Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Xây Dựng Giáo Án Điện Tử Ự Ho Môn Họ Ơ Ứng Dụng Tại Trường Cao Đẳng Nghề Phú Thọ.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 108 trang )

TRẦN VĂN ÚT

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

TRẦN VĂN ÚT

LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

XÂY DỰNG GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ TÍCH CỰC CHO MÔN HỌC
CƠ ỨNG DỤNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM KỸ THUẬT
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
CHUYÊN SÂU: SƯ PHẠM KỸ THUẬT CƠ KHÍ CHẾ TẠO

KHĨA 2010
Hà Nội – Năm 2012

Tai ngay!!! Ban co the xoa dong chu nay!!! 17061131699681000000


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

TRẦN VĂN ÚT

XÂY DỰNG GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ TÍCH CỰC CHO MÔN HỌC
CƠ ỨNG DỤNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ PHÚ THỌ



LUẬN VĂN THẠC SỸ SƯ PHẠM KỸ THUẬT
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
CHUYÊN SÂU: SƯ PHẠM KỸ THUẬT CƠ KHÍ CHẾ TẠO

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :

Hà Nội – Năm 2012


Luận văn thạc sĩ

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những gì tơi viết trong luận văn là cơng trình tự tìm hiểu
và nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Mạnh Cường –
Viện cơ khí – Đại học Bách khoa Hà Nội.
Đề tài của luận văn chưa được bảo vệ tại bất kỳ một Hội đồng bảo vệ luận
văn thạc sỹ nào trên toàn quốc và cho đến nay chưa được công bố trên bất kỳ
phương tiện thông tin truyền thông nào. Các kết quả trong luận văn tốt nghiệp là
trung thực, khơng sao chép tồn văn của bất cứ cơng trình nào.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về những gì tơi đã cam đoan ở trên.
Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2012
Người cam đoan

Trần Văn Út

Học viên: Trần Văn Út

1


Lớp 10BLLDHCTM


Luận văn thạc sĩ

LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành tháng 9 năm 2012 tại Khoa Sư phạm kỹ thuật,
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc của mình đến TS.
Nguyễn Mạnh Cường đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ, chỉ bảo tơi trong
suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy (Cô) trong viện Sư phạm Kỹ thuật, viện
Cơ khí, viện Đào tạo sau Đại học - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại trường và cho tơi những ý kiến đóng
góp sâu sắc về phương hướng nghiên cứu của luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu cùng toàn thể các Thầy
(Cô) giáo và HSSV trường Cao đẳng nghề Phú Thọ đã tạo điều kiện thuận lợi và hỗ
trợ cho tôi thực hiện luận văn này.
Cuối cùng, cho phép tôi được cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp là
nguồn động viên rất lớn đối với tôi trong quá trình thực hiện luận văn .
Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2012
Tác giả

Trần Văn Út

Học viên: Trần Văn Út

2

Lớp 10BLLDHCTM



Luận văn thạc sĩ

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa
Lời cam đoan……………………………………………….…………... 1
Lời cảm ơn…………………………………………………….………..

2

Danh mục các chữ viết tắt……………………………………………… 6
Danh mục các bảng..................................................................................

7

Danh mục các hình vẽ, đồ thị, biểu đồ..................................................... 7
MỞ ĐẦU………………………………..……………………………… 8
1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………….. 8
2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………… 9
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu………………………………….

9

3.1. Khách thể nghiên cứu………………………………………….

10


3.2. Đối tượng nghiên cứu………………………………………….

10

4. Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………………...

10

5. Giả thuyết khoa học………………………………………………….

10

6. Phạm vi nghiên cứu………………………………………………….

10

7. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………….. 10
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết……………………..

10

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn……………………..

11

8. Những đóng góp của đề tài…………………………………………..

11


Chương 1- CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY
DỰNG GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ TÍCH CỰC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG
NGHỀ PHÚ THỌ………………………………………………………

12

1.1. Cơ sở lý luận……………………………………………………….

12

1.1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu……………………………. 12
1.1.2. Một số khái niệm cơ bản……………………………………. 17
1.1.3. Giáo án điện tử và Bài giảng điện tử………………………...

18

1.1.4. Khả năng dạy học bằng máy tính điện tử……………………

22

1.1.5. Xây dựng giáo án điện tử tích cực (Giáo án dạy học tích cực

Học viên: Trần Văn Út

3

Lớp 10BLLDHCTM


Luận văn thạc sĩ


điện tử)………………………………………………………………….

