Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Quy luật lượng chất trong dạy hòa nhập tiểu học cho trẻ đặc biệt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.74 KB, 16 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Họ và tên: Trương Thị Hồng Anh
Lớp: Triết học Xã hội 8 (TrXH 8)
Tiểu luận Môn Triết học
Tên đề tài “Quy luật lượng - chất trong dạy hòa nhập tiểu học cho trẻ đặc biệt”
Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Phạm Quốc Hương

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 12 năm 2023


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
-

Đặt vấn đề:
Về lý luận: Tiểu luận nghiên cứu giáo dục hòa nhập tiểu học ở đối tượng trẻ đặc
biệt theo hai trường hợp trẻ đặc biệt thuộc nhóm rối loạn phát triển là trẻ khuyết tật trí tuệ
và trẻ rối loạn phổ tự kỷ. Giáo dục hòa nhập là hình thức giáo dục trẻ khuyết tật trong mơi
trường giáo dục bình thường. Theo cơng ước quốc tế về quyền trẻ em (1989), Điều 23
tuyên bố trẻ khuyết tật được hưởng một cuộc sống trọn vẹn, đầy đủ trong điều kiện đảm
bảo phẩm giá, thúc đẩy khả năng tự lực và tạo điều kiện cho trẻ tham gia tích cực vào
cộng đồng. Giáo dục hịa nhập cho phép mọi học sinh được tham gia trọn vẹn vào bất kỳ
chương trình chung nào trong hệ thống giáo dục quốc gia. Sự cung cấp giáo dục hòa nhập
nhằm thực hiện sự công bằng và sự tham gia của mọi học sinh vào mọi khía cạnh của
cuộc sống và cộng đồng học tập. Hai trường hợp trẻ đặc biệt thuộc nhóm rối loạn phát
triển là trẻ khuyết tật trí tuệ và trẻ rối loạn phổ tự kỷ với hai đặc trưng cơ bản: hạn chế về
các kĩ năng sống và hạn chế về nhận thức kéo dài trong suốt quá trình phát triển. Với hai
đặc trưng này, trẻ gặp khó khăn khi tự thực hiện các kỹ năng sống đơn giản trong cuộc
sống hàng ngày, chẳng hạn: những kỹ năng làm quen với các bạn đồng trang lứa, kỹ năng


giải quyết vấn đề, v.v. Vì vậy, nhóm học sinh này thường khó thành cơng trong học tập và
gặp nhiều khó khăn khi hòa nhập với trường lớp tiểu học, khi hoạt động chủ đạo là học
tập đòi hỏi ở trẻ cần có nhiều kỹ năng độc lập.
Về thực tiễn: Tại nước ta, việc cho con theo học hòa nhập là mong muốn của hầu
hết các bậc cha mẹ có con là trẻ đặc biệt. Thường sau một khoảng thời gian can thiệp tại
các trường chuyên biệt, cha mẹ sẽ cho con tham gia mơ hình học hịa nhập tại các trường
thường để các con có cơ hội mở rộng giao tiếp và học thêm những kỹ năng mới. Trẻ đặc
biệt đã và đang theo học hòa nhập tại các trường tiểu học có những thuận lợi và khó khăn
nhất định. Trong đó, có những khó khăn xuất phát từ việc thiếu hụt về khả năng, và các
kiến thức, trang bị của nhà trường hòa nhập chưa đủ để đảm bảo sự phát triển của trẻ.


Tính cấp thiết: Có thơng tin từ các trung tâm giáo dục hịa nhập cho biết, một số
gia đình quyết định đưa con tham gia học hòa nhập dựa trên tư vấn của giáo viên hoặc
đánh giá từ phòng khám. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp khác khi gia đình quyết định
học hòa nhập dựa trên mong muốn cá nhân hơn là theo đánh giá từ chuyên gia về khả
năng của trẻ. Một số gia đình đã đầu tư nhiều thời gian và tài chính vào việc can thiệp cho
con tại các trường chuyên biệt, nhưng sau đó chuyển sang học tại trường cơng để giảm chi
phí hoặc tiện đưa đón. Hoặc có trường hợp khi thấy con có xu hướng bật lên ở một vài kỹ
năng nào đó, ví dụ: trẻ bắt đầu phát âm, nói từ đơn (khi vào học chưa biết nói), có giao
tiếp mắt ngắn, đạt độ tập trung chú ý tốt hơn, v.v. một số khơng ít phụ huynh đã đề nghị
đưa con ra học hịa nhập, khơng duy trì can thiệp lâu dài để hướng tới sự phát triển các kỹ
năng đồng đều và ổn định. Điều này có thể gây khó khăn cho trẻ trong q trình học hịa
nhập và tạo ra thách thức trong việc thích nghi với chương trình học cũng như giao tiếp
với giáo viên và bạn bè.
-

Mục tiêu nghiên cứu: Tiểu luận tiến hành làm rõ hơn một số vấn đề lý luận lượng - chất.
Từ đó, vận dụng kết luận rút ra để giảng dạy hòa nhập tiểu học tốt hơn đối với đối tượng
trẻ đặc biệt.


