Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

(Tiểu luận) hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển của công ty tnhh taejin vina

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.64 MB, 55 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
-------------***-------------

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
LOGISTICS VÀ VẬN TẢI QUỐC TẾ
Đề tài:

HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CƠNG TY TNHH TAEJIN
VIETNAM

Nhóm thực hiện

: Nhóm 9

Lớp tín chỉ

: TMA305(GD1-HK1-2223)1.1

Giảng viên hướng dẫn : PGS. TS. Trịnh Thị Thu Hương
ThS. Nguyễn Thị Vân Trang

Hà Nội, tháng 9 năm 2023


THÀNH VIÊN NHĨM 9

STT

Họ và tên



MSV

Nội dung cơng việc

15

Hồng Thị Diệu

2114110056

Mục 2.2.7, 2.2.8, 2.2.9
Mục 3.1
Thiết kế slide

28

Lâm Hoàng Hà

2114110090

Mục 1.1
Mục 3.2.3

35

Bùi Vi Hoa

2014110100


Lời mở đầu
Mục 1.2
Mục 2.2.1, 2.2.2, 2.2.3

54

Phạm Thị Lê
(Nhóm trưởng)

2111110146

Mục 2.2.4, 2.2.5, 2.2.6
Mục 3.2.1, 3.2.2
Tổng hợp và chỉnh sửa tiểu luận
Thuyết trình

2014120166

Mục 2.1
Mục 2.2.10, 2.2.11, 2.2.12
Kết luận
Thiết kế slide

120

Vũ Anh Xuân


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU


1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA
TAEJIN VINA

7

1.1. Tổng quan về doanh nghiệp

7

1.1.1. Giới thiệu chung

7

1.1.2. Lĩnh vực kinh doanh

7

1.1.2. Cơ cấu tổ chức

8

1.1.3. Tình hình hoạt động của TAEJIN VINA Việt Nam

8

1.2. Tổng quan về nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa tại TAEJIN VINA


9

CHƯƠNG 2: CASE STUDY: ĐƠN HÀNG THỰC TẾ XUẤT KHẨU BẰNG
ĐƯỜNG BIỂN ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI TAEJIN VINA

11

2.1. Tổng quan về đơn hàng

11

2.2. Quy trình TAEJIN VINA xử lý đơn hàng

12

2.2.1. Công ty TNHH COMME DE GAMME đặt hàng

12

2.2.2. Liên hệ với hãng tàu

13

2.2.3. Báo giá cho TNHH COMME DE GAMME

14

2.2.4. Nhận Booking Note

17


2.2.5. Chuẩn bị cont và chứng từ

17

2.2.6. Khai hải quan

17

2.2.7. Dẫn hàng nguyên công ra bãi container

18

2.2.8. Thanh lý tờ khai
2.2.9. Nhận vận đơn từ hãng tàu và thanh tốn cước phí
2.2.10. TAEJIN VINA giao bộ chứng từ hoàn chỉnh cho khách hàng
2.2.11. TAEJIN VINA nhận cước phí thanh tốn từ COMME DE GAMME
2.2.12. Theo dõi quá trình chuyên chở và giải quyết khiếu nại

18
19
19
19
20

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT

21

3.1. Đánh giá quá trình xử lý đơn hàng thực tế của TAEJIN VINA và COMME

DE GAMME
3.1.1. Ưu điểm

21
21


3.1.2. Nhược điểm

22

3.2. Đề xuất một số giải pháp
3.2.1. Giải pháp rút ngắn quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ làm thủ tục hải quan

23
23
24

3.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng nhân sự, phát triển nguồn lực con người 24
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

27
28
30


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Danh mục từ viết tắt Tiếng Việt
Ký hiệu

Giải thích

Bên A/Comme De Gamme

Cơng ty TNHH Comme De Gamme

Bên B/Taejin Vina

Công ty TNHH Taejin Vina

Cut Off/Closing time

Thời gian cắt máng

Cont/ Cơng

Container

CY (Container Yard)

Bãi Container

Phí Seal

Phí niêm phong chì

Phí THC


Phụ phí xếp dỡ tại cảng

TNHH

Trách nhiệm hữu bạn

XK

Xuất khẩu

Danh mục từ viết tắt Tiếng Anh
Chữ viết
tắt

Nguyên nghĩa tiếng Anh

Nguyên nghĩa tiếng Việt

Asia-Pacific Economic

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á –

Cooperation

Thái Bình Dương

ASEM

Asia–Europe Meeting


Hội nghị thượng đỉnh Á – Âu

ASEAN+3

The ASEAN-Plus Three

BL/ B/L

Bill of Lading

Vận đơn đường biển

CFS

Container Freight Station

Điểm giao hàng lẻ

APEC

Hợp tác ASEAN + 3 (ASEAN +
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc)


