Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Sang kien kinh nghiem su phat trien van hoa dan toc cuoi the s305vjodesvdew 101005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (503.54 KB, 19 trang )

A/ MỞ ĐẦU
I . Lý do chọn đề tài
Mục tiêu của giáo dục phổ thông hiện nay là giúp học sinh phát triển toàn diện. Vì
vậy các em khơng những được trang bị đầy đủ về mặt kiến thức mà còn được rèn
luyện kỹ năng mới, phát triển nhiều năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết
các vấn đề trong học tập và thực tiễn cuộc
sống, nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế- xã hội thời kỳ hội nhập... Tuy nhiên
giáo dục phổ thông Việt Nam hiện nay cho thấy đặc điểm cơ bản là định hướng nội
dung, chú trọng truyền thụ kiến thức khoa học theo các mơn học đã được quy định
trong chương trình dạy học. Do vậy người dạy ít chú trọng việc trang bị cho học
sinh hệ thống tri thức khoa học khách quan về nhiều lĩnh vực khác nhau, chưa chú
trọng đến khả năng ứng dụng tri thức đã học trong những tình huống thực tiễn.
Trong các văn bản, nghị quyết của đại hội Đảng cũng đã đề cập đến nội dung
giáo dục toàn diện của giáo dục phổ thông sau năm 2015. Đặc biệt mới nhất là trong
Nghị quyết 29/NQ-TW với mục tiêu thay đổi “phương pháp dạy học từ truyền thụ
kiến thức sang tổ chức hướng dẫn định hướng phát triển năng lực nhận thức học
sinh”. Theo đề án đởi mới căn bản, toàn diện giáo dục thì dạy học tích hợp liên
mơn là xu hướng tất yếu và có tính khả thi.
Dạy học tích hợp liên mơn là hình thức dạy học tạo cơ hội cho học sinh tổng
hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế
cuộc sống, vận dụng giải quyết nhiều tình huống xảy ra trong thực tiễn.
Từ thực tế đó, là một giáo viên một giáo viên dạy môn Lịch sử tôi nhận thấy
rằng: Lịch sử có một vị trí ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ
trẻ. Từ những hiểu biết về quá khứ , học sinh hiểu rõ truyền thống dân tộc, tự hào
với truyền thống dựng nước và giữ nước của ông cha ta, xác định nhiệm vụ hiện
tại, có thái độ đúng với quy luật của tương lai.
Tuy nhiên hiện tại có những nhận thức sai lệch về vị trí chức năng của bộ mơn
trong đời sống xã hội, dẫn đến sự giảm sút chất lượng bộ mơn trên nhiều mặt.
Tình trạng học sinh khơng biết đến những sự kiện lịch sử cơ bản phổ thông, nhớ
sai, nhớ nhầm lẫn kiến thức lịch sử , thông hiểu lịch sử nước ngoài hơn lịch sử
dân tộc, chán khơng thích học mơn lịch sử là hiện tượng khá phổ biến ở nhiều


nhà trường hiện nay
Đứng trước thực trạng đó, là một giáo viên dạy bộ mơn lịch sử đã nhiều năm tôi
luôn trăn trở với một câu hỏi là làm thế nào để tạo cho các em học sinh sự u
thích đối với mơn học? Bản thân tơi đã vận dụng nhiều hình thức đởi mới dạy học
để tạo ra một sự đổi mới trong một giờ học lịch sử đồng thời nhằm tạo ra sự u
thích mơn học của các em . Một trong những hình thức tơi đã thực hiện thành
cơng và có hiệu quả trong những năm học vừa qua là tích hợp kiến thức liên
môn trong dạy học lịch sử. Tôi nhận thấy rằng vận dụng kiến thức liên môn
trong giờ học lịch sử không những giúp các em nắm vững kiến thức môn lịch sử,
kiến thức các mơn học có liên quan , biết cách giải quyết được những vấn đề của
thực tiễn mà quan trọng hơn là các em có thái độ u thích mơn học lịch sử hơn


trước. Tôi xin được giới thiệu một bài học cụ thể đã vận dụng hình thức dạy học
này để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo.
Vận dụng hình thức dạy học liên môn qua tiết 61- bài 68 : “ Sự phát triển
văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX”, góp phần nâng
cao chất lượng môn học lịch sử đối với học sinh lớp 7 ở trường THCS Nga
Thủy.
II. Mục đích nghiên cứu.
- Xác định tầm quan trọng của việc vận dụng dạy học tích hợp liên mơn trong
giảng dạy mơn lịch sử 7 , góp phần đởi mới phương pháp dạy học.
- Giúp các em nắm vững kiến thức môn lịch sử
- Giáo dục thái độ u thích mơn học cũng như giải quyết các vấn đề bằng kiến thức
của các môn học có liên quan
III. Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu cách thức, biện pháp vận dụng dạy học tích hợp liên mơn trong giảng
dạy môn lịch sử 7 qua tiết 61- bài 68 : : “ Sự phát triển văn hóa dân tộc cuối
thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX”, góp phần nâng cao chất lượng mơn học
lịch sử đối với học sinh lớp 7 ở trường THCS Nga Thủy.

