Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 32 trang )

GVHD: NSUT- BĐ múa Lê Trọng Quang

A- PHẦN MỞ ĐẦU
I - Lý do chọn đề tài:

Giáo dục đào tạo đóng vai trò hết sức quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu
phát triển quốc gia. Nhiệm vụ và mục tiêu của giáo dục đào tạo trong thời kỳ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đã đựơc khẳng định trong nghị quyết đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ VIII của Đảng “Phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào
tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nhữnng con người có kiến thức văn hóa,
khoa học có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ sáng tạo và có kỷ luật, giùa
long nhân ái, yêu nước yêu chủ nghóa xã hội, sống lành mạnh, đáp ứng được yêu
cầu phát triển đất nước”.
“Trẻ em hơm nay là thế giới ngày mai”.
Trong tương lai các em sẽ là người kế thừa và phát huy sự nghiệp phát triển đất
nước tiến đến một nền cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả nước. Vì vậy việc giáo
dục đúng hướng cho trẻ mầm non cũng là nhu cầu cấp thiết và quan trọng đối với sự
nghiệp giáo dục của đất nước ta.
Riêng đối với giáo dục mầm non, bậc học là nền tảng – mắt xích đầu tiên
trong hệ thống giáo dục quốc dân, giai đoạn mẫu giáo là giai đoạn giữ vai trò quan
trọng . Ở thời kỳ này, trẻ nhất thiết phải được chăm sóc, giáo dục để được phát
triển về mọi măt trí, đức, thể, mó, động và hình thành những cơ sở ban đầu của sự
hình thanh phát triển nhân cách. Đặc điểm cơ bản trẻ Mẫu giáo là “ Học mà chơi,
chơi mà học”. Bên cạnh các hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo, hoạt động
học tập cũng giữ một vai trò khá quan trọng để trẻ bước vào tiểu học. Trong những
nội dung đưa ra của chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ Mẫu giáo của Bộ giáo
dục và đào tạo, mặc dù múa chưa được tách riêng thành môn học mà vẫn xen vào
tiết học âm nhạc, nhưng có thể nói nghệ thuật múa đối với trẻ thơ là cả một thể
giới diệu kì mới lạ và mang màu sắc cuộc sống. Múa cuốn hút trẻ bằng sự hấp dẫn
của chính bản thân nó. Thông qua những hình tượng múa, trẻ khám phá được sự bí
ẩn của cuộc sống xung quanh một cách nhẹ nhàng, tự nhiên nhưng cực kỳ tinh tế.


Trẻ như thấy mình được bay vào khám phá thế giới rộng lớn của con người, và có
thể nói điều này được mang đến với trẻ nhiều nhất bằng hình thức múa minh hoạ.
Đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo là nhận thức qua cảm tính. Các em rất
hiếu động, hồn nhiên, thích cái mới lạ, thích khám phá cuộc sống. Múa minh hoạ
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà

Trang 1


GVHD: NSUT- BĐ múa Lê Trọng Quang
luôn kết hợp với âm nhạc tạo nên những bức tranh đa dạng, phong phú về thiên
nhiên, cuộc sống lao động, hay cuộc sống nội tâm, tình yêu thương ……
Múa minh hoạ rõ ràng là một phương pháp trực quan đem lại hiệu quả cao
trong quá trình dạy học. Nhưng để minh hoạ thành công trong một “Tiết” dạy học
thì không phải giáo viên nào cũng làm đựơc, mà cần phải có tri thức cùng với sự
trải nghiệm múa minh hoạ cũng vậy, để đảm bảo được tính nội dung và tính nghệ
thuật của bài múa thì người giáo viên không chỉ có kiến thức về lý luận âm nhạc,
về múa cơ bản, về biên đạo múa mà bản thân con phải có năng khiếu múa truyền
cảm, có tính nghệ thuật trong mức độ giới hạn của chương trình, điều này cần sự
rèn luyện kiên trì và lòng ham học hỏi của từng cá nhân giáo viên. Mặc dù còn
xen lẫn trong tiết học âm nhạc, nhưng rõ ràng múa cũng đóng một vai trò quan
trọng, là phương tiện hữu hiệu trong việc giáo dục toàn diện cho trẻ.
Khi tiếp xúc với múa bao giờ trẻ cũng có phản ứng, sửng sốt, trầm ngâm hoặc
sung sướng. Trước mắt trẻ hiện ra bức tranh thiên nhiên muôn màu muôn sắc và
múa minh họa là bước khởi đầu giúp trẻ nhìn nhận sự vật rõ hơn, cụ thể hoá trong
các sự vật, sự việc.
Ví dụ: Múa minh hoạ chim bồ câu trắng, thì người biểu diễn sẽ cài hai khăn
voan trắng vào hai cánh tay, đầu đội mũ chim, trẻ sẽ tưởng tượng ra cánh chim bay
nhẹ nhàng mềm mại.
Để nhận thức qua việc học múa ở lớp, em thấy rằng bản thân em cần khắc

phục và trang bị cho mình một vốn kiến thức cơ bản và khả năng về múa, cho nên
em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Múa minh hoạ dạy trẻ trong trường Mầm
non” .

II - Mục đích nghiên cứu

Thấy rõ tầm quan trọng của múa minh hoạ đối với sự phát triển toàn diện của

trẻ.
Mỗi giáo viên đều có ý thức đúng đắn về việc cần thiết dựng hình thức múa
minh hoạ trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, nhất là trong “ Tiết học” âm nhạc
hiện nay, trong tương lai, xây dựng một bộ môn nghệ thuật múa tách khỏi môn học
âm nhạc.
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà

Trang 2


GVHD: NSUT- BĐ múa Lê Trọng Quang

III - Đối tượng và khách thể nghiên cứu .

