Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Phương Pháp Giảng Dạy Môn Ls.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.07 KB, 9 trang )

1. Bài học lịch sử là gì? Hãy xác định mục tiêu của một bài học cụ thể trong
chương trình sách giáo khoa lịch sử lớp 10, lớp 11.
Bài học là một khâu trong quá trình dạy học. Nhiệm vụ của nó là thực hiện một phần
chương trình, sách giáo khoa, góp phần từng bước hồn thành mục tiêu mơn học,
cấp học và khóa trình. Bài học lịch sử là hình thức cơ bản của việc tổ chức quá trình
thống nhất giữa giảng dạy và học tập. Trong đó, giáo viên là người chỉ đạo, tổ chức,
điều khiển các hoạt động nhận thức, giáo dục và phát triển học sinh; học sinh là
người chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ nhận thức, giáo dục và phát triển kĩ
năng. Bài học Lịch sử trên lớp là loại bài được thực hiện trên lớp học và là bài học
chủ đạo đối với nền giáo dục quốc dân Việt Nam. Bài học này được thực hiện dưới
sự tổ chức, quản lí, điều khiển của giáo viên. Mục đích của hoạt động này là thống
nhất phương pháp dạy học tương ứng với mục tiêu chung của cả lớp. Học sinh phải
hoàn thành nhiệm vụ hoạt động nhận thức chung như làm việc với sách giáo khoa,
nghe thầy giảng, làm bài tập… Hoạt động giảng dạy của giáo viên khi tiến hành bài
học lịch sử trên lớp trước hết là cung cấp kiến thức, hướng dẫn học sinh tiếp thu kiến
thức cần cho học tập. Được tổ chức thông qua các dạng hoạt động: hoạt động tồn
lớp, hoạt động tổ, nhóm, hoạt động cá nhân.
BÀI 9: CUỘC CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY VÀ TRIỀU HỒ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được bối cảnh dẫn đến sự thành lập nhà Hồ và cuộc cải cách của Hồ Quý Ly.
- Phân tích được nội dung cải cách của Hồ Quý Ly.
- Đánh giá được kết quả, ý nghĩa của cải cách Hồ Quý Ly.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Giải quyết vấn đề : thông qua việc ứng dụng một số phương pháp cơ bản của sử
học vào giải quyết các bài tập cụ thể trong quá trình học tập.
+ Giao tiếp và hợp tác : thơng qua hoạt động nhóm, trao đổi thảo luận và báo cáo
sản phẩm học tập, giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua sơ đồ tư duy.
- Năng lực lịch sử :



+ Tìm hiểu lịch sử : Thơng qua khai thác các nguồn sử liệu, tư liệu để nêu hoàn cảnh
đất nước trước khi nhà Hồ thành lập. Phân tích được nội dung cải cách của HQL.
Đánh giá được kết quả, ý nghĩa của cải cách HQL.
+ Nhận thức và tư duy lịch sử : Thông qua khai thác thông tin tư liệu, quan sát hình
ảnh để nêu được sự hiểu biết về nhân vật Hồ Quý Ly. Rút ra được bài học kinh
nghiệm từ cuộc cải cách của HQL.
3. Phẩm chất
- Giáo dục phẩm chất chăm chỉ ; tự giác, tích cực tham gia các hoạt động học tập để
giải quyết vấn đề.
- Có trách nhiệm trong học tập và trung thực khi tìm hiểu về lịch sử cần xuất phát từ
bối cảnh cụ thể để có thể nhận xét, đánh giá khách quan.

