Tải bản đầy đủ (.docx) (108 trang)

Thực trạng và giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình đth nông thôn ở huyện kinh môn tỉnh hải dương 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448 KB, 108 trang )

Luận văn tốt nghiệp

1

Khoa NN&PTNT

LI M U
1. S cn thit của đề tài
Mở cửa hội nhập kinh tế và khu vực, đất nước ta gặp phải nhiều thách
thức khó khăn song cũng có nhiều cơ hội hơn để phát triển. Qúa trình cơng
nghiệp hố, hiện đại hóa đất nước diễn ra với tốc độ nhanh, đã và đang góp
phần chuyển đổi nền kinh tế từ dựa vào nông nghiệp là chính sang dựa vào
sản xuất cơng nghiệp và dịch vụ. Dưới sự tác động của q trình cơng nghiệp
hố, hiện đại hoá diễn ra nhanh như vậy, tất yếu sẽ dẫn đến q trình đơ thị
hố (ĐTH). Đơ thị hố diễn ra trước hết ở các trung tâm kinh tế, các khu cơng
nghiệp sau đó lan toả đến khu vực khác như nông thôn.
Hiện nay, ở nước ta đô thị hố diễn ra rất nhanh và mạnh mẽ. Đơ thị hố
có tác động tích cực đến phát triển văn hố xã hội và là kết quả tất yếu của
công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Lúc này cơ sở vật chất được nâng cấp và xây
dựng hiện đại tạo môi trường tốt cho tất cả các ngành kinh tế tăng trưởng,
phát triển. Do vậy, đơ thị hố là điều kiện thuận lợi cho tất cả thành viên trong
xã hội đặc biệt là người nơng dân có cơ hội tiếp cận nhanh với thị trường, nên
giảm sản phẩm không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ với giá thấp mang lại hiệu
quả kém. Từ đây người nông dân tiếp xúc với nền sản xuất hàng hoá để đáp
ứng yêu cầu đặt ra trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều thay đổi.
Kinh Mơn là huyện đang ngày càng đổi mới, tốc độ tăng trưởng các
ngành cơng nghiệp nhanh. Cho nên, q trình đơ thị hố nơng thơn diễn ra
mạnh trên địa bàn huyện là điều tất nhiên. Hiện nay, Kinh Môn là huyện đang
có tốc độ ĐTH cao của tỉnh Hải Dương. Tuy nhiên, q trình đơ thị hố khiến
cho đất nơng nghiệp bị giảm sút, lao động thì dư thừa đặc biệt là người nơng
dân. Chính vì vậy, Huyện đã xuất hiện xu hướng giải phóng người lao động


khỏi nơng nghiệp làm gia tăng tình trạng thất nghiệp nên gây khó khăn lớn
trong giải quyết việc làm. Ngoài ra, lực lượng lao động lại chưa có đủ điều

Bïi Hång Hoa

N«ng nghiƯp 45


Luận văn tốt nghiệp

2

Khoa NN&PTNT

kin, nng lc cn thit ngay lập tức chuyển sang hoạt động sản xuất kinh
doanh trong các lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và
dịch vụ. Do đó, Huyện cần sớm nhận thức và hành động trong lĩnh vực đào
tạo nghề để trang bị kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động
nhất là lao động trẻ, giúp họ có đủ điều kiện lẫn năng lực cần thiết chuyển đổi
nghề nghiệp phù hợp nhất.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề tìm kiếm việc làm, chuyển
đổi nghề nghiệp cho người lao động trong q trình đơ thị hố nơng thôn của
huyện, em đã nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Thực trạng và
giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong q trình đơ
thị hố nơng thơn ở huyện Kinh Mơn tỉnh Hải Dương”.
2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tốt nghiệp với mục đích nghiên cứu sau:
- Khái quát cơ sở lý luận và thực tiễn chuyển đổi nghề nghiệp cho người
lao động trong q trình đơ thị hố nơng thơn.
- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng chuyển đổi nghề nghiệp và

việc làm cho người lao động trong q trình đơ thị hố nơng thơn huyện Kinh
Mơn. Đồng thời thấy được thành tựu, những vấn đề còn tồn tại và nguyên
nhân của vấn đề đó trong giai đoạn 2000 – 2006.
- Đề xuất phương hướng, giải pháp chủ yếu để tiếp tục chuyển đổi nghề
nghiệp cho người lao động trong quá trình đơ thị hố nơng thơn ở huyện
Kinh Mơn.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề về chuyển đổi nghề nghiệp cho
người lao động ở tất cả các xã, thị trấn trong phạm vi tồn huyện Kinh Mơn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tìm hiểu việc chuyển đổi nghề nghiệp cho người
lao động trên cơ sở xem xét và đánh giá các biểu hiện của đơ thị hố nơng

Bïi Hång Hoa

N«ng nghiƯp 45


Luận văn tốt nghiệp

3

Khoa NN&PTNT

thụn nh : chuyn dch c cấu kinh tế từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp,
chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp sang cơng nghiệp và chuyển
dịch lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp.
- Về không gian: Đề tài được thực hiện trong phạm vi tồn huyện Kinh
Mơn.

- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng chuyển đổi nghề nghiệp ở huyện
Kinh Môn từ năm 2000 – 2006 và đề xuất giải pháp đến năm 2010.
3.3. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
* Nguồn số liệu
- Thu thập tài liệu thứ cấp: Để thấy rõ được thực trạng và giải pháp
chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong q trình đơ thị hố nơng
thơn ở huyện Kinh Mơn, em đã thu thập những tài liệu, số liệu thứ cấp về dân
số, lao động, chuyển dịch đất đai, cơ sở hạ tầng, cơ cấu kinh tế,… từ phòng
kinh tế NN & PTNT, phòng thống kê, phòng lao động – thương binh xã hội
huyện Kinh Mơn. Ngồi ra, em đã tham khảo những tài liệu đã được cơng bố
trên báo, tạp chí, sách, thơng tin internet,..với phương pháp tìm đọc, sao chép,
trích dẫn.
- Thu thập tài liệu sơ cấp: Điều tra, phỏng vấn trực tiếp các hộ, người lao
động sản xuất kinh doanh, những người đã, đang và chưa chuyển đổi nghề
nghiệp; cán bộ phụ trách tình hình lao động, việc làm ở các phịng ban trong
huyện. Từ đó ghi chép lại để tính tốn những chỉ tiêu phục vụ nghiên cứu đề
tài.
* Phương pháp nghiên cứu
Đề tài có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê mô tả: Dựa vào số liệu thống kê mô tả sự biến
động, xu hướng phát triển của hiện tượng kinh tế - xã hội trong để rút ra kết
luận cần thiết phục vụ cho nghiên cứu và ứng dụng vào thực tế.
- Phương pháp phân tích kinh tế: Thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu,
vận dụng các phương pháp số tương đối, tuyệt đối, bình qn để tính tốn các

Bïi Hång Hoa

N«ng nghiƯp 45



Luận văn tốt nghiệp

4

Khoa NN&PTNT

ch tiờu theo thi gian nhm làm rõ tình hình chuyển đổi nghề nghiệp của
người lao động, diễn biến ĐTH nông thôn ở huyện. Phương pháp này cho
thấy xu hướng chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động từ ngành nông
nghiệp sang các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ - thương
mại.
- Phương pháp so sánh: So sánh các chỉ tiêu với nhau về thời gian giữa
các năm trong cùng một địa điểm để thấy rõ sự biến động của một chỉ tiêu
kinh tế nào đó.
4. Bố cục chun đề
Đề tài, ngồi phần mở đầu và kết luận, gồm có 3 chương:
Chương I- Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển đổi nghề nghiệp cho
người lao động trong q trình đơ thị hố nông thôn.
Chương II- Thực trạng chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động
trong q trình đơ thị hố ở huyện Kinh Môn Hải Dương
Chương III- Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu chuyển đổi
nghề nghiệp cho người lao động trong q trình đơ thị hố nơng thơn ở huyện
Kinh Môn tỉnh Hải Dương.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ của Ts.Vũ Thị Minh
và các cán bộ trong phịng NN& PTNT huyện Kinh Mơn đã tạo điều kiện
thuận lợi để em hoàn thành đề tài của mình. Trong q trình nghiên cứu em
khơng tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của
các thầy cô và bạn bè để bài viết của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


Sinh viên thực hiện
Bùi Hồng Hoa

Bïi Hång Hoa

N«ng nghiƯp 45


Luận văn tốt nghiệp

5

Khoa NN&PTNT

Chng 1

C S Lí LUN V THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN ĐỔI
NGHỀ NGHIỆP CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG Q
TRÌNH ĐƠ THỊ HỐ NƠNG THƠN
1.1. Một số vấn đề về chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động
trong qúa trình Đơ thị hố nơng thơn
1.1.1. Khái niệm, vai trị và đặc trưng của Đơ thị hố
1.1.1.1. Khái niệm đơ thị hố
* Khái niệm Đơ thị
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về đô thị và sau đây là một
số khái niệm:
- Đô thị là nơi tập trung dân cư, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp,
sống và làm việc theo kiểu thành thị. (Giáo trình kinh tế đô thị - ĐH kiến trúc
HN).
- Theo nghị định số 72-2001/NĐCP ngày 25/10/2001 của Chính phủ, đơ

thị bao gồm các thành phố, thị xã, thị trấn được cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền quyết định thành lập.
- Theo thông tư số 31/TTLĐ ngày 20/11/1990 của Liên Bộ Xây Dựng
và Ban Tổ Chức Cán Bộ Chính Phủ, đơ thị là điểm tập trung dân cư với mật
độ cao, chủ yếu là lao động phi nơng nghiệp, có cơ sở hạ tầng thích hợp, là
trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành, có vai trị thúc đẩy sự phát triển kinh
tế xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ, một tỉnh, một huyện hay một
vùng trong tỉnh.
* Khái niệm Đơ thị hố
Thuật ngữ “Đơ thị hố” được sử dụng nhiều trên các phương tiện thông
tin đại chúng và trong sách vở, nhưng chưa có một khái niệm chung duy nhất.

Bïi Hång Hoa

N«ng nghiƯp 45


Luận văn tốt nghiệp

6

Khoa NN&PTNT

Do ú, tu nhng mc ớch nghiên cứu khác nhau và theo sự nhìn nhận của
từng cá nhân, tổ chức mà người ta đưa ra những khái niệm khác nhau về đơ
thị hố như sau:
- Trên quan điểm một vùng: Đơ thị hố là một q trình hình thành, phát
triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị.
- Trên quan điểm kinh tế quốc dân: Đơ thị hố là q trình biến đổi về sự
phân bố các lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư, hình

