Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

CLKDQT các phương thức thâm nhập thị trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.38 KB, 14 trang )

Kinh doanh quốc tế đã và đang trở thành một trong những chiến lược kinh doanh
then chốt, không thể thiếu của các doanh nghiệp hiện nay, nhất là đối với những công ty
lớn, đã có vị thế trên thị trường nội địa. Đặc biệt kể từ khi các tổ chức liên kết các quốc
gia trên thế giới liên tục ra đời như: Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), Hiệp hội các
quốc gia ĐÔng Nam Á (ASEAN), Liên minh Châu Âu (EU)….càng tạo cơ hội và thúc
đẩy quá trình kinh doanh quốc tế phát triển mạnh mẽ.Kinh doanh quốc tế đem lại nhiều
cơ hội phát triển và cũng đặt ra trước mắt các doanh nghiệp những thách thức to lớn.
Trong tiến trình toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, doanh nghiệp thường lựa chọn
thâm nhập thị trường quốc tế để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình và đối phó với
nguy cơ bị mất thị trường nội địa. Chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế là chiến lược
tìm kiếm để gia tăng thị phần của các sản phẩm hiện thời tại các thị trường quốc gia khác
thông qua việc gia tăng các nỗ lực nghiên cứu thị trường marketing. Nó là một chương
trình hành động chi tiết được hoạch định nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.
Một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp kinh doanh
quốc tế chính là việc lựa chọn phương thức xâm nhập thị trường nước ngoài và những
nguyên tắc, quy định dùng để tiến vào các thị trường đó. Có những phương pháp khác
nhau để bước vào một thị trường nước ngoài, và mỗi phương pháp tiêu biểu cho mức độ
dấn sâu vào thị trường quốc tế. Thông thường, cách thức kinh doanh ở các thị trường
nước ngoài được lựa chọn từ hình thức đơn giản đến phức tạp.
Để trả lời cho câu hỏi có những phương thức thâm nhập nào? Các công ty đã làm
thế nào để lựa chọn cho mình một phương thức thâm nhập phù hợp? Chúng ta hãy cùng
nhau tìm hiểu đề tài: “ Các phương thức thâm nhập thị trường. Liên hệ thực tế”.
1.Xuất khẩu và thương mại hai chiều:
Xuất khẩu và thương mại hai chiều là phương thức đơn giản nhất để tham gia thị
trường quốc tế mà hiện nay Việt Nam đang khuyến khích, thúc đẩy.
Có 2 dạng xuất khẩu:
a. Trong xuất khẩu trực tiếp: công ty chỉ xuất hàng hoá dư thừa
Với phương thức xuất khẩu trực tiếp, nhà sản xuất hàng xuất khẩu thực hiện toàn
bộ tiến trình xuất khẩu và không sử dụng các công ty trung gian. Do trở thành nhà xuất
khẩu trực tiếp, doanh nghiệp chịu toàn bộ trách nhiệm về hoạt động xuất khẩu, bắt đầu từ
việc xác định khách mua hàng cho tới việc thu tiền. Để có thể xuất khẩu trực tiếp, doanh


nghiệp phải có bộ phận chuyên trách xuất khẩu. Bộ phận này có thể độc lập với bộ phận
bán hàng trong nước và được cung cấp tài chính theo yêu cầu. Nhân viên của bộ phận này
nhất thiết phải được đào tạo về nghiệp vụ ngoại thương.
- Xuất khẩu trực tiếp có những lợi thế như:
• Doanh nghiệp hoàn toàn giám sát được toàn bộ quá trình xuất khẩu.
• Doanh nghiệp có thể tăng lợi nhuận ròng do không sử dụng người trung gian.
• Doanh nghiệp có thể phát triển quan hệ chặt chẽ với khách hàng nước ngoài.
- Nhưng khi xuất khẩu trực tiếp, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về những mặt sau
đây:
• Doanh nghiệp phải đầu tư thời gian và tiền bạc để có thể thành công trên thị
trường nước ngoài.