2. Các bước để tổ chức hoạt động khởi động trong một bài lịch sử ở trường
THPT. Lấy ví dụ minh họa.
Hoạt động 1: Xác định vấn đề khởi động
a) Mục tiêu: Nêu mục tiêu giúp học sinh xác định được vấn đề/nhiệm vụ cụ thể cần
giải quyết trong bài học hoặc xác định rõ cách thức giải quyết vấn đề/thực hiện
nhiệm vụ trong các hoạt động tiếp theo của bài học.
b) Nội dung: Nêu rõ nội dung yêu cầu/nhiệm vụ cụ thể mà học sinh phải thực hiện
(xử lí tình huống, câu hỏi, bài tập, thí nghiệm, thực hành…) để xác định vấn đề cần
giải quyết/nhiệm vụ học tập cần thực hiện và đề xuất giải pháp giải quyết vấn
đề/cách thức thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Trình bày cụ thể yêu cầu về nội dung và hình thức của sản phẩm hoạt
động theo nội dung yêu cầu/nhiệm vụ mà học sinh phải hoàn thành: kết quả xử lí
tình huống; đáp án của câu hỏi, bài tập; kết quả thí nghiệm, thực hành; trình bày, mơ
tả được vấn đề cần giải quyết hoặc nhiệm vụ học tập phải thực hiện tiếp theo và đề
xuất giải pháp thực hiện.
d) Tổ chức thực hiện: Trình bày cụ thể các bước tổ chức hoạt động học cho học sinh
từ chuyển giao nhiệm vụ, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết

quả thực hiện nhiệm vụ thông qua sản phẩm học tập.
1. Hoạt động khởi động


a. Mục tiêu : Tạo tâm thế cho HS, giúp HS ý thức được trách nhiệm học tập, hứng
thú với bài học mới.
b. Nội dung : GV tổ chức trò chơi “đuổi hình bắt chữ” cho HS.
c. Sản phẩm học tập: HS quan sát hình ảnh đốn từ khóa.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu hình ảnh u cầu học sinh đốn các từ khóa mà GV đưa ra.
Bước 2 : HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh GV chiếu để trả lời đúng các từ khóa.
Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- HS trả lời được các câu hỏi thêm của GV về sự hiểu biết của mình với các từ khóa
đó.
Bước 4 : Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt vào bài học : Năm 1396, HQL cho ban hành tiền giấy mang tên
“Thông bảo hội sao” đây được coi là tiền giấy đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Việc
ban hành loại tiền mới này nằm trong các chính sách cải cách của HQL và triều Hồ
cuối TK XIV, đầu TK XV. Vậy cuộc cải cách của HQL và triều Hồ diễn ra trong bối
cảnh nảo? Nội dung, kết quả và ý nghĩa cuộc cải cách này ra sao? Chúng ta cùng
tìm hiểu bài học ngày hôm nay Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ.
3. Các bước để tổ chức hoạt động hình thành kiến thức mới trong một bài lịch
sử ở trường THPT. Lấy ví dụ minh họa.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực thi nhiệm vụ đặt ra từ
Hoạt động 1
a) Mục tiêu: Nêu mục tiêu giúp học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập để chiếm lĩnh
kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ đặt ra từ Hoạt động 1.

b) Nội dung: Nêu rõ nội dung yêu cầu/nhiệm vụ cụ thể của học sinh làm việc với
sách giáo khoa, thiết bị dạy học, học liệu cụ thể (đọc/xem/nghe/nói/làm) để chiếm
lĩnh/vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề/nhiệm vụ học tập đã đặt ra từ Hoạt
động 1.


c) Sản phẩm: Trình bày cụ thể về kiến thức mới/kết quả giải quyết vấn đề/thực hiện
nhiệm vụ học tập mà học sinh cần viết ra, trình bày được.
d) Tổ chức thực hiện: Hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả
thực hiện hoạt động của học sinh.
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về nội dung cải cách.
a. Mục tiêu :
Thông qua hoạt động, HS phân tích được nội dung cải cách của Hồ Quý Ly
b. Nội dung :
GV chia lớp thành 2 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm hồn thiện sản phẩm
tại nhà. Các nhóm cử đại diện trình bày sản phẩm vào tiết học trên lớp.
c. Sản phẩm học tập :
Sản phẩm học tập của các nhóm. HS ghi được vào vở ghi một số bài học lịch
sử và giá trị đến ngày nay.
d. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
-Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

SẢN PHẨM DỰ KIẾN
2.Nội dung cải cách

GV chia lớp thành 2 nhóm, giao nhiệm vụ cho các
b. Kinh tế, xã hội.
nhóm chuẩn bị sẵn nội dung ở nhà từ tuần trước.

