Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

(Tiểu luận) môn quản trị ngân hàng thương mạiphân tích tình hình tài chính ngân hàng vietcombank giai đoạn 2018 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.19 MB, 66 trang )

ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
-----***-----

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
MƠN QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
NGÂN HÀNG VIETCOMBANK GIAI ĐOẠN 2018-2022

Hà Nội, tháng 10 năm 2023


MỤC LỤC

MỤC LỤC..............................................................................................................................i
DANH MỤC HÌNH............................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG............................................................................................................iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ........................................................................................................v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................vi
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................................1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ NGÂN HÀNG VIETCOMBANK VÀ BIDV
................................................................................................................................................2
1.1. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).................................2
1.2. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)...............................................2
1.3. Những yếu tố có thể tác động đến tình hình tài chính của ngân hàng.................3
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN NGÂN HÀNG VIETCOMBANK GIAI
ĐOẠN 2018-2022..................................................................................................................4
2.1. Cơ cấu nguồn vốn.....................................................................................................4
2.2. Cơ cấu huy động vốn................................................................................................5
2.2.1. Về tiền gửi của khách hàng.................................................................................6


2.2.2. Về các khoản nợ Chính phủ và Ngân hàng nhà nước.........................................8
2.2.3. Về tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác....................................................10
2.2.4. Về Phát hành các giấy tờ có giá.........................................................................11
2.3. Cơ cấu vốn chủ sở hữu..........................................................................................14
2.3.1. Cơ cấu vốn chủ sở hữu của Vietcombank.........................................................14
2.3.2 Phân tích về tình hình đảm bảo an tồn vốn.......................................................16
2.4. Nguồn vốn khác......................................................................................................18
CHƯƠNG III: CƠ CẤU TÀI SẢN NGÂN HÀNG VIETCOMBANK GIAI ĐOẠN
2018-2022............................................................................................................................20
3.1. Cơ cấu tài sản..........................................................................................................25
3.1.1. Tiền mặt, vàng bạc, đá quý................................................................................25
3.1.2. Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước (NHNN)......................................................26
3.1.3. Tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác.................................................26
3.1.4. Các cơng cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác...........................26
3.1.5. Góp vốn và đầu tư dài hạn.................................................................................27
3.1.6. Tài sản cố định...................................................................................................27

i


3.1.7. Tài sản Có khác.................................................................................................27
3.2. Cơ cấu tín dụng.......................................................................................................28
3.2.1. Chứng khoán kinh doanh...................................................................................28
3.2.2. Cho vay khách hàng..........................................................................................30
CHƯƠNG IV: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI
VIETCOMBANK VÀ SO SÁNH VỚI BIDV..................................................................33
4.1. Trạng thái thanh khoản ròng.................................................................................33
4.2. Chỉ số vốn điều lệ....................................................................................................35
4.3. Chỉ số an toàn vốn CAR.........................................................................................35
4.4. Chỉ số trạng thái tiền mặt......................................................................................36

4.5. Chỉ số chứng khoán thanh khoản..........................................................................37
4.6. Tỷ số LDR................................................................................................................37
CHƯƠNG V: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH – KHẢ NĂNG SINH LỜI. 38
5.1. Kết quả hoạt động kinh doanh..............................................................................38
5.1.1. Thu nhập hoạt động...........................................................................................39
5.1.2. Chi phí hoạt động và chi phí dự phịng rủi ro....................................................40
5.1.3. Lợi nhuận...........................................................................................................41
5.2. Khả năng sinh lời....................................................................................................42
5.3. So sánh với ngân hàng BIDV.................................................................................43
5.3.1. Xét về thu nhập..................................................................................................43
5.3.2. Xét về chi phí hoạt động....................................................................................45
5.3.3. Xét về lợi nhuận................................................................................................46
5.3.4. Xét về khả năng sinh lợi....................................................................................47
CHƯƠNG VI: PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU VIETCOMBANK.........................................49
6.1. Thơng tin chung về cổ phiếu VCB.........................................................................49
6.2. Phân tích về cổ phiếu VCB.....................................................................................49
6.2.1. Phân tích biểu đồ giá cổ phiếu VCB (2018 - T10/2023)...................................49
6.2.2. Đánh giá các chỉ số và so sánh với BID............................................................50
KẾT LUẬN.........................................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................53

ii


DANH MỤC H
Hình 2.1. Tổng số cổ phần VCB..............................................................................14
Hình 2.2. Cơ cấu cổ đơng........................................................................................15
Hình 2.3. Danh sách cổ đơng có số cổ phần bị hạn chế chuyển nhượng.................15
Hình 2.4. Tổng số cổ phần sở hữu của các cổ đơng lớn...........................................16
YHình 5.1. Một số chỉ tiêu về khả năng sinh lời của VCB từ năm 2018-2022........42

