ĐÌNH
THẦN
THƠNG
TÂY HỘI
TP. HCM, THÁNG 10, 2023
BẢO
TỒN
DI SẢN
KIẾN
TRÚC
SVTH:
MSSV:
GVHD:
TIỂU LUẬN MƠN HỌC
HOÀNG ĐỨC TUẤN ANH
21710100023 - KT21TC
TS.KTS. TRẦN THANH TUẤN
CÂU 1:
NÊU NHỮNG YÊU CẦU TRONG CÔNG TÁC TRÙNG TU DI TÍCH
KIẾN TRÚC.
Cơng tác trùng tu di tích kiến trúc phải đáp ứng 6 yêu cầu sau:
1. Tính cấp thiết trong trùng tu di tích kiến trúc
Cơng tác trùng tu di tích chỉ được tiến hành trong những trường hợp
cần thiết (di tích đang có nguy cơ bị hủy hoại do tác động của thiên nhiên
và con người) và phải được thành lập dự án.
Tu sửa cấp thiết di tích được áp dụng cho trường hợp di tích cần
được sửa chữa nhằm chống đỡ, gia cố, gia cường các bộ phận để kịp thời
ngăn chặn di tích khỏi bị sập đổ trước khi tiến hành cơng tác trùng tu.
2. Tính ngun gốc, chân xác và tồn vẹn của di tích kiến trúc
Vật liệu: tôn trọng các vật liệu lịch sử, phân biệt vật liệu mới và vật
liệu lịch sử.
Quá trình thực hiện: tôn trọng bằng chứng nguyên gốc của các vật
liệu xây dựng và các hệ thống kết cấu.
Quan niệm thiết kế: tôn trọng các mục tiêu thiết kế kết cấu, kiến
trúc, tổng thể nguyên gốc.
Môi trường: bảo tồn di tích trong khung cảnh ngun gốc, giữ gìn
mối quan hệ giữa di tích và mơi trường xung quanh.
3. Tính ưu tiên trong cơng tác trùng tu di tích kiến trúc
Ưu tiên cho các hoạt động bảo quản, gia cố di tích trước khi áp dụng
biện phát kỹ thuật tu bổ và phục hồi khác.
4.Kỹ thuật và vật liệu trùng tu di tích kiến trúc
Việc thay thế kỹ thuật hay chất liệu cũ bằng kỹ thuật hay chất liệu
mới phải được thí nghiệm trước để đảm bảo kết quả chính xác khi áp
dụng vào di tích.
5. Trùng tu bộ phận và cấu kiện lẻ trong di tích kiến trúc
Chỉ thay thế một bộ phận cũ bằng một bộ phận mới của di tích khi
có đủ những chứng cứ khoa học chuẩn xác và phải có sự phân biệt rõ ràng
giữa bộ phận mới thay thế với những bộ phận gốc.
6. Tính an tồn và bền vững của di tích kiến trúc
Bảo đảm an tồn cho bản thân cơng trình trong suốt q trình thực
hiện trùng tu di tích và độ bền vững nhất định của di tích sau khi trùng tu
di tích.
2
CÂU 2:
NÊU QUY TRÌNH THÀNH LẬP DỰ ÁN BẢO QUẢN VÀ TRÙNG TU
DI TÍCH KIẾN TRÚC
Quy trình thành lập dự án bảo quản và trùng tu di tích kiến trúc (theo
Hiến chương Burra (1979)
1. Xác định địa điểm và các mối liên kết
2. Thu thập và ghi nhận thông tin và địa điểm
3. Đánh giá ý nghĩa
4. Thu thập thông tin về các nhân tố khác ảnh hưởng đến địa điểm
5. Phát triển chính sách
6. Chuẩn bị một cơng bố về chính sách
7. Quản lý địa điểm phù hợp với chính sách
8. Theo dõi và giám sát
Cơng trình thực hiện:
ĐÌNH THẦN THƠNG TÂY HỘI
Vị trí địa lý: 319 Thống Nhất, quận Gị Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Các bước thực hiện:
