Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (881.58 KB, 45 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

KHOA THỐNG KÊ – TIN HỌC

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP
NGÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ HỆ THỐNG THÔNG TIN

KIỂM THỬ TỰ ĐỘNG KATALON STUDIO VÀ ỨNG DỤNG
CHO HỆ THỐNG BÁN HÀNG TRỰC TUYẾN
NOPCOMMERCE

Sinh viên thực hiện
Lớp
Đơn vị thực tập
Cán bộ hướng dẫn
Giảng viên hướng dẫn

:
:
: Cơng ty TMA Solutions Bình Định
: Trần Thị Hoài Phương
: TS. Hoàng Thị Thanh Hà

Đà Nẵng, 8/2023



LỜI CẢM ƠN
Em xin phép được gửi sự tri ân sâu sắc và lời cảm ơn chân thành nhất đối với các thầy cô
giáo Khoa Thống kê- Tin học trường Đại Học Kinh Tế Đà Nẵng đã tạo điều kiện để em có


điều kiện thực tập. Đặc biệt, em xin trân trọng cảm ơn cơ TS.Hồng Thị Thanh Hà đã nhiệt
tình hướng dẫn để em có thể hồn thành tốt kì thực tập này.
Đặc biệt, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Mentor Trần Thị Hoài Phương đã hướng dẫn
trực tiếp, chỉ đạo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học cũng như thực tập
tại đây.
Em cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến toàn thể anh chị trong DG4. Sự hỗ trợ, chia sẻ
kiến thức của các anh chị đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành nhiệm vụ thực tập
một cách hiệu quả. Những trao đổi, ý kiến đóng góp đã giúp em mở rộng hiểu biết và nâng
cao kỹ năng của mình. Nhờ vậy mà em đã học thêm được nhiều kiến thức mới và có cái nhìn
tường tận hơn về lý thuyết chuyên ngành cũng như thực tế áp dụng.
Trong suốt quá trình thực tập cũng như q trình tìm hiểu, sẽ khơng thể tránh khỏi những sự
thiếu sót và hạn chế. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và phản hồi từ q thầy
cơ để em có thể khắc phục được những sai sót cũng như rút ra được những bài học cho mình
và trau dồi thêm những kiến thức mới. Em xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài “Nghiên cứu về kiểm thử tự động bằng công cụ Katalon Studio và
ứng dụng cho hệ thống bán hàng trực tuyến nopCommerce.” là kết quả nghiên cứu của cá
nhân trên cơ sở nghiên cứu các lý thuyết đã học và dưới sự hướng dẫn của T.S Hoàng Thị
Thanh Hà và mentor Trần Thị Hồi Phương. Các thơng tin và kết quả mà em đã cung cấp
trong báo cáo thực tập này là chân thực và chính xác dựa trên những quan sát và nghiên cứu
của riêng em. Em cam kết đã thực hiện thực tập một cách nghiêm túc, tuân thủ các quy định,
và đưa ra những kết quả phản ánh thực tế nhất.
Ngồi ra, trong bài báo cáo có sử dụng một số nguồn tài liệu tham khảo đã được trích dẫn
nguồn và chú thích rõ ràng. Em xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước bộ môn, khoa và nhà
trường về sự cam đoan này.
Đà Nẵng, ngày 25 tháng 8 năm 2023
Trần Thị Tằm



MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TMA VÀ VỊ TRÍ TESTER
1.1. Giới thiệu tổng quát về công ty TMA Bình Định
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của cơng ty
1.1.2. Tầm nhìn và sứ mệnh
1.1.3. Giá trị cốt lõi
1.1.4. Lĩnh vực hoạt động
1.2. Tổng quan về vị trí Tester
1.2.1. Mơ tả về vị trí Tester
1.2.2. Các kĩ năng cần có của một Tester
1.2.3. Cơ hội nghề nghiệp
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Tổng quan về kiểm thử phần mềm
2.1.1. Giới thiệu về kiểm thử phần mềm
2.1.2. Mục tiêu của kiểm thử
2.1.3. Vòng đời kiểm thử phần mềm
2.1.4. Các nguyên tắc của kiểm thử phần mềm
2.1.5. Phân biệt Error/ Fault/ Failure
2.1.6. Phân biệt Verification & Validation
2.1.7. Phân biệt QA & QC
2.2. Vòng đời phát triển phần mềm
2.2.1. Các giai đoạn của vòng đời phát triển phần mềm
2.2.2. Các mơ hình của vịng đời phát triển phần mềm
2.3. Các loại kiểm thử phần mềm
2.3.1. Manual Testing
2.3.2. Automation Testing

