Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

chủ dề thực vật ngày tết quê em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.97 KB, 10 trang )

VII. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC CHI TIẾT NHÁNH 2: “BÉ VỚI TẾT NGUYÊN ĐÁN”
Thứ hai ngày 29 tháng 01 năm 2024

Tên hoạt động: Đi thăng bằng trên ghế thể dục đầu đội túi cát
Thuộc lĩnh vực: Phát triển thể chất
I. Mục đích - yêu cầu:
- Trẻ biết tên vận động, biết cách thực hiện vận động “ Đi thăng bằng trên ghế thể dục đầu đội túi cát”.
- Rèn trẻ kỹ năng giữ thăng bằng và sự khéo léo, đi không bị ngã, không làm rơi túi cát, tự tin.
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động cùng cô và các bạn.
II. Chuẩn bị:
- Ghế thể dục 2 chiếc (2m x0,25m x0,35m), túi cát, rổ đựng túi cát, sắc xô.
- Vạch chuẩn, sàn tập sạch sẽ.
- Nhạc bài hát “Sắp đến tết rồi”.
III. Tiến hành:
*HĐ1: Thăm vườn hoa trường em
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề Tết. Cô và trẻ đến thăm vườn hoa trường bé.
- Cho trẻ làm đoàn tàu đi các kiểu đi như: Lên dốc, xuống dốc, qua hang, chạy nhanh, chạy chậm.Về đội hình 3 hàng ngang
*HĐ2: Tập thể dục cùng bé.
* Tập bài tập PTC:
+ Tay: 2 tay đưa trước lên cao
+ Chân: Đưa 1 chân ra trước, chân sau thẳng (ĐTNM)
+ Bụng: Đưa 2 tay lên cao nghiêng người 2 bên.
+ Bật: Bật chụm tách chân
- Tập kết hợp bài: “Sắp đến tết rồi”
* VĐCB: Đi thăng bằng trên ghế thể dục đầu đội túi cát
- Cho trẻ đứng về 2 hàng ngang.
- Cô giới thiệu ghế thể dục, cho trẻ nêu ý tưởng chơi ghế thể dục. Cô chốt lại ý kiến của trẻ.
- Cô giới thiệu vận động: “Đi thăng bằng trên ghế thể dục đầu đội túi cát”.


- Cho trẻ tập tự do 1 lần.


- Cô làm mẫu 2 lần. Lần 2 kết hợp phân tích động tác. TTCB: Đặt túi cát trên đầu, đứng thẳng trước vạch chuẩn, tay chống hơng.
TH: Khi có hiệu lệnh sắc xô, chân thuận bước lên ghế rồi bước tiếp chân cịn lại lên ghế, đầu giữ thẳng, mắt nhìn xuống sao cho
khi đi không bị ngã, không làm rơi túi cát, cứ như vậy đi hết ghế, bước từng chân xuống ghế, đặt túi cát vào rổ rồi về cuối hàng
đứng.
- Lần lượt cho 2 nhóm trẻ lên tập 2 - 3 lần. (Cơ bao qt, sửa sai, khuyến khích trẻ tập).
- Cho 2 tổ thi đua 2 lần.
- Hỏi lại trẻ tên vận động?
*HĐ3: Bé chuyển đất trồng hoa
- Cơ giới thiệu trị chơi “Chuyển đất trồng hoa”
- Cách chơi: Chia lớp làm 2 đội chơi, nhiệm vụ của 2 đội chơi là đứng thành hàng ngang. Bạn đầu hàng lên lấy túi cát chuyền
sang ngang cho bạn tiếp theo bạn tiếp theo nhận và chuyển cho bạn kế tiếp và cứ như vậy đến bạn cuối hàng. Bạn cuối hàng sẽ
đón túi cát và đặt vào rổ của đội mình
- Luật chơi: Đội nào chuyển được nhiều túi cát hơn đội đó sẽ chiến thắng.
- Cơ tổ chức cho trẻ chơi 2 -3 lần.
- Cô kiểm tra kết quả sau mỗi lần chơi. (Cô bao quát, giúp đỡ trẻ khi cần thiết)
*HĐ4: Bé dạo chơi
- Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 1 - 2 vòng quanh sân tập .
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1. Về tình trạng sức khỏe của trẻ
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
3. Về kiến thức, kỹ năng của trẻ


Thứ ba ngày 30 tháng 01 năm 2024

Tên hoạt động: Truyện “Câu truyện bốn mùa”
Thuộc lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
I. Mục đích - yêu cầu:
- Trẻ nhớ tên truyện, hiểu nội dung truyện “Câu truyện bốn mùa”. Nói về bốn nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông và các mùa trong
năm.