1 - Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu về “ Một số dạng múa minh hoạ dạy trẻ trong trường Mầm non”
2 - Khách thể nghiên cứu.
- Chọn 30 cháu lớp mẫu giáo lớn Lá 1 trường Mầm non Hoà Bình- Thành phố
Biên Hoà làm thực nghiệm.
IV - Giả thuyết khoa học.
Nghệ thuật múa minh hoạ được cấu thành bởi nghệ thuật múa gắn liền giai
điệu nhạc và lời ca, nay là hình thức mang đậm tính trực quan, rất phù hợp với đặc

điểm nhận thức trực quan cảm tính cảu trẻ Mẫu giáo. Bởi vậy, nó đem lại hiệu quả
giáo dục cao. Và việc đưa múa minh hoạ vào trường Mầm non là việc làm đúng
đắn và rất cần thiết.
Múa minh hoạ với ba mức độ khác nhau góp phần đem lại sự phát triển toàn
diện cho trẻ và giúp phát hiện sớm năng khiếu múa ở trẻ ngay từ nhỏ.
V - Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài.
- Tìm hiểu thực trạng tổ chức dạy múa cho trẻ Mẫu giáo ở trường Mầm non
có chú ý đến việc sử dụng múa minh hoạ cho trẻ Mầm non hiện nay.
Dạy trẻ một số dạng múa minh họa theo 3 mức độ sau:
- Múa minh họa cho lời hát.
- Múa, hát cùng trẻ phát triển chung một chủ đề theo ngôn ngữ của mình.
- Múa độc lập, hát làm nền.
Đề xuất sư phạm.
VI - Phạm vi nghiên cứu.
- Nghiên cứu dạng múa minh họa của trẻ trong trường Mầm non .
- Nghiên cứu chương trình múa- vận động theo nhạc cho trẻ Mầm non.
- Nghiên cứu sự hứng thú, khả năng cảm nhận độ tập trung chú ý của trẻ.
- Chọn một số bài hát, múa dành cho trẻ để thực hiện trong quá trình thực
nghiệm.
VII - Phương pháp nghiên cứu.
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà

Trang 3


GVHD: NSUT- BĐ múa Lê Trọng Quang
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Sưu tầm và tìm đọc tài liệu liên quan đến
đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm.

- Phương pháp quan sát trực quan: Quan sát hoạt động của cô và trẻ trên tiết
vận động theo nhạc.
- Trò chuyện với giáo viên để hiểu thực trạng.
- Phương pháp đối chứng.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
VIII - Kế hoạch tổ chức thực hiện
- Xác định đề tài từ: Ngày 20 tháng 6 năm 2009
- Xây dựng đề cương, khảo sát: Ngày 1 tháng 7 năm 2009
- Đọc tài liệu để tập hợp những dữ liệu cần thiết.
- Tiến hành công tác thực nghiệm: Tháng 8 năm 2009.
- Hoàn thành bài tập: Ngày 1 tháng 10 năm 2009.

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà

Trang 4


GVHD: NSUT- BĐ múa Lê Trọng Quang

B- PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
I - Lịch sử vấn đề nghiên cứu:

Thực tiễn nghệ thuật múa là loại hình nghệ thuật xuất hiện sớm nhất của
loài người đã tồn tại và phát triển theo tiến trình lịch sử văn hoá và sự phát triển
trí tuệ của con người. Ngay từ thû bình minh của bộ người nguyên thuỷ, nghệ
thuật múa đã hiện diện như một nhu cầu thiết yếu trong đời sống văn hoá tinh thần
và ngày càng hoàn thiện. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau: Nô lệ, phong
kiến, tư bản chủ nghóa, quá độ lên chủ nghóa xã hội, nghệ thuật múa dần dần hoàn
thiện và chiếm vị trí quan trọng trong nền văn hoá dân tộc và đời sống văn hoá xã

hội: nghệ thuật múa đánh dấu những mốc son và những hình thái múa cũng xuất
hiện trong lý luận nghệ thuật múa.
MÔ HÌNH NGHỆ THUẬT MÚA PHÁT TRIỂN THEO CÁC THỜI KỲ
THỜI NGUYÊN THUỶ

THỜI BỘ LẠC

Múa dân gian
Múa dân gian

Múa tín ngưỡng
Múa dân gian
Múa tín ngưỡng
THỜI KỲ NHÀ NƯỚC

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà

Múa tôn giáo
Múa cung đình

Trang 5


GVHD: NSUT- BĐ múa Lê Trọng Quang

Nghệ thuật múa đã đạt đến sự chuẩn mực trong thời kỹ thuật và kỹ xảo, sự
khát khao vươn tới cái đẹp của con người thể hiện trong nghệ thuật múa là giá trị
thẫm mỹ. Con người tích cực sáng tạo ra múa, biểu diễn múa nhằm phục vụ chất
lượng cuộc sống ngày càng cao của con người.
Việc đi sâu vào tìm hiểu phương pháp, biện pháp tổ chức dạy múa cho trẻ

Mầm non là một việc làm cần thiết đã diễn ra trong lịch sử và lại rất cần thiết
trong giai đoạn hiện nay, vì múa rất gần gũi gắn bó mật thiết với đời sống hàng
ngày. Chính vì vậy các nhà nghiên cứu đã tìm ra và đưa ra khái niệm tương đối rõ
ràng của hoạt động múa ở trường mầm non đó là: “ vận động theo nhạc” hay thực
chất là mức khởi đầu của nghệ thuật múa vào cuối thập kỷ của thế kỷ XX. Cho
đến nay trong quá trình đào tạo giáo viên mầm non thì môn học này đã đem lại
nhiều thnàh tựu đáng khích lệ từ những kiến thức múa. Các cô giáo đã thao tác
múa, có những kỹ năng dạy múa cho trẻ, giúp trẻ thấy được cái hay, cái đẹp của
nghệ thuật múa từ đó góp phần giáo dục cho trẻ tình cảm, đạo đức (yêu cái tốt,
ghét cái xấu) tình cảm thẩm mỹ (yêu cái đẹp, biết theo cái đẹp….) Đặc biệt là múa
minh họa các bài hát còn cho trẻ thấy được những động tác, vóc dáng, tư thế, cử
chỉ, điệu múa bộc lộ rất rõ những hoạt động trong lao động thiên nhiên về đời
sống sinh hoạt hàng ngày. Tất cả những động tác đó đều được trẻ thể hiện một
cách đáng yêu, sinh động.
Qua quá trình tìm hiểu về nghệ thuật máu trong trường Mầm non. Các nhà
giáo dục đã đề cập đến nhiều vấn đề song chỉ là nghệ thuật múa nói chung, chưa
đi sâu vào từng loại múa cụ thể. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu dạng
múa minh hoạ dạy trẻ trong trường Mầm non”. Tôi hy vọng có cơ hội hiểu sâu hơn
chuyên môn, trang bị cho mình vốn kiến thức và kỹ năng về múa tốt hơn và sau đó
là hy vọng góp một phần nhỏ bé vào sự ngiệp giáo dục bậc học Mầm non.
II - Khái quát chung về múa
1 - Khái niệm thế nào là múa.
Múa là một loại hình nghệ thuật ra đời sớm nhất của xã hội loài người,

