Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Đề thi học sinh giỏi cấp huyện 2023 môn Ngữ văn lớp 9 (10 đề kèm đáp án chi tiết)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (966.27 KB, 61 trang )

Đề thi HSG cấp huyện 2023 môn Ngữ văn lớp 9 (10 đề kèm đáp án chi tiết)

UBND HUYỆN YÊN PHONG
PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ KIỂM TRA CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG HUYỆN
NĂM HỌC 2022 - 2023
Môn thi: Ngữ văn 9
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

ĐỀ SỐ: 01
Câu 1 (4,0 điểm):
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Ôi cơn mưa quê hương
Đã ru hát tâm hồn ta từ thuở bé
Đã thấm nặng lịng ta những tình u chớm hé
Nghe tiếng mưa rơi trên tàu chuối, bẹ dừa
Thấy mặt trời lên khi tạnh những cơn mưa
Ta yêu quá như lần đầu mới biết
Ta yêu mưa như yêu gì thân thiết
Như tre, như dừa, làng xóm quê hương
Như những con người biết mấy yêu thương.
(Lê Anh Xuân, Mưa quê hương)
a) Cho biết thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?
b) Những hình ảnh nào thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng với quê hương của tác
giả?
c) Chỉ ra và nêu tác dụng của hai biện pháp tu từ có trong 4 dịng thơ cuối.
d) Em hiểu thế nào về hai câu thơ “Ôi cơn mưa quê hương- Đã ru hát tâm hồn
ta từ thuở bé” (Trả lời trong khoảng 5-7 dòng)
Câu 2 (6,0 điểm):


Suy nghĩ của em về mẩu chuyện sau:
Một con kiến muốn leo lên bức tường bằng sứ, nhưng mỗi lần leo đều thất bại rơi xuống
đất. Tuy nhiên, nó vẫn cứ cố leo lên trên. Một người sau khi nhìn thấy cảnh đó liền nói: “Thật
là một con kiến vĩ đại, thất bại rồi mà vẫn không chịu thỏa hiệp, tiếp tục hướng đến mục tiêu
phía trước”. Một người khác nhìn thấy lại nói: “Thật là một con kiến đáng thương, thật là hồ
đồ, giả dụ nó thay đổi phương thức khác, có lẽ nó đã nhanh chóng đạt đến mục đích rồi”.
(Trích 88 câu danh ngôn – 88 cuộc đời - 88 bí quyết bạn cần biết, Hồng Long biên
soạn, NXB Văn hóa - Thơng tin, 2010, tr.192).
Câu 3 (10,0 điểm):
Nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng: “Nghệ thuật là sự vươn tới, sự hướng về, sự níu giữ
mãi mãi tính người cho con người.”
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt
và “ Ánh trăng” của Nguyễn Duy.
--------- Hết --------Họ và tên thí sinh: ………………………...…………………. Số báo danh:………….

Gmail:

1


Đề thi HSG cấp huyện 2023 môn Ngữ văn lớp 9 (10 đề kèm đáp án chi tiết)

UBND HUYỆN YÊN PHONG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ KIỂM TRA CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG HUYỆN
NĂM HỌC 2022 - 2023
Môn thi: Ngữ văn 9

ĐỀ SỐ: 01

Câu

HƯỚNG DẪN CHẤM
Yêu cầu cần đạt

a) Thể thơ: Tự do
- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
b) Những hình ảnh thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng với quê hương của
tác giả: tiếng mưa rơi trên tàu chuối, bẹ dừa; trẻ, dừa, làng xóm quê
Câu 1 hương, con người biết mấy yêu thương.
(4,0
c) Hai biện pháp tu từ:
điểm) + Điệp ngữ “Ta yêu như”, “như”
+ So sánh: “Ta yêu quá như lần đầu”, “Ta yêu mưa như u gì thân thiết”
“Như tre, như dừa làng xóm q hương” “Như những con người biết
mấy yêu thương”
- Tác dụng: Tạo giọng điệu da diết, vấn vương, êm dịu và tơ đậm tình
u sâu nặng đối với những cơn mưa quê hương, cũng như tình yêu đối
với con người, làng xóm, q hương. Đó là thứ tình cảm tự nhiên, chân
thành, mộc mạc mà nồng nàn, da diết của nhà thơ.
d) Hai câu thơ “Ôi cơn mưa quê hương- Đã ra hát tâm hồn ta từ thuở bé"
diễn tả cảm xúc của nhà thơ mỗi khi cơn mưa kéo về. Nó như những
khúc nhạc, lời ru đầy ngọt ngào, trong mát. Cơn mưa quê hương đã gắn
bó với nhà thơ, nuôi dưỡng cho tâm hồn nhà thơ từ thuở ấu thơ. Gợi lên
trong lòng nhà thơ bao niềm yêu thương, trận trọng, nâng niu.
I. YÊU CẦU CHUNG:
1. Có kiến thức xã hội đúng đắn, sâu rộng; kĩ năng làm văn tốt: bố cục rõ
Câu 2 ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh và gợi cảm, ít
mắc lỗi về chính tả, ngữ pháp...
(6,0

điểm) 2. Nhận diện đúng vấn đề: Cách con người đối mặt để vượt qua khó
khăn, thách thức trong cuộc sống để đạt được mục đích của mình. Từ đó
đưa ra những quan điểm, bình giá của cá nhân với những lí lẽ và dẫn
chứng thuyết phục.
II. YÊU CẦU CỤ THỂ
1. Dẫn dắt nêu vấn đề: Trong cuộc sống ai cũng đặt ra cho mình những
mục tiêu để phấn đấu nhưng để đi đến đích ln gặp phải những khó
khăn, trở ngại. Có nhiều cách để vượt qua khó khăn, mỗi người cần tìm
ra cách ứng phó của riêng mình sao cho phù hợp.
2. Giải thích:
Câu chuyện đặt ra vấn đề về sự lựa chọn thái độ sống trước một tình
huống khó khăn của cuộc đời. Ý kiến thứ nhất thể hiện sự kiên định, bền
bỉ và nỗ lực hết mình, khơng bỏ cuộc con đường và mục tiêu đề ra. Ý

Điêm
0,5
0,5

0,5
0,5
1,0

1,0

0,5

1,0

Gmail:


2


Đề thi HSG cấp huyện 2023 môn Ngữ văn lớp 9 (10 đề kèm đáp án chi tiết)

kiến thứ hai cũng là không từ bỏ mục tiêu nhưng linh hoạt, sáng tạo trong
q trình đi đến đích.
3. Bàn luận, chứng minh
Hai ý kiến tưởng như đối lập nhưng lại đưa đến cho người đọc một nhận
thức sâu sắc, một phương châm sống đúng đắn:
- Ý kiến của người thứ nhất:
+ Ca ngợi con kiến là ca ngợi ý chí, tinh thần kiên trì, khơng bỏ cuộc dù
phải đối diện với khó khăn, thử thách.
+ Trên con đường đi đến thành cơng, con người có thể gặp nhiều khó
khăn, thử thách; nếu vội vàng bỏ cuộc thi sẽ không thể đến đích được.
+ Việc khơng chịu bỏ cuộc giúp họ tìm ra phương pháp giải quyết vấn đề
để đi đến thành cơng.
+ Khơng chấp nhận từ bỏ giúp họ hình thành một tính cách mạnh mẽ,
quyết đốn và ngày một trưởng thành sau mỗi lần thử thách.
+ Kiên trì đi theo con đường bản thân lựa chọn, cuối cùng con người
cũng sẽ đạt được mục đích; tuy nhiên, nhiều khi phải trả giá quá đắt. Vì
vậy, cần linh hoạt lựa chọn cách đi nào để có thể đến dịch nhanh hơn.
(Lấy dẫn chúng trong thực tiễn để chứng minh) .
-Ý kiến của người thứ hai:
+ Thương hại, phê phán con kiến là phê phán sự cố chấp, bảo thủ, thiếu
linh hoạt trong cuộc sống.
+ Biết chấp nhận sự thay đổi là phẩm chất của người biết “tùy cơ ứng
biến”, biết tuân thủ quy luật cuộc sống.
+ Linh hoạt thay đổi, lựa chọn con đường mới sẽ có nhiều cơ hội thành
cơng.

