Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Tiểu luận hoàn chỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 44 trang )

KHOA CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT
BỘ MƠN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
----------

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
***

THỪA KẾ THEO DI CHÚC THEO PHÁP
LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM -LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN

MÃ MÔN HỌC: GELA220405_20
THỰC HIỆN: NHÓM 14
LỚP: THỨ 3 TIẾT 5-6
GVHD: Th.S VÕ THỊ MỸ HƯƠNG
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2023


DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN
HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022-2023
Nhóm: 14 ( Lớp thứ 3 – Tiết 5-6)
Tên đề tài: Thừa kế theo di chúc theo pháp luật dân sự Việt Nam. Lý luận và thực tiễn
STT

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN MÃ SỐ SINH VIÊN

TỈ LỆ %
HỒN THÀNH

1


Lê Anh Cường

22146279

100%

2

Lê Tuấn Thương

22151307

100%

3

Nguyễn Đức Thuận

18143329

100%

4

Phạm Lê Chí Toàn

22151312

100%


5

Nguyễn Tiến Đạt

21104006

100%

Ghi chú:

- Tỷ lệ % = 100%: Mức độ phần trăm của từng sinh viên tham gia.
- Trưởng nhóm: Lê Anh Cường
- Email:

SĐT: 0392283264

Nhận xét của giáo viên
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
Ngày 09 tháng 05 năm 2023


MỤC LỤC

MỤC LỤC ................................................................................................................. 1
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 2
1.

Lí do chọn đề tài ............................................................................................. 2


2.

Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................... 4

3.
4.

Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 4
Bố cục đề tài ................................................................................................... 5

B. NỘI DUNG ........................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỪA KẾ THEO DI
CHÚC VÀ HÌNH THỨC CỦA DI CHÚC ............................................................. 6
1.1 Thừa kế, quyền thừa kế và thừa kế theo di chúc .......................................... 6
1.2 Phân biệt thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật ............................ 7
1.3 Đặc điểm di chúc .......................................................................................... 9
CHƯƠNG 2. THỪA KẾ THEO DI CHÚC THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP
LUẬT HIỆN HÀNH VÀ NHỮNG BẤT CẬP ..................................................... 10
2.1.Các điều kiện có hiệu lực của di chúc ........................................................ 10
2.2. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc và hiệu lực của di chúc ......... 16
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ THỪA KẾ
THEO DI CHÚC VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ THEO DI CHÚC .................................................... 22
3.1 Thực trạng giải quyết những tranh chấp về thừa kế theo di chúc tại Tòa án
nhân dân ........................................................................................................... 22
3.2 Nguyên nhân cơ bản dẫn đến những tồn tại trong quá trình giải quyết tranh
chấp về hình thức di chúc ................................................................................. 30
3.3 Giải pháp hạn chế các tranh chấp về thừa kế di chúc ................................ 38
C. KẾT LUẬN ........................................................................................................ 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................

1


MỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài
Chế độ thừa kế là một trong những chế độ pháp luật quan trọng trong lĩnh vực dân sự.

Với tư cách là một hiện tượng xã hội khách quan, thừa kế ra đời như một tất yếu của lịch
sử. Sự tồn tại của con người là hữu hạn, đến một lúc nào đó con người cũng sẽ phải đối mặt
với “cái chết”. Một người chết đi đương nhiên không kéo theo sự mất đi của những tài sản
mà khi cịn sống người đó đã nắm giữ, kiểm soát. Như là một tất yếu, những tài sản đó phải
được dịch chuyển sang cho những người cịn sống để tiếp tục phát huy giá trị kinh tế, tinh
thần của tài sản, phục vụ cho cuộc sống của những người hưởng di sản nói riêng và xã hội
lồi người nói chung.
Có thể nói, chế độ thừa kế là một trong những chế độ có lịch sử ra đời khá sớm so với
rất nhiều các chế định khác trong lĩnh vực dân sự. BLDS năm 2015 trên cơ sở kế thừa
những quy định của chế định thừa kế trong BLDS năm 2005 cũng đã có rất nhiều sửa đổi,
bổ sung mới trên tinh thần tạo nên sự phù hợp giữa quy định pháp luật với thực tiễn khách
quan về vấn đề này. Về cơ bản, quy định pháp luật về thừa kế của Việt Nam cũng như của
các quốc gia khác trên thế giới đều ghi nhận có hai hình thức thừa kế: thừa kế theo di chúc
và thừa kế theo pháp luật. Nếu thừa kế theo di chúc hồn tồn phụ thuộc vào ý chí của
người để lại di sản được thể hiện trong di chúc, thì thừa kế theo pháp luật là sự phản ảnh
một cách rõ nét nhất ý chí của nhà nước trong việc điều chỉnh, tác động vào các quan hệ
thực tiễn về việc dịch chuyển tài sản từ người chết sang cho những người còn sống. BLDS
năm 2015 đã quy định những vấn đề liên quan đến thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo
di chúc. Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết các vụ việc tranh chấp về thừa kế đã cho thấy: có

