Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

báo cáo thực tập đài truyền hình việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.34 KB, 46 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP
Báo cáo thực tập
Đài truyền hình Việt nam
PHÙNG THỊ LƯU DUNG KTĐT - 41B
1
BÁO CÁO THỰC TẬP
MỞ ĐẦU
Đài truyền hình Việt nam là cơ quan báo chí đặc biệt trực thuộc sự quản lý
của thủ tướng Chính phủ. Ngày nay cùng với sự phát triển như vũ báo của khoa
học kỹ thuật đặc biệt là các thiết bị truyền hình, viễn thông, vệ tinh và truyền
hình cáp,… đã làm cho các sản phẩm truyền hình trở thành đại chúng với mọi
người dân. Đài truyền hình Việt nam là loại báo hình có ưu thế lớn hơn tất cả các
loại hình báo chí khác do tính đặc thù rất lớn trong thông tin truyền tài, vì vậy đã
có sức thu hút đông đảo quần chóng quan tâm theo dõi.
Chính vì những đặc điểm này mà Đài truyền hình Việt Nam đóng vai trò
quan trọng trong việc định hướng tư tưởng chính trị, đường lối, chủ trương chính
sách lãnh đạo của Dảng và Nhà nước đối với mọi người dân. Bên cạnh đó ngàn
truyền hình còn đóng một vai trò khác không kém phần phân trọng đó là thông
tin nhanh chóng các vấn đề thời sự, kinh tế - xã hội, văn hoá thể thao đến người
dân một cách đầy đủ, toàn diện, đóng vai trò to lớn trong đời sống tinh thần, văn
hoá với mọi người dan. Không những thế, truyền hình còn là công cụ đắc lực để
nâng cao dân trí, phát triển kinh tế đặc biệt là đối với những người dân ở vùng
sâu, vùng xa.
Nhằm phát triển ngành truyền hình Việt Nam trong 20 năm tới và sau đó
đưa đài truyền hình Việt nam sánh ngang với các nước trong khu vực và trên thế
giới, thời gian qua Đài truyền hình Việt nam không những quan tâm tới các dự
án phát triển truyền hình trên phạm vi toàn ngành. Ban quản lý dự án trung tâm
truyền hình Việt Nam là đơn vị chịu trách nhiệm với tất cả các hoạt động đầu tư
của toàn ngành, nhằm đạt hiệu quả cao nhất, thời gian qua, đài truyền hình Việt
Nam và ban quản lý dự án trung tâm truyền hình Việt Nam đã không ngừng
PHÙNG THỊ LƯU DUNG KTĐT - 41B


2
BÁO CÁO THỰC TẬP
củng cố kiện toàn bộ máy cũng như các hoạt động của mình nhằm đưa ngành
truyền hình Việt Nam nói chung phát triển
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM
Ngày 7 tháng 9 năm 1970 là ngày phát sóng đầu tiên của chương trình
THVN. Thấm thoát đã hơn 30 năm. Từ đó đến nay truyền hình đã liên tục phát
triển và trở thành một phương tiện thông tin đại chúng sắc bén và đại chúng nhất,
là người bạn thân thiết của mỗi gia đình Việt Nam.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hỏi: “Bao giờ dân ta được xem truyền
hình?”. Đáp ứng lòng mong muốn của Bác Hồ cũng như nguyện vọng của nhân
dân ta, Đảng và Chính phủ đã rất mực quan tâm, trong hoàn cảnh hết sức khó
khăn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã tạo những điều kiện ưu tiên
cho sù ra đời và phát triển ngành truyền hình.
Từ ngày Êy đến nay, Truyền hình Việt Nam đã trưởng thành nhanh chóng
và có những tiến bộ vượt bậc. Từ ngày phát hình đen trắng chuyển sang phát
hình màu, từ phát hành thử nghiệm chương trình 4 giờ/ngày, vào ban đêm, đến
năm 1995 phát 10 giờ/ngày, đến nay, đài THVN phát sóng 45 giờ/ngày trên 4
kênh: VTV1, VTV2,VTV3, VTV4. Các chương trình thời sự, các chương trình
thể thao và giải trí bổ Ých là những món ăn tinh thần không thể thiếu đối với
đồng bào và chiến sỹ trong cả nước, cũng như đối với cộng đồng người Việt
Nam ở nước ngoài, giúp bạn bè quốc tế hiểu biết sâu sắc hơn về đất nước và con
người Việt Nam.
PHÙNG THỊ LƯU DUNG KTĐT - 41B
3
BÁO CÁO THỰC TẬP
Bắt đầu phủ sóng qua truyền hình vệ tinh từ năm 1991, thực hiện chương
trình phủ sóng quốc gia và chương trình mục tiêu “Đưa truyền hình về vùng núi,
vùng cao, biên giới, hải đảo” đến năm 2000, hơn 80% số hộ gia đình Việt Nam
đã được xem các chương trình truyền hình.

