Tải bản đầy đủ (.pdf) (250 trang)

Các hoạt động công tác thanh thiếu niên và kỹ năng tổ chức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 250 trang )




HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN
Chủ tịch Hội đồng
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
TRẦN THANH LÂM
Phó Chủ tịch Hội đồng
Giám đốc - Tổng Biên tập
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật
PHẠM MINH TUẤN
Thành viên
NGUYỄN HOÀI ANH
PHẠM THỊ THINH
NGUYỄN ĐỨC TÀI
TỐNG VĂN THANH



4


LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Một năm
khởi đầu từ mùa Xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ.
Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Chỉ bằng hình ảnh
mùa Xuân và cuộc đời, Người đã cho chúng ta thấy tầm
quan trọng của việc bồi dưỡng thế hệ trẻ, bởi thanh
thiếu niên chính là tương lai của xã hội, của đất nước.
Thanh thiếu niên Việt Nam chiếm số đơng trong


dân số cả nước, có mặt ở tất cả các địa bàn, các lĩnh
vực kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh, quốc phịng
của đất nước. Họ đang trong độ tuổi sung sức nhất về
thể chất và phát triển trí tuệ, ln năng động, sáng
tạo, muốn tự khẳng định mình, là lực lượng có tiềm
năng to lớn, đã và đang giữ vai trò quan trọng trong
quá trình phát triển đất nước hiện nay và tương lai.
Vì vậy, giáo dục và rèn luyện thanh thiếu niên được
Đảng, Nhà nước ta đặt ở vị trí trung tâm trong chiến
lược đào tạo, bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn
lực con người.
Nhằm giới thiệu những kiến thức, kỹ năng cơ bản về
công tác thanh thiếu niên cho cán bộ Đồn, Hội, Đội,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với

5


Nhà xuất bản Thanh niên xuất bản cuốn sách Kỹ năng
tổ chức các hoạt động công tác thanh thiếu niên
do TS. Phạm Đình Nghiệp, TS. Lê Văn Cầu biên soạn.
Cuốn sách cung cấp cho bạn đọc, đặc biệt là cán bộ
phụ trách công tác thanh thiếu niên, những kiến thức
và kỹ năng thiết yếu, hữu dụng trong triển khai thực
hiện công tác thanh thiếu niên như kỹ năng lập kế
hoạch, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng nói trước
cơng chúng, kỹ năng tổ chức các hoạt động gắn kết
thanh thiếu niên... Đặc biệt, cuốn sách có những hướng
dẫn rất cụ thể về công tác xã hội đối với những thanh
thiếu niên có hồn cảnh đặc biệt (đội giáo dục đồng

đẳng); giới thiệu những kinh nghiệm rút ra từ các
phong trào thanh niên đã và đang được triển khai có
hiệu quả từ cấp cơ sở đến trung ương... Có thể nói, từ
việc hệ thống và cung cấp các kiến thức, kỹ năng công
tác thanh thiếu niên, cuốn sách giúp bạn đọc, đặc biệt
là cán bộ Đoàn, Hội, Đội rèn luyện năng lực lãnh đạo,
quản lý, điều hành, tổ chức hoạt động thanh thiếu niên
chuyên nghiệp ở các cấp, các ngành trong xã hội.
Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
Tháng 10 năm 2022
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT

6


LỜI NĨI ĐẦU
Để đáp ứng u cầu của cơng tác thanh thiếu
niên trong những điều kiện mới, mỗi cán bộ
Đoàn, Hội, Đội phải vững vàng ở cả ba vai trò:
vừa là người bạn chí tình của tuổi trẻ, vừa là
người đồng chí thân thiết, lại vừa là người thủ
lĩnh của họ. Vì vậy, bên cạnh việc trau dồi bản
lĩnh chính trị trên cơ sở nắm vững phương pháp
luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ nhất thiết phải
thông thạo nghiệp vụ cơng tác Đồn, Hội, Đội,
rèn luyện cho mình phương pháp công tác khoa
học và đặc biệt là nắm vững những kỹ năng công
tác thanh thiếu niên. Với câu hỏi “Kỹ năng là gì?”
thì câu trả lời ngắn gọn nhất là: “Kỹ năng chính