FTA

FWD
HBL/
House BL


Free Trade Agreement
Freight Forwarder/
Forwarder
House Bill of Lading
International Centre for

ICSID

Settlement of Investment
Disputes

Hiệp định thương mại tự do

Người giao nhận hàng hoá

Vận đơn thứ cấp

Trung tâm quốc tế về giải quyết
tranh chấp đầu tư

Indo-Pacific Economic

Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương –

Framework

Thái Bình Dương

Regional Comprehensive


Hiệp định Đối tác Kinh tế Tồn

Economic Partnership

diện Khu vực

Telegraphic Transfer

Chuyển tiền bằng điện quốc tế có

Reimbursement

bồi hồn

UN

The United Nations

Hệ thống thơng tin thương mại

Comtrade

Comtrade

quốc tế của Liên Hợp Quốc

United Nations Commission

Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Luật


On International Trade Law

Thương mại Quốc tế

Viet Nam Automated Cargo

Hệ thống thơng quan hàng hóa tự

Clearance System

động của Việt Nam

IPEF

RCEP

TTR

UNCITRAL

VNACCS

VKFTA

Viet Nam – Korea Free Trade Hiệp định thương mại tự do Việt
Agreement

Nam – Hàn quốc



Document continues below
Discover more
from:
Logistics
và vận
tải quốc tế
TMA305
Trường Đại học…
89 documents

Go to course

Logistics
57

Logistics
và vận tải…

100% (3)

ĐỀ CƯƠNG Logistics
63

Logistics
và vận tải…

100% (2)

Thuê ngoài Apple 31


10

btvn
Logistics
và vận tải…

100% (1)

2019 2020. BỘ ĐỀ
THỰC TẾ VẤN ĐÁP…
Logistics
và vận tải…

100% (1)

FWPS Vol 2 No 3
31

Paper 14 - Green…
Logistics và
vận tải quốc…

None


67

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Gk logistics cô Trâm
giải case
Logistics và
vận tải quốc…

None

Hình 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của TAEJIN VINA
Hình 1.2. Sơ đồ quy trình giao nhận hàng của Cơng ty TNHH Taejin Vina
Hình 2.1. Phụ lục hợp đồng
Hình 2.2. Vận đơn đường biển (HBL)

8
9
15
16


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kể từ khi Việt Nam thực hiện chính sách cải cách thương mại và mở cửa cho
các nhà đầu tư nước ngoài, xuất khẩu Sản phẩm dệt may của Việt Nam hiện đã có
mặt tại Xuất khẩu dệt may của Việt Nam đạt 13,62% (UN Comtrade), thuộc nhóm
nhanh nhất tính đến năm 2017 (Hương, 2017). Hiện nay, Việt Nam là một trong những
quốc gia có nền cơng nghiệp may mặc phát triển tương đối nhanh và hiện đại. Mỗi
năm, có hàng ngàn công ty, nhà máy và xưởng may hoạt dộng trên toàn quốc, đáp
ứng nhu cầu sản xuất đồ may mặc cho thị trường nội địa và xuất khẩu. Bên cạnh đó
cùng với chi phí lao động thấp và trình độ lao động cao trong lĩnh vực may mặc, đáp
ứng nhu cầu khắt khe của thị trường quốc tế, Việt Nam đã và đang dành được sự quan
tâm từ nhiều công ty nước ngoài đặc biệt là trong việc thuê gia cơng tại đây.

