HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN
SÁCH XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
Số 6/86 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội, ĐT: 080 49221, Fax: 080 49222, Email:
Website: www.nxbctqg.org.vn, Sách điện tử: www.stbook.vn, www.thuviencoso.vn
* Thường thức về triết học Mác - Lênin
* Thường thức về kinh tế chính trị Mác - Lênin
* Thường thức về chủ nghĩa xã hội khoa học
* Thường thức về tư tưởng Hồ Chí Minh
* Thường thức về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
* Thường thức về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam
* Thường thức về hệ thống chính trị Việt Nam
* Thường thức về nhà nước và pháp luật
* Thường thức về văn hóa
* Thường thức về dân tộc, tôn giáo
THƯỜNG THỨC VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Tủ sách
THƯỜNG THỨC CHÍNH TRỊ
QUYỂN 1: Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
TÌM ĐỌC SÁCH CỦA NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
THƯỜNG THỨC VỀ
CHỦ NGHĨA
XÃ HỘI KHOA HỌC
QUYỂN 1
Quan điểm của
chủ nghĩa Mác - Lênin
về chủ nghĩa xã hội
và con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
THƯỜNG THỨC VỀ
CHỦ NGHĨA
XÃ HỘI KHOA HỌC
QUYỂN 1
Quan điểm của
chủ nghĩa Mác - Lênin
về chủ nghĩa xã hội
và con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội
HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN
Chủ tịch Hội đồng
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
TRẦN THANH LÂM
Phó Chủ tịch Hội đồng
Giám đốc - Tổng Biên tập
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật
PHẠM MINH TUẤN
Thành viên
NGUYỄN HOÀI ANH
PHẠM THỊ THINH
NGUYỄN ĐỨC TÀI
TỐNG VĂN THANH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
THƯỜNG THỨC VỀ
CHỦ NGHĨA
XÃ HỘI KHOA HỌC
QUYỂN 1
Quan điểm của
chủ nghĩa Mác - Lênin
về chủ nghĩa xã hội
và con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
BAN CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN
BỘ SÁCH LÝ LUẬN PHỔ THÔNG TUYÊN TRUYỀN,
PHỔ BIẾN RỘNG RÃI CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN,
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH, ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI
ĐẤT NƯỚC
TRƯỞNG BAN
GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng
Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,
Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương
CÁC THÀNH VIÊN
PGS.TS. Nguyễn Duy Bắc
Phó Trưởng ban
PGS.TS. Lê Văn Lợi
PGS.TS. Dương Trung Ý
GS.TS. Trần Văn Phòng
Thành viên
Thành viên
Thành viên
PGS.TS. Trần Minh Trưởng
Thành viên
BAN BIÊN SOẠN
TS. Phạm Thị Hoàng Hà (Chủ biên)
PGS.TS. Hồ Trọng Hoài
TS. Nguyễn Kim Tôn
PGS.TS. Đỗ Thị Thạch
TS. Vi Thị Hương Lan
PGS.TS. Nguyễn An Ninh
TS. Nguyễn Thị Thu Huyền
PGS.TS. Bùi Thị Ngọc Lan
TS. Nguyễn Thị Hoa
PGS.TS. Nguyễn Sĩ Trung
TS. Nguyễn Thị Tuyết
TS. Nguyễn Thị Hà
TS. Nguyễn Anh Tuấn
TS. Nguyễn Văn Quyết
TS. Đặng Văn Luận
Đ
ại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (6/1991)
khẳng định “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim
chỉ nam cho hành động”. Từ đó đến nay, Đảng ln
ln nhấn mạnh “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây
dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ
nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh”. Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng
định “kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”.
Cùng với khẳng định vai trò, giá trị to lớn của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tư cách là
học thuyết cách mạng và khoa học, là vũ khí tinh thần
của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân
tộc, Đảng ta thường xuyên quan tâm, coi trọng tuyên
truyền, giáo dục, phổ biến chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng
và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nghị quyết
số 37-NQ/TW ngày 09/10/2014 của Bộ Chính trị về
“Cơng tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm
2030” đã xác định một trong những hướng nghiên
cứu chủ yếu là “Tiếp tục khẳng định và cụ thể hóa
5
những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, các giá trị bền vững phù hợp
với thực tiễn Việt Nam; chỉ rõ vấn đề cần bổ sung,
phát triển. Tiếp tục nghiên cứu có hệ thống tư tưởng
Hồ Chí Minh, làm rõ sự bổ sung, phát triển sáng tạo
chủ nghĩa Mác - Lênin của Hồ Chí Minh”.