2.4. Các phương pháp kiểm thử phần mềm
2.4.1. White Box Testing


2.4.2. Black Box Testing
2.5. Cấp độ của kiểm thử
2.5.1. Unit Testing
2.5.2. Integration Testing
2.5.3. System Testing
2.5.4. Acceptance Testing
2.6. Test case và vịng đời Bug
2.6.1. Test case là gì?
2.6.2. Các thành phần của Test case
2.6.3. Các kỹ thuật của Test case
2.6.4. Vòng đời Bug
2.7. Tổng quan về công cụ kiểm thử Katalon Studio
2.7.1. Katalon Studio là gì?
2.7.2. Các tính năng chính của Katalon Studio
2.7.3. Ưu và nhược điểm
2.8. Tổng quan về ngôn ngữ lập trình Java
2.8.1. Java là gì?
2.8.2. Các tính năng của Java
CHƯƠNG 3. TRIỂN KHAI DỰ ÁN
3.1. Tổng quan về website nopCommerce
3.1.1. Giới thiệu về website nopCommerce
3.1.2. Giao diện website nopCommerce
3.1.3. Các chức năng chính của hệ thống
3.2. Thiết kế Test case
3.3. Thực hiện test
3.4. Kết quả kiểm thử

KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC HÌNH ẢNH


DANH MỤC BẢNG BIỂU


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với sự phát triển như vũ bão của cơng nghệ thơng tin nói chung và cơng nghệ phần
mềm nói riêng, việc phát triển phần mềm ngày càng được hỗ trợ bởi nhiều công cụ tiên
tiến, giúp cho việc xây dựng phần mềm đỡ mệt nhọc và hiệu quả hơn.
Các ứng dụng web càng ngày càng trở nên phổ biến và phát triển mạnh mẽ, nhằm đáp
ứng tối đa những đòi hỏi của người dùng khi họ bật trình duyệt web của mình lên. Cho
đến nay, các ứng dụng website đóng vai trị quyết định trong thương mại điện tử và trao
đổi thông tin. Và việc đảm bảo chất lượng website là vô cùng quan trọng để đáp ứng các
tiêu chuẩn và yêu cầu của người dùng. Do đó, em đã chọn đề tài “Nghiên cứu về kiểm
thử tự động bằng công cụ Katalon Studio và ứng dụng cho hệ thống bán hàng trực tuyến
nopCommerce.”
2. Mục tiêu của đề tài
● Mục tiêu đề tài là xác định các kịch bản kiểm thử quan trọng và các chức năng cần
được kiểm tra trong hệ thống bán hàng trực tuyến nopCommerce.
● Ứng dụng các kiến thức cơ bản về kiểm thử phần mềm, kiểm thử tự động và kiến
thức về công cụ Katalon Studio để viết kịch bản kiểm thử cho hệ thống bán hàng trực

tuyến nopCommerce.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
● Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống bán hàng trực tuyến nopCommerce và công cụ kiểm
thử tự động Katalon Studio.
● Phạm vi nghiên cứu: Tập trung vào việc xây dựng kịch bản kiểm thử tự động cho
nopCommerce bằng Katalon Studio, tập trung vào các chức năng quan trọng như
đăng nhập, thêm sản phẩm vào giỏ hàng, thanh toán, và xử lý đơn hàng. Nghiên cứu
cũng có thể tập trung vào việc tối ưu hóa và cải tiến phương pháp kiểm thử tự động
sử dụng Katalon Studio cho nopCommerce.
4. Kết cấu của đề tài
1