Hình 5.2. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng BIDV trong giai đoạn 2018-2022....43
Hình 5.3. Tỷ lệ thu nhập tín dụng và phi tín dụng trong thu nhập hoạt động ngân
hàng năm 2022........................................................................................................44
Hình 5.4. Top 10 ngân hàng có chi phí hoạt động cao nhất năm 2022.....................45
YHình 6.1. Biểu đồ giá cổ phiếu VCB (2018-T10/2023)........................................49

iii


DANH M
Bảng 2.1. Tỷ lệ an toàn vốn BIDV..........................................................................18
YBảng 3.1. Cơ cấu tài sản của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB)
giai đoạn 2018-2022................................................................................................20
Bảng 3.2. Tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản VCB từ năm 2018-2022.................22
Bảng 3.3. Quy mô cơ cấu tài sản của Vietcombank giai đoạn 2018-2022...............23
Bảng 3.4. Thuyết minh về chỉ tiêu Tiền mặt, vàng bạc, đá quý...............................25
Bảng 3.5. Thuyết minh về chỉ tiêu Tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác. 26
Bảng 3.6. Tổng hợp số liệu chứng khoán kinh doanh của VCB giai đoạn 2018-2022
................................................................................................................................28
Bảng 3.7. Tổng hợp số liệu Trái phiếu nợ của VCB giai đoạn 2018-2022..............28
Bảng 3.8. Tổng hợp số liệu Trái phiếu vốn của VCB giai đoạn 2018-2022.............29
Bảng 3.9. Số liệu thống kê chứng khoán kinh doanh của VCB và BID...................29
Bảng 3.10. Tổng hợp số liệu Cho vay khách hàng của VCB giai đoạn 2018-2022. 30
Bảng 3.11. Phân bổ các đối tượng cho vay..............................................................31
Bảng 3.12. Phân tích dư nợ theo chất lượng cho vay...............................................31
Bảng 3.13. Số liệu thống kê cho vay khách hàng của VCB và BID........................32
YBảng 4.1. Trạng thái thanh khoản ròng của Vietcombank năm 2022....................33
Bảng 4.2. Trạng thái thanh khoản ròng của BIDV năm 2022..................................34
Bảng 4.3. Một số chỉ số đo lường của Vietcombank trong giai đoạn 2018-2022.....34
Bảng 4.4. Một số chỉ số đo lường của BIDV trong giai đoạn 2018-2022................35

YBảng 5.1. Một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất của
Vietcombank từ năm 2018-2022.............................................................................38
Bảng 5.2. Tỷ lệ chi phí/ thu nhập của Vietcombank từ 2018-2022..........................41
YBảng 6.1. Một số chỉ số thị trường của VCB và BID giai đoạn 2018-2022..........50

iv


DANH MỤC BIỂU
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu nguồn vốn Vietcombank và BIDV năm 2022............................5
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu huy động vốn của Vietcombank 2020-2022..............................6
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu tiền gửi Vietcombank................................................................7
Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ CASA của Vietcombank giai đoạn 2017-2022.............................8
Biểu đồ 2.5. Cơ cấu các khoản nợ chính phủ và NHNN tại Vietcombank.................9
Biểu đồ 2.6. Cơ cấu Tiền gửi các tổ chức tín dụng khác tại Vietcombank...............10
Biểu đồ 2.7. Huy động vốn (Tiền gửi + GTCG)......................................................11
Biểu đồ 2.8. Tiền gửi Kho bạc Nhà nước................................................................13
Biểu đồ 2.9. Cơ cấu vốn chủ sở hữu của VCB........................................................14
Biểu đồ 2.10. Tỷ lệ an toàn vốn CAR hợp nhất của các ngân hàng cuối năm 2022.18
YBiểu đồ 3.1. Tổng tài sản của VCB từ năm 2018-2022........................................22
Biểu đồ 3.2. Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của VCB từ năm 2018-2022.............24
YBiểu đồ 5.1. Thu nhập hoạt động Vietcombank từ 2018-2022 và các cấu phần....39
Biểu đồ 5.2. Cơ cấu thu nhập hoạt động Vietcombank từ 2018-2022......................40
Biểu đồ 5.3. Chi phí hoạt động và Tổng thu nhập hoạt động của Vietcombank từ
2018-2022...............................................................................................................40
Biểu đồ 5.4. Chi phí DPRR tín dụng từ 2018-2022.................................................41
Biểu đồ 5.5. Lợi nhuận trước thuế và sau thuế của VCB từ năm 2018 đến năm 2022
................................................................................................................................42
Biểu đồ 5.6. Chi phí hoạt động của VCB và BIDV trong giai đoạn 2018-2022......44
Biểu đồ 5.7. Lợi nhuận trước DPRR, lợi nhuận trước và sau thuế của VCB và BIDV

trong giai đoạn 2018-2022.......................................................................................46
Biểu đồ 5.8. ROA và ROE của VCB và BIDV giai đoạn 2018-2022......................47
Biểu đồ 5.9. NIM của VCB và BIDV giai đoạn 2018-2022....................................48
Biểu đồ 5.10. Xu hướng NIM toàn ngành NH 2012-2022.......................................48

v


Document contin
Discover more from:
Financial Management
Trường Đại học Ngoại thương
182 documents

Go to course

Pfizer case management
2

Financial Management

BAI TAP TAI Chinh CONG
15

Financial Management

Test 16 February 2016, que
36

and answers

Financial Management

Group project-TB
31

Financial Management

Tutorial-2 - for financial st
4

Financial Management

Lth banking cần nhớ
7

Financial Management


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

VCB

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)