Trên đà kết quả đã đạt được, Đài THVN đang không ngừng đầu tư xây
dựng cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm tiếp tục phát triển nhanh chóng và vững chăcs
trong thời kỳ trước, sánh ngang với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế
giới.
1. Đài THVN- Đài TH quốc gia:
Sau ngày đất nước được thống nhất, Đảng và nhà nước ta có điều kiện
đầu tư nhiều hơn cho ngành truyền hình. Cán bộ, phóng viên, được bổ xung, một
số được đào tạo ở trong nước và nước ngoài, phương tiện kỹ thuật bước đầu
được trang bị. Giữa năm 1976, Ban biên tập vô tuyến TH được chuyển thành Đài
TH Trung Ương có có cơ sở làm việc mới xây dựng là Trung tâm truyền hình
Giảng Võ. Nghị định 72/ HĐBT ngày 30-4-1987 chuyển Đài Truyền hình Việt
Nam trực thuộc Chính phủ và mang tên Đài Truyền hình Việt Nam.
Từ đây, Đài chính thức được nhà nước xác định là đài Truyền hình Quốc
gia.
Nghị định 52 CP do Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt ký ngày 16-8-
1993 một lần nữa nêu rõ: “Đài THVN là Đài Quốc gia, là cơ quan thuộc Chính
phủ, có chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và nhà
nước, quản lý thống nhất kỹ thuật truyền hình trong cả nước”. Như vậy, từ một
ban biên tập trực thuộc Đài tiếng nói Việt Nam, trở thành đài quốc gia, THVN đã
PHÙNG THỊ LƯU DUNG KTĐT - 41B
4
BÁO CÁO THỰC TẬP
từng bước trưởng thành cùng với sự phát triển của đất nước. THVN đã vượt qua
rất nhiều khó khăn để hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.
Với ưu thế đặc biệt riêng có của Đài truyền hình mà không một loại báo
chí nào có được bởi tính đặc thù rất lớn trong thông tin truyền tải. Vì vậy mà
truyền hìn có sức thu hút đông đảo quần chúng quan tâm theo dõi.
Vì những lý do trên mà Đài THVN đóng vai trò quan trọng trong việc
định hướng tư tưởng chính trị, đường lối, chủ trương chính sách lãnh đạo của
Đảng vf nhà nước đối với mọi người dân. Bên cạnh đó, ngành truyền hình còn

đóng một vai trò khác không kém phần quan trọng, đó là thông tin nhanh chóng
các vấn đề thời sự, kinh tế –xã hội, văn hoá thể thao đến người dân Việt Nam.
Không những thế, truyền hình còn là công cụ đắc lực để nâng cao dân trí,
phát triển kinh tế đặc biệt là đối với những người dân ở vùng sâu vùng xa.
Với vai trò đặc biệt quan trọng như vậy nên từ khi ra đời đến nay đài
THVN đã không ngừng phát triển và lớn mạnh. Cho đến nay, Đài THVN đã phủ
sóng được hơn 70% diện tích cả nước, hơn 80% người dân được xem truyền
hình quốc gia.
2. Chức năng, nhiệm vụ của Đài THVN:
Nghị định 52 CP ngày 16-8-1993 đã quy định chức năng, nhiệm vụ quyền
hạn của Đài THVN như sau:
PHÙNG THỊ LƯU DUNG KTĐT - 41B
5
BÁO CÁO THỰC TẬP
-Đài Truyền hình Việt Nam là Đài quốc gia, là cơ quan thuộc Chính phủ
có chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và nhà
nước, quản lý thống nhất kỹ thuật truyền hình trong cả nước.
Đài THVN chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Văn hoá- thông tin về hoạt
động báo chí.
-Ngòai nhiệm vụ và quyền hạn đã quy định chung cho các loại hình báo
chí tại Điều 6, chương III luật báo chí, Đài Truyền hình Việt Nam có các nhiệm
vụ và quyền hạn sau:
+Xây dùng quy hoạch, kế hoạch 5 năm phát triển hệ thống truyền hình
trong cả nước gửi Uỷ ban kế hoạch nhà nước tổng hợp trình Chính phủ phê
duyệt và tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch ây.
+Xây dựng kế hoạch hàng năm của hệ thống truyền hình cả nước gửi Uỷ
ban Kế hoạch nhà nước tổng hợp trình Chính phủ phê duyệt, trực tiếp quản lý
phần ngân sách dành cho hệ thống truyền hình cả nước theo kế hoạch được phê
duyệt và hướng dẫn các Đài địa phương thực hiện phần ngân sách dành cho
truyền hình do địa phương quản lý theo đúng mục tiêu , kế hoạch được duyệt.

+Hướng dẫn về nội dung và tổ chức phân công, phối hợp giữa các Đài
truyền hình trong cả nước về kế hoạch sản xuất các chương trình truyền hình
quốc gia và địa phương, chỉ đạo các Đài địa phương về nghiệp vụ và kỹ thuật
truyền hình.
+Quản lý trực tiếp hệ thống kỹ thuật chuyên dùng đẻ truyền dẫn tín hiệu
và phát sóng truyền hình trong cả nước.
PHÙNG THỊ LƯU DUNG KTĐT - 41B
6
BÁO CÁO THỰC TẬP
+Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, phóng viên, biên tập viên, biên dịch viên,
công nhân kỹ thuật chuyên ngành truyền hình.
+Tổ chức công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ hoa học và
công nghệ về truyền hình.
+Xây dựng kế hoạch hợp tác quốc tế về truyền hình trình Chính phủ phê
duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó.
+Quản lý tổ chức và cán bộ, tài chính, tài sản của Đài Truyền hình Việt
Nam theo chế độ hiện hành.
3.Cơ cấu tổ chức bộ máy của Đài Truyền hình Việt Nam :
Nghị định 52 CP ngày 16/8/1993 đã quy định về tổ chức bộ máy của Đài
THVN như sau:
-Đài THVN do Tổng giám đốc phụ trách, phụ trách các Tổng giám đốc có
các Phó Tổng giám đốc
Tổng giám đốc và các Phó tổng giám đốc do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm.
-Cơ cấu tổ chức của Đài THVN gồm có:
+Các ban chức năng nghiệp vụ truyền hình gồm:
*Ban thư ký biên tập
*Ban biên tập thời sự
PHÙNG THỊ LƯU DUNG KTĐT - 41B
7
BÁO CÁO THỰC TẬP