• Doanh nghiệp phải trực tiếp chịu rủi ro có thể xảy ra.
Ở một số nước, một số doanh nghiệp vừa và nhỏ tổ chức xuất khẩu trực tiếp dưới hình
thức thành lập các nhóm, các hiệp hội, các hợp tác xã để cùng nhau xuất khẩu một sản
phẩm nào đó và cùng chia sẻ kinh nghiệm, chi phí. Một số chính phủ thường dành những
ưu đãi đặc biệt cho các nhà xuất khẩu vừa và nhỏ hợp tác với nhau để xuất khẩu hàng
hoá. Hình thức hợp tác này đặc biệt có lợi đối với các nhà xuất khẩu trong những năm bắt
đầu kinh doanh xuất khẩu.
b. Xuất khẩu ủy thác: công ty có chiến lược hướng tới xuất khẩu.
Nếu một doanh nghiệp muốn xuất khẩu sản phẩm của mình nhưng không có đủ
nhân lực và các điều kiện khác để thực hiện thì có thể áp dụng phương thức ủy thác xuất
khẩu bằng cách chọn một trong những công ty có đủ điều kiện và kinh nghiệm xuất khẩu
để ủy thác họ xuất khẩu hàng hoá của mình ra nước ngoài.
- Những lợi thế của việc xuất khẩu ủy thác là:
• Doanh nghiệp có thể tập trung vào sản xuất mà không cần suy nghĩ nhiều đến lĩnh
vực pháp lý và bí quyết xuất khẩu. Nhưng điều này không có nghĩa là doanh
nghiệp không cần có sự hiểu biết nhất định về công tác xuất khẩu.
• Doanh nghiệp sẽ có lợi do sử dụng khả năng chuyên môn của công ty làm dịch vụ
xuất khẩu.
- Bất lợi do xuất khẩu ủy thác là:

Nhà xuất khẩu có thể mất quyền giám sát về kinh doanh nếu công ty được ủy thác
không trung thực. Trong thực tế, một số cá nhân và tổ chức được ủy thác có thể không có
chung mục tiêu với nhà sản xuất.
Cả xuất khẩu trực tiếp và ủy thác thì hàng hoá đều được sản xuất trong nước.
- Ưu điểm phương thức xuất khẩu và thương mại hai chiều:
• Tránh được chi phí đầu tư đáng kể cho hoạt động sản xuất ở nước sở tại.
• Có thể thực hiện lợi thế về quy mô đáng kể qua khối lượng bán cho toàn cầu
-Nhược điểm phương thức xuất khẩu và thương mại hai chiều:
• Các sản phẩm xuất khẩu có thể không phù hợp với nhu cầu và điều kiện thị
trường địa phương
• Có thể không có tính kinh tế : chi phí vận chuyển, thuế quan.
• Phụ thuộc vào quy định xuất khẩu của nước ngoài.
• Có thể gặp các rủi ro vì ít kinh nghiệm, ít am hiểu thị trường.
Liên hệ thực tế công ty sữa Vinamilk:
Vinamilk công ty sữa hàng đầu Việt Nam. Vinamilk chính là điển hình tiểu biểu
về sự thành công của tình hình xuất khẩu. Năm 2008, Vinamilk đạt doanh thu xuất khẩu
hơn 1.215 tỷ đồng, đến năm 2012 Vinamilk đã đạt doanh thu xuất khẩu hơn 3.712 tỷ
đồng. 9 tháng đầu năm 2013, Vinamilk đã đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 3.354 tỷ đồng
trong tổng doanh thu 23.369 tỷ đồng. Tính đến nay, Vinamilk đã ký xong hợp đồng xuất
khẩu cho cả năm 2013 với tổng trị giá trị 230 triệu USD (tương đương khoảng 4.700 tỷ
đồng). Các mặt hàng Vinamilk xuất khẩu hiện nay là: sữa bột trẻ em Dielac, bột dinh
dưỡng, sữa đặc, sữa tươi, sữa đậu nành, sữa chua… Sản phẩm sữa của Vinamilk tuân thủ
tuyệt đối các tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn Codex, đã được xuất khẩu ra thế giới tại 26
quốc gia trong đó có Mỹ, Úc, Canada, Nga, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ,
Iraq, Sri Lanka, Philippin, Hàn Quốc, các nước khu vực Trung Đông… Đây là những thị
trường xuất khẩu chính, ổn định mà Vinamilk đã vượt qua được hàng rào kiểm soát an
toàn thực phẩm rất gắt gao của các nhà nhập khẩu và chinh phục được thị trường thế giới.