IV. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát thái độ học tập của học sinh và dự giờ lịch sử của đồng
nghiệp.
- Trắc nghiệm tâm lí về hứng thú học tập lịch sử của học sinh (qua phiếu trắc
nghiệm).
- Trắc nghiệm về hiệu quả học tập lịch sử qua hai nhóm lớp: nhóm lớp chưa dạy
tiết học liên mơn và nhóm lớp đã được học tiết học liên mơn – Lớp thực nghiệm
(qua kết quả của bài kiểm tra). Thực hiện đánh giá phân tích, rút ra bài học kinh
nghiệm sau khi đã tiến hành dạy thực nghiệm.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Dạy học tích hợp liên mơn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy
học. Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực
của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. Dạy học
tích hợp liên mơn là hình thức tìm tịi những nội dung, khái niệm, tư tưởng chung,
những chủ đề giao thoa giữa các môn học với nhau, tức là con đường tích hợp
những nội dung từ một số mơn học có liên hệ với nhau làm cho nội dung học trong
chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn và học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm
ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn.
Tại diễn đàn giáo dục ngày 02/11/2013.Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh
Hiển cho biết: "Dạy học tích hợp liên mơn sẽ mang lại nhiều lợi ích như giúp học
sinh áp dụng được nhiều kỹ năng, nền tảng kiến thức tích hợp giúp việc tìm kiếm
thơng tin nhanh hơn, khuyến khích việc học sâu và rộng, thúc đẩy thái độ học tập
tích cực đối với học sinh”


Để khuyến khích giáo viên, học sinh sáng tạo, thực hiện dạy và học theo chủ
đề, chủ điểm có nội dung liên quan đến nhiều môn học, tăng cường khả năng tự
học, tự nghiên cứu và thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết, thực hành trong nhà
trường với thực tiễn đời sống. Từ năm học 2013-2014, Bộ GD& ĐT đã tổ chức cuộc

thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học
sinh trung học và Cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung
học.
Với những căn cứ nêu trên cho thấy dạy học tích hợp liên mơn là một trong
những hình thức dạy học tích cực, thiết thực, đem lại hiệu quả cao cho người học và
người dạy.
Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng của dạy học ở trường
phở thơng nói chung , trong dạy học lịch sử nói riêng. Bộ môn lịch sử ở trường phổ
thông cung cấp cho học sinh những tri thức về nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội
trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới. Vì vậy kiến thức lịch
sử không chỉ liên quan đến tri thức về khoa học xã hội mà cả về khoa học tự nhiên,
do dó việc vận dụng hình thức dạy học liên môn trong dạy học lịch sử là rất cần
thiết và quan trọng.
II. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
1.Thực trạng.
1.1. Về phía giáo viên
- Bản thân tôi là một giáo viên được đào tạo chính quy tại trường đại học sư
phạm mơn lịch sử, lại có kinh nghiệm lâu năm trong giảng dạy( 16 năm) , đã
được tiếp cận với nhiều chuyên đề đổi mới nội dung và phương pháp dạy học lịch
sử, luôn có ý thức học hỏi bạn bè đồng nghiệp (dự giờ đồng nghiệp dạy các môn
học khác, đọc tài liệu các mơn học để có thể vận dụng kiến thức liên môn vào bài
học lịch sử) để nâng cao hiệu quả môn học .
- Bản thân giáo viên giảng dạy chưa được tham gia các lớp học về dạy kiến thức
liên môn cho nên việc vận dụng kiến thức thức liên mơn vào trong giảng dạy
đang cịn lúng túng.
- Số giáo viên sử dụng hình thức dạy học liên mơn trong nhà trường cịn ít, vì vậy
việc học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp cũng như nâng cao chất lượng môn học
chưa có hiệu quả
- Số giáo viên dạy mơn lịch sử trong nhà trường cịn ít (có 1 giáo viên) cho nên
việc trao đổi về phương pháp dạy học cũng như chun mơn cịn hạn chế.

1.2 . Về phía học sinh.
- Năm học 2016-2017 nhà trường THCS Nga thủy có 348 học sinh (trong đó số
học sinh khối 7 là 89 em), bản thân các em đều ngoan ngỗn, có thái độ học tập
tốt (có đầy đủ sách vở, chuẩn bị bài ở nhà chu đáo, tích cực xây dựng bài trên
lớp...)
- Tuy nhiên nhiều học sinh vẫn còn quan niệm đây là mơn phụ nên chưa có hứng
thú với mơn học, học qua loa , đối phó với các kì thi chứ chưa có sự u thích
mơn học. Do vậy chất lượng bộ môn chưa cao, hiện tượng học sinh không nhớ
kiến thức lịch sử hoặc nhớ nhầm lẫn các sự kiện lịch sử đang cịn phở biến


- Số học sinh ở các lớp khá đông (đặc biệt là lớp 7 : 44-45 HS / lớp học) cho nên
việc bao quát tìm hiểu việc tiếp thu kiến thức của các em cịn gặp khó khăn. - Tư
liệu , đồ dùng trực quan phục vụ cho việc giảng dạy chưa đầy đủ.( việc ứng dụng
công nghệ thông tin chưa được thường xun vì số lượng máy vi tính và máy
chiếu cịn ít)
Chính vì vậy để có thể thực hiện có hiệu quả hình thức dạy học vận dụng kiến
thức liên mơn trong giảng dạy địi hỏi giáo viên phải thực sự nỗ lực cố gắng để
tìm tịi, tham khảo đồng nghiệp cũng như tìm hiểu thêm kiến thức của nhiều mơn
học thì việc vận dụng mới đạt hiệu quả cao.
2. Kết quả thực trạng.
Từ thực trạng trên, Năm học 2015-2016, với PPDH cũ, khi dạy xong tiết 61Bài 68 : : “ Sự phát triển văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ
XIX”,
Tôi đã tiến hành khảo sát 89 HS khối 7 , với nội dung câu hỏi như sau:
* Đề bài :Vì sao giai doạn lịch sử cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX
trong khi chế độ phong kiến nước ta đang lâm vào tình trạng khủng hoảng
thì văn hóa nghệ thuật dân tộc giai đoạn này lại có sự phát triển rực rỡ?
Theo em sự phát triển của nghệ thuật dân tộc giai đoạn này có tác động gì
tới sự phát triển của văn hóa và kinh tế nước ta giai đoạn hiện nay khơng, vì
sao?