BIDV

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

VCB


Mã chứng khoán cổ phiếu Vietcombank

BID
NHNN

vi

Mã chứng khoán cổ phiếu BIDV
Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

BCTC

Báo cáo tài chính

CĐKT

Cân đối kế tốn

TCTD

Tổ chức tín dụng


LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện lộ trình hội nhập vào kinh tế thế
giới, các Ngân hàng thương mại đã có những bước phát triển vượt bậc, góp phần

vào sự phát triển của ngành Ngân hàng và tồn bộ nền kinh tế. Cùng với q trình
hội nhập kinh tế của Việt Nam, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng ngày càng
phải đối mặt với nhiều áp lực cạnh tranh từ các ngân hàng trong nước cũng như từ
các định chế tài chính nước ngồi. Sự cạnh tranh khắc nghiệt của thị trường đòi hỏi
các ngân hàng phải luôn thận trọng trong từng bước đi, chiến lược định hướng, để
có thể xác định khả năng cạnh tranh của mình với các đối thủ. Chính vì vậy, sức
khỏe tài chính của ngân hàng rất quan trọng.
Ngân hàng thương mại – một loại hình doanh nghiệp đặc thù, nhạy cảm, ảnh
hưởng nhiều đến sự biến động của nền kinh tế. Báo cáo tài chính là cơng cụ đắc lực
nhất để nhà đầu tư và nhà quản trị nhìn rõ được bức tranh tồn cảnh về tình hình tài
chính của ngân hàng, khẳng định vị trí của ngân hàng trong nền kinh tế. Việc phân
tích báo cáo tài chính giúp các doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng đánh
giá được sức khỏe tài chính, khả năng sinh lời và triển vọng phát triển của ngân
hàng, từ đó giúp họ lựa chọn, ra các quyết định đầu tư, các giải pháp giảm thiểu rủi
ro, nâng cao hiệu quả kinh doanh phù hợp.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam là một đơn vị đã có
hơn 60 năm xây dựng và phát triển, là một ngân hàng lâu đời, có vị thế hàng đầu
trong ngành Ngân hàng tại Việt Nam nhưng cũng luôn phải không ngừng đổi mới
để đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Cơng tác phân tích báo cáo tài
chính đã hỗ trợ nhà quản trị nắm được sự phát triển của ngân hàng qua các thời kỳ,
vị thế của ngân hàng trên địa bàn để làm công cụ quản trị và định hướng kinh
doanh.
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của phân tích báo cáo tài chính
trong ngân hàng và nhằm hồn thiện hơn cơng tác phân tích báo cáo tài chính để hỗ
trợ thúc đẩy kinh doanh tại ngân hàng, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Phân
tích tình hình tài chính của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt
Nam giai đoạn 2018-2022” để tiến hành nghiên cứu.

1



CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ NGÂN HÀNG
VIETCOMBANK VÀ BIDV
1.1. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và
chính thức đi vào hoạt động ngày 01/04/1963 với tổ chức tiền thân là Sở Quản lý
Ngoại hối Trung ương (thuộc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam).
Ngày 02/06/2008 Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngân
hàng thương mại cổ phần sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thơng
qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra cơng chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu
Vietcombank (mã chứng khốn VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch
chứng khoán TP.HCM.
Vietcombank ngày nay được xây dựng là ngân hàng đa năng, hoạt động đa
lĩnh vực, bên cạnh các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn,
tín dụng, tài trợ dự án… ngân hàng cũng chú trọng phát triển mảng dịch vụ hiện đại
như: công cụ phái sinh, dịch vụ thẻ thơng minh, ngân hàng điện tử…Vietcombank
có nhiều lợi thế trong ứng dụng công nghệ tiên tiến vào phát triển các dịch vụ ngân
hàng điện tử. Bên cạnh đó với bề dày hoạt động và đội ngũ cán bộ có năng lực,
nhạy bén với mơi trường kinh doanh hiện đại, mang tính hội nhập cao, Vietcombank
đã và đang phát huy tốt vai trò của một ngân hàng chủ lực, có tầm ảnh hưởng sâu
rộng và phục vụ cho phát triển kinh tế đất nước. Sau hơn nửa thế kỷ hoạt động trên
thị trường, Vietcombank hiện là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất
Việt Nam. Ngân hàng luôn hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động và
luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các tập đồn, các doanh nghiệp lớn và của đơng
đảo khách hàng cá nhân.

1.2. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chính thức được thành lập
ngày 26/04/1957. Ngân hàng ln tự hào là ngân hàng có lịch sử lâu đời nhất trong
hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam.