Thực hiện Nghị quyết của Đảng, trong thời gian
qua công tác lý luận đã đạt được những kết quả quan
trọng. Tư duy lý luận tiếp tục có bước phát triển. Công
tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, tuyên truyền,
phổ biến chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước được đổi mới cả về nội dung và hình
thức, đã góp phần quan trọng vào những thành tựu to
lớn, có ý nghĩa lịch sử của cơng cuộc đổi mới đất nước.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc giáo dục,
tuyên truyền, phổ biến chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước vẫn cịn những
hạn chế, bất cập nhất định. Nội dung, phương pháp
tuyên truyền còn đơn giản; tài liệu tuyên truyền chưa
đa dạng; thiếu những bộ tài liệu mang tính cẩm nang,
thường thức chính trị, ngắn gọn, súc tích, dễ đọc, dễ
hiểu, dễ nhớ, phù hợp với trình độ và đáp ứng nhu
cầu tìm hiểu, học tập của cán bộ, đảng viên và các tầng
lớp nhân dân. Hiệu quả tuyên truyền, phổ biến chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chưa cao.
Một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức
6
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chưa thật
sâu sắc, tồn diện, hệ thống.
Chính vì vậy, Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh
phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức,
nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục, học tập chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Quán triệt và thực hiện các nghị quyết của Đảng,
với vai trò là trung tâm quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng
lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý
trung, cao cấp của hệ thống chính trị, trung tâm quốc
gia nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước, từ năm 2020, dưới sự chỉ đạo
của GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị,
Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ
tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, nhóm tác giả, các
nhà khoa học ở các viện chuyên ngành thuộc Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã biên soạn bộ sách lý
luận phổ thơng về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới đất nước. Bộ sách
gồm nhiều quyển tập trung nghiên cứu 10 nhóm vấn đề:
1. Thường thức về triết học Mác - Lênin.
2. Thường thức về kinh tế chính trị Mác - Lênin.
3. Thường thức về chủ nghĩa xã hội khoa học.
4. Thường thức về tư tưởng Hồ Chí Minh.
5. Thường thức về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
6. Thường thức về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam.
7. Thường thức về hệ thống chính trị Việt Nam.
7
8. Thường thức về nhà nước và pháp luật.
9. Thường thức về văn hóa.
10. Thường thức về dân tộc, tơn giáo.
Bộ sách được biên soạn công phu, khoa học, nội
dung súc tích, bảo đảm tính cơ bản, hệ thống, cập nhật
về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
đường lối đổi mới đất nước nhằm đáp ứng yêu cầu công
tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến lý luận rộng rãi cho
cán bộ, đảng viên và nhân dân trong bối cảnh mới.
Mặc dù đã rất cố gắng trong công tác biên soạn,
biên tập, nhưng đây là những cuốn sách thường thức,
phổ thơng địi hỏi phải có cách thức tiếp cận và thể
hiện phù hợp, nên chắc chắn khó tránh khỏi hạn chế,
thiếu sót. Ban Biên soạn và Nhà xuất bản mong nhận
được ý kiến đóng góp của bạn đọc để bộ sách được
hoàn thiện hơn về nội dung trong những lần xuất
bản sau.
Xin trân trọng giới thiệu bộ sách quý với bạn đọc.
Tháng 8 năm 2022
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
8
C
hủ nghĩa xã hội khoa học do C.Mác và
Ph.Ăngghen sáng lập ra và được V.I.Lênin bổ
sung, phát triển trong điều kiện mới, trên cơ sở kế
thừa những thành tựu quan trọng nhất của các nhà
tư tưởng xã hội chủ nghĩa trước đó.
Chủ nghĩa xã hội khoa học nghiên cứu quy
luật, tính quy luật chính trị - xã hội của quá trình
phát sinh, hình thành và phát triển của hình thái
kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn
thấp là chủ nghĩa xã hội; những nguyên tắc cơ bản,
những điều kiện, con đường và hình thức, phương
pháp đấu tranh cơ bản của giai cấp công nhân và
nhân dân lao động nhằm hiện thực hóa sự chuyển
biến từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và
chủ nghĩa cộng sản.
