TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN
KHOA Y
Bài giảng
THỰC TẬP CỘNG ĐỒNG 1
LƯU HÀNH NỘI BỘ
1
TT. Cộng Đồng 1
MỤC LỤC
01. PHƯƠNG PHÁP HỌC TRONG Y HỌC CỘNG ĐỒNG“PHƯƠNG PHÁP HỌC CỘNG ĐỒNG” .... 1
02. SỨC KHOẺ VÀ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHOẺ ............................................... 5
03. CHẨN ĐOÁN CỘNG ĐỒNG .............................................................................................................. 13
04. KHÁI NIỆM VẤN ĐỀ SỨC KHỎE - CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ SỨC KHỎE .. 21
05. CÁC PHƯƠNG PHÁP LỰA CHỌN VẤN ĐỀ SỨC KHỎE ƯU TIÊN ........................................... 255
06. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG Y TẾ CÔNG CỘNGVÀ Y HỌC CỘNG ĐỒNG ................... 32
07. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU- BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 39
08. CÁC NGHIÊN CỨU TRONG NGHIÊN CỨU SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG ...................................... 45
09. CHỌN MẪU VÀ TÍNH CỠ MẪU ....................................................................................................... 55
10. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG BỘ CÂU HỎI ..................................................................................... 65
11. PHẦN MỀM SPSS TRONG NGHIÊN CỨU SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG ......................................... 69
PHƯƠNG PHÁP HỌC TRONG Y HỌC CỘNG ĐỒNG
“PHƯƠNG PHÁP HỌC CỘNG ĐỒNG”
Mục tiêu bài giảng
1. Trình bày được khái niệm phương pháp học trong y học cộng đồng
2. Trình bày được các phương pháp học trong cộng đồng
I. KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNHNGHĨA
1.1. Phương pháp(méthode-method)
Là cách thức thực hiện một công việc nhằm đạt một mục tiêu nào đó, là quy trình,
tiến trình, các bước các giai đoạn phải thực hiện một cách tuần tự để hòan thành một mục
tiêu định sẳn.VD: phương pháp nghiên cứu khoa học, phương pháp điều trị bệnh THA…
1.2. Phương pháp học(méthodologie-methodology)
Cũng như các ngữ nguyên của các môn khoa học khác, chữ “học” được sử dụng
như tiếp vĩ ngữ, ví dụ như ngơn ngữ học, dân tộc học, dân số học, do đó “phương pháp
học” là khoa học về phương pháp.
Hệ thống các khoa học, các môn học, các phương pháp hay các nguyên tắc làm cơ
sở hay thuộc về một ngành khoa học, một lãnh vực nào đó.Phương pháp học của Y học
là một số môn KH cơ bản, YH cơ sở, YH lâm sàng, YH cộng đồng.
Tóm lại muốn có khả năng thực hành một ngành khoa học nào đó phải có hiểu biết
các môn khoa học cơ sở liên quan hay các phương pháp liên quan.
1.3. Y tế côngcộng
“Y tế công cộng là khoa học và nghệ thuật nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống,
sức khoẻ, tuổi thọ và sinh khí tâm thần, thể chất con người; thông qua các hoạt động có
tính hợp đồng tập thể để thanh khiết mơi trường, phòng chống các bệnh xã hội, giáo dục
sức khoẻ cho mọi người về các quy tắc vệ sinh cá nhân, tổ chức các cơ quan y tế để chăm
sóc, chẩn đốn sớm và điều trị dự phịng các bệnh, đồng thời tổ chức các hoạt động xã
hội nhằm đãm bảo cho mỗi người dân một mức sống phù hợp với việc duy trì sức khoẻ.
Mục tiêu cuối cùng là cho phép mỗi người dân được hưởng đầy đủ quyền đương nhiên
có sức khoẻ và tuổithọ”
(Le cout de la maladie et la prix de la sante – TCYTTG – 1952)
1.4. Y học cộngđồng
Y học cộng đồng là một ngành của y học quan tâm dến sức khỏe của những thành
viên của một cộng đồng cụ thể, vùng lãnh thổ. Y học cộng đồng nhấn mạnh chẩn đoán
bệnh sớm, các tác động của môi trường và nghề nghiệp đến sức khỏe và dự phịng bệnh
trong cộng đồng.
(Mosby's Medical Dictionary, 8th edition. © 2009, Elsevier)
1
TT. Cộng Đồng 1
Trong YHCĐ
+ Vai trò quyết định là ở những thành viên của CĐ. Cán bộ y tế giữ vai trị chun
mơn kỹ thuật;
+ Có sự tham gia thực sự của CĐ: suy nghĩ về nhu cầu, những ưu tiên; xây dựng,
thực hiện, lượng giá các chương trìnhSK.
+ Có YHCĐ khi các thành viên của một CĐ cùng nhau suy nghĩ về những vấn đề
SK của mình, diễn đạt những nhu cầu ưu tiên và tham gia tích cực vào việc xây dựng,
thực hiện những hoạt động hiệu quả nhất nhằm đáp ứng những nhu cầu trên.
