Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

Điều tra đánh giá tình hình sản xuất lúa tại xã phúc hà thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.01 KB, 52 trang )

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề:
Lương thực là vấn đề số một đối với đời sống con người, lương thực là
nhu cầu cần thiết của toàn xã hội, lương thực đóng vai trị then chốt, giữ vai
trị mở đường thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất khác trong xã hội.
Trong nông nghiệp, lúa là cây lương thực chiếm vị trí quan trọng đối
với đời sống con người, lúa là cây lương thực xếp thứ hai trên thế giới sau lúa
mì. Ở Châu Á lúa được coi là trụ cột của ngành nông nghiệp và là cây trồng
chủ lực. Ở Châu Phi, Châu Mỹ la tinh, các nước nhiệt đới và á nhiệt đới thì
lúa là cây lương thực quan trọng của hàng triệu dân ở đây. Ở Việt Nam lúa
gạo là cây lương thực chính trong bữa ăn hàng ngày. Do đó việc giải quyết
vấn đề lương thực đang là mục tiêu quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia.
Trong điều kiện hiện nay, hàng ngày lúa gạo cung cấp 60% năng lượng
trong khẩu phần ăn của con người, gạo có thành phần dinh dưỡng chủ yếu là
tinh bột chiếm 80%,prơtêin 7 – 10%, lipít 1 – 3%, ngồi ra cịn có các loại
vitamin, các loại khống khác, đặc biệt là vitamin B1.Trong gạo cịn có
vitamin B2 và các sản phẩm phụ như rơm, rạ, trấu, cám phục vụ cho chăn
nuôi và các ngành công nghiệp chế biến như dệt, dược y học… Lúa là lương
thực dễ cất giữ, ít mối mọt, lúa là mặt hàng xuất khẩu góp phần tăng thu nhập
quốc dân và có tầm quan trọng lớn đối với các nước mà nền nông nghiệp chủ
yếu như Việt Nam. Lúa là cây lương thực có tầm quan trọng rất lớn trong đời
sống hàng ngày và sự phát triển của toàn xã hội, với Việt Nam lúa là mặt
hàng xuất khẩu góp phần tăng thu nhập quốc dân.
Trong những năm gần đây sản lượng lương thực không ngừng được
tăng lên nhất là các khu vực trồng lúa như Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi riêng
Việt Nam trong 20 năm đổi mới kinh tế từ một nước thiếu lương thực vươn
lên thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo. Nhiệm vụ của ngành nông nghiệp Việt
Nam được đặt ra một cách rõ ràng và cấp bách là sản xuất nông nghiệp phải
phát triển mạnh để sớm trở thành cơ sở vững chắc cho sự phát triển cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.




Trong vài chục năm trở lại đây do dân số tăng nhanh dẫn đến nhu cầu
đất để xây dựng nhà ở cũng tăng, do tốc độ phát triển của các ngành công
nghiệp đã làm đất nông nghiệp bị thu hẹp lại. Ngoài ra do điều kiện bất lợi
của thiên nhiên như bão, lũ lụt… đã làm giảm đáng kể diện tích đất nơng
nghiệp. vì vậy để đáp ứng nhu cầu lương thực cho xã hội cần có các biện pháp
kỹ thuật để tăng năng suất lúa.
Để góp phần vào việc tăng năng suất sản lượng lúa cho cả nước nói
chung và xã Phúc Hà nói riêng, tơi tiến hành tìm hiểu những trở ngại khó
khăn cơ bản của sản xuất lúa tại xã để từ đó đánh giá và đề xuất các biện pháp
nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác lúa tại địa
phương. Chính vì vậy em tiến hành chun đề: “ Điều tra đánh giá tình hình
sản xuất lúa tại xã Phúc Hà - Thành phố Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích
Xác định được những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh
tế- xã hội ở địa phương ảnh hưởng đến sản xuất cây lúa, từ đó đưa ra giải
pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh việc sản xuất cây lúa để nâng cao năng suất,
góp phần phát triển nông nghiệp bền vững ở địa phuơng.
1.3. Yêu cầu của chuyên đề
- Điều tra đánh giá về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, điều kiện khí hậu
và các thơng tin về cơ cấu mùa vụ, tập đồn giống lúa về sản xuất cây lúa
nước tại xã.
- Điều tra một số hộ nơng dân điển hình để tìm hiểu thực trạng sản suất
lúa và tình hình sâu bệnh hại lúa trong 3 năm (2008 - 2010).
- Kiến nghị với địa phương một số giải pháp thích hợp về sản xuất cây
lúa nước để khắc phục những khó khăn, nhằm nâng cao năng suất, sản lượng
lúa ở địa phương.



PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.Nguồn gốc và phân loại cây lúa
2.1.1. Nguồn gốc phân loại cây lúa trồng
Cây lúa trồng hiện nay có nguồn gốc từ cây lúa dại, được tiến hoá dần
dần từ chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo. Cây lúa trồng có từ lâu đời và
gắn liền với lịch sử phát triển của loài người nhất là vùng châu Á.
Nguồn gốc của cây lúa đã được tranh luận trong thời gian dài, thời gian
và địa điểm xác định cây lúa khó có thể tìm được. Qua các cơng trình nghiên
cứu của các tác giả ở nhiều nước như: Đinh Dĩnh (Trung Quốc), Sasato (Nhật
Bản), Đào Thế Tuấn (Việt Nam), Erughin (Liên Xô cũ) …đã thấy rõ nguồn
gốc của cây lúa ở vùng đầm lầy Đông Nam Á có thể thuộc nhiều nước khác
nhau. Từ vùng nóng ẩm Đơng Nam Á, cây lúa được lan tràn đi khắp nơi với
sự xuất hiện của nghề trồng lúa lâu đời trong lịch sử lâu đời của lồi người,
nơng dân Châu Á đã tích luỹ được những kinh nghiệm trồng lúa phong phú
gắn liền với lịch sử các dân tộc ở những vùng này [4]
2.1.2. Phân loại cây lúa trồng
- Phân loại theo đặc điểm sinh học và quá trình tiến hố
Lúa thuộc lớp hành hay lớp một lá mầm Liliopsida
Phân lớp hành Lilidae
Bộ lúa Poales hay Gramiles
Họ hoà thảo Poaceae hay Gramineae
Chi oryza có nhiều lồi sống một năm hay nhiều năm, có tác giả chia
thành 28 lồi, có tác giả chia 23, 18, 19 lồi…Trên cơ sở nghiên cứu nhân tế
bào người ta đã xác đinh 11 cặp nhiếm sắc thể (NST) khác nhau về kích thước
và hình dạng cũng như sự khác nhau về số lượng NST. Trên cơ sở đó IRRI,
ICRISAT, CIRAT 1997 đã chia lúa thành 23 loài với 4 phức hệ khác nhau và
hai lồi khác xa trong chi đó. Trong 23 lồi chỉ có hai lồi lúa trồng cịn lại là
lúa dại và cỏ dại [16].
Hiện nay, thế giới có hai lồi cây lúa trồng, cây lúa Oryza sativa thuần

hoá ở châu Á nên được gọi là lúa trồng châu Á. Cây lúa Oryza glaberrima


được thuần hoá ở châu Phi nên được gọi là lúa trồng châu Phi. Hai cây lúa
này có đặc điểm khác nhau về hình thái, cây lúa trồng châu Á có mặt lá và vỏ
chấu ráp, có lơng tơ. Lá cịn có lơng tơ cứng ở hai rìa bên. Thìa lìa của lúa
trồng châu Á dài, ngọn thìa lìa chẻ đôi và hai đầu chẻ đều nhọn. Lúa trồng
châu Phi có mặt lá và vỏ chấu khơng có lơng tơ, khơng ráp, lá láng trơn, thìa
lìa của cây lúa châu Phi rất ngắn, đỉnh trịn hoặc tháp cụt. Bơng lúa châu Phi
cũng khơng có gié phụ, thể hiện tính dã sinh hơn. Hiện nay thì tất cả các
giống lúa trồng đều xuất phát từ Oryza sativa.[4]
- Phân loại theo yêu cầu sinh thái của cây lúa: tất cả các dạng lúa trồng
ngày nay đều xuât phát từ Oryza sativa, đây là cây trồng trong điều kiện
ruộng nước. Trong quá trình sống và phát triển chịu sự tác động của chọn lọc
tự nhiên và chọn lọc nhân tạo…đã hình thành nên nhiều loài lúa phù hợp với
hoàn cảnh sinh thái khác nhau như: Lúa nước – lúa cạn, lúa xuân – lúa mùa,
lúa sớm – lúa muộn…
+ Lúa nước và lúa cạn:
Cây lúa có nguồn gốc từ vùng đầm lầy, đây là loại hình đầu tiên. Do quá
trình phát triển do thay đổi về điều kiện đất đai và yêu cầu về lương thực của
con người, cây lúa đã phát triển nên những vùng đất cao hơn. Sống trong điều
kiện đó cây lúa có một số biến đổi để thích nghi với hồn cảnh khơ hạn. Bộ rễ
lúa nhiều hơn về số lượng, đường kính rễ to hơn, ăn sâu hơn, phần cương mơ
lớn hơn…, bộ lá lúa cũng có những biến đổi, tầng cutin dày hơn. Dần dần qua
nhiều thế hệ đã hình thành nên nhóm lúa cạn, giữa lúa nước và lúa cạn tuy
khác nhau về yêu cầu đối với nước, khả năng chịu đựng khi thiếu nước khác
nhau về một số đặc điểm sinh thái, hình thái sinh lý…Do đặc điểm của hai
nhóm giống này khác nhau nên yêu cầu kĩ thuật cũng khác nhau.
Lúa nước gồm các loại hình lúa có tưới, lúa nổi, lúa nước sâu…Trên mặt
ruộng ln ln có một lớp nước che phủ.