* Kết quả thu được:
Tổng số HS Yếu - Kém
Trung bình
Khá
Giỏi
89
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
20
22.5
49
55.2
16
17.8
4
4.5
Từ kết quả điều tra này, tôi nhận thấy rằng việc vận dụng kiến thức dạy học
liên môn trong tiết học là vô cùng cần thiết nhằm nâng cao chất lượng môn Lịch
sử ở trường THCS Nga Thủy. Vì vậy trong năm học 2016- 2017 tơi đã quyết định
áp dụng hình thức dạy học này vào giờ học ở lớp 7B : Tiết 61- Bài 68 : : “ Sự
phát triển văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX”.
III. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
1. Tìm hiểu nguyên tắc và các bước xây dựng nội dung tích hợp liên mơn
1.1. Tìm hiểu ngun tắc xây dựng nội dung tích hợp liên mơn

Trên quan điểm dạy học tích hợp liên mơn thuộc về nội dung dạy học, không
phải là phương pháp dạy học. Chúng tôi xác định các nguyên tắc dạy học như
sau:
- Ngun tắc đảm bảo tính mục tiêu giáo dục phở thông, đảm bảo mục tiêu giáo
dục môn học, đặc biệt đảm bảo chuẩn kiến thức và kĩ năng cho từng mơn học.
- Ngun tắc đảm bảo tính khoa học.
- Ngun tắc đảm bảo tính nội dung: Khơng làm tăng tải nội dung chương trình,
khơng tích hợp ngược. Các mơn học được tích hợp phải phục vụ và làm nởi bật
kiến thức lịch sử mà học sinh cần phải nắm vững trong bài học


- Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi: Chủ đề tích hợp liên mơn phải gắn với thực
tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học
sinh...Đồng thời phù hợp với năng lực của học sinh, với điều kiện khách quan của
từng trường.
Với việc tìm hiểu ngun tắc xây dựng nơi dung tích hợp đã giúp tơi nắm vững
và tìm ra phương pháp tích hợp ngắn gọn, chính xác, khoa học đem lại hiệu quả
dạy học cao.
1.2. Tìm hiểu các bước xây dựng nội dung tích hợp liên mơn
Để xây dựng được nội dung tích hợp, sử dụng kiến thức liên mơn với mơn học
khác một cách chính xác, đảm bảo đúng nguyên tắc, thì điều quan trọng và cần
thiết đầu tiên là tìm hiểu kĩ các bước xây dựng nội dung tích hợp:
Bước 1: Xác định nội dung tích hợp: Rà soát và phân tích nội dung chương trình
của từng mơn để tìm ra những nội dung chung có liên quan, hỗ trợ và bở sung
cho nhau nhưng lại được trình bày riêng biệt ở mỗi bộ mơn
Bước 2: Xác định mục đích tích hợp: Đảm bảo đúng mục tiêu trong chuẩn kiến
thức và kĩ năng của môn học và các môn liên quan khác.
Bước 3: Tìm các nội dung tích hợp: Lựa chọn nội dung gắn với thực tiễn đời
sống và phù hợp với năng lực của học sinh, đồng thời đảm bảo chuẩn kiến thức
và kĩ năng cho từng môn học.

Bước 4: Xác định mức độ tích hợp: Nội dung đạt được? thời lượng bao nhiêu?
Có phù hợp với hoàn cảnh nhà trường, địa phương, năng lực của học sinh...
Bước 5: Tở chức dạy học theo nội dung tích hợp đã xác định. Dự giờ, rút kinh
nghiệm, có thể điều chỉnh chủ đề sau khi thực nghiệm
Với việc tìm hiểu các bước xây dựng nội dung tích hợp đã giúp tơi hiểu đúng,
hiểu đầy đủ về mục đích, ý nghĩa, cách thức tở chức dạy học tích hợp liên mơn.
2. Tổ chức thực hiện – Dạy thử nghiệm
Giáo án : Tiết 61- Bài 28: Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế
kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX.
A. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Qua môn Lịch sử: Giúp học sinh nắm được mặc dù tình hình chính trị xã hội
triều Nguyễn không ổn định, đời sống nhân dân cực khổ, mâu thuẫn xã hội diễn
ra gay gắt, hàng loạt các cuộc nổi dậy của nhân dân diễn ra khắp nơi nhưng đây
cũng là giai đoạn phát triển rực rỡ của văn học nghệ thuật.
- Qua môn Ngữ văn: giúp học sinh nắm được sự phát triển rực rỡ của văn học dân
gian với nhiều hình thức phong phú , đặc biệt là văn học chữ Nôm phát triển đến
đỉnh cao.
- Qua môn Âm nhạc: Giúp học sinh thấy được sự phát triển phong phú của các
loại hình văn nghệ dân gian đặc biệt là các làn điệu dân ca gắn liền với sinh hoạt
hàng ngày của nhân dân.
- Qua môn Mĩ thuật: giúp học sinh thấy được sự phát triển của dòng tranh dân
gian mang đậm bản sắc dân tộc tiêu biểu là dịng tranh Đơng Hồ.


- Qua môn Giáo dục công dân: giúp học sinh thấy được giá trị của các di sản văn
hóa , đặc biệt là các di sản văn hóa đã được UNESCO cơng nhận là di sản văn
hóa thế giới.
- Qua mơn Địa lí : giúp học sinh nhận thức được giá trị to lớn của các di sản văn
hóa đã góp phần khơng nhỏ đối với sự phát triển kinh tế xã hội nước ta hiện nay.