-

Đối tượng nghiên cứu: Quy luật lượng - chất

-

Phạm vi nghiên cứu: Quy luật lượng - chất vận dụng trong dạy hòa nhập tiểu học cho trẻ
đặc biệt

-

Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,
phương pháp cụ thể bao gồm phân tích, tổng hợp, v.v.

-

Ý nghĩa: Về lý luận…..

-

Kết cấu: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm 2
chương. Chương 1 “Quy luật lượng - chất. Một số vấn đề lý luận” và Chương 2 “Quy luật
lượng - chất trong dạy học hòa nhập tiểu học cho trẻ đặc biệt”
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1


QUY LUẬT LƯỢNG - CHẤT
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

1.1. Vị trí và một số khái niệm liên quan đến quy luật lượng - chất
1.1.1. Vị trí
Là một trong ba quy luật phổ biến của phép biện chứng duy vật, quy luật từ những
thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại chỉ ra cách thức, hình thức
chung nhất của sự vận động và phát triển, khi cho thấy sự thay đổi về chất chỉ xảy ra khi
sự vật, hiện tượng đã tích lũy những thay đổi về lượng đạt đến ngưỡng nhất định. Quy
luật cũng chỉ ra tính chất của sự vận động và phát triển, khi cho thấy sự thay đổi về lượng
của sự vật, hiện tượng diễn ra từ từ kết hợp với sự thay đổi nhảy vọt về chất làm cho sự
vật, hiện tượng vừa tiến bước tuần tự, vừa có những bước đột phá vượt bậc.
1.1.2. Một số khái niệm
Phạm trù “Chất”: Là khái niệm dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của
sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, yếu tố tạo nên sự vật, hiện
tượng làm cho sự vật, hiện tượng là nó mà khơng phải là sự vật, hiện tượng khác. Đặc
điểm cơ bản của chất là nó thể hiện tính ổn định tương đối của sự vật, hiện tượng; nghĩa là
khi nó chưa chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng khác thì chất của nó vẫn chưa thay đổi.
Mỗi sự vật, hiện tượng đều có q trình tồn tại và phát triển qua nhiều giai đoạn, trong
mỗi giai đoạn ấy nó lại có chất riêng. Như vậy, mỗi sự vật, hiện tượng khơng phải chỉ có
một chất mà có nhiều chất.
Chất và sự vật có mối quan hệ chặt chẽ, không tách rời nhau. Trong hiện thực
khách quan khơng thể tồn tại sự vật khơng có chất và khơng thể có chất nằm ngồi sự vật.
Chất của sự vật được biểu hiện qua những thuộc tính của nó. Nhưng khơng phải bất kỳ
thuộc tính nào cũng biểu hiện chất của sự vật. Thuộc tính của sự vật có thuộc tính cơ bản
và thuộc tính khơng cơ bản. Những thuộc tính cơ bản được tổng hợp lại tạo thành chất của
sự vật. Chính chúng quy định sự tồn tại, sự vận động và sự phát triển của sự vật, chỉ khi
nào chúng thay đổi hay mất đi thì sự vật mới thay đổi hay mất đi. Nhưng thuộc tính của
sự vật chỉ bộc lộ qua các mối liên hệ cụ thể với các sự vật khác. Bởi vậy, sự phân chia


thuộc tính thành thuộc tính cơ bản và thuộc tính khơng cơ bản cũng chỉ mang tính tương
đối. Trong mối liên hệ cụ thể này, thuộc tính này là thuộc tính cơ bản thể hiện chất của sự