Với ý nghĩa đó, việc nghiên cứu, học tập và
vận dụng chủ nghĩa xã hội khoa học là rất cần
thiết. Để giúp cho việc học tập chủ nghĩa xã hội
khoa học có hiệu quả, Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh tổ chức biên soạn bộ sách Thường
thức về chủ nghĩa xã hội khoa học.
9
Trân trọng giới thiệu tới quý bạn đọc Quyển 1
của bộ sách, có tiêu đề Quan điểm của Chủ nghĩa
Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội.
BAN BIÊN SOẠN
10
Phần I
1. Trước khi chế độ xã hội chủ nghĩa ra đời,
lịch sử loài người đã trải qua những chế độ xã
hội nào?
Trước khi chế độ xã hội chủ nghĩa ra đời, lịch
sử nhân loại đã trải qua các chế độ xã hội sau đây:
Thứ nhất: Chế độ cộng sản nguyên thủy.
Đây là chế độ xã hội đầu tiên của loài người.
Trong xã hội nguyên thủy, lực lượng sản xuất kém
phát triển, công cụ lao động lạc hậu, cuộc sống
con người hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên với
hai hoạt động chính là săn bắt và hái lượm. Xã hội
cộng sản ngun thủy khơng có giai cấp, nhà nước;
khơng có áp bức, bóc lột, mọi người đều bình đẳng
với nhau.
Thứ hai: Chế độ chiếm hữu nô lệ.
Đây là chế độ xã hội ra đời sau khi xã hội cộng
sản nguyên thủy tan rã (vào khoảng thiên niên
kỷ IV trước Công nguyên). Chế độ xã hội chiếm
hữu nô lệ tồn tại hai giai cấp cơ bản là chủ nô và
nô lệ. Chủ nô chiếm hữu tư liệu sản xuất chủ yếu
11
của xã hội, lập ra nhà nước chủ nô với hệ thống
pháp luật hà khắc nhằm bảo vệ quyền thống trị
của mình. Nơ lệ khơng có tư liệu sản xuất và trở
thành sở hữu của chủ nô, bị coi như “cơng cụ lao
động biết nói”, bị tước đoạt tất cả các quyền cơ
bản của con người, bị áp bức, bóc lột nặng nề.
Thứ ba: Chế độ phong kiến.
Đây là chế độ xã hội ra đời thay thế chế độ
chiếm hữu nô lệ, ra đời ở Trung Quốc vào thế
kỷ III trước Công nguyên, ở châu Âu vào khoảng
thế kỷ V sau Cơng ngun. Trong chế độ phong
kiến, có hai giai cấp cơ bản là địa chủ và nông
dân. Giai cấp địa chủ nắm quyền sở hữu phần lớn
ruộng đất và sống nhờ vào việc bóc lột địa tơ đối
với giai cấp nơng dân. Giai cấp nơng dân khơng
có hoặc có ít ruộng đất, phải sống phụ thuộc vào
giai cấp địa chủ. Cơ sở kinh tế chủ yếu của chế độ
phong kiến là nông nghiệp dựa trên sản xuất nhỏ
của nông dân với công cụ sản xuất là thủ công.
Trong nhà nước phong kiến, toàn bộ quyền lực xã
hội nằm trong tay nhà vua. Giai cấp nông dân và
các tầng lớp nhân dân lao động bị giai cấp địa chủ
phong kiến áp bức, bóc lột hết sức nặng nề.
Thứ tư: Chế độ tư bản chủ nghĩa.
Đây là chế độ xã hội ra đời sau thắng lợi của
các cuộc cách mạng tư sản (ở châu Âu vào giữa
thế kỷ XVII), do giai cấp tư sản tiến hành để lật đổ
12
sự thống trị của giai cấp phong kiến và lập ra nhà
nước tư sản. Trong chế độ tư bản chủ nghĩa, có hai
giai cấp cơ bản là tư sản và vô sản. Chế độ xã hội
này tồn tại, phát triển dựa trên chế độ chiếm hữu
tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Giai
cấp vô sản không có tư liệu sản xuất, phải bán sức
lao động cho giai cấp tư sản, bị giai cấp tư sản áp
bức, bóc lột nặng nề.
2. Chế độ tư bản chủ nghĩa có phải là chế độ
xã hội cuối cùng trong lịch sử nhân loại?