Sản phẩm học tập là bản thiết kế Powerpoint hoặc - Chính sách hạn điền: hạn chế
trên giấy A0. Cụ thể như sau:
sự phát triển của chế độ sở hữu
+ Nhóm 1: Trình bày nội dung cải kinh tế, xã hội của
Hồ Q Ly
+ Nhóm 2 : Trình bày nội dung cải văn hóa của Hồ
Quý Ly
- Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tìm kiếm, chọn lọc, xử lý thơng tin, sau đó
phân chia nhiệm vụ cho các thành viên để hoàn
thành sản phẩm
+ GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết
- Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
+ GV mời lần lượt đại diện các nhóm trình bày

lớn về ruộng đất trong các điền
trang thái ấp của quý tộc.
- Phát hành tiền giấy, cải cách
chế độ thuế khóa, thống nhất đơn
vị đo lường trong cả nước.
- Đặt phép hạn nô: quy định số
lượng gia nô được sở hữu trong
các gia đình quý tộc, quan
lại...Số thừa ra sung vào nhà
nước.


sản phẩm học tập trước lớp

c. Văn hóa:
+ Các nhóm khác lắng nghe, nêu câu hỏi thảo luận
- Bắt các nhà sư dưới 50 tuổi
và cùng nhận xét, đánh giá sản phẩm nhóm bạn
+ GV yêu cầu cả lớp lắng nghe bạn báo cáo và sử hoàn tục nhằm hạn chế sự phát
triển của Phật giáo.
dụng kỹ thuật 3-2-1 (3 khen-2 góp ý-1 thắc mắc)
Tiêu chí đánh giá :

- Chấn chỉnh chế độ thi cử, mở

+ Tác phong trình bày chững chạc.

rộng việc học, tổ chức nhiều kì

+ Ngơn ngữ trình bày lưu lốt.

thi tuyển chọn nhân tài.

+ Thơng tin đưa ra đúng, đủ, thuyết phục.

- Đề cao chữ Nôm, nhiều sách
chữ hán được dịch sang chữ

- Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm Nôm...
vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức
Theo em, tại sao nhà Hồ lại thực hiện chính
sách hạn điền, hạn nơ ?
+ Nhà Hồ thực hiện chính sách hạn điền, hạn nô

để hạn chế bớt số ruộng của vương hầu, quý tộc
Trần ; hạn chế và xóa bỏ chế độ sở hữu lớn về
ruộng đất, đặc biệt là điền trang của các quý tộc
nhà Trần, là những tầng lớp có nhiều ruộng đất
và nơ tì nhất.
+ Chính sách hạn điền, hạn nơ đã ảnh hưởng ít
nhiều đến đời sống của tầng lớp nhân dân, xóa bỏ
độc quyền quý tộc nhà Trần, nâng cao quyền lực
của chính quyền Trung ương.

4. Các bước để tổ chức hoạt động luyện tập và vận dụng kiến thức trong một
bài lịch sử ở trường THPT. Lấy ví dụ minh họa
Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Nêu rõ mục tiêu vận dụng kiến thức đã học và yêu cầu phát triển các kĩ
năng vận dụng kiến thức cho học sinh.


b) Nội dung: Nêu rõ nội dung cụ thể của hệ thống câu hỏi, bài tập, bài thực hành, thí
nghiệm giao cho học sinh thực hiện.
c) Sản phẩm: Đáp án, lời giải của các câu hỏi, bài tập; các bài thực hành, thí nghiệm
do học sinh thực hiện, viết báo cáo, thuyết trình.
d) Tổ chức thực hiện: Nêu rõ cách thức giao nhiệm vụ cho học sinh; hướng dẫn hỗ
trợ học sinh thực hiện; kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện.
Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Nêu rõ mục tiêu phát triển năng lực của học sinh thông qua nhiệm
vụ/yêu cầu vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn (theo từng bài hoặc nhóm bài
có nội dung phù hợp).
b) Nội dung: Mô tả rõ yêu cầu học sinh phát hiện/đề xuất các vấn đề/tình huống
trong thực tiễn gắn với nội dung bài học và vận dụng kiến thức mới học để giải
quyết.

c) Sản phẩm: Nêu rõ yêu cầu về nội dung và hình thức báo cáo phát hiện và giải
quyết tình huống/vấn đề trong thực tiễn.
d) Tổ chức thực hiện: Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp báo
cáo để trao đổi, chia sẻ và đánh giá vào các thời điểm phù hợp trong kế hoạch giáo
dục môn học/hoạt động giáo dục của giáo viên.