1.5. Y học cộng đồng và y học cáthể:
Y học lâm sàng
(cá thể)
1.Đối tượng phục vụ Bệnh nhân (cá thể)
Y học cộng đồng
Cộng đồng xác định
2. Mục đích
CSSK cá nhân (chủ yếu chẩn
đoán và điều trị)
Bảo vệ và nâng cao SK cộng
đồng(chủ yếu dự phòng)
3.Mối quan hệ
Cán bộ y tế – người bệnh
B.Sĩ – C.Đồng (chính quyền,
đồn thể, người dân)
4.Ai đến với ai
Người bệnh đến với cán bộ y
tế
5.Môn học cơ sở
GP, SL, Bệnh học, Tâm lý,…
Cán bộ y tế đến với cộng đồng
hoặc là một thành viên của
cộng đồng.
DS, DTH, XHH,
QLYT,KHHV&GDSK,…
6.Phương pháp xử trí
Điều trị, phục hồi, phịng
ngừa, GDSK cá nhân
quả
Khỏi bệnh, giảm di chứng/tàn
phế, hạn chế tử vong, kéo dài
tuổi thọ, nâng cao CLS.
7.Kết
muốn
mong
Triển khai các CT can thiệp,
phòng ngừa, GDSK cộng
đồng, cải thiện hệ thống y
tế,…
Các chỉ số SKCĐ được cải
thiện, phát triển CĐ (tự chủ,
bền vững, lànhmạnh).
II. PHƯƠNG PHÁPHỌC
2.1. Phương pháp học của Ngành y tế côngcộng
Các môn khoa học:
+ Dịch tễhọc
+ Dân sốhọc
+ Thống kê yhọc
+ Môi trường Yhọc
+ Tổ chức Y Tế và Quản lý Ytế
2.2. Phương pháp học của Ngành sức khỏe cộngđồng
Các môn khoa học: Dịch tễ học, Dân số học, Thống kê y học, Môi trường Y học,
Quản lý Y tế nhưng có thêm:
+ Khoa học hành vi hay Giáo dục sứckhỏe
+ Xã hội học Yhọc
2.3. Nguyên tắc của CSSKBĐ (còn gọi là Phương pháp cộngđồng)
Cơng bằng trong CSSK:
Hay cịn gọi là Nguyên tắc sử dụng phương pháp khoa học trong tìmhiểu nhu cầu
cộngđồng.Từ đó, đề xuất các giải pháp và chương trình sức khỏe một cách cơng bằng
cho cộng đồng. Tránh sự dàn trải, tránh các địi hỏi khơng thích đáng…
Sự tham gia tích cực củaCĐ:
Sự tham gia của cá nhân và cộng đồng là một yếu tố cốt lỏi trong CSSKBĐ.
CSSKBĐ không phải là sự áp đặt hay cam kết đơn phương của chính quyền mà là sự tự
nhận thấy trách nhiệm của nhân dân trong cộng đồng dẫn đến sự tham gia tích cực vào
việc lập kế hoạch, triển khai và kiểm tra chương trình CSSKBĐ, sử dụng các nguồn lực
sẵn có. Đó là sự gắn bó sâu xa của các phần tử trong cộng đồng với CSSKBĐ để đóng
góp tích cực khả năng của mình cho hạnh phúc của chính họ và của cộng đồng.
Phối hợp Liên Ngành, Lồng ghépCTSK
Sự cải thiện sức khỏe và phát triển kinh tế xã hội liên kết chặt chẽ với nhau, sự cải
thiện sức khỏe dẫn đến và đồng thời phụ thuộc vào các tiến bộ kinh tế xã hội. Như vậy,cải
thiện sức khỏe bao hàm ở sự phối hợp vừa trong khu vực sức khỏe vừa trong những hoạt
động thuộc các khu vực khác nhau như: giáo dục, nông nghiệp, công nghiệp, giao
thông…
Phối hợp liên khu vực là sự hợp tác giữa khu vực sức khỏe và các khu vực liên hệ để đi
đến mục đích chung.
Kỹ Thuật học thíchhợp
Sự thành cơng của CSSKBĐ cịn phụ thuộc vào việc sử dụng kỹ thuật học thích
hợp.“Kỹ thuật học” là sự phối hợp các phương pháp, kỹ thuật, trang thiết bị kể cả người
sử dụng để có thể góp phần đáng kể vào việc giải quyết một vấn đề sức khỏe “thích hợp”
3
TT. Cộng Đồng 1
vừa có cơ sở khoa học vừa được chấp nhận bởi người sử dụng và người tiếp nhận. Kỹ
thuật học thích hợp nên dễ hiểu, dễ dùng, giản dị và phù hợp với điều kiện, tài nguyên
của địa phương vì nó thường được sử dụng bởi các nhân viên sức khỏe cộng đồng hoặc
ngay cả những người dân bình thường tại địaphương.