2. Về kĩ năng.
Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sưu tầm về ca dao tục ngữ (phản ánh những bất
công và đời sống của nhân dân trong xã hội phong kiến) , sư tầm các làn điệu dân
ca, tranh dân gian. Rèn luyện kĩ năng nhận xét về tranh dân gian, các công trình
kiến trúc. Biết phân tích giá trị của các di sản văn hóa cũng như kĩ năng liên hệ
thực tế và gắn liền với trách nhiệm của bản thân.
3. Về thái độ.
- Bồi dưỡng lòng tự hào về nền văn học nghệ thuật Việt Nam mang đậm đà bản
sắc dân tộc trong thời kì này
- Tự hào về các di sản văn hóa của dân tộc đồng thời xác định rõ trách nhiệm của
bản thân trong việc bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa đó.
B. Chuẩn bị tài liệu – Thiết bị dạy học
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Máy chiếu, máy vi tính.
- Tranh ảnh về các cơng trình kiến trúc, điêu khắc, sinh hoạt văn nghệ dân gian,
tranh dân gian.
- Một số bài ca dao tục ngữ, một số tác phẩm văn học chữ nôm tiêu biểu. Sưu tầm
các làn điệu dân ca của các dân tộc, vùng miền.
2. Chuẩn bị của học sinh.
- Nhóm 1: Sưu tầm, tìm hiểu về các bài vè, ca dao, tục ngữ phản ánh về chế độ
phong kiến dưới triều Nguyễn. Một số tác giả và các bài thơ chữ Nơm đã được
học
- Nhóm 2: Sưu tầm một số làn điệu dân ca các vùng miền đã được học (có thể hát
một đoạn trong bài đi cấy – dân ca Thanh Hóa)
- Nhóm 3: Sưu tầm một số bức tranh dân gian tiêu biểu đã được học (tranh Đông
Hồ).
- Nhóm 4: Tìm hiểu về một số di sản văn hóa của dân tộc đã được UNESCO
cơng nhận là di sản văn hóa thế giới (di sản văn hóa vật thể và phi vật thể- chuẩn
bị khoảng 3-4 hình ảnh minh họa)
C. Tiến trình tổ chức dạy – học.

1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Bài cũ.
Hãy nêu những nguyên nhân dẫn đến cuộc sống cực khổ của nhân dân ta dưới
triều Nguyễn?
3. Bài mới.
GV giới thiệu vấn đề: Cuộc sống cực khổ đã thúc đẩy nhân dân ta nổi dậy đấu
tranh. Hàng trăm cuộc nổi dậy của nhân dân đã làm cho chế độ phong lâm vào


tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Nhưng cũng chính trong hoàn cảnh lịch sử
ấy nền văn học nghệ thuật nước ta lại phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết .
Hoạt động của GV và HS
Hoạt động 1 : Tìm hiểu sự phát triển của
văn học
GV: Em biết gì về nền văn học dân gian ở
nước ta cuối thế kỉ XVIII?
GV: yêu cầu học sinh nhóm 1: đọc một số
câu ca dao tục ngữ nói về đời sống của nhân
dân dưới triều Nguyễn.
HS: vận dụng kiến thức văn học dân gian đã
được học và được tìm hiểu trình bày một số
câu ca dao tục ngữ phán ánh về cuộc sống
của nhân dân ta dưới triều Nguyễn.
GV: nhận xét ( cũng có thể nếu cịn thời gian
GV cho HS tham khảo một đoạn vè phản ánh
tình trạng đói khát, lưu vong của nơng dân
dưới thời vua Tự Đức – Trích trong sách giáo
viên lịch sử 7)
GV: Văn học viết thời kì này phát triển như
thế nào?

GV: Em biết gì về tác phẩm Truyện Kiều?
HS: trả lời theo sự hiểu biết của mình (được
đọc hoặc nghe vì các em chưa được học
phẩm này)
GV: vận dụng kiến thức văn học ( Tài liệu
tham khảo 5) giới thiệu khái quát về tác giả
Nguyễn Du và Truyện Kiều qua các bước
sau:
- Cho HS quan sát chân dung nhà thơ
Nguyễn Du và tờ bìa của tác phẩm Truyện
Kiều (Phần Phụ lục 1)
- Giới thiệu khái quát về Nguyễn Du và
Truyện Kiều:
+ Nguyễn Du (1765- 1820): quê ở làng Tiên
Điền, huyện Nghi Xuân , Tỉnh Hà Tĩnh. Ông
sống trong thời đại phong kiến Việt Nam có
nhiều biến động, cuối thế kỉ XVIII- đầu thế
kỉ XIX chế độ phong kiến Việt Nam khủng
hoảng trầm trọng, những biến cố của lịch sử

Nội dung
I. VĂN HỌC , NGHỆ
THUẬT.
1. Văn học
- Văn học dân gian phát triển
rực rỡ dưới nhiều hình thức
phong phú như: tục ngữ , ca
dao, vè , truyện thơ dài, truyện
tiếu lâm…


- Văn học viết bằng chữ Nôm
phát triển đến đỉnh cao :
+ Tiêu biểu là Truyện Kiều của
Nguyễn Du.
+ Ngoài ra cịn có nhiều tác giả
nởi tiếng: Hồ Xuân Hương, Bà
Huyện Thanh Quan,Cao Bá
Quát…


đã in dấu ấn trong những sáng tác của ông
như chính trong Truyện Kiều ơng đã viết:
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trơng thấy mà đau đớn
lịng.
+ Truyện Kiều là tác phẩm kiệt xuất của
Nguyễn Du làm rạng rỡ nền văn học dân tộc.
Nội dung Truyện Kiều phản ánh những bất
công và tội ác trong xã hội phong kiến, vạch
trần bộ mặt của bọn quan lại tham nhũng, ca
ngợi cuộc đấu tranh chống áp bức của nhân
dân, bênh vực cho những cuộc đời, những số
phận éo le, oan trái, đặc biệt là thân phận
người phụ nữ trong xã hội cũ.
GV: yêu cầu học sinh nhóm 2: kể tên một số
tác giả và tác phẩm văn học bằng chữ Nôm
tiêu biểu đã được học.
HS: vận dụng kiến thức văn học ở chương
trình văn học lớp 7 đã được học kể tên các
tác giả tác phẩm văn học bằng chữ Nôm tiêu