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà

Trang 6


GVHD: NSUT- BĐ múa Lê Trọng Quang

là loại hình mang tính tổng hợp, biểu hiện những cảm xúc của con người trong đời
sống xã hội, trong lao động sản xuất, nghệ thuật múa là dạng văn hoá phi vật thể,
còn gọi là nghệ thuật của không gian và thời gian.
Múa là nghệ thuật phản ánh cuộc sống bằng ngôn ngữ đặc biệt của nó, cơ sở
múa là những điệu bộ, động tác có quan hệ đến quá trình lao động lao động sản
xuất, được xây dựng bằng sức sáng tạo thông qua thực tiễn cuộc sống con người,
trong nghệ thuật múa bao gồm: Ngôn ngữ biểu hiện là động tác, dáng dấp, cử chỉ,
hành động, điệu bộ, tư thế, hình thành cơ thể con người, ở trạng thái bình thường
không giả tạo thì những hình tượng đó tạo nên một “Cái gì đó” và “Cái gì đó”
trong hình tượng chính là trạng thái tâm lý nhật định trong một hoàn cảnh nhất
định. Lẫn giữa khái niệm và nội dung bản chất con người luôn thay đổi trạng thái
tâm lý, điều đó phụ thuộc vào sự tác động của thế giới bên ngoài. Đo sự thay đổi
đó đã tạo nên vô vàn hình tượng khác nhau. Nhưng hình ảnh đưa lên sân khấu là
những tình cảm lớn, sự kiện lớn. Múa có thể thể hiện hiệu quả hình ảnh của quân
với dân, của đồng chí, của tình yêu đôi lứa, tình cảm mẹ con…. Đặc điểm múa còn
tiến xa hơn xưa bởi: “Múa là hình tượng đẹp của một nội tâm”.
Bản chất của cái mà trong múa vẫn đạt đến là cất lên lời nói của trái tim,
của lý trí trong hoàn cảnh điển hình.
Múa cũng như đường nét văn hoá trạm trổ tinh vi nhưng nó nhấn mạnh đến
tính tạo hình của động tác, sự tác động hình thể muôn màu, muôn vẻ của con
người là cơ sờ của động tác múa, mà những động tác này là hình thức biểu hiện
tình cảm, xúc cảm cảu con người. Jan Giooc Nove ( 1727- 1801) nhà biên đạo múa
cổ điển nổi tiếng của pháp đã nói “Động tác là tiếng nói thứ hai của con người.
Nhưng ta chỉ nghe được khi tâm hồn bắt nó nói lên” ở nay, ông ta khẳng định có
thể dùng động tác truyền đạt lại những ý nghó, cảm xúc cho con người khác mà
không phải dùng đến ngôn ngữ thông thường.
2 - Thế nào là múa minh hoạ?
Múa minh họa được mô phỏng và đựơc nhân cách hoá bằng nhiều thể loại
khác nhau, động tác đơn giản phù hợp với lời ca, tiết tấu cả bài hát đó.
Ví dụ: Múa minh hoạ bài: “Vui đến trường”, “Chú ếch con” … thì hình tượng

ông mặt trời, chim hót líu lo, chú ếch con có hai mắt tròn … được toát lên qua nội
dung lời ca và được thể hiện bằng những động tac mua minh hoạ.
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà

Trang 7


GVHD: NSUT- BĐ múa Lê Trọng Quang
Múa minh hoạ cũng tạo cho người múa có một tư thế, dáng dấp nhất định,
bởi các động tác đơn giản không bị gò ép và mang tính khái quát vừa sức với mọi
lứa tuổi. Đặc biệt ở trường Mầm non vì nay là thể loại múa gần gũi nhất, dễ tiếp
thu nhất, phù hơp với khả năng tư duy trực quan hình tượng của trẻ.
III - Những vấn đề chung.
1 - Bản chất - Nội dung của nghệ thuật múa.
+ Nội dung của nghệ thuật múa:
Nghệ thuật múa đã nắm vững nội dung đặc trưng của xã hội để phát huy khả
năng của con người làm vũ khí chiến đấu trên mặt trận văn hoá văn nghệ, đồng
thời là công cụ phục vụ chính trị, chuyển tải chế độ chính sách, đường lối lãnh đạo
của Đảng và nhà nước. Bởi một tác phẩm múa bao giờ cũng chứa đựng một nội
dung nào đó của cuộc sống thông qua tư tưởng chủ đạo của mình.
Nghệ thuật múa mang trong mình chức năng phản ánh xã hội, góp phần cải
tạo xã hội. Mua mang lại cho người xem, người diễn sự động cảm hoà hợp, nảy
sinh trong mỗi con người khát vọng vươn tới sự hoàn thiện về thể lực và tinh thần
đó chính là tình cảm đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ tạo nên sự hài hoà, can đối giữa các
mặt “Chân – Thiện – Mỹ”. Đặc biệt với lứa tuổi mầm non, múa góp phần quan
trọng trong việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ.
+ Bản chất của nghệ thuật múa:
Múa là một loại hình nghệ thuật mang tính tổng hợp khách quan đặc thù nó
tồn tại với tư cách vừa là chủ thể thẩm mỹ, vừa là khách thể thẩm mỹ,
Múa là một loại hình nghệ thuật mang tính tổng hợp khách quan đặc thù nó

tồn tại với tư cách vừa là chủ thể thẩm mỹ, vừa là khách thể thẩm mỹ, diễn ra
trong không gian, hoạch định theo thời gian.
Nghệ thuật múa dùng cơ thể con người (đó là dáng dấp, động tác tư thế, cử
chỉ, điệu bộ được sắp xếp theo một trình tự logic) làm phương tiện để chuyển tải
nội dung.
Như vậy, nghê thuật múa tồn tại phục vụ cho con người và nâng co thẩm mỹ
cho con người.