vật, trong mối liên hệ cụ thể khác sẽ có thêm thuộc tính khác hay thuộc tính khác là thuộc
tính cơ bản.
Chất của sự vật không những được quy định bởi chất của những yếu tố tạo thành
mà còn bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành, nghĩa là bởi kết cấu của sự
vật. Trong hiện thực các sự vật được tạo thành bởi các yếu tố như nhau, song chất của
chúng lại khác. Trong một tập thể nhất định nếu phương thức liên kết giữa các cá nhân
biến đổi thì tập thể đó có thể trở nên vững mạnh, hoặc sẽ trở thành yếu kém, nghĩa là chất
của tập thể biến đổi. Từ đó có thể thấy sự thay đổi về chất của sự vật phụ thuộc cả vào sự
thay đổi các yếu tố cấu thành sự vật lẫn sự thay đổi phương thức liên kết giữa các yếu tố
ấy.
Phạm trù “Lượng”: là khái niệm dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật,
hiện tượng về mặt quy mơ, trình độ phát triển, các yếu tố biểu hiện ở số lượng các thuộc
tính, ở tổng số các bộ phận, ở đại lượng, ở tốc độ và nhịp điệu vận động và phát triển của
sự vật, hiện tượng. Lượng cịn biểu hiện ở kích thước dài hay ngắn, số lượng lớn hay nhỏ,
tổng số ít hay nhiều, trình độ cao hay thấp, tốc độ vận động nhanh hay chậm, màu sắc
đậm hay nhạt... Đặc điểm cơ bản của lượng là tính khách quan vì nó là một dạng biểu
hiện của vật chất, chiếm một vị trí nhất định trong không gian và tồn tại trong thời gian
nhất định. Trong sự vật, hiện tượng có nhiều loại lượng khác nhau; có lượng là yếu tố quy
định bên trong, có lượng chỉ thể hiện yếu tố bên ngoài của sự vật, hiện tượng; sự vật, hiện
tượng càng phức tạp thì lượng của chúng cũng phức tạp theo. Trong tự nhiên và phần
nhiều trong xã hội, lượng có thể đo, đếm được; nhưng trong một số trường hợp của xã hội
và nhất là trong tư duy lượng khó đo được bằng số liệu cụ thể mà chỉ có thể nhận biết
được bằng năng lực trừu tượng hóa. Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ có ý nghĩa tương
đối, tuỳ theo từng mối quan hệ mà xác định đâu là lượng và đâu là chất; cái là lượng trong
mối quan hệ này, lại có thể là chất trong mối quan hệ khác.


Phạm trù “Độ”: Là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất và quy định lẫn
nhau giữa chất với lượng; là giới hạn tồn tại của sự vật, hiện tượng mà trong đó, sự thay
đổi về lượng chưa dẫn đến sự thay đổi về chất; sự vật, hiện tượng vẫn là nó, chưa chuyển

hóa thành sự vật, hiện tượng khác.
Phạm trù “Điểm nút”: Điểm giới hạn mà tại đó, sự thay đổi về lượng đạt tới chỗ
phá vỡ độ cũ, làm cho chất của sự vật, hiện tượng thay đổi, chuyển thành chất mới, thời
điểm mà tại đó bắt đầu xảy ra bước nhảy
Phạm trù “Bước nhảy”: Là khái niệm dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa cơ bản
về chất của sự vật, hiện tượng do những thay đổi về lượng trước đó gây ra, là bước ngoặt
cơ bản trong sự biến đổi về lượng. Bước nhảy kết thúc một giai đoạn biến đổi về lượng, là
sự gián đoạn trong quá trình vận động liên tục của sự vật, hiện tượng.
Các hình thức bước nhảy: Tùy vào sự vật, hiện tượng, tùy vào mâu thuẫn vốn có
của chúng và vào điều kiện, trong đó diễn ra sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng mà
có nhiều hình thức bước nhảy. Căn cứ vào quy mơ và nhịp độ của bước nhảy, có bước
nhảy tồn bộ và bước nhảy cục bộ. Bước nhảy toàn bộ làm cho tất cả các mặt, các bộ
phận, các yếu tố... của sự vật, hiện tượng thay đổi. Bước nhảy cục bộ chỉ làm thay đổi một
số mặt, một số yếu tố, một số bộ phận... của chúng. Sự phân biệt bước nhảy tồn bộ hay
cục bộ chỉ có ý nghĩa tương đối, bởi chúng đều là kết quả của quá trình thay đổi về lượng.
Căn cứ vào thời gian của sự thay đổi về chất và dựa trên cơ chế của sự thay đổi đó, có
bước nhảy tức thời và bước nhảy dần dần. Bước nhảy tức thời làm chất của sự vật, hiện
tượng biến đổi mau chóng ở tất cả các bộ phận của nó. Bước nhảy dần dần là q trình
thay đổi về chất diễn ra bằng cách tích lũy dần những yếu tố của chất mới và loại bỏ dần
các yếu tố của chất cũ, trong trường hợp này sự vật, hiện tượng biến đổi chậm hơn.
Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất: Độ được giới hạn bởi hai điểm nút
và sự thay đổi về lượng đạt tới điểm nút trên sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới. Sự thống
nhất giữa lượng mới với chất mới tạo ra độ mới và điểm nút mới. Sự vật, hiện tượng mới
xuất hiện là do bước nhảy được thực hiện; trong sự vật, hiện tượng mới đó lượng lại biến
đổi, đến điểm nút mới, lại xảy ra bước nhảy mới. Cứ như thế, sự vận động của sự vật,


hiện tượng diễn ra, lúc thì biến đổi tuần tự về lượng, lúc thì nhảy vọt về chất, tạo nên một
đường dài thay thế nhau vô tận sự vật, hiện tượng cũ bằng sự vật, hiện tượng mới. Quy
luật lượng đổi - chất đổi cịn nói lên chiều ngược lại, nghĩa là khi chất mới đã khẳng định

