Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

(Tiểu luận) ảnh hưởng của tiktok influencers đếnhành vi tiêu dùng của giới trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.88 MB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
---------***--------

ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế

ẢNH HƯỞNG CỦA TIKTOK INFLUENCERS ĐẾN
HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA GIỚI TRẺ
Tham gia thực hiện
Lớp tín chỉ
Lớp hành chính
Khóa
Người hướng dẫn khoa học

: Nhóm 22
: KTE206.9
: Pháp 01 – KTQT
: 61
: TS. Đinh Thị Thanh Bình

Hà Nội, tháng 4 năm 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1. Tên đề tài: Ảnh hưởng của TikTok influencers đến
hành vi tiêu dùng của giới trẻ

2. Mã số:


3. Lĩnh vực nghiên cứu
Tự Nhiên
Xã hội Giáo
Môi Trường Nhân văn dục

4. Loại hình nghiên cứu
Cơ bản
Ứng dụng Triển
khai

Kỹ
thuật

Nơng
Y
Lâm -Ngư Dược

X

X

5. Những người tham gia thực hiện đề tài
Họ và tên
Đơn vị cơng tác
Nguyễn Thị Thu Hiền

Trường Đại học Ngoại thương

Nhiệm
giao


vụ

được

Chữ ký

20%
20%

Hồng Đức Khang

Trường Đại học Ngoại thương

Nguyễn Trung Đức

Trường Đại học Ngoại thương

Nguyễn Cẩm Ly

Trường Đại học Ngoại thương

20%

20%

Mai Nguyễn Hà Trung
Trường Đại học Ngoại thương
20%
10. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước

10.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu (Trích dẫn nguồn đầy đủ và ghi rõ tài liệu tham khảo ở
cuối phần tổng quan tình hình nghiên cứu)
 Các nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Sinh và Nguyễn Minh Hiền (2022):
Mục đích chính của nghiên cứu này là quan sát tác động của từng nhân tố (sức hấp dẫn, độ tin cậy
và kiến thức chuyên môn về quảng cáo) đến thái độ đối với quảng cáo và hành vi của người tiêu
dùng. Bài viết sử dụng các lý thuyết nền như mơ hình nguồn tin cậy (Source Credibility ModelSCM), lý thuyết tương tác xã hội (Parasocial interaction-PSI) và lý thuyết hành vi dự định
1


(Theory of Planned Behaviour -TPB). Nghiên cứu ứng dụng phương pháp tiếp cận định lượng
thông qua việc khảo sát với mẫu chọn phi xác suất thuận tiện. Công cụ khảo sát là bảng hỏi với
thang đo Likert. Mơ hình nghiên cứu được kiểm chứng thực nghiệm bằng khảo sát trực tuyến với
468 người dùng Facebook tại Việt Nam có độ tuổi từ 18 trở lên trong lĩnh vực mỹ phẩm và làm
đẹp. Nghiên cứu sử dụng mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM) để phân tích, xử lý dữ liệu bằng
phần mềm SPSS và AMOS. Các bước xử lý dữ liệu bao gồm: Thống kê mô tả, kiểm định độ tin
cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, sau đó kiểm định mơ hình bằng CFA và SEM.
Kết quả cho thấy: thứ nhất, có mối quan hệ tích cực giữa ba yếu tố của chứng thực người nổi
tiếng (sức hấp dẫn, sự uy tín, chun mơn) với tương tác xã hội. Thứ hai, có mối quan hệ thuận
chiều giữa tương tác xã hội của người tiêu dùng và thái độ đối với quảng cáo chứng thực người
nổi tiếng trên Facebook. Thứ ba, có mối quan hệ thuận chiều giữa tương tác xã hội và ý định mua
hàng của người tiêu dùng thông qua quảng cáo chứng thực người nổi tiếng trên Facebook. Thứ tư,
có mối quan hệ cùng chiều giữa thái độ đối với quảng cáo chứng thực người nổi tiếng trên
Facebook và ý định mua hàng của người tiêu dùng. Kết quả cũng cho thấy có sự tác động điều tiết
của yếu tố sự đồng tình với người nổi tiếng đến mối quan hệ giữa hai yếu tố của chứng thực
người nổi tiếng (sự uy tín, sức hấp dẫn) và tương tác xã hội của người tiêu dùng trên Facebook.
Vì vậy, người nổi tiếng có khả năng ảnh hưởng tới ý định mua sản phẩm của người tiêu dùng vì
họ mong muốn giống người nổi tiếng mà mình hâm mộ. Tuy nhiên, bài nghiên cứu không tránh
khỏi một số điểm hạn chế, đó là việc lựa chọn mẫu thuận tiện phi xác suất và chọn mặt hàng mỹ
phẩm và làm đẹp. Nghiên cứu này khảo sát những người nổi tiếng nói chung, do đó trong tương

lai có thể nghiên cứu một hoặc hai người nổi tiếng cụ thể và sản phẩm khác như hàng tiêu dùng
nhanh, hàng điện tử, hàng may mặc, ... để kết quả của nghiên cứu có độ tin cậy, phổ quát hơn.
Nghiên cứu của Đinh Tiên Minh và Lê Thị Huệ Linh (2022):
Bài nghiên cứu này nhằm mục đích tìm ra mối quan hệ và sự ảnh hưởng từ phong cách sống của
người dẫn dắt dư luận kỹ thuật số (Digital Opinion Leaders - DOLs) đến hành vi tiêu dùng của
khách hàng. Nghiên cứu áp dụng Lý thuyết dòng chảy hai bước (Two-Step Flow Theory), khai
thác phong cách sống của DOLs và người tiêu dùng. Theo các nghiên cứu trước, hành vi tiêu
dùng có mối liên hệ với phong cách sống và niềm tin của người tiêu dùng. Phong cách tác động
đến quan điểm, niềm tin thay đổi cũng dẫn đến quan điểm thay đổi và từ đó ảnh hưởng đến hành
vi. Nghiên cứu này thực hiện phương pháp tiếp cận định tính trong nghiên cứu sơ bộ và định
lượng trong nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ thực hiện phỏng vấn sâu với 01 đáp viên là
Account Booking DOLs của Saturday agency; và phỏng vấn nhóm với 12 sinh viên tại các trường
Đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh. Bảng câu hỏi bán cấu trúc được áp dụng trong quá trình
phỏng vấn. Với 300 bảng câu hỏi được gửi đi, thu về 245 bảng có giá trị. Phương pháp chọn mẫu
theo phán đoán, phát triển mầm và thuận tiện được sử dụng trong nghiên cứu thông qua tiếp cận
trực tiếp và trực tuyến. Kết quả cho thấy, phong cách sống của các DOLs hiện nay ảnh hưởng tích
cực đến phong cách sống của người tiêu dùng và quan điểm tiêu dùng của họ. Ba phong cách
sống của DOLs có sức ảnh hưởng và độ lan tỏa đáng kể là The Creative, The Activist và The
Adventurer. Tuy nhiên, khi một DOLs quảng bá sản phẩm vì mục đích thương mại hóa q nhiều
sẽ làm giảm độ yêu thích và tin cậy đối với những người theo dõi họ.
2