Theo những dự đốn của các chun gia về ngành cơng nghiệp thời trang trong
những năm tới thì thị trường gia cơng của Việt Nam sẽ có thêm nhiều cơ hội để phát
triển mạnh mẽ do chính phủ đang ngày càng cải thiện môi trường kinh doanh, tạo
điều kiện thúc đẩy phát triển khoa học kĩ thuật và đưa ra những chính sách để thu hút
đầu tư từ các cơng ty đa quốc gia. Tiêu biểu có thể kể đến Hiệp định Thương mại tự
do Việt Nam – Hàn quốc (VKFTA – Vietnam - Korea Free Trade Area), có hiệu lực
vào ngày 20/12/2015, là FTA mang tính tồn diện, có mức độ cam kết cao và đảm
bảo cân bằng lợi ích. Hiệp định bao gồm 17 chương, 208 điều, 15 phụ lục và 1 thỏa
thuận thực thi qui định, được xây dựng dựa trên cơ sở từ các điều ước quốc tế trước
đó mà hai nước là thành viên như hệ thống những quy định của Tổ chức Thương mại
Thế giới, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc, RCEP,
ASEAN+3, APEC, ASEM. Với mục tiêu chính là tạo ra một thị trường thương mại
với thỏa thuận giảm thiểu, xóa bỏ số lượng lớn thuế quan của các dòng sản phẩm
đồng thời đề cập đến việc giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế ở cơ quan tài phán là
ICSID và UNCITRAL. Bên cạnh đó, trước bối cảnh thuận lợi cho hoạt động thương
mại giữa Việt Nam - Hàn Quốc khi hai nước đang tăng cường hợp tác lẫn nhau và
Hàn Quốc và Việt Nam tham gia IPEF, hợp tác chuỗi cung ứng có thể được đẩy nhanh
và đầu tư vào cơng nghệ cao có thể tăng lên và đây có thể là điểm khởi đầu. Đồng
thời mới đây, Việt Nam được hỗ trợ bởi các cuộc gặp cấp cao, nhằm nâng giá trị
1


thương mại lên 100 tỷ USD vào năm 2023 và 150 tỷ USD vào năm 2030. (Vietnam
Business Forum 2023). Dự kiến sẽ có thêm nhiều cơng ty thiết lập hợp tác trong các
ngành công nghiệp ngày càng tiên tiến cùng với tăng trưởng thương mại tiếp tục được
thúc đẩy nhờ sự hợp tác của chính phủ, hy vọng gia nhập thị trường của các doanh
nghiệp và sự hiện diện của nhiều ngành công nghiệp hơn, đặc biệt trong ngành công
nghiệp xuất nhập khẩu.
Nhìn chung về xuất khẩu dệt may của Việt Nam những năm gần đây cho thấy
sự thay đổi trong xu hướng xuất khẩu chung của cả nước. Bên cạnh đó, gắn với tốc

độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, giao thương hàng hóa tăng trưởng nhanh chóng,
và trong đó chủ yếu hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển (Linh, 2022),
(khoảng 80% tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển). Đáng chú ý, trong bối cảnh chịu
nhiều tác động tiêu cực của dịch Covid-19, xuất khẩu dệt may vẫn có bước tăng
trưởng nhảy vọt từ năm 2021. Có được kết quả trên là do ngành dệt may Việt Nam
đã không ngừng cố gắng bắt kịp xu hướng thế giới. Nổi bật nhất là sự chủ động của
doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực sản xuất; nâng cao trình độ kỹ năng;
chuyển sản xuất từ hình thức chỉ nhận gia cơng sang hình thức tự chủ ngun liệu, tự
thiết kế, hoàn thiện sản phẩm. Đặc biệt, việc doanh nghiệp tiếp tục đầu tư vào thiết bị
và công nghệ tự động hóa cũng là một trong những yếu tố góp phần tạo nền tảng để
ngành dệt may trụ vững trước áp lực thị trường về chất lượng, số lượng, điều kiện
chất lượng cần giao hàng nhanh.
Hiện nay, các doanh nghiệp may mặc đang phải chịu sự chi phối của thị trường
nguyên liệu thế giới, bởi 85% nguyên liệu sử dụng là nhập khẩu, 15% là mua trong
nước. Mặc dù quỹ đất trồng bông của Việt Nam rất lớn, xấp xỉ 200.000 ha, nhưng
năng suất trồng bông mới chỉ đáp ứng được 10 - 15% nhu cầu dệt. Đặc biệt, với bông
xơ tổng hợp, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu 100%. Hàng năm, nước ta phải nhập khẩu
400 - 450 triệu m vải phục vụ may xuất khẩu và tiêu dùng trong nước (Giang, 2022).
Điều này khiến các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc Việt Nam thụ động trong
khâu đầu vào, từ đó làm ảnh hưởng mạnh đến năng lực cạnh tranh. Ngoài ra, trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và tác động của dịch Covid-19, phương thức đặt
hàng tự động dựa trên trí tuệ nhân tạo và robot sẽ được ứng dụng rộng rãi trong việc
kết nối doanh nghiệp với khách hàng. Thương mại điện tử cũng sẽ là kênh bán hàng
2