mình, nó tạo ra lượng mới phù hợp để có sự thống nhất mới giữa chất với lượng. Bản thân
chất mới được tạo thành cũng thúc đẩy sự thay đổi tương ứng của lượng để cho lượng này
trở nên phù hợp hơn với chất mới đó. Như vậy, quy luật chỉ ra rằng quan hệ lượng - chất
là quan hệ biện chứng. Những thay đổi về lượng chuyển thành những thay đổi về chất và
ngược lại; chất là mặt tương đối ổn định, lượng là mặt dễ biến đổi hơn. Lượng biến đổi,
mâu thuẫn với chất cũ, phá vỡ độ cũ, chất mới hình thành với lượng mới; lượng mới lại
tiếp tục biến đổi, đến độ nào đó lại phá vỡ chất cũ đang kìm hãm nó. Q trình tác động
qua lại lẫn nhau giữa lượng và chất tạo nên sự vận động liên tục.
1.1.3. Ý nghĩa phương pháp luận
Thứ nhất, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải biết tích lũy về
lượng để có biến đổi về chất; khơng được nơn nóng cũng như khơng được bảo thủ. Bước
nhảy làm cho chất mới ra đời, thay thế chất cũ là hình thức tất yếu của sự vận động, phát
triển của mọi sự vật, hiện tượng; nhưng sự thay đổi về chất do thực hiện bước nhảy gây
nên chỉ xảy ra khi lượng đã thay đổi đến giới hạn, tức là đến điểm nút, đến độ nên muốn
tạo ra bước nhảy thì phải thực hiện q trình tích lũy về lượng. Thứ hai, khi lượng đã đạt
đến điểm nút thì thực hiện bước nhảy là yêu cầu khách quan của sự vận động của sự vật,
hiện tượng; tư tưởng nôn nóng thường biểu hiện ở chỗ khơng chú ý thỏa đáng đến sự tích
luỹ về lượng mà cho rằng, sự phát triển của sự vật, hiện tượng chỉ là những bước nhảy
liên tục; ngược lại, tư tưởng bảo thủ thường biểu hiện ở chỗ không dám thực hiện bước
nhảy, coi sự phát triển chỉ là những thay đổi về lượng. Do vậy, cần khắc phục cả hai biểu
hiện trên. Thứ ba, sự tác động của quy luật này đòi hỏi phải có thái độ khách quan, khoa
học và quyết tâm thực hiện bước nhảy; tuy đều có tính khách quan, những quy luật xã hội
chỉ diễn ra thông qua hoạt động có ý thức của con người; do vậy, khi thực hiện bước nhảy
trong lĩnh vực xã hội, tuy vẫn phải tuân theo điều kiện khách quan, nhưng cũng phải chú
ý đến điều kiện chủ quan. Nói cách khác, trong hoạt động thực tiễn, không những cần xác


định quy mô và nhịp điệu bước nhảy một cách khách quan, khoa học, chống giáo điều,
rập khn, mà cịn phải có quyết tâm và nghị lực để thực hiện bước nhảy khi điều kiện đã
chín muồi, chủ động nắm bắt thời cơ thực hiện kịp thời bước nhảy khi điều kiện cho phép,

chuyển thay đổi mang tính tiến hóa sang thay đổi mang tính cách mạng. Thứ tư, quy luật
yêu cầu phải nhận thức được sự thay đổi về chất còn phụ thuộc vào phương thức liên kết
giữa các yếu tố tạo thành sự vật, hiện tượng; do đó, phải biết lựa chọn phương pháp phù
hợp để tác động vào phương thức liên kết đó trên cơ sở hiểu rõ bản chất, quy luật của
chúng.
Tiểu kết chương 1
Từ những điều trình bày ở trên có thể khái qt lại nội dung cơ bản của quy luật
chuyển hóa những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại như sau:
Mọi đối tượng đều là sự thống nhất của hai mặt đối lập chất và lượng, những sự thay đổi
dần dần về lượng vượt quá giới hạn của độ sẽ dẫn đến sự thay đổi căn bản về chất của nó
thơng qua bước nhảy, chất mới ra đời tiếp tục tác động trở lại duy trì sự thay đổi của
lượng.
CHƯƠNG 2
QUY LUẬT LƯỢNG - CHẤT TRONG DẠY HÒA NHẬP TIỂU HỌC CHO TRẺ
ĐẶC BIỆT
2.1. Đặc điểm, tầm quan trọng của việc dạy hòa nhập tiểu học cho trẻ đặc biệt
2.1.1. Đặc điểm
Theo Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT quy định về giáo dục hòa nhập đối với người
khuyết tật:
Giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật là phương thức giáo dục chung người
khuyết tật với người không khuyết tật trong cơ sở giáo dục.
Sau quá trình học tập tại trường chuyên biệt hoặc tại gia, trẻ đặc biệt sẽ được đánh
giá định kỳ, phụ huynh sẽ gửi hồ sơ đánh giá của trẻ đến trường hòa nhập để trường xem
xét trường hợp của trẻ sẽ được nhận nhập học hịa nhập tại trường hay khơng. Bước vào