là tổng hợp các thao tác đã được quy trình hóa”.
Mỗi cán bộ cơng tác thanh thiếu niên phải rèn
luyện để thành thạo ba kỹ năng cơ bản: kỹ năng
nói, kỹ năng viết và kỹ năng tổ chức các hoạt
động trong thanh thiếu niên.
Cuốn sách Kỹ năng tổ chức các hoạt động
cơng tác thanh thiếu niên hữu ích đối với các
7


cán bộ Đoàn, Hội, Đội khi giúp các bạn tiếp cận
những kỹ năng cụ thể: kỹ năng lập kế hoạch, kỹ
năng giao tiếp, kỹ năng nói trước cơng chúng, kỹ
năng tổ chức mít tinh, lễ hội, hội trại, hội thao,
hội thi, hội diễn, kỹ năng tổ chức trò chơi, kỹ
năng tổ chức các phong trào thanh niên..., đồng
thời cuốn sách cũng giới thiệu các phong trào
hành động cách mạng: “Thanh niên tình nguyện”,
“Tuổi trẻ sáng tạo”, “Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ
quốc”, “Thanh niên tham gia phát triển kinh tế xã hội ở địa phương”, các chương trình đồng hành
với thanh niên: “Đồng hành với thanh niên trong
học tập”, “Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp,
lập nghiệp”, “Đồng hành với thanh niên rèn luyện
và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao
thể chất, đời sống văn hóa tinh thần”.
Trong q trình biên soạn cuốn sách khó tránh
khỏi những thiếu sót nhất định, chúng tơi mong
nhận được các ý kiến đóng góp của bạn đọc để nội
dung cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần
xuất bản sau.

Xin chân thành cảm ơn!
NHÓM TÁC GIẢ

8


KỸ NĂNG LẬP KẾ HOẠCH

1. Khái niệm kế hoạch
- Theo nghĩa rộng: Kế hoạch là toàn bộ những
điều vạch ra một cách có hệ thống về những cơng
việc dự định làm trong một thời gian nhất định, với
mục tiêu, cách thức, trình tự, thời gian tiến hành.
Kế hoạch hóa là làm cho phát triển một cách
có kế hoạch.
- Theo nghĩa hẹp: Kế hoạch là bản xác định
mục tiêu của công việc, là phương án tổ chức công
việc của cơ quan, đơn vị.
2. Các loại kế hoạch
- Kế hoạch chiến lược: Là kế hoạch xác định
những mục tiêu cơ bản và cách thức tối ưu để đạt
được những mục tiêu đó, mang tính lâu dài, tổng
quát. Ví dụ: kế hoạch xây dựng và phát triển giao
thông đô thị, kế hoạch xây dựng và phát triển
kinh tế - xã hội vùng núi phía Bắc...
- Kế hoạch nghiệp vụ: Là kế hoạch nhằm gia
tăng hiệu quả hoạt động của cơ quan (về việc gì, ai
thực hiện, khi nào hồn thành, cách thực hiện
9