1. Liệt kê, đánh giá, phân tích về lịch sử, khảo cổ, kỹ thuật, mỹ thuật,
vật liệu và các tài liệu liên quan khác của di tích
2. Lập hồ sơ khảo sát, đánh giá hiện trạng kiến trúc của di tích
3. Ảnh chụp và ghi hình hiện trạng của di tích tại thời điểm lập dự án
4. Bản dập các chi tiết quan trọng
5. Phương án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích.
6. Phân tích, xác định hạng mục đầu tư
7. Kết luận và kiến nghị
3
BƯỚC 1:
Liệt kê, đánh giá, phân tích về lịch sử, khảo cổ, kỹ thuật, mỹ thuật,
vật liệu và các tài liệu liên quan khác của di tích
Lịch sử đình Thơng Tây Hội
Đình Thơng Tây Hội, được xây dựng vào khoảng năm 1679, là ngơi
đình cổ nhất của vùng đất Gia Định xưa nói riêng và cả miền Nam nói
chung. Tên gọi ban đầu là đình làng Hạnh Thơng Tây, vào năm 1944, khi 2
làng Hạnh Thông Tây và An Hội sáp nhập, đình được chọn làm đình chung,
từ đó tên gọi Thơng Tây Hội ra đời.
Ngơi đình hiện tại là ngơi đình thứ 2 của làng Hạnh Thơng Tây, cơng
trình ban đầu nằm ở phía Nam chợ Hạnh Thơng Tây hiện này. Tuy nhiên,
sự bùng nổ dân số cũng như do kết cấu đơn giản nên hiện nay khơng cịn
lại vết tích gì. Diện tích ngun thủy khu đất đình là 5000 m2, nhưng hiện
tại diện tích này chỉ cịn 1500 m2 do sự lấn chiếm của người cư sống xung
quanh khn viên đình
Khu đất của đình vốn
do một hào phú tên Huỳnh
Văn Thu hiến cúng. Hiện
trạng đình bây giờ vốn được
trùng tu trên mặt bằng ngơi
đình thứ hai.
Cũng như mọi ngơi
đình khác của miền Nam,
đình Thơng Tây Hội được xây
dựng với mục đích thờ Thần
Hồng, những vị khai khẩn,
bảo vệ con người tại nơi họ
sinh sống. Đây là một đặc
trưng thú vị trong văn hóa
làng xã của Việt Nam.
Bên cạnh đó, đình hiện
tại cũng là nơi thờ cúng: Bà
Chúa Xứ, Ngũ Hành, Thần
Hổ, Bạch Hổ, Thần Nông,
Liệt Sĩ, Tiên Sư, Quan Đế,
Tiền hiền, Hậu hiền, Bạch
Mã thái giám.
Sau lễ Kỳ n, ngơi đình trầm ngâm và tĩnh lặng. Viếng đình hầu như chỉ
có người dân địa phương chứ khơng quá nhiều du khách.
4
BƯỚC 1:
Liệt kê, đánh giá, phân tích về lịch sử, khảo cổ, kỹ thuật, mỹ thuật,
vật liệu và các tài liệu liên quan khác của di tích
Hệ kết cấu của đình
Hệ cột của võ ca đình Thơng Tây Hội
Ngun thủy kết cấu đình vốn
chỉ được tạo thành từ tre và vách lá.
Hệ kết cấu gỗ mới được xây dựng từ
năm 1883 và vẫn giữ được nguyên
trạng cho tới bây giờ. Mặt bằng kiến
trúc đình gồm trục chính: võ ca chính điện và trục phụ: nhà hội sở, rất
phổ biến với kiến trúc tôn giáo Việt
Nam TK XVIII-XIX.
Võ ca rộng 14 mét, dài 17.5 mét
và cao 4 mét, có 52 cột gỗ chống đỡ
hệ mái và chỉ có mặt hướng ra đường
Thống Nhất là có tường bao che. Đây
là nơi xây chầu, hát bội.
Chi tiết mộng liên kết của một trong 52 cột gỗ chống đỡ
dàn vì kèo mái của võ ca.