*Ban biên tập Khoa giáo
*Ban biên tập văn nghệ
*Ban biên tập đối ngoại
*Ban truyền hình địa phương
+Các ban kỹ thuật truyền hình:
*Trung tâm kỹ thuật sản xuất chương trình: là đơn vị đảm bảo toàn bộ
khâu kỹ thuật, điện lạnh trong quá trình sản xuất ra sản phẩm truyền hình. Để
đáp ứng nhiệm vụ sản xuất chương trình ngày một cao về số lượng và chất
lượng, trung tâm cũng được củng cố và tăng trưởng không ngừng về tổ chức và
cơ sở vật chất kỹ thuật.
Để đáp ứng các yêu cầu kịp thời của thông tin, trung tâm kỹ thuật sản xuất
chương trình đã thực sự là một đơn vị chủ lực tổ chức các buổi TH trực tiếp
được đông đảo nhân dân khen ngợi.
*Trung tâm kỹ thuật truyền dẫn phát sóng: là trung tâm có vai trò gắn liền
với sự hình thành và phát triển của TH Việt Nam. Trong những năm đầu mò
mẫm làm TH, các cán bộ kỹ thuật đã thực hiện thành công buổi phát sóng đầu
tiên 7-9-1970 bằng máy phát sóng truyền hình tự tạo, cải tiến máy phát thanh
FM của Hunggari. Thời gian sau đó trung tâm liên tục giúp các địa phương xây
dựng và lắp đặt các Đài TH địa phương. Năm 1991, trung tâm đã chủ trì thử
nghiệm phát sóng qua vệ tinh đồng thời lắp đặt một loại các trạm thu phát lại TH
qua vệ tinh. Hiện nay, trung tâm đang quản lý khai thác, vận hành mạng lưới Đài
phát sóng quốc gia và quản lý kỹ thuật chuyên ngành truyền dẫn, phát sóng trong
cả nước.
PHÙNG THỊ LƯU DUNG KTĐT - 41B
8
BÁO CÁO THỰC TẬP
+Ban tổ chức cán bộ và đào tạo
+Ban kế hoạch tài vụ
+Ban Quan hệ quốc tế
+Ban thanh tra

+Văn phòng
+Các cơ quan thường trú trong nước và nước ngoài
+Ban quản lý dự án Trung tâm truyền hình Việt Nam
Hiện nay ban đang tổ chức quản lý xây dựng dự án Trung tâm THVN với
tổng vốn đầu tư là 385,85 triệu $ Mỹ, dự kiến đến năm 2010 sẽ hoàn thành và
đưa vào sử dụng
Tổng giám đốc Đài THVN quy định cụ thể nhiệm vụ của các đơn vị nêu
trên và trình Thủ tướng Chính phủ quy định việc lập cơ quan thường trú ở trong
nước và nước ngoài
4. Đài truyền hình Việt Nam và quy hoạch tổng thể phát triển truyền
hình Việt Nam
Quyết định số 484/TTg ngày 22/8/1995 đã phê duyệt phát triển ngành
truyền hình Việt Nam giai đoạn 1995 – 2010 và những năm sau. Quy hoạch đã
PHÙNG THỊ LƯU DUNG KTĐT - 41B
9
BÁO CÁO THỰC TẬP
xác định mục tiêu cho ngành truyền hình phải đạt được cho đến năm 2010 và
những năm sau là :
- Nâng cao chÊt lượng chương trình truyền hình quốc gia về tính toàn
quốc và toàn diện, về nội dung và kỹ thuật, về nghệ thuật và hình thức thể hiện
- Hình thành mạng lưới phát sóng truyền hình toàn quốc từ trung ương đến
địa phương.
- Đổi nới và hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật phủ hợp với xu thế phát
triển của thế giới nhằm phục vụ 90% số hộ gia đình trong nước bao gồm cả vùng
núi cao, biên giới, hải đảo đều được xem chương trình truyền hình quốc gia, mở
rộng đối với một số địa bàn trên thế giới có cộng đồng người Việt đông đảo sinh
sống.
Riêng về cơ sở vật chất kỹ thuật bản quy hoạch nêu rõL
+ Hoàn thiện và nâng cấp trung tâm sản xuất chương trình tại Giảng Võ.
Tổ chức lại dây chuyềng công nghệ sản xuất chương trình treo mô hình mới.