Ngay cả thị trường đòi hỏi rất khắt khe là thị trường Úc, sản phẩm của Vinamilk cũng đạt
tiêu chuẩn BRC được các siêu thị của Úc chấp nhận. Mới đây, Vinamilk cũng được FDA
(Cục Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ) cấp số đăng kí được xuất hàng vào Mỹ.

2. Chiến lược toàn cầu hóa
Chiến lược toàn cầu là chiến lược doanh nghiệp coi thị trường toàn cầu như thị
trường thống nhất nên sẽ cung cấp những sản phẩm mang tính đồng nhất, tiêu chuẩn hóa
như các sản phẩm về điện tử, dược phẩm,…………
Trên thực tế doanh nghiệp theo đuổi chiến lược này nhằm trở thành doanh nghiệp
chi phí thấp của ngành đó trên toàn cầu. Để tiết kiệm chi phí, các doanh nghiệp xây dựng
các cơ sở sản xuất trên quy mô toàn cầu ở các địa điểm có chi phí thấp để làm nền tảng
cho các hoạt động vận hành hiệu quả như việc thuê gia công tại Việt Nam, sản xuất linh
kiện tại Trung Quốc hay trả lời tổng đài tại Ấn Độ. Khi đó các hoạt động sẽ được trụ sở
chính đảm bảo hoạt động hiệu quả theo các quá trình được tiêu chuẩn hóa. Các chi nhánh
tại các quốc gia ít được tham gia vào quá trình quyết định mang tính hoạch định chiến
lược.
- Ưu điểm:
Chiến lược toàn cầu rất phù hợp với các ngành có nhiều sức ép liên quan tới hiệu
quả và tiết kiệm chi phí vận hành, tiết kiệm chi phí trong việc thuê nhân công giá rẻ tại
nhiều nơi trên thế giới. Thông qua việc theo đuổi chiến lược toàn cầu, doanh nghiệp cũng
có thể thực hiện một giao dịch cho phép khai thác được mạng lưới phân phối toàn cầu,
kiểm soát tài chính được chuẩn hóa và các thông điệp toàn cầu.
- Nhược điểm:
Làm cho doanh nghiệp không tập trung được cho sự khác nhau quan trọng trong
sở thích của người mua giữa các thị trường tại các nước khác nhau. Chiến lược toàn cầu
không cho phép thay đổi sản phẩm trừ khi những thay đổi đó không làm chi phí tăng lên
đáng kể. Điều này có thể tạo ra cơ hội cho đối thủ cạnh tranh nhảy vào và đáp ứng nhu
cầu đang bị bỏ trống chủa người tiêu dung và tạo ra một thị trường mới. Chiến lược này
không thích hợp với những nơi đòi hỏi tính thích nghi địa phương và nội địa hóa cao.
Liên hệ thực tiễn:
Các công ty về thiết bị di động, không dây như Apple hay Samsung. Các sản
phẩm của họ thường có những tiêu chuẩn chung như Iphone 5S có 3 mầu, tai nghe, sạc
pin mầu trắng tại tất cả các thị trường. Trụ sở chính của Apple tại Hoa kỳ, nhà máy sản
xuất lớn lại đặt tại Trung Quốc nhằm tiết kiệm chi phí và dễ quảng bá hình ảnh đến thị

trường lớn này.