thành và phát triển các hình thức, điều kiện sống theo kiểu đơ thị, đồng thời
đó là việc phát triển các đơ thị hiện có theo chiều sâu trên cơ sở hiện đại hố
các cơ sở vật chất đã có và hình thành nên các đô thị mới.
- Theo quan điểm dân số: Đơ thị hố là q trình đa dạng hố về mặt
kinh tế - xã hội, dân số, địa lý dựa trên cơ sở các hình thức phân cơng lao
động theo lãnh thổ.
Đơ thị hố cũng được hiểu là sự q độ từ hình thức sống nơng thơn lên
hình thức sống đơ thị của các nhóm dân cư. Khi kết thúc thời kỳ quá độ các
điều kiện tác động đến ĐTH cũng thay đổi và lúc này xã hội phát triển với các
điều kiện mới, tập trung nhất là sự thay đổi cơ cấu dân cư, cơ cấu lao động và
kéo theo nhiều vấn đề bất cập khác phải quan tâm giải quyết.
Trên đây là một số cách hiểu ở những khía cạnh khác nhau về ĐTH.
Song dù có tiếp cận thế nào đi chăng nữa thì ta cần phải hiểu đúng về ĐTH,
tránh xảy ra nhầm lẫn giữa ĐTH thật sự với ĐTH giả tạo.
ĐTH giả tạo là sự phát triển thành phố do tăng quá mức dân cư đô thị và
do dân cư từ các vùng khác đến đặc biệt là nơng thơn dẫn đến tình trạng thất
nghiệp, thiếu nhà ở, ô nhiễm môi trường, giảm chất lượng cuộc sống...
Tuy nhiên, trong các loại ĐTH thì đơ thị hố nơng thơn là xu hướng có tính
bền vững, mang tính quy luật và đang được sự quan tâm nhiều nhất. Thực
chất đó là q trình từng phần nơng thơn chuyển hố thành thành thị. Trong

Bïi Hång Hoa

N«ng nghiƯp 45


Luận văn tốt nghiệp

7


Khoa NN&PTNT

quỏ trỡnh ny li sng thnh phố được phổ biến cho nông thôn trên nhiều
phương diện như: phong cách sinh hoạt, cách sống, hình thức nhà ở...
Nhìn chung, các khái niệm trên đều đã thể hiện được những đặc trưng
quan trọng của q trình ĐTH, đó là quá trình biến đổi về cơ cấu dân số từ
nông thôn thành đô thị và phân bổ lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc
dân; bố trí dân cư, hình thành, phát triển lối sống đơ thị bên cạnh đó biến đổi
và phân bổ lực lượng lao động từ lao động nơng nghiệp sang phi nơng nghiệp.
Tóm lại, có thể thấy ĐTH vừa mang tính lịch sử và xã hội, nó gắn liền
với sự phát triển về kinh tế - xã hội của đô thị và nông thôn trên cơ sở phát
triển công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, dịch vụ. Ngày nay, ĐTH
đang là vấn đề lớn được rất nhiều cá nhân, tổ chức quan tâm. Cũng giống như
nhiều lĩnh vực khác, ĐTH là quá trình tất yếu và khách quan.
1.1.1.2. Vai trị của đơ thị hố nơng thơn
ĐTH có vai trị thúc đẩy tốc độ cơng nghiệp hố - hiện đại hố (CNH HĐH) đất nước và ngược lại CNH - HĐH tạo điều kiện để tiến hành quá trình
ĐTH. Sự nghiệp CNH - HĐH muốn thực hiện thành công cần phải chuyển
đổi căn bản cơ cấu kinh tế sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp
với kỹ thuật cao hơn, thay đổi cơ cấu lao động. Trước hết khi ĐTH diễn ra có
sự tập trung cao các điểm dân cư, kết hợp với việc xây dựng đồng bộ và khoa
học các cơ quan, xí nghiệp và các trung tâm thương mại, dịch vụ. Khi đó, việc
sử dụng lao động vào sản xuất tăng dần và trình độ tay nghề của cơng nhân
được nâng cao, nhưng cũng dẫn đến một lượng không nhỏ người lao động bị
mất việc làm.
ĐTH là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân có vai trị thúc đẩy kinh tế
xã hội của cả nước. ĐTH có vai trị to lớn trong việc tạo ra thu nhập quốc dân,
góp phần tháo gỡ những vấn đề khó khăn trước mắt của xã hội nhất là về lao
động - việc làm. Mặc dù Nhà nước thường xuyên đưa ra các chính sách nhằm

Bïi Hång Hoa


N«ng nghiƯp 45


Luận văn tốt nghiệp

8

Khoa NN&PTNT

gii quyt vic lm cho ngi dân nhưng tỷ lệ thất nghiệp còn khá cao. Nếu
như vấn đề này không được quan tâm đúng mức, không có giải pháp phù hợp
sẽ là nguyên nhân cơ bản làm nảy sinh mầm mống tệ nạn xã hội vô cùng
nghiêm trọng.
Thực chất q trình ĐTH nơng thơn ở nước ta đang diễn ra khá phân tán
dẫn đến việc di cư từ nơng thơn ra thành thị cịn khá nhiều, khoảng cách giữa
nông thôn và thành thị lại ngày càng xa hơn. Nhưng ĐTH nông thôn đã tạo ra
sự đa dạng các ngành nghề kinh doanh, hình thành nhiều nghề mới trên địa
bàn nông thôn và là cơ sở thiết yếu trong việc khơi phục ngành nghề truyền
thống. Từ đó trên địa bàn nơng thơn đã hình thành thêm nhiều nghề mới, góp
phần tạo việc làm cho người lao động nên có tác động tích cực đến thu nhập
và đời sống của người dân.
1.1.1.3. Đặc trưng của đơ thị hố
Trong mỗi một xã hội với phương thức tổ chức sản xuất riêng, với trình
độ phát triển lực lượng sản xuất nhất định, nền văn hố đặc thù nên q trình
ĐTH diễn ra rất khác nhau. Chính vì vậy, trong mỗi quốc gia, mỗi một vùng,
ĐTH có những đặc điểm trưng riêng biệt.
ĐTH làm biến đổi sâu sắc kinh tế - xã hội của cả đô thị và nông thôn.
Tuy nhiên, sự phát triển của đơ thị lại có đặc trưng riêng vốn có khác hẳn so
với nơng thơn. Do đó, cần so sánh giữa nông thôn và đô thị để thấy rõ đặc

trưng của thành thị.
Rõ ràng so với nông thơn, địa bàn thành phố có rất nhiều điểm khác biệt
ở hầu hết các thông số. Đô thị là vùng có dân cư chủ yếu làm nghề phi nơng
nghiệp, có cơ sở hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội, trình độ tiếp cận thị trường,
trình độ sản xuất… cao hơn nông thôn. Nhưng ở những đô thị hiện đại thì vẫn
cịn tồn tại một số ngành nơng nghiệp với các loại sản phẩm cao cấp, có giá trị