Chế độ tư bản chủ nghĩa không phải là chế độ
xã hội cuối cùng trong lịch sử nhân loại, thay thế
cho chế độ này là một chế độ tiến bộ hơn - chế độ
xã hội chủ nghĩa, giai đoạn đầu của hình thái kinh
tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, bởi vì:
Chủ nghĩa tư bản tồn tại và phát triển dựa trên
chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu
sản xuất nên càng ngày càng cản trở sự phát triển
của lực lượng sản xuất mang tính chất xã hội hóa
ngày càng cao. Thực tế này đặt ra nhu cầu khách
quan phải thay thế quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa bằng một quan hệ sản xuất mới với nội dung
và tính chất tiến bộ để mở đường cho lực lượng
sản xuất phát triển. Thông qua cách mạng xã hội
chủ nghĩa, chế độ xã hội chủ nghĩa được xác lập,
13
tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng sản xuất phát
triển nhằm tạo ra tiền đề vật chất cần thiết cho sự
thắng lợi hoàn toàn của chế độ xã hội mới.
3. Chế độ xã hội nào sẽ thay thế chủ nghĩa
tư bản?
Chế độ xã hội chủ nghĩa sẽ thay thế chủ nghĩa tư
bản, bởi vì:
Nghiên cứu lý luận và tổng kết kinh nghiệm
thực tiễn của lịch sử nhân loại, chủ nghĩa Mác Lênin đã khẳng định sự tất yếu thay thế chủ nghĩa
tư bản bằng chủ nghĩa cộng sản mà giai đoạn đầu
là xã hội xã hội chủ nghĩa. Sự thay thế chế độ tư
bản chủ nghĩa bằng chế độ xã hội chủ nghĩa được
thực hiện thông qua cách mạng xã hội chủ nghĩa,
xuất phát từ hai tiền đề vật chất quan trọng nhất là
sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự trưởng
thành của giai cấp công nhân cùng với đội tiền
phong của giai cấp là Đảng Cộng sản.
Trong sự phát triển của lịch sử nhân loại, chủ
nghĩa tư bản đã từng đóng vai trị hết sức to lớn
trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội... Tuy
nhiên, chủ nghĩa tư bản phát triển đến một giai
đoạn nào đó thì chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ
nghĩa trở thành “xiềng xích” cản trở sự phát triển
của lực lượng sản xuất mang tính chất xã hội hóa
14
cao độ. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa từ chỗ
đóng vai trị thúc đẩy sự phát triển của lực lượng
sản xuất thì nay trở nên lỗi thời cần xóa bỏ, thay thế
bằng quan hệ sản xuất mới tiến bộ hơn. Mâu thuẫn
giữa tính chất xã hội hóa của lực lượng sản xuất
với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về
tư liệu sản xuất trở thành mâu thuẫn cơ bản của
chủ nghĩa tư bản. Mâu thuẫn này biểu hiện về mặt
xã hội thành mâu thuẫn về lợi ích cơ bản giữa giai
cấp cơng nhân - lực lượng cơ bản sản xuất ra của
cải vật chất cho xã hội nhưng phải làm thuê cho
giai cấp tư sản, bị áp bức bóc lột ngày càng nặng
nề với giai cấp tư sản đã trở nên lỗi thời. Cuộc đấu
tranh của giai cấp công nhân chống giai cấp tư sản
ngày càng trở nên gay gắt và tất yếu xuất hiện cuộc
cách mạng vô sản nhằm lật đổ sự thống trị của giai
cấp tư sản. Trong cuộc đấu tranh đó, cùng với sự
phát triển mạnh mẽ của nền đại công nghiệp, giai
cấp công nhân càng ngày càng trưởng thành vượt
bậc cả về số lượng và chất lượng. Thơng qua vai
trị của Đảng Cộng sản, cuộc đấu tranh của giai
cấp công nhân cuối cùng sẽ thắng lợi và chế độ xã
hội chủ nghĩa sẽ được xác lập.
Chế độ xã hội chủ nghĩa ra đời, với những ưu
việt của mình chính là sự thay thế tất yếu khách
quan đối với chế độ tư bản chủ nghĩa đã lỗi thời về
15
mặt lịch sử. Vì vậy, chủ nghĩa xã hội chính là tương
lai của loài người, là mục tiêu cao cả mà nhân loại
tiến bộ trên toàn thế giới hướng đến nhằm hiện
thực hóa trong đời sống thực tiễn.