 Các nghiên cứu ngoài nước
Nghiên cứu của Martina Ngangom (2020):
Marina Ngangom (2020) khám phá hiện tượng mới của TikTok và cách ứng dụng này đã tác động
đến người tiêu dùng trẻ. Nghiên cứu góp phần xác định nếu TikTok đã có bất kỳ thay đổi nào
trong thái độ đối với các thương hiệu bằng cách đạt được quan điểm và tư duy toàn diện về nhu
cầu và kỳ vọng đang phát triển của iGen. Do tính chất chủ quan của nghiên cứu, người viết sử
dụng phương pháp tiếp cận thiết kế định tính để thảo luận về trải nghiệm và quan điểm của Thế

hệ Z trên TikTok. Để thu thập dữ liệu, phỏng vấn bán cấu trúc đã được thực hiện cùng với mẫu
(sử dụng lấy mẫu quả cầu tuyết) các người dùng TikTok nữ có độ tuổi từ 18 đến 23. Để phân tích
dữ liệu, tác giả đã mã hóa theo chủ đề của Braun và Clarke (2006) và sáu giai đoạn đã hỗ trợ
khám phá một số mẫu và chủ đề. Kết quả cho thấy, TikTok có thể là một công cụ tiềm năng để
quảng bá cho người tiêu dùng trẻ nhưng họ có xu hướng ồ ạt chi tiêu vào các dịp khuyến mãi
hoặc khi lướt thấy những quảng cáo hấp dẫn. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy một số các
hạn chế. Thứ nhất, do tính chất chủ quan của nghiên cứu liên quan đến việc tìm ra kết quả xoay
quanh chân dung, mơ tả cá nhân của người tham gia; điều này có thể phản ánh sai lệch tường
thuật. Thứ hai, nghiên cứu chỉ bao gồm những người tham gia là nữ do phương pháp quả cầu
tuyết, điều này làm cho kết quả có thể khác nhau khi người khác giới là nam tham gia. Thứ ba,
kích thước mẫu tương đối nhỏ do sự sẵn có của người tham gia và số lượng kích thước mẫu chỉ là
10 không thể biểu thị tất cả người dùng TikTok. Cuối cùng, hạn chế về thời gian làm bó hẹp sự
phong phú của bài nghiên cứu. Phần đánh giá hạn chế của bài báo nghiên cứu này đã giúp xác
định một số kiến nghị cho các nhà nghiên cứu học thuật và thực tiễn.
Nghiên cứu của Noémie Gelati và Jade Verplancke (2022):
Nghiên cứu nhằm tìm hiểu cách các công ty trong ngành làm đẹp và thời trang sử dụng
Influencers cũng như các công cụ truyền thông để tác động đến người tiêu dùng, đặc biệt là Gen
Z và xác định những tác động của ảnh hưởng này đối với hành vi mua hàng của người tiêu dùng.
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và dựa trên dữ liệu sơ cấp. Thông tin được thu
thập thông qua 12 cuộc phỏng vấn bán cấu trúc chủ yếu trực tiếp với các câu hỏi mở và đóng,
hoặc trực tuyến qua Zoom. Trong bài nghiên cứu, mẫu được sử dụng bao gồm: 7 người theo dõi
(từ 13 đến 22 tuổi, chủ yếu là nữ); 3 người có ảnh hưởng trong ngành làm đẹp; 2 công ty hoạt
động trong lĩnh vực làm đẹp và thời trang. Kết luận cho thấy, Influencer Marketing và việc sử
dụng mạng xã hội cũng như Influencers của các thương hiệu chắc chắn có tác động đến người
tiêu dùng, đặc biệt là thế hệ trẻ. Tuy nhiên, bài báo cáo này cũng tồn đọng một số hạn chế nhất
định. Ảnh hưởng là chủ quan và ln có tác động khác nhau tùy thuộc vào từng cá nhân cũng như
kinh nghiệm và quan điểm của họ, vì vậy, những phát hiện trong bài nghiên cứu về tác động mà
Influencers có thể có đối với những người theo dõi có thể khác nếu những cá nhân khác bị đặt câu
hỏi. Các câu hỏi nghiên cứu giống hệt nhau có thể có câu trả lời khác nếu được nghiên cứu sớm
hơn hoặc muộn hơn một năm vì Influencer Marketing là một chiến lược tiếp thị mới và đang

trong q trình phát triển khơng ngừng. Hơn nữa, nghiên cứu chỉ tập trung vào những người có
ảnh hưởng đến lối sống và sắc đẹp cũng như những người theo dõi họ, và các phát hiện có thể
khác nếu được thực hiện trong một lĩnh vực khác. Ngoài ra, nghiên cứu chủ yếu được thực hiện
3


trên các cá nhân người Pháp, điều này đã hạn chế kết quả từ quan điểm văn hóa vì đây là một yếu
tố khác của biến thể. Từ những hạn chế, tác giả đề xuất nghiên cứu chuyên sâu về tác động của
Influencers và mạng xã hội đối với các thế hệ mới, không chỉ trong lĩnh vực tiếp thị mà còn trong
lĩnh vực tâm lý.
Nghiên cứu của Indrawati, Prily Calista Putri Yones và Saravanan Muthaiyah (2022):
Nghiên cứu này nhằm mục đích hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của eWOM (electronic Word of
Mouth) nhờ ứng dụng TikTok đối với ý định mua hàng của Somethinc (một thương hiệu khá nổi
trên nền tảng này). Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp mô tả nhân
quả với cách tiếp cận phương pháp định lượng. Nghiên cứu xây dựng chiến lược khảo sát thông
qua thu thập dữ liệu bằng sử dụng bảng câu hỏi, thang đo lường Likert để thu thập dữ liệu định
lượng và sử dụng kỹ thuật lấy mẫu phi xác suất với lấy mẫu có mục đích. Để xác định cỡ mẫu,
các tác giả đã áp dụng công thức Slovin và sử dụng mức ý nghĩa 5% (e ¼ 0,05 cho kiểm định một
đi). Để thực hiện nghiên cứu này, cỡ mẫu gồm 403 người trả lời đã được thu thập thông qua
khảo sát Google Biểu mẫu. PLS-SEM sử dụng Smart PLS đã được chọn để phân tích dữ liệu. Kết
quả cho thấy rằng mơ hình có thể dự đốn ý định mua Somethinc chính xác tới 21,1%. Tuy nhiên,
còn một số hạn chế áp dụng cho nghiên cứu này. Nghiên cứu tập trung vào ngành công nghiệp
sản phẩm làm đẹp, dẫn đến những người được hỏi chủ yếu là phụ nữ. Nền tảng mạng xã hội đang
được nghiên cứu là TikTok, do đó, nó có thể dẫn đến các kết luận khác nhau trên các nền tảng
mạng xã hội khác nhau. Mơ hình tiếp nhận thông tin đã được chứng minh là ủng hộ giả thuyết,
nhưng các yếu tố khác như chất lượng sản phẩm, tài sản thương hiệu và tổ hợp tiếp thị có thể
được nghiên cứu trong tương lai để hiểu rõ hơn ý định mua hàng của các thương hiệu chăm sóc
da địa phương trên TikTok.
Nghiên cứu của Sergio Barta, Daniel Belanche, Ana Fernández và Marta Flavián (2022):
Nghiên cứu xem xét các yếu tố quyết định sự thành công của Influencer Marketing trên TikTok

