Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Thị trường tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.73 KB, 7 trang )

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
1. Khái niệm: Thị trường tài chính (TTTC) là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán quyền sử dụng các
nguồn tài chính thơng qua những phương thức giao dịch và cơng cụ tài chính nhất định.
2. Bản chất TTTC
+ là sự luân chuyển vốn, giao lưu vốn trong xã hội.
+ Hàng hóa trên TTTC là các giấy tờ có giá (tín phiếu, trái phiếu, cổ phiếu, thương phiếu, các chứng chỉ tiền
gửi và giấy tờ có giá khác). Các cơng cụ đó khơng phải là tiền thật (tiền mặt) nhưng có giá trị như tiền mặt.
3. Phân loại
Căn cứ tính chất các cơng cụ tài chính
+ Thị trường cơng cụ vốn: hình tự Thị trường cơng cụ vốn: Chủ thể huy động nguồn vốn thông qua phát
hành cổ phiếu. Khi bán được cổ phiếu, các cơng ty CP có được nguồn tài chính để hình thành, tăng thêm vốn
tự có của mình. Các cổ đơng sẽ là đồng sở hữu công ty cổ phần.
+ Thị trường công cụ nợ: các chủ thể huy động nguồn tài chính thơng qua phương thức chung nhất là đưa ra
một công cụ vay nợ. Người vay phải hồn trả ln cả vốn và phần lãi tiền vay cịn lại cho người nắm giữ
cơng cụ. Trên thị trường nợ, chủ thể huy động nguồn tài chính chỉ có thể sử dụng nguồn đó trong những
khoảng thời gian cố định.
Căn cứ vào thời hạn các công cụ tài chính
+ Thị trường tiền tệ : các cơng cụ ngắn hạn và TTTC ngắn hạn
+ Thị trường vốn: Các cơng cụ dài hạn như : Thị trường tín dụng dài hạn, TT cầm cố (cho vay thế chấp), TT
chứng khoán.
Căn cứ vào phương thức tổ chức thị trường
+ Thị trường sơ cấp: TTSC huy động nguồn tài chính trong xã hội chuyển thành vốn đầu tư cho nền kinh tế.
Thơng qua TTSC, nguồn tài chính vận động từ người đầu tư sang chủ thể phát hành chứng khoán.
+ Thị trường thứ cấp: là thị trường tài chính trong đó thực hiện giao dịch các chứng khốn đã được phát hành
trên TTSC. TTTC tạo lợi nhuận cho các nhà đầu tư.
Căn cứ vào phương thức tổ chức giao dịch
+ Thị trường chính thức: là bộ phận thị trường tài chính tại đó các hoạt động huy động, cung ứng, giao dịch
các nguồn tài chính, việc mua bán các tài sản tài chính được thực hiện theo những nguyên tắc, thể chế nhất
định, được nhà nước quy định rõ ràng Trong các văn bản pháp luật. Các chủ thể tham gia thị trường này với
quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của họ được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.
+ Thị trường phi chính thức: là thị trường tài chính ở đó các hoạt động huy động, cung ứng, giao dịch các


nguồn tài chính, việc mua bán các tài sản tài chính được thực hiện theo sự thỏa thuận giữa người cung cấp
nguồn tài chính và người cần nguồn tài chính khơng theo ngun tắc thể chế do nhà nước quy định.


4. Cơng cụ của thị trường tài chính
Các cơng cụ của thị trường tiền tệ
+ Tín phiếu kho bạc


Là loại chứng nhận nợ ngắn hạn của Chính phủ do kho bạc Nhà nước phát hành nhằm bù đắp thiếu
hụt tạm thời Ngân sách Nhà nước