bậc tiểu học, hoạt động chủ đạo là học tập nên địi hỏi ở trẻ cần có nhiều kỹ năng độc lập
như: đi lại, tự phục vụ, làm toán, tiếng việt, khả năng tập trung và duy trì sự chú ý vào
giáo viên đứng lớp, khả năng phản hồi đúng với những đề nghị của các bạn khác trong
nhóm, thực hiện các nội quy, quy định của trường, lớp học. Học sinh bậc tiểu học chủ yếu

chơi những trò chơi có quy luật, các trị chơi ln đảm bảo tính hợp lý khi phản ánh cuộc
sống bên ngoài xã hội, và tuân theo các quy luật xã hội. Để tham gia vào trị chơi này trẻ
cần có kỹ năng chia sẻ, lần lượt, kỹ năng của trị chơi và có thể theo được quy luật của trò
chơi. Học sinh bậc tiểu học bắt đầu hình thành việc chơi theo một nhóm bạn. Với tất cả
những đặc điểm đó thì nó là một thách thức không nhỏ đối với trẻ đặc biệt. Trẻ sẽ gặp khó
khăn nhiều về kỹ năng tương tác, sự phát triển không đồng đều của các kỹ năng khác.
2.1.2. Tầm quan trọng
Theo UNICEF, giáo dục hòa nhập không chỉ mang lại kết quả học tập tốt hơn cho
trẻ em khuyết tật mà còn cho tất cả trẻ em. Giáo dục hòa nhập thúc đẩy sự khoan dung và
cho phép gắn kết xã hội vì nó thúc đẩy một nền văn hóa xã hội gắn kết và thúc đẩy sự
tham gia bình đẳng trong xã hội. Tại buổi tổng kết năm học 2022 - 2023 và triển khai
nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 của giáo dục tiểu học ngày 21/08/2023, lãnh đạo Sở GDĐT TP.HCM liên tục nhấn mạnh cơng tác giáo dục hịa nhập sẽ tiếp tục được quan tâm
trong năm học mới, đảm bảo giáo dục công bằng, nhân văn cho tất cả học sinh. Đặc biệt,
ngày 29.8, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên có buổi làm việc với UBND
TP.HCM, Ban Tuyên giáo Thành ủy và lãnh đạo Sở GD-ĐT TP về chuẩn bị năm học
mới. Tại đây, ông Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh năm học mới, ngành giáo dục cần quan
tâm hơn nữa đối với học sinh gặp rối loạn phát triển, khó khăn trong giao tiếp và tương
tác xã hội; hịa sinh hòa nhập, chuyên biệt.
2.2. Nhân tố tác động đến việc dạy hòa nhập tiểu học cho trẻ đặc biệt
2.2.1. Nhân tố bên trong
Có nhiều bài đánh giá để có thể xác định các mức độ kỹ năng của trẻ và xây dựng
chương trình can thiệp, giáo dục hịa nhập phù hợp, tiểu luận này lấy mơ hình can thiệp
sớm DENVER làm ví dụ. Từ các thơng tin có được qua bảng kiểm mơ hình can thiệp sớm


Denver (ESDM - Early Start Denver Model for Young Children with Autism), phụ huynh
và đội ngũ can thiệp sẽ đưa ra 15-25 mục tiêu tương ứng với 15-25 tiểu mục kỹ năng cho
1 chu kỳ học tập ngắn hạn trong khoảng thời gian 12 tuần, có ưu tiên các kỹ năng chủ
chốt ở từng thời điểm phát triển của trẻ. Để vận dụng quy luật lượng - chất trong dạy học
hòa nhập cho trẻ đặc biệt, tiểu luận sử dụng các phạm trù triết học ứng với quá trình phát

triển, học tập hòa nhập của trẻ đặc biệt như sau:
Chất: Là 4 cấp độ kỹ năng (CĐ) tương ứng với các giai đoạn phát triển lứa tuổi
Lượng: Là các tiểu mục kỹ năng cần đạt được ở từng cấp độ
Độ: Là khoảng giới hạn bao gồm các tiểu mục kỹ năng trong mỗi cấp độ, trẻ có thể
đạt được các tiểu mục này nhưng chưa chuyển sang cấp độ cao hơn được nếu chưa
tích lũy đủ các tiểu mục.
Điểm nút: Là tiểu mục kỹ năng cuối cùng mà trẻ cần đạt được tại mỗi cấp độ trước
khi chuyển sang cấp độ cao hơn.
Bước nhảy: Là sự chuyển tiếp của trẻ đặc biệt từ cấp độ kỹ năng này sang cấp độ
kỹ năng cao hơn. Đối với giảng dạy can thiệp cho trẻ đặc biệt, quá trình thay đổi về
chất (thay đổi về cấp độ kỹ năng) diễn ra bằng cách tích lũy dần những yếu tố của
chất mới (từng tiểu mục) và loại bỏ dần các yếu tố của chất cũ, biến đổi chậm,
không đồng đều; thông thường lúc mới bắt đầu tập luyện, các kĩ năng sẽ tiến bộ
nhanh, nhưng đến một giai đoạn nhất định sự tiến bộ sẽ chậm dần, nên sẽ là bước
nhảy dần dần.
Bảng 1: Số lượng mục, kỹ năng, cấp độ trong bảng kiểm ESDM
Cấp độ 1
Cấp độ 2
(12-18 tháng) (18-24 tháng)