tập trung vào giới trẻ. Nó phân tích tác động của các đặc điểm tài khoản của Influencers: tính độc
đáo, chất lượng, số lượng và sự hài hước… Nghiên cứu được thực hiện dựa trên phương pháp
nghiên cứu định lượng thông qua điều tra dựa trên bảng câu hỏi và nghiên cứu thực nghiệm chuẩn
độ. Dữ liệu được thu thập từ tháng 7 - tháng 9 năm 2021. Bảng câu hỏi được hoàn thành bởi 217
người theo dõi TikTok của một người có ảnh hưởng trẻ tuổi nổi tiếng người Tây Ban Nha. Khi cơ
sở dữ liệu đã được làm sạch, cuối cùng mẫu bao gồm 160 câu hỏi hợp lệ. Tuy nhiên, cỡ mẫu lại
vượt quá yêu cầu về kích thước mẫu tối thiểu để sử dụng PLS làm thủ tục ước lượng. Vậy nên,
các tác giả một tiến hành phân tích G*Power (Mayr et al., 2007). Giả sử kích thước hiệu ứng là
0,15, mức ý nghĩa 5%, thống kê công suất 80% và trên cơ sở bảy cấu trúc đã được phân tích, phần
mềm thống kê chỉ ra rằng số lượng người tham gia tối thiểu cần thiết để kiểm định mơ hình đề
xuất là 109. Như vậy, mẫu đủ lớn. Các thang đo lường được điều chỉnh từ các tài liệu trước đây
đã được sử dụng để phân tích các cấu trúc của mơ hình nghiên cứu được đề xuất. Các biến số
được đo lường bằng thang đo Likert bao gồm: tính độc đáo, chất lượng, số lượng, tính hài hước,
trải nghiệm khối lạc, lãnh đạo ý kiến. Kết quả cho thấy, tính độc đáo được nhận thức là động lực
thiết yếu của ý định theo dõi lời khuyên và tài khoản của những người có ảnh hưởng trên TikTok.
Chất lượng và số lượng ấn phẩm cũng ảnh hưởng đến trải nghiệm khoái lạc và sự dẫn dắt quan
4


điểm. Trong bối cảnh TikTok, số lượng ấn phẩm không ảnh hưởng đến nhận thức về sự dẫn dắt
quan điểm. Chất lượng giúp người theo dõi tận hưởng trải nghiệm khoái lạc hơn và gợi ý rằng
người dùng TikTok xem nội dung cũng vì mục đích khối lạc. Số lượng bài viết nhiều làm giảm
trải nghiệm khoái lạc. Sự hài hước được thể hiện bởi những người có ảnh hưởng trên TikTok tạo
ra trải nghiệm khối lạc tích cực hơn, chuyển thành khả năng ảnh hưởng cao hơn. Nếu những
người theo dõi có trải nghiệm thú vị, họ sẽ nảy sinh ý định theo dõi tài khoản TikTok nhiều hơn
và sẽ muốn biết nội dung của tài khoản đó để tiếp tục tận hưởng trải nghiệm. Dẫn dắt ý kiến
không ảnh hưởng đến ý định theo dõi tài khoản, nhưng nó ảnh hưởng tích cực đến ý định làm
theo lời khuyên, hỗ trợ cho các mục đích thương mại. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy một
vài hạn chế sau. Thứ nhất, tác giả sử dụng mẫu giới hạn (chỉ người dùng Tik Tok tại Tây Ban
Nha). Thứ hai, nghiên cứu xem xét TikTok và đối tượng trẻ nhìn chung của nó, vậy nên các

nghiên cứu trong tương lai có thể so sánh hiệu quả của các chiến dịch tiếp thị có ảnh hưởng trên
các mạng xã hội khác nhau và hiệu quả của chúng với các đối tượng mục tiêu khác. Thứ ba, một
hạn chế khác liên quan đến việc đo lường các biến chất lượng cảm nhận và số lượng cảm nhận.
Vì vậy, các nghiên cứu trong tương lai có thể kiểm tra các nền tảng mới nổi và các đặc điểm khác
biệt của chúng, để có thể tận dụng tối đa tiềm năng của tiếp thị người ảnh hưởng trong các bối
cảnh mới này.
Nghiên cứu của Konstantina Kapnia (2022):
Konstantina Kapnia (2022) điều tra tác động của Influencer Marketing trên hành vi của người tiêu
dùng trong trang phục thể thao. Mục tiêu của nghiên cứu này là để đi qua các lịch sử của
Instagram và TikTok, để xác định tác động của mạng xã hội đối với người tiêu dùng hành vi và
đưa ra khuyến nghị cho các công ty may mặc thể thao về cách sử dụng hoặc cải thiện chiến lược
tiếp thị truyền thông xã hội của họ. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính thông qua một
cuộc khảo sát với các câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi thang đánh giá, câu hỏi mở liên quan đến hành
vi của người tiêu dùng (nam và nữ giới từ 20 - 50 tuổi). 74 câu trả lời đã giúp tác giả xác định
mức độ nghiêm túc của mọi người trên mạng xã hội quảng cáo và liệu chúng có ảnh hưởng đến
người tiêu dùng hay khơng. Kết luận đạt được là các phương tiện truyền thông xã hội có tác động
đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Tuy nhiên, nghiên cứu chủ yếu tập trung vào
Instagram và TikTok, hai trong số các nền tảng truyền thông xã hội phổ biến nhất hiện nay được
cả các doanh nghiệp may mặc thể thao nhỏ và các thương hiệu thể thao nổi tiếng sử dụng làm
công cụ tiếp thị chính. Do khung thời gian ngắn nên số người trả lời khảo sát rất ít, với 74 câu trả
lời. Để nghiên cứu sâu hơn, tác giả đề xuất tiến hành một nghiên cứu về phương pháp sẽ giúp các
cá nhân giảm bớt cảm giác bất an đối với Influencers hay kiểm tra xem liệu nó có lợi cho các
cơng ty may mặc thể thao hoặc các cơng ty nói chung, để thuê nhân viên với mức lương hàng
tháng để làm đại sứ thương hiệu cho thương hiệu của họ. Hơn nữa, có thể so sánh các phương
pháp tiếp thị truyền thống của ngành thể thao với tiếp thị truyền thơng xã hội. Từ sự so sánh này,
chúng ta có thể quan sát người tiêu dùng đã bị ảnh hưởng như thế nào theo thời gian, yếu tố nào
ảnh hưởng đến yếu tố không đổi và yếu tố nào đã được thay thế bằng yếu tố mới hơn.
Nghiên cứu của Jessie Boxin Mou (2020):
Nghiên cứu nhằm mục đích cung cấp cho các công ty một số lời khuyên về việc phát triển các
5