Bïi Hång Hoa

N«ng nghiƯp 45


Luận văn tốt nghiệp

9

Khoa NN&PTNT

kinh t cao nh: hoa sinh vật cảnh, các loại rau, thủy đặc sản cao cấp… đó
chính là sắc thái đặc trưng mới đặt ra u cầu cho sự phát triển đô thị.
Giữa nông thôn và đơ thị ngồi khác nhau về đặc điểm nghề nghiệp còn
khác nhau về mặt tự nhiên, kinh tế - xã hội. Đơ thị là nơi có điều kiện kinh tế
phát triển hơn các vùng khác của đất nước, có thu nhập và đời sống, trình độ
văn hố, khoa học và công nghệ cao hơn hẳn nông thôn; là vùng phát triển
công nghiệp, thương mại, dịch vụ và là trung tâm kinh tế, văn hố, chính trị.
Cho nên, ở mức độ nào đó trình độ dân cao hơn so với nơng thơn.
Đơ thị có cơ sở hạ tầng hiện đại, dù đã hoàn chỉnh, đồng bộ hay chưa
hoàn chỉnh, đồng bộ thì nó đều có một qui hoạch chung cho tương lai. Nói
đến đơ thị là nói đến những tiện nghi: hệ thống điện nước, giao thông, viễn
thông…Do vậy, đây cũng là yếu tố để phân biệt nông thôn và đô thị.

Qua sự so sánh giữa đô thị với nông thôn ở trên có thể thấy các đặc
trưng cụ thể của ĐTH như sau:
- ĐTH mang tính xã hội và lịch sử, là sự phát triển, mở rộng về qui mô,
số lượng diện tích các đơ thị hiện có trên cơ sở hình thành các khu đơ thị mới
nhằm nâng cao vai trị của đơ thị trong khu vực để hình thành các chùm đơ
thị. Đó cũng là hình thức khá phổ biến đối với các đô thị ở Việt Nam trong
quá trình hình thành và phát triển khi tiềm lực kinh tế còn nhiều hạn chế.
ĐTH theo chiều rộng được xem là việc hình thành các khu đơ thị mới, các
quận, phường mới và là sự mở đường của quan hệ sản xuất nhằm tạo điều
kiện cho lực lượng sản xuất phát triển. Việc hình thành các khu các khu đơ thị
mới, các quận, phường mới đó sẽ dẫn đến dân số và diện tích đơ thị tăng lên
một cách nhanh chóng. Hiện nay người ta hay đề cập đến ĐTH nơng thơn đó
khơng phải là q trình biến đổi hồn tồn nơng thơn thành đơ thị mà thực ra
là q trình phát triển nơng thơn về kinh tế - xã hội, để hình thành lối sống đơ

Bïi Hång Hoa

N«ng nghiÖp 45


Luận văn tốt nghiệp

10

Khoa NN&PTNT

th nụng thụn. õy chớnh là xu hướng tăng trưởng ĐTH theo hướng bền
vững.
- ĐTH gắn liền sự biến đổi sâu sắc về kinh tế - xã hội của đô thị và nông
thôn trên cơ sở phát triển công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng và dịch

vụ. Hiện đại hố, nâng cao trình độ các đơ thị hiện có là q trình thường
xun, khơng thể thiếu của quá trình tăng trưởng và phát triển. Do vậy q
trình ĐTH làm mở rộng địa bàn đơ thị, tăng cường kết cấu hạ tầng đô thị,
kinh tế phát triển nâng cao đời sống nhân dân đô thị. Tuy nhiên, q trình này
cũng địi hỏi phải điều tiết, tận dụng tối đa những tiềm năng sẵn có và hoạt
động có hiệu quả cao trên cơ sở hiện đại hố trong mọi lĩnh vực. Như vậy,
ĐTH khơng thể tách rời chế độ kinh tế - xã hội.
Phương hướng và điều kiện phát triển của quá trình ĐTH phụ thuộc vào
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Ở các nước
phát triển, đặc trưng ĐTH là sự phát triển các nhân tố chiều sâu. ĐTH nâng
cao đời sống, việc làm và công bằng xã hội, xóa dần khoảng cách giữa thành
thị và nơng thơn. Còn đối với nước đang phát triển như Việt Nam, ĐTH đặc
trưng cho sự bùng nổ dân số. Sự phát triển chênh lệch về kinh tế - xã hội mất
cân đối và độc quyền xảy ra làm mâu thuẫn giữa thành thị và nơng thơn trở
nên sâu sắc.
1.1.2. Tính tất yếu của đơ thị hố.
Thực tiễn hiện nay trên thế giới cho thấy những nước có nền kinh tế
phát triển đều trải qua q trình CNH đất nước. Đó là quá trình hình thành và
phát triển hệ thống cơ sở vật chất của các ngành kinh tế quốc dân mà trước
hết là các ngành cơng nghiệp, đồng thời đó cũng là quá trình xây dựng và phát
triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trên phạm vi cả nước
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, yêu cầu nâng cao đời sống mọi mặt của
dân cư. Cho nên CNH dẫn tới sự biến đổi cơ cấu kinh tế là điều khơng thể