Cấp độ 3
Cấp độ 4
(24-36 tháng) (36-48 tháng)

Kỹ năng giao tiếp tiếp nhận 15 mục

10 mục

14 mục


19 mục

Kỹ năng giao tiếp diễn đạt

14 mục

12 mục

18 mục

30 mục

Kỹ năng xã hội

10 mục

20 mục

15 mục

9 mục

Kỹ năng bắt chước

4 mục

9 mục


Kỹ năng chơi


8 mục

8 mục

6 mục

9 mục

Kỹ năng nhận thức

4 mục

8 mục

10 mục

12 mục

Vận động tinh

12 mục

14 mục

11 mục

19 mục

Vận động thô


8 mục

7 mục

8 mục

9 mục

Tự lập

18 mục

26 mục

19 mục

18 mục

Hành vi thích ứng

5 mục

8 mục

Theo quy luật lượng – chất, sự thay đổi về chất do thực hiện bước nhảy gây nên
chỉ xảy ra khi lượng đã thay đổi đến giới hạn, tức là đến điểm nút, nên muốn tạo ra bước
nhảy thì phải thực hiện q trình tích lũy về lượng để có biến đổi về chất; khơng được nơn
nóng cũng như khơng được bảo thủ. Vận dụng vào trường hợp này, các kỹ năng của trẻ
đặc biệt chính là lượng cần phải được tích lũy, khi đã được tích lũy đủ để chuyển thành

chất mới, ở đây chính là đạt cấp độ kỹ năng có thể học tiểu học. Với những trẻ chưa độc
lập về một số mặt kỹ năng nào đó như: ăn uống, vệ sinh, hay kỹ năng tiền tiểu học: đọc,
viết, giao tiếp hai chiều, v.v. nhưng gia đình q nơn nóng muốn cho con đi học hịa nhập
tiểu học sẽ dẫn đến tình trạng con bị bỏ rơi, không phát triển được, và nhiều khi sẽ khiến
tình trạng của con nghiêm trọng hơn, những lượng (kỹ năng) tích lũy từ đầu có thể mai
một và mất thời gian và cơng sức để tích lũy lại. Lúc này, gia đình có thể lựa chọn hình
thức tìm giáo viên đi kèm cho con trong thời gian học tại trường, hoặc học thêm tại gia,
tại trường chun biệt, để trẻ có thể tích lũy đủ lượng (kỹ năng) để có sự thay đổi về chất,
và bắt kịp với bạn cùng lớp.
Quá trình học tập của trẻ đặc biệt tại trường cũng sẽ được đánh giá thường xuyên,
để đảm bảo khả năng tiếp thu của trẻ và hịa nhập với cộng đồng trường lớp, đảm bảo trẻ
tích lũy đủ các lượng (kỹ năng) để biến đổi chất (cấp độ kỹ năng tiếp theo/bài học tiếp
theo). Theo tài liệu Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học, có thể đánh giá, theo
dõi sự tiến bộ của trẻ theo Phiếu tìm hiểu khả năng và nhu cầu của trẻ chậm phát triển trí
tuệ từ 6 đến 16 tuổi. Trong đó, các tiểu mục khả năng về nhận thức sẽ là điển hình cho


việc tích lũy đủ về lượng sẽ biến đổi về chất. Ví dụ: Đọc đánh vần các từ đơn Đọc chậm
các từ đơn Đ ọc bon, nhanh các từ đơn Đ ọc trơn đoạn vãn Rgắn 10 dòng Đ ọc tron và
hiểu cả bài vãn
2.2.2. Nhân tố bên ngoài
Chất của giáo viên giáo dục hòa nhập: Giáo viên giáo dục hòa nhập phải đạt
được đầy đủ các tiểu mục trong mục tiêu đầu ra được nêu trong “Danh mục Mô đun Bồi
dưỡng giáo viên dạy học hòa nhập học sinh khuyết tật cấp tiểu học” được ban hành kèm
theo Quyết định số 4725 /QĐ-BGDĐT ngày 20 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo. Những tiểu mục trong mục tiêu đầu ra là lượng, sau khi tích lũy đủ
lượng, giáo viên sẽ có chất mới - giáo viên giáo dục hịa nhập có thể giảng dạy các lớp có
học sinh đặc biệt cấp tiểu học.
+ Mục tiêu đầu ra về bồi dưỡng dạy học hòa nhập cho học sinh khuyết tật trí tuệ:
 Có hiểu biết về học sinh khuyết tật trí tuệ, các tiêu chí chẩn đoán; đặc điểm