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà

Trang 8


GVHD: NSUT- BĐ múa Lê Trọng Quang
2 - Vai trò – Tác dụng của múa với trẻ Mầm non.
Đối với trẻ mầm non, nghệ thuật múa nói chung và múa minh hoạ nói riêng
góp phần hình thành nhân cách của trẻ, là phương tiện tích cực để giáo dục và
phát triển toàn diện cho trẻ: đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ, thể chất…
Múa mang lại cho trẻ một thế giới kỳ diệu không ngừng chuyển động, gợi
cho trẻ những cảm giác thú vị thoả mãn nhu cầu khao khát hiểu biết và đựơc hoạt
động của trẻ. Động thời tác động mạnh mẽ đến sự hiểu bietá, sự phát triển tâm lý
và năng lực hoạt động của trẻ.
Đồng thời múa là hình thức hoạt động kết hợp âm nhạc rất hấp dẫn đối với
trẻ, trong khi múa trẻ được bộc lộ nhu cầu giáo tiếp với xung quanh.
Trẻ mầm non hiếu động và ham muốn hiểu biết chúng tiếp nhận thế giới
xung quanh bằng tư duy trực quan hình tượng và thể hiện ra bên ngoài bằng xúc
cảm, tình cảm. Nghệ thuật múa không những giúp trẻ tạo hình thể, dáng dấp đẹp
mà còn góp phần giúp trẻ phát triển khả năng cảm thụ, lónh hội cái đẹp, biết tôn
trọng cái đẹp, phân biệt tốt xấu…
Những động tác múa kết hợp với âm nhạc giúp trẻ bộc lộ cảm xúc, diễn đạt

cảm xúc một cách hồn nhiên, vì thế khi nghe thấy tiếng nhạc là trẻ là trẻ đã luôn
có phản ứng tự nhiên như: lắc lư người, chân nhún nhảy….Điều đó chứng tỏ trẻ có
nhu cầu vận động cao, khi múa trẻ dễ dàng cảm nhận được giai điệu âm nhạc, trên
cơ sở đó trẻ biết phối hợp động tác cho phù hợp với âm nhạc, đó chính là điều
kiện định hướng thẩm mỹ cho trẻ một các hoàn thiện nhất.
Nghệ thuật múa đối với trẻ là một thế giới kỳ diệu không ngừng chuyển
động, nay niềm vui và sự khám phá gợi cho trẻ khả năng cảm thụ, lónh hội, hiểu
cái đẹp, muốn vươn tới cái đẹp.
Khi múa trẻ phải biết nghe nhạc, phối hợp giữa âm nhạc với động tác, kết
hợp động tác đơn giản đến phức tạp. Múa còn rèn luyện cho trẻ tình kiên trì, biết
tự kiệm chế và sẵn sàng hoà mình vào với tập thể.
Như vậy có thể nói mỗi loại hình nghệ thuật phản ánh một cách độc đáo,
cuộc sống và ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến sự phát triển trí tuệ tình cảm của
trẻ.

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà

Trang 9


GVHD: NSUT- BĐ múa Lê Trọng Quang
Nghệ thuật múa cũng như loại hình nghệ thuật khác (âm nhạc, hội hoạ, điêu
khắc…) đều mang trong mình chức năng phản ánh giáo dục sâu sắc về đạo đức, vui
chơi, giải trí.
Đồng thời tình nhân văn của nghệ thuật múa luôn đựơc thẩm định ở độ cao
trong vai trò hoàn thiện các chức năng hoạt động, không những thế mà hoạt động
múa còn có mối quan hệ mật thiết với các loại hình nghệ thuật khác: thơ, ca, âm
nhạc….giúp trẻ tiếp cận các loại hình nghệ thuật khác thông qua múa đựơc thuận
tiện và tạo hứng thú cho trẻ hoạt động tốt hơn.
Ví dụ: Với bài hàt “Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ” cô cho trẻ vừa hát vừa

làm động tác minh hoạ sẽ gay ấn tượng, xúc cảm cho trẻ, từ đó trẻ dễ nhớ nội
dung bài hát, trẻ có một tình cảm về Bác, vừa hát vừa kết hợp động tác minh hoạ.
Chính vì vậy mà nghệ thuật múa là phương tiện giúp trẻ phát triển nhiều
mặt. Cụ thể là: Toàn diện về đức, trí, thể, mỹ bứơc đầu góp phần hình thành nhân
cách trẻ.
2.1 - Múa minh hoạ là phương tiện hình thành đạo đức cho trẻ.
Khi trẻ thực hiện một hoạt động có mục đích nào đó thì đồng thời tình cảm
đạo đức cũng đựơc hình thành, đối với hoạt động múa cũng vậy, mỗi khi trẻ cùng
nhau múa hát cũng là lúc trẻ được giao lưu xúc cảm với nhau, giúp trẻ có ý thức
tập thể, tạo điều kiện tốt cho trẻ có khả năng hoà nhập với cộng đồng.
Từ bước luyện tập, bài múa đòi hỏi trẻ phải có ý thức kỷ luật, có tinh thần
tập thể, trẻ cầm tay nhau cùng vui múa hát, nhường nhịn nhau ở mỗi bước đi, mỗi
bứơc nhảy, không chen lấn, xô đẩy nhau thể hiện sự đoàn kết thân ái.
Đứng trứơc một tập thể lớp, trường để biểu diễn một bài hát, múa giúp trẻ
mạnh dạn, tự tin hơn trong mọi hoạt động, cùng nhau cố gắng tập một điệu múa
cho đều, đẹp, hoàn chỉnh, không phá đám, không bỏ cuộc giữa chừng, đòi hỏi trẻ
phải tập trung, chú ý và có ý tính tổ chức kỷ luật cao cùng khả năng tự kiềm chế
bản thân tốt mới có thể làm được.
Múa trên nền nhạc là tạo ra những điều kiện cần thiết đối với sự hình thành
phẩm chất đạo đức của nhân cách trẻ, đặt ra những cơ sở ban đầu cho văn hoá
chung của người công dân tương lai. Jan Giooc Nove đã khẳng định chỉ cần dùng
động tác chứ không cần đến ngôn ngữ thông thường, khi thể hiện động tác bắt
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà
Trang 10