4. Chủ nghĩa xã hội có những đặc trưng gì?
Chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu của chế độ
cộng sản chủ nghĩa, có các đặc trưng là: lực lượng
sản xuất ngày càng phát triển, tạo điều kiện để
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân. Quan hệ giữa người với người trong sản xuất
là bình đẳng, hợp tác; chế độ người bóc lột người
từng bước được khắc phục. Quản lý sản xuất hiệu
quả và phân phối sản phẩm chủ yếu dựa theo lao
động của mỗi người. Nhà nước xã hội chủ nghĩa
là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân; đại diện cho lợi ích chân chính của nhân dân
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Dân chủ xã
hội được mở rộng, phát huy, quyền và lợi ích hợp
pháp, chính đáng của nhân dân được tơn trọng,
bảo đảm. Giá trị văn hóa mới cùng với con người
mới từng bước được xây dựng, trở thành nền tảng
tinh thần của xã hội. Các dân tộc trong nước bình
đẳng, đồn kết, tơn trọng, giúp đỡ nhau cùng tiến
bộ. Quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới hữu
nghị, thân thiện.
16
5. Tại sao chủ nghĩa xã hội có thể thay thế chủ
nghĩa tư bản?
Chủ nghĩa xã hội có thể thay thế chủ nghĩa tư
bản vì:
Chủ nghĩa tư bản mặc dù có vai trị to lớn đối
với lịch sử phát triển của nhân loại, song bản thân
chế độ tư bản chủ nghĩa chứa đựng những mâu
thuẫn nội tại gay gắt, những hạn chế và khuyết
tật cố hữu mà bản thân nó khơng thể khắc phục
được. Do đó, sớm hay muộn, chế độ đó sẽ bị thay
thế bởi một chế độ tốt đẹp hơn, đó là chế độ xã hội
chủ nghĩa.
Chủ nghĩa xã hội ra đời với mục tiêu cao
cả giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải
phóng xã hội, giải phóng lao động, giải phóng
con người, đem đến cuộc sống ấm no, hạnh phúc,
bình đẳng cho nhân dân lao động. Vì vậy, chủ
nghĩa xã hội hướng đến việc xóa bỏ chế độ tư
nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất - vốn
là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng người
bóc lột người và từng bước xác lập chế độ công
hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, tạo điều kiện
cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ. Đó
là cơ sở kinh tế phục vụ mục tiêu phát triển con
người tự do, tồn diện. Trong q trình tồn tại
và phát triển, chủ nghĩa xã hội hiện thực mặc dù
17
cịn phải đối mặt với nhiều thử thách, khó khăn
song đã đạt được những thành tựu to lớn trên
mọi phương diện. Chủ nghĩa xã hội đã giải phóng
người lao động khỏi chế độ áp bức, bóc lột, xác lập
quyền lực thuộc về đa số nhân dân lao động và
đưa nhân dân lao động lên địa vị làm chủ xã hội.
Trong các quốc gia xã hội chủ nghĩa, kinh tế được
quan tâm phát triển; công bằng xã hội và tiến bộ
xã hội từng bước được thực hiện; giáo dục, y tế có
bước phát triển mới; phúc lợi xã hội được bảo đảm.
Tóm lại, kể từ sau thắng lợi của Cách mạng
Tháng Mười Nga (năm 1917) đến nay, mặc dù cịn
những khó khăn, thách thức to lớn, cịn những hạn
chế, thiếu sót chủ quan song chủ nghĩa xã hội đã
từng bước khẳng định được tính ưu việt của mình.
Sớm hay muộn, lồi người nhất định sẽ tiến tới
chủ nghĩa xã hội.
6. Trước khi chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời đã
có tư tưởng xã hội chủ nghĩa chưa?
Trước chủ nghĩa Mác - Lênin, đã xuất hiện tư
tưởng xã hội chủ nghĩa, được biểu hiện dưới nhiều
hình thức và nội dung rất phong phú, cụ thể là:
* Tư tưởng xã hội chủ nghĩa thời kỳ cổ trung đại
(thế kỷ V trước Công nguyên đến thế kỷ thứ XV sau
Công nguyên)
18