• Đặc điểm: • Là một trong những cơng cụ quan trọng để thực hiện chính sách tiền tệ.
• Được phát hành với thời gian thơng thường là 3 tháng, 6 tháng, 1 năm
• Là tài sản tài chính được ưa chuộng trên thị trường tiền tệ vì có độ an tồn cao, khối
lượng phát hành lớn, có tính thanh khoản cao, có chi phí chuyển nhượng thấp.
• Chủ yếu do NHTM nắm giữ, ngồi ra có 1 lượng nhỏ do gia đình, các cơng ty và trung
gian tài chính khác nắm giữ.
+ Giấy chứng nhận tiền gửi của ngân hàng




Là công cụ vay nợ do NHTM phát hành, xác nhận một khoản tiền gửi có kỳ hạn hoặc khơng có kỳ
hạn của người được cấp chứng chỉ, với lãi suất được quy định cho từng thời hạn nhất định. Chứng
chỉ tiền gửi có kỳ hạn được thanh toán vốn và lãi khi đến hạn.
Đặc điểm: • Người gửi được thanh toán lãi hàng năm theo một tỷ lệ nhất định và khi đến kỳ hạn
thanh tốn, thì hồn trả gốc theo giá mua ban đầu
• Có thể được bán lại ở thị trường cấp hai
• Là nguồn vốn đặc biệt quan trọng mà các NHTM thu hút được từ các cá nhân, công

ty, các quỹ tương trợ thị trường tiền tệ, các tổ chức, các cơ quan…

+ Thương phiếu





Là một giấy nợ trong hoạt động tín dụng thương mại khi phát sinh hoạt động mua bán chịu giữa các
doanh nghiệp với nhau
Đặc điểm: • -Là chứng chỉ ghi nhận sự cam kết thanh tốn vơ điều kiện một số tiền xác định trong
một thời hạn nhất định
• -Có thể được chiết khấu ở ngân hàng thương mại để thu hút vốn về cho người sở hữu
thương phiếu trước kỳ hạn thanh tốn
• -Là cơng cụ để người bán chịu có thể vay được vốn của các ngân hàng thương mại.
Bao gồm: • Hối phiếu là giấy đòi nợ do người bán phát hành yêu cầu người mua thanh toán một
khoản tiền vào một thời gian xác định.
• Lệnh phiếu là giấy nhận nợ do người mua phát hành trong đó cam kết sẽ thanh tốn
một khoản tiền cho người bán vào một thời gian xác định. Do đây là một khoản mua chịu
hàng hóa trong thời gian ngắn nên thương phiếu là công cụ tài chính ngắn hạn.

+ Hối phiếu được ngân hàng chấp nhận




Là hối phiếu do một công ty phát hành, đã được ngân hàng đóng dấu bảo lãnh chấp nhận thanh tốn
lên đó. Ngân hàng cam kết rằng nếu cơng ty được bảo lãnh khơng thanh tốn thì trách nhiệm của
ngân hàng sẽ đứng ra thanh tốn hộ.
*Đặc điểm • -Để có thể được ngân hàng chấp nhận bảo lãnh, công ty phát hành hối phiếu phải gửi

món tiền bắt buộc vào tài khoản của mình tại ngân hàng đủ để trả cho hối phiếu (tài sản ký quỹ)
• Cơng ty có thể khơng cần phải có khoản ký quỹ này nếu có đủ uy tín với ngân hàng
• Ngồi tài khoản ký quỹ, công ty cũng phải nộp cho ngân hàng một khoản phí gọi là
phí bảo lãnh- được tính theo một tỷ lệ phần trăm so với số tiền được bảo lãnh
• Nếu cơng ty khơng có khả năng thanh tốn, thì ngân hàng buộc phải thanh tốn theo
số tiền đã ghi trên hối phiếu.
• Cơng ty được chấp nhận khi mua hàng hố ở nước ngồi vì được ngân hàng thanh
tốn đầy đủ.

*Các cơng cụ của thị trường vốn ( quan trọng)


Bao gồm các công cụ nợ như trái phiếu, công cụ vốn như cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, hợp đồng góp
vốn đầu tư và các cơng cụ phái sinh như hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn...