Bïi Hång Hoa

N«ng nghiÖp 45


Luận văn tốt nghiệp


11

Khoa NN&PTNT

trỏnh khi, t nụng nghip gi một vai trị chủ yếu chuyển sang cơng nghiệp,
thương mại và dịch vụ. Đồng thời q trình đó cũng làm chuyển dịch cơ bản
cơ cấu về lao động theo ngành.
Như vậy, sự hình thành và phát triển các đơ thị có bắt nguồn từ sự tác
động của q trình CNH và diễn ra song song với quá trình CNH. Kết quả của
CNH tất yếu gắn liền với sự hình thành các cơ sở, các khu công nghiệp,
thương mại, dịch vụ và các khu dân cư mới. Điều đó dẫn tới hình thành các
khu đơ thị mới hoặc sự mở rộng quy mơ các khu đơ thị đã có. Do vậy, có thể
khẳng định ĐTH là q trình mang tính tất yếu và phổ biến của mỗi quốc gia
trong quá trình phát triển.
Tuy nhiên, do tác động khác nhau của điều kiện chủ quan và khách quan
mà ở các nước khác nhau thì q trình ĐTH diễn ra khơng giống nhau. Đối
với các nước phát triển, ĐTH diễn ra chủ yếu theo chiều sâu, chất lượng cuộc
sống đô thị ngày càng hồn thiện. Cịn đối với các nước đang phát triển, ĐTH
tượng trưng cho sự bùng nổ về dân số. Sự gia tăng dân số không dựa trên sự
phát triển công nghiệp và phát triển kinh tế. Trong thời gian gần đây tốc độ
ĐTH ở các nước đang phát triển là rất cao. Việt Nam là nước đang trong quá
trình phát triển, kinh tế đang dần chuyển sang nền kinh tế hiện đại thì CNH,
HĐH nhất là CNH, HĐH nơng thơn càng được chú trọng phát triển. Do đó,
q trình ĐTH nông thôn ở Việt Nam đang diễn ra với tốc độ khá nhanh, làm
biến đổi bộ mặt kinh tế, văn hố và xã hội của đất nước.
ĐTH nơng thơn là một quá trình phát triển tất yếu của mỗi một quốc gia,
đặc biệt đối với nước ta là nước đang trong giai đoạn đầu của công cuộc CNH
đất nước. Qúa trình ĐTH nơng thơn đã biến nền sản xuất nơng nghiệp độc
canh trở thành nền sản xuất hàng hoá đa ngành nghề, nâng cao khả năng cạnh

tranh. Lối sống thành phố đã du nhập vào nông thôn rất nhanh, tác động lớn
tới cuộc sống, phong tục, tập quán thôn quê với những giá trị văn hóa truyền

Bïi Hång Hoa

N«ng nghiƯp 45


Luận văn tốt nghiệp

12

Khoa NN&PTNT

thng lõu i. iu ú thc sự làm thay đổi toàn bộ đời sống của người nơng
dân, xố dần khoảng cách giữa nơng thơn và thành thị.
Như vậy, quá trình ĐTH diễn ra là một tất yếu khách quan đối với mỗi
nước, dù là nước đang phát triển hay nước đã phát triển. ĐTH nhanh là kết
quả tất yếu của quá trình phát triển kinh tế, nó ln gắn liền với q trình
CNH– HĐH.
1.1.3. Tác động của đơ thị hố đến lao động - việc làm
Qúa trình ĐTH dù diễn ra theo hình thức nào thì đều dẫn đến những tác
động không nhỏ đối với người lao động và việc làm. ĐTH làm chuyển dịch
cơ cấu lao động, việc làm từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp,
dịch vụ; từ khu vực kinh tế nhà nước sang khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.
Đây là dòng dịch chuyển lao động, việc làm tất yếu trong quá trình ĐTH. Cho
nên cần phải đánh giá những ảnh hưởng của ĐTH đến lao động, việc làm để
phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực.
1.1.3.1. Tác động đến người lao động
ĐTH mở rộng diện tích đơ thị làm giảm quỹ đất canh tác nông nghiệp để

phục vụ cho việc phát triển đô thị; phát triển cơ sở hạ tầng; xây dựng và phát
triển các khu cơng nghiệp, dịch vụ; các cơng trình cơng cộng; các khu dân cư
mới. Điều này khiến cho một bộ phận người nơng dân khơng cịn đất để sản
xuất, vì vậy họ phải chuyển sang hoạt động phi nơng nghiệp. Cho nên, tình
trạng dư thừa lao động đặc biệt là lao động nơng nghiệp sẽ gây ra khó khăn
trong giải quyết việc làm. Bởi vì trình độ lao động nông nghiệp rất thấp, lao
động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ lớn, trong khi các khu đơ thị hố lại
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ nên
số lao động nông nghiệp khi tham gia chưa thể đáp ứng ngay được yêu cầu
của các ngành này.

Bïi Hång Hoa

N«ng nghiƯp 45


Luận văn tốt nghiệp

13

Khoa NN&PTNT

TH gúp phn nõng cao giỏ trị do lao động tạo ra. Vì cùng với quá trình
ĐTH thì quá trình CNH, HĐH cũng phát triển mạnh mẽ do đó các thành tựu
về khoa học kỹ thuật ngày càng tiên tiến hiện đại hơn sẽ được áp dụng rộng
rãi vào đời sống sản xuất nhờ thế năng suất lao động cũng như trình độ người
lao động tăng lên. Đồng thời, ở các vùng đô thị sự phát triển kinh tế - xã hội,
cơ sở vật chất, kỹ thuật, hạ tầng giúp cho con người có nhiều điều kiện thuận
lợi để học tập, trao đổi thông tin nâng cao trình độ. Song chính sự phát triển
các ngành cơng nghiệp, dịch vụ lại đòi hỏi người lao động phải có kỹ năng và