Các phương pháp được sử dụng trong học phần:
1. Phương pháp chẩn đoán cộngđồng
2. Phương pháp điều tra hộ giađình
3. Phương pháp xác định cỡmẫu
4. Phương pháp chọnmẫu
5. Phương pháp xây dựng bảng câuhỏi
6. Phương pháp thử nghiệm bảng câuhỏi
7. Phương pháp phỏng vấn hộ giađình
8. Phương pháp tổng hợp phân tích sốliệu
9. Phương pháp xác định vấn đề sứckhỏe
10. Phương pháp xác định vấn đề sức khỏe ưutiên
11. Phương pháp tổ chức sự tham gia tích cực của cộngđồng
12. Phương pháp lồng ghép các chươn trình sức khỏe
13. Phương pháp xác định kỹ thuật học thích hợp cho một vấn đề cần giảiquyết.
SỨC KHOẺ VÀ NHỮNG YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHOẺ
Mục tiêu bài giảng
1. Giải thích ý nghĩa của định nghĩa sức khoẻ của Tổ chức Y tế thế giới
2. Trình bày những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe
3. Trình bày được ý nghĩa của quan niệm toàn diện về các yếu tố ảnh hưởng đến SK
I. KHÁI NIỆM VỀ SỨC KHOẺ
Thường người ta chú ý đến bệnh tật nhiều hơn sức khoẻ, vì bệnh tật ảnh hưởng trực
tiếp, làm trở ngại cho công việc, học tập, thu nhập. Sức khoẻ ít được quan tâm khi tuổi
cịn trẻ, giai đoạn mà người ta quan tâm đến hình thể bên ngồi hơn là bệnh tật vì ít khi
có bệnh. Nhưng khi tuổi càng lớn, người ta nghĩ đến việc bảo vệ sức khoẻ nhiều hơn.
Đứng trên bình diện quốc gia, thì sức khoẻ luôn luôn được coi là một trách nhiệm của
Nhà nước đối với người dân.
Khái niệm về sức khoẻ là một khái niệm có vẻ đơn giản nhưng khơng dễ nắm bắt.
Nó tiến triển tùy theo trình độ y học, bối cảnh kinh tế xã hội. Đối với những người làm
công tác y tế, định nghĩa về sức khoẻ có ý nghĩa quan trọng, vì qua đó nó xác định một
tình trạng và một mục tiêu khơng phải chỉ cho hệ thống y tế mà còn cho mọi người mọi
ngành ngoài khu vực y tế, tức là cho toàn xã hội.
Có nhiều định nghĩa về sức khoẻ, sau đây ta phân tích 2 định nghĩa được biết nhiều
nhất:
1. Định nghĩa của Leriche (Giáo sư phẫu thuật Pháp, 1879-1955): “Sức khoẻ, là sự im
lặng của các cơ quan”. Nếu các cơ quan hoạt động tốt, nó sẽ “im lặng”, con người khơng
cảm thấy đau, mệt… Định nghĩa này có những giới hạn:
Ngày nay, chúng ta biết được rằng:
- Một cơ quan có thể bệnh mà vẫn “im lặng”. Như bệnh ung thư chẳng hạn, có thể “im
lặng” trong một thời gian dài trước khi được phát hiện. Vào thời của Leriche, y học chưa
có phương tiện để phát hiện bệnh trước khi có những biểu hiện lâm sàng;
- Một bệnh nhân có thể cảm thấy rất bệnh mà khơng khám thấy bệnh ở cơ quan nào, VD:
bệnh tưởng (hypochondriasis).
2. Định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (1946): “Sức khỏe là một tình trạng hồn tồn
thoải mái về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không chỉ là khơng có bệnh, tật”. (Health
is a state of complete physical, mental and social well-being and not merely the absence of
disease or infirmity).Định nghĩa này bao gồm ba mặt: thể chất, tâm thần, và xã hội.
5
TT. Cộng Đồng 1
Thoải mái thể chất: các cơ quan vận động, liên lạc, các giác quan, cơ quan tiêu hố, bài
tiết, hơ hấp, tim mạch, sinh dục… hoạt động sng sẻ trong giới hạn bình thường tùy
theo tuổi tác giới tính của mỗi người.
Thoải mái tâm thần: khơng chỉ đơn giản là không mắc bệnh tâm thần (tâm thần phân
liệt, trầm cảm…). Sảng khối tâm thần là tình trạng thoải mái, khơng q lo âu, sợ hãi
nhờ đó làm việc có năng suất, đóng góp được cho cộng đồng của mình.
Ai cũng có thể có những lúc buồn vui, lo âu, căng thẳng, sợ hãi, nhưng nếu những
tình trạng đó quá đáng nó có thể ảnh hưởng đáng kể đến các mối quan hệ và năng suất
làm việc.
Sảng khoái TT chịu ảnh hưởng của SK thể chất: bệnh tật, và yếu tố xã hội: thất
nghiệp, bạo lực…
Thoải mái xã hội: liên quan đến những điều kiện kinh tế xã hội của mỗi người trong bối
cảnh xã hội, gia đình, cộng đồng, quốc gia. Sự nghèo khổ, thất nghiệp, việc làm không
ổn định, sự kỳ thị, khoảng cách lớn giữa giàu và nghèo, điều kiện nhà ở, giải trí, là những
yếu tố xã hội của sức khỏe.
Phân biệt thoải mái xã hội và thoải mái tâm thần
▪ Thoải mái xã hội: có nguồn gốc từ những yếu tố chung của xã hội làm ảnh hưởng đến
SK.
▪ Thoải mái tâm thần: có thể bị tác động những yếu tố cá nhân, VD: mất mát, chia ly,
đau ốm, … và những yếu tố xã hội.
Định nghĩa trên của Tổ chức YTTG là một định nghĩa toàn diện, lý tưởng về sức khoẻ.
