các chức năng khác mới được thể hiện. Hoạt động
thông tin bằng văn bản trong quản lý nhà nước là một quá trình diễn ra thường
xuyên, liên tục nhằm đạt mục tiêu của quản lý nhà nước. Theo đó, thơng tin
được ghi lại và truyền đạt một cách chính thống, bền vững và có độ chính xác
cao nhất. Có thể khẳng định, khơng thể đạt được hiệu lực và hiệu quả quản lý
nhà nước nếu khơng có các quyết định quản lý được xây dựng và ban hành trên
cơ sở thu thập, xử lý và truyền đạt thông tin hiệu quả.
Hai là, Chức năng pháp lý. Đây là một chức năng mang tính riêng biệt
của văn bản quản lý nhà nước, được thể hiện ở các mặt sau đây:


- Văn bản quản lý nhà nước là phương tiện ghi chép và truyền đạt các quy
phạm pháp luật, mối quan hệ về mặt pháp luật tồn tại trong xã hội. Trong hệ
thống văn bản quản lý nhà nước, văn bản quy phạm pháp luật đóng vai trị chủ
đạo, chi phối, là công cụ nhà nước sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Bằng hệ thống các quy phạm pháp luật được văn bản hoá, được đảm bảo thi
hành bởi quyền lực đơn phương của nhà nước, nhà nước thiết lập được hành
lang pháp lý cần thiết đảm bảo cho hoạt động quản lý của nhà nước và xác định
trách nhiệm, quyền hạn của công cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Văn bản quản lý nhà nước còn làm bằng chứng pháp lý cho các quyết
định quản lý và các thông tin quản lý khác. Văn bản quản lý nhà nước là tiếng
nói chính thức của cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được quy
định bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đặc biệt, chữ ký của
người có thẩm quyền và đầu của cơ quan động trên văn bản là bằng chứng đảm
bảo cho văn bản ban hành có giá trị pháp lý, tức có hiệu lực thi hành và trong
trường hợp cần thiết có thể dùng làm bằng chứng để truy cứu trách nhiệm.
Ba là, chức năng quản lý. Nhìn từ góc độ quản lý, văn bản quản lý nhà
nước là phương tiện nhà nước sử dụng để điều hành các hoạt động của bộ máy
nhà nước trong nhiều phạm vi thời gian, không gian theo chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn được giao. Chức năng này tạo nên vai trò đặc biệt quan trọng của văn

bản quản lý nhà nước trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước. Dựa
trên cơ sở thu thập và xử lý thông tin từ các quyết định quản lý, thông tin quản
lý đã ban hành, các cơ quan nhà nước lại nghiên cứu, ban hành quyết định quản
lý, thông tin quản lý mới. Vì vậy, xây dựng và ban hành các quyết định quản lý
là một trong những công việc chủ yếu của hoạt động quản lý.
1.1.4. Phân loại văn bản quản lý nhà nước
Hệ thống văn bản quản lý nhà nước có thể được phân chia thành các loại
và gồm hai loại chính: Văn bản quy phạm pháp luật và Văn bản hành chính.
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành
hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, trình tự và thủ tục, hình thức, thể thức
và kỹ thuật trình bày được quy định thống nhất, trong đó có quy tắc xử sự
chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm
điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.
Văn bản hành chính do các cơ quan nhà nước ban hành có thể được phân
chia thành hai loại hẹp hơn là văn bản hành chính cá biệt: Loại văn bản hành
chính khơng mang nội dung quy phạm pháp luật, được áp dụng một lần để giải
quyết những vấn đề cụ thể thuộc thẩm quyền của cơ quan ban hành, nó chỉ có
hiệu lực cho một đối tượng, một chủ thể nhất định và Văn bản hành chính thơng


thường: do các cơ quan nhà nước ban hành không mang nội dung quy phạm
pháp luật và nội dung của những quyết định cá biệt, được sử dụng với mục đích
tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan; trao đổi thông
tin, giao dịch qua lại với các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trong q
trình giải quyết cơng việc
1.2. Cơ sở pháp lý quy định về hệ thống văn bản quản lý nhà nước
1.2.1. Cơ sở pháp lý quy định về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật có một số đặc điểm sau:
- Về thẩm quyền ban hành: văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền ban hành hoặc phối hợp ban hành theo đúng quy định của