Đề tài được tổ chức gồm phần mở đầu, 3 chương nội dung và phần kết luận.
● Mở đầu
● Chương 1: Tổng quan về cơng ty TMA và vị trí Tester
● Chương 2: Cơ sở lý thuyết
● Chương 3: Triển khai dự án
● Kết luận và hướng phát triển

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TMA VÀ VỊ TRÍ TESTER
1.1. Giới thiệu tổng quát về công ty TMA Bình Định
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của cơng ty

Hình – Logo của cơng ty TMA
Được thành lập năm 1997, TMA là tập đồn cơng nghệ hàng đầu Việt Nam với 4000 kỹ sư
và khách hàng là những tập đồn cơng nghệ cao hàng đầu thế giới từ 30 quốc gia. TMA

hiện có 7 chi nhánh tại Việt Nam (6 tại Tp.HCM và 1 ở Tp. Quy Nhơn) cùng 6 chi nhánh ở
nước ngoài (Mỹ, Úc, Canada, Đức, Nhật, Singapore).
Năm 2017 TMA quyết định đầu tư xây dựng Cơng viên sáng tạo TMA Bình Định (TMA
Innovation Park) tại Thung Lũng Sáng Tạo Quy Nhơn.
Tháng 6 năm 2018, TMA đã mở chi nhánh tại Bình Định. Tháng 8 năm 2018, TMA đã khởi
công xây dựng Công viên Sáng tạo TMA Bình Định (TMA Innovation Park – TIP) trên 10
hecta tại Thung lũng Sáng tạo Quy Nhơn (Quy Nhon Innovation Park – QNIVY) với vốn
đầu tư hàng trăm tỷ đồng.
Với 25 năm kinh nghiệm cung cấp giải pháp phần mềm cho hàng trăm khách hàng từ 30
quốc gia, TMA luôn là đối tác chiến lược đáng tin cậy, mang đến các sản phẩm, dịch vụ,
3


giải pháp hiệu quả, phục vụ đa dạng các mục tiêu quản trị, sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp và tổ chức.
1.1.2. Tầm nhìn và sứ mệnh
Tầm nhìn của TMA Solutions là trở thành một trong những công ty phần mềm hàng đầu thế
giới, cung cấp các giải pháp và dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng
Công viên Sáng tạo TMA mang sứ mệnh trở thành trung tâm phát triển phần mềm và công
nghệ cao hàng đầu tại miền Trung, góp phần quan trọng đưa Thung lũng sáng tạo Quy
Nhơn trở thành một điểm đến của công nghệ 4.0 tại Việt Nam
1.1.3. Giá trị cốt lõi
Chất lượng: TMA Solutions có thể đặt chất lượng là giá trị cốt lõi để đảm bảo việc cung cấp
các sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin đáng tin cậy và chất lượng cao.
Đổi mới: Đổi mới liên tục là một yếu tố quan trọng trong ngành công nghệ thông tin. Công
ty có thể tạo ra giá trị bằng cách áp dụng công nghệ mới, nghiên cứu và phát triển các giải
pháp sáng tạo, và cung cấp những ý tưởng mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Đào tạo và phát triển nhân viên: Cơng ty có thể đầu tư vào việc đào tạo và phát triển nhân
viên để tạo ra một đội ngũ chất lượng cao, có năng lực và kiến thức để đối phó với các thách
thức trong lĩnh vực cơng nghệ thơng tin.

1.1.4. Lĩnh vực hoạt động
- Trí tuệ nhân tạo/ Máy học: Đội ngũ kỹ sư của chúng tơi đã ứng dụng Trí tuệ nhân tạo vào
lĩnh vực tự động hóa máy móc, giáo dục, dược phẩm, xe hơi, quản trị nguồn nhân lực, nông
nghiệp…với các công nghệ và giải pháp:
● Phân tích ngơn ngữ tự nhiên (NLP)
● Nhận dạng hình ảnh và video (Object Detection)
● Nhận dạng tài liệu (Document Parser)
4