28

1.2. Thực trạng sử dụng giáo án điện tử tích cực mơn học Cơ ứng dụng
ở Trường Cao đẳng nghề Phú Thọ……………………………………... 32
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Trường Cao đẳng nghề
Phú Thọ…………………………………………………………………

32

1.2.2. Khoa Cơ khí…………………………………………………

39

1.2.3.Tính khả thi của việc áp dụng cơng nghệ thông tin vào dạy
học môn Cơ ứng dụng………………………………………………….. 45
1.2.4. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xây
dựng giáo án điện tử tích cực ở trường Cao đẳng nghề Phú Thọ………. 45
1.2.5. Đặc điểm tâm lý của học sinh - sinh viên…………………… 52
Chương 2 - XÂY DỰNG GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ TÍCH CỰC…………..

58

2.1. Xây dựng giáo án điện tử môn học Cơ ứng dụng cho hệ cao đẳng
nghề công nghệ ô tô tại trường Cao đẳng nghề Phú Thọ……….……… 58
2.1.1. Cấu trúc nội dung của môn học……………………………...

58


2.1.2 .Điều kiện đầu vào của đối tượng……………………………. 58
2.1.3. Hình thức học tập……………………………………………. 59
2.1.4. Nội dung mô đun…………………………………………….

59

2.1.5. Điều kiện thực hiện chương trình……………………………

62

2.1.6. Phương pháp và nội dung đánh giá………………………….

63

2.1.7. Hướng dẫn xử dụng chương trình……………..……………..

64

2.2. Lựa chọn các chương trình cơng cụ để xây dựng giáo án điện tử
tích cực môn học Cơ ứng dụng…………………………………………

65

2.2.1. Macromedia Flash…………………………………………...

65

2.2.2.Microsoft Frontpage…………………………………………. 66
2.2.3. MS PowerPoint……………………………………………… 67

2.2.4. GeoGebra……………………………………………………. 68
2.3. Điều kiện để sử dụng hiệu quả giáo án điện tử tích cực cho
mơn học Cơ ứng dụng………………………………………………….. 72

Học viên: Trần Văn Út

4

Lớp 10BLLDHCTM


Luận văn thạc sĩ

2.3.1. Yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị…………………….. 72
2.3.2.Yêu cầu đối với giảng viên…………………………………... 73
2.4. Thiết kế quy trình soạn giáo án điện tử tích cực…………………...

73

2.4.1. Quy trình xây dựng giáo án điện tử tích cực………………..

73

2.4.2. Xây dựng giáo án điện tử tích cực đối với môn học Cơ ứng
dụng …………………………………………..……….……………….. 75
Chương 3 - THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM……………..……………….. 82
3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm…………………………………… 82
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm…………………………………...

82


3.3. Nguyên tắc tiến hành thực nghiệm………………………………… 82
3.4. Tổ chức thực nghiệm………………………………………………

83

3.4.1. Đối tượng thực nghiệm ……………………….……………. 83
3.4.2. Nội dung thực nghiệm ………………………………………

83

3.4.3. Phương pháp và quy trình thực nghiệm………...…………… 83
3.4.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm ………….………………….. 84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………….. 90
1. Kết luận………………………………………………………………

90

2. Kiến nghị…………………………………………………………….. 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………… 93
PHỤ LỤC………………………………………………………………. 96

Học viên: Trần Văn Út

5

Lớp 10BLLDHCTM


Luận văn thạc sĩ


DANH MỤC CÁC CHỮ VIỆT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

GV

Giáo viên

SV

Sinh viên

HS-SV

Học sinh – sinh viên

CNTT

Công nghệ thông tin

CNTT&TT

Công nghệ thông tin & truyền thông

GAĐT

Giáo án điện tử


MTĐT

Máy tính điện tử

PPDH

Phương pháp dạy học

PMGD

Phần mềm giảng dạy

PMDH

Phần mềm dạy học

MH

Mơn học

TS

Tiến sĩ

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa

CNC


Điều khiển bằng máy tính

NXB-GD

Nhà xuất bản – Giáo dục

TNSP

Thực nghiệm sư phạm

Học viên: Trần Văn Út

6

Lớp 10BLLDHCTM


Luận văn thạc sĩ

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. So sánh đặc điểm của giáo án điện tử tích cực và giáo án truyền thống
Bảng 1.2. Mức độ hứng thú của SV dối với phương pháp dạy học có ứng dụng công
nghệ thông tin & truyền thông
Bảng 1.3. Mức độ tiếp thu bài khi học với giáo án điện tử
Bảng 1.4. Mức độ quan tâm của giáo viên với giáo án điện tử tích cực
Bảng 1.5. Mức độ sử dụng phịng học đa phương tiện
Bảng 1.6. Kết quả điều tra về tính khả thi và tính cần thiết của việc xây dựng giáo
án điện tử tích cực
Bảng 3.1. Mức độ hứng thú của SV sau giờ học thực nghiệm và đối chứng
Bảng 3.2 Kết quả kiểm tra của hai lớp thực nghiệm và đối chứng