pháp luật (mỗi cơ quan được ban hành một hay một số loại văn bản quy phạm
pháp luật theo thẩm quyền. VD: Quốc Hội ban hành Luật, Nghị định, Hiến
pháp)
- Về nội dung: chứa những quy tắc xử sự chung mang tính bắt buộc thực
hiện đối với mọi đối tượng chịu sự điều chỉnh của văn bản. Quy phạm pháp luật
là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung được áp dụng đi áp dụng lại
nhiều lần, được biểu thị bằng hình thức nhất định do nhà nước đặt ra hoặc thừa
nhận, bắt buộc mọi chủ thể phải tuân thủ và được bảo đảm thực hiện bằng
quyền lực nhà nước nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội
- Đối tượng điều chỉnh: điều chỉnh nhiều đối tượng, không được xác định.
Văn bản quy phạm pháp luật không đặt ra quy định cho đối tượng cụ thể, xác
định mà nhằm tới các đối tượng có chung những đặc điểm về nghề nghiệp, dân
tộc, giới tính, độ tuổi,tơn giáo hoặc có chung những điều chỉnh của quy phạm
pháp luật. Đây là điểm khác biệt so với văn bản áp dụng pháp luật
- Phạm vi: điều chỉnh trong phạm vi rộng: địa phương, Ngành, lĩnh vực,
toàn quốc (UBND: địa phương; Văn bản của Bộ GD&ĐT: ngành; Luật: toàn
quốc). Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý trong phạm vi cả nước
hoặc từng địa phương tùy thuộc vào thẩm quyền của cơ quan ban hành cũng
như nội dung của mỗi văn bản. Thông thường văn bản quy phạm pháp luật do
cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành có hiệu lực pháp lý trong phạm vi địa
phương đó. Đây là dấu hiệu cơ sở để phân biệt với những văn bản có nội dung
đặt ra quy tắc xử sự trong nội bộ cơ quan.
- Hiệu lực: có hiệu lực thường xuyên và tương đối lâu dài, VBQPPL chỉ
chấm dứt hiệu lực khi sửa đổi, bổ sung, thay thế bằng một văn bản tương đương
khác (Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 được thay thế bằng Luật
sửa đổi bổ sung một số điều Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2020)


- Mang tính cưỡng chế cao: Văn bản quy phạm pháp luật thể hiện ý chí
của nhà nước. Khi văn bản quy phạm pháp luật được ban hành, bằng quyền lực

đơn phương của mình, nhà nước sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để bảo
đảm cho văn bản quy phạm pháp luật được tuân thủ nghiêm chỉnh trên thực tế
như: biện pháp phổ biến, tuyên truyền; biện pháp kinh tế; biện pháp tổ chức,
hành chính, cưỡng chế, bắt buộc thi hành và quy định chế tài đối với người có
hành vi vi phạm.
Để đảm bảo về thẩm quyền ban hành, thống nhất hệ thống văn bản, Cơ sở
pháp lý quy định về hệ thống văn bản quản lý nhà nước được quy định rõ tại
Điều 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, sửa đội bổ xung 2020
như sau:
1. Hiến pháp (Quốc hội ban hành)
2. Bộ luật, luật (gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.
3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch
giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội,
Chính phủ, Đồn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.”
4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
5. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đồn Chủ
tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
8. Thơng tư của Chánh án Tịa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước. Thơng tư liên tịch giữa
Chánh án Tịa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Không
ban hành thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.”.
9. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
10. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
11. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành
chính - kinh tế đặc biệt.



12. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là
cấp huyện).
13. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
14. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung
là cấp xã).
15. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Như vậy, không phải cơ quan nhà nước, cá nhân nào cũng có thẩm quyền ban
hành văn bản quy phạm pháp luật. Đây là một cơ sở để nhận diện văn bản pháp
luật và phân biệt nó với văn bản được ban hành bởi những chủ thể khơng có
thẩm quyền.
1.2.2. Cơ sở pháp lý quy định về hệ thống văn bản hành chính
Văn bản hành chính có một số đặc điểm như sau:
- Về thẩm quyền: văn bản hành chính do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền hạn hành. Văn bản hành chính có thẩm quyền ban hành tương đối rộng
gồm tất cả các cá nhân, cơ quan, đơn vị liên quan được giao quyền đều có thể
ban hành văn bản hành chính. Trong đó, các cơ quan hoặc chức danh nhà nước
có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Chủ tịch nước, Thủ
tướng chính phủ…) thì có thẩm quyền ban hành mọi loại văn bản hành chính
cịn các cá nhân, đơn vị ngồi nhà nước, khơng có thẩm quyền ban hành văn
bản quy phạm pháp luật (doanh nghiệp, các tổ chức, đồn thể,…) thì có thẩm
quyền ban hành một số văn bản hành chính nhất định theo quy định của pháp
luật.
- Về nội dung: văn bản hành chính chứa quyết định quản lý cá biệt (quy tắc xử
sự riêng) hoặc thông tin quản lý thông thường. Quy tắc xử sự riêng là quy tắc
được ghi nhận đích danh cho một nhóm đối tượng cố định và chỉ có hiệu lực
trong nhóm đối tượng này, những người khơng thuộc đối tượng trên không cần
phải tuân thủ.Các quy tắc xử sự riêng này giúp phân biệt rõ văn bản quy phạm