5
BƯỚC 1:
Liệt kê, đánh giá, phân tích về lịch sử, khảo cổ, kỹ thuật, mỹ thuật,
vật liệu và các tài liệu liên quan khác của di tích
Hệ kết cấu của đình
Chính điện là nằm ngay phía sau võ ca, gồm 2 nếp nhà ghép trùng
vào nhau (2 hệ mái). Không gian chính điện có 48 cột gỗ, chân cột được
tạo tác theo hình trụ, bóp eo ở giữa, chia thành 8 hàng cột, mỗi hàng cột
có 6 cột. Bốn cột ở giữa cao tới 4.5 mét, đường kính khoảng 30 cm.
Phía sau võ ca (phần khơng có tường bao che) là chính điện được xây dựng
theo kiểu trùng thiềm điệp ốc
Tạo tác chân cột chính, 4 cột này được xem là
đại diện cho “tứ tượng” trong tín ngưỡng xưa của
người Hoa.
Nhà hội sở là nơi làm việc của ban quản lý đền, tiếp khách và soạn lễ vật, có
kích thước ngang 12m, dài 19m, cao 4,2m; có 56 cột, chân cột kê đá xanh, có 3 nếp nhà
"trùng thiềm điệp ốc"; có vách ván ngăn khu vực làm việc với nhà kho ở phía sau. Hiện
nay nhà hội sở cịn có bàn thờ tổ nghề .
Tồn bộ hệ mái của võ ca, chính điện, nhà hội sở đều được lợp ngói âm dương.
Mặt tiền nhà Hội sở (sau đợt trùng tu nâng nền)
Khu vực nhà kho phía sau.
6
BƯỚC 1:
Liệt kê, đánh giá, phân tích về lịch sử, khảo cổ, kỹ thuật, mỹ thuật,
vật liệu và các tài liệu liên quan khác của di tích
Các chi tiết điêu khắc, trang trí
Những chi tiết điêu khắc, trang trí hay những hiện vật cổ được tập
trung nhiều nhất và có đầu tư nhất tại khơng gian chính điện. Chủ đề
trang trí tứ linh long - lân - quy - phụng, mẫu đơn - chim trĩ, đầu rồng,
cành mai,... tại đình Thông Tây Hội không hề xa rời khỏi bối cảnh chung
của kiến trúc đình thần ở khu vực Gia Định xưa.
Tranh gỗ với đề tài mẫu đơn - chim trĩ tại gian trước của chính điện
Đầu vì kèo chạm khắc chủ đề hoa mai
Bao lam chủ đề long - phụng
Mõ
Chiêng cổ tại đình
Trang phục phục vụ các lễ, hội tại đình
Cặp câu đối tạo tác từ dừa
7
BƯỚC 1:
Liệt kê, đánh giá, phân tích về lịch sử, khảo cổ, kỹ thuật, mỹ thuật,
vật liệu và các tài liệu liên quan khác của di tích
Vật liệu
Nhìn chung, vật liệu được sử dụng trong cơng trình khá đơn giản,
bám sát với tính địa phương vì đình là cơng trình thuộc thể loại tín ngưỡng
tự nhiên và do cư dân phát động xây dựng.
Về kết cấu: những thành phần chống đỡ, chịu lực cho khối mái là
gỗ sao, đây là một loại gỗ phổ biến ở miền Nam thời điểm đó. Vật liệu gỗ
cũng rất thân thiện với nghệ nhân điêu khắc, cho phép tạo ra những chi
tiết trang trí ngay từ cấu kiện thay cho những giải pháp kết dính. Trong
bối cảnh hiện đại, phần sườn mái sử dụng bê tông để tăng cường độ cứng
và ổn định cho khối mái.
Về diện mái, cả khối chính là võ ca - chính điện, nhà hội sở cũng như
khối phụ là miếu thờ Bạch Hổ, Ngũ Hành và miếu Bà Chúa Xứ sử dụng
mái âm dương làm từ đất nung.
Về hoàn thiện, sàn được lát gạch tàu đất nung, cùng màu với mái.
Tường, từ ngoài cổng cho đến trong đều được phủ vơi vàng thay vì các loại
sơn nước hiện đại.