GVHD: NSUT- BĐ múa Lê Trọng Quang
nguồn từ cuộc sống thực tiễn chứ không phải bịa đặt nên quá trình sinh hoạt tập
thể, múa hát trẻ xuất hiện sự cảm thông, quan tâm đến nhau. Mặt khác các điệu
múa dân gian, dân tộc đem đến cho trẻ cảm xúc tự hào dân tộc, trẻ thêm yêu quê

hương đất nước, ngoài ra mỗi màn múa hoạt cảnh hình tượng cũng mang một nội
dung giáo dục đạo đức nhất định.
Nội dung nghệ thuật múa luôn phản ánh, ca ngợi hướng tới cái thiện, trong
quá trình luyện tập trẻ luôn có ý thức kỷ luật trong thao tác, sự hoà đồng tập thể
luôn là đặc điểm trọng tâm của tác phẩm múa, đòi hỏi trẻ có kỷ luật cao mới điều
chỉnh được động tác của mình để phù hợp với tiết tấu của lời bài hát. Từ đó góp
phần rèn luyện cho trẻ được bộc lộ những phẩm chất đạo đức như ý trí nghị lực,
long dũng cảm, biết phân biệt cái hay- dở, đúng- sai hình dung trong động tác máu
hình tượng nhân vật.
2.2 - Múa minh hoạ góp phần giáo dục trí tuệ cho trẻ.
Ta biết rằng: Múa là phương tiện đẩy mạnh khả năng cảm thụ âm nhạc nên
nó cũng gắn liền với sự phát triển trí tuệ của trẻ. Khi múa đòi hỏi trẻ phải quan
sát, nhạy bén, linh hoạt phối hợp động tác với nhau một cách tuần tự, lôgíc, đồng
thời lắng nghe giai điệu nhạc, ghi nhớ và so sánh động tác múa sao cho phù hợp
với tính chất, giai điệu âm nhạc. Tác phẩm múa càng khó và phức tạp như hoạt
cảnh
múa,
bài
múa
tập
thể
đòi
hỏi
trẻ
phải
lắng nghe giai điệu nhạc, ghi nhớ vai diễn, đội hình chuyển động, các động tác
múa và thứ tự, vị trí của từng người điều chỉnh đội hình, động tác cho đều, cho
đẹp… Đối với những bài có nhiều hình thức thể hiện thì đòi hòi càng phải tập trung
chú ý, ghi nhớ, từ đó trí nhớ của trẻ càng phát triển không ngừng và đôi khi múa
trẻ còn nghó ra những hình tượng ứng với sự vật hiện tượng xung quanh trẻ.

Ví dụ: Trẻ có thế lấy cái gay thể dục tưởng tựơng là khẩu súng, là cây
đàn….chứng tỏ trí tưởng tượng của trẻ ngày càng phong phú và sáng tạo.
Hơn nữa múa minh hoạ lại thường đi kèm với lời ca đó cũng góp phần phát
triển ngôn ngữ, làm giàu vốn từ cho trẻ. Chính vì vậy múa là phương tiện thúc đẩy
trí thông minh, sự cảm thụ về một nền văn hoá cao, nghệ thuật đã giúp trẻ nhận
thức và phản ánh xung quanh một các thuận tiện, vì vậy múa rất cần thiết trong
việc tạo điều kiện phát triển trí tuệ cho trẻ, trên cơ sở thống nhất giữa các cơ quan
vận động (trí nhớ, thính giác, tri giác với nhau) theo từng độ tuổi các bài tập rèn
luyện kỹ năng múa ngày canøg đựơc nâng cao và phức tạp nên, đòi trẻ phải tích
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà

Trang 11


GVHD: NSUT- BĐ múa Lê Trọng Quang
cực tư duy dần dần trẻ có thể tự mình hình dung ra các động tác hình tượng phù
hợp với lời ca làm phong phú trí tưởng của trẻ.
2.3 - Múa minh hoạ giúp phát triển thể chất cho trẻ.
Múa là sự biểu hiện cảm xúc âm nhạc bằng động tác hình thể tư thế của
thân thể con người. Khi trẻ múa đòi hỏi sự hoạt động của toàn thân , tất cả các cơ
quan trong cơ thệ đều tham gia hoạt động theo nhịp điệu nhanh, mạnh gắn liền với
sự hoạt động của hệ tuần hoàn, làm cho tim đập nhanh, trẻ thở nhanh hơn, mạnh
hơn, tiết ra nhiều mồ hôi giúp trẻ bài tiết hoạt động và lưu thông múa được tốt
hơn. Do vậy khi trẻ múa thể hiện các động tác theo nhịp điệu âm nhạc, phối hợp
các động tác nhanh nhẹn, hoạt bát, có dáng đi uyển chuyển, nhịp nhàng, tư thế
đẹp và như vậy góp phần thúc đẩy sự phát triển cuả hệ vận động. Đây là một
trong những yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện về nhân cách trẻ.
2.4 - Múa minh hoạ là phương tiện giáo dục thẩm mỹ cho trẻ.
Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ là quá trình tác động có mục đích và có hệ thống
vào nhân cách của trẻ, nhằm phat triển năng lực cảm thụ và nhận biết cái đẹp

trong nghệ thuật, trong thiên nhiên và trong đời sống xã hội. Qua đó giáo dục
thẩm mỹ giúp trẻ phân biệt đựơc cái hay, cái đẹp trong cuộc sống để học tập và
làm theo.
Cũng như hội hoạ, những chất liệu làm nên bức tranh, những tương tónh
là những mảnh thạch cao, bút màu…còn để làm nên những bức điêu khắc, ở múa
thì chất liệu chính là con người thể hiện. Bởi thế cái đẹp ở múa không chỉ ở một
góc cạnh nào đó mà nó đem đến cho người xem cả một nội dung cần truyền đạt
cho nên ta ví “Múa là bức điêu khắc sống” bởi lứa tuổi mầm non là thời kỳ
“Hoàng kim” của giáo dục thẩm mỹ, chúng tiếp nhận thế giới xung quanh bằng
trực quan cảm tính nên khi tiếp xúc với nghê thuật múa trẻ cảm thụ lónh hội và
hiểu được cái đẹp và phân biệt đựơc nó giúp con mắt thẩm mỹ của trẻ đựơc phát
triển.
Khi trẻ múa là không những trẻ cảm nhận trực tiếp cái đẹp hình thể của bản
thân và của bạn, chính cái đó làm cho ý tưởng thẩm mỹ của trẻ thêm phong phú.
Từ đó trẻ sẽ điều chỉnh hành vi của mình sao cho múa đẹp giống cô, giống bạn từ
bứơc đi, dáng đứng, nụ cười, trong sinh hoạt hàng ngày. Nay chính là điều kiện
định hướng thẩm mỹ cho giai đoạn đầu của một con người.