- Trẻ trả lời các câu hỏi rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu, nhắc lại được một số lời thoại trong truyện.
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động cùng cô và các bạn.
II. Chuẩn bị
- “Câu truyện bốn mùa” trên máy tính, sân khấu rối, rối dẹt.
- Nhạc bài hát “Xuân ơi xuân đã về”
III. Tiến hành
*HĐ1: Xuân ơi xuân đã về
- Cô và trẻ hát, vận động bài “Xuân ơi xuân đã về”
- Hỏi trẻ :
+ Các con vừa hát bài hát bài hát gì?
+ Bài hát nói về mùa gì?
- Cơ dẫn dắt vào câu truyện: “Bốn mùa”
*HĐ2: Câu truyện bốn mùa
- Cô kể câu truyện cho trẻ nghe 2 lần.
+ Lần 1: Kết hợp cử chỉ, điệu bộ.
+ Lần 2: Cô kể cùng rối.
- Đàm thoại:
+ Cơ vừa kể câu truyện gì?
+ Trong truyện có những nhân vật nào?
+ Vào đầu năm những ai gặp nhau?
+ Khi gặp nhau họ cảm thấy như thế nào?
+ Nàng Đơng đã nói với nàng xn như thế nào? Cho trẻ bắt chước giọng.


+ Cịn Nàng xn đã nói với nàng Hạ điều gì?
+ Và nàng Hạ đã nói với nàng Thu điều gì?
+ Nàng Đơng cảm thấy như thế nào khi thấy các chị nói như vậy?
+ Sau khi nói chuyện với bà Đất thì 4 nàng Xn, Hạ, Thu, Đơng cảm thấy như thế nào?
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ cơ thể và mặc quần áo cho phù hợp thời tiết.
*HĐ3: Cùng xem phim

- Cô mời trẻ cùng đi xem truyện “Câu truyện bốn mùa” dàn dựng thành phim
- Cô và trẻ cùng xem phim “Câu truyện bốn mùa.”
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1. Về tình trạng sức khỏe của trẻ

2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ

3. Về kiến thức, kỹ năng của trẻ


Thứ tư ngày 31 tháng 01 năm 2024

Tên hoạt động: Đo độ dài các vật so sánh và diễn đạt kết quả đo
Thuộc lĩnh vực: Phát triển nhận thức
I. Mục đích - yêu cầu:
- Trẻ biết được thao tác đo các đồ vật, biết được độ dài của 1 đối tượng qua việc đo bằng 1 thước đo cho trước.
- Rèn trẻ kỹ năng so sánh độ dài của các đối tượng đo, diễn đạt được kết quả đo, kỹ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ.
- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động.
II. Chuẩn bị
- Mỗi trẻ 1 thước đo, 3 mảnh vải vải tím , xanh, vàng có độ dài khác nhau.
- Các thẻ số ( đủ thẻ số cho trẻ )
- Đồ dùng của cô giống của trẻ.
III. Tiến hành
*HĐ1: Tết tết tết đến rồi
- Cô và trẻ hát, vận động bài “Tết tết tết đến rồi”
- Hỏi trẻ :
+ Các con vừa hát bài hát bài hát gì?
+ Sắp đến là ngày gì?
- Dẫn dắt trẻ vào bài học
*HĐ2: Đo độ dài các vật bằng 1 đơn vị đo

- Cô tặng cho mỗi trẻ một rổ đồ dùng, hỏi trẻ:
+ Trong rổ có gì?
+ Con có nhận xét gì về những mảnh vải này?
+ Mảnh vải nào dài nhất? Mảnh vải nào ngắn nhất?
+ Vì sao con biết?
- Cách đo: Để đo được chiều dài của mảnh vải, cơ đo từ phía trái sang phía phải của mảnh vải : Tay trái cơ cầm thước đo, tay
phải cô cầm viên phấn. Cô đặt một đầu của thước đo trùng khít với một đầu của mảnh vải màu vàng, tay phải cô dùng phấn vạch
sát vào đầu kia của thước đo để đánh dấu. Sau khi đã vạch xong cô nhấc thướcđo lên và đặt 1 đầu của thước đo trùng khít với
vạch đánh dấu, dùng phấn vạch tiếp vào sát đầu kia của thước đo, cứ tiếp tục đo như vậy cho đến hết độ dài của mảnh vải.