+ Tuy nhiên, chưa thử sức, cố gắng đã sớm từ bỏ, tìm con đường khác thì
khó đạt được thành cơng.
(Lấy dẫn chứng thực tiễn để chứng minh)
4. Đánh giá, mở rộng vẫn đề
- Mẩu chuyện là một sự gợi mở về quan niệm đúng đắn trong quá trình
tạo lập cuộc sống của mỗi con người. Có nhiều con đường đi đến thành
công. Thành công hay không phụ thuộc ở sự lựa chọn đối với mỗi con
đường.
- Mỗi người cần biết lựa chọn con đường phù hợp với hoàn cảnh, năng
lực của mình.
- Phê phán thái độ sống tiêu cực: nản chí, dễ bng xi từ bỏ đi t mục
tiêu, lí tưởng khi gặp khó khăn; những người bảo thủ, cố chấp thiếu mêm
dẻo.
5. Khẳng định và liên hệ bản thân
- Thái độ và cách ứng biến cho phù hợp với hồn cảnh để đạt mục đích
đề ra sẽ quyết định sự thành công trong cuộc sống của mỗi người.
- Là học sinh cần biết ni ước mơ, hồi bão và kiên định thực hiện theo

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25
0,25
0,25
0,5

0,25
0,25
0,25

0,5

0,25
0,25

0,25
0,25

Gmail:

3


Đề thi HSG cấp huyện 2023 môn Ngữ văn lớp 9 (10 đề kèm đáp án chi tiết)

cách của riêng mình.
A. YÊU CẦU CHUNG
1. Viết bài văn nghị luận văn học có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ,
thuyết phục. Q trình nghị luận viết đưa kiến thức lí luận vào giải quyết
Câu 3 vấn đề. Hệ thống luận điểm đưa ra mang tính tồn diện, cụ thể tránh lan
(10,0) man.
điểm 2. Bài viết cần làm rõ chức thẩm mỹ và chức năng giáo dục của tác phẩm
văn chương dựa trên những kiến thức về tác giả, tác phẩm nêu lên trong
đề. Trình bày sơ lược nội dung tư tưởng nhân văn, vẻ đẹp trong tâm hồn
con người Việt Nam qua hai tác phẩm ấy. Chỉ ra được điểm tương đồng,
sự đồng điệu giữa các nhà thơ trong cách khám phá và cảm nhận được vẻ

đẹp tâm hồn con người. Học sinh phải phân tích làm rõ được cách thể
hiện độc đáo của các nhà thơ trong việc phản ánh, níu giữ tính người cho
con người qua tác phẩm của họ. Những tư tưởng trong tác phẩm của các
nhà thơ có gì khác biệt nhau: tư tưởng, tình cảm mà mỗi nhà thơ gửi gắm
qua tác phẩm của mình; những biện pháp nghệ thuật độc đáo trong việc
truyền tải nội dung tư tưởng nhân văn, tình cảm của con người Việt Nam.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
I/ Mở bài:
- Giới thiệu chức năng của nghệ thuật trong đó có chức năng thẩm mỹ,
chức năng giáo dục.
- Giới thiệu, dẫn dắt vào tác giả, tác phẩm.
II/ Thân bài:
1. Giải thích nhận định:
II/ Thân bài:
1. Giải thích nhận định:
- Nghệ thuật chỉ phạm trù lớn, bao gồm cả văn học và các ngành nghệ
thuật khác.
- Sự vươn tới, sự hướng về...tính người: Muốn nói tới sự khám phá, phản
ánh vẻ đẹp nhân bản, nhân văn của nghệ thuật chân chính.
- Nghệ thuật là ... sự níu giữ mãi mãi tính người cho con người: Đó là vai
trị cảm hóa, tác động tích cực, chức năng bồi bổ tâm hồn con người của
văn học nghệ thuật.
- Tóm lại, ý kiến của Nguyên Ngọc muốn đề cao nghệ thuật nói chung,
văn học nói riêng: luôn mang thiên chức cao cả là phản ánh, ngợi ca vẻ
đẹp nhân tính của con người và vì thế, văn học nghệ thuật đảm nhận
chức năng nhân đạo hoá con người, giúp con người hoàn thiện hơn.
2. Bàn luận
- Ý kiến đúng đắn, có cơ sở từ lí luận về bản chất của nghệ thuật: Nghệ
thuật chân chính bao giờ cũng vươn tới các giá trị: chân, thiện, mĩ - phục
vụ cho những nhu cầu chính đáng của con người...

- Văn học nghệ thuật vừa là sản phẩm phản ánh đời sống một cách khách

0,5

0,5

0,25

Gmail:

4


Đề thi HSG cấp huyện 2023 môn Ngữ văn lớp 9 (10 đề kèm đáp án chi tiết)

quan vừa là một hình thức biểu hiện tư tưởng tình cảm chủ quan, cũng là
phương tiện giao tiếp quan trọng của con người. Nó có nhiều chức năng
song quan trọng hơn cả là chức năng nhận thức và chức năng giáo dục,
nhân đạo hoá con người...
- Là sản phẩm tinh thần của con người, do con người tạo ra để đáp ứng
những nhu cầu trong đời sống nhất là đời sống tâm hồn, văn học chỉ thực
sự có giá trị khi nói lên tiếng nói của tâm hồn con người, thể hiện thái độ
trân trọng, ngợi ca, bảo vệ con người. Vì vậy hướng về tính nhân văn,
tinh thần nhân đạo bao giờ cũng là vấn đề cốt yếu làm nên giá trị lâu bền
của văn học chân chính...
- Tác phẩm văn học thể hiện tính nhân văn và tinh thần nhân đạo qua
nhiều phương diện: phê phán, tố cáo tội ác của những thế lực đã chà đạp
quyền sống con người, tập trung ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp, thấu
hiểu, cảm thơng tâm từ tình cảm, nguyện vọng ước mơ của con người
giúp con người bày tỏ ước nguyện... Sự đa dạng này tuỳ thuộc ở cá tính