Ngày 27/04/2012, BIDV chính thức chuyển đổi từ Ngân hàng thương mại
100% vốn Nhà nước thành Ngân hàng TMCP do Nhà nước chi phối hoạt động theo
quy định của luật pháp và thông lệ quốc tế, một bước đi phát triển mạnh mẽ trong
tiến trình hội nhập nhưng cũng mang nhiều thách thức rất lớn. Ngày 24/01/2014,
2


BIDV giao dịch chính thức cổ phiếu với mã chứng khốn BID trên sàn chứng
khốn.
Trong suốt q trình phát triển ngân hàng khơng ngừng nâng cao về năng lực
tài chính cũng như mở rộng quy mô. Các hoạt động bán lẻ cũng được chú trọng và
phát triển toàn diện theo xu hướng hiện đại, phục vụ tiện ích khách hàng. Trong
hoạt động phục vụ doanh nghiệp, BIDV chủ động đi đầu triển khai các gói tín dụng
theo u cầu của Ngân hàng Nhà nước, hạ lãi suất nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho
doanh nghiệp tiếp cận vốn vay. Vị trí, vai trị thương hiệu, hình ảnh của BIDV đã
được định vị và ngày càng khẳng định ở cả trong và ngồi nước.

1.3. Những yếu tố có thể tác động đến tình hình tài chính của ngân hàng











3


Rủi ro địa chính trị và nguy cơ chiến tranh thương mại có chiều hướng gia
tăng, thị trường tài chính thế giới có thể chịu tác động bởi xu hướng đẩy
nhanh quá trình bình thường hóa chính sách tiền tệ ở các nền kinh tế chủ
chốt (Mỹ, Anh, EU..).
Những biến động bất lợi của lãi suất, tỷ giá, giá chứng khoán, ngoại hối và
giá hàng hóa trên thị trường.
Phát sinh rủi ro do khách hàng vay không thực hiện đúng các điều khoản của
hợp đồng tín dụng, gây ra những tổn thất về tài chính và khó khăn trong hoạt
động kinh doanh của ngân hàng.
Ngân hàng khơng có khả năng cung ứng đầy đủ lượng tiền mặt cho nhu cầu
thanh khoản tức thời; hoặc cung ứng đủ nhưng với chi phí cao. Ngân hàng
không thể đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh tốn.
Những rủi ro có thể xảy đến trong q trình vận hành của ngân hàng như rủi
ro từ phía con người khơng tn thủ các quy tắc, quy trình vận hành dẫn đến
thất thốt, sai sót hoặc vi phạm pháp luật.
Những tổn thất tài sản xảy ra do hoạt động kém hiệu quả như hệ thống thông
tin không đầy đủ, hoạt động có vấn đề, có vi phạm trong hệ thống kiểm sốt
nội bộ, có sự gian lận hay những thảm họa không lường trước được.


CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN NGÂN HÀNG
VIETCOMBANK GIAI ĐOẠN 2018-2022
2.1. Cơ cấu nguồn vốn
Tính đến hết năm 2022, Vietcombank đang là một trong những ngân hàng có
tổng nguồn vốn cao nhất trong hệ thống các ngân hàng quốc doanh tại Việt Nam.
Trong đó, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng này đến từ
Tiền gửi của khách hàng (khoảng 70%), Các khoản nợ Chính phủ và Ngân hàng nhà
nước (khoảng 8%), Tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác (khoảng 7%), Vốn
chủ sở hữu (khoảng 4%).

Là một ngân hàng uy tín hàng đầu, Vietcombank dễ dàng thu hút được lượng
vốn lớn đến từ việc nhận tiền gửi từ khách hàng và các tổ chức tín dụng khác. Cụ
thể, số tiền gửi của các tổ chức khác tại ngân hàng hầu như tăng đều qua các năm,
từ 71.046.512 triệu đồng năm 2019 lên 222.964.448 triệu đồng năm 2022 (tăng
66,25%). Tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng cũng tăng trưởng nhanh chóng, từ
801.929.115 triệu đồng năm 2018 lên tới 1.244.500.889 triệu đồng năm 2022 (tăng
35,56%), điều này phần nào thể hiện uy tín của Vietcombank trên thị trường đang
có rất nhiều các ngân hàng hiện nay.
Chỉ tiêu các khoản nợ khác của ngân hàng trong giai đoạn 5 năm từ năm
2018 có sự biến động mạnh khi tăng từ 21.221.737 triệu đồng tại năm đầu tiên lên
tới 106.105.392 triệu đồng vào năm cuối (tăng 80%). Sự gia tăng đột biến này có
thể do những sự kiện tác động xấu đến nền kinh tế vào giai đoạn cuối năm 2022.
Các chỉ tiêu về vốn chủ sở hữu có sự gia tăng nhưng khơng nhiều, cụ thể vốn
của tổ chức tín dụng tăng 15.998.624 triệu đồng (khoảng 30,58%), vốn điều lệ tăng
11.347.480 triệu đồng trong vòng 5 năm (khoảng 23,98%). Chỉ tiêu về lợi nhuận
chưa phân phối cũng có sự biến động, tăng khoảng 72,61% trong vịng 5 năm, đây
có thể là một chiến lược của Vietcombank trước tình hình biến động của thị trường
tác động trực tiếp tới kết quả kinh doanh của ngân hàng.
Các chỉ tiêu khác trong bảng nguồn vốn của Vietcombank cũng có sự biến
động nhẹ, tuy nhiên khơng đáng kể. Trong khoảng thời gian 5 năm, tổng nguồn vốn
của ngân hàng tăng khoảng 40,6%, đây là một mức tăng đáng kể, giúp Vietcombank
luôn vững vàng vị thể của một ngân hàng top đầu quốc doanh.
*So sánh với BIDV:

4


Tính đến năm 2022, Tổng vốn chủ sở hữu của BIDV đang thấp hơn
Vietcombank khoảng 31.456.090 triệu đồng, chỉ tiêu Tiền gửi và vay các tổ chức tín
dụng khác cũng thấp hơn khoảng 70.211.730 triệu đồng. Tuy nhiên các chỉ tiêu về

Tiền gửi của khách hàng đang có sự chênh lệch khi BIDV cao hơn là 229.097.261
triệu đồng. So với cơ cấu của Vietcombank, nguồn vốn của BIDV chủ yếu đến từ
Tiền gửi của khách hàng (chiếm khoảng 69%), Tiền gửi của các tổ chức tín dụng
khác (khoảng 7,4%), Phát hành các giấy tờ có giá (khoảng 7%), Tiền gửi và vay các
tổ chức tín dụng khác (khoảng 3,12%) và Vốn chủ sở hữu (khoảng 2,38%), Các
khoản nợ khác (2%).
Điểm khác biệt trong cơ cấu nguồn vốn của 2 ngân hàng là: tại Vietcombank
chi tiêu Vốn chủ sở hữu chiếm số lượng lớn thứ 3 còn ở BIDV chỉ tiêu này đến từ
việc Phát hành các giấy tờ có giá, chỉ tiêu chỉ chiếm khoảng 1,4% trong nguồn vốn
của Vietcombank. Điều này phần nào thể hiện chiến lược tăng vốn của hai ngân
hàng đang khác nhau, trong khi Vietcombank chú trọng huy động từ Tiền gửi của
khách hàng và Vốn chủ sở hữu thì BIDV huy động từ Tiền gửi của khách hàng và
việc phát hành các giấy tờ có giá. Các chỉ tiêu khác của hai ngân hàng về cơ bản
giống nhau khi đều đến từ Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác, Các khoản nợ
khác.

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu nguồn vốn Vietcombank và BIDV năm 2022

2.2. Cơ cấu huy động vốn
Trong giai đoạn 2018-2022, huy động vốn của Vietcombank tăng trưởng cao
và duy trì đà tăng liên tục, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt. Tổng vốn
huy động tại thời điểm 31/12/2022 đạt gần 1.300 nghìn tỷ đồng, tăng 1,7 lần (tăng
5


trên 500 nghìn tỷ đồng) so với thời điểm 31/12/2017. Tốc độ tăng trưởng kép
(CAGR) huy động vốn ~ 11%/năm, tạo điều kiện cho Vietcombank thúc đẩy tăng
trưởng tín dụng.
Trong đó bốn chỉ tiêu để Vietcombank huy động vốn đến từ Tiền gửi của
khách hàng, Tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác, Các khoản nợ chính phủ và

NHNN Việt Nam và Phát hành giấy tờ có giá. Trong bốn chỉ tiêu này, chỉ tiêu Các
khoản nợ chính phủ và NHNN Việt Nam có sự tăng nhẹ từ gần 1.200.000 tỷ đồng
năm 2020 lên hơn 1.300.000 tỷ đồng vào quý I năm 2022. Chỉ tiêu Tiền gửi và vay
các tổ chức tín dụng khác có sự thu hẹp vào đầu năm 2022 tuy nhiên không quá rõ
nét. Về Tiền gửi của khách hàng, quý I năm 2022 Vietcombank ghi nhận sự sụt
giảm khá rõ nét so với năm 2020 do biến động của thị trường. Cuối cùng là kênh
Phát hành giấy tờ có giá tăng trưởng khá ổn định qua các năm.

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu huy động vốn của Vietcombank 2020-2022
Nguồn: Báo cáo công ty, KB Securities Vietnam

2.2.1. Về tiền gửi của khách hàng
Thời điểm cuối năm 2022 Vietcombank ghi nhận tổng tiền gửi huy động từ
khách hàng ở mức 1.244.500.889 triệu đồng, tăng 9,5% so với đầu năm và tăng
35,56% trong vòng 5 năm. Về cơ cấu tiền gửi của khách hàng tại Vietcombank, sản
phẩm tiền gửi có kỳ hạn vẫn cao hơn gấp đơi sản phẩm tiền gửi không kỳ hạn, đạt
402.103.803 triệu đồng và 821.676.266 triệu đồng vào năm 2022, cả hai sản phẩm
này đều tăng trưởng bền vững qua các năm.