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà

Trang 12


GVHD: NSUT- BĐ múa Lê Trọng Quang
IV - Đặc điểm tâm sinh lý và khả năng hoạt động múa
cảu trẻ Mẫu giáo lớn.
1 - Đặc điểm sinh lý.
Con người là phương tiện để thực hiện hoạt động máu cho nên đối với trẻ mầm
non khi tham gia hoạt động múa tạo điều kiện cho trẻ vận động, trẻ sẽ có khả
năng hoàn thiện động tác múa một cách chính xác hơn, trẻ sẽ hưng phấn hơn mỗi

khi tham gia hoạt động múa mà lại là hoạt động hấp dẫn đối với trẻ luôn có tâm
hồn nhạy cảm, dễ xúc cảm với mọi hiện tượng xung quanh mình bằng cặp mắt
trong sáng và rất gần gũi nên màu sắc, âm thanh của nghệ thuật múa sẽ ghi đậm
dấu ấn trong tâm hồn trẻ thơ. Theo tài liệu về tâm vận động của nghiên cứu trẻ
em thực hiện khoa học giáo dục thì trẻ em 5-6 tuổi có thể thăng bằng tốt và phối
hợp với các động tác với bạn. Do đó hoạt động ca hát đặc biệt là múa minh hoạ
theo lời ca, theo nhịp điệu, tiết tấu nhịp nhàng sẽ làm cho trẻ thêm vui tươi, hồn
nhiên, nhanh nhẹn, tạo điều kiện cho trẻ bộc lộ cảm xúc, có nhu cầu giao tiếp với
thế giới xung quanh từ đó giúp trẻ cảm thụ âm nhạc tốt, yêu thích âm nhạc, thích
được tham gia hoạt động múa.
2 - Đặc điểm tâm lý.
Trẻ mầm non tiếp nhận thế giới xung quanh bằng trực quan cảm tính do đó
máu là tín hiệu thông báo đặc điểm tâm lý lứa tuổi của trẻ. Một em bé sinh ra
ngôn ngữ duy nhất là tiếng khóc chào đời cùng với phản xạ khua tay, đạp chân,
khi đói nó khóc đòi bú va vui mừng hớn hở khi đựơc mẹ âu yếm vuốt ve.
Khi lớn lên bằng những bước đi chập chững, đựơc mẹ dạy dáng đi, dạy cách
cầm- nắm- khoanh tay… Tất cả những động tác đó là điểm khởi đầu của động tác
múa hay còn gọi là ngôn ngữ múa.
Người ta ví tuổi thơ như bình minh của cuộc đời, là giai đoạn phát triển
nhanh nhất của chức năng tâm lý. Nhà giáo dục học nổi tiếng của Nga là
Comenxki đã nói rằng: “Cả cuộc đời của một con người là một bứơc chân, ba năm
đầu đời trẻ đã đi đựơc 2/3 bước chân” điều đó cho ta thấy mức độ phát triển của
trẻ nhanh như thế nào.
Nghệ thuật múa giúp trẻ có dáng dấp, hình thể đẹp, tâm hồn trong sáng.
Bên cạnh đó còn giúp trẻ có khả năng cảm thụ, lónh hội những cái hay, cái đẹp
trong cuộc sống, biết tôn trọng, làm theo cái đẹp, khao khát vươn tới cái đẹp.
Khi trẻ múa không những giúp trẻ có vẻ đẹp về hình thể mà con giúp trẻ
cảm nhận được giai điệu âm nhạc trên cơ sở đó trẻ được trí tưởng tượng, tưởng
tượng ra nhiều hình tượng: Cô giáo, chú bộ đội, bà…và biết phối hợp động tác cho
SVTH: Nguyễn Thị Thu Haø


Trang 13


GVHD: NSUT- BĐ múa Lê Trọng Quang
phù hợp, qua nhiều lần tham gia luyện tập trẻ được hình thành kỹ năng múa, biết
đánh giá bạn múa, biết trình diễn theo phong cách từng vùng miền, từng dân tộc.
Từ đó trẻ có thể hoạt động độc lập, sáng tạo trong khi diễn đạt một điệu múa, hay
một đoạn múa, đó là sự định hướng thẩm mỹ thông qua nghệ thuật múa.
Đặc biệt ở lứa tuổi Mầm non “Học mà chơi, chơi mà học” nên múa vừa
mang tính vui chơi giải trí vừa truyền đạt nội dung giáo dục nào đó và trẻ thường
nhìn sự vật một cách trọn vẹn chứ không tách rời ra từng mảng, từng bộ phận.
Đồng thời những hiện tượng tự nhiên xung quanh trẻ đều nhân cách
hoá mọi vật lên, mọi vật đó đều có hồn, biến hoá chúng một cách linh hoạt.
3 - Khả năng múa của trẻ Mẫu giáo
Trẻ mẫu giáo hệ vận động đã phát triển, trẻ đi- đứng- chạy nhảy một cách
vững vàng nhưng xương của trẻ còn mềm vì có nhiều sụn, do đó trẻ có khả năng
vận động một cách dễ dàng, phối hợp giữa chân và tay nhịp nhàng, có khả năng
định hướng trong không gian, tạo điều kiện cho các tố chất: Nhanh, mạnh, liền,
khéo léo phát triển từ đó trẻ có thể thực hiện tốt các vận động theo hướng dẫn của
giáo viên.