3. Cấp phép, nhượng quyền hợp đồng:
Cấp phép, nhượng quyền hợp đồng là 1 phương thức thâm nhập thị trường nhằm
đạt được chỗ đứng vững chắc ở thị trường nước ngoài mà không cần vốn. Theo phương
thức này, công ty ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng quy trình sản xuất, một
bằng sáng chế, một thương hiệu, một bí quyết thương mại cho đối tác nước ngoài.
- Ưu điểm:
Với phương thức này công ty không đòi hỏi vốn đầu tư lớn, không chịu nhiều rủi
ro để xâm nhập thị trường nước ngoài. Còn đối tác nước ngoài thì có ngay quy trình sản
xuất với uy tín, tiếng tăm của sản phẩm đã nổi tiếng.
- Nhược điểm:
Với phương thức này lợi nhuận mang lại cũng sẽ thấp, và cũng có thể dẫn tới sự
mất quyền kiểm soát và nảy sinh các đối thủ cạnh tranh khi chấm dứt hợp đồng.
Liên hệ thực tiễn công ty cà phê Trung Nguyên:
Cà phê Trung Nguyên là công ty của Việt Nam đầu tiên áp dụng hình thức kinh
doanh nhượng quyền thương hiệu. Bằng sự năng động và sáng tạo, Trung Nguyên đã xây
dựng được 1 hệ thống quán nhượng quyền rộng khắp trong nước và nước ngoài như Nhật
Bản, Campuchia, Thái Lan với 1 phong cách thưởng thức cà phê rất riêng.
Với hình thức nhượng quyền thương hiệu, các sản phẩm cà phê Trung Nguyên được sản
xuất từ những hạt cà phê ngon nhất của vùng cao nguyên Buôn Mê Thuột, kết hợp với
công nghê hiện đại và bí quyết riêng được giới thiệu đến tất cả người tiêu dùng trong và
ngoài nước. Ngày nay với hơn 1000 quán cà phê nhượng quyền, Trung Nguyên luôn đem
đến cho khách hàng những tách cà phê hàng đầu Việt Nam tại bất kỳ địa điểm quán
nhượng quyền nào của Trung Nguyên.
Cách thức thâm nhập thị trường này cho phép công ty mở rộng thị trường nhanh chóng
và có được lợi thế cạnh tranh bằng việc chiếm lấy cơ hội đầu tiên trên thị trường, giảm
rủi ro cạnh tranh trên các thị trường không quen thuộc cũng như tạo được lợi thế cạnh
tranh trên thị trường.
4. Dự án hợp tác đầu tư:
Là một quá trình trong đó có sự di chuyển vốn từ quốc gia này sang quốc gia khác

để thực hiện các dự án đầu tư nhằm đưa lại lợi ích cho các bên tham gia.
Đầu tư quốc tế là một tất yếu khách quan do sự khác nhau về nhu cầu và khả năng
tích lũy vốn của các quốc gia, do việc tím nơi kinh doanh có lợi của các doanh nghiệp, do
viêc gặp gỡ lợi ích giữa các bên, do việc tránh các hàng rào thuế quan và phi thuế quan
cũng như do các nguyên nhân chính trị và kinh tế xã hội khác.
Đầu tư quốc tế đưa đến những tác động tích cực khác nhau đối với bên đi đầu tư
và bên nhận đầu tư, đồng thời có thể đưa lại cả tác động tiêu cực. Điều đó phụ thuộc
nhiều vào những yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau, trước hết là phụ thuộc vào
chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài và trình độ tổ chức, quản lý của cán bộ.
Đầu tư nước ngoài ở các nhóm nước có sự khác nhau về qui mô, về cơ cấu, về
chính sách cũng như đưa đến những tác động khác nhau. Việc nghiên cứu đặc điểm cơ
bản của đầu tư quốc tế hiện nay có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng đối với một
quốc gia.
Những loại vốn đầu tư :Ngoại tệ mạnh và nội tệ, hiện vật hữu hình, hàng hóa vô
hình, các phương tiện đầu tư đặc biệt khác.