rất nhiều tranh chấp liên quan đến trường hợp thừa kế theo pháp luật. Thậm chí, có những
trường hợp người để lại di sản có lập di chúc nhưng di chúc lại không phát sinh hiệu lực
pháp luật một phần, dẫn đến tranh chấp giữa những người thừa kế theo di chúc và người
thừa kế theo pháp luật. Hoặc có những trường hợp tranh chấp thừa kế theo pháp luật do
tranh chấp về tư cách người thừa kế, tranh chấp do di sản thừa kế bị xác định sai… Mặc dù
vấn đề về thừa kế theo pháp luật đã có rất nhiều tác giả trong và ngồi nước nghiên cứu,
2


tuy nhiên cùng với sự phát triển của kinh tế, văn hóa, xã hội cũng ngày một thay đổi, di sản
thừa kế ngày nay đã khơng chỉ cịn là những di sản truyền thống nên các tranh chấp về thừa
kế theo pháp luật cũng thay đổi cả về đối tượng, chủ thể, tính chất, quy mơ của vụ việc. Có
thể nói, chế định thừa kế là một trong những chế định có lịch sử ra đời khá sớm so với rất
nhiều các chế định khác trong lĩnh vực dân sự. BLDS năm 2015 trên cơ sở kế thừa những
quy định của chế định thừa kế trong BLDS năm 2005 cũng đã có rất nhiều sửa đổi, bổ sung
mới trên tinh thần tạo nên sự phù hợp giữa quy định pháp luật với thực tiễn khách quan về
vấn đề này. Về cơ bản, quy định pháp luật về thừa kế của Việt Nam cũng như của các quốc
gia khác trên thế giới đều ghi nhận có hai hình thức thừa kế: thừa kế theo di chúc và thừa
kế theo pháp luật. Nếu thừa kế theo di chúc hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của người để lại
di sản được thể hiện trong di chúc, thì thừa kế theo pháp luật là sự phản ảnh một cách rõ
nét nhất ý chí của nhà nước trong việc điều chỉnh, tác động vào các quan hệ thực tiễn về
việc dịch chuyển tài sản từ người chết sang cho những người còn sống. BLDS năm 2015
đã quy định những vấn đề liên quan đến thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc. Tuy
nhiên, thực tiễn giải quyết các vụ việc tranh chấp về thừa kế đã cho thấy: có rất nhiều tranh
chấp liên quan đến trường hợp thừa kế theo pháp luật. Thậm chí, có những trường hợp
người để lại di sản có lập di chúc nhưng di chúc lại khơng phát sinh hiệu lực pháp luật một
phần, dẫn đến tranh chấp giữa những người thừa kế theo di chúc và người thừa kế theo
pháp luật. Hoặc có những trường hợp tranh chấp thừa kế theo pháp luật do tranh chấp về tư
cách người thừa kế, tranh chấp do di sản thừa kế bị xác định sai… Mặc dù vấn đề về thừa
kế theo pháp luật đã có rất nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu, tuy nhiên cùng

với sự phát triển của kinh tế, văn hóa, xã hội cũng ngày một thay đổi, di sản thừa kế ngày
nay đã khơng chỉ cịn là những di sản truyền thống nên các tranh chấp về thừa kế theo pháp
luật cũng thay đổi cả về đối tượng, chủ thể, tính chất, quy mô của vụ việc.
Trong bối cảnh hội nhập, với thực trạng nên kinh tế thị trường và xây dựng nhà nước
pháp quyền thì vấn đề tài sản thuộc quyền sở hữu cá nhân ngày càng phong phú , thừa kế
di sản cũng nảy sinh nhiều dạng tranh chấp phức tạp. Hằng năm tòa án nhân dân các cấp đã
thụ lý và giải quyết hàng nghìn vụ án thừa kế. Nhiều vụ tranh chấp thừa kế phải xét xử
nhiều lần mà tính thuyết phục khơng cao. Có những bản án quyết định của tòa án vẫn bị coi
3


là chưa được “thấu tình đạt lý”… Sở dĩ cịn tồn tại những bất cập đó là do nhiều nguyên
nhân trong đó phải kể đến là do các quy định của pháp luật về thừa kế chưa đồng bộ, cụ
thể.
Xuất phát từ những vấn đề trên, nhóm chúng em đã chọn đề tài: “Thừa kế theo di
chúc theo pháp luật dân sự Việt Nam ” để làm đề tài tiểu luận . Đây là một đề tài có ý
nghĩa quan trọng cấp bách cả về phương diện lý luận cũng như thực tiễn .

2.