Document continues below
Discover more
from:
international
investment
DTU308
Trường Đại học…
50 documents

Go to course

ĐTQT-Tổng-hợp
8

international
investment

100% (3)

Chapter 3 - SV
11

international
investment

None

Vocab - Goodluck

8

43

international
investment

None

Chapter 16 Managing
Bond Portfolios Mult
international
investment

None

Vietnam M&A
91

Research Report 2011…
international
investment

None


71

Investment law Materials + Further…
international


None

chiến lược truyền thông marketing của họ thông qua việc tập trung nghiên
cứu về ngành làm đẹp
investment
và tận dụng ngành làm đẹp như một đại diện để nghiên cứu. Để thu thập dữ liệu, tác giả đã sử
dụng phương pháp nghiên cứu định tính thơng qua buổi phỏng vấn với 9 nữ đáp viên gắn bó với
sản phẩm làm đẹp ở các mức độ khác nhau. Kết quả cho thấy lý do khiến người tiêu dùng theo
dõi các Beauty Blogger chủ yếu là vì họ nghĩ rằng các Beauty Blogger này có cùng sở thích với
họ. Bên cạnh đó, người tiêu dùng theo dõi các Beauty Blogger càng lâu, họ càng biết nhiều hơn
về các sản phẩm và kỹ thuật làm đẹp khác nhau. Do vậy, Vlogger có thể ảnh hưởng lớn đến việc
lựa chọn các sản phẩm làm đẹp và chăm sóc cá nhân của người hâm mộ. Tuy nhiên, nghiên cứu
này cũng còn tồn tại một số hạn chế. Thứ nhất, do giới hạn về cỡ mẫu chỉ với chín đáp viên, kết
quả nghiên cứu có thể bị sai lệch. Thứ hai là hạn chế về lựa chọn giới tính, do người tiêu dùng nữ
chiếm tới 73% trong tổng lượng tiêu thụ mỹ phẩm và người tiêu dùng nam giới chỉ chiếm 27%, vì
vậy tác giả chỉ chọn người tiêu dùng nữ cho cuộc phỏng vấn này. Tuy vậy, tác giả tin rằng trên cơ
sở nghiên cứu này, các sinh viên khác có thể tiếp tục cải thiện kết quả nghiên cứu. Đầu tiên, có
thể so sánh các chiến dịch marketing được thực hiện trên các nền tảng mạng xã hội khác nhau,
chẳng hạn như chạy thử nghiệm cùng một chiến dịch marketing trên TikTok và Instagram, đo
lường tác động thu được đối với việc thúc đẩy nhận thức về thương hiệu, nâng cao lòng tin và
chuyển đổi của người tiêu dùng cũng như các đề xuất về cách lựa chọn giữa các nền tảng truyền
thông xã hội khác nhau. Tiếp theo, nghiên cứu định lượng như khảo sát người tiêu dùng có thể
được thực hiện để bổ sung cho kết quả thu được từ nghiên cứu định tính và giảm sai lệch trong
kết quả thu được.
Nghiên cứu của Susanne Autio (2020):
Susanne Autio (2020) tìm hiểu xem phương tiện truyền thơng xã hội liệu có tác động đến quyết
định mua hàng của người tiêu dùng khơng và tầm ảnh hưởng của nó như thế nào. Bài viết này đã
cung cấp sự hiểu biết rõ ràng hơn cho cả người tiêu dùng và các doanh nghiệp về lý do tại sao,
khi nào và mức độ tác động của mạng xã hội đối với quá trình ra quyết định của người tiêu dùng.

Khung lý thuyết của nghiên cứu này bao gồm các tài liệu và nghiên cứu trước đó liên quan đến
hành vi người tiêu dùng, truyền thông xã hội, truyền thông marketing xã hội và được sử dụng làm
dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu sơ cấp cho nghiên cứu này được thu thập thông qua một cuộc khảo sát
điện tử, nhằm mục đích trả lời các mục tiêu đã nêu trong nghiên cứu và cung cấp bằng chứng hỗ
trợ cho dữ liệu thứ cấp. Phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng là định lượng và một cuộc
khảo sát trực tuyến được cung cấp bởi công cụ web Webropol đã được thực hiện để điều tra các
yếu tố của phương tiện truyền thông xã hội ảnh hưởng đến việc mua hàng và ra quyết định của
người tiêu dùng. Kết quả chỉ ra vai trò quan trọng của mạng xã hội đối với việc mua hàng và đặc
biệt là tìm kiếm thơng tin. Người tiêu dùng cởi mở với những ý tưởng mới và chú ý đến các
quảng cáo trên các nền tảng truyền thông xã hội và khơng ngại mua chúng. Tóm lại, từ những
phát hiện của nghiên cứu này, có thể thấy rằng người tiêu dùng đang tích cực sử dụng mạng xã
hội như một cơng cụ để quyết định mua hàng và tìm kiếm thông tin liên quan. Song, nghiên cứu
này vẫn cho thấy một vài hạn chế. Các phát hiện và kết luận được trình bày trong nghiên cứu chỉ
có giá trị trong phạm vi lựa chọn hạn chế và không thể khái quát hóa ở nơi khác do sự khác biệt
về các yếu tố môi trường và ý kiến cá nhân của những người được hỏi. Để đạt được kết quả tương
6


ứng với tất cả hành vi của người tiêu dùng trên mạng xã hội và mức độ tác động của mạng xã hội
đối với hành vi mua hàng của người tiêu dùng sẽ cần nghiên cứu rộng hơn về mặt địa lý và định
lượng.
Nghiên cứu của Isabella D. Deatherage (2022):
Isabella D.Deatherage (2022) phân tích sức mạnh của những người có tầm ảnh hưởng đối với
hành vi và thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Trong nghiên cứu này, một cuộc khảo sát trực
tuyến bao gồm 17 câu hỏi, bao gồm cả câu hỏi định lượng và định tính, được phân phối qua một
số kênh truyền thông xã hội trong một tuần với 278 người trả lời cho biết họ đã theo dõi ai trên
Instagram, Tik Tok và YouTube. Kết quả đã xác nhận luận điểm rằng những người có ảnh hưởng
có thể sử dụng tính xác thực và sự hâm mộ của họ để tác động đến thói quen chi tiêu của mọi
người. Người ta thấy rằng những người có ảnh hưởng sẽ chỉ tác động đến những người có chung
sở thích với họ. Điều này phù hợp với những phát hiện từ nghiên cứu trước đây cho biết mức độ