● Nhận dạng quảng cáo (Brand Detection)
● Phân tích năng lực và hành vi học sinh (Student Analytics)
● Tối ưu hoạt động máy móc (Machine Optimization)
- Dữ liệu lớn/ Phân tích dữ liệu: Được thành lập vào năm 2013, đội ngũ phân tích dữ liệu
của chúng tơi đã phát triển nhanh chóng với gần 200 kỹ sư với nhiều dịch vụ:
● Thiết kế hệ thống dữ liệu doanh nghiệp
● Thu thập và phân tích dữ liệu trong thời gian thực
● Tích hợp và tổng hợp dữ liệu
● Chuyển đổi dữ liệu
● Dự báo
- Iot và thiết bị thông minh: Chúng tơi có hơn 150 kỹ sư đang làm việc trong các dự án về
IoT và Thiết bị thông minh áp dụng trong nhiều lĩnh vực:
● Công nghiệp
● Điện tử
● Xe hơi
● Viễn thông
● Y tế
● Giao thông
● Quản lý học sinh
● Quản lý tài sản

1.2. Tổng quan về vị trí Tester
1.2.1. Mơ tả về vị trí Tester
Tester – nhân viên kiểm thử phần mềm – là vị trí có vai trò kiểm tra bước cuối của dự án,
phần mềm trước khi các dự án, phần mềm này được triển khai và hoàn thiện. Tùy thuộc vào
từng lĩnh vực, trường hợp, Tester có thể thực hiện cơng việc này bằng thủ công hoặc bằng
5


các phần mềm. Hay đơn giản hơn, nhân viên Tester chính là người chịu trách nhiệm ở bước
cuối cùng của phần mềm để trong q trình sử dụng khơng xảy ra lỗi, sự cố.
Một số cơng việc chính của vị trí Tester:
● Nghiên cứu, phân tích yêu cầu : Tester cần ngân cứu, phân tích, xác định những yêu
cầu liên quan đến kỹ thuật trong quá trình xây dựng, phát triển dự án, phần mềm. Họ
sẽ cùng phối hợp với các lập trình viên để thực hiện cơng việc này. Việc phân tích
cần đảm bảo chính xác, nếu phân tích không đúng, sẽ làm xuất hiện sự sai lệch giữa
các bên trong dự án. Từ đó khiến thời gian hồn thành phần mềm, dự án lâu hơn.
● Đánh giá, phát hiện các vấn đề của phần mềm: Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất của
một Tester. Họ sẽ thực hiện kiểm thử, phát hiện các lỗi, vấn đề tiềm ẩn có thể ảnh
hưởng đến chất lượng phần mềm. Tìm lỗi là kỹ năng Tester cần biết và rất quan
trọng. Tester cần thực hiện kiểm thử, chạy các test case theo kịch bản có sẵn hoặc các
danh sách kiểm tra được yêu cầu trước đó.
● Ngăn ngừa các lỗi có thể phát sinh của phần mềm: Bên cạnh việc đánh giá, phát
hiện các vấn đề, Tester cần thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn để ngăn chặn được
việc phát sinh lỗi ngay từ đầu. Để làm được điều đó, các Tester cần có khả năng quan
sát cũng như đánh giá, kiểm tra trong mọi quy trình xây dựng, phát triển của phần
mềm.
● Tương tác với khách hàng: Một số Tester sẽ cần phải tương tác trực tiếp với khách
hàng để có thể nắm được các yêu cầu, mong muốn của khách hàng về sản phẩm. Từ
những yêu cầu đó, Tester có thể lên được các kịch bản hoặc danh mục cần kiểm tra
khi chạy thử phần mềm, ứng dụng.

● Chuẩn bị các bản báo cáo liên quan đến việc kiểm thử phần mềm. Chịu trách nhiệm
hỗ trợ cho các lập trình viên phát triển phần mềm.
1.2.2. Các kỹ năng cần có của một Tester
● Kỹ năng chuyên môn về kỹ thuật: Đối với Tester, bạn sẽ cần có các kiến thức, kỹ
năng chuyên sâu về kỹ thuật. Các Tester thường được yêu cầu có sự hiểu biết rộng và
6