phát triển rộng rãi ở nhiều khâu trong chuỗi cung ứng, đặc biệt là bán hàng. (Nhung,
2023). Điều đó địi hỏi ngày càng nhiều doanh nghiệp xuất khẩu dệt may phải thường
xun cập nhật tình hình cơng nghệ thế giới để tiếp cận cơng nghệ hiện đại và có định
hướng đầu tư đúng đắn, tránh lạc hậu gây mất khả năng cạnh tranh. Nhận thấy tính

cấp thiết của đề tài từ những vấn đề nêu trên, nhóm 9 chúng em quyết định triển khai
thực hiện đề tài “Hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển của
Cơng ty TNHH Taejin Vina”. Trong tiểu luận này, nhóm chúng em sẽ phân tích hoạt
động xuất khẩu hàng dệt may của một doanh nghiệp cụ thể tại Việt Nam là Công ty
TNHH Taejin Vina và đề xuất một số giải pháp để xuất khẩu cho hoạt động xuất khẩu
hàng hóa của cơng ty để có thể phát triển và hướng tới hội nhập kinh tế quốc tế. Cấu
tạo của bài tiểu luận gồm có 3 chương chính:
Chương 1: Tổng quan hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Cơng ty Taejin Vina
Chương 2: Case study: Đơn hàng thực tế xuất khẩu bằng đường biển được
thực hiện bởi Công ty Taejin Vina
Chương 3: Đánh giá và đề xuất
Nhóm 9 chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô Trịnh Thị Thu Hương
và cô Nguyễn Thị Vân Trang đã hướng dẫn kiến thức bộ môn Logistic và vận tải quốc
tế chi tiết, giải đáp tận tình những thắc mắc cho chúng em trong suốt q trình học
tập để chúng em có đủ khả năng và điều kiện thực hiện đề tài trên. Mặc dù bài làm
của chúng em còn nhiều hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn cũng như
trong q trình tìm kiếm thơng tin, chúng em sẽ khơng thể tránh khỏi những thiếu sót
cả về nội dung lẫn hình thức. Chúng em rất mong nhận được sự góp ý quý báu từ các
cô để chúng em xin ghi nhận và xin rút ra bài học kinh nghiệm cho quá trình học tập
và nghiên cứu sau này.
2. Tình hình nghiên cứu
Mới nhất gần đây có nghiên cứu của Nhung (2023) về thực trạng chung của
hoạt động xuất khẩu dệt may Việt Nam cũng như những thách thức ở bối cảnh cách
mạng cơng nghiệp 4.0 trong q trình hướng tới hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng.
Nhìn chung, theo nghiên cứu Xuân và cộng sự (2023), các yếu tố cơ bản ảnh hưởng
đến hiệu quả và hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng toàn cầu trong lĩnh vực logistics
đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam Xuất khẩu của Việt Nam nói chung, bao
3



gồm (1). Hiệu quả hải quan (tốc độ, tính đơn giản và khả năng dự đốn của thủ tục
thơng quan) (2). Chất lượng cơ sở hạ tầng liên quan đến thương mại và vận tải, bao
gồm Đường bộ, đường sắt, bến cảng, sân bay, kho bãi và công nghệ thông tin...(3).
Mức độ dễ dàng khi thu xếp vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu với giá cả cạnh
tranh (các chi phí như phí kho bãi, phí cảng, phí cầu đường...) (4). Năng lực và chất
lượng của các nhà cung cấp dịch vụ logistics... (5). Khả năng theo dõi và theo dõi lơ
hàng. (6). Tính kịp thời của lơ hàng đến đích trong thời hạn quy định. Những nghiên
cứu trên cũng được khẳng định và mở rộng hơn theo như kết luận trong nghiên cứu
của Linh (2022), có 4 nhóm nhân tổ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động giao nhận
xuất khẩu bằng đường biển của các công ty giao nhận trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh, một trong những địa bàn với nhiều hệ thống cảng biến cũng như có hệ thống
cảng biển lớn nhất tại Việt Nam, bao gồm: (1) Chuẩn bị, (2) Thủ tục hải quan, (3)
Giao nhận hàng hóa, (4) Thanh lý, lưu trữ. Những khía cạnh trên là cơ sở quan trọng
để các công ty xây dựng chiến lược nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận xuất khẩu
bằng đường biển.
Lĩnh vực giao nhận hàng hóa vận tải và các chuỗi giá trị của nó bị ảnh hưởng
lớn nhất, đặc biệt là khi các quy định hạn chế đi lại trong nước và quốc tế có hiệu lực.
Nhiều thống kê chứng minh rằng COVID-19 đã gây ra những cú sốc lớn và làm gián
đoạn từ 78- 95% các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị (Jeff và cộng sự, 2020;
VanHoek, 2020). Tầm quan trọng của hoạt động giao nhận hàng hóa và tác động của
nó nói chung tới thương mại quốc tế cũng đã thu hút quan tâm từ nhiều nhà nghiên
cứu, đồng thời các nghiên cứu ban đầu xem xét các khía cạnh hoạt động logistic, giao
nhận hàng hóa xuất nhập khẩu nói chung nổi tiếng đã tạo tiền đề lớn cho nghiên cứu
và phát triển hoạt động Logistic và giao nhận háng hóa xuất nhập khẩu quốc tế bao
gồm nghiên cứu về chỉ số chi phí nhiên liệu và cơ sở hạ tầng giao thông (Limao &
Venables, 2001), (Martin, 2014), thời gian vận chuyển (Hummels, 2007), chi phí vận
tải biển (Hương & Hiền, 2015), (Hương, 2017), chất lượng cơ sở hạ tầng cảng biển
(Fugazza, 2017), (Hoffmann, 2020). Bài tiểu luận hy vọng sẽ bổ sung thêm một phần
thông tin hoặc số liệu nghiên cứu thực nghiệm từ phân tích hoạt động giao nhận hàng
hóa cụ thể tại doanh nghiệp Việt Nam tại tỉnh Thái Bình cho tổng hợp các nghiên cứu