ảnh hưởng phụ thuộc vào điều kiện bối cảnh của người có ảnh hưởng và thương hiệu mà họ đang
hợp tác. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng điều quan trọng đối với người có ảnh hưởng là sử dụng
kiến thức, tính xác thực, tính trung thực, v.v. của họ để thuyết phục người mua rằng họ cần sản
phẩm. Khi việc sử dụng mạng xã hội tiếp tục tăng và những người có ảnh hưởng ngày càng trở
nên phổ biến, các thương hiệu sẽ tiếp tục hợp tác với họ. Điều quan trọng đối với các thương hiệu
và nhà tiếp thị là phải biết nên hợp tác với ai và họ cũng sử dụng những người có ảnh hưởng
trong thị trường ngách của họ.
● Danh mục tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Hoàng Sinh, Nguyễn Minh Hiền 2022, Sự chứng thực của người nổi tiếng tác
động lên thái độ và ý định mua hàng của người tiêu dùng: Vai trò trung gian của tương tác
xã hội, Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh,
/>2. Đinh Tiên Minh, Lê Thị Huệ Linh 2022, Tác động của phong cách sống của người dẫn dắt
dư luận kỹ thuật số đến quan điểm tiêu dùng, Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ
Chí Minh, 2529-10013-1-PB.pdf
3. Ngangom, M 2020, How TikTok Has Impacted Generation Z’s Buying Behaviour and
Their
Relationship
With
Brands?,
DBS
eSource,
/>sequence=1&isAllowed=y
4. Gelati, N & Verplancke, J 2022, The effect of influencer marketing on the buying behavior
of
young
consumers,
DiVA
portal,
/>5. Indrawati & Yones, P.C.P. & Muthaiyah, S 2022, eWOM via the TikTok application and its
influence on the purchase intention of something products, ScienceDirect,

/>6. Barta, S & Belanche, D & Fernández, A & Flavián, M 2022, Influencer marketing on
TikTok: The effectiveness of humor and followers’ hedonic experience, ScienceDirect,
/>7


7. Kapnia, K 2022, The rise of social media marketing and its impact on consumer

purchasing
behavior
in
sports
apparel,
Theseus,
/>sequence=2&isAllowed=y
8. Mou, J.B. 2020, Study on social media marketing campaign strategy -- TikTok and
Instagram, DSpace@MIT, 1191230901-MIT.pdf
9. Autio, S 2020, The impact of social media on consumer purchasing behaviour, Theseus,
/>%20media%20on%20consumer%20purchasing%20behavior_Susanne%20Autio.pdf?
sequence=2
10. Deatherage, I.D. 2022, THE IMPACT INFLUENCERS HAVE ON THE BUYING
HABITS OF INDIVIDUALS, The Scholarship East Carolina University's Institutional
Repository, />● Khoảng trống nghiên cứu:
Thơng qua tóm tắt những nghiên cứu đã được thực hiện ở trên thế giới và Việt Nam, các
luận án còn tồn tại một số khoảng trống nghiên cứu.
Thứ nhất, trong quá trình nghiên cứu, việc thực hiện khảo sát một cách sơ sài của các bạn
sinh viên, người đi làm là không thể tránh khỏi. Điều này dẫn đến sự sai lệch trong kết quả mong
đợi của khảo sát. Những đánh giá từ bài khảo sát chỉ mang tính chất tương đối, khơng tránh khỏi
sai số do phạm vi khảo sát hẹp và khung thời gian khảo sát ngắn.
Do câu hỏi trong khảo sát có giới hạn nên khơng thể tổng qt tồn bộ vấn đề và thiếu tính
khách quan. Hơn nữa, các biến được đưa vào nghiên cứu là các biến định lượng, bỏ qua các yếu

tố là biến định tính, điều này dẫn tới kết quả nghiên cứu sẽ có sai số.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu chỉ tập trung khảo sát về một lĩnh vực cụ thể, do đó kết
quả nhận được bị giới hạn về phạm vi lĩnh vực nghiên cứu và các phát hiện dễ thay đổi nếu được
nghiên cứu ở một lĩnh vực khác.
Ngoài ra, một số bài viết còn bị hạn chế về khu vực địa lý được khảo sát, câu trả lời bị ảnh
hưởng bởi sự khác biệt về các yếu tố văn hóa của từng vùng miền, từ đó kết quả thu được bị giới
hạn hoặc dễ sai lệch.
Vì vậy, đề tài “Ảnh hưởng của TikTok influencers đến hành vi mua sắm của giới trẻ”
đáp ứng nhu cầu thực tiễn về mặt ứng dụng và thực tiễn.
11. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ và làm chủ như hiện nay, con người đã và
đang dần làm quen với nhiều hình thức trao đổi trực tuyến, thay cho các giao dịch truyền thống.
Các nền tảng thương mại online cũng do đó xuất hiện nhiều hơn, đáp ứng nhu cầu mua sắm
khổng lồ của người trẻ. TikTok, nổi lên như một ứng dụng cho phép chia sẻ video ngắn (Shorts),
vài năm gần đây đã thay đổi cách chúng ta sử dụng mạng xã hội. Nền tảng được phát triển bởi các
nhà sản xuất từ Trung Quốc thu hút hàng tỉ người dùng trên toàn thế giới. Riêng đối với Việt
8


Nam, theo thống kê từ Bộ Thông tin và Truyền thơng, hơn 60 triệu tài khoản TikTok đang được
kích hoạt và sử dụng trên khắp lãnh thổ nước ta. Nhận thấy đây là thị trường vô cùng tiềm năng
và béo bở, nhiều nhãn hàng đã sử dụng TikTok như một kênh để quảng bá và bán sản phẩm của
mình.
Họ đã làm cách nào để thu hút? Những người có sức ảnh hưởng, hay Influencers chỉ những
nhóm người bằng nhiều lý do được mến mộ và yêu thích bởi giới trẻ thông qua những đoạn video
ngắn (Shorts) đăng lên TikTok. Các nhãn hàng đã sử dụng những đối tượng này làm trung gian để
giới thiệu các sản phẩm của mình tới người trẻ. Họ tận dụng nhóm người này để làm tăng hình
ảnh, giá trị của sản phẩm bán ra. Chỉ trong vài năm, doanh thu khổng lồ cho thấy được sức hút
truyền thông vô cùng lớn từ những lời quảng cáo này tới thị hiếu của người tiêu dùng. Tuy nhiên,
thực tế chỉ ra rằng chất lượng sản phẩm từ mua sắm trực tuyến phần lớn không đáp ứng kỳ vọng

của người mua. Nhiều trường hợp, hình thức này cịn vơ tình tiếp tay cho các thủ đoạn lừa đảo
tinh vi: Bán hàng kém chất lượng, hàng giả,… Do vấn đề tác động đáng kể đến người tiêu dùng,
đặc biệt là giới trẻ, nhóm chúng em đã chọn đề tài: “Ảnh hưởng của TikTok influencers đến
hành vi mua sắm của giới trẻ” để phân tích rõ hơn về sự ảnh hưởng của nó tới đời sống của
chúng ta hiện nay.
12. Mục tiêu đề tài
Nghiên cứu đặt mục tiêu phân tích tác động của những người có sức ảnh hưởng tới thói
quen và hành vi của người tiêu dùng thơng qua nền tảng Tik Tok, đồng thời nhằm đưa ra nhận
định và một số kiến nghị giúp nâng cao nhận thức của người mua trong các quyết định đặt hàng
trên TikTok. Bên cạnh đó, cần có những giải pháp nhằm hạn chế tối đa các hoạt động kinh doanh
thiếu minh bạch, quảng cáo không đúng sự thật gây ức chế cho người tiêu dùng, đặc biệt là giới
trẻ.
13. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu
13.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là hành vi mua bán và nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định ấy .
Khách thể nghiên cứu được xác định là người tiêu dùng thế hệ trẻ trên địa bàn thành phố
Hà Nội.
13.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nội dung: Đề tài đầu tiên xác định yếu tố mà Influencer tạo ra ảnh hưởng cho người
mua bán và từ đó phân tích mối quan hệ giữa Influencer tới quyết định mua hàng của người trẻ
hiện nay.
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện trong 18 tháng (từ 01/2023 - 06/2024).
- Phạm vi không gian: đề tài tập trung nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội, cụ thể là tại
trường ĐH Ngoại thương.
13.3. Phương pháp nghiên cứu:
Saunders (2016) nhận định rằng nghiên cứu là quá trình thu thập và phân tích thơng tin một
cách hệ thống nhằm nâng cao hiểu biết về một hiện tượng sự vật nào đó. Tức là, để có thể trở
9