trình độ tay nghề cao hơn để sử dụng máy móc, thiết bị, cơng nghệ hiện đại
phục vụ cho sản xuất. Do đó, người lao động càng phải nhạy bén trong tiếp
cận thành tựu kỹ thuật mới để nắm bắt và sử dụng cho sự phát triển đi lên.
Nói tóm lại, những tác động kể trên của quá trình ĐTH đã dẫn đến hiện
tượng dư thừa lao động gây ra khá nhiều rắc rối trong quản lý sử dụng, nhưng
nó lại tạo tiền đề nâng cao năng suất lao động, nâng cao trình độ của người
lao động và giá trị lao động tạo ra.
1.1.3.2. Tác động đến việc làm
ĐTH ảnh hưởng đến việc làm của người lao động theo cả hai hướng tích
cực và tiêu cực.
- Theo hướng tích cực, ĐTH tạo ra điều kiện giúp người lao động
chuyển đổi cơ cấu việc làm từ thuần nông với thu nhập thấp sang việc làm
mới ổn định và thu nhập cao. Song việc chuyển đổi này cần có những điều
kiện nhất định, chẳng hạn như người lao động phải được đào tạo để có trình
độ chun mơn kỹ thuật thích ứng với những cơng việc mới.
- Theo hướng tiêu cực, ĐTH gây khó khăn trong tìm kiếm việc làm của
người lao động nhất là lao động nông nghiệp do sự mất đất sản xuất nơng
nghiệp.

Bïi Hång Hoa

N«ng nghiƯp 45


Luận văn tốt nghiệp

14

Khoa NN&PTNT


Trong quỏ trỡnh TH cỏc ụ thị cũ được mở rộng, hình thành nhiều đơ
thị mới theo đó nhiều nhà máy xí nghiệp được xây dựng và phát triển, nhiều
trung tâm thương mại dịch vụ được hình thành và tạo ra một số cơ hội kinh
doanh, ngành nghề mới dẫn đến tạo số lượng lớn việc làm mới cho người lao
động. Nhờ đó mà người dân có quyền lựa chọn nhiều hơn trong cơng việc, có
điều kiện chuyển đổi cơ cấu vốn đầu tư việc làm từ thuần nơng sang việc khác
thuận lợi, có năng suất lao động cao, thu nhập tốt hơn. Nhưng cần thấy rằng
số lượng việc làm tạo ra trong quá trình ĐTH thường nhỏ hơn nhu cầu việc
làm phát sinh do quá trình này.
ĐTH khơng chỉ tác động đến việc làm mà còn tác động mạnh đến đời
sống và thu nhập của người lao động. ĐTH tạo điều kiện để người dân nâng
cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Ở khu vực thành thị do nền kinh tế với cơ
cấu công - nơng nghiệp nên sản xuất địi hỏi lao động phải có trình độ vì thế
tiền lương và thu nhập cũng được trả cao hơn để tương xứng với giá trị sức
lao động mà họ bỏ ra. Cho nên thu nhập của dân cư ở các thành phố lớn, đô
thị thường cao hơn những vùng khác. Ngồi ra, đơ thị với đặc điểm là vùng
kinh tế, xã hội phát triển, cơ sở vật chất, kỹ thuật hạ tầng khá đầy đủ, hiện đại
và đa dạng nên mức sống của người dân cao hơn. Tuy nhiên điều này dẫn
đến sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị càng lớn, tạo ra sức hấp dẫn
người dân từ nông thôn đến thành thị và tất nhiên sẽ tạo ra một làn sóng di
dân gây nên tình trạng quá tải, bùng nổ dân số. Hiện tượng này khiến cho
trong một thời gian ngắn số người khơng có việc làm lớn, tỷ lệ thất nghiệp tại
các đô thị cao, tạo sức ép giải quyết việc làm và làm cho sự chênh lệch trong
thu nhập là điều khơng thể tránh khỏi. Nơng nghiệp là ngành có thu nhập
thấp, lao động nặng nhọc. Chính vì vậy sức hấp dẫn của nơng nghiệp ngày
càng giảm sút. Đó là tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp cần phải lưu
ý nhiều trong q trình ĐTH.

Bïi Hång Hoa


N«ng nghiƯp 45


Luận văn tốt nghiệp

15

Khoa NN&PTNT

Tp quỏn sinh hot, li sng, phương thức kiếm sống thay đổi kéo theo
các nhu cầu về giáo dục, y tế tăng lên. Song điều đó cũng lại làm cho vấn đề
an ninh, tệ nạn xã hội và khoảng cách giàu nghèo trở nên khó kiểm sốt hơn
trong q trình ĐTH. Điều đó địi hỏi phải có những giải pháp thích hợp của
từng người dân và chính quyền.
1.2. Sự cần thiết phải chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động
trong q trình đơ thị hố nơng thôn
1.2.1. Nghề nghiệp và Chuyển đổi nghề nghiệp
Theo tác giả E.A.Klimov(1) thì: “Nghề nghiệp là một lĩnh vực sử dụng
sức lao động vật chất và tinh thần của con người một cách có giới hạn, cần
thiết cho xã hội (do sự phân cơng lao động xã hội mà có), nó tạo ra cho con
người khả năng sử dụng lao động của mình để thu lấy những phương tiện cần
thiết cho việc tồn tại và phát triển”.
Nghề hay nghề nghiệp, Đại từ điển tiếng Việt (2),1 định nghĩa: “Nghề:
công việc chuyên làm theo sự phân công của xã hội”. Từ điển tiếng Việt thì
định nghĩa: “Nghề: cơng việc hàng ngày làm để sinh nhai”; “ Nghề nghiệp” là
nghề làm để mưu sống”. Từ điển Larouse của Pháp định nghĩa: “ Nghề
(Professio) là hoạt động thường ngày được thực hiện của con người nhằm tự
tạo nguồn thu nhập cần thiết để tồn tại”. Theo giáo trình KTLD: “ Nghề
nghiệp là hình thức phân cơng lao động, nó địi hỏi kiến thức lý thuyết tổng
hợp và thói quen thực hành để hồn thành những công việc nhất định”.