Vai trò và tác động của đầu tư quốc tế đối với nước xuất khẩu vốn đầu tư
- Tác động tích cực:
• Giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
• Giúp xây dựng được thị trường cung cấp nguyên vật liệu ổn định.
• Giúp bành trướng sức mạnh kinh tế ,nâng cao uy tín trên thị trường quốc tế.
• Giúp phân tán rủi ro,do tình hình kinh tế - chính trị bất ổn.
• Giúp thay đổi cơ cấu kinh tế trong nước theo hướng có hiệu quả
- Tác động tiêu cực:
• Chủ đầu tư có thể gặp rủi ro lớn nếu không hiểu biết về môi trường đầu tư.
• Dẫn tới làm giảm việc làm ở nước chủ đầu tư.
• Có thể xảy ra hiện tượng chảy máu chất xám trong quá trình chuyển giao công
nghệ.
• Nếu không có định hướng và chính sách thích hợp thì các nhà kinh doanh không
muốn kinh doanh trong nước mà chỉ muốn kinh doanh ở nước ngoài ,gây ra sự tụt
hậu của nước chủ vốn đầu tư.

Vai trò và tác động của đầu tư quốc tế đối với nước tiếp nhận vốn đầu tư
- Tác động tích cực:
• Giúp giải quyết những vấn đề khó khăn về kinh tế và xã hội trong nước.
• Giúp cải thiện cán cân thanh toán.
• Giúp tạo công ăn việc làm mới.
• Giúp tăng thu ngân sách dưới hình thức các loại thuế
• Tạo môi trường cạnh tranh để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế và thương mại.
• Giúp học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài
• Đối với các nước chậm phát triển và đang phát triển
• Giúp đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế.
• Giúp thu hút lao động, tạo việc làm, giải quyết một phần nạn thất nghiệp.
• Góp phần cải tạo môi trường cạnh tranh.
• Góp phần tạo điều kiện tiếp nhận khoa học công nghệ ,kỹ thuật từ nước ngoài.
- Tác động tiêu cực :
• Có thể dẫn tới tình trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách thái quá ,gây
hậu quả ôi nhiễm môi trường một cách nghiêm trọng.
• Gây ra sự phân hóa ,tăng khoảng cách phát triển giữa các vùng và giữa các tầng
lớp dân cư với nhau.
• Có thể làm tăng các vấn đề về tệ nạn xã hội,dịch bệnh
• Có thể bị ảnh hưởng hoặc lệ thuộc vào những yêu cầu từ phía chủ đầu tư.
Liên hệ thực tiễn:
Thời gian gần đây, Samsung đã bày tỏ sự quan tâm đến công nghiệp đóng tàu,
giàn khoan và dự án nhiệt điện Vũng Áng III tại Hà Tĩnh.
Mới đây, khi Phó chủ tịch Samsung - Jung Yeon Joo đến Việt Nam, Samsung C&T, công
ty thành viên của tập đoàn đã ký văn bản ghi nhớ với Bộ Kế hoạch & Đầu tư. Theo đó,
đơn vị này sẽ tham gia phát triển các dự án, từ xây dựng các nhà máy điện, sân bay, đóng
tàu đến các dự án cơ sở hạ tầng viễn thông. Không chỉ trong các lĩnh vực như công
nghiệp đóng tàu, giàn khoan và dự án nhiệt điện, sân bay, trong lĩnh vực điện tử,
Samsung cũng có hàng loạt dự án triển khai tại Việt Nam bằng chứng là mới đây
Samsung tuyên bố sẽ chuyển nhà máy từ Trung Quốc về Việt Nam sau 12 năm hoạt

động.
5. Sở hữu phần lớn giá trị vốn đầu tư
Đây là hình thức góp vốn chung với đối tác nước ngoài để xây dựng xí nghiệp tại
nước sở tại mà hai bên cùng sở hữu và điều hành. Các công ty đang phát triển thường
thiếu vốn, công nghệ và năng lực quản lý, cho nên đều có chính sách thu hút vốn đầu tư
nước ngoài. Công ty lựa chọn phương thúc này có thể nắm giữ phần lớn quyền điều
hành , các chính sách và chiến lược phát triển của công ty.