Định nghĩa này loại trừ khái niệm “sức khoẻ là không có bệnh”. Định nghĩa này được
nêu ra năm 1946 trong Hiến chương của Tổ chức YTTG, sau Đại chiến thế giới II. Sau
một cuộc chiến tranh lớn, người ta thấy sự cần thiết của hồ bình, ổn định xã hội.
Ngày nay định nghĩa của Tổ chức YTTG cũng nhận được những phê bình:
- Mở rộng quan niệm sức khoẻ đến tình trạng tâm lý xã hội là một ưu điểm, nhưng đứng
về mặt thực tế, một tình trạng sức khoẻ như thế quá rộng và quá lý tưởng để có thể thực
hiện được;
- Có tác giả cho rằng, “Một tình trạng hồn tồn sảng khối về thể chất, tâm thần và xã
hội” tương đương với Hạnh Phúc nhiều hơn là với Sức Khoẻ. Hạnh phúc là một cảm
nhận chủ quan, liên quan đến thị hiếu, lý tưởng, giá trị trong cuộc sống… Rất khó hình
dung ra một tiêu chuẩn để đạt được.
Từ hai định nghĩa trên, ta có thể rút ra nhận xét là khơng có định nghĩa nào của SK
là hồn hảo. Định nghĩa SK mang hình ảnh của người định nghĩa: Leriche là một bác sĩ
phẫu thuật, luôn chạm trán với sự đau đớn gây ra bởi cơ quan bệnh, nên ông chú ý đến
cơ quan.
Năm 1978, Tổ chức YTTG đã nói rõ hơn trong tun ngơn của Hội nghị Alma Ata:
“Các chính phủ có trách nhiệm đối với SK của nhân dân, và chỉ có thể thực hiện được
bằng cách cung ứng thoả đáng những biện pháp về SK và xã hội. Mục tiêu xã hội chính
của các chính phủ, các tổ chức quốc tế và toàn bộ cộng đồng thế giới trong những thập
niên tới là mọi dân tộc trên thế giới phải đạt được vào năm 2000 một trình độ SK có thể
cho phép họ có một cuộc sống hiệu quả về mặt xã hội và kinh tế”.
Sở dĩ ta nhấn mạnh đến từ SỨC KHOẺ là để có một cái nhìn tích cực hơn là chỉ
nói về BỆNH TẬT, để quan niệm rằng người cán bộ y tế là người của SỨC KHOẺ chứ
không chỉ là người của BỆNH TẬT, dù việc giải quyết bệnh tật là một nhiệm vụ quan
trọng của cán bộ y tế để đem lại SK. Mặt khác, sức khoẻ là kết quả của nổ lực của tồn
xã hội chứ khơng phải của riêng ngành y tế, vì sự khiếm khuyết SK khơng chỉ đơn thuần
là do vi khuẩn, tai nạn, mà còn là hậu quả của nghèo khổ, môi trường, giáo dục, hành vi,
lối sống.
II. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE
Con người sống trong môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội. Cơ thể con người
chịu tác động của hàng loạt những yếu tố. Phải chăng những tiến bộ y học trong lịch sử
là yếu tố duy nhất cải thiện được sức khoẻ con người? Những thống kê tại Anh cho thấy:
• Tử vong trẻ em dưới 1 tuổi từ 1841-1971 (Hình 1): giảm nhanh từ 1901, trong khi chỉ từ
những năm 30 trở về sau y học mới có những tiến bộ đáng kể về kháng sinh, nhóm máu,
gây mê hồi sức, ngoại khoa, mà cũng chỉ giải quyết được cho một số bệnh nhân giới hạn.
1841
1901
1930
•
Tử vong TE giảm nhanh
từ 1901
•
Tiến bộ y học chỉ đáng kể
từ những năm 30
p.1000
180
160
140
120
100
80
60
40
20
0
1971
Năm
Hình 1. Tỉ suất tử vong trẻ em tại Anh, 1841-1971
18
• Tử vong do lao phổi (Hình 2): giảm dần từ 1850. Hố trị liệu áp dụng từ sau 1940, chỉ
đóng góp cho sự làm giảm tử vong vốn chủ yếu nhờ những yếu tố không phải y học như:
- Thực phẩm (tiến bộ về nông nghiệp),
7
TT. Cộng Đồng 1
-
Nhà ở
Nâng cao kiến thức quần chúng
Hoạt động xã hội
4500
4000
3500
3000
2500
2000
1500
1000
500
0
1838
1880
1900
1950
•
Hố trị: từ sau 1940
•
Tử vong giảm nhờ:
tiến bộ nơng nghiệp,
nhà ở, nâng cao kiến
thức, hoạt động xã
hội
1970
Hình 2. Tử vong do lao phổi tại Anh, 1838-1970
19
Các nhà lý luận y học đã nêu nhiều yếu tố ảnh hưởng đến SK, những yếu tố thường
được đề cập là:
Yếu tố địa dư
Yếu tố y tế
Yếu tố chính trị
SỨC KHOẺ
Yếu tố dân số
Yếu tố tâm lý-văn hoá
Yếu tố kinh tế-xã hội
Yếu tố y học tuy quan trọng nhưng chỉ đóng góp một phần trong việc chống lại bệnh
tật. Phân tích sau đây của Lalonde cho phép ta khái quát hoá được những yếu tố ảnh
hưởng đến sức khoẻ:
-
Yếu tố sinh học
Yếu tố môi trường
Lối sống
Tổ chức y tế
Yếu tố sinh học
Yếu tố môi trường
SỨC KHOẺ
Lối sống
Tổ chức y tế
a. Yếu tố sinh học: là những yếu tố thuộc cơ thể con người có liên quan đến SK thể chất
và tâm thần:
- Di truyền
- Tiến trình trưởng thành và lão hoá
- Những cấu trúc khác nhau của cơ thể: bộ xương, hệ thần kinh, cơ, tim mạch, nội tiết, tiêu
hoá v.v.