6


Đơn vị: Triệu đồng

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu tiền gửi Vietcombank

Lượng tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng tại Vietcombank đã tăng
262.889.889 triệu đồng trong giai đoạn 2018-2022 (khoảng 31,9%). Điều này phần
nào thể hiện sức hút đến từ uy tín của một ngân hàng hàng đầu cả nước. Bên cạnh
đó, tỷ lệ tiền gửi khơng kỳ hạn (CASA) cuối năm 2022 Vietcombank đạt 33,9%,

giảm nhẹ so với mức 35,7% của đầu năm, tuy nhiên vẫn tăng trưởng so với các năm
trước. Theo đánh giá của các chuyên gia, đây chỉ là mức sụt giảm nhẹ và mang tính
thời điểm do các ngân hàng hết hạn mức tín dụng dẫn tới khách hàng quản trị chặt
chẽ hơn nguồn tiền mặt cũng như gia tăng cho vay mượn lẫn nhau để tối ưu hiệu
quả. Với vị thế hàng đầu thì Vietcombank có thể tăng trưởng CASA tích cực trong
thời gian tới khi đã thực hiện chính sách miễn phí chuyển khoản cũng như miễn phí
quản lý tài khoản. Theo bảng tỷ lệ CASA của Vietcombank trong giai đoạn 20172022, có thể thấy CASA của ngân hàng tăng trưởng khá bền vững (trung bình
2%/năm) từ 28,5% năm 2017 lên 33,7% vào quý I năm 2022. Mức tăng trưởng tiền
gửi huy động này là khá tích cực trong bối cảnh lãi suất huy động của ngân hàng
này thường duy trì thấp hơn so với nhiều ngân hàng thương mại khác.

7


Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ CASA của Vietcombank giai đoạn 2017-2022
Nguồn: Báo cáo công ty, KB Securities Vietnam

Phân khúc khách hàng có tiền gửi tại Vietcombank bao gồm các tổ chức kinh
tế và cá nhân. Vào thời điểm 2018, nguồn tiền gửi đa phần đến từ khách hàng cá
nhân với con số 421.507.009 triệu đồng, cao hơn 41.507.009 triệu đồng so với
khách hàng doanh nghiệp. Từ năm 2019-2021, số tiền gửi của hai phân khúc này
gần như tương đương. Tuy nhiên đến năm 2022, số tiền gửi của khách hàng doanh
nghiệp đã chiếm thị phần cao hơn khách hàng cá nhân với 637.317.087 triệu đồng,
cao hơn 31.165.703 triệu đồng. Điều này phần nào là hệ quả đến từ các chính sách
ưu đãi hơn dành cho phân khúc khách hàng doanh nghiệp.
Vào 20/4/2020, Vietcombank triển khai sản phẩm Tiền gửi đầu tư linh hoạt
cho khách hàng SME. Với sự ra đời của sản phẩm này, khách hàng có thể tối ưu hóa
lợi nhuận của món tiền nhàn rỗi mà khơng tốn thời gian cho mỗi lần thực hiện giao
dịch. Sản phẩm Tiền gửi đầu tư linh hoạt giúp khách hàng định kỳ tự động chuyển
toàn bộ số tiền nhàn rỗi từ tài khoản đầu tư linh hoạt (tài khoản thanh toán) của

khách hàng sang gửi tiết kiệm có kỳ hạn với lãi suất cao hơn với số tiền giao dịch
yêu cầu rất nhỏ, chỉ từ 1.000.000 đồng. Số tiền mà khách hàng để lại trong tài khoản
đầu tư linh hoạt sẽ được hưởng lãi suất bậc thang ưu đãi theo ngày. Ngoài ra, vào
ngày đến hạn của tài khoản tiết kiệm, lãi sẽ tự động nhập gốc và số tiền chuyển tự
động định kỳ (nếu có) cũng được tự động gia hạn thêm kỳ hạn mới với lãi suất tại
thời điểm gia hạn. Đây chính là chiến lược hiệu quả giúp Vietcombank huy động
được một nguồn vốn bền vững từ doanh nghiệp.
2.2.2. Về các khoản nợ Chính phủ và Ngân hàng nhà nước
Là một trong bốn ngân hàng thương mại gốc quốc doanh, nhiều năm liền giữ
vị trí quán quân lợi nhuận trong ngành, Vietcombank có nhiều lợi thế mà khơng
phải ngân hàng nào muốn cũng được, từ đó giúp cho ngân hàng ln duy trì được
chi phí vốn đầu vào thấp trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Phân khúc khách hàng của
8


Vietcombank nhiều năm qua dù ngày càng đa dạng, nhưng nhóm khách hàng cốt lõi
vẫn là các tập đồn, tổng công ty nhà nước với lượng vốn nhàn rỗi gửi tại
Vietcombank rất lớn dưới dạng tiền gửi thanh toán, đặc biệt ln duy trì ổn định qua
các năm. Số liệu báo cáo tài chính năm 2022 cho thấy các khoản Vay Ngân hàng
nhà nước của Vietcombank đang có xu hướng giảm dần (giảm 2.327.035 triệu đồng
so với năm 2018), nhưng lượng Tiền gửi kho bạc nhà nước và Tiền gửi của Ngân
hàng Nhà nước đều tăng khá nhanh chóng. Vào cuối năm 2022 lượng Tiền gửi của
Ngân hàng Nhà nước đã lên tới 16.512.888 triệu đồng, cao hơn nhiều lần con số
8.722 triệu đồng vào thời điểm 2018. Đồng thời, lượng tiền gửi của Kho bạc Nhà
nước cũng có diễn biến tăng trong giai đoạn 2020-2022, vào cuối tháng 12 đạt
49.548.100 đồng, gấp hơn 6 lần so với thời điểm 31/12/2021.
Đơn vị: Triệu đồng