- Ưu điểm:
Một công ty có thể sản xuất ở đất nước của đối tác để lợi dụng giá nhân công
thấp, tránh thuế nhập khẩu cao, sản giảm bớt phí vận tải khi đưa phẩm đến thị trường,
tiếp cận được nguồn nguyên liệu tại chỗ, hoặc từ đó để bước vào một thị trường khác. Ví
dụ như cách duy nhất tránh biểu thuế cao đánh vào một công ty nước ngoài khi vào các
nước thuộc Cộng đồng châu Âu, là có thể đầu tư vào một nước trong EU, rồi qua đó lại
tiến tiếp vào một nước EU khác.
Nói chung khi một công ty đầu tư sản xuất bên ngoài nước bản địa thì họ thường
dùng sản phẩm của các nhà máy tại đó xuất khẩu trở lại nước bản địa, như nhiều công ty
Nhật và Mỹ thường làm trong nhiều năm qua.
- Nhược điểm:
• Đòi hỏi những cam kết về nguồn lực rất lớn từ công ty chủ.
• Do công ty mẹ đã gắn bó với thị trường nước ngoài trong dài hạn nên nó sẽ kém
linh hoạt hơn trong việc tái định hình các hoạt động của mình khi mà các điều
kiện ở nước kinh doanh luôn biến động.
• Việc tham gia thị trường trong một thời gian dài cũng mang đến rủi ro đáng kể do
môi trường văn hóa, chính trị và người tiêu dùng không ổn định.
Liên hệ thực tiễn tổng công ty viễn thông quân đội Viettel
Là doanh nghiệp đang chiếm vị trí số một về thuê bao di động, Tổng công ty Viễn
thông Quân đội (Viettel) đã đưa ra được các dự báo cũng như chiến
lược kinh doanh dài hơi của mình trước môi trường cạnh tranh ngoại nhập đầy gay
gắt. … một trong những phương thức thâm nhập thị trường mà Viettel lựa chọn đó là sở
hữu phần lớn giá trị vốn đầu tư.

Viettel ký thành lập công ty liên doanh viễn thông tại Lào. Ông Thansamay
Kommasith, Tổng công ty Viễn thông Quân đội Lào (Lao Asian Telecom LAT) và ông
Hoàng Anh Xuân, Tổng công ty Viễn thông Quân đội Việt Nam (Viettel) ký kết Biên bản
thành lập công ty liên doanh Star Telecom với cơ cấu góp 49% vốn bằng thiết bị, đồng
thời xây dựng được mô hình công ty liên doanh Star Telecom, với các vị trí quan
trọng và chủ chốt là người Viettel: PCT.HĐQT, TGĐ, PGĐ Kỹ thuật, kinh doanh, kế
toán trưởng. Công ty liên doanh Star Telecom chính thức đi vào hoạt động, đặt mục tiêu
thu hút 1,5 triệu khách hàng tại Lào vào năm 2009. Tháng 2/2009, Viettel đã lắp đặt
trên 200 trạm phát sóng BTS,với gần 50.000 thuê bao di động. Công ty liên doanh
Star Telecom Company hiện đã trở thành nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động, điện
thoại cố định và các dịch vụ viễn thông khác có uy tín và có lượng khách hàng hàng đầu
tại Lào.
6. Sở hữu phần nhỏ giá trị vốn đầu tư
Đây là một dạng của hợp tác trong đó một công ty được thành lập qua việc đầu tư
hoặc góp tài sản chung của hai hay nhiều đối tác để tạo nên một pháp nhân mới. Trong đó
nhà đầu tư nắm giữ rất ít quyền sở hữu. Vì vậy, công ty sẽ nắm phần nhỏ quyền điều
hành, các chính sách và chiến lược phát triển của công ty được thành lập.