Cơ thể người là một cấu trúc phức tạp, những yếu tố ảnh hưởng đến SK liên quan đến
sinh học con người rất nhiều, thay đổi, và trầm trọng, những gì khơng ổn có thể xảy ra
là vơ số, có thể đưa đến mọi loại bệnh tật tử vong:
- Bệnh mãn tính: viêm khớp, đái tháo đường, vữa xơ động mạch, ung thư;
- Những bệnh khác: rối loạn di truyền, dị tật bẩm sinh, chậm phát triển tâm thần.
Những vấn đề SK nguồn gốc từ sinh học người gây ra những đau khổ không thể kể
hết, tại các nước phát triển, việc chữa trị những bệnh này tiêu tốn nhiều tỉ đô la.
b. Môi trường: là những yếu tố bên ngồi cơ thể, mà con người khó kiểm sốt hay thậm
chí khơng kiểm sốt được. Cá nhân con người khơng thể tự mình bảo đảm:
9
TT. Cộng Đồng 1
Thực phẩm, thuốc men, mỹ phẩm, thiết bị, nước v.v.
Ơ nhiễm khơng khí, nước, tiếng động;
Sự lan truyền bệnh truyền nhiễm;
Hệ thống cống rảnh, xử lý rác;
Môi trường xã hội, kể cả sự thay đổi nhanh chóng trong xã hội, có thể có hại cho SK.
Lối sống: là những gì ảnh hưởng đến SK do mỗi người quyết định, mà con người có thể
ít nhiều kiểm sốt được: rượu, thuốc lá, ít vận động, dinh dưỡng khơng đúng, tình dục
khơng an tồn v.v. Từ quan điểm của y tế, những thói quen khơng tốt là những nguy cơ
do chính cá nhân tạo ra. Những nguy cơ này có thể dẫn đến bệnh tật, như nhiều cơng
trình nghiên cứu đã chứng minh. Lối sống chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố: trình độ
học vấn, phong tục tập qn, gia đình, tơn giáo, phát triển kinh tế, đơ thị hoá.
d. Tổ chức y tế:số lượng, chất lượng, nguồn lực, cách tổ chức của ngành y tế trong việc
cung ứng những chăm sóc SK. Nó bao gồm:
- Khám chữa bệnh
- Điều dưỡng
- Bệnh viện
- Chăm sóc tại nhà
- Dược phẩm
- Dịch vụ y tế công cộng và SK cộng đồng
- Cấp cứu
- Chăm sóc răng miệng
Tại nhiều nước, nhiều nổ lực nhằm bảo vệ SK được thực hiện, với đặc điểm là chi
tiêu y tế tập trung vào khu vực TỔ CHỨC Y TẾ. Nhưng những phân tích cho thấy bệnh
tật bắt nguồn từ 3 nhóm ngun nhân cịn lại: SINH HỌC, MÔI TRƯỜNG, LỐI SỐNG.
Nghiên cứu của Dever (1973) cho thấy nguyên nhân tử vong ở Georgia:
- 11% liên quan đến hệ thống y tế
- 27% --------------- yếu tố sinh học
- 43% --------------- lối sống
- 19% --------------- môi trường
Như vậy, nguồn lực to lớn được dùng để chữa bệnh đáng lẽ phải được dùng để giải
quyết từ phía thượng nguồn của vấn đề. Ba yếu tố vừa kể phải được chú ý nhiều hơn
nhằm làm giảm bệnh tật, tử vong.
c.
III. KẾT LUẬN
1. Sức khoẻ và bệnh tật của cá nhân hay quần thể tùy thuộc 4 nhóm yếu tố lớn:
➢ Yếu tố sinh học, di truyền
2.
➢ Hành vi, lối sống
➢ Mơi trường: vật lý, hố học, văn hố, chính trị, kinh tế, xã hội.
➢ Hệ thống y tế hiện có
Tình trạng SK được cải thiện phần lớn do cải thiện điều kiện sống:
➢ Cung cấp nước
➢ Môi trường
➢ Tiến bộ nông nghiệp
➢ Giao thông
➢ Vệ sinh
➢ Điều kiện lao động
Vai trò của y học là kiểm soát bệnh truyền nhiễm (tiêm chủng), phát hiện chăm sóc bệnh
tật, làm giảm các tử vong.
IV. Ý NGHĨA CỦA QUAN NIỆM TOÀN DIỆN VẾ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN SỨC KHỎE
Quan niệm này cho phép ta phân tích các vấn đề SK, xác định nhu cầu SK và lựa
chọn cách giải quyết.