phát triển của học sinh khuyết tật trí tuệ;
 Phân biệt được một số dạng khuyết tật thường kèm theo khuyết tật trí tuệ;
 Sử dụng được cơng cụ để nhận diện, tìm hiểu đặc điểm, khả năng hiện tại
của học sinh khuyết tật trí tuệ;
 Tin tưởng vào sự tiến bộ của học sinh khuyết tật trí tuệ khi tham gia giáo
dục hịa nhập;
 Hiểu được các phương pháp điều chỉnh và cách thiết kế kế hoạch dạy học
học sinh khuyết tật trí tuệ trong lớp học hòa nhập;
 Vận dụng linh hoạt một số kỹ năng dạy học học sinh khuyết tật trí tuệ;
 Vận dụng thiết kế kế hoạch dạy học hòa nhập cho học sinh khuyết tật trí tuệ.
+ Mục tiêu đầu ra về bồi dưỡng dạy học hòa nhập cho học sinh rối loạn phổ tự kỷ:
 Có những hiểu biết về học sinh rối loạn phổ tự kỷ, một số đặc điểm phát
triển của học sinh rối loạn phổ tự kỷ;


 Có kỹ năng sử dụng cơng cụ sàng lọc để nhận diện, đánh giá năng lực của
học sinh rối loạn phát triển. Trên cơ sở đó đề xuất biện pháp khắc phục khó
khăn của học sinh rối loạn phổ tự kỷ học hòa nhập;
 Hiểu được cách thức điều chỉnh trong dạy học hòa nhập học sinh rối loạn
phổ tự kỷ học hòa nhập;
 Vận dụng các phương pháp vào dạy học một số kỹ năng: kỹ năng học
đường, giao tiếp xã hội, tự phục vụ cho học sinh rối loạn phổ tự kỷ;
 Có kĩ năng quản lý hành vi của học sinh rối loạn phổ tự kỷ;
 Có kĩ năng lên kế hoạch dạy học hịa nhập cho học sinh rối loạn phổ tự kỷ.
Quy luật lượng – chất yêu cầu phải nhận thức được sự thay đổi về chất còn phụ
thuộc vào phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật, hiện tượng; do đó, phải
biết lựa chọn phương pháp phù hợp để tác động vào phương thức liên kết đó trên cơ sở
hiểu rõ bản chất, quy luật của chúng. Ứng dụng vào giảng dạy hòa nhập tiểu học, giáo
viên giáo dục hòa nhập cần nhận thức đúng về từng trường hợp trẻ đặc biệt mình chịu
trách nhiệm giảng dạy để xây dựng chương trình giáo dục cá nhân phù hợp với khả năng,

nhu cầu, đặc điểm khuyết tật, tuổi khôn khác nhau của từng em. Giáo viên cần chú ý điều
chỉnh phương pháp dạy bằng cách thay đổi độ khó, số lượng bài tập, đa dạng hình thức.
Theo Phạm Hà Thương (2023), so với học sinh tiểu học khác, nhu cầu về sự hỗ trợ trực
quan ở trẻ đặc biệt cao hơn nhiều, từ đó giáo viên cần chú trọng trực quan hóa nội dung
bài học để các em dễ tiếp thu. Giáo viên cần sắp xếp môi trường lớp học để các em có dễ
dàng tương tác với các bạn, cải thiện kỹ năng học tập, tránh mất tập trung, đồng thời xây
dựng mơi trường tâm lý tích cực, có những định hướng cho các bạn cùng lớp cách chơi,
ứng xử cũng như cách giúp đỡ trẻ đặc biệt.
Chất của trường hịa nhập: Trường cần tích lũy đủ lượng để thay đổi về chất,
chất phù hợp để tiếp nhận học sinh đặc biệt. Về cơ sở vật chất của trường, theo Nguyễn
Thị Hồng Vân - Đinh Quang Kiều (2019):
Tránh những đồ vật có thể kích thích những hành vi hung hãn ở trẻ. Một số trẻ đặc
biệt khó khăn giao tiếp bằng lời nói cần bổ sung tranh ảnh, biểu tượng hỗ trợ giao tiếp;