thực nghiệm về hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu tại Việt Nam.
4


3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Phân tích và đánh giá tình hình hoạt động giao nhận hàng
hóa xuất khẩu dệt may của công ty TNHH Taejin Vina, trên cơ sơ đó bổ sung thơng
tin và số liệu bằng chứng thực nghiệm cho nghiên cứu về hoạt động giao nhận hàng
hóa xuất khẩu dệt may tại Thái Bình nói riêng và Việt Nam nói chung.
Mục tiêu cụ thể:
Mục đích nghiên cứu của tiểu luận đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm
nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa xuất khẩu của cơng ty TNHH
Taejin Vina. Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, tiểu luận xác định một
số nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về loại hình dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu
dệt may và chất lượng dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu.
- Phân tích thực trạng chất lượng dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa xuất khẩu
dệt may từ Case study thực tế từ hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường
biển giữa cơng ty TNHH Taejin Vina tại Thái Bình và công ty TNHH Comme De
Gamme tại Hàn Quốc được thực hiện tháng 5 năm 2023.
- Đánh giá chất lượng hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường
biển của công ty TNHH Taejin Vina và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng dịch vụ của công ty trong tương lai.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường
biển của công ty TNHH Taejin Vina và thủ tục xử lý dựa trên đơn hàng thực tế giữa
công ty TNHH Taejin Vina và công ty TNHH Comme De Gamme.
Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian: Nghiên cứu thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
bằng đường biển của công ty trong năm 2023, đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu

hàng hóa giai đoạn đến năm 2030 và hơn nữa.
- Không gian: Nghiên cúu trong phạm vi hoạt động giao nhận hàng hóa xuất
khẩu bằng đường biển của công ty TNHH Taejin Vina
- Nội dung nghiên cứu: nghiên cứu, đánh giá, phân tích hoạt động giao nhận
hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển của cơng ty TNHH Taejin Vina nhằm đề xuất
5


một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu của
cơng ty trong tương lai.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Vùng nghiên cứu của đề tài là các thông tin được cung cấp trong hợp đồng
giao nhận hàng hóa xuất khẩu của công ty TNHH Taejin Vina và công ty TNHH
Comme De Gamme.
Phương pháp lịch sử và logic: Phương pháp này dùng để hệ thống hóa các
thơng tin liên quan về hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu của cơng ty TNHH
Taejin Vina nói riêng và liên quan đến hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu tại
Việt Nam nói chung.
Phương pháp thu thập dữ liệu
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp
được tác giả tổng hợp từ các báo cáo của sở Cơng Thương Thái Bình, Chi Cục Hải
quan tỉnh Thái Bình, Niên giám thống kê Thái Bình,... Dữ liệu được thu thập từ các
tài liệu, báo, tạp chí, kỷ yếu hội nghị khoa học chuyên đề, kỷ yếu hội thảo khoa học.
Số liệu thứ cấp được cung cấp từ các bảng báo cáo và tài liệu có liên quan đến
tình hình xuất khẩu và hoạt động kinh doanh của cơng ty TNHH Taejin Vina. Ngoài
ra số liệu thứ cấp cũng được thu thập từ các báo cáo và các ấn phẩm kinh tế khác trên
các website.
Nghiên cứu sử dụng thông tin từ các nghiên cứu, báo cáo đã có liên quan tới
vấn đề nghiên cứu để nghiên cứu, tổng hợp và xử lý thông tin; sử dụng các thông tin