Mục tiêu nghiên cứu
Nhóm xác định lựa chọn đề tài này cũng dựa trên cơ sở có những mục tiêu nghiên cứu

rõ ràng như quy định về người để lại di sản thừa kế, người thừa kế, thời điểm, thời gian mở
thừa kế, di sản thừa kế, người quản lý di sản và những điểm mới trong chế định thừa kế. Sự
thừa kế, tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác là một quy luật khách quan, nhưng các quan
hệ thừa kế ở mỗi chế độ xã hội được giải quyết như thế nào là do chủ quan con người quyết
định. Quyền sở hữu cá nhân là cơ sở khách quan của việc thừa kế. Vì vậy quyền thừa kế
trong điều kiện của nước ta hiện nay được thể hiện như một phương tiện để củng cố sở hữu
của công dân, cũng cố quan hệ hơn nhân và gia đình, bảo vệ lợi ích của những người chưa

thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động.
Pháp luật của nước ta bảo vệ những lợi ích cơ bản của mỗi người lao động trên cơ sở
bảo vệ lợi ích của nhà nước, lợi ích chung của tồn xã hội, góp phần xóa bỏ những tàn tích
của chế độ cũ - chế độ phong kiến để lại. Tạo môi trường pháp lý thuận lợi làm cho nhân
dân lao động yên tâm sản xuất tạo ra nhiều của cải vật chất cho cá nhân và cho xã hội.
Quyền thừa kế xuất phát từ quan điểm xem gia đình là tế bào của xã hội, phải đảm bảo
quyền lợi chính đáng của mỗi thành viên và sự ổn định của từng gia đình. Mặc khác thông
qua quyền thừa kế, giáo dục tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với gia đình. Do
đó xác định được người thừa kế cũng như phương thức chia tài sản trong pháp luật về thừa
kế có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các chức năng vai trò của xã hội.

3.

Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu đề tài, tác giả vận dụng phương pháp luận duy vật

biện chứng và duy vật lịch sử, quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Nhóm sẽ sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu chủ
4


yếu và có tính phổ cập như: Phương pháp tiếp cận lịch sử, phương pháp đối chiếu, phương
pháp luật học so sánh, phương pháp phân tích kết hợp giải thích và tổng hợp, khái quát hoá.
Đặc biệt, trên cơ sở phân tích các bản án dân sự về giải quyết các tranh chấp tài sản
thừa kế liên quan đến hình thức di chúc sẽ cho thấy những bất cập hiện nay của pháp luật
khi quy định về vấn đề hình thức di chúc, làm cho đề tài nghiên cứu có tính thực tiễn cao;
góp phần đáng kể làm rõ những lý luận trong q trình hồn thiện các quy đinh pháp luật
về hình thức di chúc.

4. Bố cục đề tài

Bài tiểu luận gồm 3 chương :
Chương 1 : Những vấn đề lý luận chung về thừa kế theo di chúc và hình thức của di
chúc
Chương 2 : Thừa kế theo di chúc theo quy định của pháp luật hiện hành và những bất
cập
Chương 3 : Thực trạng giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc và những giải
pháp hoàn thiện pháp luật quy định về thừa kế theo di chúc.

5


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
VỀ THỪA KẾ THEO DI CHÚC VÀ HÌNH THỨC
CỦA DI CHÚC
1.1 Thừa kế, quyền thừa kế và thừa kế theo di chúc
1.1.1 Thừa kế, quyền thừa kế
Thừa kế là một chế định dân sự, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc
chuyển dịch tài sản của người chết cho người khác theo di chúc hoặc theo một trình tự
nhất định, đồng thời quy định phạm vi, quyền nghĩa vụ và phương thức bảo vệ các quyền
nghĩa vụ của người thừa kế.
Quyền thừa kế: Theo Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015, Quyền thừa kế được quy định như
sau:
 Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản cho
người thừa kế theo pháp luật; thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
 Người thừa kế không phải là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.
1.1.2 Thừa kế theo di chúc
Bộ luật dân sự 2015 không nêu rõ khái niệm thừa kế theo di chúc là gì, mà chỉ quy
định khái niệm di chúc tại Điều 624 như sau: Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm
chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Từ khái niệm di chúc và các quy định của Bộ luật dân sự 2015 về thừa kế theo di chúc
có thể hiểu: Thừa kế theo di chúc là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người
còn sống theo quyết định của pháp luật mà người để lại di sản trước khi chết đã thể hiện
qua di chúc.
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì có hai trường hợp chia thừa kế, đó là chia
thừa kế theo di chúc và chia thừa kế theo pháp luật. Sau đây nhóm chúng em sẽ phân biệt
giữa hai trường hợp chia thế kế này theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, mọi người tham
khảo và mong nhận được sự đóng góp ý kiến để nhóm em hồn thiện hơn.
6


1.2 Phân biệt thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật

Khái niệm

THỪA KẾ THEO DI CHÚC

THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT

Là thừa kế theo ý chí, nguyện

Là thừa kế theo hàng thừa kế, điều

vọng của người để lại di sản

kiện và trình tự thừa kế do pháp luật

trước khi chết.

quy định (Điều 649 BLDS 2015).

- Các cá nhân có quan hệ huyết thống
hoặc ni dưỡng đối với người để lại
di sản (Điều 651).