Qua một số khái niệm được nêu trên, có thể hiểu nghề nghiệp như một
dạng lao động vừa mang tính xã hội (do sự phân cơng xã hội), vừa mang tính
cá nhân (do nhu cầu bản thân), trong đó con người với tư cách chủ thể hoạt
động đòi hỏi để thoả mãn những nhu cầu nhất định của xã hội và cá nhân.
1

(1): E.A.Klimov, Nay đi học, mai làm gì?, ĐHSP HN, 1971 (bản dịch tiếng việt).
(2): Nguyễn Như Ý (chủ biên), Đại từ điển tiếng việt, NXB Văn hố thơng tin , 1998.

Bïi Hång Hoa

N«ng nghiÖp 45


Luận văn tốt nghiệp

16

Khoa NN&PTNT

Nh vy, ngh nghip l mt dạng lao động địi hỏi ở con người một q
trình đào tạo, có những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, chun mơn nhất định.
Nhờ q trình hoạt động nghề nghiệp con người có thể tạo ra các sản phẩm
vật chất, tinh thần thoả mãn nhu cầu của bản thân mình và xã hội.
Con người khi xác định cho mình một hướng đi, một nghề nghiệp cụ thể
thường dựa vào khả năng nhận thức của chính bản thân và sự tác động các đối
tượng bên ngoài, để xem xét, so sánh, đánh giá những dạng khác nhau của lao
động từ đó đi đến quyết định tốt lựa chọn nghề nghiệp của mình. Tất nhiên
bất kỳ sự lựa chọn nào cũng khơng bao giờ được coi là tuyệt đối, bởi nó cịn
bị giới hạn bởi rất nhiều điều kiện khác nhau như: kinh tế, chính trị, xã hội, …

những điều kiện này dễ thay đổi theo thời gian. Một nghề nghiệp có thể phù
hợp ở thời điểm này nhưng khơng có nghĩa trong thời điểm khác, hoặc nó vẫn
tỏ ra cịn phù hợp với tình hình kinh tế - chính trị - xã hội biến đổi từng ngày.
Ngồi ra, con người ln ln phát triển đi lên khơng bao giờ bằng lịng với
những gì mình có. Cho nên, đây là lý do tất yếu người ta không thể làm một
nghề mãi mãi mà phải chuyển đổi từ nghề này sang nghề khác cho thích hợp
với xu hướng hay yêu cầu phát triển nói chung của xã hội.
Do tình hình các nghề và việc làm ngày nay thường xuyên thay đổi nên
việc chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động đang là vấn đề được sự quan
tâm chú ý của toàn xã hội.
Từ sự nhìn nhận trên có thể hiểu: Chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao
động là việc người lao động xem xét, đánh giá, lựa chọn lại nghề nghiệp của
mình sao cho phù hợp hơn với đặc điểm, khả năng của bản thân và với yêu
cầu đang thay đổi của xã hội.
1.2.2. Sự cần thiết phải chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao độn
trong qúa trình đơ thị hố
* Do u cầu của quá trình CNH – HĐH đất nước.

Bïi Hång Hoa

N«ng nghiƯp 45


Luận văn tốt nghiệp

17

Khoa NN&PTNT

Mt iu rừ rng m chỳng ta nhận thấy là quá trình ĐTH, CNH và

HĐH diễn ra đã dẫn đến nhiều thay đổi từ trong cuộc sống đời thường hàng
ngày của mỗi người. Qúa trình này có ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu
kinh tế và đồng thời cũng tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động. Vì vậy
nếu xét dưới góc độ cá nhân người lao động, q trình ĐTH sẽ khiến cho
cơng việc, nghề nghiệp của họ có những thay đổi. Người lao động ở mọi trình
độ đào tạo ln mong muốn có một công việc ổn định phù hợp với khả năng
lao động và có thu nhập đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, mức sống chung cho
chính bản thân và cả gia đình họ. Thế nhưng do quá trình ĐTH cùng với sự
tác động của nhiều yếu tố như sự phát triển nhanh về kinh tế, sự tăng trưởng
và phát triển khác nhau giữa các ngành nghề…. mà người lao động nông thôn
nhất là lao động nông nghiệp phải chuyển đổi nghề nghiệp thì mới có thể
kiếm sống để tồn tại được.
* Do tác động kinh tế phát triển kéo theo sự xuất hiện và tăng trưởng
của nhiều ngành sản xuất kinh doanh.
Kinh tế phát triển dẫn đến sự phát triển của tất cả các ngành sản xuất
kinh doanh làm cho các ngành này được nâng cấp đổi mới để đáp ứng tốt thị
trường cả trong nước và ngồi nước. Vì vậy nguồn nhân lực trong các ngành,
lĩnh vực này càng đòi hỏi phải được đào tạo, nâng cao chất lượng để phù hợp
với những yêu cầu mới. Bởi thế chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động
là điều cần thiết giúp họ tự hồn thiện mình để theo kịp xu hướng phát triển
của xã hội.
* Xuất phát từ ảnh hưởng của q trình ĐTH nơng thơn đến người lao
động.
Q trình ĐTH nông thôn diễn ra dẫn đến một lượng lớn đất nông
nghiệp bị thu hồi để xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu cơng nghiệp, khu chế