Những chi tiết trang trí như câu đối, hồnh phi, trang thờ, bao lam
cũng tôn trọng vật liệu gỗ như nguyên gốc từ xưa. Sơn son thếp vàng của
những hiện vật này không bị quét đè lên những lớp sơn mới.
Mõ trong chính điện
Vật liệu gỗ trong chính điện
8
BƯỚC 2, 3:
Lập hồ sơ khảo sát, đánh giá hiện trạng kiến trúc của di tích và ghi
hình hiện trạng di tích tại thời điểm lập dự án
1. Hiện trạng di tích
Đình Thơng Tây Hội hiện tại gồm các khối cơng trình:
• Võ ca - chính điện
• Nhà thờ Bạch Hổ - Ngũ Hành
• Nhà hội sở
• Nhà thờ Bà Chúa Xứ - Quan Cơng
• Thờ Thần Hổ
• Nhà giáo dục cộng đồng quận Gị Vấp
Cơng trình mới được tu bổ cấp thiết gần đây vào năm 2019, đặc biệt
là ở hạng mục nhà Hội sở.
Nhà hội sở
9
BƯỚC 2, 3:
Lập hồ sơ khảo sát, đánh giá hiện trạng kiến trúc của di tích và ghi
hình hiện trạng di tích tại thời điểm lập dự án
Khơng gian sân đình có nhiều cây cao khoảng 10 mét, từ cổng đi vào
có thể tiếp cận được tất cả các khối chức năng chính. Ở cổng đình đang
cho th bán hàng nước. Khu vực sân này cũng là nơi tổ chức các lớp tập
múa, tập võ cho cư dân trong địa bàn.
Sân đình
Cổng đình mở cửa liên tục, cho phép
dân cư được ra vào đình tham quan tự
do.
Cổng đình
10
BƯỚC 2, 3:
Lập hồ sơ khảo sát, đánh giá hiện trạng kiến trúc của di tích và ghi
hình hiện trạng di tích tại thời điểm lập dự án
Nhà võ ca có hệ cột trịn theo lưới cột 2.9x2.9 mét, mái lợp ngói, rộng
14 mét, dài 17.5 mét . Mặt hướng ra cổng được che chắn lần lượt bởi gian
thờ Ông Hổ và Thần Nông, một khoảng tường cao gần 3 mét cịn những
diện khác thì khơng có tường vây. Trong khơng gian võ ca bố trí một bàn
dâng hương, có tượng Bạch Mã.
11
BƯỚC 2, 3:
Lập hồ sơ khảo sát, đánh giá hiện trạng kiến trúc của di tích và ghi
hình hiện trạng di tích tại thời điểm lập dự án
Mái võ ca và chính điện là dạng mái ngói âm dương nhuốm màu thời
gian và số ít có dấu hiệu bị nứt vỡ.
Mái võ ca
Bên ngồi mái của chính điện, cỏ dại mọc đầy trong điều kiện nóng
ẩm mùa mưa. Bên trong có mảng ngói bị vỡ nhưng khơng được thay thế,
che chắn lại.
12
BƯỚC 2, 3:
Lập hồ sơ khảo sát, đánh giá hiện trạng kiến trúc của di tích và ghi
hình hiện trạng di tích tại thời điểm lập dự án
Vật liệu gỗ vốn rất nhạy cảm với những điều kiện môi trường, có thể
thấy rõ hệ đà giằng và vì kéo chống đỡ mái võ ca có sự co ngót và bị ảnh
hưởng bởi rỉ sét từ đinh thép. Sự thiếu vắng của tường bao che khiến kết
cấu gỗ tại không gian bị ảnh hưởng tiêu cực.
Cận cảnh hệ vì kèo mái từ bên ngồi
Cận cảnh vì kèo và xà gồ ở trong võ ca
Ở võ ca, hệ xà gồ khung mái bằng gỗ và tre
khá cũ kỹ, có nhiều vết nứt và ẩm mốc. Bụi
bám dày và đơi chỗ tróc sơn.