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Sơ đồ bộ máy hoạt động của trường Cao đẳng nghề Phú Thọ
Hình 1.2. Sơ đồ bộ máy hoạt động của khoa Cơ khí, trường Cao đẳng nghề Phú Thọ
Hình 2.1. Giao diện chương trình MacroMedia Flash
Hình 2.2. Giao diện chương trình Microsoft Fontpage
Hình 2.3. Giao diện chương trình MS PowerPoint
Hình 2.4. Giao diện chương trình GeoGebra
Biểu đồ 1.1. Mức độ hứng thú của SV đối với phương pháp dạy học có ứng dụng
cơng nghệ thơng tin & truyền thông
Biểu đồ 1.2. Mức độ tiếp thu bài khi được học với giáo án điện tử
Biểu đồ 3.1. Thể hiện mức độ hứng thú của SV đối với hai giờ học thực nghiệm và
đối chứng
Biểu đồ 3.2. Đánh giá kết quả kiểm tra của hai lớp thực nghiệm và đối chứng

Học viên: Trần Văn Út

7

Lớp 10BLLDHCTM


Luận văn thạc sĩ

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, với cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ và sự
bùng nổ công nghệ thông tin & truyền thông (CNTT&TT) trên nhiều lĩnh vực, thế
giới đang bước vào thời đại của tồn cầu hóa thì vai trò của giáo dục – đào tạo ngày
càng được tăng cường “Đào tạo ra người lao động tự chủ, năng động, sáng tạo, có

năng lực giải quyết những vấn đề thực tế”. Định hướng cho phát triển giáo dục –
đào tạo là “Phát huy tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi
dưỡng năng lực tự học, lịng say mê học tập và ý chí vươn lên”. (Luật giáo dục
1998, chương 1, điều 24)
Nghị quyết TW 4 khóa VII và Nghị quyết TW 2 khóa VIII đã nêu rõ:
“Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền
thụ một chiều, rèn luyện thành nếp thư duy sáng tạo của người học, từng bước áp
dụng những phương pháp tiên tiến và phương tiện vào quá trình dạy học, đảm bảo
điều kiện và thời gian tự học tự nghiện cứu của học sinh…”
Như vậy, việc ứng dụng CNTT&TT trong giảng dạy ngày càng phát huy tính
hiệu quả và áp dụng rộng rãi CNTT&TT trong các cơ sở giáo dục là phù hợp với
thời đại.
Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng
dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012 nêu rõ “CNTT
là công cụ đắc lực hỗ trợ phương pháp giảng dạy, học tập và hỗ trợ đổi mới quản lý
giáo dục, góp phần nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục.
Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị (khố VIII) khẳng định: "ứng dụng và
phát triển CNTT là nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là
phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các
nước đi trước. Mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng
đều phải ứng dụng CNTT để phát triển".
Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng
dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2001-2005 nêu rõ: "CNTT và đa

Học viên: Trần Văn Út

8

Lớp 10BLLDHCTM



Luận văn thạc sĩ

phương tiện sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong hệ thống quản lý giáo dục, trong
chuyển tải nội dung chương trình đến người học, thúc đẩy cuộc cách mạng về
phương pháp dạy và học".
Trong những năm nay gần đây trường Cao đẳng nghề Phú Thọ đã triển khai
đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy trong tất cả các khoa,
nghề đào tạo bảo đảm phù hợp với nhu cầu xã hội, đào tạo những gì xã hội cần chứ
khơng đào tạo những gì mà Nhà trường có. Về phương pháp giảng dạy, đặc thù của
trường là đào tạo đa ngành, đa nghề với hơn 41 ngành nghề; với nhiều mơn học/mơ
đun có mơ hình động phức tạp, phịng thực hành cơng nghệ cao và thường xuyên
phải cập nhật kiến thức, công nghệ mới. Để hỗ trợ cho việc đổi mới phương pháp
dạy học, Nhà trường đã đầu tư kinh phí để mua sắm thiết bị dạy học hiện đại,
khuyến khích ứng dụng CNTT vào dạy học nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng đào
tạo.
Giáo án điện tử tích cực sử dụng trong dạy học kỹ thuật nói chung và trong
các mơn học/mơ đun đào tạo nghề nói riêng địi hỏi sự khéo léo, nhanh nhẹn và kỹ
năng, kỹ xảo cùng với việc kết hợp sử dụng các phần mềm đồ họa chuyên ngành
như: GeoGebra, AutoCad, SolidWorks, TopSolid, Catia …để xây dựng mơ hình
vật thể, mô phỏng chuyển động của cụm lắp,.. sẽ tiết kiệm chi phí cho việc chế tạo
mơ hình học cụ và giúp cho giờ học trực quan, sinh động, giúp sinh viên hiểu sâu,
nhớ lâu kiến thức, giảm thời gian truyền đạt lý thuyết của giáo viên, tăng thời gian
thực hành, nâng cao tay nghề cho SV.
Được sự đồng ý của TS Nguyễn Mạnh Cường tôi lựa chọn đề tài: “Xây dựng
giáo án điện tử tích cực cho mơn học Cơ ứng dụng tại trường Cao đẳng nghề Phú
Thọ” với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của Nhà trường.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng giáo án điện tử tích cực cho mơn học Cơ ứng dụng nhằm đổi mới
phương pháp, phương tiện dạy học theo hướng hoạt động hóa người học, từ đó nâng