Biểu đồ 2.5. Cơ cấu các khoản nợ chính phủ và NHNN tại Vietcombank


Xu hướng tăng mạnh của tiền gửi kho bạc Nhà nước tại các ngân hàng diễn
ra trong bối cảnh tốc độ giải ngân vốn đầu tư cơng vẫn rất chậm. Theo Bộ Tài
chính, tỷ lệ ước giải ngân vốn đầu tư công 10 tháng năm 2022 đạt 46,44% kế hoạch.
Nếu so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thì tỷ lệ giải ngân đạt 51,34%, thấp
hơn so với cùng kỳ năm 2021 (55,80%). Điều này đồng nghĩa một lượng tiền lớn
dùng cho hoạt động chi tiêu công không được sử dụng đến trong nửa đầu năm. Về
phía các ngân hàng, quy mơ lượng tiền gửi kho bạc nhà nước tăng đột biến trở
thành một nguồn hỗ trợ đáng kể giúp nhóm Big4 giảm áp lực huy động tiền gửi từ
khách hàng. Kể từ đầu năm 2022 đến quý I năm 2023, trong khi các ngân hàng tư
nhân liên tục tăng lãi suất huy động thì thị trường chỉ chứng kiến 2-3 lần điều chỉnh
biểu lãi suất của nhóm Big4. Hiện chênh lệch lãi suất huy động giữa nhóm tư nhân
lớn và các ngân hàng quốc doanh đã lên tới 1,5-2%/năm tùy từng kỳ hạn. Với việc
chiếm gần một nửa thị phần lớn trong cơ cấu huy động và cho vay trong hệ thống
(quanh 50%), dòng tiền lớn của kho bạc nhà nước trú ngụ tại Big4 cũng có tác động
đáng kể giúp kiềm chế cuộc đua lãi suất huy động. Trước đây, lượng lớn tiền gửi
9


của Kho bạc Nhà nước nằm dưới dạng tiền gửi khơng kỳ hạn với số dư thường
xun duy trì ở mức hàng chục nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, từ cuối năm 2019, tiền
gửi không kỳ hạn của tổ chức này sẽ được kết chuyển về Sở Giao dịch Ngân hàng
Nhà nước thay vì để qua đêm tại ngân hàng thương mại như trước đây. Đồng thời,
các ngân hàng sẽ phải đấu thầu cơng khai để được nhận tiền gửi có kỳ hạn của Kho
bạc. Quy định này thúc đẩy Kho bạc Nhà nước cơ cấu lại tiền gửi tại ngân hàng
theo hướng giảm tiền gửi thanh toán, tăng tiền gửi kỳ hạn. Trong khi các ngân hàng
cũng được nhận các khoản tiền gửi có tính ổn định hơn.
2.2.3. Về tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác
Vào cuối những năm 2022, lượng tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác tại
Vietcombank lên tới 222.040.585 triệu đồng, cao gấp 3 lần thời điểm này 5 năm
trước và cao gấp đơi so với năm 2021. Trong đó thị phần chiếm ⅓ lượng tiền gửi

này đến từ tiền gửi VND khơng kỳ hạn 72.377.392 triệu đồng, sau đó đến tiền gửi
VND có kỳ hạn 69.600.000 triệu đồng và tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ
68.876.433 triệu đồng, tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ 11.186.760 triệu đồng. Có
thể nhận thấy sản lượng các sản phẩm tiền gửi tại ngân hàng tại năm 2022 phân bổ
khá đồng đều. Tuy nhiên thị phần của các sản phẩm này đã có sự thay đổi rõ rệt
trong vòng 5 năm. Tại thời điểm 2018, Tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ chiếm
thị phần cao nhất, sau đó đến Tiền gửi khơng kỳ hạn bằng VND, Tiền gửi có kỳ hạn
bằng VND và xếp cuối là Tiền gửi ngoại tệ không kỳ hạn. Tuy nhiên sau 5 năm, thị
phần Tiền gửi VND không kỳ hạn tại ngân hàng đã vươn lên xếp vị trí đầu bảng về
số lượng, phần nào giúp ngân hàng có thể huy động vốn với một mức chi phí rẻ hơn
so với các sản phẩm khác. Về lượng tiền vay của Vietcombank tại các tổ chức tín
dụng khác có sự tăng nhẹ qua các năm tuy nhiên khơng đáng kể. Đồng thời số
lượng tiền vay trên các kênh huy động vốn không nhiều, vào cuối năm 2022 chỉ rơi
vào khoảng hơn 10 nghìn triệu đồng.
Đơn vị: Triệu đồng

10


Biểu đồ 2.6. Cơ cấu Tiền gửi các tổ chức tín dụng khác tại Vietcombank

2.2.4. Về Phát hành các giấy tờ có giá
Vietcombank phát hành giấy tờ có giá thơng qua chứng chỉ tiền gửi và Kỳ
phiếu, trái phiếu. Trong giai đoạn 2018-2021, thị phần đứng đầu là sản phẩm Kỳ
phiếu, trái phiếu trung và dài hạn bằng VND. Trung bình mỗi năm ngân hàng phát
hành khoảng gần 16 triệu tỷ đồng cho sản phẩm này. Tuy nhiên, đến năm 2022, thị
phần này đã bị thay thế bởi Chứng chỉ tiền gửi bằng VND, đạt 11.000.000 triệu
đồng vào thời điểm cuối năm 2022, làm gia tăng số lượng phát hành giấy tờ có giá
để huy động vốn của ngân hàng lên gấp nhiều lần so với những năm trước.
Theo lý giải của các chuyên gia tài chính-ngân hàng, việc nhiều ngân hàng