Lúa cạn là lúa trồng trong mùa mưa trên chân đồi bãi khơng giữ nước,
được hình thành theo hướng thời gian sinh trưởng rút ngắn, gieo sớm và chịu
được hạn.
Lúa chịu hạn là một dạng lúa chịu được hạn có thể trồng trên các bãi
hoặc ruộng không chủ động nước hoặc sống bằng nước trời, nếu ruộng cạn


lúa vẫn sinh trưởng bình thường, nếu giữ được nước có thể thâm canh cho
năng suất cao hơn. Những giống lúa chịu hạn có thể gieo thẳng trên ruộng
khơ hoặc có thể gieo mạ nhổ cấy trên ruộng nước.
+ Lúa mùa, lúa chiêm, lúa xuân:
Lúa mùa: Được trồng trong mùa mưa, nhiệt độ cao, nắng nhiều, là loại
hình lúa đầu tiên.
Lúa chiêm: Do yêu cầu về lương thực người ta đã đem một số giống lúa
trồng vào vụ đông trên những chân ruộng trũng, hố chiêm có thời gian sinh
trưởng dài, năng suất thấp.
Lúa xuân: do tiến bộ của khoa học kĩ thuật, người ta đã chọn những
giống lúa chịu rét, thời gian sinh trưởng ngắn để gieo trồng vào vụ xuân.
- Phân loại theo phẩm chất hạt: Dựa vào tính chất cấu tạo của tinh bột là
chủ yếu. Mặt khác cịn dựa vào đặc điểm, chất lượng, hình dạng, hàm lượng
dinh dưỡng của hạt gạo. Do vậy đã hình thành nên lúa nếp và lúa tẻ.
+ Lúa nếp – lúa tẻ:
Lúa tẻ là loại hình đầu tiên, sau đó theo yêu cầu của xã hội cần có những
giống lúa thơm, ngon, dẻo để phục vụ lễ hội, tết nên đã tạo lúa nếp. Lúa nếp
dẻo hơn và thơm hơn, mùi thơm là do este tạo nên.
Ngồi ra cịn dựa vào một số chỉ tiêu như: Thành phần sinh hố,
hình dạng và mầu sắc hạt, độ bạc bụng, tỉ lệ gạo/thóc…để phân biệt
chất lượng gạo.
2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa trên thế giới:
2.2.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới:

Hiện nay trên trên thế giới có khoảng 114 nước trồng lúa phân bố trên tất
cả các châu lục nhưng tập trung nhiều nhất vẫn là Châu Á [ 3]
Phạm vi trồng lúa trên thế giới phân bố rất rộng, từ xích đạo đến 500 vĩ Bắc
và 350 vĩ Nam, từ vùng thấp đến vùng cao, từ những vùng nóng ẩm của Ấn Độ
đến các vùng sa mạc có tưới ở Pakistan và độ cao 2500m so với mặt nước biển.
Lúa có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau, từ phù sa màu mỡ đến các loại đất
cát, đất sét, đất bạc màu, đất trũng úng ngập, nghèo dinh dưỡng và PH 3-10.
Điều đó chứng tỏ cây lúa có khả năng thích ứng rộng với những điều kiện khác
nhau trên thế giới [ 3 ].