Những cá nhân, tổ chức được

- Cha mẹ, vợ chồng, con chưa thành

Đối tượng

người lập di chúc đề cập là người

niên hoặc con đã thành niên nhưng

được thừa

nhận di sản trong di chúc và đủ

mất khả năng lao động được pháp

kế

các điều kiện theo quy định của

luật bảo vệ quyền thừa kế mà không

pháp luật .

phụ thuộc vào nội dung di chúc
(Điều 664).

- Con riêng và bố dượng, mẹ kế
(Điều 654).
- Văn bản thỏa thuận có cơng chứng

Hình thức

Phải được lập bằng văn bản, nếu

về việc phân chia di sản của các đồng

không lập được di chúc bằng văn

thừa kế.

bản thì có thể lập di chúc bằng
miệng (Điều 627).

- Nếu có tranh chấp thừa kế thì theo
quyết định của tòa án về phân chia di
sản.

7


- Khơng có di chúc.
Theo ý chí, nguyện vọng của cá

- Di chúc không hợp pháp.

nhân khi lập di chúc, người thừa


Trường hợp
được kế
thừa

kế là cá nhân phải còn sống vào

- Những người thừa kế theo di chúc

thời điểm mở thừa kế hoặc sinh

chết trước hoặc chết cùng thời điểm

ra và còn sống sau thời điểm mở

với người lập di chúc; cơ quan, tổ

thừa kế nhưng đã thành thai

chức được hưởng thừa kế theo di

trước khi người để lại di sản

chúc khơng cịn tồn tại vào thời điểm

chết. Trường hợp người thừa kế

mở thừa kế.

theo di chúc không là cá nhân thì

phải tồn tại vào thời điểm mở

- Những người được chỉ định làm

thừa kế (Điều 613).

người thừa kế theo di chúc mà khơng
có quyền hưởng di sản hoặc từ chối
nhận di sản.
(Điều 650)
Trường hợp con của người để lại di
sản chết trước hoặc cùng một thời
điểm với người để lại di sản thì cháu
được hưởng phần di sản mà cha hoặc

Thừa kế thế

Khơng có thừa kế thế vị

mẹ của cháu được hưởng nếu còn

vị

sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc
cùng một thời điểm với người để lại
di sản thì chắt được hưởng phần di
sản mà cha hoặc mẹ của chắt được
hưởng nếu còn sống (Điều 652)

8



Phân chia

Điều 659

Điều 660

di sản
Thứ tự áp

Thừa kế theo di chúc được ưu tiên áp dụng trước. Thừa kế theo pháp luật

dụng

chỉ được áp dụng khi rơi vào các trường hợp như phân tích ở trên.

1.3 Đặc điểm di chúc
 Thứ nhất, di chúc là sự thể hiện ý chí đơn phương của cá nhân
Qua việc lập di chúc, cá nhân đó có ý định xác lập một giao dịch dân sự về thừa kế.
Theo đó, họ quyết định chuyển giao một phần hoặc tồn bộ tài sản của mình cho người đã
được họ xác định trong di chúc là khơng cần biết người đó có nhận di sản hay không. Do
vậy, di chúc chỉ là sự quyết định đơn phương của người lập ra di chúc đó.

 Thứ hai, di chúc nhằm chuyển dịch di sản của người chết cho người khác
đã được xác định trong di chúc
Thông thường một người chỉ lập di chúc trong trường hợp họ có một khối tài sản trước
khi chết và muốn bằng ý chí của mình để định đoạt cho ai. Thơng qua thừa kế, quyền sở
hữu của một người đối với thành quả lao động của họ được dịch chuyển từ đời này qua đời
khác. Đặc biệt, ghi nhận và tôn trọng quyền định đoạt tài sản của người lập di chúc chính

là việc pháp luật tơn trọng và bảo đảm quyền tự định đoạt của chủ sở hữu đối với tài sản
của họ, đảm bảo cho người lập di chúc có quyền sử dụng tài sản ngay cả khi đã chết rồi.

 Thứ ba, di chúc là loại giao dịch dân sự chỉ có hiệu lực khi người xác lập
ra di chúc đã chết1

1

Tại Khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015
Điều 643. Hiệu lực của di chúc
1. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.
2. Di chúc khơng có hiệu lực tồn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:
a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế khơng cịn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Trường hợp có nhiều người thừa
kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ
định hưởng thừa kế theo di chúc khơng cịn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan,
tổ chức này không có hiệu lực.
3. Di chúc khơng có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế khơng cịn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người
thừa kế chỉ cịn một phần thì phần di chúc về phần di sản cịn lại vẫn có hiệu lực.
4. Khi di chúc có phần khơng hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần cịn lại thì chỉ phần đó khơng có hiệu lực.