Đặc điểm: • -Các cơng cụ trên thị trường vốn có độ rủi ro lớn do thời gian dài, lợi nhuận lớn.
+ Cổ phiếu
 Là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ
phần của tổ chức phát hành.
 Quyền lợi: • NĐT có quyền sở hữu một phần vốn hoặc tài sản của cơng ty
• Quyền được chia cổ tức
• Có quyền khác như: quyền tham dự đại hội đồng cổ đông, quyền biểu quyết những
vấn đề quan trọng của công ty, quyền được cung cấp thông tin về hoạt động của công
ty...
 Cổ phiếu thông thường (cổ phiếu phổ thơng) là loại cổ phiếu có thu nhập khơng cố
định, cổ tức biến động phụ thuộc vào sự biến động của LNST và chính sách chia
cổ tức. Thị giá cổ phiếu rất nhạy cảm trên thị trường vì chịu ảnh hưởng bởi:
LNST, tình hình hoạt động của cơng ty; mơi trường kinh tế, thay đổi lãi suất; quy
luật cung cầu.
• Cổ phiếu ưu đãi là loại cổ phiếu mà cổ đơng có quyền nhận được cổ tức cố định,

khơng phụ thuộc vào lợi nhuận của công ty. Thị giá của cổ phiếu này phụ thuộc vào
sự thay đổi lãi suất trái phiếu kho bạc và tình hình tài chính của cơng ty
+ Trái phiếu

Trái phiếu là loại chứng khốn xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một
phần vốn nợ của tổ chức phát hành

Đặc điểm: • Trái phiếu là chứng chỉ xác nhận quyền đòi nợ của nhà đầu tư đối với người phát hành.
 Chính phủ và chính quyền địa phương phát hành nhằm có nguồn tài chính tài trợ
cho việc phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng các công trình cơng cộng.
Gồm: cơng trái, trái phiếu cơng trình, trái phiếu kho bạc dài hạn, trái phiếu đảm
bảo bằng tài sản thế chấp, trái phiếu thu nhập, trái phiếu quốc tế do Chính phủ
phát hành trên thị trường tài chính quốc tế…
• Trái phiếu cơng ty phát hành để vay vốn trong nền kinh tế tài trợ cho các nhu cầu
lớn, có tính chất dài hạn, chủ yếu là đầu tư vào tài sản cố định.
Gồm: trái phiếu có thể thu hồi, trái phiếu có thể chuyển đổi, trái phiếu có tài sản cầm
cố.
• Trái phiếu của NHTM và các tổ chức tài chính phát hành nhằm huy động nguồn tài
chính dài hạn để mở rộng quy mơ kinh doanh của mình.


*5. Chức năng TTTC
Chức năng dẫn nguồn tài chính từ những chủ thể có khả năng cung ứng nguồn tài chính đến những chủ thể
cần nguồn tài chính:
- Là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu nguồn tài chính, thu hút mạnh mẽ mọi nguồn tài chính nhàn rỗi và tạm thời
nhàn rỗi, chuyển giao những nguồn này cho các nhu cầu đầu tư phát triển nhằm mở rộng sản xuất kinh
doanh, thỏa mãn nhu cầu khác nhau của chủ thể cần nguồn tài chính.
- Được xem như cầu nối giữa tích lũy và đầu tư, giữa những người cung nguồn tài chính và người cần nguồn
tài chính. Nó giúp họ gặp nhau, cung ứng nguồn tài chính cho nhau hoặc cùng nhay kết hợp cùng sử dụng
các nguồn lực tài chính cho những mục đích nhất định.