sáng tạo, phong cách nghệ thuật, phương pháp sáng tác của nghệ sĩ...
3. Chứng minh
a. Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm
b. Điểm tương đồng, sự đồng điệu giữa các nhà thơ trong cách khám
phá, thể hiện “tính người” trong tác phẩm.
- Cả hai tác phẩm đều khai thác và thể hiện “tính người” qua những lời
tâm tình với những dịng hoài niệm về quá khứ ân nghĩa để rồi trở về
hiện tại trong nỗi niềm trân trọng, nhớ mong. Đó là ân tình của thiên
nhiên bình dị hồn hậu với con người, là tình đồng chí đồng đội trong
chiến tranh, là tấm lịng u thương cháu của bà, là tình cảm nhớ thương
gia đình, làng xóm khi đi xa...
- Cả hai tác phẩm đều “níu giữ mãi mãi tính người cho con người”. Đó là
sự gợi nhắc về thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn” ân nghĩa, thủy
chung ngàn đời của dân tộc. Đó là tư tưởng nhân văn cao đẹp, khơng chỉ
đúng với một người, một thời mà cịn đúng với mọi người, mọi thời, mọi
thế hệ.
- Hai tác giả đều thể hiện sự tinh tế và sắc sảo trong nghệ thuật thể hiện:
Đều sử dụng thể thơ trữ tình có két hợp với tự sự, miêu tả, nghị luận. Hai
bài thơ đều sáng tạo hình ảnh thơ độc đáo làm điểm tựa để triển khai ý
nghĩa bài thơ. Ngôn ngữ, giọng điệu của hai bài thơ vừa thủ thỉ, tâm tình
lại vừa trầm lắng, da diết rất phù hợp để bộc lộ cảm xúc.
c. Cách khám phá, thể hiện độc đáo của mỗi nhà thơ trong việc phản
ánh, níu giữ tính người cho con người qua tác phẩm.
* Bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt:
- Bài thơ khơi dậy và làm đẹp thêm tình cảm bà cháu, tình cảm gia đình
cho mỗi người đọc qua dịng hồi tưởng của cháu về kỷ niệm tuổi thơ bên
bà, bên bếp lửa – qua tình cảm bà cháu của nhân vật trữ tình.
+ Dịng hồi tưởng của cháu bắt đầu từ hình ảnh bếp lửa và hình ảnh bà.

0,25


0,25

0,25

0,5

0,5

0,5

0,5

1,0

Gmail:

5


Đề thi HSG cấp huyện 2023 môn Ngữ văn lớp 9 (10 đề kèm đáp án chi tiết)

Nhân vật trữ tình hồi tưởng lại những kỷ niệm: Kỷ niệm những năm đói
khổ; kỷ niệm tám năm sống bên bà; kỉ niệm những năm giặc dã, chiến
tranh. Trong dòng hồi tưởng đó ln có hình ảnh bà tần tảo, hi sinh, u
thương cháu, có tình bà ấm áp. (phân tích- chứng minh)
+ Hồi tưởng về bà ln gắn với hình ảnh bếp lửa, bếp lửa là biểu tượng
cho tình bà ấm áp, biểu tượng cho ý chí, nghị lực, niềm tin của bà. (Phân
tích – chứng minh)
+ Cháu khơn lớn, trưởng thành thấm thía cuộc đời bà vất vả, gian khổ,

tần tảo, chịu thương chịu khó; cơng lao của bà mênh mơng, sâu nặng
(Phân tích – Chứng minh)
+ Cháu tâm nguyện: ln trân trọng, nhớ bà, biết ơn bà (Phân tích–
Chứng minh)
+ Trong suy ngẫm, tâm nguyện của cháu cũng vẫn hiện lên hình ảnh bếp
lửa bình dị mà thiêng liêng: Bếp lửa là biểu tượng cho tinh bà cháu, biểu
tượng của gia đình, quê hương. Bài thơ khơi dậy và làm đẹp thêm tình
cảm gia đình gắn bó hài hịa trong tình yêu quê hương đất nước- qua
những suy ngẫm của cháu về bà, về đất nước, dân tộc, nhân dân mình
- Bên cạnh đó, bài thơ cịn cho thấy tình cảm bà cháu là cội nguồn của
tình cảm gia đình, tình cảm với quê hương, đất nước:
+ Mỗi kỉ niệm của cháu với bà gắn với những thời kì lịch sử khó quên
của đất nước, dân tộc; gắn với tình làng nghĩa xóm (Phân tích- chứng
minh)
+ Người cháu nhớ về bà, biết ơn bà, nhờ hiểu bà mà thêm hiểu nhân dân,
đất nước, dân tộc mình. Bếp lửa và bà đã trở thành biểu tượng của quê
hương, xứ sở.(phân tích- chứng minh)
- Khẳng định sự tác động của bài thơ đến tình cảm mỗi người đọc, sự
đồng cảm của người đọc với bài thơ:
+ Với hình tượng bếp lửa và hình tượng người bà, bài thơ bếp lửa đã
khơi dậy trong lịng mỗi người đọc tình cảm bà cháu đẹp đẽ, tình cảm gia
đình thiêng liêng. Tình cảm của nhân vật trữ tình, của tác giả đã làm sâu
sắc, đẹp đẽ, bền vững thêm tình cảm gia đình trong mỗi người đọc. Bài
thơ nhận được sự đồng cảm của bạn đọc, bạn đọc tìm được sự đồng điệu
tâm hồn với tác giả. Bài thơ là một minh chứng cho quy luật sáng tạo và
tiếp nhận văn chương, minh chứng cho vai trò quan trọng và chức năng
của văn chương, đặc biệt là chức năng giáo dục và thẩm mỹ.
+ Bài thơ cũng là lời nhắc nhở mỗi con người ln biết trân trọng, giữ
gìn những tình cảm trong sáng, đẹp để “ níu giữ mãi mãi tính người cho
con người.”

- Sự sáng tạo độc đảo trong nghệ thuật thể hiện:
+ Bài thơ Bếp lửa với hình tượng thơ độc đáo, ngơn từ biểu cảm, bình dị
mà sâu sắc, sử dụng hồi tưởng và hiện tại trong mạch cảm xúc, sử dụng
nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc đã thể hiện xúc động tình bà cháu
thiêng liêng, ấm áp, tình cảm yêu gia đình, quê hương, đất nước trong

0,5

0,5

0,5

Gmail:

6


Đề thi HSG cấp huyện 2023 môn Ngữ văn lớp 9 (10 đề kèm đáp án chi tiết)

sáng, đẹp đẽ.
+ Bài thơ đã làm sáng tỏ những quy luật sáng tạo và tiếp nhận văn
chương; minh chứng cho những tác dụng to lớn của văn chương: Văn
chương làm đẹp thêm tình người, hướng con người đến chân, thiện, mỹ.
* Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy
- “Ánh trăng” là bài thơ chất chứa tâm sự sâu kín trong tâm hồn Nguyễn
Duy – một người lính vừa bước ra khỏi cuộc chiến, trở về với cuộc sống
thời bình.
+ Hồi niệm về sự gắn bó nghĩa tình với vầng trăng trong những năm
tháng tuổi thơ và khi ở chiến trường. (Phân tích-Chứng minh)
+ Nghĩ về sự lãng qn, thờ ơ, vơ tình của mình với vầng trăng trong

hiện tại. (Phân tích-Chứng minh)
+ Xúc động nhớ thương và giật mình thức tỉnh khi bắt gặp vầng trăng
xưa vẫn tròn đầy vẹn nguyên. (Phân tích- Chứng minh)
- > Bài thơ là lời tự nhắc nhở của nhà thơ về những năm tháng gian lao
đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị,
hiền hậu.
- Khẳng định sự tác động của bài thơ đến tình cảm mỗi người đọc, sự
đồng cảm của người đọc với bài thơ:
+ Bài thơ đã đưa tiếng lòng riêng của Nguyễn Duy đến với tiếng lịng
chung của bao người: Giật mình trước sự nơng nổi, bạc bẽo của chính
mình, tự nhìn lại mình để hồn thiện chính mình - Bài thơ Ánh trăng đã
giúp chúng ta hiểu rõ hơn về giá trị của tác phẩm trong việc thể hiện tâm
hồn tác giả và níu giữ mãi mãi tính người cho con người.”.
+ Lắng nghe lời tự nhắc của nhà thơ về đạo lí sống uống nước nhớ
nguồn, biết trân trọng ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ, người đọc nhận
ra những triết lí sống sâu sắc cho mình. Bài thơ của Nguyễn Duy khơng
chỉ là chuyện riêng của nhà thơ mà là chuyện của mọi người, không chỉ
là bài thơ của một thời mà là bài thơ của mọi thời, mọi đời, nó ln nhắc
nhở mọi người về đạo lí ân nghĩa thủy chung, uống nước nhớ nguồn.
- Sự độc đáo trong nghệ thuật thể hiện của bài thơ:
+ “Ánh trăng” có sự kết hợp hài hịa giữa yếu tố trữ tình của phương thức
biểu cảm và yếu tố tự sự, giữa tính cụ thể và tính khái qt trong hình
ảnh thơ.
+ Bài thơ chứa đậm chất tự sự: Ở đây có hai nhân vật đó là trăng và nhân
vật trữ tình là người bạn tri kỉ của trăng. Câu chuyện về hai người được
kể với ba mốc thời gian hồi còn nhỏ – hồi chiến tranh - khi trở về thành
phố.
+ Bên cạnh đó, bài thơ cịn sử dụng thành cơng phép nhân hóa. Hình
tượng “ánh trăng" được nhân hóa như một người bạn tri âm, tri kỉ, bao
dung và độ lượng, để rồi khi soi mình vào ánh trăng “trịn vành vạnh"

con người nhận ra được phần khuất tối khơng nên có trong tâm hồn của
mình. Chính thời gian và hồn cảnh đã làm cho đổi thay từ tri kỉ thành

1,0

0,5

0,5

Gmail:

7


Đề thi HSG cấp huyện 2023 môn Ngữ văn lớp 9 (10 đề kèm đáp án chi tiết)

người dưng.
+ Diễn biến tâm trạng trữ tình cịn được bộc lộ rõ qua giọng thơ đầy cảm
xúc: khi là giọng hồi tưởng đều đặn và trầm tĩnh, khi là giọng tràn đầy
cảm xúc ngỡ ngàng, thảng thốt, rưng rưng, khi là giọng thơ thiết tha với
những suy tư sâu lắng.
+ Kết cấu liền mạch, chặt chẽ với cách tổ chức hình thức đẩy dụng ý
nghệ thuật. Nhân vật trữ tình kể chuyện nhưng trong suốt bài thơ khơng
có một từ xưng hơ nào. Các câu thơ không chủ ngữ xuất hiện nối tiếp
nhau trong tồn bài. Chỉ có câu đầu tiên mỗi đoạn mới viết hoa, điều này
làm cho mạch thơ cũng như mạch cảm xúc, ùa về nối tiếp không đứt
quãng. Cả bài thơ chỉ sử dụng duy nhất một dấu chẩm câu kết thúc. Đây
là một nét đặc sắc trong tác phẩm.
+ Cuối cùng là tính chất tượng trưng của nhan đề bài thơ. Nhan đề là
“ánh trăng” nhưng có một lần duy nhất tác giả nói đến chữ ánh trăng,

còn lại là sử dụng những từ liên quan đến trăng: trắng, vầng trăng,... Ánh
trăng tượng trưng cho ánh sáng để soi vào chỗ bóng tối, soi sáng tâm hồn
con người.
4. Đánh giá, mở rộng, nâng cao vấn đề:
- Hai bài thơ ra đời ở những hoàn cảnh khác nhau, cách khám phá và thể
hiện có sự độc đáo riêng nhưng cả hai đều hướng về, níu giữ tình cảm, tư
tưởng nhân văn ở con người. Đó là tình u thương, lòng biết ơn, sống ân
nghĩa thủy chung, là tấm lịng gắn bó thiết tha đối với làng xóm, q
hương, đất nước.
- Ý kiến của Nguyên Ngọc trở thành phương châm, nguyên tắc sáng tạo
của người nghệ sĩ chân chính; Địi hỏi nhà văn phải có tầm nhìn sâu
rộng, có tư tưởng nhân văn, nhân đạo...
- Quan điểm này cũng trở thành tiêu chí đánh giá văn học nghệ thuật đối
với bạn đọc...
III. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề nghị luận: Ý kiến của Nguyên Ngọc và hai bài
thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt và “Ánh trăng” của Nguyễn Duy đã góp
phần khẳng định giá trị lớn lao, phong phú của văn học nghệ thuật đối
với đời sống nhân sinh, đặc biệt là thiên chức cao cả: thanh lọc tâm hồn,
nhân đạo hóa con người.
- Rút ra bài học liên hệ.
--------------------Hết--------------------

0,5

0,25
0,25

0,5


Gmail:

8


Đề thi HSG cấp huyện 2023 môn Ngữ văn lớp 9 (10 đề kèm đáp án chi tiết)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HĨA
ĐỀ CHÍNH THỨC

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2022 – 2023
Môn thi: NGỮ VĂN - THCS
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian phát đề
(Đề thi có 02 trang, gồm 06 câu)
Ngày thi: 22/12/2022
ĐỀ SỐ: 02

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Từ cửa sổ máy bay
Nhìn về mặt đất
Bỗng nhiên con sửng sốt
Lại gặp một vòm xanh thăm thẳm của bầu trời
Mây trắng đi lững thững dưới kia
Như những cái nấm lơ lửng
Nhưng con biết đằng sau màu mây ấy
Là một thiên đường có thật
Ở đó có ngơi nhà gianh vách trát đất

Là lâu đài của mẹ con mình
Trước cửa, dậu cúc tần xanh
Sau lưng mảnh ao làng
Trăng lên có tiếng cá quẫy
Ở đó có nàng tiên
Biết hát ca và cấy lúa
Biết đến với con khi con đau khổ.
Và sau mỗi chặng đường gian lao
Con lại trở về
Sưởi ấm trong tình thương đơi mắt mẹ
Giá lạnh tan đi
Tràn đầy niềm tin và nghị lực
Con lại cười vang như sóng dưới bầu trời...
(Nguồn thivien.net, trích “Bức thư viết bên cửa sổ máy bay”, Trần Đăng Khoa)
Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích.
Câu 2. Tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả lâu đài của mẹ con mình trong đoạn trích.
Câu 3. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong đoạn thơ sau:
Và sau mỗi chặng đường gian lao
Con lại trở về
Sưởi ấm trong tình thương đơi mắt mẹ
Giá lạnh tan đi
Câu 4. Cảm nhận tình cảm của người con đối với gia đình trong đoạn trích trên (trình bày bằng
một đoạn văn khoảng 7 đến 10 câu).
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)
Câu 1. (4,0 điểm)
Gmail:

9



Đề thi HSG cấp huyện 2023 môn Ngữ văn lớp 9 (10 đề kèm đáp án chi tiết)

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình
bày suy nghĩ về ý nghĩa của điểm tựa đối với con người.
Câu 2. (10,0 điểm)
Bằng hiểu biết về bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy làm sáng tỏ nhận định: “Thơ
khơng phải là một vịng quay chậm rãi của cảm xúc mà là một lối thốt của cảm xúc, khơng
phải là sự biểu hiện của tính cách, nhưng là một lối thốt cho cá tính...”.
Hết
(Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm)
Họ tên thí sinh........................................................................... Số báo danh...................
Giám thị số 01.......................................... Giám thị số 02....................................................

Gmail:

10


Đề thi HSG cấp huyện 2023 môn Ngữ văn lớp 9 (10 đề kèm đáp án chi tiết)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HĨA

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2022 – 2023

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Môn thi: NGỮ VĂN - THCS
Ngày thi: 22/12/2022
(Hướng dẫn chấm gồm 05 trang)

Phần Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
6,0
1,0
1 Thể thơ: Tự do
Từ
ngữ,
hình
ảnh
miêu
tả
“lâu
đài
của
mẹ
con
mình”:
nhà
gianh
vách
1,0
2
trát đất; trước cửa dậu cúc tần xanh; sau lưng mảnh ao làng...
0,5
3 - Phép tu từ ẩn dụ
+ Sưởi ấm: cảm giác ấm áp, hạnh phúc, bình yên ...
+ Giá lạnh: đau buồn, nhọc nhằn, gian khó...

- Tác dụng:
+ Thể hiện sâu sắc cảm giác được yêu thương, được tiếp thêm nghị lực
niềm tin, được sưởi ấm tâm hồn; xua tan đau khổ nhọc nhằn khi trở về 1,5
với mẹ, với gia đình... Khơi dậy lịng kính u mẹ, trấn trọng tình cảm gia
đình.
+ Cách diễn đạt sinh động, gợi hình, gợi cảm, làm tăng sức hấp dẫn cho
câu thơ, đoạn thơ.
4 Thi sinh có thể đưa ra những cảm nhận riêng nhưng cần hợp lí, thuyết
phục; khơng vi phạm chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Có thể trả lời
theo hướng:
- Tình cảm gắn bó, ln hướng về gia đình. Nơi ấy có mẹ, có những hình
1,5
ảnh bình dị, thân thuộc. Nơi mang đến cho con niềm vui, sự ấm áp; tiếp
thêm niềm tin, nghị lực; là điểm tựa vững chắc cho con, Con tự hào, trân
trọng những gì con được đón nhận nơi “thiên đường” tràn ngập tình yêu
thương...
- Tình cảm được thể hiện tự nhiên, chân thành, sâu sắc, thấm thía qua lời 0,5
thơ giản dị, giọng điệu thiết tha, ân tình.
II
TAO LAP VAN BAN
14,0
1 Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của điểm tựa đối với mỗi 4,0
người trong cuộc sống
a. Đảm bảo thể thức một đoạn văn hoàn chỉnh, trọn vẹn, trong khoảng
0,25
200 chữ
b. Xác định đúng vẫn đề cần nghị luận
0,25
c. Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai hợp lí nội 3,0
dung đoạn văn. Có thể theo hướng sau:

- Điểm tựa: nơi có thể dựa vào, nâng đỡ con người cả về vật chất, tinh
thần..
- Điểm tựa giúp con người có thêm sức mạnh để khơng gục ngã, vững
vàng vượt qua khó khăn, thử thách...
- Điểm tựa giúp con người có động lực vươn lên nắm bắt cơ hội để thành
cơng, góp phần đem đến những điều tốt đẹp cho cộng đồng xã hội.
ĐỀ SỐ: 02

Gmail:

11


Đề thi HSG cấp huyện 2023 môn Ngữ văn lớp 9 (10 đề kèm đáp án chi tiết)

2

- Dựa vào điểm tựa khơng có nghĩa là dựa dẫm, ỷ lại...
- Cần nhận thức đúng đắn về điểm tựa, phát huy những điều được đón
nhận từ điểm tựa.
(Thí sinh cần lấy dẫn chứng minh hoa phù hợp).
d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị
luận
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp. ngữ
nghĩa Tiếng Việt.
Bằng hiểu biết về bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy làm sáng tỏ
nhận định: “Thơ khơng phải là một vịng quay chậm rãi của cảm xúc
mà là một lối thoát của cảm xúc, khơng phải là sự biểu hiện của tính
cách, nhưng là một lối thốt cho cá tính...”.
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Có đầy đủ phần mở bài,

thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu vấn đề nghị luận; Thân bài làm rõ
được nhận định, triển khai được luận điểm; Kết bài khái quát được nội
dung nghị luận.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
c. Triển khai hợp lí nội dung của bài văn: Vận dụng tốt các thao tác lập
luận, có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh trình bày
theo nhiều cách, có thể viết bài theo hướng sau:
2.1. Giải thích ý kiến
* Giải thích
- Thơ là hình thức sáng tác văn học thiên về biểu hiện cảm xúc.
- Vòng quay chậm rãi của cảm xúc: biểu hiện cảm xúc một cách đều đều,
mờ nhạt, không cuộn trào, không mãnh liệt…
- Lối thoát của cảm xúc: cảm xúc được thốt ra, tn trào mãnh liệt,
hướng tới sự tri âm, đồng điệu.
- Thơ không phải là sự biểu hiện của tính cách: mục đích của thơ khơng
nhằm biểu hiện bản chất, con người xã hội của nhà thơ.
- Thơ là một lối thốt cho cá tính: bộc lộ nét riêng trong sáng tạo nghệ
thuật biểu hiện ở cả nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật.
= > T.S. Eliot đã khẳng định được đặc trưng cơ bản của thơ ca là sự bộc
lộ của tình cảm, cảm xúc mãnh liệt. Mặt khác qua tác phẩm người nghệ sĩ
phải thể hiện được cá tính sáng tạo độc đáo.
*Lí giải:
- Cốt lõi của thơ là trữ tỉnh. Thơ bao giờ cũng là tiếng nói của tình cảm
con người, những rung động của trái tim người nghệ sĩ trước cuộc đời.
Cảm xúc của thơ là những cảm xúc mãnh liệt, là những rung động sâu sắc
của tâm hồn. Thơ phải được đẩy lên ở một “trạng thái cao trào, tràn đầy
và mãnh liệt”. Tuy nhiên, cảm xúc trong thơ phải là những tình cảm lớn,
tình cảm cao đẹp thấm nhuần bản chất nhân văn.
- Bản chất của nghệ thuật là sự sáng tạo, đòi hỏi người nghệ sĩ bằng trái
tim và tài năng phải dâng tặng cho cuộc đời những tác phẩm mang màu

sắc cá nhân, sâu sắc về nội dung tư tưởng, mới lạ độc đáo về hình thức
nghệ thuật. Đó có thể là đóng góp mới trong quan niệm cảm xúc; có thể
là cách nói mới về những điều đã cũ, đã quen; có thể là sự phá vỡ những
khn mẫu, hình thức có tính chất ổn định trước đó...
- Mọi “lối thốt” của cảm xúc hay cá tính trong thơ phải có tính phổ qt,