+ Chuẩn bị điều kiện khởi công xây dựng trung tâm sản xuất chương trình
mới tại Giảng Võ (nay là Nguyễn Chí Thanh).
+ Trong sản xuất chương trình, từng bước thống nhất thiết bị sản xuất
chương trình trong toàn ngành, nâng cấp các Đài địa phương, trang bị thêm jcác
phương tiện ghi hình, thiết bị trường quay, thiết bị làm hậu kỳ.
+ Về kỹ thuật: đưa công nghệ Component Digital vào dây chuyền sản xuất
. Tăng cường đầu tư thiết bị gọn nhẹ, kỹ thuật số trong khâu xử lý gia công tín
PHÙNG THỊ LƯU DUNG KTĐT - 41B
10
BÁO CÁO THỰC TẬP
hiệu trong quá trình sản xuất chương trình, trong khâu hậu kỳ (như Betacm số,
thiết bị trộn kỹ xảo số ).
+ Xây dựng hệ thống phát sóng chương trình truyền hình quốc gia bao
gồm hệ thống trạm phát lại có công suất lớn ở các thành phố và tình lỵ cùng với
các trạm phát lại có công suất nhỏ ở những nơi hẻo lánh.
+ Trang bị các xe truyền hình lưu động cho các vùng trọng điểm.
+ Nâng cấp Đài phát sóng Giảng Võ và Tam Đảo. Triển khai chương trình
ODA tại các điểm theo kế hoạch từng năm.
5. Một số hoạt động và kết quả thu được của Đài truyền hình Việt
Nam thời gian qua.
Do tính chất đặc thù và vai trò đặc biệt quan trọng của Đài truyền hình
Việt Nam nên đã từ lâu Đảng và Chính phủ luôn có sự quan tâm thiết thực đối
với sự nghiệp truyền hình : “chăm lo đặc biệt về định hướng chính trị, tư tưởng,
văn hoá cũng như về kỹ thuật hiện đại đối với truyền hình là loại hình báo chí có
ưu thế loán, có sức thu hút công chúng đông đảo” (trích Nghị quyết hội nghị
BCH Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ năm khoá VIII).
Đồng thời chỉ thị của thủ tướng Chính Phủ ngày 14/3/1994 về xây dựng và
phát triển ngành phát thanh- truyền hình đã nêu: “Phải chú ý đến sự phát triển rất
nhanh về khoa học và công nghệ phát thanh, truyền hình trên thế giới. Cải tiến
nội dung, nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình cho có sức hÊp dẫn

hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng cuả người xem”.
PHÙNG THỊ LƯU DUNG KTĐT - 41B
11
BÁO CÁO THỰC TẬP
Bởi vậy thời gian qua Đài truyền hình Việt Nam đã không ngừng nâng cao
cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như thời lượng và chất lượng các chương trình
truyền hình. Điều đó được thể hiện qua mét số kết quả cụ thể sau:
-Từ ngày 5-7-1976 phát hành chính thức hàng ngày
-Hoàn thiện và đưa vào sử dụng Đài phát hình Tam Đảo, chuyển tiếp
chương trình truyền hình Giảng Võ, phục vụ cho đồng bằng Bắc Bộ và một số
tỉnh miền núi.
Đài phát thanh truyền hình Tam Đảo là đài phát sóng có công suất lớn,
phục vụ việc chuyển tiếp chương trình của ĐTHVN tới vùng rộng lớn của đồng
bằng Bắc Bộ và một số tỉnh miền núi.
Từ những năm 1973-1974, các cán bộ kỹ thuật truyền hình đã khảo sát,
nghiên cứu phương án và tiến hành xây dựng Đài phát sóng Tam Đảo nằm trên
độ cao 1250 m so với mặt biển bao gồm các cột ăngten, nhà đặt thiết bị và đường
dây cáp điện chạy từ 900m lên tới đỉnh núi.
Thiết bị ban đầu của Đài phát sóng Tam Đảo gồm máy phát Ba Lan, công
suất phát hình 20 Kw, phát tiếng 4 Kw, hệ thống ăng ten với 32 panô lưỡng cực
hướng tròn, công suất bức xạ hữu hiệu khoảng 250 Kw.
Quá trình thi công và hoàn thiện Đài phát sóng truyền hình Tam Đảo là
quá trình lao động dũng cảm, sáng tạo của những người mở đường cho ngành
truyền hình.
-Từ 3-9-1978 bắt đầu phát thí nghiệm màu, đến 1-8-1986 chuyển sang
hoàn toàn phát màu.
PHÙNG THỊ LƯU DUNG KTĐT - 41B
12
BÁO CÁO THỰC TẬP
-Năm 1980, Liên Xô giúp ta xây dựng Đài vệ tinh mặt đất Hoa Sen, Đài