biểu như: Bà Huyện Thanh Quan (Bài thơ:
Qua đèo Ngang), Hồ Xn Hương (Bài thơ:
Bánh trơi nước)…
GV: có thể u cầu học sinh đọc một đoạn
thơ của một trong các tác giả nói trên. Đồng
thời nhấn mạnh thêm nội dung nởi bật trong
thơ Hồ Xn Hương chính là sự châm biếm,
đả kích sâu cay vua quan phong kiến bênh
vực cho quyền sống của người phụ nữ
GV: cho HS thảo luận nhóm (thời gian 3
phút):
Những tác giả tác phẩm trên có đặc
điểm gì mới?
HS: thảo luận và cử đại diện các nhóm trả lời
.
GV: nhận xét và kết luận, đặc điểm mới:
- Là sự xuất hiện của hàng loạt nhà thơ nữ
nổi tiếng
- Đây là cuộc đấu tranh của phụ nữ cho
những quyền sống cơ bản, mạnh dạn lên
tiếng bênh vực cho người phụ nữ.
GV : văn học thời kì này phản ánh nội dung - Nội dung: phản ánh phong
gì?
phú và sâu sắc cuộc sống của


HS trả lời
xã hội đương thời cùng những
GV: nhận xét, kết luận chung và chuyển mục thay đổi trong tâm tư tình cảm
và nguyện vọng của con người

Việt Nam.
Hoạt động 2: tìm hiểu sự phát triển của các
loại hình nghệ thuật
2. Nghệ thuật .
GV : văn nghệ dân gian thời kì này phát triển
như thế nào?
- Văn nghệ dân gian phát triển
GV: yêu cầu HS nhóm 2: kể tên một số làn phong phú:
điệu dân ca đã được học hoặc đã nghe
+ Nghệ thuật sân khấu tuồng
HS: kể tên các làn điệu dân ca của các vùng chèo phổ biến khắp nơi
miền
+ Các làn điệu dân ca phong
GV: Vận dụng kiến thức âm nhạc (tài liệu phú , đa dạng : quan họ (Bắc
tham khảo 3-7) giúp HS hiểu rõ hơn về các Ninh), Hát xoan (Phú
loại hình văn nghệ dân gian qua các bước Thọ), ..Hát khắp (dân tộc Thái),
sau:
Hát khan (các dân tộc Tây
- GV: cho hs nghe một số làn điệu dân ca sau Nguyên)…
đó gọi HS xác định tên của các làn điệu dân
ca vừa được nghe là gì.
- GV cho HS quan sát một số hình ảnh về các
loại hình văn nghệ dân gian (Phụ lục 2) sau
đó yêu cầu học sinh xác định xem những
hình ảnh đó thuộc loại hình văn nghệ dân
gian nào.
- GV giới thiệu sự phong phú của các loại
hình văn nghệ dân gian nước ta và nhấn
mạnh một số làn điệu dân ca của dân tộc ta
đã được UNESCO công nhận là di sản văn

hóa phi vật thể như: Dân ca quan họ Bắc
Ninh, Nhã nhạc cung đình Huế, Hát Xoan
Phú Thọ…
- GV yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức
môn Âm nhạc đã được học trả lời câu hỏi:
Thanh Hóa có bài dân ca nởi tiếng nào, hãy
hát một đoạn trong bài dân ca đó.
HS trả lời, học sinh nhóm 2 đã được chuẩn bị
có thể hát bài dân ca Đi cấy.
GV: cho HS quan sát H.66 (sách giáo khoa
trang 143) và nêu câu hỏi : H.66 phản ánh
nội dung lĩnh vực nghệ thuật nào?
HS: trả lời về tranh dân gian
GV: yêu cầu HS vận dụng kiến thức môn Mĩ
thuật đã được học trả lời câu hỏi:


- Thế nào là tranh dân gian?
- Tranh dân gian nởi tiếng nhất là dịng tranh
nào?
Gv u cầu HS nhóm 3 trình bày và giới
thiệu một số hình ảnh về tranh dân gian đã
chuẩn bị (Phụ lục 3) đồng thời GV cho HS
quan sát thêm một vài hình ảnh về tranh
Đông Hồ (Phụ lục 4)) và trả lời các câu hỏi
sau:
- Tranh Đơng Hồ có đặc điểm gì?
- Em có nhận xét gì về đề tài của tranh dân
gian?
GV: nhận xét chung dựa vào kiến thức Mĩ

thuật( tài liệu tham khảo 2) và chuyển sang
nội dung nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc
GV: yêu cầu HS kể tên các công trình kiến
trúc nởi tiếng thời kì này
GV: cho HS quan sát hình một số cơng trình
kiến trúc tiêu biểu (Phụ lục 5) và nêu câu hỏi:
- Em có nhận xét gì về kiến trúc chùa Tây
Phương?
HS : là kiến trúc chùa tháp mang kiểu thức
trang trí cùng đình tạo ra sự tôn vinh cao quý
- Nêu khái quát những hiểu biết của mình về
Cố đơ Huế ?
HS dựa vào SGK và những hiểu biết của
mình để trả lời.
GV: nhận xét và nhấn mạnh: năm 1993
UNESCO đã cấp bằng công nhận cố đơ Huế
là di sản văn hóa thế giới.
GV cho hs quan sát một số hình ảnh về nghệ
thuật đúc đồng và tạc tượng của ông cha
(Phụ lục 6: 9 đỉnh đồng ở trong cung điện
Huế và tượng các vị La Hán chùa Tây
Phương), đồng thời vận dụng kiến thức văn
học giới thiệu cho học sinh về bài thơ các vị
La Hán chùa Tây Phương (nhà thơ Huy Cận),
trích đọc một đoạn trong bài thơ miêu tả về
các pho tượng thể hiện nghệ thuật tạc tượng
bậc thầy của các nghệ nhân nước ta:

- Tranh dân gian: tiêu biểu là
dòng tranh Đông Hồ (Bắc

Ninh)
=> Mang đậm bản sắc dân tộc
và truyền thống yêu nước.