9


CHƯƠNG 2. THỪA KẾ THEO DI CHÚC THEO
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VÀ
NHỮNG BẤT CẬP
2.1.Các điều kiện có hiệu lực của di chúc
2.1.1 Người lập di chúc phải có năng lực chủ thể
Người lập di chúc là người có tài sản muốn dịch chuyển tài sản của mình cho người

khác hưởng sau khi chết. Họ thể hiện ý chí của bản thân thơng qua việc lập di chúc. Như
vậy, người lập di chúc phải có năng lực chủ thể (năng lực hành vi dân sự). Năng lực hành
vi dân sự của cá nhân chính là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình để xác lập, thực
hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật của cá nhân phát sinh từ khi cá nhân được
sinh ra nhưng năng lực hành vi dân sự của cá nhân phát sinh đầy đủ khi người đó đạt đến
độ tuổi nhất định (đủ 18 tuổi); Năng lực pháp luật của cá nhân chấm dứt khi người đó chết
thì năng lực hành vi dân sự của cá nhân chấm dứt khi người đó bị mất năng lực hành vi dân
sự.
Vì vậy, một người được coi là có năng lực hành vi dân sự (có đủ điều kiện để viết di
chúc), khi người đó bằng khả năng của mình thực hiện hành vi, mà bằng hành vi đó, người
đó đã xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự. Trong quan hệ pháp luật thừa kế, người lập di chúc
bằng hành vi định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình thơng qua việc lập di chúc đã xác lập
quyền hưởng di sản cho người được thừa kế theo di chúc. Cũng đồng thời xác lập nghĩa vụ
cho người quản lý di sản. Bằng hành vi lập di chúc, người lập di chúc đã thực hiện quyền
định đoạt đối với những tài sản của mình cho người thừa kế được chỉ định trong di chúc.
Quyền của người lập di chúc thể hiện ở chỗ: Người lập di chúc có quyền định đoạt cho ai,
cho bao nhiêu, chỉ cho sử dụng tài sản hay cho sở hữu tài sản…

5. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.

10


Đối với những người đã thành niên nhưng bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác
mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì khơng có quyền lập di chúc.
Nếu họ lập di chúc, thì di chúc đó khơng được cơng nhận.1
2.1.2 Quyền tự định đoạt ý chí của người lập di chúc
Người lập di chúc phải tự nguyện khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng
ép. Tự nguyện của người lập di chúc là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí của họ. Sự
thống nhất trên chính là sự thống nhất giữa mong muốn chủ quan- mong muốn bên trong

của người lập di chúc với hình thức thể hiện ra bên ngồi sự mong muốn đó. Vì vậy việc
phá vỡ sự thống nhất giữa mong muốn bên trong và việc thể hiện ra bên ngoài làm mất đi
tính tự nguyện của người lập di chúc. Sự thống nhất này có thể bị phá vỡ trong trường hợp
người lập di chúc bị cưỡng ép, đe dọa hoặc di chúc do họ lập trên cơ sở bị lừa dối.Cưỡng
ép có thể là sự cưỡng ép về thể chất (đánh đập, giam giữ,.. ) hoặc về tinh thần (dọa làm 1
việc có thể làm mất danh dự, uy tín của người lập di chúc,..) Người lập di chúc có thể bị
lừa dối bằng những thủ đoạn như: làm tài liệu giả để cho người có tài sản tin rằng một người
đã chết hoặc mất tích nên khơng lập di chúc để lại di sản cho người đó mà để lại di sản cho
người làm tài liệu giả,..
Ví dụ: Bà M đã gần 90 tuổi là chủ sở hữu khối tài sản 20 tỷ. Do nhận thấy tình hình sức
khoẻ yếu nên bà M muốn lập di chúc để định đoạt tài sản này cho hai người con của mình
là anh A và chị B. Nhận thấy được bà M đã khơng cịn minh mẫn, với tham vọng chiếm
đoạt tất cả số tài sản của bà M, anh A – lợi dụng tình trạng sức khoẻ yếu và tinh thần không
minh mẫn đã dùng thủ đoạn như lừa dối, đe doạ, cưỡng ép và hơn thế anh A đã lừa dối bà
M về việc chị B đi làm xa nhà và mất tích khơng liên lạc được. Có thể thấy, trường hợp

1Điều 625 BLDS 2015 quy định người được quyền lập di chúc đó là:
Thứ nhất, là người thành niên minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa rối, đe dọa, cưỡng ép lập di chúc thì có quyền
lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.
Thứ hai, là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý
về việc lập di chúc.
Tuy nhiên, người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể lập di chúc nhưng với điều kiện phải được lập thành văn bản và phải
được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc (khoản 2 Điều 630 BLDS). Sự đồng ý ở đây là đồng ý cho họ lập di
chúc cịn về nội dung di chúc thì họ được toàn quyền quyết định.