3. Hoạt động luyện tập
a. Mục tiêu :
- Khái quát, hệ thống hóa, củng cố được kiến thức đã học về cải cách của Hồ Quý
Ly. HS trả lời được câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến nội dung bài học
b. Nội dung : GV nêu câu hỏi, HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm học tập : Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện :
- Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Câu hỏi 1: Một trong những chính sách cải cách của Hồ Quý Ly và Vương triều
Trần là
A. hạn chế sự phát triển của chế độ sở hữu lớn về ruộng đất của vương công quý tộc
Trần.
B. cho phép quý tộc địa chủ được phép sở hữu nhiều gia nô và ruộng đất không hạn


chế.
C. tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Phật giáo như xây chùa đúc chuông
tô tượng.
D. chú ý cải thiện đời sống nhân dân, giảm tô thuế, chia ruộng đất cơng, giải phóng
gia nơ.
Câu hỏi 2: Ý nào sau đây khơng phải là nội dung của chính sách cải cách của Hồ
Quý Ly và Vương triều Trần?
A. Hạn điền, hạn nô.
B. Hạn chế sự phát triển của Phật giáo.

C. Chú trọng tổ chức kì thi tuyển chọn nhân tài.
D. Chia ruộng đất công cho nông dân.
Câu hỏi 3: Chính sách cải cách của Hồ Quý Ly và vương triều Trần đã không mang
lại kết quả nào sau đây?
A. Làm suy yếu thế lực của tầng lớp quý tộc, tôn thất nhà Trần.
B. Tăng cường quyền lực của Nhà nước quân chủ trung ương tập quyền
C. Chống lại sự xâm lược của nhà Minh, bảo vệ độc lập của dân tộc.
D. Xây dựng nền văn hóa giáo dục đậm đà bản sắc dân tộc.
Câu hỏi 4: Chính sách cải cách của Hồ Quý Ly đã
A. giải quyết triệt để mâu thuẫn xã hội cuối Trần .
B. mang lại lợi ích cho nhân dân, vì dân.
C. chưa triệt để, còn nhiều hạn chế.
D. được sự ủng hộ rộng rãi của các tầng lớp xã hội
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS vận dụng kiến thức đã học, trả lời câu hỏi
GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
GV mời lần lượt HS trả lời câu hỏi trước lớp
GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có)
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương HS trả lời tốt
GV chuẩn đáp án
CÂU HỎI
ĐÁP ÁN

1
D

2
D


3
C


4.Hoạt động vận dụng
a. Mục tiêu : HS vận dụng kiến thức đã học, sưu tầm tài liệu để tìm hiểu thêm về
một vấn đề lịch sử, nâng cao, làm sâu sắc kiến thức đã học và liên hệ kiến thức đã
học vào giải quyết vấn đề thực tiễn, thể hiện được tính độc lập trong suy nghĩ, vận
dụng sáng tạo kiến thức đã học để rút ra được bài học từ cuộc cải cách của HQL.
b. Nội dung : GV nêu nhiệm vụ học tập, HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ
tại nhà, GV hướng dẫn (nếu cần thiết)
c. Sản phẩm học tập : Phần tìm hiểu của HS trong vở viết.
d. Tổ chức thực hiện :
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Có nhận định cho rằng: “Hồ Quý Ly là một nhà cải cách lớn, kiên quyết và táo
bạo”. Em có đồng ý với nhận định đó khơng? Vì sao? Sưu tầm thêm nhiều tư liệu từ
sách báo và internet để tìm dẫn chứng chưng minh cho ý kiến của em.
Bước 2 : HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ
- HS vận dụng kiến thức đã học, sưu tầm tài liệu và hoàn thành nhiệm vụ tại nhà
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3 : Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời 1 – 2 HS báo cáo sản phẩm vào tiết học sau
Bước 4 : Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức, có thể thưởng điểm, tuyên dương những
HS có bài làm tốt