- Nghệ thuật kiến trúc và
điêu khắc:
+ Các cơng trình kiến trúc tiêu
biểu: Chùa Tây Phương (Thạch
Thất – Hà Nội), đình làng Đình
Bảng (Bắc Ninh), cung điện,
lăng tẩm các vua Nguyễn ở
Huế…


Các vị la Hán chùa Tây Phương.
Tôi đến thăm về lòng vấn vương
Há chẳng phải đây là xứ phật
Mà sao ai nấy mặt đau thương.
Đây vị xương trần chân với tay
Có chi thiêu đốt tấm thân gầy
Trầm ngâm đau khổ sâu vịm mắt
Tự bấy ngồi y cho đến nay
Có vị mắt giương mày nhíu xệch
Trán như nổi sóng biển ln hồi
Môi cong chua chát tâm hồn héo
Gân vặn bàn tay mạch máu sơi.
Có vị chân tay co xếp lại
Trịn xoe tựa thể chiếc thai non
Nhưng đôi tai rộng dài ngang gối
Cả cuộc đời nghe đủ chuyện buồn…

Mỗi người một vẻ mặt con người
Cuồn cuộn đau thương cháy dưới trời
Cuộc họp lạ lùng trăm vật vã
Tượng khơng khóc cũng đổ mồ hôi.
Mặt cúi mặt nghiêng mặt ngoảnh sau
Quay theo tám hướng hỏi trời sâu
Một câu hỏi lớn không lời đáp
Cho tới bây giờ mặt vẫn chau…
GV nêu câu hỏi: em có nhận xét gì về nghệ
thuật đúc đồng, tạc tượng của các nghệ nhân
nước ta lúc bấy giờ?
HS trả lời
GV nhận xét : như vậy nghệ thuật nước ta
cuối thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX đã có
sự phát triển phong phú với nhiều nét đặc sắc
, đặc biệt là nhiều thành tựu đã trở thành
những di sản văn hóa thế giới- là niềm tự của
chúng ta.
GV: yêu cầu HS nhóm 4 kể tên một số di sản
văn hóa nước ta đã được UNESCO cơng
nhận là di sản văn hóa thế giới .
HS: nhóm 4 kể tên và giới thiệu khoảng 3-4

- Nghệ thuật tạc tượng, đúc
đồng thể hiện tài năng bậc thầy
của các nghệ nhân nước ta
(tượng các vị La Hán chùa Tây
Phương, 9 đỉnh đồng ở trong
cung điện Huế…)



bức ảnh về các di sản văn hóa (Phụ lục 7)
GV nêu câu hỏi: chúng ta cần làm gì để giữ
gìn và phát huy các di sản văn hóa của dân
tộc?
HS: vận dụng dụng kiến thức môn Giáo dục
công dân thức đã học để trả lời câu hỏi
GV: vận dụng kiến thức môn GDCD ( tài
liệu tham khảo 4) kết luận: Để giữ gìn và
phát huy giá trị các di sản văn hóa chúng ta
cần:
+ Giữ gìn sạch đẹp di tích, danh lam thắng
cảnh.
+Tuyên truyền cho mọi người hiểu để cùng
giữ gìn và bảo vệ di sản văn hóa.
+ Tở chức tham quan, tìm hiểu di tích lịch
sử.
+ Giúp các cơ quan có trách nhiệm ngăn
chặn những người phá hoại di sản văn hóa…
GV nêu câu hỏi: sự phát triển nghệ thuật dân
tộc góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế văn
hóa gì ở nước ta phát triển?
HS: vận dụng kiến thức hiểu biết xã hội và
kiến thức môn Địa lí trả lời: thúc đẩy hoạt
động du lịch phát triển
GV: chúng ta vừa tìm hiểu nội dung của bài * Kết luận: văn học nghệ thuật
học hơm nay, em có nhận xét gì về văn học, phát triển rực rỡ.
nghệ thuật nước ta cuối thế kỉ XVIII – nửa
đầu thế kỉ XIX?
HS trả lời

GV kết luận chung: có thể nói xã hội phong
kiến Việt Nam cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu
thế kỉ XIX lâm vào tình trạng khủng hoảng ,
đời sống của các tầng lớp nhân dân rơi vào
tình trạng khốn cùng . Nhưng chính trong
hoàn cảnh đó nhân dân ta ln có ý thức
vươn lên đấu tranh , ước mơ khát vọng về
một cuộc sống yên bình , về một tương lai tốt
đẹp hơn , đó cũng chính là lí do tại sao thời
kì này văn học nghệ thuật của nước ta lại
phát triển rực rỡ đến như vậy.
4. Củng cố bài học .
- GV tóm tắt lại nội dung chính của bài học qua sơ đồ tư duy


- Hướng dẫn học sinh làm một số bài tập có trong vở bài tập lịch sử 7
5. Dặn dị.
- Sưu tầm thêm các câu ca dao tục ngữ phản ánh về chế độ phong kiến nhà
Nguyễn, tìm hiểu thêm các di sản văn hóa của dân tộc, đặc biệt là ở địa phương
Thanh Hóa cũng như tại địa phương nơi mình sinh sống.
- Đọc tìm hiểu trước nội dung mục II – bài 28: Giáo dục, khoa học- kĩ thuật.
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
1. Đối với học sinh
Sau khi thực hiện vận dụng hình thức dạy học tích hợp liên mơn trong giờ học
lịch sử, tôi nhận thấy thái độ, kết quả học tập của học sinh có sự chủn biến tích
cực :
- Học sinh tích cực, chủ động hứng thú trong việc tìm ra các tri thức mới với
những biểu hiện như : Các em sơi nởi, tích cực trao đởi, chủ động bày tỏ quan
điểm.

- Các kiến thức mới được hình thành trong bài học, thực hiện theo đúng quy
trình logic của sự nhận thức : Các em được quan sát, trải nghiệm thực tế rồi rút ra
kết luận, từ đó các em hiểu rõ bản chất và nhớ lâu. Số học sinh không nhớ hoặc
nhớ nhầm nhớ sai kiến thức lịch sử đã giảm đi rất rõ rệt.