a - Trẻ mẫu giáo bé (3-4 tuổi)
Trẻ đã có hứng thú vận động theo nhạc, biết thực hiện các động tác đơn
giản theo nhạc.
Ví dụ: Vỗ tay theo nhịp, theo phách, biết lắc lư người, nhún nhảy thoe nhịp,
đưa tay, chân theo tiết tấu cảu bài hát. Đặc biệt có trẻ bứơc đầu tự múa độc lập
được.
b - Trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi).
Có thể trẻ đẽ vững chắc hơn, gân cốt cứng cáp hơn, các bắp thịt phát triển

cân đối, sự phối hợp động tác tay - chân với dáng người đi, chạy nhảy đều vững
vàng hơn. Trẻ nắm được các vận động cơ bản, có thể làm động tác nhanh hơn,
tiến, lùi, nhảy, kiễng chân nhưng không thể tập lâu ở những động tác này, trẻ biết
vào đúng nhịp các động tác kết hợp với lời ca, phản ứng tốt với hiệu lệnh và có
thể thực hiện các thao tác tổng hợp với lời ca, và có thể thực hiện các thao tác
tổng hợp hiểu được yêu cầu thể hiện.
Có thể múa đựơc các bài múa có động tác đơn giản với đội hình chuyển
động không phức tạp, có thể nhận sự phân vai trong bài múa có tình tiết.
SVTH: Nguyễn Thị Thu Haø

Trang 14


GVHD: NSUT- BĐ múa Lê Trọng Quang

c - Trẻ mẫu giáo lớn (5- 6 tuổi).
Các cơ vận động đã hoàn thiện hơn so với trẻ mẫu giáo bé và mẫu giáo nhỡ
nên khi tham gia múa trẻ đã chú ý đến giai điệu, nhịp điệu của bài hát, trẻ còn
biết thể hiện dáng điệu theo nội dung của từng bài hát.
Trẻ 5-6 tuổi biết chú ý đến làm dáng, làm đẹp mình hơn khi múa, trẻ biết
tưởng tượng về các hình tượng khác nhau như: anh bộ đội, chú công nhân xây
dựng….hình tượng của chú ếch con, mèo con, chó con một cách rõ nét, chính xác
hơn do kiến thức của trẻ phong phú hơn, từ đó trẻ có thể làm một số động tác khó
hơn: nhảy cao sải, tự xoay người xung quanh mình, quanh bạn….vận động theo đội
hình chuyển động.
4 - Một số dạng múa trong trường Mầm non
Nghệ thuật múa là một hình thái ý thức xã hội do chính con người sáng tạo
ra để phục vụ lại cho con người, thúc đẩy con người vươn tới “Chân- Thiện –Mỹ” .
Múa minh họa xuất hiện từ xa xưa trong nền văn hóa dân gian, múa hát là
những yếu tố nguyên hợp của diễn xuất. Tùy theo yêu cầu, mức độ múa hát nhiều

hay ít trong một tiết mục có 3 mức độ kết hợp:
- Múa minh họa cho lời hát
- Múa hát cùng phát triển chung một chủ đề theo ngôn ngữ của mình
- Múa độc lập hát làm nền
Múa minh họa là loại múa dựa trên ý tưởng chất thơ, tính khái quát chứa
đựng trong nội dung bài hát hoặc giai điệu âm nhạc biểu hiện cụ thể hoá bằng
hình ảnh nghệ thuật múa theo góc độ nhìn thấy đựơc, múa làm chức năng hỗ trợ,
bổ sung, thiết lập các hình tượng, động tác tạo hình múa làm cho lời bài hát, giai
điệu âm nhạc không chỉ cảm nhận bằng thính giác mà cần tác động bằng thị giác.
Múa minh hoạ có lúc cảm nhận qua lời là chính có lúc xem động tác múa là chính.
Múa minh hoạ thường sử dụng múa đông người kết hợp các khối, các mảng,
miếng màu sắc, trang phục, đạo cụ….tạo nên sự hài hoà đồng điệu với giai điệu,
tiết tấu âm nhạc.
Đặc biệt múa minh hoạ là dạng múa chủ yếu trong trường Mầm non, trẻ dễ
thực hiện, biên đạo không tốn nhiều thời gian, công sức, khám phá sáng tạo mà nó
đã chứa đựng diễn giải cả bằng lời hát.

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà

Trang 15


GVHD: NSUT- BĐ múa Lê Trọng Quang

Chương II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MÚA HIỆN NAY Ở
TRƯỜNG MẦM NON
Qua điều tra quan sát một số trường Mầm non khu vực Thành phố Biên Hoà
như: Trường Mầm non Xã Đồi 61 và Trường Mầm Non Tuổi Thơ …..tôi nhận thấy
rằng: Việc dạy múa ở các trường Mầm non, chương trình giáo dục âm nhạc, vận
động theo nhạc nói chung và dạng múa minh hoạ nói riêng còn rất nghèo nàn, hạn

chế, có trường tổ chức lớp múa năng khiếu quá đơn giản, nội dung múa sơ sái, ít
mang tính nghệ thuật. Những nội dung này không đáp ứng đúng khả năng múa của
trẻ.
Đa số các trường chỉ thực hiện dạy trẻ một số bài trong chương trình và chưa
có tiết học múa độc lập mà chỉ là một hoạt động trong giờ âm nhạc. Hơn nữa thời
gian của một tiết học rất ngắn nên cô giáo không có điều kiện để sáng tạo trong
việc dàn dựng, biên đạo các động tác múa minh hoạ để phù hợp với nội dung của
từng tác phẩm, làm cho giờ học trở nên hấp dẫn mà cô chỉ dựa vào sách bài soan
gợi ý các động tác đơn giản.
Về cơ sở vật chất để thực hiện cho hoạt động múa của trẻ còn sơ sài, phụ
thuộc nhiều vào quỹ của nhà trường, nhiều trường Mầm non không có phòng múa
riêng, không có giá múa…..mà chỉ có vài bộ quần áo đơn điệu làm cho trẻ không
có hứng thú khi tham gia biểu diễn cùng cô và các bạn trong giờ hoạt động âm
nhạc, trẻ dễ nhàm chán, thờ ơ với hoạt động múa.
Thực trang chưa phản ánh đến mặt khách quan của nó làm cho đường lối và
điều kiện thực hiện không cân đối nên trẻ sẽ thiệt thòi khi không đựơc bồi dưỡng,
SVTH: Nguyễn Thị Thu Haø

Trang 16


GVHD: NSUT- BĐ múa Lê Trọng Quang
không dựơc quan tâm đến một cách đúng mực nhất là múa minh họa vì minh họa
trẻ dễ thực hiện, dễ tưởng tượng ….. Thông qua múa minh hoạ sẽ có định hướng
thẩm mỹ, cảm nhận được cái đẹp, trẻ sẽ dễ dàng, tiếp thu các môn học khác một
cách có hiệu quả. Song để phát huy hết vai trò tác dụng của múa đặc biệt là múa
minh hoạ trong trường mầm non thì yêu cầu phải có những biện pháp, phương
pháp thích hợp. Mỗi giáo viên tự thay đổi nhân thức về tác dụng, ý nghóa của múa
minh hoạ, đầu tư thời gian nghiên cứu để việc dạy múa phát huy được hết tác dụng
của nó.