Gmail:

0,25
0,25
10,0
0,25

0,25
9,0
1,5
0,75

0,75

12


Đề thi HSG cấp huyện 2023 môn Ngữ văn lớp 9 (10 đề kèm đáp án chi tiết)

trở thành tiếng lịng của nhiều người mới có thể dễ dàng tìm được sự
đồng điệu trong tâm hồn bạn đọc.
2.2 Từ hiểu biết về bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy để định làm
sáng tỏ nhận định
2.2.1. Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm:

- Nguyễn Duy là gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời chống
Mĩ. Thơ Nguyễn Duy dung dị, hồn nhiên và trong sáng, giàu tính triết lí;
ngơn ngữ, hình tượng thơ sáng tạo, gợi cảm….
- "Ánh trăng" ra đời năm 1978, khi cuộc kháng chiến đã khép lại ba năm.
Bài thơ mang dáng dấp một câu chuyện nhỏ với hình tượng thơ độc đảo
ánh trăng nhưng gợi nhiều chiều suy ngẫm.
2.2.2. Chứng minh
* Luận điểm 1: Bài thơ “Ánh trăng” khơng phải vịng quay chậm rãi
của cảm xúc mà là lối thốt của tình cảm, cảm xúc chân thành và
những suy ngẫm giàu tinh triết lí.
- Tình cảm gắn bó thiết tha, bền chặt của người và trăng trong quá khứ
+ Từ thuở ấu thơ cho đến khi trưởng thành bước vào cuộc đời người lính,
con người sống gần gũi với thiên nhiên đất nước bình dị. Trăng được
nhân hóa trở thành người bạn “tri kỉ”, “tình nghĩa".
+ Tình cảm giữa người lính và trăng tự nhiên, chân thành, vơ tư, hồn
nhiên. "Ngỡ” như tình cảm ấy sẽ khơng bao giờ thay đổi.
- Tình cảm giữa người và trăng trong cuộc sống hiện tại
+ Cuộc sống hiện đại tiện nghi đủ đầy "ánh điện, cửa gương”, con người
đã thích nghi với cuộc sống mới - “quen”.
–Trăng vẫn bên người nhưng với người trăng trở thành “người dưng”.
=> Mơi trường, hồn cảnh sống thay đổi con người cũng đổi thay.
- Sự xúc động mãnh liệt của con người khi gặp lại trăng
+ Vầng trăng xuất hiện trong một tình huống đặc biệt: đèn tắt, phịng tối.
Con người vội vã đi tìm ánh sáng, muốn thốt khỏi không gian chật hẹp,
tối tăm. “Đột ngột” người đã gặp lại trăng. Trăng vẫn tròn đầy, thánh
thiện chiếu sáng căn phịng, chiếu lên khn mặt đang hối hả đi tìm ánh
sáng.
+ Cuộc hội ngộ bất ngờ là khoảnh khắc đối diện đàm tâm của người và
trăng.
+ Cuộc gặp không hẹn trước với người bạn thuở hàn vi kéo người lính trở

về tắm mình trong dịng sơng kí ức để biết nâng niu trân trọng nghĩa tình.
Quá khứ tươi đẹp, bình dị, hồn hậu, nguyên sơ nơi sâu thẳm tâm hồn.
Khoảnh khắc gặp gỡ đó khiến tâm hồn con người trong sáng trở lại, rưng
rưng xúc động. Dường như con người đang tự nhìn lại mình, đang hồi
niệm.
- Tâm tư, suy ngắm giàu tính triết lí
+ Trăng vẫn mang vẻ đẹp viên mãn của thiên nhiên của quá khứ bình dị,
hiền hậu, ln thủy chung, trịn đầy.
+ Trước sự bạc bẽo, vơ tình của con người, trăng được nhân hóa vẫn "im
phăng phắc", không một lời trách nhưng cũng không dễ dãi.
+ Sự im lặng nghiêm khắc ấy có sức cảm hóa đặc biệt khiến con người
“giật mình". Cái "giật mình" thấm đẫm chất nhận văn (phản xạ tâm lý của
người biết suy nghĩ, biết sám hối chợt nhận ra sự bạc bẽo của mình; giật
Gmail:

6,5

0,5

4,0
1,0

0,75

1,0

0,75

13



Đề thi HSG cấp huyện 2023 môn Ngữ văn lớp 9 (10 đề kèm đáp án chi tiết)

mình để tự nhắc nhở...).
= > Bài thơ thể hiện nhiều cung bậc cảm xúc, suy ngẫm. Nguyễn Duy đã
đi tìm “hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người” gửi gắm niềm
tin vào sự chiến thắng của cái thiện, cái đẹp. Câu chuyện tình cảm giữa
người và trăng là lời nhắn nhủ về lẽ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân
nghĩa thủy chung cùng quá khứ; về ý thức tự bảo vệ mình trước cái thấp
hèn, xấu xa; biết tự thức tỉnh để hồn thiện mình...
* Luận điểm 2: “Ánh trăng” khơng phải là sự biểu hiện của tính cách,
nhưng là một lối thốt cho cá tính. Bài thơ đã thể hiện sự sáng tạo
mang dấu ấn cá nhân của Nguyễn Duy
- Cá tính sáng tạo của Nguyễn Duy được thể hiện ở phương diện nội
dung tư tưởng
+ Đề tài thi vị quen thuộc mà sâu sắc, độc đáo. Trăng là đề tài mn thuở
của thơ ca từ cổ chí kim. Các thi nhân tìm đến trăng là để mở lịng ra với
thiên nhiên, để gửi gắm tâm sự. Nguyễn Duy cũng viết về đề tài trăng
nhưng trăng trong thơ ông không chỉ mang vẻ đẹp tươi mát của thiên
nhiên mà cịn là hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng cho q khứ nghĩa
tình; cho tình bạn bè, đồng chí; cho nhân dân, đất nước ...
+ Bài thơ là câu chuyện kể xúc động về mối quan hệ giữa người và trăng
trong q khứ, hiện tại. "Ánh trăng” khơng cịn là chuyện của riêng một
người, một thế hệ mà có ý nghĩa với nhiều người, nhiều thế hệ.
- Cá tính sáng tạo của Nguyễn Duy được thể hiện sâu sắc ở phương
diện nghệ thuật
+ Thể thơ ngũ ngôn được sử dụng sáng tạo. Mỗi khổ chỉ viết hoa chữ cái
đầu dòng thứ nhất. Tác phẩm chỉ có một dấu chấm ở câu thơ cuối diễn tả
mạch cảm xúc dạt dào tuôn chảy liền mạch.
+ Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc. Ánh trăng là hình tượng đa nghĩa, vừa tả

thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng.
+ Giọng điệu tâm tình, nhịp thơ khi trôi chảy tự nhiên khi ngân nga thiết
tha, lúc trầm lắng suy tư. Kết cấu, giọng điệu của bài thơ có tác dụng làm
nổi bật chủ đề, tạo tính chân thực, sức truyền cảm sâu sắc cho tác phẩm,
gây ấn tượng mạnh mẽ đối với người đọc.
+ Bài thơ như một câu chuyện nhỏ, có sự kết hợp hài hịa, tự nhiên giữa
trữ tình với tự sự...sử dụng khéo léo các biện pháp tu từ: nhân hóa, điệp
ngữ...
2.3. Đánh giá
- Ý kiến của Eliot là sự khẳng định xác đáng về vai trò của cảm xúc mãnh
liệt trong thơ và cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ
- Người sáng tác: Cảm xúc cần sâu sắc, mãnh liệt, chân thành; có cái nhìn
độc đáo, giàu tính phát hiện; khơng ngừng sáng tạo để khẳng định dấu ấn
riêng, đem đến sự mới lạ, hấp dẫn cho tác phẩm.
- Người tiếp nhận: Ln có nhu cầu khám phá những điều mới mẻ; thấu
hiểu, đồng cảm với chiều sâu tâm hồn của tác giả.
- Bài thơ “Ánh trăng "của Nguyễn Duy xứng đáng là tác phẩm văn học
chân chính, thể hiện sự thăng hoa trong cảm xúc và cái độc đảo trong cá
tính sáng tạo của người nghệ sĩ.
d. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị
luận
Gmail:

0,5

2,0
1,0

1,0


1,0

0,25

14


Đề thi HSG cấp huyện 2023 môn Ngữ văn lớp 9 (10 đề kèm đáp án chi tiết)

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ
nghĩa tiếng Việt.
Tổng điểm

0,25
20,0

* Lưu ý:
1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thi sinh cần được đánh giả tổng quát, tránh
đếm ý cho điểm.
2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã
nêu ở mỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu lốt, có cảm xúc.
3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể khơng giống đáp án, có những ý
ngồi đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng và li lẽ thuyết phục.
4. Không cho điểm cao với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng
------------------------HẾT----------------------

Gmail:

15



Đề thi HSG cấp huyện 2023 môn Ngữ văn lớp 9 (10 đề kèm đáp án chi tiết)

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ SẦM SƠN
ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ
Năm học: 2020 – 2021
Môn thi: NGỮ VĂN - Lớp 9 - THCS
Ngày thi: 29/9/2020
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

ĐỀ SỐ: 03
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện những yêu cầu dưới đây:
Ngụ ngôn của mỗi ngày
Ngồi cùng trang giấy nhỏ
Tôi đi học mỗi ngày
Tôi học cây xương rồng
Trời xanh cùng nắng, bão
Tôi học trong nụ hồng
Màu hoa chừng rỏ máu
Tơi học lời ngọn gió
Chẳng bao giờ vu vơ
Tôi học lời của biển
Đừng hạn hẹp bến bờ
Tôi học lời con trẻ
Về thế giới sạch trong
Tôi học lời già cả

Về cuộc sổng vơ cùng
Tơi học lời chim chóc
Đang nói về bình minh
Và trong bia mộ đá
Lời răn dạy đời mình
(Đỗ Trung Quân)
Câu 1. (0,5 điểm) Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. (0,5 điểm) Đọc văn bản, em hiểu như thế nào về ý nghĩa của nhan đề: Ngụ ngôn
của mỗỉ ngày?
Câu 3. (1,0 điểm) Chỉ ra và phân tích hiệu quả thẩm mĩ của một biện pháp tu từ nổi
bật được sử dụng trong bài thơ.
Câu 4.(1,0 điểm) Em hãy nhận xét về quan niệm học của tác giả thể hiện trong bài thơ?
(Trình bày từ 7 đền 10 câu)
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về ý kiến
sau đây: Học cách đổng cảm và sẻ chia là cánh cửa dẫn đến thiên đường.
Gmail:

16


Đề thi HSG cấp huyện 2023 môn Ngữ văn lớp 9 (10 đề kèm đáp án chi tiết)

Câu 2. (5,0 điểm)
Trong tập tiểu luận “Trang giấy trước đèn”, Nguyễn Minh Châu từng viết:
“Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những
người cùng đường tuyệt lộ, bị cái ác và số phận đen đủi dồn đến chân tường, để bênh vực cho
những con người khơng cịn được ai bênh vực”
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Cảm nhận qua nhân vật Vũ Nương trong Chuyện

người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, từ đó liên hệ với chị Dậu trong đoạn trích Tức
nước vở bờ của Ngơ Tất Tố để thấy được điểm tương đồng và khác biệt trong cách thể hiện
của mỗi nhà văn.
---------------- HẾT ----------------(Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm)
Họ tên thí sinh : ……………………………………..; Số báo danh :…………

Gmail:

17


Đề thi HSG cấp huyện 2023 môn Ngữ văn lớp 9 (10 đề kèm đáp án chi tiết)

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ SẦM SƠN
ĐỀ SỐ: 03

Phần

Câu
1
2

I
3

4

II
1


KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ
Năm học: 2020 – 2021
Môn thi: NGỮ VĂN - Lớp 9 - THCS
Ngày thi: 29/9/2020

HƯỚNG DẪN CHẤM
Yêu cầu cần đạt
ĐỌC HIỂU
-Bài thơ trên viết theo thể thơ 5 chữ/ ngũ ngôn.
-Ý nghĩa của nhan đề: Ngụ ngôn của mỗi ngày – Những bài
học ngụ ý của mỗi ngày.
+ Mỗi ngày, cuộc sống quanh ta đều mang đến cho ta những
bài học quý báu như những câu chuyện ngụ ngôn vậy.
-Biện pháp tu từ: Điệp ngữ: Tôi học; Điệp cấu trúc câu: Tôi
học lời…
-Hiệu quả thẩm mĩ: nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa và tầm quan
trọng của việc học trong cuộc sống con người; khơi dậy ở mỗi
người ý thức học tập, bộc lộ những quan niệm của nhà thơ về
việc học…
- Bài thơ đã thể hiện những quan điểm của tác giả Đỗ Trung
Quân về việc học: học không phải chỉ là ở trường, lớp mà học
cịn là một cuộc hành trình, tìm kiếm – khám phá - lĩnh hội từ
những điều bình dị trong cuộc sống.
+ Học được từ thiên nhiên, cỏ cây, vạn vật: sự thích nghi để
tồn tại của cây xương rồng trong hồn cảnh khắc nghiệt, ln
chắt chiu nhựa sống giữa trời xanh và nắng bão; sự tận hiến
kiệt cùng của nụ hoa hồng dâng sắc tỏa hương điểm tô cho đời
màu hoa chừng rỏ máu; sự phóng khống, tự do nhưng khơng
vu vơ của gió; sự rộng lượng, bao dung khơng hạn hẹp bến bờ

của biển; sự vui vẻ, lạc quan, u đời của những con chim líu
lo hót chào bình minh…
+Học được từ con người: sự hồn nhiên, sạch trong từ lời của
trẻ thơ; sự từng trải, kinh nghiệm quý giá của người già về
cuộc sống vô cùng; ngay cả “bia mộ đá” trên nấm mồ hoang
lạnh cũng mang đến “lời răn dạy”, nhắc nhở ta về cuộc đời hữu
hạn, hãy yêu và trân trọng sự sống, cuộc sống quý giá này.
- Từ đó, nhận xét về quan niệm của tác giả (đúng hay sai, phù
hợp hay khơng phù hợp…)
(Thí sinh có thể đồng tình, khơng đồng tình hoặc có những
quan điểm riêng nhưng cần lí giải vấn đề thuyết phục và phù
hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật)
TẠO LẬP VĂN BẢN
Thí sinh viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày su nghĩ
cuarbanr thân về ý kiến : Học cách đồng cảm và chia sẻ là
cánh cửa dẫn đến thiên đường.