Hệ kết cấu chống đỡ bên trong
Mái võ ca chụp từ bên ngoài
13
BƯỚC 2, 3:
Lập hồ sơ khảo sát, đánh giá hiện trạng kiến trúc của di tích và ghi
hình hiện trạng di tích tại thời điểm lập dự án
Ở võ ca lẫn chính điện, vì là dạng phương đình ghép sát vào nhau
nên được lắp đặt hệ thống sêno thoát nước khá thủ công để tránh hư hại
tới sự nguyên bản của cơng trình nhất. Những sêno trong chính điện hay
nhà hội sở được sơn màu đỏ son, tiệp với tông chung của khơng gian.
Thốt nước ngồi võ ca
Thốt nước ngồi võ ca
Thoát nước ở đoạn giao gian trước và gian sau
chính điện
Thốt nước ở gian sau nhà hội sở
14
BƯỚC 2, 3:
Lập hồ sơ khảo sát, đánh giá hiện trạng kiến trúc của di tích và ghi
hình hiện trạng di tích tại thời điểm lập dự án
Hệ kết cấu gỗ của võ ca và chính điện là vấn đề lớn nhất của tồn di
tích. Trái ngược với hệ kết cấu nhà hội sở cịn khá mới thì võ ca và chính
điện có những xuống cấp bộc lộ rõ ràng.
Các cột gỗ trong khơng gian này có kích thước khơng đều, có thể
là do đặc trưng co ngót của vật liệu. Chân cột có tình trạng bị mịn vẹt và
ngấm nước.
Nứt vỡ thành phần đế của thanh chống
Một trong các cột tứ tượng nghiêng hẳn sang
một bên
Chân cột thứ 2 (dãy thứ 4 từ trái qua) tróc sơn và hư hại
Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở hầu hết
tồn bộ cột ngoài võ ca
15
BƯỚC 2, 3:
Lập hồ sơ khảo sát, đánh giá hiện trạng kiến trúc của di tích và ghi
hình hiện trạng di tích tại thời điểm lập dự án
Các chi tiết trang trí hay tượng thờ cúng được lau chùi thường xuyên và cẩn thận. Bao lam, hoành phi, câu đối, các ban thờ đều giữ được
nguyên bản.
Bao lam và ban thờ Hữu bàn
Nến rồng
Tượng Bạch Mã
Bao lam, hoành phi, câu đối ban thờ giữa
16
BƯỚC 2, 3:
Lập hồ sơ khảo sát, đánh giá hiện trạng kiến trúc của di tích và ghi
hình hiện trạng di tích tại thời điểm lập dự án
Tuy nhiên, một số chi tiết đặc sắc lại đang dần sa sút theo thời gian, ví
dụ như tranh khắc gỗ chủ đề mẫu đơn - chim trĩ tại gian trước chính điện.
Bức giữa trong bộ 3 tranh khắc gỗ chủ đề mẫu đơn - chim trĩ
Bức trái và phải trong bộ 3 tranh khắc gỗ chủ đề mẫu đơn - chim trĩ
17
BƯỚC 2, 3:
Lập hồ sơ khảo sát, đánh giá hiện trạng kiến trúc của di tích và ghi
hình hiện trạng di tích tại thời điểm lập dự án
Lưỡng long tranh châu bằng gốm men xanh trên sườn mái của nóc
chính điện cũng là một chi tiết trang trí đáng chú ý.
Tượng lưỡng long tranh châu bằng men gốm xanh
18
BƯỚC 4:
Phương án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích
Hiện tại hệ kết cấu của chính điện và võ ca đang bị hư hại, có nguy cơ
ảnh hưởng đến khối võ ca và chính điện. Phương án cấp thiết nhất là:
1. Gia cố lại toàn bộ những cột bị hư hại ở chân
2. Vệ sinh và kiểm tra lại các đà giằng có bị mối mọt, xâm thực do mưa,
đo đạc các vết nứt và độ cong vênh của các cấu kiện.
3. Kiểm tra lại các liên kết ở các đà giằng và hệ vì kèo, xà gồ.
Bên cạnh đó, cần vệ sinh và có những lớp sơn mới để bảo vệ các cấu
kiện bên ngoài võ ca để chống chịu được với thời tiết xấu vào mùa mưa.