Chức năng cung cấp khả năng thanh khoản cho các chứng khoán
- Nhờ TTTC, các nhà đầu tư có thể dễ dàng chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành tiền hoặc thành các
chứng khoán khác. Khả năng thanh khoản (khả năng chuyển đổi thành tiền) là một trong những yếu tố quyết
định tính hấp dẫn của chứng khốn đối với các nhà đầu tư. Chức năng cung cấp khả năng thanh khoản cho
các chứng khoán đảm bảo cho thị trường tài chính hoạt động năng động và có hiệu quả.
Chức năng cung cấp thông tin kinh tế và đánh giá giá trị doanh nghiệp
- Bằng những phương tiện kỹ thuật và thông tin hiện đại, TTTC là nơi cung cấp kịp thời, chính xác những
nguồn thơng tin cần thiết liên quan đến việc mua bán các chứng khoán cho mọi thành viên của thị trường
- TTTC phản ánh tính hiệu quả của nền kinh tế quốc dân, phản ánh các xu hướng phát triển kinh tế…
- Thông qua giá cổ phiếu, người ta có thể đánh giá được giá trị của doanh nghiệp đó.


Chương 2: Thị trường tiền tệ
1. Khái niệm: Thị trường tiền tệ (TTTT) là một bộ phận của thị trường tài chính được chun mơn hóa trong
việc mua bán các tài sản tài chính có tính lỏng cao và chuyển giao quyền sử dụng nguồn tài chính ngắn hạn.
2. Bản chất
- Theo nghĩa hẹp, TTTT là thị trường thuần túy liên ngân hàng, với hai chức năng cơ bản là cân đối điều hòa
nguồn vốn vay và cho vay giữa các NHTW với các tổ chức tín dụng (TCTD), cân đối khả năng chi trả giữa
các TCTD.
- Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, TTTT được mở rộng cả về quy mô và phạm vi với sự tham gia của
nhiều pháp nhân và thể nhân. Do đó, TTTT ngày nay được hiểu như là nơi thực hiện toàn bộ các khoản cho
vay và những khoản đi vay của các chủ thể với thời hạn dưới 1 năm.
3. Chức năng
- Tạo và cung ứng vốn ngắn hạn cho nền kinh tế; Tạo và cung ứng vốn đầu tư tín dụng; Tạo mơi trường đầu
tư an tồn và hiệu quả cho các chủ thể tham gia thị trường; Làm lành mạnh tình hình lưu thơng tiền tệ và ổn
định đồng tiền
4. Đặc điểm
- Công cụ của TTTT chủ yếu là các khoản vay hay các chứng khốn có thời hạn trong vịng 1 năm.
- TT này có độ an tồn tương đối cao
5. Hàng hóa trên thị trường tiền tệ

-Tín phiếu kho bạc:
+ Là giấy nợ do Chính phủ(KBNN-kho bạc NN)phát hành với thời hạn 3 tháng, 6 tháng,12 tháng;có tính
thanh khoản cao,được phát hành dưới dạng chứng chỉ vật chất hoặc ghi sổ.
+ Có các loại kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng được phát hành hàng tuần, loại kỳ hạn 1 năm được phát hành hàng
tháng. Gần như có một nguồn liên tục các tín phiếu kho bạc mới phát hành được mua bán trên thị trường.
+ Hình thức mua bán chủ yếu của TPKB là Bộ tài chính bán bn cho NHTW, sau đó bán đấu giá cho các
đơn vị dự thầu, tiếp tục bán lại cho các nhà đầu tư.
+ Là loại công cụ quan trọng nhất của TTTT, có độ an tồn cao. Các NHTM thường nắm giữ một khối
lượng lớn TPKB, còn một lượng nhỏ do các trung gian tài chính khác, doanh nghiệp, dân cư nắm giữ.
+ Khối lượng TPKB mỗi lần phát hành thường rất lớn, song do tính lỏng cao, nên rất hấp dẫn với các nhà đầu

-Giấy chứng nhận tiền gửi của ngân hàng (CDs)
 Là công cụ vay nợ do ngân hàng thương mại phát hành cho người gửi, được thanh toán lãi theo định
kỳ và thanh toán gốc khi đáo hạn cho người sở hữu nó.