- Mảnh vải màu vàng được mấy đoạn? Tương ứng với số mấy?
+ Cô thực hiện thao tác đo mảnh vải màu tím, xanh tương tự như mảnh vải màu vàng.
- Hỏi lại trẻ số đo được của từng mảnh vải là bao nhiêu? Mảnh vải nào dài nhất, ngắn nhất? Vì sao con biết?
=> Cơ chốt lại : Khi sử dụng cùng 1 thước đo thì vật nào có số lần thước đo nhiều hơn thì vật đó dài hơn, vật nào có số lần
thước đo ít hơn thì vật đó ngắn hơn.
- Hỏi lại trẻ thao tác đo.
- Trẻ thực hành đo, cô quan sát, hướng dẫn, sửa sai cho trẻ.
*HĐ3: Bé cùng chơi
* TC 1: Ai nhanh nhất
- Cách chơi: Cơ sẽ nói mảnh vải và trẻ sẽ giơ và nói độ dài của mảnh vải đó dài bằng mấy lần thước đo
- Luật chơi: trẻ phải chọn và giơ đúng theo yêu cầu của cô.
- Cho trẻ chơi: Cô cho trẻ chơi 3 - 4 lần.
- Cô nhận xét, khen ngợi trẻ.
* TC 2: Ai đo giỏi
- Cách chơi: : Chia làm 3 tổ và cho mỗi tổ đo 1 đồ vật : bàn học, giá đồ chơi bằng bao nhiêu viên gạch.
- Luật chơi:trẻ đo và nói được chính xác kết quả đo.
- Cho trẻ đổi đồ vật đo
- Cô nhận xét
Đánh giá trẻ hàng ngày:

1. Về tình trạng sức khỏe của trẻ
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
3. Về kiến thức, kỹ năng của trẻ


Thứ năm ngày 01 tháng 02 năm 2024

Tên hoạt động: Bé vui đón tết
Thuộc lĩnh vực: Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội
I. Mục đích - yêu cầu:
- Trẻ biết ý nghĩa của ngày tết, biết thể hiện tình cảm của mình trong các hoạt động: Gói bánh chưng chuẩn bị đón tết
- Rèn trẻ kỹ năng gói bánh trưng và nói lời chúc vào ngày tết
- Giáo dục trẻ nhớ đến ngày tết, yêu thích, hứng thú với các hoạt động chuẩn bị đón tết, nói lời chúc nhân dịp năm mới
II. Chuẩn bị
- Khuân, lá rong, gạo nếp, đỗ, thịt lợn, lạt.
- Nhạc bài hát “Sắp đến tết rồi”
III. Tiến hành
*HĐ1: Sắp đến tết rồi
- Cô và trẻ hát, vận động bài “Sắp đến tết rồi”
+ Con vừa hát bài hát gì?
+ Sắp đến tết con cảm thấy như thế nào?
*HĐ2: Quà tặng bé
- Cô tặng cho trẻ hộp quà, cho trẻ đoán.
+ Hỏi trẻ đã được ăn món này chưa? Tên món ăn?
+ Bánh chưng có dạng hình gì? Có bao nhiêu lạt buộc?
+ Ngun liệu để gói bánh chưng?
+ Cách gói bánh chưng?
- Cơ chốt lại ý kiến trẻ.
- Cho trẻ di chuyển đội hình xuống sân đến vị trí xem cơ gói bánh chưng.
*HĐ3: Bé gói bánh chưng

- Cho trẻ ngồi đội hình vịng cung.
- Cô cho trẻ quan sát và kể tên các ngun liệu có trên bàn.
* Cơ gói bánh chưng cho trẻ xem (Cô vừa làm vừa kết hợp hỏi trẻ cách làm, tên nguyên liệu, giáo dục dinh dưỡng có trong
nguyên liệu)