pháp luật và văn bản hành chính, nó cũng quyết định hiệu lực pháp lý và đối
tượng điều chỉnh của văn bản hành chính.
- Về đối tượng áp dụng: đối tượng thi hành chi bao gồm một hoặc một số đối
tượng cụ thể, đã được xác định rõ. Chỉ bắt buộc trong phạm vi những cá nhân,
tổ chức được xác định rõ ràng và được ghi rõ, chỉ đích danh đối tượng khi ban
hành và thi hành khi văn bản.


- Về phạm vi: Văn bản hành chính có hiệu lực trong phạm vi hẹp. Văn bản quy
phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý trong phạm vi hẹp thường là nội bộ tổ chức
tùy thuộc vào thẩm quyền của cơ quan ban hành cũng như nội dung của mỗi văn
bản. Thơng thường văn bản hành chính do cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức
ban hành có hiệu lực trong phạm vi tổ chức đó.
- Về hiệu lực: thời gian ngắn. Văn bản hành chính được ban hành nhằm một
mục tiêu nhất định để giải quyết các công việc mang tính tác nghiệp trong điều
hành hành chính. Vì vậy khi công việc kết thúc, ngay lập tức văn bản sẽ chấm
dứt hiệu lực thi hành. Đây là một trong những dấu hiệu để phân biệt với văn bản
quy phạm pháp luật.
Văn bản hành chính khơng có tính cưỡng chế (trừ các văn bản cá biệt). Tính
cưỡng chế của văn bản hành chính khơng cao chỉ được thể hiện rõ nhất trong
các văn bản hành chính cá biệt (Nghị quyết cá biệt, Quyết định cá biệt)
Cơ sở pháp lý quy định về hệ thống văn bản hành chính được quy định Theo
Điều 7 Nghị định Số: 30/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 về công tác
văn thư hệ thống văn bản hành chính gồm 29 loại văn bản sau:
- Văn bản hành chính cá biệt: Nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt)
- Văn bản hành chính thơng thường:
+ Văn bản có tên loại: chỉ thị, quy chế, quy định, thơng cáo, thơng báo, hướng
dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ
trình, hợp đồng, công điện, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận, giấy uỷ quyền, giấy
mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, phiếu gửi, phiếu chuyển, phiếu báo, thư

công.
+ Văn bản không có tên loại: cơng văn.
Thẩm quyền ban hành văn bản hành chính như sau:
- Nghị quyết cá biệt: Do cơ quan, tổ chức ban hành dùng để quyết định chủ
chương, chính sách hoặc thơng qua dự án, kế hoạch phê duyệt cụ thể,phương án
hoạt động, thông quá ý kiến, kết luận tại các kỳ họp quan trọng của cơ quan, tổ
chức.
- Quyết định cá biệt: do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dùng để
quy định chế độ, chính sách, tổ chức bộ máy nhân sự và giải quyết những vấn
đề khác dưới hình thức áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật.
- Chỉ thị: do cơ quan cấp trên ban hành áp dụng đối với cơ quan cấp dưới dùng
để chỉ đạo thực hiện hoặc giải quyết những cơng việc mang tính nhắc nhở, chỉ
đạo của cơ quan, tổ chức.


- Quy chế: do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dùng để đặt ra các
quy định về nghĩa vụ pháp lý cho từng đối tượng trong một lĩnh vực nhất định.
- Quy định: do các cá nhân, cơ quan, tổ chức ban hành để quy định các tiêu
chuẩn, chế độ, phương pháp tiến hành đối với một lĩnh vực nhất định để thực
hiện trong các cơ quan hoặc hệ thống cung cấp.
- Thông cáo: thuộc thẩm quyền ban hành của một số cơ quan cấp bộ trở lên:
Quốc hội, UBTV Quốc hội,…
- Thông báo: do các cá nhân, cơ quan, tổ chức ban hành. Dùng thông tin tình
hình hoạt động hoặc tin tức liên quan đến với các cá nhân, tổ chức, ví dụ như
Thơng báo Họp hội đồng thành viên, Thông báo nghỉ lễ, Thông báo triệu tập…
- Hướng dẫn: do cơ quan cấp trên ban hành dùng để giải thích, hướng dẫn thực
hiện vấn đề, thống nhất cách hiểu và hoạt động của các bộ phận trong cơ quan,
tổ chức.
- Chương trình: do các cơ quan cấp trên ban hành với cơ quan cấp dưới. dùng để
trình bày trình tự, cách thức, đối tượng trong thời gian nhất định để triển khai kế