cao chất lượng dạy và học của Nhà trường
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

Học viên: Trần Văn Út

9

Lớp 10BLLDHCTM


Luận văn thạc sĩ

3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học môn Cơ ứng dụng tại trường Cao đẳng nghề Phú Thọ
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Xây dựng giáo án điện tử tích cực cho mơn học Cơ ứng dụng tại trường Cao
đẳng nghề Phú Thọ.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài đặt ra một số nhiệm vụ nghiên cứu
sau:
- Nghiên cứu lý thuyết xây dựng và sử dụng giáo án dạy học tích cực điện tử
- Nghiên cứu, tìm hiểu nội dung, phương pháp dạy học mơn Cơ ứng dụng
- Thiết kế quy trình soạn giáo án điện tử tích cực mơn Cơ ứng dụng với sự hỗ
trợ của giáo án điện tử.
- Xây dựng giáo án điện tử tích cực đối với bài Cơ cấu phẳng (Cơ cấu bốn
khâu)
5. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng và sử dụng giáo án điện tử môn Cơ ứng dụng theo quan điểm
dạy học hiện đại, đáp ứng các yêu cầu sư phạm thì sẽ hỗ trợ tốt hoạt động dạy của
giáo viên, tích cực hóa q trình học của SV, góp phần nâng cao chất lượng dạy và

học môn Cơ ứng dụng ở trường Cao đẳng nghề Phú Thọ.
6. Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian hạn chế, nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu xây dựng giáo án
điện tử tích cực cho mơn học Cơ ứng dụng thuộc các môn học cơ sở của nghề Cơng
nghệ ơ tơ
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu, phân tích các tài liệu để làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việc xây
dựng giáo án điện tử tích cực tại trường Cao đẳng nghề Phú Thọ.
- Phân tích nội dung, chương trình mơn học Cơ ứng dụng theo chương trình
hiện hành.

Học viên: Trần Văn Út

10

Lớp 10BLLDHCTM


Luận văn thạc sĩ

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
a. Phương pháp điều tra viết, phương pháp trị chuyện.
Tìm hiểu thực trạng xây dựng giáo án điện tử tích cực tại trường Cao đẳng
nghề Phú Thọ
b. Nghiên cứu thực nghiệm sư phạm
Xây dựng giáo án điện tử tích cực, ứng dụng CNTT&TT hỗ trợ dạy học. Tiến hành
TNSP tại trường Cao đẳng nghề Phú Thọ bài “Cơ cấu bốn khâu phẳng”
c. Phương pháp thống kê toán học
Dùng phương pháp thống kê mô tả và thống kê kiểm định để xử lý kết quả

thực nghiệm. Qua đó khẳng định sự khác biệt giữa kết quả học tập của hai lớp: đối
chứng và thực nghiệm để khẳng định kết quả nghiên cứu của đề tài.
8. Những đóng góp của đề tài
Góp phần làm sáng tỏ sơ sở lý luận của việc ứng dụng công nghệ thông tin &
truyền thông vào đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở các cơ sở dạy nghề
nói chung và ở trường Cao đẳng nghề Phú thọ nói riêng.
Đề xuất một số cách thức sử dụng và cách thiết kế xây dựng giáo án điện tử
bằng các phần mềm hỗ trợ dạy học PowerPoint (MS Word), MacroMedia Flash,
GeoGebra…
Cung cấp giáo án điện tử tích cực bài “Cơ cấu bốn khâu phẳng” làm tư liệu
tham khảo cho các giáo viên dạy ở trường Cao đẳng nghề Phú Thọ.