như thế nào). Ví dụ: kế hoạch sản xuất, kế hoạch
hoạt động cơng đồn...
- Kế hoạch chỉ đạo: Là kế hoạch quy định một
số phương châm chung, các trọng điểm cần chú ý
chỉ đạo giải quyết, thường là kế hoạch cấp trên
hướng dẫn cho cấp dưới thực hiện một công việc,
một hoạt động. Ví dụ: kế hoạch chỉ đạo Đại hội
Đoàn các cấp, kế hoạch tổ chức học tập Nghị quyết
Đại hội Đoàn toàn quốc...
3. Lập kế hoạch và tác dụng của lập kế hoạch
- Lập kế hoạch là đưa ra quyết định về thực
hiện và đánh giá trước khi thực hiện, đồng thời là
căn cứ để kiểm tra, giám sát và đánh giá.
- Lập kế hoạch là chức năng đầu tiên và cơ bản
nhất trong công tác quản lý, điều hành.
- Lập kế hoạch giúp thực hiện mục tiêu một
cách nhất quán, gắn kết các hoạt động một cách có
tổ chức, hạn chế hoạt động trùng lặp, sử dụng có
hiệu quả nhân lực, vật lực, tài lực. Lập kế hoạch
tạo nên sự phối hợp nhịp nhàng giữa mọi người để
cùng nhau thực hiện.
- Nhờ có lập kế hoạch mà biết được: sẽ làm gì,
làm ở đâu, khi nào, do ai thực hiện và kết quả
mong muốn của hoạt động đó là gì. Làm việc có kế
hoạch giúp chúng ta chủ động trong công việc và
lựa chọn được phương án tốt nhất.
- Lập kế hoạch giúp định rõ từng bước thực
hiện và tạo điều kiện thuận lợi để giám sát, đánh
giá, điều khiển các hoạt động.

10


4. Các yếu tố bảo đảm lập kế hoạch có
hiệu quả
- Tính cụ thể: Có mục đích, mục tiêu rõ ràng,
xuất phát từ yêu cầu công việc và nhu cầu,
nguyện vọng của thanh thiếu niên.
- Tính thiết thực: Giải quyết được những vấn
đề cấp bách đặt ra, không những về hiệu quả công
việc mà cả về hiệu quả giáo dục.
- Tính kịp thời: Tính thời điểm, tính thời sự...
- Tính phù hợp: Kế hoạch đặt ra phù hợp với
năng lực cán bộ, mục tiêu hoạt động.
- Tính thống nhất giữa các biện pháp: Không
đối lập nhau mà thống nhất từ nội dung, biện
pháp đến thời gian thực hiện.
- Tính khả thi: Có khả năng thực hiện được.
5. Lập kế hoạch phải trả lời được các câu hỏi
- Làm cái gì?
- Quy mô như thế nào?
- Bằng các nguồn lực nào?
- Làm ở đâu?
- Bao giờ làm?
- Ai làm?
- Kết quả sẽ ra sao?
- Nhằm đạt mục tiêu gì?
6. Phương pháp lập một kế hoạch tổ chức
hoạt động
Bước 1: Thu thập thông tin, dữ liệu, đưa ra

những nhận định ban đầu và xác định các căn cứ
để xây dựng kế hoạch:
11


- Chủ trương, nghị quyết của cấp ủy đảng,
đoàn cấp trên
- Tình hình, đặc điểm, nhiệm vụ của địa
phương, đơn vị
- Nhu cầu, nguyện vọng của đoàn viên thanh niên
- Trình độ cán bộ đồn viên thanh niên
- Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật
- Điều kiện kinh phí cho hoạt động
- Quy mơ hoạt động, tính chất cơng việc.
Các phương pháp thu thập thông tin:
- Lấy thông tin trực tiếp (đối thoại, phỏng
vấn, tọa đàm)
- Thông qua điều tra, khảo sát
- Thông qua các văn bản, báo cáo, hướng dẫn,
tài liệu của Đồn...
- Thơng qua phương tiện thơng tin đại chúng.
Bước 2: Họp, tổ chức thảo luận, thống nhất ý kiến.
Lấy ý kiến của những người có liên quan, xin ý
kiến lãnh đạo cấp ủy đảng, đoàn cấp trên. Xác
định mục tiêu, các phương án hành động. Thông
qua bản kế hoạch dự thảo (nếu cần thiết).
Bước 3: Thông qua kế hoạch chính thức.
Kết cấu một bản kế hoạch tổ chức hoạt động gồm:
- Mục đích, yêu cầu
- Thành phần, đối tượng