đã có từ luật, quy định xuất nhập khẩu hiện nay của Việt Nam, Hàn Quốc; sử dụng số
liệu xuất khẩu hai chiều Việt Nam - Hàn Quốc từ các trang thông tin đáng tin cậy để
làm cơ sở cho việc nghiên cứu, đánh giá, tổng hợp, xử lý thông tin.
Phương pháp thống kê, tổng hợp và phân tích: Bằng việc sử dụng các dữ liệu
thứ cấp và sơ cấp, thống kê, tổng hợp thơng tin và phân tích định tính để chỉ ra tác
động của hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tới hoạt
động kinh doanh của công ty và đề ra một số giải pháp chất lượng hoạt động giao
nhận hàng hóa xuất khẩu của công ty trong tương lai.

6


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA
TAEJIN VINA
1.1. Tổng quan về doanh nghiệp
1.1.1. Giới thiệu chung
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH TAEJIN VINA
Địa chỉ: Số nhà 14, đường Kỳ Đồng, tổ 5, Phường Trần Hưng Đạo, Thành phố
Thái Bình, Tỉnh Thái Bình, Việt Nam
Số điện thoại: 02273898788
Mã số thuế: 1000783585
Người đại diện: LÊ THỊ THỦY
Email: :
Fax: +84 227 3 898 788
Quản lý bởi: Cục Thuế Tỉnh Thái Bình
Loại hình DN: Cơng ty trách nhiệm hữu hạn ngồi NN
Tình trạng: Đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT)
TAEJIN VINA là công ty gia công các sản phẩm dệt may chất lượng cao với
giá thành phải chăng như là áo khốc ngồi, quần áo trượt tuyết, quần áo đi săn, quần
áo leo núi,...

1.1.2. Lĩnh vực kinh doanh
Nhìn chung, công ty cung cấp một loạt các cơ sở để đáp ứng các nhu cầu khác
nhau của người mua và doanh nghiệp, bao gồm:


Hoàn thiện sản phẩm dệt: In lụa trang phục và sản phẩm dệt; in, thêu các loại



Sản xuất, gia công hàng may sẵn dùng trong nội địa và xuất khẩu



Bán bn, xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị và phụ tùng máy may công



Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa hàng chuyên

nhãn mác trên vải.

nghiệp; bán buôn, xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị và phụ tùng ngành da giày
doanh


Vận tải hàng hóa bằng đường bộ



Dịch vụ lưu trú ngắn ngày


7


1.1.2. Cơ cấu tổ chức

Ban giám đốc
Bộ phận
chứng từ

Bộ phận CS

Bộ phận hải

Bộ phận kế

Bộ phận Sale

Bộ phận giao
nhận

Hình 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của TAEJIN VINA

1.1.3. Tình hình hoạt động của TAEJIN VINA Việt Nam
Tình hình hoạt động của TAEJIN VINA Việt Nam hiện nay đã đạt được sự
tăng trưởng vững mạnh trong một thời gian dài. Bởi vì có lực lượng lao động phổ
biến và có chi phí thấp hơn, và hiện nay Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của nhiều
doanh nghiệp và nhãn hiệu lớn tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp . TAEJIN VINA
Việt Nam không chỉ tập trung vào một loại sản phẩm duy nhất. Thay vào đó, họ
thường cung cấp một loạt các mặt hàng từ quần áo thời trang, giày dép cho tới sản

phẩm thể thao và đồ lót. Điều này cho phép các cơng ty gia cơng tận dụng thị trường
đa dạng và khách hàng khác nhau
Nâng cao quy trình sản xuất và đảm bảo chất lượng sản phẩm thông qua việc
đầu tư vào công nghệ hiện đại và quản lý chất lượng. Điều này giúp tăng cường năng
suất, giảm lỗi và đáp ứng yêu cầu của khách hàng quốc tế. Doanh nghiệp có nguồn
nhân lực dồi dào và có kỹ năng trong lĩnh vực dệt may. Công nhân được đào tạo cẩn
thận để đáp ứng yêu cầu chất lượng cao và thời gian giao hàng nhanh.
Tuy nhiên TAEJIN VINA Việt Nam vẫn đối mặt một số vấn đề. Có nhiều cơng
ty gia cơng sản phẩm dệt may tại Việt Nam dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt về giá cả.
Điều này có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty khi giá sản phẩm bị đẩy xuống
và đồng thời tăng cường áp lực giữ chất lượng với mức giá thấp.
8