Điểm
3,0
0,5
0,25
0,25
0,5
0,5
1,0

7,0
2,0

Gmail:


18


Đề thi HSG cấp huyện 2023 môn Ngữ văn lớp 9 (10 đề kèm đáp án chi tiết)

2

Yêu cầu chung.
Đảm bảo cấu trúc đoạn văn; có đủ các phần mở đoạn, phát
triển đoạn, kết đoạn. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Ý nghĩa,
vai trò của việc học cách đồng cảm sẻ chia trong cuộc sống
con người.
Yêu cầu cụ thể.
Thí sinh có thể viết một đoạn văn theo những cách khác nhau
nhưng cần tập trung làm rõ ý nghĩa, vai trò của việc học cách
đồng cảm sẻ chia trong cuộc sống con người. Có thể viết đoạn
văn theo hướng sau:
-Học cách đồng cảm và sẻ chia là cánh cửa dẫn đến thiên
đường: khi ta học được cách đồng cảm (biết rung cảm, đặt
mình vào hồn cảnh của người khác để hiểu và cảm thông) và
chia sẻ tức là biết sống vì người khác cũng là lúc mình nhận
được niềm vui; ta cảm thấy cuộc đời thật hạnh phúc. Nếu ai
cũng biết “học cách đồng cảm và sẻ chia”, trái đất này sẽ thật
là “thiên đường”. Bởi vì:
- Đồng cảm, sẻ chia là cùng chung suy nghĩ, cảm xúc, cùng
thấu hiểu, quan tâm, yêu thương, giúp đỡ người khác khi vui,
buồn hoặc khó khăn hoạn nạn…
-Những biểu hiện của đồng cảm, sẻ chia: Về vật chất:…Về tinh
thần… trong những mối quan hệ khác nhau giữa người và

người: gia đình, học đường, tập thể, xã hội, toàn cầu…
- Ý nghĩa, tác dụng của đồng cảm và sẻ chia trong cuộc sống:
Đối với người nhận… đối với người dành cho…
-Đồng cảm, sẻ chia giúp con người thêm sức mạnh để vượt qua
những thử thách, những nghịch cảnh của cuộc đời. Đó cũng là
một trong những phẩm chất “người”, kết tinh giá trị nhân văn
cao quý rcon người. Hãy học cách đồng cảm, sẻ chia với
những người xung quanh mình với điều kiện, khả năng có thể
của mình.
-Phê phán bệnh vơ cảm, lối sống ích kỉ, sống thiếu trách nhiệm
với đồng loại, với cộng đồng ở một số người. Phân biệt đồng
cảm, sẻ chia với sự thương hại, ban ơn.
(Lưu ý: cần tôn trọng những suy nghĩ và cách giải quyết vấn
đề mà thí sinh đưa, miễn là hợp lí, có sức thuyết phục, không
trái với đạo đức, pháp luật)
Cảm nhận nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái
Nam Xương của Nguyễn Dữ, từ đó liên hệ với chị Dậu
trong đoạn trích Tức nước vở bờ của Ngô Tất Tố để thấy
được điểm tương đồng và khác biệt trong cách thể hiện của
mỗi nhà văn.
Yêu cầuchung:
-Câu hỏi kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học của thí
sinh. Địi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về lý luận văn
học, tác phẩm văn học, kĩ năng tạo lập văn bản, khả năng cảm
nhận văn chương của mìnhđể làm bài.
- Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo những cách khác

0,25

1,75


0,25

0,5
0,5

0,25

0,25

5,0

0.5

Gmail:

19


Đề thi HSG cấp huyện 2023 môn Ngữ văn lớp 9 (10 đề kèm đáp án chi tiết)

nhau, nhưng phải có lý lẽ, căn cứ xác đáng.
u cầu cụ thể:
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần
đảm bảo các ý sau:
2.1. Giải thích ý kiến

1,0

a.Cắt nghĩa


0,5

-Những con người “cùng đường tuyệt lộ”, “những con người
không cịn được ai bênh vực” là những con người có số phận
bất hạnh, có cuộc đời khổ đau bế tắc bị dồn vào bước đường
cùng. Họ là hiện thân cho những cuộc đời bơ vơ bất hạnh cần
chia sẻ, cảm thông.
-Nhà văn là người “nâng giấc” cho những số phận ấy nghĩa là
phải biết cảm thông, chia sẻ, an ủi và bênh vực họ.
- > Nhận định đề cao thiên chức của nhà văn: nhà văn phải có
tấm lịng nhân đạo, biết cảm thông, bênh vực với những cuộc
đời bất hạnh.
b. Lí giải

0,5

-Vì sao văn học lại phản ánh con người?
+ Văn học luôn là bức tranh ghi lại chân thực bức tranh của
cuộc sống mà mỗi nhà văn như “người thư kí trung thành của
thời đại” (Banzắc). Mỗi nhà văn khơng thể khơng miêu tả con
người và đặt nó vào tâm điểm, là cốt lõi của tác phẩm văn học.
+ M.Gorki từng nói: “Văn học là nhân học”, nếu chỉ phản ánh
con người một cách vơ hồn thì nó khơng thể trở thành văn học.
Vì vậy, thế giới nhân vật trong văn học phải được người nghệ
sĩ tô điểm và cho người đọc thấy một đôi mắt và một trái tim.
Đó là thái độ của nhà văn đối với từng con người ấy, phải yêu,
phải ghét, khi xót xa, khi thì căm thù…; thì con người ấy mới
thực sự sống động và độc giả mới có chỗ để đặt hồn mình vào
trái tim đó được.

-Nhưng con người trong tác phẩm văn học cần phải được nhà
văn gửi gắm cái tâm của mình. Đó là nơi mỗi người nghệ sĩ
“nâng giấc cho những người cùng đường, tuyệt lộ” và đồng
thời cũng để ênh vực cho những người khơng có ai bênh vực”.
Nhà văn đến với bạn đọc mục đích thơng qua con người văn
học và bày tỏ tấm lòng nhân đạo như một sự đồng cảm mạnh
mẽ với độc giả.
-Ý kiến trên đã được thể hiện rõ trong hai văn bản “Chuyện
người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ (Ngữ văn lớp 9
tập 1) và “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố (Ngữ văn lớp 8 tập
1).
2.2. Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người
con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ và liên hệ với chị
Dậu trong đoạn trích Tức nước vở bờ của Ngơ Tất Tố
(Chiếm 70% bài viết)

4,5

3,0

Gmail:

20



×