Đặc điểm: -Là một trong những cơng cụ tài chính có sức hấp dẫn cao, được mua đi bán lại dễ dàng
trên thị trường tiền tệ (hay thị trường cấp 2).
-Là nguồn vốn đặc biệt quan trọng mà các ngân hàng thương mại thu hút được từ các
cá nhân, công ty, các quỹ tương trợ thị trường tiền tệ, các tổ chức, các cơ quan..
- Thương phiếu
 Là chứng chỉ có giá trị ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặc cam kết thanh tốn khơng điều kiện
một số tiền xác định trong một thời gian nhất định. Đây là một giấy nợ trong hoạt động tín dụng
thương mại khi phát sinh hoạt động mua bán chịu giữa các doanh nghiệp với nhau.
 Thương phiếu gồm hối phiếu và lệnh phiếu.
- Hối phiếu
 Hối phiếu là giấy đòi nợ do người bán phát hành yêu cầu người mua thanh toán một khoản tiền vào
một thời gian xác định.
 Được mua bán trên TTTT trong phạm vi thời hạn hiệu lực. Các TCTD là những tổ chức kinh doanh
chủ yếu về hối phiếu thương mại. Họ mua hối phiếu của doanh nghiệp này, rồi bán lại cho doanh
nghiệp khác để thỏa mãn nhu cầu thanh tốn của doanh nghiệp đồng thời qua đó ngân hàng có thu

nhập đáng kể.
- Lệnh phiếu: là giấy nhận nợ do người mua phát hành trong đó cam kết sẽ thanh toán một khoản tiền cho
người bán vào một thời gian xác định. Do đây là một khoản mua chịu hàng hóa trong thời gian ngắn nên nó
là cơng cụ tài chính ngắn hạn.
- Hối phiếu được ngân hàng chấp nhận
 Hối phiếu được ngân hàng chấp nhận là hối phiếu do một công ty phát hành, đã được ngân hàng
đóng dấu bảo lãnh chấp nhận thanh tốn lên đó.
 Ngân hàng cam kết rằng nếu công ty được bảo lãnh khơng thanh tốn thì trách nhiệm của ngân hàng
sẽ đứng ra thanh tốn hộ.
 Để có thể được ngân hàng chấp nhận bảo lãnh, công ty phát hành hối phiếu phải gửi món tiền bắt
buộc vào tài khoản của mình tại ngân hàng đủ để trả cho hối phiếu.
Chương 3: Thị trường ngoại hối


1.c Khái niệm: Thị trường ngoại hối (TTNH hay FX) là thị trường tiền tệ quốc tế diễn ra các hoạt động giao
dịch ngoại tệ và các phương tiện thanh tốn có giá trị như ngoại tệ. Hay nói cách khác, TTNH là nơi diễn ra
hoạt động mua bán, trao đổi ngoại tệ và các phương tiện thanh toán quốc tế có giá trị như ngoại tệ.
2.Chủ thể:
- NHTW tham gia nhằm 3 mục đích sau:
• Can thiệp lên tỷ giá
• Mua bán, chuyển đổi tiền tệ nhằm bảo tồn và gia tăng giá trị dự trữ ngoại hối quốc gia.
• Là đại lý trong việc mua hộ, bán hộ ngoại tệ cho chính phủ.
- NHTM tham gia với 2 mục đích
• Cung cấp dịch vụ cho khách hàng bằng cách mua hộ và bán hộ cho nhóm khách hàng mua bán lẻ. Qua đó
NHTM thu một khoản phí phổ biến ở dạng chênh lệch tỷ giá mua bán.
• Kinh doanh cho chính mình, tức là mua bán ngoại hối nhằm kiếm lãi khi tỷ giá thay đổi. Khi đó NHTM
phải bỏ vốn, chịu rủi ro tỷ giá và làm thay đổi bảng cân đối nội bảng hoặc ngoại bảng.
• Trên Interbank, các NHTM giao dịch với nhau theo hai phương thức:
+Giao dịch trực tiếp giữa các ngân hàng với nhau (Direct Interbank)
+Giao dịch gián tiệp với nhau qua môi giới (Indirect Interbank)