TAEJIN VINA Việt Nam đang gặp phải sự quan ngại về công nghệ thao tác
động thực phẩm, như việc sử dụng hóa chất có hại và quản lý chất thải trong q trình
sản xuất. Gia cơng dệt may thường liên quan đến sự tiếp xúc với nhiều chất liệu và
quy trình xử lý, do đó, việc đảm bảo an tồn về môi trường là một thách thức đối với
TAEJIN VINA Việt Nam
Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của các thương hiệu thời
trang nội địa và quốc tế. Sự cạnh tranh từ các thương hiệu này đòi hỏi phải nhanh
chóng thích nghi, cải thiện chất lượng và tăng cường sáng tạo để giữ chân khách hàng.
1.2. Tổng quan về nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa tại TAEJIN VINA

Hình 1.2. Sơ đồ quy trình giao nhận hàng của Cơng ty TNHH Taejin Vina

Giải thích chung các bước trong quy trình:
Bước 1. Nhận đơn đặt hàng từ đối tác: Khách hàng yêu cầu báo giá và lịch tàu
xuất hàng với tên hàng, volume, trọng lượng. Nhân viên kinh doanh có nhiệm vụ tư
vấn loại cont nào và lịch tàu nào phù hợp với yêu cầu của khách hàng.

Bước 2. Công ty liên hệ với hãng tàu: Kiểm tra giá và lịch tàu trong dữ liệu có
sẵn hoặc đàm phán với hãng tàu.

9


Bước 3. Báo giá cho đối tác: Nếu đối tác đồng ý với lịch tàu và giá đã đưa ra
thì lấy booking từ hãng tàu và gửi khách.
Bước 4. Gửi Booking Note cho đối tác là Công ty TNHH Comme De Gamme
Bước 5. Chuẩn bị container và chứng từ: Nhân viên Hanjin cầm Booking Note
đi đổi lấy lệnh cấp cont rỗng, mang phiếu giao container rỗng đến để vào cảng lấy
container, kéo vỏ container về kho riêng của Taejin Vina để đóng hàng
Bước 6. Khai báo Hải quan: Nhân viên Hanjin khai báo hải quan điện tử thông
qua hệ thống VNACCS.
Bước 7. Dẫn hàng nguyên cont ra bải container: Sau khi kiểm tra và đóng gói
hàng hóa tại kho sản xuất của Taejin Vina, hàng hóa sẽ được lái xe bên giao nhận vận
chuyển hàng đến bãi container (CY) để tập kết, sẵn sàng cho việc vận chuyển lên tàu.
Bước 8. Thanh lý tờ khai: Xử lý và hoàn tất các thủ tục liên quan đến việc
kiểm tra, xác nhận và chấp thuận thông tin trong tờ khai hải quan của hàng hóa xuất
nhập khẩu.
Bước 9. Nhận vận đơn từ hãng tàu và thanh tốn cước phí: Căn cứ vào yêu
cầu của đối tác (trong Shipping instruction từ công ty TNHH Comme De Gamme).
người giao nhận hay hãng tàu sẽ phát hành Draft Bill cho Taejin Vina.
Bước 10. Giao bộ chứng từ hoàn chỉnh cho đối tác: Taejin Vina giao bộ chứng
từ hồn chỉnh cho khách hàng. Trong vịng 5 ngày sau khi xuất hàng, Cơng ty TNHH
Taejin Vina hồn tất và nộp cho Công ty Comme De Gamme bộ chứng từ gốc đầy đủ
Bước 11. Nhận cước phí thanh toán từ khách hàng: Sau khi nhận bộ chứng từ
gốc đầy đủ, Cơng ty Comme De Gamme thanh tốn 100% giá trị lô hàng cho Công
ty TNHH Taejin Vina bằng hình thức chuyển tiền bằng điện có bồi hồn (TTR).
Bước 12. Theo dõi quá trình chuyên chở và giải quyết khiếu nại (nếu có)


10


CHƯƠNG 2: CASE STUDY: ĐƠN HÀNG THỰC TẾ XUẤT KHẨU BẰNG
ĐƯỜNG BIỂN ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI TAEJIN VINA
2.1. Tổng quan về đơn hàng