- Thời gian, địa điểm
- Nội dung, hình thức hoạt động
12


- Biện pháp tổ chức thực hiện.
Bước 4: Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch.
- Tổ chức triển khai: Thông qua hội nghị, tập
huấn, tập dượt...
- Tổ chức thực hiện: Phân công nhiệm vụ, chỉ
đạo điểm...
- Kiểm tra, đôn đốc, động viên, khích lệ...
- Phát hiện, điều chỉnh và xử lý các tình huống
phát sinh.
Bước 5: Đánh giá, tổng kết, đề xuất, kiến nghị.
- Tổng kết tổng thể hoặc từng giai đoạn
- Khen thưởng, kỷ luật
- Kiến nghị và đề xuất kế hoạch mới tiếp theo.
7. Nội dung cơ bản của một kế hoạch tổ
chức hoạt động
- Xác định mục tiêu, yêu cầu (bao gồm các chỉ
số để đánh giá được)
- Xác định nội dung và phương thức hoạt động
(những hoạt động chính để đạt được mục tiêu)
- Địa điểm, thời gian thực hiện và hoàn thành
- Những điều kiện cơ bản để thực hiện (con
người, tài chính, trang thiết bị)
- Người chịu trách nhiệm (có sự phân cơng cụ
thể, thích hợp với u cầu cơng việc)
- Kết quả dự kiến cần phải đạt (các chỉ số đầu ra

cụ thể của từng hoạt động).
13


Lập bảng kế hoạch với các nội dung cơ bản sau:
1

2

3

4

5

6

Ghi chú:
Cột 1: Số thứ tự
Cột 2: Nội dung công việc
Cột 3: Thời gian tiến hành
Cột 4: Địa điểm tiến hành
Cột 5: Người phụ trách
Cột 6: Đơn vị phối kết hợp
Cột 7: Kinh phí, cơ sở vật chất
Cột 8: Hiệu quả cần đạt được
Cột 9: Ghi chú

14


7

8

9


KỸ NĂNG GIAO TIẾP ỨNG XỬ

Trong cuộc sống, giao tiếp hằng ngày, con người
ln phải ứng phó với biết bao tình huống, có lúc
đơn giản, dễ dàng xử lý, có lúc phức tạp, khó xử. Xã
hội càng văn minh thì nhu cầu trong giao tiếp của
con người càng cao. Ngày nay, việc ứng xử một cách
thông minh, khôn khéo, tế nhị, kịp thời, có hiệu quả,
đạt tới mức độ nghệ thuật cịn được coi là bí quyết
thành cơng trong cuộc đời, trong công việc.
I. NGUYÊN TẮC ỨNG XỬ
1. Hãy tiếp cận con người ở góc độ khơng
ai có thể hồn tồn tốt hoặc hồn tồn xấu
Khơng có ai là người hoàn toàn xấu. Khi
đánh giá con người cụ thể, chúng ta thường bị
cái nhìn chủ quan, định kiến che lấp, ít khi tách
ra được, dù chỉ là tương đối, những ưu điểm,
nhược điểm của họ và lại càng không xác định
được giới hạn, hồn cảnh, diễn biến tác động,
hình thành nên những ưu điểm và nhược điểm
đó. Con người cũng dễ bị chi phối bởi quy luật
15



cảm xúc “yêu nên tốt, ghét nên xấu”. Kết quả là
dễ mắc sai lầm trong giao tiếp. Do vậy nguyên
tắc đầu tiên trong nghệ thuật ứng xử là hãy tiếp
cận con người ở góc độ khơng ai có thể hồn toàn
tốt hoặc hoàn toàn xấu.
Với nguyên tắc này, mỗi người có thể tự tìm
cho mình một cách ứng xử phù hợp, tạm chia
thành các bước sau:
- Bước 1: Hãy thừa nhận (chấp nhận).
- Bước 2: Biết lắng nghe ý kiến, tìm ra chỗ
mạnh, chỗ yếu của người đối diện. Thấy cái mạnh,
lợi thế của bản thân (cái bản thân có mà người
khác khơng có).
- Bước 3: Tạo ra sự đồng cảm, gây niềm tin
(hiểu biết lẫn nhau, gây sự tin tưởng).
- Bước 4: Tìm điểm chung, mỗi bên đều thấy
được cái lợi, cái vui và cách cộng tác, tương lai của
sự cộng tác đó.
- Bước 5: Tạo dư luận ủng hộ, xây dựng mối
quan hệ thân tình.
2. Xem xét mọi điều, tính đến mọi khả
năng với nhiều phương án
Nếu trong mỗi con người đều có những giá trị
dương (+) (những đức tính tốt, những mặt mạnh,
những ưu điểm...) và có cả những giá trị âm (-)
(những tính xấu, những mặt yếu, những khuyết
điểm...) thì với người này có thể tới 90 (+), có 10 (-)
hoặc ở người khác có thể đạt 99 (+) chỉ có 1 (-).
16