Học viên: Trần Văn Út

11

Lớp 10BLLDHCTM


Luận văn thạc sĩ

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG
GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ TÍCH CỰC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ PHÚ THỌ
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Trong những năm gần đây, công nghệ thông tin được coi là một trong những
ngành khoa học phát triển với tốc độ nhanh nhất. Được như vậy vì đây là ngành
khoa học phục vụ và mang lại hiệu quả rõ rệt cho hầu hết các ngành nghề khác nhau
trong xã hội. Tuy vậy, tại Việt Nam, tiềm năng to lớn mà công nghệ thơng tin có

thể mang lại cho giáo dục chưa được khai thác một cách thỏa đáng. Xét cho quá
trình giáo dục, với sự đa dạng và phong phú của các phần mềm dạy học, cơng nghệ
thơng tin hồn tồn có thể trợ giúp cho quá trình dạy học bởi những các lý do dưới
đây:
Thứ nhất, việc ứng dụng công nghệ thơng tin trong dạy học sẽ khiến máy
tính trở thành một cơng cụ hỗ trợ đắc lực cho q trình dạy học, cụ thể là:
- Khả năng biểu diễn thông tin: Máy tính có thể cung cấp thơng tin dưới
dạng văn bản, đồ thị, hình ảnh, âm thanh… Sự tích hợp này của máy tính cho phép
mở rộng khả năng biểu diễn thơng tin, nâng cao việc trực quan hóa tài liệu dạy học.
- Khả năng giải quyết một khối thống nhất các q trình thơng tin, giao lưu
và điều khiển trong dạy học: Dưới góc độ điều khiển học thì quá trình dạy học là
một quá trình điều khiển hoạt động nhận thức của SV. Với một chương trình phù
hợp, máy tính có thể điều khiển được hoạt động nhận thức của SV trong việc cung
cấp thông tin, thu thập thông tin ngược, xử lý thông tin và đưa các giải pháp cần
thiết giúp hoạt động nhận thức của học sinh đạt kết quả cao.
- Tính lặp lại trong dạy học: Khác với giáo viên, máy tính có thể lưu trữ một
khối lượng thơng tin nào đó, cung cấp và lặp đó cho SV đến mức đạt được mục đích
sư phạm cần thiết. Trên cơ sở này, sự phát triển của từng cá thể SV trong quá trình
dạy học trở thành hiện thực. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc cá thể hóa
trong q trình dạy học.

Học viên: Trần Văn Út

12

Lớp 10BLLDHCTM


Luận văn thạc sĩ


- Khả năng mơ hình hóa các đối tượng: Đây chính là khả năng lớn nhất của
máy tính. Nó có thể mơ hình hóa các đối tượng, xây dựng các phương án khác nhau,
so sánh chúng từ đó tạo ra phương án tối ưu. Thật vậy, có nhiều vấn đề, hiện tượng
không thể truyền tải được bởi các mơ hình thơng thường, ví như các q trình xảy
ra trong lò phản ứng hạt nhân, hiện tượng xảy ra trong xy lanh của động cơ đốt
trong, từ trường quay trong động cơ không đồng bộ ba pha, chuyển động của điện
tử xung quanh hạt nhân… Trong khi đó máy tính hồn tồn có thể mơ phỏng chúng.
- Khả năng lưu trữ và khai thác thông tin: Với ổ cứng dung lượng như hiện
nay máy tính có thể lưu trữ một lượng lớn dữ liệu điều này cho phép thành lập các
ngân hàng dữ liệu. Các máy tính cịn có thể kết nối với nhau tạo thành các mạng cục
bộ hay kết nối với mạng thơng tin tồn cầu internet. Đó chính là những tiền đề giúp
giáo viên và học sinh dễ dàng chia sẻ và khai thác thông tin cũng như xử lý chúng
có hiệu quả
Thứ hai, ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy học có thể hỗ trợ cho
nhiều hình thức dạy học khác nhau như dạy học giáp mặt (face to face); dạy học từ
xa (distance learning); phòng đào tạo trực tuyến (online training lab); Học dựa trên
công nghệ web (web based training) ; Học điện tử (e-learning)… đáp ứng được nhu
cầu học tập ngày càng cao của các thành phần khác nhau trong xã hội.
Thứ ba, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học dẫn đến việc giao cho
máy tính thực hiện một số chức năng của người thầy giáo ở những khâu khác nhau
của q trình dạy học. Nhờ đó, có thể xây dựng những chương trình dạy học mà ở
đó máy thay thế một số công việc của người giáo viên… Cách dạy này đã thể hiện
nhiều ưu điểm về mặt sư phạm như khuyến khích sự làm việc độc lập của HSSV,
đảm bảo mối liên hệ ngược và cá biệt hóa q trình học tập.
Cơng nghệ thơng tin – truyền thông (CNTT&TT), đã mang lại nhiều ứng
dụng trong đời sống xã hội như: trao đổi thông tin qua mạng Internet: e-mail; chính
phủ điện tử: e-government; giáo dục điện tử: e-education; dạy học qua mạng: elearning; thư viện điện tử: e-libraly; văn hoá số hay văn hoá điện tử: e-culture.
Những thành tựu của CNTT&TT đã tạo ra một cuộc cách mạng trong hầu hết các