1. Theo quan niệm này, các yếu tố SINH HỌC, MƠI TRƯỜNG, LỐI SỐNG có tầm quan
trọng ngang với HỆ THỐNG CHĂM SĨC.
2. Tính tồn diện: mỗi vấn đề SK có thể được qui vào một, hay là sự kết hợp của cả 4
yếu tố. Điều này rất quan trọng vì nó cho thấy mọi vấn đề SK sẽ được xem xét thấu đáo,
và mọi thành viên, cá nhân và tập thể (bệnh nhân, thầy thuốc, nhà khoa học, chính phủ)
đều ý thức được vai trị và tác động của mình trên tình trạng SK.
3. Giúp phân tích mọi vấn đề SK theo 4 yếu tố để thấy được vai trò và tác động lẫn nhau
của chúng.
Vd: đối với tử vong do tai nạn giao thông
- Nguy cơ chính phát xuất từ cá nhân người lái (LỐI SỐNG)
- Thiết kế xe, đường xá (MƠI TRƯỜNG), cơng tác cấp cứu (HỆ THỐNG CHĂM
SĨC) có vai trị thấp hơn
- SINH HỌC khơng có hoặc có vai trị rất ít.
Phân tích này giúp người làm kế hoạch tập trung chú ý vào yếu tố quan trọng nhất.
4. Quan niệm này còn cho phép tiếptục phân tích xa hơn nữa các yếu tố. Như trên, tử
vong do tai nạn giao thông là thuộc loại LỐI SỐNG, phân tích thêm có thể thấy nguy cơ
là do lái không cẩn thận, không cài dây an toàn, chạy quá nhanh v.v.
5. Quan niệm này cho một cái nhìn mở rộng về SK, giúp nhận ra và giải thích những lĩnh
vực chưa được xem xét.
11
TT. Cộng Đồng 1
1.
2.
3.
4.
5.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Thanh Nguyên (2014) Sức khỏe và các yếu tổ ảnh hơngr sức khỏe - Bài giảng
Sức Khỏe Cộng Đồng, Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Lalonde M. A new perspective on the health of canadians. Ministry of Supply and
Services. Canada. 1982
Even G. Introduction à la psychologie médicale, définition des concepts (santé, maladie,
normes, guérison. ..). Tại : www.diotime.fr/moodle/file.php/44/cours_P2_1_en_ligne_2006.doc
Saracci R. The World Health Organisation needs to reconsider its definition of health.
BMJ 1997;314:1409 (10 May)
WHO. What is mental health. Tại: ,
ngày 16-9-2012.
CHẨN ĐOÁN CỘNGĐỒNG
MỤC TIÊU HỌC TẬP: sau khi học xong học viên có khả năng:
1. Trình bày sự giống và khác nhau giữa chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán cộng
đồng.
2. Nêu được những thông tin cần thu thập để chẩn đoán cộng đồng.
3. Nêu được các phương pháp dùng để thu thập thơng tin trong chẩn đốn cộng đồng.
4. Phân biệt được các loại thông tin: sơ cấp/thứ cấp, định tính/định lượng, khách
quan/chủ quan.
I. KHÁI NIỆM CHẨN ĐỐN CỘNGĐỒNG:
Khi một bác sĩ hay một cán bộ y tế khám cho một bệnh nhân họ chẩn đoán lâm
sàng xem bệnh nhân bị bệnh gì trên cơ sở hỏi bệnh sử, khám lâm sàng và xét nghiêm cận
lâm sàng. Từ chẩn đốn mới quyết định điềutrị.
Trong chẩn đốn cộng đồng thì đối tượng chẩn đốn là 1 nhóm dân số cụ thể hay
một cộng đồng. Do đó, địi hỏi các kỹ năng đặc biệt về phỏng vấn cộng đồng, điều tra
dịch tễ, khảo sát cộng đồng để chọn những chỉ số thích hợp nhất cho việc mơ tả giải thích
các vấn đề sức khỏe trong cộng đồng. Sơ đồ sau trình bày sự tương ứng trong phương
pháp thu thập thông tin giữa chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán cộngđồng:
13
TT. Cộng Đồng 1
Một cách tổng quát hơn, khái niệm chẩn đốn lâm sàng và chẩn đốn cộng đồng có
những điểm tương ứng và khác biệt như sau:
Chẩn đoán lâm sàng
Chẩn đốn cộng đồng
Mơ tả đặc điểm
đối tượng
- Đặc điểm dịch tễ
của BN: giới, tuổi,
NN, địa chỉ…
Đánh giá tình
trạng sức khỏe
qua
Triệu chứng cơ năng
Dấu hiệu thực thể
(lâm sàng, cận lâm
sàng).
Phương pháp thu
thập thông tin
- Hỏi bệnh
- Khám LS
- XN CLS
Mục tiêu chẩn
đốn
- Xác định
- Phân biệt
- NN
Mục đích chẩn
đốn
Hướng xử trí, phát đồ
điềutrị
- Mơ tả đặc điểm cơng đồng: DS, KT,
VH, XH, MT, YT,…
- Mô tả nguồn lực cộng đồng, chính
sách, hệ thống y tế, cung ứng dịch vụ y
tế.