Khi cần thay thế, nên có những bản dập của các chi tiết tạo hình đầu vì
kèo.
Về các chi tiết trang trí, phần lớn vẫn cịn ngun vẹn và được chăm
sóc kỹ lưỡng, tuy nhiên tranh gỗ mẫu đơn - chim trĩ đang bị thời gian bào
mòn dần, do đó cần có những nghiên cứu tư liệu, truy tìm những nghệ
nhân có hiểu biết, kinh nghiệm và tay nghề để phục hồi lại thành phần
này.
Hệ thống sêno đang có những vị trí tạm bợ, chắp vá, có thể vì kinh
phí khơng cho phép. Tuy nhiên việc sơn lại cho tiệp màu với những thành
phần khác trong không gian đình cũng là một phương án cải thiện đáng
kể về mặt thẩm mỹ trong tổng thể.
Vị trí mái ngói bị vỡ có thể khiến nước mưa thâm nhập vào cơng
trình, phải có sửa chữa kịp thời để tránh nước và hơi ẩm ảnh hưởng đến
kết cấu gỗ bên trong.
Cuối cùng, ban quản lý đình phải tăng cường quản lý, vệ sinh, chăm
sóc đình, phải duy trì trạng thái sạch sẽ cho những vị trí nhạy cảm.
BƯỚC 5:
Phân tích, xác định hạng mục đầu tư
Ưu tiên xử lý hạng mục hệ kết cấu chung của võ ca và chính điện.
Nhà hội sở mới được tu bổ gần đây nên hiện trạng đang trong điều kiện
khá tốt. Vì đình Thơng Tây Hội mang hình thức kiến trúc thơ sơ thời mới
khai khẩn nên sẽ cần có thêm nhiều biện pháp bảo vệ và chăm sóc kỹ
lưỡng hơn để phịng tránh hư hại và sụp đổ.
Tiếp theo, cần rà soát hạng mục mái ngói, dọn dẹp vệ sinh cỏ dại, tìm
kiếm những vị trí bị lệch ngói, hở ngói, nứt/vỡ ngói để có sự thay thế kịp
thời
19
BƯỚC 6:
Kết luận và kiến nghị
Hiện trạng của đình Thơng Tây Hội với những nội dung đã nêu trên
đến từ việc thiếu kinh phí đầu tư tu bổ, sự quan tâm của địa phương và
ban quản lý của đình.
Địa phương cần có những chương trình quảng bá, phát động những
chiến dịch để thu hút du khách, người dân tham quan, liên kết với các
trường học lân cận nhằm tổ chức các chuyến dã ngoại, thực địa. Từ đó
nhấn mạnh được tầm quan trọng của một di tích kiến trúc nghệ thuật
cấp quốc gia cũng như thu hút sự quan tâm với những sự kiện văn hóa
tại đình, vốn diễn ra quanh năm. Đây là tiền đề và cơ sở để nâng cao nhận
thức cho thế hệ kế cận, những người sẽ tiếp bước giữ gìn truyền thống
quý báu của miền Nam suốt hơn 300 năm.
Ban quản lý đình hiện tại đang làm tốt những cơng tác liên quan đến
tín ngưỡng. Tuy nhiên lại cho phép những hoạt động buôn bán, lề thói
ảnh hưởng khơng tốt tới cảnh quan chung của một di tích vốn được xem
là linh thiêng. Quan trọng không kém là việc chú ý, tự giác bảo dưỡng và
yêu cầu địa phương hỗ trợ lưu kho những thành phần thay thế như ngói,
sơn để thuận lợi cho cơng tác chăm sóc di tích.
Những kết luận và kiến nghị nêu trên chỉ liên quan đến cơ quan chức
năng có thẩm quyền, về mức độ nhận thức, mức độ quan tâm tới di tích
đình thần Thơng Tây Hội. Được biết, hiện nay di tích vẫn dựa vào đóng góp
của người dân địa phương và số ít du khách quan tâm để bảo dưỡng bề
ngoài.
20