Học viên: Trần Văn Út


13

Lớp 10BLLDHCTM


Luận văn thạc sĩ

lĩnh vực xã hội, kinh tế... Sự thay đổi này không chỉ thấy trong các nền sản xuất
công nghiệp, điện tử, viễn thông mà ngay trong các lĩnh vực như: tài chính, ngân
hàng, thương mại, quản lý nhà nước, giáo dục. CNTT&TT không chỉ thay đổi căn
bản phương thức điều hành và quản lý giáo dục (Education Management
Technology) [49, 57, 65] mà còn tác động mạnh mẽ làm thay đổi nội dung và
phương pháp dạy học. CNTT-TT đã trở thành một bộ phận giáo dục về khoa học,
công nghệ cho mọi người.
Tại Hội nghị quốc tế về giáo dục đại học thế kỷ 21 "Tầm nhìn và hành động"
tại Paris diễn ra từ ngày 5 đến 9 tháng 10 năm 1998 do UNESCO tổ chức đã đưa ra
ba mơ hình giáo dục:
-Vai trị trung tâm: GV
Mơ hình truyền thống :

-Vai trị người học: Thụ động
-Cơng nghệ sử dụng: Bảng, tivi, radio…
-Vai trị trung tâm: Người học

Mơ hình thơng tin:

-Vai trị người học: Chủ động
- Cơng nghệ sử dụng: MTĐT
-Vai trị trung tâm: Nhóm học sinh


Mơ hình tri thức:

-Vai trị người học: Thích nghi cao độ
-Cơng nghệ sử dụng: MTĐT và mạng

MTĐT đã đóng vai trị quyết định trong việc chuyển từ mơ hình truyền thống
sang mơ hình thơng tin và sự xuất hiện của mạng máy tính là tác nhân chính để
chuyển từ mơ hình thơng tin sang mơ hình tri thức.
Cơng nghệ đa phương tiện cho phép tích hợp nhiều dạng dữ liệu như văn
bản, biểu đồ, đồ thị, âm thanh, hình ảnh, vi deo... vào bài giảng nhằm giúp SV có
điều kiện tiếp thu bài học qua nhiều kênh thơng tin. Vai trị của CNTT&TT trong
việc tạo ra một môi trường dạy học mới cũng đã được Nguyễn Bá Kim [49], Quách

Học viên: Trần Văn Út

14

Lớp 10BLLDHCTM


Luận văn thạc sĩ

Tuấn Ngọc [51, 52], Đào Thái Lai [57], Nguyễn Huy Tú [9] và Sheldon Shaefer
[1.24] . . . khẳng định
- CNTT-TT góp phần đổi mới việc dạy học
- CNTT-TT là cơng cụ đắc lực góp phần đổi mới việc chuẩn bị và lên lớp của
người thầy
- Cung cấp cho GV nhiều phương tiện dạy học mới như MTĐT, máy chiếu đa
năng, bảng điện tử...