Truyền hình TW cũng được trang bị phương tiện để thu các chương trình truyền
hình của Đài truyền hình Matxcơva qua Đài Hoa Sen. Lần đầu tiên khán giả
truyền hình Việt Nam được theo dõi Đại hội Olympic Matxcơva, sau đó là giải
bóng đá ESPANA-82 và cầu truyền hình đầu tiên Hà Nội- Matxcơva.
Ngay từ khi Đài Hoa Sen do Liên Xô giúp đỡ đi vào hoạt động năm 1980,
lãnh đạo Uỷ ban phát thanh- truyền hình Việt Nam và Đài truyền hình TW đã
chủ trương tham gia vào việc trao đổi tin tức chương trình giữa các thành viên
OIRT Châu á và Châu âu, trong khuôn khổ Intervision-D (IVN-D), mỗi tuần một
lần vào ngày thứ tư.
Lúc đầu, tín hiệu truyền đi của TH Việt Nam là đen trắng, sau là màu của
các máy Low-band rồi High- band với TBC. Truyền hình Việt Nam nhận được
tin tức của các nước thành viên tham gia IVN-D. Ngoài ra còn nhận toàn bộ
chương trình của truyền hình Liên Xô để lựa chọn sử dụng.
Trong đó :
Hệ chương trình 1 (VTV1): là chương trình tổng hợp bao gồm các mặt
chính trị – kinh tế- văn hoá- xã hội, nhằm phục vụ cho mọi đối tượng của toàn xã
hội.
Hệ chương trình 2 (VTV2): là chương trình khoa học- giáo dục dành cho
đối tượng học sinh, sinh viên và nâng cao dân trí cho cộng đồng. VTV2 truyền
đạt kiến thức về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. VTV2 sẽ tiến tới có
những giáo trình dạy học từ xa và cấp đại học đối với một số ngành.
PHÙNG THỊ LƯU DUNG KTĐT - 41B
13
BÁO CÁO THỰC TẬP
Hệ chương trình 3 (VTV3): là chương trình văn hoá- thể thao- thông tin-
quảng cáo nhằm phục vụ khán giả truyền hình bằng những tiết mục văn hoá, thể
thao, phim truyện vui tươi, lành mạnh, hấp dẫn, bổ Ých.
Hệ chương trình 4 (VTV4): là chương trình dành cho thông tinh đối ngoại
và cộng đồng người Việt ở nước ngoài. VTV4 đã phủ sóng ở Châu á, Châu âu,
Châu phi. Từ ngày 27-4-2000 phủ sóng Bắc Mỹ, Caribê, Ha oai.

Chương trình truyền hình địa phương là chương trình truyền hình do các Đài
truyền hình địa phương sản xuất , có sự hỗ trợ của Đài truyền hình Việt Nam và
phát sóng trên địa bàn địa phương.
Ngoài 4 hệ chương trình quốc gia và chương trình của các địa phương,
Truyền hình Việt Nam cà quy hoạch từng bước phát triển hệ truyền hình đa
chương trình bằng vi ba cáp. Ngày 3/4/2000 Hãng Truyền hình cáp Việt Nam đã
được ra đời. Đây là hệ truyền phát cùng một lúc nhiều chương trình tới người
xem, trong đó có thể bao gồm các chương trình quốc gia, chương trình địa
phương, các chương trình quốc tế chọn lọ Thời lượng có chương trình tới
24/24 giê trong ngày. Hệ truyền hình này trước mắt thực hiện ở Hà Nội, thành
phố Hồ Chí Minh và một số thành phố lớn khác.
PHẦN 2:BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN TRUNG TÂM TRUYỀN HÌNH
VIỆT NAM
Như đã phân tích, Đài Truyền hình Việt Nam là Đài truyền hình quốc gia
với vai trò nhiệm vụ thông tin vô cùng quan trọng " là tiếng nói của Đảng, là
PHÙNG THỊ LƯU DUNG KTĐT - 41B
14
BÁO CÁO THỰC TẬP
người chuyển mọi thông tin về chính trị, văn hoá, tư tưởng, đường lối của Nhà
nước tới người dân. Vì vậy đã từ lâu Đảng và Chính phủ rất quan tâm tới việc
đầu tư và phát triển ngành truyền hình Việt nam nhằm đưa Đài Truyền hình Việt
Nam có đủ mọi điều kiện về cơ vật chất cũng như các trang thiết bị chuyên
ngành để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế trong giai đoạn hiện
nay đồng thời đưa Đài Truyền hình Việt Nam sánh ngang với các nước trong
khu vực và trên thế giới. Trong điều kiện nước ta còn rất nghèo, ngân sách Nhà
nước lại eo hẹp nên để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ này cần có một cơ quan
chuyên trách cóđầy đủ chuyên môn và kinh nghiệm tổ chức, điều hành việc thực
hiện toàn bộ các công cuộc đầu tư và xây dựng C ban cũng như việc mua sắm
máy móc thiết bị. Do đó ngày 23/8/1995 Ban quản lý dự án Trung tâm truyền
hình Việt nam đã ra đời nhằm thực hiện những nhiệm vụ trên.

1. Sự thành lập, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy
của ban quản lý trung tâm truyền hình Việt nam :
1.1. Sự thành lập
Dựa trên các căn cứ
- Căn cứ nghị định 52/CP ngày 16/8/1993 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của đài truyền hình Việt Nam
- Căn cứ quyết định sè 484/TTg ngày 22/8/1995 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt "quy hoạch phát triển ngành truyền hìh Việt nam đến năm
2000 và những năm sau". Thông báo số 113/TB ngày 22/8/1995 của văn phòng
PHÙNG THỊ LƯU DUNG KTĐT - 41B
15
BÁO CÁO THỰC TẬP
Chính phủ "ý kiến kết luận của Thủ tướng Võ Văn Kiện quy hoạch phát triển
ngành truyền hình Việt nam năm 2000 và những năm sau".
Dựa trên những căn cứ đó, ngày 23/8/1995 Tổng giám đốc đài truiyền
hình Việt nam đã quyết định số 524 QĐ/TC - Truyền hình Việt Nam về việc
thành lập Ban quản lý dự án truyền hình Việt Nam
Việc thành lập một ban Quản lý dự án chuyên trách như vậy hoàn toàn
phù hợp với xu thế phát triển của ngành truyền hình cũng như những đòi hỏi
chung của công cuộc đầu tư phát triển và xây dựng cơ bản
1.2. Chức năng
Quyết định số 571QĐ/TC - THVN ngày 12/9/1995 của Tổng giám đốc
Đài truyền hình Việt Nam đã quy định
Ban quản lý dự án trung tâm truyền hình Việt Nam là đơn vị sự nghiệp
kinh tế trực thuộc Đài truyền hình Việt Nam có tư cách pháp nhân đầy đủ, có
con dấu và tài khoản riêng. Ban quản lý dự án có các chức năng sau:
1- Quản lý về quy trình chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc xây
dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng
2- Quản lý các nguồn vốn bao gồm (vốn ngân sách và nguồn vốn huy
dộng khác của Đài truyền Việt Nam) cấp cho dựa án để thanh toán cho các tổ