Nhu cầu (địi hỏi) về CSSK
Các chỉ số biểu hiện tình trạng SK. Các
yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Phỏng vấn hộ gia đình, b/ngành Sổ
sách b/cáo, khám phát hiện
- Nghiên cứu dịch tễ (mẫu đại diện, điều
tra nguyên nhân), nghiên cứu hành động
(recherche-action), đánh giá môi
trường…
- XĐ VĐSK
- LC ƯT (vấn đề, nhóm dsố)
- Xác định các yếu tố tác động đến
- VĐSK. Đánh giá nguồn lực cộng đồng.
Giải pháp và chương trình can thiệp
Cộng đồng là gì?
Cộng đồng là một nhóm người chung sống trong những liên kết xã hội nhất định,
có chung một số đặc điểm và quyền lợi, dựa vào nhau để cùng phát triển. Có thể lấy ví
dụ những cộng đồngnhư:
Cụm dân cư: thơn ấp, làng xóm, tỉnh thành, quốc gia cụthể.
Sinh viên/người làm việc trong một lớp, trường/công ty cụthể.
Người sử dụng một dịch vụ/khoa/bệnh viện cụthể
Người sử dụng tiềm năng, “dân số nguồn” của người sử dụng dịch vụ/khoa/bệnh
viện cụ thể (không phải là bệnhnhân).
Nếu mỗi người có những vấn đề sức khỏe riêng của mình thì mỗi cộng đồng cũng
có thể có những vấn đề sức khỏe của cộng đồng ấy, khơng giống như các cộng đồng
khác.
Chẩn đốn cộng đồng làgì?
Chẩn đốn cộng đồng (hay phân tích tình hình sức khỏe cộng đồng) là mơ tả tồn
diện về tình hình sức khỏe của cộng đồng và các yếu tố ảnh hưởng (thúc đẩy/cản trở)
đến sức khỏe của cộng đồng đó, nhằm định những vần đề sức khỏe của cộng đồng, những
nhu cầu về dịch vụ và nguồn lưc của cộng đồng, từ đó xây dựng các chương trình can
thiệp cải thiện sức khỏe cộng đồng.
XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ SK
NHU CẦU SỨC KHỎE
GIẢI PHÁP VÀ MỤC
TIÊU CT CANTHIỆP
Tình trạng SK không mong
muốn và các yếu tố cản trở
đạt sức khỏe mong muốn.
Cần gì, làm gì để cải thiện
sức khỏe?
Tình trạng SK mong
muốn đạt được.
- Chỉ số biểu hiện tình trạng
SK vượt mức bìnhthường
- Mối liên hệ giữa các yếu
tố ảnh hưởng và tình
trạngSK.
Nhu cầu về dịch vụ
Nhu cầu về nguồn lực
(3M, acteurs, hệ thống).
Mức chỉ số SK mong
muốn.
Ý nghĩa của chẩn đốn cộngđồng:
Có thể phát hiện từ trong cộng đồng một vấn đề sức khỏe ở giai đoạn sớm mà hệ
thống thông tin y tế chưa phát hiện.
Đánh giá và phát hiện các yếu tố nguy cơ tồn tại trong cộngđồng.
Chẩn đốn cộng đồng (CĐCĐ) góp phần vào việc dự phịng cấp I (ngăn ngừa khơng
cho bệnh xảy ra), cũng như dự phòng cấp II (giảm thời gian mắc bệnh bằng phát hiện
sớm, điều trị sớm) và dự phòng cấp III (hạn chế tàn tật, tái phát, tử vong, hồi phục chức
năng và giúp bệnh nhân hòa nhập với cộngđồng).
Ý nghĩa quan trọng của CĐCĐ là giúp cho cộng đồng nhận thức đúng các vấn đề
sức khỏe của mình để sẵn sàng tham gia giải quyết, đồng thời giúp cho cán bộ quản lý y
tế nhắm trúng vào các vấn đề đặc hiệu của từng cộng đồngriêng.
15
TT. Cộng Đồng 1
II. PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN CỘNGĐỒNG
Phương pháp nghiên cứu định đính / phương pháp nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định lượng
Phương
luận
pháp
lý
Trả lời cho câu hỏi
✓
✓
✓
✓
✓
✓
✓
✓
Quy nạp
Suy diễn (nếu … thì…)
Tìm kiếm thơng tin
(mà nhà nghiên cứu
chưa dự đoán trước)
Đo lường, chứng minh
giả thuyết (đặt ra bởi nhà
nghiên cứu)
Cái gì?
Như thế nào?
Tại sao?
Bao nhiêu? Mức độ nào?
III. CÁC THÔNG TIN CẦN THU THẬP TRONG CHẨN ĐOÁN CỘNG ĐỒNG
Đặc điểm về lịch sử, địa lý, hànhchánh
Đặc điểm dân sốhọc
Tình hình kinh tế, văn hóa, xãhội
Tình hình vệ sinh môi trường: điều kiện sống, nhà ở, các cơng trình vệ sinh, tình trạng
ơ nhiễm mơi trường,…
Tình hình cung ứng y tế: hệ thống y tế tại địa phương, các dịch vụ y tế hiện có, cơng
tác khám chữa bệnh, kết quả hoạt động các CTSK, các chính sách liên quan đếnSK,…
Tình trạng sức khỏe:tình trạng dinh dưỡng, bệnh tật, tử vong, sức khỏe tự cảm
nhận,…(Định tính/định lượng, phân bố theo khu vực, nhóm dân số cụthể)
Các phong tục tập quán, lối sống, thái độ - hành vi liên quan đến SK (hành vi nguy cơ/bảo
vệ sứckhỏe).