thành thạo về các ngơn ngữ lập trình và cơng cụ có sẵn. Ngồi ra, một người tester
cũng cần có khả năng phân tích, đánh giá tốt
● Kỹ năng sắp xếp, quản lý công việc: Khi thực hiện kiểm thử, Tester sẽ phải thực hiện
nhiều nghiệp vụ, giao tiếp với nhiều nhân sự, bộ phận khác nhau. Do đó, tester cần
có được kỹ năng sắp xếp và quản lý cơng việc khoa học, điều này sẽ giúp bạn không
bị chồng chéo trong công việc, xử lý thông tin.
● Kỹ năng viết báo cáo: Kết quả sau quá trình kiểm thử sẽ được trình bày dưới dạng
các báo cáo lỗi. Tester sẽ cần có kỹ năng viết báo cáo, trình bày khoa học và chi tiết.
Ngoài ra, cần rõ ràng trong các lỗi của phần mềm để giúp cho nhân sự liên quan xử
lý được các lỗi dễ dàng hơn.
● Kỹ năng viết testcase: Testcase là phần quan trọng của các quy trình kiểm thử.
Tester cần có khả năng viết testcase phù hợp với những phân đoạn, quy trình, cơng
việc khác nhau. Cơng việc của Tester có hiệu quả hay khơng sẽ phụ thuộc vào đội
các bản testcase có phù hợp hay không.
● Kỹ năng giao tiếp: Một Tester sẽ cần giao tiếp với nhiều bộ phận khác nhau như
Developer, Leader, Manager, Coder, BA,… để tìm được các lỗi thiếu sót. Do đó,
tester cần có khả năng giao tiếp, trình bày tốt, rõ ràng để giúp quá trình kiểm thử
được hiệu quả hơn.
● Chi tiết và tỉ mỉ: Đây là yêu cầu để kết quả công việc đạt hiệu quả cao nhất. Bởi vì
khi testing, chúng ta phải quan tâm đến từng dấu chấm, dấu phẩy của từng thơng
điệp. Ngồi ra, ngay cả mức độ logic của thông điệp và các icon nhỏ nhất cũng phải
được xem xét một cách kỹ càng. Nếu thơng điệp đưa tới người dùng có bất kỳ lỗi

nào, nó khơng chỉ ảnh hưởng đến bạn mà cịn ảnh hưởng đến cả sự phát triển của
cơng ty.
1.2.3. Cơ hội nghề nghiệp
Hiện nay ở Việt Nam nghề Tester có cơ hội làm việc rất cao nhất là đối với các bạn trẻ có
sự nhạy bén, đam mê sáng tạo. Nếu kiên trì theo nghề tester bạn sẽ ln cập nhật được
những công nghệ mới, được tiếp xúc với các dự án lớn khác nhau, học hỏi được nhiều thứ.
Đối với các Tester dày dạn kinh nghiệm thì cơ hội thăng tiến trong nghề khá cao.
7


Lương của Tester cũng khá đa dạng. Tùy thuộc vào năng lực và kinh nghiệm, mức lương
cho Tester sẽ có sự khác nhau. Cụ thể:
● Đối với những Tester mới vào nghề, chưa có kinh nghiệm: Mức lương dao động từ
500$- 700$ tương đương từ 10 -15 triệu đồng/tháng.
● Đối với những Tester giàu kinh nghiệm, kỹ năng giỏi Mức lương dao động từ 700$ –
1000$.
● Đối với những quản lý Tester: Mức lương dao động từ 1000$ – 2000$.
Lộ trình phát triển của nghề Tester cũng rất rõ ràng và đầy tiềm năng, được chia theo các
level sau:
● Level 1: Fresher. Là những bạn mới tốt nghiệp các khóa đào tạo Tester cơ bản và bắt
đầu đi làm Tester. Ở level này, các bạn Tester hoàn toàn là các bạn mới học xong các
khóa học về Kiểm thử phần mềm, mới tiếp xúc mơi trường doanh nghiệp, hoặc có
thể là những người đã đi làm trái ngành mới thay đổi công việc sang Tester.
● Level 2: Junior. Ở level junior, bạn Tester đã hiểu thực thi các test case, thêm vào đó,
có thể báo cáo các bugs nếu có.
● Level 3: Senior. Đây là những chuyên gia thành thạo về kỹ thuật testing, nắm rõ các
yêu cầu kiểm thử phần mềm cho các doanh nghiệp với các ứng dụng phức tạp như tài
chính, sức khỏe, thương mại điện tử…
● Level 4: Test Leader. Thông thường, sau khoảng 5 năm kinh nghiệm trở lên, tester có
thể nắm giữ vai trị quản lý. Những người này chịu trách nhiệm tổ chức công việc