đổ xơ phát hành giấy tờ có giá thời gian qua liên quan đến vấn đề tăng vốn cấp 2
của ngân hàng. Thơng tư 41 của NHNN có hiệu lực vào năm 2020, trong khi tại
nhiều ngân hàng đang thiếu vốn điều lệ. Nếu kiên định thực hiện như kế hoạch, tỷ lệ
vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn tại các ngân hàng sẽ giảm về 40% vào
01/01/2019, từ mức 45% tại 2018. Nếu muốn tiếp tục cho vay các khoản vay dài
hạn với biên lợi nhuận cao hơn, bản thân các ngân hàng cũng phải tìm được các
nguồn vốn phù hợp để giảm rủi ro kỳ hạn.
Theo ông Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, việc các ngân hàng
phát hành trái phiếu nhằm giải quyết việc đáp ứng thanh khoản cho ngân hàng, đặc
biệt là vào thời điểm cuối năm, nhu cầu vốn tăng cao. Ngồi ra, sản phẩm giấy tờ có
giá là những nguồn vốn trung và dài hạn hỗ trợ ngân hàng đáp ứng tỷ lệ an toàn
vốn.
*So sánh với BIDV:

11


Biểu đồ 2.7. Huy động vốn (Tiền gửi + GTCG)

Tình hình huy động vốn của Vietcombank đang xếp sau BIDV khi tại thời
điểm cuối năm 2022, tổng tiền gửi huy động được từ Khách hàng của BIDV cao
hơn Vietcombank 230.129.680 triệu đồng, Các khoản nợ Chính phủ và Ngân hàng
nhà nước cao hơn 51.562.098 triệu đồng, Phát hành các giấy tờ có giá cao hơn
131.713.707 triệu đồng.
Nguồn huy động dồi dào của BIDV chủ yếu đến từ lượng tiền gửi của khách
hàng. Đây là hệ quả của nhiều chương trình ưu đãi, thu hút dòng vốn. Tháng
09/2021 BIDV triển khai chương trình khuyến mại “Tiết kiệm thỏa thích, rinh q
tiện ích” dành riêng cho các khách hàng gửi tiết kiệm online trên BIDV
SmartBanking và gửi tiết kiệm tại quầy trên 36 Chi nhánh BIDV và các Phòng Giao
dịch tại thành phố Hồ Chí Minh. Số quà tặng được tính bằng bội số của số tiền

khách hàng gửi so với số tiền gửi tối thiểu ứng với kỳ hạn gửi nêu trên, do vậy gửi
càng nhiều khách hàng sẽ nhận được quà tặng càng lớn. Khách hàng gửi tiền online
trên ứng dụng BIDV Smart Banking trong thời gian diễn ra chương trình với số tiền
gửi tối thiểu: 100 triệu đồng kỳ hạn 9 tháng; 150 triệu đồng kỳ hạn 6 tháng; 200
triệu đồng kỳ hạn 3 tháng và 300 triệu đồng kỳ hạn 1 tháng sẽ được tham gia quay
số may mắn hàng tháng và trúng các giải thưởng công nghệ thời thượng. Vào tháng
12/2022, BIDV triển khai thêm chương trình: Khách hàng gửi tiền online trên ứng
dụng BIDV SmartBanking sẽ được nhận lãi suất cao hơn 0,3%/năm so với lãi suất
niêm yết tại quầy. Đồng thời, với 01 tài khoản tiết kiệm online đáp ứng điều kiện số
tiền gửi tối thiểu từ 200 triệu đồng các kỳ hạn 1, 3, 6, 9, 12 tháng sẽ nhận được 02
mã dự thưởng tham gia quay số cuối chương trình.
Ngồi ra, BIDV cịn chú trọng đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi đi kèm ưu
đãi. Cụ thể, với mỗi tài khoản tiền gửi Tích lũy online thơng thường, Tích lũy Ước
mơ hoặc Tích lũy An Phú Gia trên BIDV SmartBanking với số tiền gửi lần đầu từ
10 triệu đồng, khách hàng cũng sẽ nhận được 02 mã dự thưởng tham gia quay số
may mắn cuối chương trình. Cơ hội trúng sổ tiết kiệm 500 triệu đồng.
Bên cạnh đó, BIDV cịn có lượng tiền gửi Kho bạc Nhà nước cao hơn
Vietcombank khoảng 36.035 triệu đồng. Điều này khiến BIDV có được lợi thế rõ rệt
về huy động vốn so với các ngân hàng khác. Nguồn tiền gửi của Kho bạc tại các
ngân hàng thương mại luôn được xem là nguồn vốn giá rẻ vì lãi suất thấp, giúp các
ngân hàng tối ưu được chi phí đầu vào, có điều kiện giảm lãi suất cho vay và tạo
nên vị thế cạnh tranh khác biệt.

12



×