11


này, mặc dù di chúc của bà M được lập, nhưng do bị anh A – con của bà M đã có những
hành vi lừa dối, đe doạ và cưỡng ép bà M, nên di chúc này không thể hiện đúng nguyện

vọng của bà M. Di chúc này được xác định là không hợp pháp khi không đáp ứng điều kiện
về chủ thể lập di chúc.
2.1.3 Nội dung của di chúc
Nội dung của di chúc là sự thể hiện ý chí của người lập di chúc về việc định đoạt tài
sản của mình cho những người thừa kế. Người lập di chúc chỉ định người thừa kế, giao
nghĩa vụ cho người thừa kế, phân định di sản thừa kế, đưa ra các điều kiện để chia di sản
thừa kế. Ý chí của người lập di chúc phải phù hợp với các quy định của nhà nước và không
trái với đạo đức xã hội, tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự gồm:
– Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, khơng được lấy bất kỳ lý do nào để phân
biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
– Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình
trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi
phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các
bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
– Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của
mình một cách thiện chí, trung thực.
– Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm
đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích cơng cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người
khác.
– Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ dân sự.
Về nội dung hợp pháp của di chúc1

1

Theo quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015, một di chúc sẽ bao gồm những nội dung cơ bản như: ngày, tháng năm lập
di chúc; thông tin người lập di chúc; thông tin cá nhân, cơ quan được hưởng di sản; thông tin về di sản và điều kiện hưởng di sản
(nếu có) và các nội dung khác.

12



Hiện nay, theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể căn cứ theo quy định tại Điều
630, 631 Bộ luật dân sự năm 20151, một di chúc được xác định là hợp pháp khi nội dung
của di chúc không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Trong đó:
Điều cấm của luật, theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Dân sự năm 2015 được xác
định là những quy định của pháp luật quy định về những hành vi mà chủ thể khơng phép
làm/thực hiện. Cịn đạo đức xã hội, là những chuẩn mực, những quy định, những nội dung
là chuẩn mực quy tắc ứng xử chung trong đời sống, được tất cả mọi người trong xã hội,
được cộng đồng mặc nhiên thừa nhận và tơn trọng.
Một di chúc có nội dung vi phạm điều cấm của luật, tức là vi phạm pháp luật thì sẽ
khơng hợp pháp, khơng có hiệu lực trên thực tế. Còn một di chúc vi phạm đạo đức xã hội
được xác định là di chúc có nội dung đi ngược lại giá trị đạo đức của cả cộng đồng, xã hội,
sẽ bị bài trừ và khơng có hiệu lực trên thực tế.
Ví dụ: Ơng X có một mảnh đất, và trước khi qua đời, mặc dù không có con nhưng ơng X
vẫn lập di chúc để lại tài sản cho anh A. Tuy nhiên, trong nội dung di chúc đưa ra điều kiện,
anh A sẽ được hưởng toàn bộ tài sản này nếu như anh A giúp ông X giết chết ông Y – người
mà ông X có thù ốn, mâu thuẫn lâu nay. Có thể thấy, nội dung bản di chúc của ông X
không chỉ vi phạm điều cấm của luật, ở đây là xâm phạm đến tính mạng của người khác,
mà cịn đi ngược lại tinh thần chính nghĩa của đạo đức xã hội. Di chúc này được xác định
là đương nhiên vơ hiệu.
2.1.4 Hình thức của di chúc

1

Điều 630. Di chúc hợp pháp
1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc khơng trái quy định của
luật.

2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc
người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có
cơng chứng hoặc chứng thực.
4. Di chúc bằng văn bản khơng có cơng chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại
khoản 1 Điều này.
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người
làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm
chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được cơng chứng
viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng

13


Hình thức của di chúc là phương thức biểu đạt ý chí của người lập di chúc; là căn cứ
pháp lý làm phát sinh quan hệ thừa kế theo di chúc; là chứng cứ để bảo vệ quyền lợi cho
người được chỉ định trong di chúc. Vì vậy di chúc phải được lập dưới một hình thức nhất
định. Pháp luật quy định có hai hình thức của di chúc đó là hình thức văn bản, hình thức
miệng.
Quy định pháp luật về di chúc miệng theo Điều 629 BLDS năm 2015 1.
Hình thức văn bản: hình thức di chúc bằng văn bản bao gồm các loại là Di chúc bằng văn
bản khơng có người làm chứng; Di chúc bằng văn bản có người làm chứng; Di chúc bằng
văn bản có cơng chứng; Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
Các loại di chúc bằng văn bản đều có những đặc điểm chung đó là:
Thứ nhất, tất cả các di chúc bằng văn bản đều không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu.
Đây là yêu cầu đặt ra đối với các di chúc bằng văn bản. Di chúc phải được viết rõ ràng,
không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu đối với tất cả các chữ để tránh cách hiểu khác
nhau, dẫn đến sự tranh cãi giữa những người thừa kế.
Thứ hai, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký
hoặc điểm chỉ của người lập di chúc. Đây cũng không phải là đặc điểm riêng biệt của di

chúc mà đã trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các loại văn bản có nhiều trang.
Việc đánh thứ tự số trang (nếu di chúc bao gồm nhiều trang) sẽ không gây nhầm lẫn giữa
các trang, tránh sự tranh cãi khơng đáng có giữa những người thừa kế. Bên cạnh đó, việc
quy định người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào từng trang của di chúc để đề phòng
người khác giả mạo hoặc thay thế từng trang của di chúc.
Thứ ba, tất cả các di chúc đều phải đáp ứng các yêu cầu về chủ thể lập di chúc, nội dung
của di chúc. BLDS 2015 quy định cụ thể di chúc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18
tuổi, người bị hạn chế về thể chất hoặc người không biết chữ phải lập bằng văn bản.