5. Thiết kế một hoạt động ngoại khóa để tổ chức trong dạy học môn Lịch sử ở
trường THPT
Nhân kỉ niệm 75 năm giải phóng tỉnh Sơn La, GV có thể tổ chức dạ hội lịch sử với

chủ đề “Kỉ niệm 75 năm giải phóng tỉnh Sơn La” cho HS tồn trường cùng tham gia
chương trình của buổi dạ hội gồm 7 phần sau đây:
1) Nói chuyện lịch sử: “ Sơn La - 75 năm một chặng đường vinh quang”: Phần này
do GV phụ trách, chủ yếu trình bày khái quát những nét cơ bản về quá trình tỉnh Sơn
La xây dựng, phát triển chiến đấu để giành được độc lập; các di tích liên quan đến


hoạt động của các vị lãnh đạo Đảng, Chính phủ, quân đội, các cơ quan trung ương;
GV có thể lựa chọn tranh ảnh, phim tư liệu thiết kế trên các slide về những hoạt
động các tư liệu, hình ảnh Bộ Chính trị và Trung ương Đảng quyết định mở chiến
dịch Tây Bắc; diễn biến chiến dịch Tây Bắc và những đóng góp của Sơn La đối với
các chiến dịch Tây Bắc và Điện Biên Phủ. Để thu hút sự chú ý của HS, GV trình bày
tới đâu thì nên trình chiếu tranh ảnh minh họa hoặc phim tư liệu đến đó, giúp HS dễ
dàng hình dung những sự kiện lịch sử đã qua.
2) Lên đường (khởi động): Các đội bước vào phần thi đầu tiên với nội dung thi chủ
yếu đánh giá khả năng ghi nhớ và phản xạ trả lời nhanh, do đó câu hỏi và đáp án
phải thật ngắn gọn. Mỗi đội có 30 giây để trả lời câu hỏi. Nội dung câu hỏi chủ yếu
tập trung vào các sự kiện lịch sử giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1946-1954)
trực tiếp liên quan đến tỉnh Sơn La. Các câu hỏi được thiết kế sẵn trên màn hình và
sau 30 giây, các đội phải đưa ra phương án trả lời.
3) Văn nghệ: Chọn khoảng từ 4-5 tiết mục được HS chuẩn bị, hố trang chu đáo, có
thể loại phong phú và phù hợp với chủ đề dạ hội. Phần này có tác dụng giúp những
người tham gia được sống trong khơng khí lịch sử và tạo thời gian để các đội chuẩn
bị cho phần thi sau.
4) Lời ca mừng chiến thắng: Là nội dung thi tìm hiểu tên tác giả, tác phẩm, lời của
những bài hát về Sơn La. Các đoạn nhạc hay cả bài hát nằm trong nội dung câu hỏi,
câu trả lời đã được chuẩn bị sẵn trên PowerPoint. Các đội nghe và lựa chọn đáp án
đúng.
5) Nhận diện lịch sử: Là nội dung thi tìm hiểu về quãng thời gian hoạt động tổ chức
các kế hoạch cách mạng được xây dựng tại nhà tù Sơn La, tiểu sử của các anh hùng

cán bộ có hoạt động và có cơng tại Sơn La., những thành tựu các lĩnh vực kinh tế,
văn hóa, xã hội... của Sơn La qua trong nhiều năm qua.
6) Theo dòng lịch sử: Ban tổ chức đưa ra các bức ảnh và trình tự thời gian đã bị đảo
lộn. Mỗi đội phải phán đoán để trả lời nhanh, chọn phương án đúng. Mục đích là
giúp HS nhìn nhận, ghi nhớ các kiến thức lịch sử một cách logic theo dòng thời gian.
7) Hùng biện: Ban tổ chức chuẩn bị sẵn các chủ đề hùng biện và đánh số thứ tự.
Các đội lên bốc thăm, trúng chủ đề nào thì hùng biện về chủ đề ấy trong thời gian
khơng q 5 phút. Mục đích của phần thi này là giúp HS có cơ hội được trình bày
quan điểm, cách nhìn nhận và đánh giá của mình đối với một vấn đề lịch sử cụ thể,
rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ và tự tin thể hiện khả năng của mình trước đám
đơng.



×