- Nhà môi giới ngoại hối: Tại mỗi trung tâm tài chính quốc tế thường có một số nhà môi giới chuyên nghiệp
nhất định để giúp các ngân hàng thực hiện các lệnh mua và bán ngoại hối. Những nhà môi giới chỉ cung cấp
dịch vụ môi giới, chứ khơng được mua bán cho chính mình.
- Cơng ty kinh doanh:
 Nhóm khách hàng mua bán lẻ hay cơng ty kinh doanh (Retail Clients hay bank customers) bao gồm
các công ty nội địa và đa quốc gia, những nhà đầu tư quốc tế và tất cả những ai có nhu cầu mua bán
ngoại hối nhằm hai mục đích:
o Chuyển đổi tiền tệ.
o Phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
3. Vai trị
Cân đối các nhu cầu mua bán ngoại tệ
• Thị trường ngoại hối tạo ra cơ chế hữu hiệu đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ phục vụ cho các hoạt động
xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ và các hoạt động kinh tế đối ngoại khác.
• Khi thị trường xuất hiện sự mất cân đối giữa cung và cầu ngoại tệ, sự tham dự của các ngân hàng và các
nhà đầu cơ đã góp phần san bằng sự mất cân đối đó thơng qua việc điều chỉnh tỷ giá cân bằng của thị trường
hoặc qua thị trường đầu cơ ngoại tệ. Mặt khác, do thị trường ngoại hối là thị trường liên tục và mang tính
tồn cầu, vì vậy mọi nhu cầu về ngoại tệ của bất kỳ người mua, bán nào đều có thể được đáp ứng ngay lập
tức.
Phịng chống rủi ro tỷ giá hối đối
• Ngày nay, đa số các nước trên thế giới đều áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi (cỏ sự kiểm sốt nhất định) thì sự
khơng ổn định của tỷ giá hối đối trở nên phổ biến. Các cơng ty có nguồn thu hoặc chi bằng ngoại tệ trong
tương lai rất có thể phải chịu những rủi ro về tỷ giá hối đối. Do vậy, rất cần thiết phải phịng chống những
rủi ro này. Hoạt động của thị trường ngoại hối thông qua các nghiệp vụ mua bán kỳ hạn, quyền lựa chọn…
đã cung cấp cho công ty, doanh nghiệp những phương tiện ngăn ngừa những rủi ro đó.
Tạo ra thu nhập cho người sở hữu ngoại tệ
• Các ngân hàng là người chủ yếu tiến hành các hoạt động kinh doanh chênh lệch giá giữa các thị trường để
thu lời qua việc mua ở thị trường này giá rẻ hơn và bán lại ở thị trường khác giá cao hơn.
• Ngồi ngân hàng, các cơng ty và cá nhân có thể thu lời trên thị trường bằng các hoạt động đầu cơ ngoại tệ.
Thị trường ngoại hối còn giúp các nhà đầu tư chuyển đổi ngoại tệ phục vụ cho việc đầu tư vào thị trường có
mức lãi dự tính cao

4. Phân loại
- Theo tính chất nghiệp vụ gồm: Thị trường giao ngay; Thị trường kỳ hạn; Thị trường hoán đổi; Thị trường
tương lai; Thị trường quyền chọn.
- Theo tính chất kinh doanh gồm: Thị trường bán buôn(bán sỉ); Thị trường bán lẻ.
- Theo địa điểm giao dịch: Giao dịch tập trung trên sở giao dịch (Exchange); Giao dịch phi tập trung (OTC)
- Theo tính chất pháp lý: Thị trường chính thức (hay thị trường hợp pháp); Thị trường phi chính thức (chợ
đen, thị trường ngầm)
- Theo quy mơ thị trường: Thị trường quốc tế; thị trường nội địa.
- Theo phương thức giao dịch: Thị trường giao dịch trực tiếp (Direct Interbank); Thị trường giao dịch qua
môi giới (Indirect Interbank)
Chương 4: Thị trường chứng khoán