CNTT-TT còn tạo ra môi trường học tập mới, học trong môi trường tương
tác đa phương tiện và tạo ra nhiều cơ hội tìm hiểu tri thức cho người học, có thể học
mọi nơi, mọi lúc. CNTT-TT hay cơng nghệ đa phương tiện có ưu điểm là cho phép
tích hợp nhiều dạng thơng tin và dữ liệu như văn bản, âm thanh, hình ảnh, vi deo,
đồ họa… vào bài giảng nhằm kích thích hứng thú trong học tập của người học.
Ngồi ra CNTT&TT cịn có khả năng thay thế cơng việc của người thầy giáo như:
góp phần tổ chức, điều khiển q trình dạy học, hợp lý hóa cơng việc của thầy và
trị, chấm bài, kiểm tra, đánh giá, đóng vai trị là GV cịn SV làm chức năng người
dạy máy tính thơng qua đó lĩnh hội được tri thức, kỹ năng, kỹ xảo… Các chuyên gia
Nguyễn Bá Kim [49] , Quách Tuấn Ngọc [51,52], Đào Thái Lai [57], Nguyễn Huy
Tú [91], Haji Razalibin Ahmad [l08], Michel1e Selinger [116] cũng đã khẳng định:
CNTT&TT đã tạo ra một môi trường tương tác để người học hoạt động và thích
nghi trong mơi trường đó và như vậy CNTT&TT tạo điều kiện cho người học độc
lập với mức độ cao và hỗ trợ cho người học vươn lên trong quá trình học tập.
* CNTT&TT tạo ra các mơ hình dạy học mới:
1. Dạy học có sự trợ giúp của máy tính (Computer Based Training - CBT).
2. Dạy học trên nền website (Web Based Training -WBT).
3. Dạy học qua mạng (Online Learning Training- OLT).
4. Dạy học từ xa: GV và sinh viên khơng ở cùng một vị trí, không cùng thời
gian (Distance Learning).
5. Sử dụng CNTT&TT tạo ra một môi trường ảo để dạy học (E-leaming).
* Việc ứng dụng CNTT&TT trong dạy học tập trung vào các lĩnh vực sau:

Học viên: Trần Văn Út

15

Lớp 10BLLDHCTM



Luận văn thạc sĩ

- Sử dụng các thiết bị (phần cứng) với vai trị là phương tiện, cơng cụ dạy
học như: MTĐT (Pcs-personal Computers); Thiết bị hiển thị thông tin (display):
Large colour monitors, Data projectors, Interactive whiteboards, OHP dispiays, TV
interfaces...; Các thiết bị ngoại vi ghép nối với MTĐT: máy ảnh kỹ thuật số, máy
quét, graphic calcu/ators...
- Sử dụng các ngơn ngữ lập trình như Pascal, Logo...; Các phần mềm thông
dụng: Excel, Winword, Frontpage; Các phần mềm đồ hoạ (Graph Plotting SoftwareGPS); Các phần mềm số học, hệ thống đại số máy tính (Computer Algebra SystemCAS); Các phần mềm hình học động (Dynamic Geometry Software-DGS); Các
phần mềm trình diễn (Data Handling Software-DHS) . . .
- Khai thác thông tin trên các CD-ROM và Intemet. . .
Như vậy, việc ứng dụng CNTT&TT trong dạy học ở Việt Nam trong thời
gian qua đã đạt được các kết quả chính sau:
1. Nghiên cứu và khai thác các phần mềm PMGD trên thế giới.
2. Triển khai thiết kế và xây dựng các PMDH cho các nội dung cụ thể
3. Tổ chức dạy học với sự hỗ trợ của MTĐT [54, 55, 56,76, 78, 84].
4. Thử nghiệm khai thác mạng, Internet để dạy học từ xa [5 1, 52, 69, 72] .
Tuy nhiên, đứng trước những tiềm năng to lớn của CNTT&TT đối với
GD&ĐT thì các thành tựu trên còn rất khiêm tốn. Ở đa số các trường, việc triển
khai, ứng dụng CNTT trong giảng dạy và học tập còn nhỏ lẻ. Việc đổi mới phương
pháp dạy học chỉ dành cho các đợt thao giảng, hội giảng. Đội ngũ giáo viên sử dụng
thành thạo và kết hợp các phần mềm để xây dựng giáo án điện tử tích cực là khơng
nhiều, hoặc có thì chỉ mang tính chất tự làm báo cáo, minh họa cho tiết giảng của
riêng mình.
* Đối với bộ mơn Cơ ứng dụng: đây là mơn học khó của chun ngành cơ khí của
các trường kỹ thuật. Việc ứng dụng CNTT nhằm xây dựng giáo án điện tử tích cực
cho mơn học cịn gặp rất nhiều khó khăn do tính chất đặc trưng của môn học. Hiện
nay, việc giảng dạy môn học này tuy đã có sự đổi mới về nội dung và phương pháp
nhưng vẫn chưa tạo được sự hứng thú, kích thích được tính tích cực cho SV trong