Chương III: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM.
I - Nội dung thực nghiệm

Dựa vào thực trạng của việc thực hiện các dạng múa minh hoạ trong trường Mầm
non, tôi chọn hai nhóm trẻ tương đồng nhau làm nhóm thực nghiệm va đối chứng,
mỗi nhóm 30 cháu lớp lá 1 trường mầm non Tuổi Thơ Huyện Trảng Bom.
Lựa chon 3 bài hát trong chương trình giáo âm nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn. Biên
đạo các bài theo mức độ của múa minh họa, soạn giáo án và dạy trên cháu đối
tượng đựơc dạy theo những gợi ý và phương pháp cũ theo chương trình. Sau đó so
sánh mức độ thực hiện và hứng thú của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng để
đưa ra kết quả thực nghiệm.

Bài hát đựơc lựa chọn va øbiên đạo gồm:
Bài: Tập Đếm

Bài: Lá xanh

Nhạc và lời:Hoàng Công sử
Biên đạo múa minh họa ở mức độ 1

Nhạc và lời:Thái Cơ.
Biên đạo múa minh hoạ ở mức độ 2
Bài: Em đi mẫu giáo
Nhạc và lời:Dương Minh Viên.
Biên đạo múa minh họa ở mức độ 3
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà

Trang 17



GVHD: NSUT- BĐ múa Lê Trọng Quang

II - Tiến hành thực nghiệm
1. Biên đạo múa mức độ 1

SVTH: Nguyễn Thị Thu Haø

Trang 18


GVHD: NSUT- BĐ múa Lê Trọng Quang
Đây là bài hát vui vẻ, nội dung tình cảm, giai điệu nhịp nhàng, thể hiện tình cảm
đoàn kết bạn bè và mời bạn bè cùng múa hát, tập đếm. Cho nên động tác múa của
bài này là động tác mềm dẻo nhưng phải dứt khoát như động tác mõ.
- Yêu cầu thực hiện:
Trẻ biết thể hiện động tác nhịp nhàng, dứt khoát, đúng nhạc, biết phối hợp với
bạn, đồng thời trẻ biết thể hiện nét mặt vui tươi, hồn nhiên, nhí nhảnh.
Biết chuyển đội hình linh hoạt, bộc lộ sự hứng thú trong khi múa.
- Chuẩn bị: Trẻ nữ váy ngắn, nơ buộc tóc.
Trẻ nam quần soọc, áo trắng, nơ cài cổ.
- Thứ tự đội hình và động tác: Nam kí hiệu +; Nữ: 0.

Nhạc và lời ca
Nhạc dạo

Đội hình 1 trẻ
+ 0 + 0 +
0 + 0 + 0


Lần 1:
Nào các bạn cùng ra
đây ta hát chung
………….
thật đều

+ 0 + 0 +
0 + 0 + 0

Một với một là hai
hai
thêm
hai
…………….thật đều

+ 0 + 0 +

Nhạc dạo

+
0
+
0
+

0
+
0
+
0


Lần 2:
+
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà

0

0 + 0 + 0

Diễn giải động tác
Trẻ xếp hàng ở hai phía cánh
gà, nhảy chân sáo, tay để cao
trên đầu, đồng thời nghiêng
theo nhịp
Trẻ làm điệu mõ mời theo đội
hình hàng ngang, chấm gót
chân xế hướng 2, 1 tay đưa thế
2 thấp ngang bụng, tay kia
nâng khuỷu tay,
sau đó đổi bên (4 lần)
Trẻ hái đào 2 tay, chân nhún
mềm, đưa đúng số lượng ngón
tay thêm vào theo nội dung bài
hát.
Từ đội hình hàng ngang, trẻ đi
lướt chân, tay để thế 6, chuyển
thành 2 hàng dọc

Trẻ đứng 2 hàng quay mặt vào
Trang 19



GVHD: NSUT- BĐ múa Lê Trọng Quang
Nào các bạn cùng ra
0
+
đây…….đếm cho thật
+
0
đều.
0
+
+
0
Một với một là hai
hai thêm hai ……
năm ngón tay thật
đều

+
0
+
0
+

0
+
0
+
0


Nhạc dạo

+
0

Trẻ làm điệu mõ đổi chỗ, vỗ
tay dưới đùi phải, trái, sau lưng,
trên đầu sau đó quay người một
vòng đổi chỗ sang hàng kia

Nhảy chân sáo theo nhịp tạo
thành 1 vòng tròn

0

+

nhau làm điệu mõ mời, bứơc
tiến dần theo nhịp vào giữa gặp
nhau rồi lại lùi ra (2 lần)

+
0

0
+

Lần 3:
Nào các bạn cùng ra

đây ……..đếm cho
thật đều

+
0

0

+

+
0

0

Đứng quay mặt vào trong làm
điệu mõ mời 4 lần, đến câu
cuối múa cuộn tay điệu hái đào
2 tay kếy hợp thêm bớt 2 tay

+
Kết:
+
Một với một là hai
0
hai thêm hai… ..ngón
+
tay thật đều.

0

+

+ Trẻ làm điệu mõ sệt chân sang
0
phải, sang trái 3 bước kết hợp
+
nghiêng người, vỗ tay theo nhịp
0
bước, sau đó đứng V tay để
cong trên đầu – kết

2- Biên đạo múa mức độ 2

SVTH: Nguyễn Thị Thu Haø

Trang 20



×