một số trẻ có hành vi có thể phải sử dụng thuốc hoặc chế độ dinh dưỡng đặc biệt cần có
thuốc và đồ hỗ trợ cho những phản ứng của trẻ liên quan đến thuốc và dinh dưỡng. Những
thói quen hàng ngày của trẻ ở nhà cũng cần được tính đến để đáp ứng nhu cầu của trẻ,
giúp cho việc nâng cao khả năng thích ứng của trẻ trong giai đoạn đầu đến lớp.
Chất của gia đình: Trẻ đặc biệt cần được trải nghiệm bằng hoặc nhiều hơn cơ hội
học tập so với trẻ em phát triển bình thường. Điều này chỉ có thể xảy ra khi cha mẹ và
những người chăm sóc khác biết cách lơi kéo sự tham gia của trẻ trong các tương tác ở
môi trường tại gia đình và những tình huống quen thuộc hàng ngày. “Gia đình được coi là
người giáo viên của chính con mình” (Trần Thị Thiệp, Hồng Thị Nho, Trần Thị Minh
Thành, 2014, tr.115), vì vậy, phụ huynh cần trực tiếp tham gia vào quá trình hỗ trợ, giáo
dục trẻ đặc biệt thông qua các liệu pháp tại nhà, các buổi sinh hoạt, vui chơi phù hợp với
lứa tuổi. Để đạt được chất này - có được đầy đủ thái độ và kỹ năng phù hợp để đồng hành
cùng con - gia đình cần tích lũy đủ lượng bao gồm các kiến thức về tình trạng của con,
khả năng của con, tham khảo tư vấn của trường chuyên biệt hoặc các chuyên gia được đào
tạo về các định hướng can thiệp cho con. Từ đó, phụ huynh cần chủ động phối hợp chặt

chẽ với giáo viên tại trường hịa nhập để có những biện pháp trợ giúp trẻ khi cần thiết.
Thay vì có thái độ kì vọng q mức về con đường học hịa nhập của con để có những
quyết định phù hợp cho con, hiểu biết về khó khăn có thể xảy ra khi con tham gia một
môi trường mới để có những bước chuẩn bị cho con về tâm lý, kỹ năng cơ bản cần có.
2.3. Một số giải pháp
Tiểu luận đề xuất giải pháp chủ yếu cho trường hợp trẻ đặc biệt chưa tích lũy đủ
lượng (kỹ năng) để biến đổi thành chất mới, tiếp thu được các bài học, hoàn thành được
các nhiệm vụ học tập ở chương trình tiểu học, đó là “Điều chỉnh chương trình bài học phù
hợp với khả năng và nhu cầu của trẻ đặc biệt”.
Theo Tài liệu tập huấn Giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật tiểu học tập….
Điều chỉnh là sự thay đổi trong mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy
học nhằm giúp trẻ phát triển tốt nhất trên cơ sở năng lực của trẻ.


Trên cơ sở những đặc điểm khác nhau của các học sinh về khả năng nhận thức
(mức độ và thời gian lĩnh hội kiến thức), kỹ năng xã hội (hành vi ứng xử), sở thích và
thiên hướng, đối với trẻ khuyết tật, cịn phải lưu ý về dạng khó khăn, được can thiệp sớm
hay không, mức độ quan tâm từ gia đình, điều kiện chăm sóc, v.v. căn cứ vào nội dung
của bài học, có thể điều chỉnh chương trình học theo phương pháp đa trình độ như sau.
Trẻ đặc biệt và trẻ bình thường cùng tham gia vào một nội dung bài học, nhưng với mục
tiêu học tập khác nhau dựa trên năng lực và nhu cầu của từng trẻ. Điều chỉnh theo phương
pháp này sẽ dựa trên cơ sở mơ hình nhận thức của Bloom. Ví dụ: u cầu của trẻ bình
thường ở mức độ viết bài tập làm văn hồn chỉnh (mức độ tổng hợp), cịn trẻ đặc biệt chỉ
yêu cầu trả lời các câu hỏi theo dàn ý định sẵn (mức độ hiểu)
Biết
Định nghĩa

Hiểu
Giải thích


Vận dụng
Vận dụng

Phát biểu

Cho ví dụ

Sử dụng

Nhận biết

Chỉ rõ

Tính tốn

Viết

Trình bày

Tìm ra

Mơ tả

Cắt nghĩa

Chứng minh

Chỉ ra

Phân biệt


Hồn thiện

Kể ra

Minh họa

Dự đốn







Phân tích

Tổng hợp

Đánh giá

/>21523404
/> /> /> /> /> />

/> /> /> /> /> />file:///C:/Users/DELL/Downloads/03tran-thu-giang-nguyen-van-hung-le-thanh-ha%20(1).pdf
/>file:///C:/Users/ANHTTH/Downloads/4nguyen-thi-hong-van-dinh-quang-kieu.pdf

] Trần Thị Thiệp (chủ biên) - Hoàng Thị Nho - Trần Thị Minh Thành (2014). Giáo trình can thiệp
sớm cho trẻ khuyết tật. NXB Đại học Sư phạm
/> />



×