chức tư vấn, xây dựng, cung ứng vật tư thiết bị…
PHÙNG THỊ LƯU DUNG KTĐT - 41B
16
BÁO CÁO THỰC TẬP
3- thực hiện đầy đủ có liên quan về lập và trình duyệt dự án , thiết kế kỹ
thuật và tổng hợp dự án theo điều quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo
nghị định 177/Chính phủ ngày20/11/1994 của Chính phủ
1.3. Nhiệm vụ:
Dựa trên các chức năng đã được quy định Ban quản lý dự án trung tâm
Việt nam có các nhiệm vụ cụ thể sau
1- Thay mặt Đài Truyền hình Việt nam tổ chức tuyển chọ tư vấn, đấu thấy
xây lắp, mua sắm vật tư, thiết bị để làm các công việc:
a- Điều tra, khảo sát, lập dự án đầu tư
b- Khảo sát thiết kế, lập tổng dự án, dự toán công trình.
c- Chuẩn vị đầy đủ các hồ sơ dự án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dạ
án, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán công trình.
d- Giải quyết các thủ tục xin cấp đất, tổ chức thực hiện đền bù, giải phóng
mặt bằng và xin giấyphép xây dựng theo quy địng của Nhà nước.
đ- Mời chuyên gia nước ngoài làm tư vấn giúp đỡ thiết kế - xây dựng - kỹ
thuật công nghệ truyền hình theo kế hoạch được duyệt
e- Ký hợp đồng khảo sát, thiết kế, xây dựng và cung ứng vật tư thiết kế vật
tư thiết bị… với các đơ vị trúng thầu để thực hiện nhiệm vụ thi công xây lắp
công trình theo đúng tiến độ
PHÙNG THỊ LƯU DUNG KTĐT - 41B
17
BÁO CÁO THỰC TẬP
2- Quản lý chặt chẽ kinh phí dự án được duyệt theo đúng các quy định
hiện hành của Nhà nước. Khi tổng dự toán hoặc dự toán hạng mục tăng phải báo
cáo kịp thời cho Đài Truyền hình Việt nam để trình cấp có thẩm quyền quyết
định

- Chịu trách nhiệm về việc đảm bảo chất lượng dự án ở cả 3 giai đoạn
chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc dự án đưa vào khai thác sử dụng
theo đúng điều lệ quản lý đầu tư xây dựng của Nhà nước ban hành
3- Giám sát, kiểm tra, nghiệm thu khối lượng thực hiện để lập phiếu giá
thanh toán cho các tổ chức nhận thầu xây lắp, cung ứng vật tư thiết bị trên cơ sở
hợp đồng đã ký kết
- Làm việc với các cơ quan chức năng của Nhà nước để giải quyết các chế
độ chính sách, định mức, đơn giá xây dựng công trình.
4- Hàng năm lập kế hoạch vốn đầu tư, kế hạch tài chính và báo cáo kết
quả thực hiện vốn đầu tư đẻ trình các cơ quan Nhà nước cấp vốn đầu tư và theo
dõi việc thực hiện dự án theo tiến độ. Thực hiện chế độ hạch toán kế toán theo
pháp lệnh của Nhà nước quy định.
5- Tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình đưa vào khai thác sử dụng
theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước
6- Quản lý theo phân cấp về tổ chức cán bộ (thi đua, khen thưởng và kỷ
luật), tài chính, tài sản theo quy định của Nhà nước và Đài Truyền hình Việt
Nam.
1.4. Tổ chức
PHÙNG THỊ LƯU DUNG KTĐT - 41B
18
BÁO CÁO THỰC TẬP
Quyết định số 571 QĐ/TC - THVN cũng đã quy định về mặt tổ chức bộ
máy của ban quản lý dự án trung tâm truyền hình Việt nam như sau:
Ban quản lý dự án trung tâm truyền hình Việt Nam do giám đốc Ban (chủ
nhiệm điều hành dự án) phụ trách. Giúp việc giám đốc có các phó giám đốc. Cơ
cấu tổ chức của Ban quản lý dự án gồm:
1- Phòng tổng hợp (gồm các bộ phận tổ chức hành chính, kế toán, đối
ngoại, thư ký,…)
2- Phòng kinh tế - kế hoachk
3- Phòng kỹ thuật - công nghệ, thiết bị