Người xuất khẩu: TAEJIN VINA CO., LTD
Địa chỉ: Số 14 đường Kỳ Đồng tổ 5 phố Trần Hưng Đạo, thành phố Thái Bình,
tỉnh Thái Bình, Việt Nam



Người nhập khẩu: COMME DE GAMME CO., LTD



Người tổ chức q trình vận tải: HANJIN GLOBAL LOGISTICS VIETNAM

Địa chỉ: #203,447, Gangseo-RO, Gangseo-GU, Seoul, Republic of Korea
CO.LTD.
Địa chỉ: Phòng 714, TD Business Center, lô 20, đường Lê Hồng Phong,
Phường Đông Khê, Quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phịng, Việt Nam


Bên th tàu: Comme De Gamme CO., LTD




Thơng tin đơn hàng:
Kiểu

Sản phẩm

MVSWD401

MENS
DOWN
JACKET

Số thùng
Số
Khối
CTNS
lượng lượng tịnh
325

800
PCS

3027 KGS

Tổng giá trị đơn hàng: 135280 US ($)
Điều kiện cơ sở giao hàng: FOB, Incoterms 2010
Cảng bốc hàng: Hải Phòng, Việt Nam
Cảng dỡ hàng: Incheon, Korea
Ngày giao hàng: 21/5/2023 - đây là ngày xếp hàng hóa lên tàu
Loại hình vận tải: đường biển

Tên tàu vận chuyển / số chuyến: HEUNG-A AKITA / 2308N
Ngày khởi hành: 20/5/2023
Loại BL phát hành: House Bill of Lading (HBL)
Mã phân loại kiểm tra: 1 - là hàng hóa thuộc phân luồng xanh

11

Khối
lượng

Thể
tích

3525
KGS

34.92
CBM


2.2. Quy trình TAEJIN VINA xử lý đơn hàng
2.2.1. Cơng ty TNHH COMME DE GAMME đặt hàng
Công ty TNHH Comme De Gamme gửi đơn đặt hàng gia công (đề nghị ký kết
hợp đồng gia công) cho Công ty TNHH Taejin Vina qua thư điện tử email, nhân viên
Sales thuộc phòng Kinh doanh của Công ty Taejin Vina tiến hành liên hệ để nắm bắt
rõ ràng, cụ thể cũng như tư vấn các thông tin cần thiết cho khách hàng về mặt hàng
gia công cần xuất khẩu. Sau đàm phán, 2 bên đã thống nhất đi đến ký kết hợp đồng
gia công quốc tế bằng bản fax hoặc bản scan, trong đó ghi rõ các điều khoản liên quan
đến hàng hóa thanh toán, vận tải và các điều khoản pháp lý về quyền, nghĩa vụ của
các bên. Theo đó, một số thơng tin cơ bản trong hợp đồng như sau:



Số hiệu hợp đồng: 01/GAMME - TJ/ 2023



Thời gian ký kết hợp đồng: 06/03/2023



Chủ thể hợp đồng:

BÊN A (Bên Mua – Nhập khẩu)

Comme De Gamme CO.,LTD

Địa chỉ: #202,203 447 , Gangseo-ro , Gangseo-gu, Seoul, Republic Korea
Số điện thoại: 82-2-335-1975
FAX : 82-2-3663-7990
Người đại diện:

Doosoo Choi - Giám đốc

BÊN B (Bên Bán – Xuất khẩu)

Taejin Vina CO.,LTD

Địa chỉ: Số nhà 14, đường Kỳ Đồng, tổ 5, Phường Trần Hưng Đạo, Thành phố
Thái Bình, Tỉnh Thái Bình, Việt Nam.
Số điện thoại: 0915964599

Mã số thuế: 1000783585


Đối tượng của hợp đồng: Hàng may mặc: Áo khoác MILLET MVSWD401



Mục đích của hợp đồng: Bên A cung cấp cho bên B tất cả các nguyên vật
liệu và phụ kiện cùng với những tài liệu kĩ thuật và điều kiện cần thiết, dựa
vào đó bên B sẽ tổ chức sản xuất, đáp ứng yêu cầu bên A về số lượng, chất
lượng và thời gian giao hàng.

Như vậy, công ty TNHH Taejin Vina có trách nhiệm đảm bảo năng suất sản
xuất cần thiết phù hợp với nguyên vật liệu, phụ kiện và điều kiện kĩ thuật mà công ty
12



×