1. Khái niệm: TTCK là bộ phận chủ yếu của thị trường vốn và là bộ phận cấu thành của thị trường tài chính,
là khơng gian kinh tế, nơi diễn ra hoạt động phát hành, giao dịch mua bán các loại chứng khốn, thơng qua
đó đáp ứng các nhu cầu về vốn trong nền kinh tế, tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển. Như
vậy, TTCK là nơi diễn ra các hoạt động phát hành và mua bán chứng khoán dài hạn như các loại trái phiếu,
cổ phiếu và các cơng cụ tài chính khác (chứng chỉ quỹ đầu tư, chứng khốn phái sinh,..) có thời hạn từ 1 năm
trở lên.
2.Đặc điểm
-Hàng hóa của TTCK là chứng khốn- một loại hàng hóa đặc biệt
• Việc chuyển giao vốn từ người có vốn sang người cần vốn trên TTCK sơ cấp được thực hiện chủ yếu bởi
cơ chế tài chính trực tiếp
• Hoạt động mua bán trên TTCK chủ yếu được thực hiện qua người mơi giới
• TTCK gần với TT cạnh tranh hồn hảo
• TTCK về cơ bản là TT liên tục
3. Hàng hóa của TTCK
Bao gồm
• Trái phiếu (Bond) là một loại chứng khốn nợ, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối
với một phần nợ của tổ chức phát hành.

• Cổ phiếu (Stock) là loại chứng khốn xác nhận sự góp vốn và quyền sở hữu hợp pháp đối với một cơng ty
cổ phần.
• Chứng khốn phái sinh (Derivatives) là cơng cụ tài chính được sinh ra từ một sản phẩm tài chính hoặc loại
hàng hóa nào đó - được gọi là tài sản cơ sở (hay tài sản gốc) và giá trị của nó phụ thuộc hoặc được xác định
dựa vào giá của tài sản cơ sở.
• Các chứng khoán khác (chứng chỉ quỹ đầu tư, quyền mua cổ phần; chứng quyền; chứng chỉ lưu ký)
4. Phân loại TTTK
Căn cứ sự luân chuyển các nguồn vốn thị trường gồm: Thị trường sơ cấp (nơi sinh ra chứng khoán) và Thị
trường thứ cấp (tạo tính thanh khoản chứng khốn).
Căn cứ phương thức hoạt động của thị trường: TTCK tập trung và TTCK phi tập trung
Căn cứ hàng hóa trên thị trường: Thị trường cổ phiếu; Thị trường trái phiếu; Thị trường các chứng khoán
phái sinh; Thị trường các sản phẩm tài chính khác (CCQ, CQ..)
5. Chức năng
- Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế; Cung cấp thêm mơi trường đầu tư cho cơng chúng; Tạo tính thanh
khoản cho các loại chứng khoán; Đánh giá hoạt động của DN; Tạo mơi trường giúp CP thực hiện các chính
sách kinh tế vĩ mô
6. Nguyên tắc hoạt động TTCK
- Cạnh tranh tự do; Công khai thông tin; Trung gian trong mua bán; Đấu giá.
7. Cơ chế hoạt động của thị trường TTCK
- Cơ chế giao dịch trên thị trường tập trung và Cơ chế giao dịch trên thị trường phi tập trung
8. Các chủ thể tham gia
- Tổ chức phát hành CK
 Là những người cần tiền và huy động vốn bằng cách cung cấp chứng khốn dưới hình thức phát
hành và bán cho những nhà đầu tư.
 Chủ thể phát hành là: Chính phủ, Chính quyền địa phương, doanh nghiệp.
- Nhà đầu tư CK
 Là những người có tiền nhàn rỗi, sử dụng tiền đầu tư vào TTCK bằng cách mua bán chứng khoán
trên TTCK nhằm hưởng lợi nhuận.
 Chủ thể đầu tư có 2 loại: Nhà đầu tư cá nhân và Nhà đầu tư có tổ chức (cơng ty BH, Công ty quản lý
quỹ; các quỹ tương trợ,...)