Nhu cầu, địi hỏi về chăm sóc sức khỏe: phát biểu từ phía cộng đồng/người dân, những
khó khăn cản trở việc đạt sức khỏe tốt, cản trở tiếp cận dịch vụ ytế,...
IV. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNGTIN:
Nghiên cứu sổ sách, báo cáo: thu thập các thơng tin sẵn có trong sổ sách, báo cáo, thống
kê của trạm y tế, chính quyền phường xã, cấptrên.
Quan sát trực tiếp:người nghiên cứu tự đánh giá nhằm thu thập các chỉ số khách quan.
Khám sàng lọc để phát hiện những người có nguy cơ hoặc bệnh tiềmtàng:
Cân, đo chiều cao và cân nặng cho trẻ từ 1 – 5 tuổi để phát hiện suy dinh dưỡng và
nguy cơ suy dinhdưỡng.
Khám phát hiện xác định tỷ lệ người mắc bệnh tăng huyết áp trong CĐ
Khám mắt để phát hiện đục thủy tinh thể ở người trên 50tuổi.
Đo chiều cao thai phụ, phát hiện những người có chiều cao < 146 cm để gởi tuyến
trên vì có nguy cơ đẻkhó.
Xét nghiệm để chẩn đốn bệnh và điều tra tỷ lệ một bệnh nào đó trong CĐ
Xét nghiệm tế bào cổ tử cung để phát hiện sớm ung thư cổ tửcung.
Xét nghiệm đàm để tìm BK (+), phát hiện nguồn lây bệnhlao.
Dùng bảng kiểm tra để quan sát một sự việc, một địa điểm.Ví dụ: tình trạng vệ sinh
môi trường của các khu phố, chất lượng các giếngnước…
Vấn đáp với cộng đồng:
- Phỏng vấn các cá nhân, các hộ gia đình, cán bộ y tế, cán bộ quản lý…
- Phỏng vấn trực tiếp hộ gia đình, các cá nhân như cán bộ y tế, CB quản lý...
- Phỏng vấn qua điện thoại, email, thư từ dựa theo bảng câu hỏi soạnsẵn.
- Phỏng vấn sâu các thành phần chủchốt.
- Thảo luận nhóm với những nhóm người có liên quan (như: cán bộ y tế, hội phụ nữ,
lãnh đạo cộng đồng, nhóm người khó khăn, dễ tổn thương…): nêu vấn đề, mời những
người này phát biểu ý kiến, tìn hiểu nguyên nhân và đưa ra giải pháp. Nếu các ý kiến
khác nhau thì có thể nêu lại để cùng thảo luận cho tới khi rõràng.
- Các cuộc phỏng vấn, thảo luận này có thể giúp cho cán bộ y tế hiểu biết thêm về tình
hình sức khỏe, các khó khăn, trở ngại, các thuận lợi và tài nguyên, các quan điểm khác
nhau trong cộng đồng về các vấn đề có liên quan và cách giải quyết thực tế do cộng đồng
đềxuất.
V. QUY TRÌNH THỰC HIỆN CHẨN ĐỐN CỘNG ĐỒNG:
Có nhiều tài liệu giới thiệu mơ hình các bước thực hiện hay quy trình cho Chẩn
đốn cộng đồng. Các quy trình là gợi ý, và nhà nghiên cứu có thể tổng kết và đưa ra một
quy trình cho nhóm nghiên cứu của mình.
TCSKTG gợi ý Chẩn đốn cộng đồng gồm 3 phần sau:
o Đánh giá nhu cầu cộngđồng
o Xác định các ưu tiên (VĐSK, nhóm đối tượng, chiến lược canthiệp)
o Xây dựng kế hoạch can thiệp và hệ thống đánhgiá.
17
TT. Cộng Đồng 1
Theo Michel Péchevis(2), quy trình từ chẩn đốn đến chương trình can thiệp được sơ
đồ hóa như sau:
Sơ đồ quy trình từ chẩn đốn đến chương trình can thiệp
Theo Bộ môn Sức khỏe (Department of Health) của Khoa Liên kết cộng đồng
(Community Liaision Division) cua Hong Kong(3), chẩn đoán CĐ gồm 4 giai đoạn :
Khởi xướng:
Thành lập hội đồng hoặc nhóm làmviệc
Xác định nguồn kinh phí có thểcó
Xác định cộng đồng và chủ đề chẩnđốn
Thiết lập khung thời gian cho các hoạtđộng.
Thu thập thông tin và phân tích thơng tin:
Thu thập số liệu báo cáo thốngkê
Triển khai các nghiên cứu dịchtễ
Phân tích và nhận định kết quả bởi các chungia.
Chẩn đốn:
Mơ tả tình trạng sưc khỏe cộngđồng
Các yếu tố quyết định sứckhỏe
Tiềm năng phát triển cộng đồng khỏemạnh.