hoạch công tác, chiến lược.
- Kế hoạch Là văn bản do các cá nhân, cơ quan, tổ chức ban hành trình bày một
sự kiện, một kế hoạch thực hiện một nhiệm vụ công tác của cơ quan, đơn vị
trong một thời gian nhất định.
- Phương án: do các cá nhân, cơ quan, tổ chức ban hành dùng để trình bày dự
kiến cách thức, trình tự tiến hành cơng việc một cách tối ưu để thực hiện nhiệm
vụ công tác trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định.
- Đề án: do các cá nhân, cơ quan, tổ chức ban hành trình bày một cách thống
nhất về dự kiến cách thức thực hiện của một cơ quan trong thời gian xác định
thường trong thời gian dài dựa trên mục tiêu, chiến lược.
- Dự án: do các cá nhân, cơ quan, tổ chức ban hành trình bày một cách thống
nhất về dự kiến cách thực hiện công việc của một cơ quan trong thời gian ngắn
để triển khai chương trình, kế hoạch đưa ra.
- Báo cáo: do các cá nhân, cơ quan, tổ chức cấp dưới soạn thảo. Dùng để trình
bày về một sự việc đã diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định, thường
được dùng trong việc báo cáo của cấp dưới đến lãnh đạo, cấp trên. (Ví dụ như
báo cáo cơng việc tuần, báo cáo tháng, báo cáo quý…).
- Biên bản: do các cá nhân, cơ quan, tổ chức ban hành và có chữ ký các nhận
của người có liên quan để làm chứng dùng để ghi chép tại chỗ diễn biến của sự


kiện đang diễn ra. . (Ví dụ như Biên bản họp Đại hội đồng cổ đơng, Biên bản
làm việc nhóm, Biên bản nghiệm thu…).
- Tờ trình: do cơ quan cấp dưới soạn thảo trình lên cơ quan cấp có thẩm quyền
phê duyệt trên nêu một vấn đề nào đó.
- Hợp đồng: do các cá nhân, cơ quan, tổ chức soạn thảo, ký kết thể hiện sự thỏa
thuận giữa các bên để xác lập quyền và nghĩa vụ pháp lý của mỗi bên nhằm
thực hiện một vấn đề nhất định.
- Công văn: là văn bản do các cá nhân, cơ quan, tổ chức ban hành dùng để giao
dịch về công việc giữa các cơ quan đoàn thể. Đối với loại văn bản này thì ở đầu

văn bản khơng thể hiện tên loại văn bản. Đây cũng là cách để phân biệt cơng
văn với loại văn bản hành chính khác.
- Cơng điện: do cơ quan cấp trên ban hành chỉ đạo đối với cơ quan cấp dưới để
truyền đạt thông tin, mệnh lệnh trong tình trạng khẩn cấp thực hiện biện pháp cụ
thể để phịng ngừa tình huống xấu xảy ra.
- Bản ghi nhớ: do các cá nhân, cơ quan, tổ chức soạn thảo dùng trong hoạt động
giao dịch đối ngoại của cơ quan tổ chức trong đó đề cập đến lập trường, quan
điểm của mình về một vấn đề nhất định có liên quan đến đối tác để cùng nhau
giải quyết.
- Bản thỏa thuận: do do các cá nhân, cơ quan, tổ chức ban hành thể hiện những
nội dung mà các cơ quan, tổ chức tham gia cùng nhau thực hiện trên cơ sở
thống nhất các điều kiện mỗi bên dưa ra
- Giấy ủy quyền: do các cá nhân, cơ quan, tổ chức sử dụng trong trường hợp cần
thiết để trao quyền cho một chủ thể khách thực hiện quyền của mình trong một
thời gian nhất định.
- Giấy mời: do các cá nhân, cơ quan, tổ chức soạn thảo dùng để mời đại diện cơ
quan, cá nhân tham dự một công việc nào đó hoặc tới để giải quyết một vấn đề
có liên quan.
- Giấy giới thiệu: do cá nhân, cơ quan cấp trên ban hành cấp cho cán bộ, công
chức, viên chức cơ quan khi đi liên hệ, giao dịch với cơ quan khác để thực hiện
nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết công việc riêng.
- Giấy nghỉ phép: do cá nhân, cơ quan cấp trên ban hành cấp cho cá nhân trong
cơ quan, tổ chức được nghỉ phép theo quy định của pháp luật hoặc theo quy
định của cơ quan.
- Phiếu gửi: do cơ quan, tổ chức ban hành là hình thức văn bản gửi kèm theo
văn bản đi (cơng văn đi). Người nhận văn bản có nhiệm vụ ký xác nhận vào


phiếu gửi và trả lại phiếu gửi cho cơ quan gửi Đây là bằng chứng cho việc gửi
văn bản đi.