- Các kiến thức được sử dụng trong giờ học không những giúp các em nắm vững
kiến thức môn lịch sử mà còn giúp các em nhớ lại hoặc được tiếp thu kiến thức
mới của các môn học liên quan, đồng thời sự liên kết của các môn học giúp các
em có thể giải quyết một cách dễ dàng những tình huống hoặc một vấn đề liên
quan đến thực tiễn.
- Học sinh được phát triển năng lực quan sát, sử dụng ngôn ngữ, phán đoán, thu
thập thông tin, năng lực giao tiếp, tư duy sáng tạo, tạo mối quan hệ hợp tác, thân
thiện, đoàn kết...
Để thấy rõ được kết quả này , sau khi học xong tiết 61- bài 28 : “Sự phát triển
của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX”, tôi đã tiến hành
kiểm tra mức độ nhận thức của học sinh thông qua việc làm bài kiểm tra. (Đối với
HS 2 lớp khối 7: lớp đối chứng 7A và lớp thực nghiệm 7B))
* Đề bài: - Vì sao giai đoạn lịch sử cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX chế độ
phong kiến nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng nhưng văn hóa dân tộc lại
phát triển rực rỡ?
- Theo em sự phát triển của văn hóa dân tộc có tác động gì đến sự phát triển của
nền văn hóa và kinh tế nước ta hiện nay hay khơng?
- Thái độ của em đối với tiết học này so với các tiết học trước (thích hay khơng
thích.
(để trả lời được yêu cầu đề bài học sinh phải vận dụng kiến thức lịch sử đã học ở
bài học trước (tiết 60) và kiến thức môn Giáo dục công dân , mơn Địa lí cùng với
những hiểu biết chung để trả lời)
* Kết quả thu được:
- Lớp thực nghiệm (lớp 7B) :

Số HS
45

Yếu –
Kém
SL
0

%
0

Trung
bình
SL
15

%
33.3

Khá
SL
20

%
44.5

Giỏi
SL
10


%
22.2

Thái độ
(thích giờ
học)
SL
%
45 100

- Lớp đối chứng ( lớp 7A) :
Số HS
44

Yếu –
Kém
SL
4

%
9.0

Trung
bình
SL
25

%
57.0


Khá
SL
13

%
29.5

Giỏi
SL
2

%
4.5

Thái độ
(thích giờ
học)
SL
%
37 84.1

2. Đối với bản thân và đồng nghiệp :
- Giáo viên được tự tìm hiểu, tự trang bị cho mình cơ sở lí luận của dạy học liên
mơn, có cơ hội tìm hiểu và học hỏi kiến thức của nhiều môn học


- Giáo viên các môn ‘’liên quan’’ được tăng cường trao đổi, thảo luận về các
kiến thức liên quan, về việc lựa chọn phương pháp, lựa chọn cách thức dạy học.
Nhờ đó mỗi giáo viên được chủ động về kiến thức, tự tin khi tổ chức các hoạt
động dạy học và lựa chọn phương pháp dạy học tối ưu

- Biết ‘’tích hợp’’ vừa đủ kiến thức các mơn ‘’liên quan’’ tránh được sự trùng
lặp, nặng nề, cũng không xem nhẹ, bỏ qua cũng không biến giờ dạy lịch sử thành
giờ dạy văn, mĩ thuật… hay ngược lại.
- Tận dụng được sức mạnh của cơng nghệ thơng tin vào quá trình dạy học.
3. Đối với nhà trường :
Phương pháp dạy học tích hợp liên mơn sẽ được vận dụng thường xun, nhân
rộng ở nhiều bộ mơn, nhờ đó chất lượng giáo dục của nhà trường được nâng lên
rõ rệt so với nhiều năm học trước.
Như vậy, rõ ràng so với các PPDH trước đây thì “ Dạy học tích hợp liên mơn”
đã góp phần phát triển tư duy liên hệ, năng lực nhận thức, năng lực hành động và
năng lực làm việc sáng tạo của học sinh và giáo viên, hoàn toàn phù hợp với xu
thế dạy học đổi mới hiện nay.
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
Với việc vận dụng hình thức dạy học tích hợp liên mơn trong các năm học qua,
và cụ thể qua giờ học tiết 61- bài 28 : Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế
kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX , tôi nhận thấy rằng thái độ học tập của học sinh
đối với mơn lịch sử đã có sự thay đởi rõ rệt : học sinh khơng cịn thờ ơ , đối phó
với mơn học, ngược lại các em đã tích cực chủ động tìm hiểu để chiếm lĩnh kiến
thức trong giờ học , đa phần các em đã nắm vững và hiểu được những kiến thức
lịch sử theo yêu cầu bài học, góp phần nâng cao chất lượng mơn học lịch sử ở nhà
trường. Đồng thời trong quá trình thực hiện , tôi đã rút ra được một số kinh
nghiệm sau :
- Muốn vận dụng dược tốt kiến thức liên mơn vào trong bài học địi hỏi giáo
viên phải là người nắm vững kiến thức bộ môn, am hiểu kiến thức của nhiều
môn học , nhiều lĩnh vực
- Trong quá trình thực hiện địi hỏi giáo viên phải có sự hiểu biết về cơng nghệ
thơng tin, phải có đầy đủ phương tiện dạy học (Máy chiếu hắt, máy vi tính…)
- Phải căn cứ vào từng đối tượng học sinh, nội dung bài học để vận dụng kiến
thức các môn học một cách phù hợp , linh hoạt , không nên ôm đồm quá nhiều

kiến thức của các môn học vào bài học mà quên đi những kiến thức lịch sử cơ
bản cần cung cấp cho học sinh , cần lưu ý rằng cung cấp cho học sinh kiến thức
các mơn học có liên quan là để giúp học sinh nắm vững hơn kiến thức lịch sử và
có thái độ u thích hơn đối với mơn học.
- Vận dụng kiến thức liên mơn có thể vận dụng vào bất kì một giờ học lịch sử
nào, mục đích là để tránh tình trạng học sinh phải tiếp thu kiến thức lịch sử một
cách khô khan và nhàm chán.