Các phòng này được giám đốc Ban quản lý dự án quy định cụ thể nhiệm
vụ và các công việc
Hiện nay, để đáp ứng đầy đủ các nhiệm vụ và quyền hạn được giao, Ban
quản lý dự án trung tâm truyền hình Việt nam luôn chú ý quan tâm bồi dưỡng
đội ngũ cán bộ của ban. Hiện ban có 11 người trong đó có 8 biên chế 83 hợp
đồng dài hạn, với cơ cấu cụ thể như sau:
a- Chủ nhiệm điều hành dự án: Là người thay mặt cho chủ dự án để quản
lý, điề hành các hoạt động của dự án được tổng giám đốc đài truyền hình Việt
nam bổ nhiệm. Chủ nhiệm điều hành dự án chịu trách nhiệm trước chủ dự án đối
với các hoạt động và kết quả thựu hiện, dự án theo chức năng nhiệm vụ đã được
quy định trong quyết định số 571 QĐ/TC - THVN ngày 12/9/1995
PHÙNG THỊ LƯU DUNG KTĐT - 41B
19
BÁO CÁO THỰC TẬP
b- Phó chủ nhiệm điều hành dự án: hiện ban quản lý dự án trung tâm
truyền hình Việt Nam có 2 phó chủ nhiệm điều hành dự án; là những người giúp
chủ nhiệm dự án trong các công việc do chủ nhiệm bàn giao.
c- Kế toán trưởng dự án: Là người chịu trách nhiệm rước chủ dự án và
trước chủ nhiệm dự án về toàn bộ công tác quản lý tài chính, kế toán của dự án,
kế toán trưởng do chủ dự án bổ nhiệm sau khi tham khảo ý kiến của chủ nhiệm
2- Các hoạt động của Ban quản lý dự án trung tâm truyền hình Việt
Nam trong thời gian qua
2.1. Việc lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, và báo cáo nghiên cứu
khả thi trình Chính phủ phê duyệt dự án đầu tư xây dựng trung tâm sản xuất
chương trình (thuộc trung tâm truyền hình Việt Nam).
Sau khi ra đời Ban quản lý dự án trung tâm truyền hình Việt nam đã nhanh
chóng bắt tay vào triển khai các công việc nhằm cụ thể hoá các nhiệm vụ cần
làm dựa trên các mục tiêu đề ra là việc đề ra trong chiến lược quy hoạch phát
triển ngành truyền hình tới năm 2010 và những năm sau
Sau một thời gian nghiên cứu cùng các cơ quan, ban ngành chức năng

khác lập báo cáo nghiên cứu tính khả thi về dự án đầu tư xây dựng trung tâm sản
xuất chương trình, ban quản lý dự án trung tâm truyền hình Việt Nam đã được
Chính phủ phê duyệt tiếp tục nghiên cứu và lập báo cáo nghiên cứu khả thi. Ban
quản lý dự án trung tâm truyền hình Việt nam đã đi sâu phân tích nhu cầu xem
truyền hình trong thời gian 10 - 20 năm dựa trên quy hoạch phát triển ngành
PHÙNG THỊ LƯU DUNG KTĐT - 41B
20
BÁO CÁO THỰC TẬP
truyền hình, các nguồn vốn có thểt vay và huy động; cũng như các yếu tố về
nguồn nhân lực, kỹ thuật mà dự án đòi hỏi để vận hành. Vì đây là dự án mang
tính chiến lược quốc gia nên báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án cần được xem
xét kỹ.
Ngày 24/9/1997 Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã ký quyết định số
801/TTg về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng trung tâm sản xuất chương
trình (thuộc trung tâm truyền hình Việt nam với các nội dung chủ yếu sau đây:
1- Tên dự án: đầu tư xây dựng trung tâm sản xuất chương trình (thuộc
trung tâm truyền hình Việt Nam).
2- Mục tiêu: Xây dựng trung tâm sản xuất chương trình với các dây truyền
sản xuất chương trình truyền hình hiện đại, đảm bảo tự sản xuất được 50% thừoi
lượng chương trình truyền hình phát triển trong ngày trên các kênh, không kể
thời gian phát lại, với công suất dự kiến gấp trên 4 lần công suất hiện có
3- Chủ đầu tư: Đài Truyền hình Việt nam
4- Địa diểm: số 59, đường Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội (trong khuôn
viên của Đài truyên hình Việt Nam hiện nay đã được Nhà nước giao quyền sử
dụng đất) nay là 43 Nguyễn Chí Thanh.
5- Định hướng thiết bị công nghệ chuyên ngành
- Thiết bị công nghệ tiên tiến, đạt tiêu chuẩn quốc tế, được đầu tư làm 2
giai đoạn, phù hợp với khả năng huy động vốn đầu tư, nănglực tiếp thu quản lý
khai thác, đồng thời tạo điều kiện cập nhập kịp thời các thiết bị và công nghệ
hiện đại