Học viên: Trần Văn Út

16

Lớp 10BLLDHCTM


Luận văn thạc sĩ

quá trình học tập. Vì lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Xây dựng giáo án điện
tử tích cực cho mơn học Cơ ứng dụng tại trường Cao đẳng nghề Phú Thọ”, với
mong muốn được đóng góp một phần vào cơng cuộc đổi mới phương pháp dạy học
bộ lý thuyết cơ sở của nghề Công nghệ ơ tơ nói chung và mơn học Cơ ứng dụng nói
riêng.
1.1.2. Một số khái niệm cơ bản
a. Cơng nghệ
Hiện nay khái niệm về công nghệ được nhiều chuyên gia và tổ chức quốc tế
quan tâm. Theo GS.TS. Nguyễn Xuân Lạc, khái niệm công nghệ được định nghĩa
như sau:
"Công nghệ là một hệ thống phương tiện, phương pháp và kỹ năng nhằm vận
dụng quy luật khách quan, tác động vào một đối tượng nào đó, đạt một hiệu quả xác
định cho con người" [4 ,tr.1] .
b. Công nghệ dạy học
Công nghệ dạy học nói riêng, cơng nghệ giáo dục và đào tạo nói chung có
nhiều định nghĩa khác nhau:
"Cơng nghệ đào tạo là quá trình sử dụng vào giáo dục và dạy học các phương
tiện kỹ thuật và các phương tiện hỗ trợ, nhằm nâng cao chất lượng học tập của học
sinh" [3,tr.133] .
"Công nghệ giáo dục là khoa học về giáo dục, nó xác lập các nguyên tắc hợp
lý của công tác dạy học và những điều kiện thuận lợi nhất để tiến hành quá trình đào

tạo, cũng như xác lập các phương pháp và phương tiện có kết quả nhất để đạt được
mục đích đào tạo . . . " [ 1, tr.110,111] .
Theo nghiên cứu của GS.TS Nguyễn Xuân Lạc, công nghệ dạy học được
hiểu theo hai nghĩa như sau:
* Theo nghĩa hẹp “Công nghệ dạy học là quá trình sử dụng các phương tiện
kỹ thuật và các phương tiện hỗ trợ vào việc dạy học nhằm nâng cao chất lượng học
tập”
* Theo nghĩa rộng:

Học viên: Trần Văn Út

17

Lớp 10BLLDHCTM


Luận văn thạc sĩ

+ “ Công nghệ dạy học là hệ thống các phương pháp, phương tiện và kỹ năng
dạy học hỗ trợ quá trình dạy học” (Bài giảng nhập môn công nghệ dạy học hiện đại
của Nguyễn Xuân Lạc) [5, tr2]
+ “Cơng nghệ dạy học là q trình sử dụng các thành tựu của khoa học, kỹ
thuật, công nghệ vào quá trình dạy học nhằm thực hiện mục tiêu dạy học với hiệu
quả kinh tế cao” (Đặng Vũ Hoạt (chủ biên) Hà Thị Đức –Lý luận dạy học đại học)
[6.tr149]
Vậy cơng nghệ dạy học có thể được xem như một q trình cơng nghệ đặc
biệt, một q trình sản xuất những sản phẩm cao cấp, tinh vi nhất (con người). Học
sinh khơng cịn là đối tượng thụ động của quá trình tác động của giáo viên mà họ
vừa là khách thể, vừa là chủ thể của quá trình dạy học.
Ngày nay, q trình dạy học khơng chỉ được hiểu là một q trình cơng nghệ

mà nó đã phát triển lên một tầm cao mới, đó là cơng nghệ dạy học hiện đại. Công
nghệ dạy học hiện đại là một hệ thống phương tiện, phương pháp và kỹ năng mới
tác động vào con người, hình thành một nhân cách xác định.
1.1.3. Giáo án điện tử và Bài giảng điện tử
Hiện nay, Công nghệ thông tin cung cấp khác nhiều phần mềm công cụ trợ
giúp GV tạo ra các sản phẩm cá nhân. Các phần mềm cơng cụ này có các đặc điểm
rất dễ sử dụng: GV khơng cần có trình độ cao về CNTT, chỉ cần có một kiến thức
cơ bản về CNTT là có thể tạo ra sản phẩm có chất lượng. Sản phẩm được tạo ra bởi
các phần mềm cơng cụ này tương thích với các phần mềm hệ thống như các hệ điều
hành Windows và có thể sử dụng ở các môi trường khác nhau như trên internet, trên
mạng LAN hoặc máy tính cá nhân. Trong các loại sản phẩm có một loại đang “thịnh
hành”: giáo án điện tử (còn gọi là bài giảng điện tử ). Để thực hiện mơ hình dạy
học với sự hỗ trợ của máy tính, người thầy cần thực hiện một giáo án điện tử để
thiết kế toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học của mình. Thực ra, thuật ngữ “giáo án
điện tử” được sử dụng khá lạm dụng, bản chất của cái gọi là giáo án điện tử chỉ là
“bản trình diễn điện tử” tức là, sử dụng CNTT & TT để thực hiện việc trình diễn bài
dạy trong cả tiết học mà thôi.

Học viên: Trần Văn Út

18

Lớp 10BLLDHCTM



×