thành một nghiên cứu khoa học, quá trình nghiên cứu phải chứa đựng những đặc điểm và yêu cầu
bắt buộc cho một nghiên cứu khoa học (Kumar, 2019). Chính phần phương pháp luận này sẽ
cung cấp một bản đặc tả chi tiết về quá trình mà nghiên cứu được tiến hành và hé mở những đặc
điểm của Influencer và những tác động của họ, dù trực tiếp hay gián tiếp, đến hành vi mua hàng
của giới trẻ hiện nay thông qua kênh xã hội Tiktok.
13.3.1:Triết lý nghiên cứu:
Tiến hành nghiên cứu khoa học như vậy, việc nắm bắt triết lý nghiên cứu sẽ giúp định
hướng rõ hơn được vấn đề cần nghiên cứu. Thuật ngữ “triết lý nghiên cứu” thường được dùng để
đề cập tới hệ thống những niềm tin và giả định về thế giới quan, về mối quan hệ giữa hiểu biết và
quá trình phát triển nên hiểu biết tạo ra cơ sở cho chiến lược nghiên cứu và các phương pháp
nghiên cứu được lựa chọn trong chiến lược đó. Và qua việc xem xét bốn nhánh triết lý triết học
chính bao gồm triết lý thực chứng, triết lý hiện thực phê phán, triết lý diễn giải và triết lý thực
dụng, nhóm nhận thấy rằng triết lý diễn giải phù hợp hơn tất thảy với nghiên cứu của nhóm bởi
bài nghiên cứu này hướng mạnh tới cái cách con người gắn những ý nghĩa của mình vào hành
động, cụ thể là hành vi mua bán trên thị trường số ngày nay. Triết lý diễn giải nhấn mạnh rằng sự
khác biệt của con người với hiện tượng vật lý là từ những ý nghĩa mà họ tạo ra từ đó cần tiếp cận
và diễn giải những ý nghĩa này (bản thể học). Về mặt nhận thức luận thì theo đó, ở những hồn
cảnh khác nhau, thời gian và địa điểm khác nhau thì con người lại tạo ra những ý nghĩa khác
nhau dẫn tới những trải nghiệm thực tế xã hội khác nhau, đa dạng và phong phú. tạo ra kiến thức
mới , cách diễn giải mới và sâu sắc hơn của thế giới. Dựa trên nền tảng là triết lý diễn giải, một
thiết kế nghiên cứu diễn giải đã được sử dụng.
13.3.2. Tiếp cận lý thuyết nghiên cứu:
Trong khi làm nghiên cứu khoa học, mức độ hiểu biết về đề tài, lý thuyết nghiên cứu lúc bắt
đầu dự án nghiên cứu sẽ đưa ra một sự thấu suốt về cách tiếp cận lý thuyết cho nghiên cứu và có
hai loại tiếp cận lý thuyết được dùng hoặc độc lập hoặc thống nhất với nhau: cách tiếp cận diễn
dịch và cách tiếp cận quy nạp (Sekaran, 2003). Cách tiếp cận diễn dịch sẽ được sử dụng dựa trên
việc tạo ra từ lý thuyết nền tảng những nhận định có thể kiểm chứng được trong thực tế (giả
thuyết) và tạo nên chiến lược nghiên cứu để thu thập, phân tích dữ liệu nhằm khẳng định hoặc
phủ định lý thuyết. Có thể nói, với cách tiếp cận diễn dịch như vậy, các khái niệm đều được thực

tiễn hóa theo cái cách nó có thể đo lường, tính tốn được và nghiên cứu được khái quát hóa cao
hơn. Như vậy, tiếp cận diễn dịch thực sự phù hợp cho những nghiên cứu mà đề tài nghiên cứu
của nó đã được tìm hiểu, mô tả và đã phát triển nên những lý thuyết cần được kiểm định.
Tuy nhiên, cách tiếp cận diễn dịch khơng phù hợp với đề tài nghiên cứu của nhóm bởi trên
thực tế khơng có nhiều những nghiên cứu được tiến hành nhằm làm rõ, phân tích ảnh hưởng của
Influencer tới hành vi mua bán của giới trẻ Việt nam trên nền tảng Tik Tok. Vì vậy mà cách tiếp
cận quy nạp sẽ tương thích hơn với nghiên cứu của nhóm và được lựa chọn. Đối với tiếp cận quy
nạp, thay vì thiết kế chiến lược nhằm kiểm chứng giả thuyết phát triển từ lý thuyết có sẵn, tiếp
cận quy nạp hướng tới việc thu thập, phân tích dữ liệu để từ đó phát triển nên cách diễn giải cho
hiện tượng và sự vật. Do khơng bị bó buộc vào một lý thuyết nào nên nó cho phép tạo ra nhiều
cách diễn giải cho cùng một hiện tượng, sự vật. Như vậy, dựa trên tính chất nghiên cứu một vấn
10


đề ít được hướng tới của bài nghiên cứu và mục đích muốn tìm hiểu, làm rõ những ý nghĩa khác
nhau được gắn vào cho hành vi mua bán của con người nên nhóm sẽ tiến hành tiếp cận lý thuyết
nghiên cứu theo cách tiếp cận quy nạp, gắn với dữ liệu định tính hơn.
13.3.3: Phương pháp luận nghiên cứu
Có hai phương pháp luận nghiên cứu thường được sử dụng để tiếp cận, thu thập và phân tích
dữ liệu, đó chính là phương pháp tiếp cận định tính và phương pháp tiếp cận định lượng. Sự khác
biệt giữa hai phương pháp luận nghiên cứu đó chính là ở dữ liệu mà nó thu thập, phân tích và sử
dụng để nâng cao hiểu biết về sự vật hiện tượng.
Đối với phương pháp tiếp cận định lượng, Saunders (2007) đã nêu ra rằng thuật ngữ “định
lượng” được sử dụng cho bất kì cơng cụ thu thập dữ liệu nào đó hay phương tiễn phân tích dữ
liệu mà nó tạo ra hay sử dụng những dữ liệu số. Theo đó, nghiên cứu định lượng cho phép nhà
nghiên cứu tìm kiếm kiến thức chung từ những nguồn kiến thức sẵn có cũng như khả năng kiểm
định dễ dàng độ tin cậy và hiệu lực của nghiên cứu.
Trái ngược với phương pháp tiếp cận định lượng, nghiên cứu theo kiểu định tính là nghiên
cứu nhằm phát hiện, đề xuất các luận điểm khoa học mà khơng sử dụng các cơng cụ thống kê
tốn, kinh tế lượng hay cơng cụ có thể giúp lượng hóa mối quan hệ giữa các nhân tố. (Phan Thế