Từ hiệu quả của đề tài, bản thân nhận thấy sẽ tiếp tục học hỏi, nghiên cứu, tìm
tịi vận dụng hình thức dạy học này vào nhiều bài học của bộ mơn, hoặc các mơn
học khác mà mình đảm nhận. Đây cũng là cơ sở giúp tơi có thể xây dựng thành
các chủ đề tích hợp liên mơn, xây dựng bài học theo dự án... Mặt khác, bản thân
sẽ tích cực chia sẻ với đồng nghiệp để nhân rộng ở các môn học khác, nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
II . Kiến nghị
1. Đối với Sở GD&ĐT, Bộ GD&ĐT:
- Trong đề án thay SGK, nên chọn và biên soạn SGK theo hướng giảm nội dung
lý thuyết hàn lâm ở bộ môn, tăng cường nội dung ứng dụng thực hành.
- Cần có nhiều văn bản hướng dẫn cụ thể hơn nữa trong dạy học tích hợp, liên
môn. Cung cấp các tài liệu tham khảo, các báo cáo hội thảo, các giáo án mẫu …
đồng thời tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, kinh phí… trong việc triển
khai và thực hiện các chủ đề tích hợp.
2. Đối với Phịng GD&ĐT huyện Nga Sơn:
Đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên nhằm quán triệt quan điểm tích hợp và có
khả năng xây dựng được các chủ đề tích hợp liên mơn.
2. Đối với nhà trường:
Cần tăng cường đào tạo GV cốt cán có khả năng xây dựng nội dung bài học
thành các chủ đề tích hợp liên môn, đồng thời mạnh dạn đề xuất lên cấp trên phân
phối chương trình riêng theo chủ đề đã xây dựng, phù hợp với thực trạng của nhà

trường trường, hoàn cảnh từng địa phương.
Những kinh nghiệm mà tơi trình bày trên đây chắc chắn khơng tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của đồng nghiệp và những
người quan tâm đến nội dung này.
I.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Nga Thủy, ngày 15 tháng 04 năm 2017
Tôi xin cam doan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung
của người khác.
NGƯỜI VIẾT
Phạm Thị Thảo


MỤC LỤC
Nội dung
Trang
A. Mở đầu...............................................................................................................1
I. Lí do chọn đề tài..................................................................................................2
II. Mục đích nghiên cứu.................................................................................... .....2
III. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................2
IV. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 2
B. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm....................................................................... 2
I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.............................................................2
II. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm......................3
1. Thực trạng...........................................................................................................3
1.1. Thực trạng về phía giáo viên........................................................................ ...3

1.2. Thực trạng về phía học sinh.............................................................................3
2. Kết quả thực trạng...............................................................................................4
III. Các giải pháp đã thực hiệnđể giải quyết vấn đề................................................4
1. Tìm hiểu các nguyên tắc và các bước xây dựng nội dung tích hợp liên mơn……….. .4
1.1 Tìm hiểu nguyên tắc xây dựng nội dung tích hợp liên mơn.............................4
1.2 Tìm hiểu các bước xây dựng nội dung tích hợp liên môn………………........5
2. Tổ chức thực hiện- Dạy thử nghiệm……………………………………………
5
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, bản thân,
đồng nghiệp và nhà trường……………………………………………………. .13
1. Đối với học sinh……………………………………………………………....13
2. Đối với bản thân và đồng nghiệp……………………………………………. 14
3. Đối với nhà trường……………………………………………………………15
C. Kết luận và kiến nghị…………………………………………………………15
I. Kết luận………………………………………………………………………..15
II. Kiến nghị……………………………………………………………………..16


* TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo viên Lịch sử 7
2. Sách giáo khoa môn Mĩ thuật 6
3. Sách giáo khoa môn âm nhạc 7
4. Sách giáo khoa môn GDCD 7
5. sách giáo khoa môn Ngữ văn 7 và ngữ văn 9.
6. Sách giáo khoa mơn Địa lí 9
7. Các nguồn tư liệu lấy từ Internet, báo, đài...


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH

GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Phạm Thị Thảo
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên - Trường THCS Nga Thủy
TT

1

2

3

4

5

Tên đề tài SKKN

Phương pháp sử dụng
lược đồ, sơ đồ trống
trong dạy và học lịch sử
lớp 6
Phát huy tinh thần tự
quản của học sinh trong
hoạt động đội ở trường
THCS Nga THủy
Vận dụng phương pháp
dạy học liên môn trong
dạy học lịch sử 9 – Bài
27: “Cuộc kháng chiến

toàn quốc chống thực
dân Pháp xâm lược kết
thúc ( 1953-1954)”
Một số biện pháp củng
cố bài học góp phần đởi
mới phương pháp dạy
học mơn Lịch sử ở
trường THCS Nga
THủy
Củng cố bài học dưới
hình thức tở chức trị
chơi trong dạy học mơn
Lịch sử ở trường THCS
Nga Thủy

Cấp đánh giá xếp
loại( Phịng, Sở,
Tỉnh…)
Sở GD&ĐT Tỉnh
Thanh Hóa

Kết quả
đánh giá
xếp loại
( A,B hoặc
C)
C

Năm học
đánh giá

xếp loại
2006-2007

Phòng GD&ĐT
Nga Sơn

B

2008-2009

Sở GD&ĐT Tỉnh
Thanh Hóa

C

2009-2010

Phịng GD&ĐT
Nga Sơn

A

2012-2013

Sở GD&ĐT Tỉnh
Thanh Hóa

C

2013-2014




×