- Các tổ chức kinh doanh trên TTCK
 Công ty chứng khoán là các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động với tư cách là định chế trung
gian đặc biệt, giúp kết nối các nhà đầu tư trên thị trường chứng khốn, thực hiện một, một số hoặc
tồn bộ các nghiệp vụ: mơi giới chứng khốn, tự doanh chứng khốn, bảo lãnh phát hành chứng
khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán.
 Ngân hàng thương mại phải thành lập các công ty con là cơng ty chứng khốn chun hoạt động
trong lĩnh vực này với tài sản độc lập và hạch toán riêng biệt
- Các tổ chức liên quan đến TTCK gồm: Sở giao dịch chứng khoán, hiệp hội các nhà kinh doanh chứng
khoán, tổ chức ký gửi và thanh toán chứng khốn, cơng ty dịch vụ máy tính chứng khốn,...

Chương 5: Ngân hàng thương mại


1. Khái niệm: Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền
tệ - tín dụng với hoạt động thường xuyên là nhận tiền gửi và cung cấp dịch vụ ngân hàng
cho nền kinh tế quốc dân.
2. Đặc điểm
+ Là tổ chức được phép nhận tiền gửi với trách nhiệm hoàn trả.
+ Sử dụng tiền gửi của khách hàng cho vay, chiết khấu và đầu tư
+ Thực hiện các khoản thanh toán và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng
3. Phân loại
+ Căn cứ vào tiêu thức sở hữu vốn và góp vốn, gồm: NHTM nhà nước, NHTM cổ phần,
NHTM liên doanh, NHTM chi nhánh nước ngoài, NHTM tư nhân.
+ Căn cứ vào số lượng chi nhánh, gồm: NHTM duy nhất, NHTM mạng lưới
+ Căn cứ vào tính chun mơn hóa hoạt động tín dụng, gồm: NHTM chuyên ngành,
NHTM đa ngành.
4. Chức năng
Chức năng trung gian tín dụng
+ NHTM đóng vai trị là “cầu nối” giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn, tạo
lợi ích cho cả người đi vay và cho vay và bản thân ngân hàng

+ Qua đó NHTM cung cấp tín dụng cho nền kinh tế và thúc đẩy nền kinh tế phát triển,
đồng thời giúp thực hiện các chức năng khác của NHTM.
Chức năng trung gian thanh toán
+ NHTM làm trung gian thanh toán theo yêu cầu của khách hàng để quản lý tiền thu từ bán
hàng hóa dịch vụ hoặc các khoản thu khác và thực hiện thanh tốn tiềnmu a hàng hóa dịch
vụ theo lệnh của khách hàng
+ Khi làm trung gian thanh toán, NHTM tiến hành các nghiệp vụ như: mở tài khoản tiền
gửi, nhận vốn tiền gửi vào tài khoản và thanh toán theo yêu cầu của khách hàng
+ Các phương tiện thanh toán bao gồm: séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ
thanh tốn, thẻ tín dụng…
+ Ưu điểm: thúc đẩy lưu thơng hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh tốn, tốc độ lưu chuyển
vốn, góp phần phát triển kinh tế; giảm lượng tiền mặt trong lưu thông; tạo thêm lợi nhuận
từ phí dịch vụ cho NHTM
Chức năng tạo tiền
+ Từ tài khoản dự trữ ban đầu, thông qua việc cho vay bằng chuyển khoản, hệ thống ngân
hàng có thể tạo nên số tiền gửi gấp nhiều lần số dự trữ tăng thêm ban đầu
+ Mức mở rộng tiền phụ thuộc vào hệ số mở rộng tiền gửi, trong đó hệ số này lại phụ
thuộc vào tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ dư thừa và tỷ lệ giữa tiền mặt so với tiền gửi
thanh tốn của cơng chúng



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×