Công et al., 2017). Nhờ có phương pháp tiếp cận định tính, nhiều hiện tượng, sự vật được tìm
hiểu và mơ tả một cách sâu sắc hơn, rõ ràng hơn từ những hình ảnh, âm thanh… mà không qua
những con số. Kiểu nghiên cứu trên thực sự quan trọng trong việc thấu hiểu những hành vi và ý
nghĩ của con người trong xã hội (Ghauri và gronhaud, 2005)
Như vậy, về phương pháp tiếp cận nghiên cứu, nhóm quyết định lựa chọn phương pháp
nghiên cứu định tính. Thực vậy, bắt nguồn từ mục tiêu nghiên cứu của nhóm là cung cấp một bản
mơ tả sâu sắc và chi tiết về cách mà Influencer ảnh hưởng đến tiêu dùng trên mạng xã hội và
cách Influencer tác động đến quyết định tiêu dùng của người trẻ qua Tiktok nên nghiên cứu định
tính đã được lựa chọn và thực hành trong nghiên cứu của nhóm.
13.3.5. Chiến lược nghiên cứu
Trong q trình nghiên cứu, nhóm sẽ tiến hành những phương pháp nghiên cứu như sau:
Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Phương pháp này được sử dụng nhằm rà sốt các tài liệu,
các nghiên cứu trong và ngồi nước có liên quan tới ảnh hưởng của Tiktok Influencer.Cụ thể, các
tài liệu được đưa vào nghiên cứu tại bàn bao gồm các bài báo, bài viết đăng trên các tạp chí khoa
học, các báo cáo tổng kết của các đề tài nghiên cứu, kỷ yếu hội thảo khoa học, các báo cáo quốc
gia, khu vực về vấn đề …. các nghiên cứu điển hình (case studies) thành cơng trên thế giới và ở
Việt Nam.
Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh: Phương pháp này được sử dụng nhằm tổng hợp,
mô tả và đánh giá thực trạng người trẻ được khuyến khích tiêu dùng do Influencer Marketing
13.3.5.1. Thu thập dữ liệu nghiên cứu
Bài báo cáo nghiên cứu sẽ được tiến hành dựa trên nguồn dữ liệu sơ cấp thu thập được
thông qua việc phỏng vấn sâu một số đối tượng nghiên cứu với những câu hỏi mở và đóng khác
nhau kết hợp thu thập dữ liệu từ phản ứng của đối tượng thông qua việc sử dụng hai đoạn phim
11


giới thiệu về một sản phẩm , một của Tiktok Influencer và một của quảng cáo bình thường.
Bản chất của phương pháp phỏng vấn sâu thể hiện ở tính tị mò muốn hiểu rõ những trải
nghiệm sống của cá nhân và cái cách mà họ định hình những trải nghiệm ấy (Seidman, 2016).
Những cuộc nói chuyện một đối một ln là công cụ tạo lập một sự trao đổi thông tin một cách

tự do mà khơng có áp lực từ cộng động. Từ đó, nó cho phép người được phỏng vấn bày tỏ chi
tiết, rõ ràng và sâu sắc những quan điểm của mình trong cuộc sống, tạo ra nguồn dữ liệu đặc tả
và sâu rộng cho nghiên cứu. “In these senses, the interview is not simply concerned with
collecting data about life: it is life itself; its human embeddedness is inescapable” (Cohen,
Manion and Morrison, 2018, p.506). Trước khi tiến hành việc phỏng vấn, người nghiên cứu cần
chuẩn bị một tài liệu hướng dẫn phỏng vấn trong đó đã có sự định hình thơng tin cần được thu
thập và những câu hỏi dự kiến trước cho từng đối tượng khác nhau. Bởi với mỗi đối tượng, với
mỗi hoàn cảnh, người nghiên cứu cần linh hoạt trong việc đặt câu hỏi mà khơng ảnh hưởng tới
dịng chảy của cuộc nói chuyện, ảnh hưởng đến thái độ, phản ứng của họ về vấn đề cần nghiên
cứu.
Thêm vào đó, phương pháp phỏng vấn sâu còn được tiến hành với việc quan sát phản ứng
của đối tượng với hai đoạn giới thiệu về cùng một sản phẩm. Kỹ thuật này cho phép ta quan sát
một cách chính xác và rõ ràng những phản ứng, biểu hiện của ngôn ngữ cơ thể phản ánh những
suy nghĩ, quan điểm và thái độ bên trong của cá nhân khi có và khơng có sự tác động của Tiktok
Influencer.
Ngồi ra, cuộc phỏng vấn cũng được ghi âm lại sau khi có sự đồng ý của đối tượng tham gia
phỏng vấn bởi kỹ thuật cho phép giúp đỡ nhóm nghiên cứu khơng bị bỏ sót những thơng tin quan
trọng từ đối tượng. Cùng với đó là khả năng đối chiếu rõ ràng những nhận định trước và sau của
đối tượng từ đó tạo nên sự thay đổi cần thiết cho nghiên cứu.
13.3.5.2. Chọn mẫu
Đặc điểm của mẫu: những người trong độ tuổi từ 15 - 25 tuổi mà một yêu cầu bắt buộc của
các đối tượng nghiên cứu cho bài nghiên cứu là những người sử dụng tik tok thường xuyên
Cách chọn mẫu: Nhóm nghiên cứu quyết định chọn mẫu phi xác suất do khơng có khung
mẫu thí nghiệm và theo cách chọn mẫu thuận tiện, chọn những bạn sinh viên của trường Đại học
Ngoại Thương làm khách thể nghiên cứu
Kích thước mẫu: Do bản chất là nghiên cứu định tính với tính khái qt hóa hạn chế nên
nhóm sẽ sử dụng mẫu là 20 cá nhân
13.3.5.3. Phương pháp phân tích và diễn giải dữ liệu (Content theory - CT)
13.3.5.4. Những cân nhắc về đạo đức
Saunders (2016 đã nêu ra rằng đạo đức nghiên cứu là các chuẩn mực về hành vi điều tiết,

dẫn dắt việc thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học,liên quan đến quyền lợi của những người là
chủ thể của nghiên cứu, hoặc bị ảnh hưởng bởi nghiên cứu. Đạo đức trong nghiên cứu sẽ quyết
định phần lớn đến cách thức cách nhà nghiên cứu tiến hành nghiên cứu mình và trong quá trình
nghiên cứu của mình, nhóm cần phải tn thủ theo những ngun tắc đạo đức sau.
Tôn trọng người khác: Trước khi tham gia nghiên cứu, đối tượng sẽ được cung cấp đầy đủ
12