1

Điều 629. Di chúc miệng

1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên
bị hủy bỏ.

14


Đối với di chúc khơng có người làm chứng, người lập di chúc phải tự viết và ký vào
bản di chúc.Trường hợp người lập di chúc khơng tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình
đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là
hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt
những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập
di chúc và ký vào bản di chúc.
Người lập di chúc có thể u cầu cơng chứng, chứng thực nếu có yêu cầu. Việc công
chứng, chứng thực không bắt buộc đối với di chúc bằng văn bản nhưng việc công chứng,
chứng thực di chúc sẽ đảm bảo cao hơn. Có một số di chúc bằng văn bản có giá trị như di
chúc được công chứng, chứng thực, bao gồm:

Một là, Di chúc của quân nhân tại ngũ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị từ cấp đại đội trở
lên, nếu quân nhân không thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực.
Hai là, Di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay có xác nhận của người chỉ huy
phương tiện đó.
Ba là, Di chúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dưỡng khác có
xác nhận của người phụ trách bệnh viện, cơ sở đó.
Bốn là, Di chúc của người đang làm cơng việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ở vùng rừng
núi, hải đảo có xác nhận của người phụ trách đơn vị.
Năm là, Di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngồi có chứng nhận của cơ quan
lãnh sự, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước đó.
Sáu là, Di chúc của người đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành hình phạt tù, người
đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh có xác nhận
của người phụ trách cơ sở đó.
Thực tế khơng phải bao giờ cơng dân cũng có điều kiện để lập di chúc viết, trong
trường hợp đó pháp luật cho phép lập di chúc miệng. Tương tự như vậy, vì thiếu điều kiện
khách quan, chủ quan mà công dân không thể lập di chúc bằng văn bản có chứng nhận của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Họ lập di chúc bằng văn bản khơng có người làm chứng
vẫn được coi là hợp pháp nếu có đủ các điều kiện về chủ thể lập di chúc, sự tự nguyện, nội
dung và hình thức của di chúc. Việc họ không đi chứng nhận, chứng thực di chúc tại cơ
15


quan nhà nước có thẩm quyền do khơng am hiểu pháp luật hoặc do có lý do nào khác. Vì
vậy pháp luật vẫn công nhận di chúc là hợp pháp nếu người lập di chúc hoàn toàn tự nguyện,
minh mẫn, sáng suốt không bị lừa dối, đe dọa, ép buộc và nôi dung di chúc không trái pháp
luật và đạo đức xã hội.

2.2. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc và hiệu lực của di chúc
2.2.1 Sửa đổi, bổ sung, thay thế và hủy bỏ di chúc
Sửa đổi di chúc: Người lập di chúc thay thế một phần quyết định cũ của mình đối với

các phần trong di chúc trước đó. Sửa đổi di chúc thường sửa đổi ở các điểm sau:

- Sửa đổi người được thừa kế;
- Sửa đổi về quyền và nghĩa vụ cho người thừa kế;
- Sửa đổi về câu chữ.
Bổ sung di chúc: Người lập di chúc có quyền “bổ sung” di chúc đã lập. Phần bổ sung
là phần thêm vào nội dung của di chúc (như di chúc trước đã lập không cho A hưởng nay
“bổ sung” thêm cho A hưởng một phần tài sản). Nếu người lập di chúc bổ sung di chúc, mà
phần di chúc bổ sung vẫn hợp pháp thì di chúc đã lập và phần di chúc bổ sung đều có hiệu
lực pháp luật. Tuy nhiên, có những trường hợp nếu phần di chúc đã lập và phần di chúc bổ
sung mâu thuẫn với nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật. Trường hợp này được
coi là sửa đổi di chúc.
Thay thế di chúc: Thay thế di chúc là việc người để lại di sản lập di chúc khác thay
thế cho di chúc cũ vì họ cho rằng những quyết định của mình trong di chúc trước khơng
cịn phù hợp với ý chí của mình nữa. Do đó, di chúc trước coi như khơng có, vì chính người
lập di chúc hủy bỏ nếu như việc thay thế di chúc trong lúc họ còn minh mẫn sáng suốt. Một
người lập nhiều di chúc vào các thời điểm khác nhau mà nội dung của các di chúc không
phủ định lẫn nhau trong trường hợp này tất cả di chúc đều có hiệu lực. Nếu nội dung phủ
định nhau thì coi đó là thay thế di chúc.
Hủy bỏ di chúc: Là việc người để lại thừa kế từ bỏ di chúc của mình bằng cách khơng
cơng nhận di chúc do mình lập ra là có giá trị. Trường hợp này được coi là khơng có di
chúc. Do vậy, di sản thừa kế được giải quyết theo quy định của pháp luật. Việc hủy bỏ di
chúc có thể được thực hiện như sau:
16