Bïi Hång Hoa

N«ng nghiƯp 45



Luận văn tốt nghiệp

18

Khoa NN&PTNT

xut, iu ú y ngi dõn đến chỗ thất nghiệp và thiếu việc làm. Cho
nên, việc chuyển đổi nghề nghiệp cho bộ phận người lao động này là vô cùng
cần thiết không thể không thực hiện. Bởi một khi tình trạng thất nghiệp diễn
ra nhiều và trong thời gian dài sẽ tạo những trở ngại không chỉ về mặt kinh tế
mà còn nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội. Khi khơng có việc làm, khơng có thu
nhập để tồn tại trong cuộc sống với nhiều cảm dỗ như hiện nay thì một bộ
phận khơng nhỏ người lao động đã bị lôi kéo tham gia các hoạt động trái pháp
luật, làm huỷ hoại bản thân và ảnh hưởng đến lợi ích của xã hội là điều khó
tránh khỏi.
Ngồi ra, nếu người lao động nơng thơn bị mất đất mà không được
chuyển đổi sang nghề nghiệp khác như nghề cơng nghiệp, thương mại, dịch
vụ,… thì cuộc sống của họ sẽ trở nên vơ cùng khó khăn.Thêm vào đó trình độ
lao động nơng nghiệp cịn thấp lại lạc hậu do đó người lao động khó có khả
năng tìm việc làm và chuyển đổi sang nghề phi nông nghiệp. Điều này lại một
lần nữa đặt ra yêu cầu cấp thiết phải chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao
động.
Chính tất cả lí do trên đã cho thấy phải chuyển đổi nghề nghiệp cho
người lao động nhất là cần thiết một khi q trình ĐTH nơng thơn đang và sẽ
diễn ra ngày một nhanh và mạnh hơn.

1.3. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến chuyển đổi nghề nghiệp cho
người lao động trong q trình ĐTH nơng thơn


Bïi Hång Hoa

N«ng nghiƯp 45


Luận văn tốt nghiệp

19

Khoa NN&PTNT

Chuyn i ngh nghip cho ngi lao động trong q trình ĐTH nơng
thơn bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác nhau. Sự biến động của các nhân tố
này sẽ kéo theo thay đổi trong chuyển đổi nghề nghiệp.
1.3.1. Sự tăng trưởng và phát triển kinh tế
Đây là nhân tố quan trọng liên quan đến khả năng tiếp cận và lựa chọn
của người lao động trong quá trình tìm kiếm, tạo việc làm. Khi nền kinh tế với
tốc độ tăng trưởng và phát triển nhanh sẽ tác động thúc đẩy nâng cao thu
nhập, mức sống của người lao động và gia đình họ khiến bản thân người lao
động có xu hướng thay đổi ngành nghề, chuyển đổi sang nghề có thu nhập, có
mơi trường làm việc tốt hơn. Ngồi ra, phát triển kinh tế cịn ảnh hưởng đến
người lao động trong việc phải nâng cao trình độ, khả năng thích ứng, khả
năng hồ nhập,… vào thị trường lao động. Điều này dẫn đến một bộ phận
người lao động có năng lực, nhạy bén với thời cuộc sẽ tìm kiếm việc làm để
chuyển đổi nghề nghiệp của bản thân.
Bên cạnh đó, sự phát triển kinh tế sẽ làm thay đổi cơ cấu kinh tế, tỷ
trọng công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ cũng biến đổi theo nên đặt ra nhu
cầu về lực lượng lao động mới ở cả số lượng lẫn chất lượng. Thể hiện ra bên
ngoài là sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp, khu công nghiệp,… với thiết bị
hiện đại, công nghệ sản xuất tiên tiến. Do đó tạo ra khối lượng lớn về việc

làm nhất là việc làm phi nơng nghiệp, nó địi hỏi người lao động phải có một
trình độ, khả năng nhất định nào đó. Xã hội càng phát triển càng được ứng
dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật thì rất cần những người lao động giỏi,
có trình độ tay nghề cao. Chính vì vậy, để hội nhập nền kinh tế mới phát triển,
tiếp cận và theo kịp sự phát triển của nhân loại phải có một đội ngũ những
người lao động giỏi cả về khả năng, trình độ và chun mơn.
1.3.2. Sự phát triển của khoa học cơng nghệ

Bïi Hång Hoa

N«ng nghiÖp 45


Luận văn tốt nghiệp

20

Khoa NN&PTNT

Mt trong c trng ch yu của nền kinh tế hiện đại là tốc độ phát triển
công nghệ và sự đổi mới kiến thức của người lao động diễn ra nhanh chóng.
Cho nên, người lao động phải tiếp tục học tập và được đào tạo suốt cuộc đời
lao động của mình để theo kịp với tiến bộ đó. Đồng thời, cách mạng khoa học
cơng nghệ dẫn đến sự xuất hiện của nhiều ngành nghề mới tác động không
nhỏ đến chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động.
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện nay đang đặt ra những yêu cầu
cao về trí tuệ của người lao động. Những nghề mới ra đời làm chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, thu hút thêm nhiều lao động nhưng lại khiến cho người lao động
có những quyết định mới trong công việc. Người lao động không thể dậm
chân tại chỗ mà phải biết tìm tịi, học hỏi để theo kịp tốc độ phát triển chóng

mặt của thế giới.
Tất cả điều đó ảnh hưởng đến người lao động đặc biệt đối với số lượng
lớn người lao động đang khơng có việc làm hay việc làm không phù hợp. Và
như thế nó có tác động đến chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động.
1.3.3. Thị trường lao động
Thị trường lao động là yếu tố quan trọng giúp cho người lao động có thể
tìm được một cơng việc đúng ngành, nghề. Song thị trường này luôn luôn
biến động do quan hệ cung - cầu trên thị trường. Trong một thời điểm nào đó
những ngành nghề mà cầu lớn hơn cung thì người ta lựa chọn để học và
chuyển đổi sang nghề đó, đây cũng chính là quyết định lựa chọn nghề nghiệp
của người lao động và xu hướng chuyển đổi nghề nghiệp của họ. Như thế thị
trường lao động đã gián tiếp tác động vào việc chuyển đổi nghề nghiệp cho
người lao động thông qua sự quyết định hướng đi cho nghề nghiệp của bản
thân. Tuy nhiên, nếu như mọi người đều đổ dồn vào một nghề mà không xem
xét kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định sẽ làm thị trường mất cân bằng thậm
chí dư thừa, tức là cung lao động giờ lại lớn hơn cầu, việc chuyển đổi nghề

Bïi Hång Hoa

N«ng nghiƯp 45



×