Động cơ để các công ty lựa chọn hình thức thâm nhập này là: động cơ tìm kiếm thị
trường, động cơ tìm kiếm nguồn lực hay tài sản và động cơ tìm kiếm sự hiệu quả.
- Ưu điểm:
• Phương thức thâm nhập này có tính rủi ro thấp bởi nhà đầu tư chỉ chiếm phần nhỏ
giá trị vốn đầu tư.Là sự lựa chọn tối ưu của các công ty đầu tư vào thị trường
nước ngoài bởi sự phức tạp của thị trường quốc tế.
• Chỉ sở hữu phần nhỏ giá trị vốn đầu tư nhưng nhà đầu tư vẫn hiện diện và hoạt
động ở nước sở tại, đạt hiệu quả trên quy mô toàn cầu giúp nâng cao thành tích
của công ty trên thị trường quốc tế.
• Phương thức này tận dụng kinh nghiệm, công nghệ sản xuất của doanh nghiệp nội
địa, vừa tận dụng được kinh nghiệm bán hàng và quan hệ ở thị trường ngoại quốc
của doanh nghiệp nước ngoài.
- Nhược điểm:

• Nhà đầu tư sẽ ko có quyền quyết định đưa ra các chính sách hay chiến lược phát
triển công ty.
• Tuy có tính rủi ro thấp hơn phương thức sở hữu phần lớn giá trị vốn đầu tư nhưng
phương thức này lại có tính rủi ro cao hơn so vs các phương thức còn lại.
• Đối mặt với những vấn đề về văn hóa và xã hội đặc trưng của nước sơ tại.
Liên hệ thực tiễn công ty Vinamilk:
Công ty cổ phần sữa Vianamilk là công ty hàng đầu Việt Nam về chế biến và
cung cấp các sản phẩm từ sữa, được xếp trong top 10 thương hiệu mạnh Việt Nam.
Vinamilk không những chiếm lĩnh 75% thị phần sữa trong nước mà còn xuất khẩu các
sản phẩm sang nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Pháp, Campuchia… một trong những
phương thức thâm nhập thị trường mà Vinamilk lựa chọn đó là sở hữu phần nhỏ giá trị
vốn đầu tư.
Năm 2010, Vinamilk được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp phép để đầu tư ra nước
ngoài, cụ thể là mua cổ phần của Cty Miraka Limited tại New Zealand. Đây chính là
bước đệm cho mở rộng thị trường của vinamilk. Theo kế hoạch này Vinamilk sẽ mua
19,3% cổ phần của Cty Miraka và sau này sẽ xem xét để nâng vốn đầu tư lên. Đây có thể
nói là dự án đầu tư nhà máy đầu tiên của Vinamilk ở thị trường thế giới. Và đích nhắm
được xác định rất cụ thể là đầu tư cho nhà máy chế biến sữa bột tại trung tâm Đảo Bắc
của New Zealand – nơi có vùng nguyên liệu chất lượng cao nổi danh toàn cầu. Tại thời
điểm hiện nay, chưa thể xác định Miraka mang lại cho Vinamilk doanh thu và lợi nhuận
cụ thể ra sao. Các thị trường xuất khẩu chính của Vinamilk cũng chưa có sự đột phá
mạnh nhờ Miraka, bởi mang về doanh số lớn cho Vinamilk trước nay vẫn tập trung khu
vực Trung Đông, Campuchia, Philippines và Australia. Nhưng về mặt thương hiệu và vị
thế DN, bước đầu tư nhà máy tại New Zealand đã “nâng cấp” và mở đường cho
Vinamilk, từ chỗ được đánh giá là DNNVV tiềm năng của VN, đã sớm được các nhà đầu
tư ngoại đánh giá cao về triển vọng để rồi liên tiếp lọt vào các bảng xếp hạng của Forbes
với các thứ bậc cao dành cho DN và cá nhân điều hành. Những thành tích tăng trưởng
vượt bậc đã đưa Vinamilk lên hàng “hiện tượng” bùng nổ kinh doanh trong giai đoạn
khủng hoảng hôm nay.