- Phiếu chuyển: do cá nhân, cơ quan ban hành dùng để chuyển hồ sơ tài liệu của
cơ quan, tổ chức đơn vị, cá nhân đến bộ phận khác để tiếp tục giải quyết.
- Phiếu báo: do cơ quan, tổ chức ban hành dùng để báo cho cơ quan, tổ chức
hoặc cá nhân gửi văn bản (hồ sơ, đơn thư) tiếp tục bổ sung theo quy định.
- Thư công: do người đứng đầu cơ quan, tổ chức nhân danh cơ quan tổ chức ban
hành trong đó thể hiện tình cảm, thiện chí, lời chúc mừng, động viên, khích lệ,
… đối với các cá nhân, cơ quan tổ chức khác nhằm phục vụ cho công việc
chung của cơ quan, tổ chức như: thư chúc mừng, thư cảm ơn.

Liên hệ: Bộ Nội vụ về hệ thống văn bản được hình thành
- Thẩm quyền ban hành Văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính
của bộ :
+ Văn bản quy pháp pháp luật : Các Thông Tư , Nghị Định , Quyết Định Của
Bộ.
+ Văn bản hành chính ( 29 văn bản hành chính ) : Nghị Quyết ( Cá Biệt ) ,
Quyết Định ( Cá Biệt ) , Chỉ Thị , Quy Chế , Quy Định , Thông Cáo , Thông
Báo , Hướng Dẫn , Chương Trình , Kế Hoạch , Phương Án , Đề Án , Dự Án ,
Báo Cáo , Biên Bản , Tờ Trình , Hợp Đồng , Công Văn , Công Điện , Bản Ghi
Nhớ , Bản Thảo Luận , Giấy Ủy Quyền , Giấy Mời , Giấy Giới Thiệu , Giấy
Nghỉ Phép , Phiếu Gửi , Phiếu Chuyển , Phiếu Báo , Thư Công.
- Một số văn bản hình thành trong Bộ Nội vụ:
+ Quyết định số 638/QĐ- BNV ban hành quy định danh mục và thời hạn định
kỳ chuyển đổi vị trí cơng tác đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo ,
quản lý và viên chức của các cơ quan , tổ chức , đơn vị thuộc , trực thuộc Bộ
Nội Vụ .
+ Văn bản hợp nhất 02/VBHN-BNV năm 2020 do Bộ Nội Vụ ban hành thành
hợp nhất Nghị Định , chức năng , nhiệm vụ , quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Bộ , cơ quan ngang bộ.



Câu 2:


Thông báo số 942/TB-ĐHNV, ngày 19/5/2021 của Trường Đại học Nội vụ
Hà Nội về việc thay đổi thời gian thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ đợt 1,
năm 2021

Mẫu văn bản này là văn bản thông bảo thuộc loại văn bản hành chính thơng
thường có tên loại
* Nhận xét: Văn bản tương đối bảo đảm chính xác.
+ Văn bản hành chính: Thơng báo


- Ưu điểm
+ Các khâu từ soạn thảo đến duyệt văn bản về nội dung, thể thức được thực hiện
trình tự được thể hiện qua chữ ký nháy ở cuối của văn bản và nháy ở chỗ nơi
nhận.
+ Ký ban hành văn bản đúng thẩm quyền, dấu văn bản đóng ngay ngắn, đúng vị
trí, chữ ký đúng màu mực bút quy định.
+ Nơi nhận rõ ràng, cụ thể, đúng đối tượng.
- Hạn chế: Căn cứ theo Nghị Định 30 Về cơng tác văn thư lưu trữ, thơng trên đã
có lỗi về định lề trang: Cách mép trên và mép dưới 20-25 mm, cách mép trái 3035 mm, cách mép phải 15-20 mm. Như vậy văn bản trên cần điều chỉnh lại lề
văn bản

Đánh giá chất lượng soạn thảo văn bản:
- Văn bản có nội dung chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu
- Văn bản thể hiện rõ mục đích
- Thể thức tương đối đúng với Nghị định số 30/2020/NĐ-CP về công tác văn
thư




×