- Cơ hướng dẫn cách gói bánh chưng:
+ Bước 1: Đầu tiên cắt tỉa bớt lá dong cho gọn và đặt các lớp lá xen kẽ nhau vào trong khuôn.
+ Bước 2: Xúc 1 bát đầy gạo nếp đổ vào tâm của lá dong, dùng tay gạt đều, cho gạo kín mặt lá rong. Sau đó lấy 1 nắm đỗ xanh
bóp nhẹ và rải đều vào giữa sao cho trải đều hết. Tiếp đó cơ lấy 2 miếng thịt lợn trải đều vào giữa chiếc bánh, rồi cô lại lấy 1
nắm đỗ xanh nữa bóp nhẹ rải đều phủ lên trên thịt. Sau cùng cô xúc 1 bát gạo nếp đổ lên trên và phủ kín, đều tạo mặt phẳng.
+ Bước 3: Gấp 2 lá bên trong vào trước rồi đến 2 lá bên ngoài. Khéo léo gấp theo nếp khn đã có sẵn để tạo thành cái
bánh.
+ Bước 4: Dùng dây lạt buộc cố định bánh. Nên dùng 4 lạt, buộc thành 2 cặp đường song song nhau để đẹp hơn. Lưu ý
chỉ buộc vừa tay, không siết chặt sẽ làm bánh bị bục khi luộc.
. - Cô vừa chốt kết hợp hỏi lại trẻ nguyên liệu, cách làm.
*HĐ4: Bé u trổ tài
- Cơ chia trẻ về 3 nhóm, ngồi xung quanh chiếu.
- Cô cho 3 đội trưởng đi lấy nguyên liệu về nhóm thực hiện.
- Trẻ thực hiện trên nền nhạc: “Sắp đến tết rồi”. Cô bao quát hướng dẫn, giúp đỡ trẻ.
- Cho trưng bày sản phẩm theo từng nhóm, cơ nhận xét, đánh giá chung.
- Trẻ nói lời “ Chúc mừng năm mới”
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1. Về tình trạng sức khỏe của trẻ
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ

3. Về kiến thức, kỹ năng của trẻ


Thứ sáu ngày 02 tháng 02 năm 2024


Tên hoạt động: Hát “Xúc xắc xúc xẻ”
Thuộc lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ
I. Mục đích - yêu cầu
- Trẻ nhớ tên bài hát, tác giả, thuộc lời ca, giai điệu bài hát “Xúc xắc xúc xẻ” của tác giả Nguyễn Ngọc Thiện
- Rèn kỹ năng hát to, rõ lời, hát đúng giai điệu lời ca của bài hát.
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động cùng cô và các bạn.
II. Chuẩn bị
- Nhạc: xúc xắc xúc xẻ, ngày tết quê em.
- Sỏi, ghế ngồi cho trẻ
III. Tiến hành
*HĐ1: Trò chuyện cùng bé
- Cơ trị chuyện cùng trẻ về ngày tết ngun đán.
- Cho trẻ kể tên các bài hát về ngày tết.
- Cô giới thiệu bài hát: “Xúc xắc xúc xẻ” của tác giả Nguyễn Ngọc Thiện
*HĐ2: Xúc sắc xúc sẻ
- Cô hát cho trẻ nghe 2 lần.
+ Lần 1: Kết hợp với nhạc
+ Lần 2: Không nhạc, hát rõ lời.
- Cả lớp hát cùng cô 2 - 3 lần.
- Thi đua: + 4 tổ: Tổ 1, tổ 2, tổ 3, tổ 4.
+ 2 - 3 nhóm: (Nhóm bạn trai, bạn gái, bạn trai - bạn gái).
+ 1 - 2 cá nhân (cô chú ý sửa sai kịp thời cho trẻ.)
- Hỏi lại trẻ tên bài hát, tên tác giả.
- Cả lớp hát lại 1 lần.
* Giới thiệu vận động vỗ tay theo tiết tấu chậm
- Lần 1: Cô hát và vận động.
- Lần 2: Trẻ hát và vận động cùng cô.



*HĐ3: Chuyền sỏi theo nhịp bài hát
- Cách chơi: Cô tặng mỗi trẻ 1 viên sỏi. Trẻ ngồi thành vòng tròn và chuyền sỏi cho nhau theo nhịp bài hát.
- Luật chơi: Khi bài hát kết thúc, bạn nào không có sỏi trong tay (hay bạn nào cầm nhiều viên sỏi) thì bạn đấy là người thua
cuộc. Người thua cuộc phải nhảy lò cò.
- Trẻ chơi 2 - 3 lần. Cơ quan sát, động viên khuyến khích trẻ.
*HĐ4: Ngày tết quê em
- Cô giới thiệu bài hát “Ngày tết quê em” của tác giả Từ Huy.
- Cô hát cho trẻ nghe 2 lần. Lần 2 cơ hát khuyến khích trẻ hưởng ứng cùng cơ.
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1. Về tình trạng sức khỏe của trẻ

2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ

3. Về kiến thức, kỹ năng của trẻ

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

TỔ TRƯỞNG

GIÁO VIÊN



×