7. Phương thức sở hữu toàn bộ các công ty con

Là môt phương thức quốc tế hóa mà trong đó,các công ty thiết lập được sự hiện
diện của mình ở nước ngoài thông qua quyền sở hữu tài sản sản xuất như vốn, công nghệ,
lao động, đất đai và các trang thiết bị….
Phương thức sở hữu các công ty con là phương thức thâm nhập thị trường nước
ngoài với kiểm soát cao.Công ty đầu tư vốn cổ phần hoặc vốn vào các quốc gia khác
nhằm mục đích xây dựng hoặc mua lại các nhà máy sản xuất,các công ty con,văn phòng
bán hàng hoặc các cơ sở cần thiết khác.
- Ưu điểm:
• Quyền sở hữu ở nước ngoài về các cơ sở nhà xưởng cho phép công ty duy trù sự
hiện diện của mình và bảo đảm sự kết nối trực tiếp với khách hàng và đối tác.
• Phương thức này cho phép công ty đạt được hiệu quả trên quy mô toàn cầu,giúp
nâng cao thành tích của công ty.
- Nhược điểm:
• Phương thứ này gây ra sự không chắc chắn và rủi ro rất lớn, do việc thiết lập sự
hiện diện ổn định ở một quốc gia nước ngoài khiến hang sẽ dễ bị tác động trước
những hoàn cảnh đặc biệt của quốc gia đó. Phương thức này cũng làm giảm tính
linh hoạt của công ty bằng cách thắt chặt vốn cổ phần trên thị trường nước ngoài.
• Phương thức này có sự cam kết về nguồn lực lớn hơn.Với vai trò là phương thức
quốc tế hóa cuối cùng,nó đòi hỏi nhiều nguồn lực và khả năng của công ty hơn
bất cứ phương thức thâm nhập nào khác.
Liên hệ thực tiễn công ty Sam Sung:
Sam sung là một hãng sản xuất đồ điện tử khổng lồ của Hàn Quốc, đã tiến hành
thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ qua việc mua lại các công ty con vào năm 1984.Qua
thời gian,vào thập kỉ 90,thông qua mua lại Samsung đã có khả năng để phát triển và sản
xuất chất bán dẫn.Hãng đã sử dụng phương thức mua lại các công ty con để thành lập 10
trung tâm R&D ở Anh, Trung Quốc, Ấn Độ, Isarel, Nhật bản, Nga và Mỹ qua đó dẫn
đường cho sự nghiệp phát triển những công nghệ hàng đầu trong đồ gia dụng và phương
tiện số hóa,viễn thông và chất bán dẫn.Phần lớn doanh số bán hàng của Samsung là từ
các thị trường nước ngoài-từ Châu Á(42%),Châu Âu(24%) và Hoa Kỳ(15%)-do có
những điều kiện thuận lợi từ gần 38 chi nhánh bán hàng ở ngoài hãng.Samsung còn có 26

nhà máy chế tạo và ba trung tâm logistics ở nước ngoài tất cả đều đều được thành lập
thông qua phương thức sở hữu các công ty con của hãng.
Kết luận
Một công ty để có thể hoàn thành các mục tiêu của doanh nghiệp đề ra cũng như
mong muốn thực hiện trên thị trường quốc tế thì việc đưa ra quyết định đúng đắn trong
việc lựa chọn quyết định phương thức thâm nhập thị trường là vô cũng quan trọng. Nó
quyết định sự thành công cũng như gây hậu quả to lớn với doanh nghiệp trên thị trường
quốc tế nếu lựa chọn sai lầm. Với những yêu cầu và đòi hỏi khắt khe trong quá trình hội
nhập thì cũng mang đến cho doanh nghiệp những cơ hội lớn cho sự phát triển. Tạo bước
tiến cho doanh nghiệp vươn ra thế giới. Cần căn cứ vào điều kiện kinh tế, nguồn lực cũng
như cơ sở vật chất hay vị trí, quy mô của bản thân mà có thể quyết định phương thức
thâm nhập phù hợp nhất.

×