cần được thực hiện và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Tester trong team dự án.
Tương ứng với số năm kinh nghiệm Test Leader có sẽ là quy mô lớn, nhỏ khác nhau
mà các đội họ sẽ được quản lý.
● Level 5: Test Manager. Là những người tổ chức và điều phối các nhóm kiểm thử
(test team): quản lý metrics, lập kế hoạch chiến lược và đưa ra dự đoán.
● Level 6: Senior Test Manager. Tùy thuộc vào độ cứng và số năm kinh nghiệm, Test
Manager có thể đạt được vị trí Senior Test Manager.
Bên cạnh việc trở thành chuyên gia trong nghề Tester, Sau khi có đủ kiến thức và kinh
nghiệm ở level 4, bạn có thêm các hướng đi mới như: trở thành BA (Business Analyst)
8


hoặc PM (Project Manager- quản lý dự án). Đây đều là các hướng phát triển rất tiềm
năng nếu muốn làm Tester.

9


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Tổng quan về kiểm thử phần mềm
2.1.1. Khái niệm kiểm thử phần mềm
Kiểm thử phần mềm là phương pháp kiểm tra xem sản phẩm phần mềm
đó trên thực tế có phù hợp với các yêu cầu đã đặt ra hay không, và đảm
bảo rằng khơng có lỗi hay khiếm khuyết. Nó bao gồm việc kiểm tra, phân
tích, quan sát và đánh giá các khía cạnh khác nhau của sản phẩm.
2.1.2. Mục tiêu của kiểm thử
 Xác định chất lượng của sản phẩm
 Ngăn chặn phịng tránh lỗi
 Sẵn sàng tích hợp các thành phần
 Cung cấp thông tin để ra quyết định

 Xác minh và xác thực yêu cầu của người dùng.
 Xây dựng sự tự tin trong cơng việc
 Tìm ra lỗi trước khi khách hàng phát hiện ra chúng.
2.1.3. Vòng đời kiểm thử phần mềm
Vòng đời kiểm thử phần mềm (STLC) là q trình kiểm thử được thực hiện
một cách có hệ thống và có kế hoạch. Trong q trình STLC, các hoạt
động khác nhau được thực hiện để cải thiện chất lượng sản phẩm.

10


Hình – Vịng đời kiểm thử phần mềm
Requirement analysis - Phân tích yêu cầu
 Đọc hiểu, thực hiện nghiên cứu, phân tích chi tiết các tài liệu về
thiết kế hệ thống, những yêu cầu của khách hàng về tiêu chí, chất
lượng của sản phẩm, các bản mẫu (prototype) mà khách hàng cung
cấp.
 Yêu cầu được chia làm 2 dạng: Functional (Chức năng) và NonFunctional (Phi chức năng). Yêu cầu về Functional sẽ mơ tả tính
năng cịn Non-Functional sẽ mơ tả hiệu năng, tính bảo mật, tính
hữu dụng của phần mềm.


Đưa ra các câu hỏi còn thắc mắc về yêu cầu phần mềm với BA,
team, leader, khách hàng để hiểu rõ hơn về yêu cầu sản phẩm.

Test planning - Lập kế hoạch kiểm thử

 Xác định phạm vi kiểm thử: thời gian, lịch trình cho các cơng việc.
 Xác định nguồn lực: con người và thiết bị, cần bao nhiêu người
tham gia, ai làm cơng việc gì, cần những thiết bị hỗ trợ nào, số

lượng ra sao.

 Lên kế hoạch thiết kế công việc kiểm thử: đưa ra các chức năng cần
kiểm thử. những cơng việc gì cần thực hiện, thời gian bao lâu, xác
11



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×