Vấn đề là cần biết nhìn ra “dấu cộng” trong cả
khối “dấu trừ” và phát hiện kịp thời “dấu trừ”
ngay khi nó chỉ là một chấm nhỏ rất mờ nhạt
trong cả khối “dấu cộng” để có thể dự đốn được
tác động có hại của “dấu trừ”.
Điều quan trọng hơn trong phép ứng xử là tìm
ra những chất xúc tác để kích thích phản ứng đổi
dấu tích cực xảy ra theo hướng 1 (+) trở thành n (+)
và n (-) giảm xuống còn 1 (-).
3. Nắm bắt nghệ thuật theo nhu cầu
Điều khó nhất trong giao tiếp và ứng xử là đối
tượng thờ ơ, khơng có nhu cầu. Bạn sẽ ứng xử như
thế nào khi đối tượng khơng muốn nói chuyện,
khơng muốn nghe bạn can ngăn, không muốn hợp
tác với bạn...?
- Hãy gợi trí tị mị hoặc cho họ thấy cái lợi, cái
vui mà bạn đang có, cịn người ấy đang thiếu,
đang cần.
- Chỉ cho họ, bằng cách nào đó, thấy tia hy vọng
vào kết quả, gây thiện cảm, tạo sự tin tưởng.
- Giao trách nhiệm một cách công khai, tạo ra
tình huống chỉ có tiến chứ khơng có lùi, ràng buộc
bằng những sợi dây vơ hình về quan hệ nào đó đã
được hình thành.
- Gây niềm say mê, tìm được ý nghĩa trong
cuộc sống, công việc đang tiến hành.
- Củng cố niềm tin, thuyết phục về một kết cục
tốt đẹp.

17


- Phải tạo ra sự an toàn, biết cách chống đỡ dư
luận, tạo dư luận mới ủng hộ.
- Tính đến nhiều phương án, chọn phương án hợp
với mình nhất, có thể tạo ra những vấp ngã nhỏ để
luyện tập bản lĩnh, chủ động đề phịng tính tự kiêu.
Trong những trường hợp cụ thể đòi hỏi mọi
người phải biết ứng biến và điều quan trọng hơn
là hãy tìm cho được cách thức đi tới thành cơng
riêng của mình.
II. MỘT SỐ CÁCH ỨNG XỬ
1. Thủ thuật “ném đá thăm đường”
Nếu muốn làm quen, bắt chuyện, có lẽ trước tiên
bạn nên bắt đầu bằng một hứng thú chung. Chẳng
hạn có thể từ một bức tranh, một bản nhạc, một ca
khúc mới được nhiều người yêu thích, hay một bộ
phim mới, một quyển sách mới, một xu hướng thời
trang mới... là những điều đối phương biết rõ và có
phản ứng tích cực, hoặc có thể từ một điểm chung
nào đó về học tập, việc làm... Bắt đầu từ những câu
chuyện không quan trọng lắm để làm mất đi sự
căng thẳng và ngăn cách giữa hai người và qua đó
bạn có thể hiểu thêm về người mà bạn muốn làm
quen (những sở thích, thói quen, cá tính...). Bạn có
thể thực hiện theo các bước sau đây:
a. Giai đoạn trước khi giao tiếp:
- Xác định mục đích, làm quen đối tượng và gây
ấn tượng tốt.

18



×