thơng tin về lợi ích đảm bảo và trách nhiệm của mình từ chính người nghiên cứu để thực hiện
quyền tự nguyện tham gia có hiểu biết hoặc từ chối tham gia nghiên cứu. Người nghiên cứu cũng
sẽ đảm bảo tính bảo mật của thơng tin và duy trì tính ẩn danh của người tham gia khi được ghi âm
cuộc phỏng vấn
Trách nhiệm trong việc phân tích dữ liệu và báo cáo các phát hiện: Đảm bảo về quyền riêng
tư, ẩn danh và bảo mật phải được đề cao khi phân tích và báo cáo dữ liệu. Dữ liệu chính không
được tạo ra hoặc thay đổi và kết quả không được làm sai lệch. Các phát hiện phải được báo cáo
đầy đủ và chính xác, bất kể chúng có mâu thuẫn với kết quả mong đợi hay không.
14. Đề cương chi tiết và tiến độ thực hiện
14.1. Đề cương chi tiết
CHƯƠNG 1. NỀN TẢNG CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC INFLUENCER TIKTOK
1.1.
Khái quát về Influencer
1.1.1. Khái niệm Influencer và ảnh hưởng của họ tới giới trẻ
1.1.2. Cách Influencer phát triển trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin
1.2.
Khái quát về TikTok
1.2.1. Khái niệm và cơ chế hoạt động của TikTok
1.2.2. Cách TikTok thu hút và thao túng thói quen người sử dụng trẻ tuổi
1.3.
Mối quan hệ giữa Influencer và TikTok
1.3.1. Lợi ích TikTok mang lại cho Influencer trong sáng tạo nội dung

1.3.2. Cách Influencer tận dụng những lợi thế này trong marketing và tìm kiếm
sponsorship
CHƯƠNG 2. INFLUENCER TIKTOK VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN THÓI QUEN MUA SẮM CỦA
GIỚI TRẺ
2.1.
Một số khái niệm cơ bản trong Marketing và hành vi người tiêu dùng
2.1.1. Các phương thức Marketing trong thời đại số
2.1.2. Lý thuyết hành vi người tiêu dùng trong thời đại số
2.1.3. Sự phát triển trong chiến thuật tiếp cận người tiêu dùng của các doanh nghiệp
2.2.
Sức mạnh truyền thông của Influencer TikTok trong marketing cho giới trẻ
2.2.1. Influencer TikTok là cầu nối hiệu quả giữa doanh nghiệp và các bạn trẻ
2.2.2. Sức hút đối với giới trẻ của TikTok so với nền tảng khác
2.2.3. Ảnh hưởng của Influencer lên hành vi tiêu dùng của giới trẻ theo hướng tích cực và
tiêu cực
CHƯƠNG 3.
3.1.
3.1.1.
3.1.2.
3.2.
3.2.1.
3.2.2.
13

XÂY DỰNG MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Mơ hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Xây dựng mơ hình nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu và mô tả thống kê dữ liệu
Phương pháp thu thập dữ liệu

Mô tả thống kê dữ liệu


3.3.
3.3.1.
3.3.2.
3.3.3.
3.3.4.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Lựa chọn mơ hình nghiên cứu
Kiểm định khuyết tật mơ hình nghiên cứu
Khắc phục khuyết tật mơ hình nghiên cứu
Thảo luận kết quả nghiên cứu

CHƯƠNG 4. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT DÀNH CHO CÁC BẠN TRẺ
4.1.
Dành cho những bạn trẻ muốn đặt chân và lĩnh vực Influencer TikTok
4.2.
Dành cho những bạn trẻ muốn hạn chế ảnh hưởng của Influencer lên thói quen tiêu
dùng của mình
14.2. Tiến độ thực hiện
Nội dung
Thời gian thực hiện
Xây dựng thuyết minh
Tháng 1 - 2/2023
Thu thập tài liệu về các vấn đề lý luận
Tháng 2 - 3/2023
và thực tiễn liên quan đến đề tài
Viết nội dung 1: Nền tảng phát triển

Tháng 3 - 5/2023
của Influencer và TikTok
Thiết kế bảng khảo sát và khảo sát
người tiêu dùng trẻ về việc sử dụng
TikTok và thói quen tiêu dùng của họ

Tháng 3 - 4/2023

Phỏng vấn chuyên gia và phỏng vấn
nhóm đối với người trẻ về ảnh hưởng
của Influencer TikTok lên thói quen
mua sắm tiêu dùng của giới trẻ

Tháng 3 – 5/2023

Viết nội dung 2: Ảnh hưởng của
Influencer TikTok lên thói quen mua
sắm tiêu dùng của giới trẻ
Viết nội dung 3: Xây dựng mơ hình
nghiên cứu và kết quả nghiên cứu
Viết nội dung 4: Một số lời khuyên
dành cho các bạn trẻ
Viết báo cáo tổng kết

14

Dự kiến kết quả
Bản thuyết minh chi tiết đề tài
Tập hợp các tài liệu liên quan
Hoàn thành nội dung 1

Bảng hỏi khảo sát người tiêu
dùng trẻ về ảnh hưởng của
Influencer TikTok lên thói quen
tiêu dùng
Phỏng vấn 2 chuyên gia kinh tế, 2
influencer TikTok, 2 nhóm người
tiêu dùng (mỗi nhóm 5 người tiêu
dùng). Kết quả là cách Influencer
hợp tác với doanh nghiệp để thu
hút người tiêu dùng trẻ và thái độ,
phản ứng cũng như thói quen của
các bạn trẻ trước các nội dung ấy

4/2023 – 8/2023

Hoàn thành nội dung 2

08/2022 – 10/2023

Hoàn thành nội dung 3

10/2023 – 12/2023

Hoàn thành nội dung 4

1/2024 – 6/2024

Hoàn thiện sản phẩm



More from:
international
investment
DTU308
Trường Đại học Ngoại…
50 documents

Go to course

ĐTQT-Tổng-hợp
8

international
investment

100% (3)

Chapter 3 - SV
11

international
investment

None

Vocab - Goodluck
8

43


international
investment

None

Chapter 16 Managing
Bond Portfolios Mult
international
investment

None

More from:
Hiền Nguyễn

23

Trường Đại học Ngoại…

Discover more


2

Bài 8 - Thưc hành tin
ádnaskldnaskdasdreghtgr
Tin học đại cương

None


SBD 35 - triet hoc
17

Triết học Mác Lênin

None

Triết-tiểu-luận
5

2

Triết học Mác Lênin

None

Thg cha đâỷ tảng đá sadasdsfsf
Business
Communication

None

Recommended for you

86

A27-1111150117-Nguyễn
Thùy An-Graduation…
Business
Economics


100% (1)

Midterm with answers
11

Business
Economics

100% (1)

Chapter 01-STS 13

business english tatm
Business
Economics

100% (1)

Burger King Case Study
34

Analysis


Business
Economics

100% (4)




×