- Người lập di chúc tự tiêu hủy tất cả di chúc đã lập;
- Người lập di chúc lập một di chúc khác tuyên bố hủy di chúc đã lập.
*Lưu ý:Vợ, chồng có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung bất cứ lúc
nào.Nhưng khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung thì

phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi,
bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình.
Như vậy, việc bố mẹ bạn không muốn để lại ngôi nhà cho em trai bạn nữa mà để lại
cho bạn hồn tồn có thể được. Lúc này, bố mẹ bạn có thể lựa chọn phương án sửa đổi di
chúc (sửa đổi người được thừa kế) hoặc thay thế di chúc.
-

Ví dụ: Bố mẹ chị A đã làm di chúc và giao cho con trai giữ di chúc này nhưng nay
bố mẹ chị A muốn lập lại di chúc mới. Vậy có thể hủy bỏ di chúc cũ được khơng vì
hiện con trai đang giữ di chúc ấy?

-

Dựa vào quy định trên, có thể thấy, hiện nay pháp luật chỉ có quy định về việc lập
di chúc mới thì di chúc cũ bị huỷ bỏ mà khơng có quy định u cầu người lập di
chúc phải thực hiện thủ tục huỷ bỏ di chúc đã lập.

-

Bên cạnh đó, tại khoản 5 Điều 643 Bộ luật này nêu rõ, khi một người để lại nhiều
bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.

-

Như vậy, khi lập di chúc mới thì chỉ có di chúc mới có hiệu lực, các di chúc cũ được
lập trước đó sẽ khơng còn hiệu lực nên trong trường hợp này người lập di chúc cũng
không buộc phải thực hiện thủ tục huỷ bỏ di chúc.

2.2.2 Hiệu lực của di chúc
-


Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm
người có tài sản được chứng thực là đã chết.

-

Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày
được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật Dân sự 2015.

-

Hiệu lực của di chúc là giá trị pháp lý của di chúc được thực hiện trên thực tế theo
đúng nội dung của di chúc, phù hợp với các quy định của pháp luật theo Điều 643
BLDS

17


Ngoài ra, nếu trong thời hiệu yêu cầu chia di sản, di sản đã chia mà tìm thấy di chúc

-

thì phải chia lại theo di chúc nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu.
Trong đó, thời hiệu yêu cầu chia di sản được quy định cụ thể tại Điều 623 Bộ luật

-

Dân sự 2015
Từ những quy định trên có thể thấy, di chúc có hiệu lực từ thời điểm người để lại di


-

chúc chết và có hiệu lực đến hết thời hiệu chia thừa kế (30 năm với bất động sản, 10
năm với động sản). Đặc biệt, nếu trong thời hiệu này, dù di sản đã được chia thì vẫn
có thể yêu cầu chia lại theo di chúc.
2.2.3 Di chúc vơ hiệu và di chúc khơng có hiệu lực
Theo quy định tại Bộ luật Dân sự hiện nay, không có quy định nào định nghĩa về di
chúc vơ hiệu. Tuy nhiên, có thể hiểu di chúc vơ hiệu là di chúc không thỏa mãn các điều
kiện hợp pháp nêu tại Điều 630 Bộ luật Dân sự.
Trong khi đó, di chúc khơng có hiệu lực được chia thành 02 trường hợp: Khơng
có hiệu lực tồn bộ hoặc di chúc khơng có hiệu lực một phần được nêu tại Điều 643 Bộ luật
Dân sự 2015.
Như vậy, có thể phân biệt di chúc vơ hiệu và di chúc khơng có hiệu lực theo các tiêu
chí sau đây:
STT

Tiêu chí

1

Căn cứ

Di chúc vơ hiệu
Điều 630 Bộ luật Dân sự

Di chúc khơng có hiệu lực
Điều 643 Bộ luật Dân sự

Là bản di chúc không đáp ứng Là bản di chúc hợp pháp nhưng
2


Định nghĩa

các điều kiện có hiệu lực, hợp thuộc các trường hợp khiến di chúc
pháp theo quy định.

khơng có hiệu lực.

- Người lập di chúc khơng - Di chúc khơng có hiệu lực toàn bộ
minh mẫn, sáng suốt trong khi hoặc một phần:
3

Trường hợp

lập di chúc;

+ Người thừa kế theo di chúc chết

- Người lập di chúc bị lừa dối, trước hoặc chết cùng thời điểm với
đe dọa, cưỡng ép;

người lập di chúc;

18



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×