PHÙNG THỊ LƯU DUNG KTĐT - 41B
21
BÁO CÁO THỰC TẬP
- Tăng cường sử dụng các ứng dụng tin học trong khâu sản xuất chương
trình, quản lý và khai thác các hệ thống thiết bị chuyên ngành
- Kết hợp tận dụng các trang thiết bị hiện có một cách hợp lý.
6- Hạnh mục công trình chính của dự án tổng thể
a- Kiến trúc và xây dựng
Xây dùng 99/210m
2
sân gồm 1 tầng hầm, 28 tầng cao và dàn anten.
- Giai đoạn 1 (1997 - 2001): Xây dựng hoàn chỉnh 14 trưởng quay và các
khu vực sản xuất phụ trợ kèm theo với diện tích sàn khoảng 53.860m
2
; phần
móng nhà cho khối tầng sẽ xây tiếp trong giai đoạn 2
- Giai đoạn 2 (1004 - 2007): xây dựng tiếp khối nhà cao tầng và khối nhà
3 trường quay khoảng 45.350m
2
sàn.
b- Thiết bị kỹ thuật
Trang bị hoàn chỉnh 17 trường quay thu hình và 1 trường quay thu nhạc
vùng với các hệ thống thiết bị đồng bộ kèm theo.
- Giai đoạn 1 (1997 - 2001): trang bị hoàn chỉnh thiết bị cho 7 trường quay
thu hình và 1 trường quay thu nhạc, khu vực tổng khống chếm, khu vực tin tức
và thiết bị phụ trợ đồng bộ (có danh sách kèm theo).
- Giai đoạn 2 (2004 - 2007): trạng bị hoàn chỉnh thiết bị cho 10 trường
quay thu hình (kèm theo danh sách các hạng mục thiết bị chính đã được phê
duyệt cùng nghị định này) và thiết bị phụ trợ đồng bộ
PHÙNG THỊ LƯU DUNG KTĐT - 41B

22
BÁO CÁO THỰC TẬP
7- Vốn đầu tư và nguồn vốn
Tổng mức đầu tư dự kiến khoán 4244300 triệu đồng (tương đương 385, 85
triệu đô la Mỹ), đây là mức vốn tối đa dự kiến cho công trình. Tổng vốn đầu tư
sẽ được chuẩn xác thông qua kết quả đấu thầu
a- Cơ cấu vốn đầu tư:
- Đào tạo chuyển giao công nghệ: 31.240 triệu đồng
- Xây dựng 1.496.000 triệu đồng
- Thiết bị chuyên ngành 2.387.000 triệu đồng
- Kiến thiết cơ bản khác 134.260. triệu đồng
- Dự phòng 195.800 triệu đồng
b- Phân kỳ đầu tư:
- Giai đoạn 1: 1997 - 2001) 2.249.560 triệu đồng
+ Xây dựng: 885.500 triệu đồng
+ Thiết bị chuyên ngành 1.133.000 triệu đồng
+ Kiến thiết cơ bản khác 99.060 triệu đồng
+ Dự phòng 132.000 triệu đồng
- Giai đoạn 2 (2004 - 2007) 1.936.500 triệu đồng
c- Nguồn vốn đầu tư
PHÙNG THỊ LƯU DUNG KTĐT - 41B
23
BÁO CÁO THỰC TẬP
- Huy động các nguồn vốn hỗn trợ phát triển chính thức (DA) không hoàn
lại để thực hiện đào tạo chuyển giao công nghệ sản xuất chương trình truyền
hình (ưu tiên huy động nguồn ODA của Chính phủ Nhật Bản)
- Huy động các nguồn vốn ODA vay ưu đãi để xây dựng trung tâm sản
xuÊt chương trình (ưu tiên huy động nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản).
- Vốn đối ứng trong nước: Chủ yếu sử dụng nguồn thu của đài truyền hình
Việt Nam để thực hiện

8- Phương hướng thực hiện dự án
- Quản lý dự án: chủ nhiệm điều hành dự án
- Thực hiện thi tuyển rộng rãi phương án kiến trúc, đấu thầu tuyền chọn tư
vấn, mua sắm thiết bị hàng hoá và xây lắp theo quy định.
- Cấp công trình là cấp đặc biệt
- Trong khi chờ làm thủ tục huyđộng các nguông vốn ODA, đài truyền
hình Việt Nam được phép triển khai việc bị mặt bằng dự án theo quy định hiện
hành
9- Trong khi thực hiện dự án cần đảm bảo các yêu cầu sau đây:
- Phương án kiến trúc chính thức của công trình được lựa chọn thông qua
thi tuyển công khai và phải có ý kiến thống nhất của Hội kiến trúc sư thành phố
Hà Nội, Hội kiến trúc sư Việt Nam và Hội đồng tư vấn cho thủ tướng Chính phủ
về kiến trúc.
PHÙNG THỊ LƯU DUNG KTĐT - 41B
24
BÁO CÁO THỰC TẬP
- Không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của Đài truyền hình Việt
Nam tại số 59, đường Giảng Võ, Hà Nội (nay là 43 Nguyễn Chí Thanh Hà Nội)
- Các hạng mục kiÕn trúc và xây dùng trong giai đoạn 1 phải đảm bảo mọi
điều kiện để có thể tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 một cách an toàn, thuận lợi và
hiệu quả nhất.
- Các thiết bị công nghệ đầu trư trong giai đoạn 1 phải đảm bảo đồng bộ,
có thể đưa vào khai thác ngay sau khi lắp đặt hoàn thiện
- Mọi giảipháp thi công phải đảm bảo an toàn tuyệt đối, không gây cản trở
giao thông, ô nhiễm môi trường trong và ngoài hàng rào công trình.
10- Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam chịu trách nhiệm đào tạo
cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật sản xuất chương trình, đạo diễn, biên tập viên,…
để khai thác, sử dụng thiết bị công nghệ mới của trung tâm sản xuất chương trình
phù hợp với tiến trình đầu tư xây dựng dự án.
11- Quyết định số 801/TTg ngày 24/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ

cũng đã phê duyệt danh sách các hạng mục thiết bị trang bị cho giai đoạn 1997 -
2001 của dự án trung tâm sản xuất chương trình với các hạng mục thiết bị như
sau:
PHÙNG THỊ LƯU DUNG KTĐT - 41B
25

×