Do xác định được tầm quan trọng của cây lúa trong nền kinh tế nên nhiều
nước trên thế giới đã đặc biệt quan tâm chú trọng đẩy mạnh sản xuất phát triển
cây lúa, đặc biệt trong những năm gần đây khi khoa học kỹ thuật phát triển mạnh
mẽ đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, làm cho năng suất
sản lượng lúa tăng nhanh, điều đó thể hiện qua bảng 2.1.
Bảng 2.1. Diễn biễn tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới (2004-2009)

2004
2005
2006

Diện tích
(triệu ha)
150,55
154,95
155,31

Năng suất
(tạ/ha)

40,38
40,94
41,28

Sản lượng
( triệu tấn)
607,99
634,39
641,09

2007

155,06

42,34

656,50

2008

157,74

43,69

689,14

2009

158,30


43,29

685,24

Năm

(Nguồn: FAO- STAT- 2011)[5]
Qua bảng số liệu trên ta thấy diện tích năng suất, sản lượng lúa từ năm
2004-2009 ln có nhiều biến động. Năm 2004 tổng diện tích trồng lúa trên
Thế giới là 150,55 triệu ha và đến năm 2005 diện tích đã tăng lên 154,95 triệu
ha và qua sáu năm thì diện tích đã tăng lên 158,30 triệu ha. Năm 2004 năng
suất lúa 40,38 tạ/ha, thì đến năm 2009 năng suất đã đạt 43,29tạ/ha.
Sản lượng lúa liên tục tăng với nhịp độ khá nhanh, đặc biệt là 2004 sản lượng
lúa là 607,99 triệu tấn đến năm 2009 đã tăng lên 685,24 triệu tấn. Như vậy, qua 6
năm từ 2004 - 2009 sản lượng đã tăng tới 77,25 triệu tấn. Qua số liệu trên ta thấy
tình hình sản xuất lúa trên thế giới ngày càng phát triển cả về diện tích, năng
suất và sản lượng.
Theo dự đoán của các chuyên gia dân số thế giới thì đến 2011 dân số thế
giới đạt khoảng 7 tỷ người và đến năm 2030 lên 8,47 tỷ người, với tốc độ tăng
dân số nhanh như vậy thì vấn đề an ninh lương thực luôn là vấn đề cấp bách
quan trọng hàng đầu.


Bảng 2.2 Tình hình sản xuất lúa ở một số khu vực trên thế giới năm 2009
Khu vực
Thế giới
Châu Á
Châu Âu
Châu Phi
Châu Mỹ


Diện tích
(ha)
158.300.068
140.816.621
668.370
9.383.330
7.395.848

Năng suất
(tạ/ha)
43,29
43,903
61,377
26,12
51,52

Sản lượng
(tấn)
685.240.469
618.238.856
4.102.286
24.511.877
38.100.421

(Nguồn: FAO STAT,2011)[5]
Qua bảng trên cho thấy:
Theo thống kê của (FAO,2011): Diện tích canh tác lúa toàn thế giới năm
2009 là 158,3 triệu ha, năng suất bình quân 43,29 tạ/ha, sản lượng 685,24
triệu tấn. Trong đó Châu Á là vùng đơng dân cư và cũng là vùng có diện tích

trồng lúa cao nhất 140,817 triệu ha, sản lượng đạt 618,239 triệu tấn, năng suất
bình quân đạt 43,903 tạ/ha chiếm 90% lượng gạo trên thế giới, kế đến là Châu
Phi 9,38 triệu ha (5,93%), Châu Mỹ có 7,395 triệu ha (4,67%) Châu Âu có
diện tích trồng lúa thấp nhất là 0,68 triệu ha (0,43%) nhưng năng suất bình
quân lại cao hơn các châu lục khác. Đầu thập niên 90 sản lượng lương thực đã
tăng 78-80%, có nước tăng gấp đôi nhờ việc lai tạo được những giống mới
cho năng suất cao và kỹ thuật thâm canh tiên tiến. Tuy vậy việc thiếu lương
thực ở một số nước vẫn xảy ra. Châu Phi là nước có thời tiết khắc nghiệt rất
hay gặp thiên tai, nội chiến xảy ra thường xuyên, sản lượng lương thực bình
quân đầu người ở Châu lục này thấp.
Thế kỷ 21 với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật, một số nước
có nền nơng nghiệp lạc hậu, thiếu đói triền miên, nay đã vươn lên trở thành
nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Nhưng bên cạnh đó tình hình sản xuất
lúa trên thế giới chưa hẳn đã đồng đều giữa các châu lục, các quốc gia, rất
nhiều nước do nền khoa học chưa phát triển, điều kiện tự nhiên không thuận
lợi nên năng suất sản lượng lúa chưa cao.
Những nước đứng đầu thế giới về sản xuất lúa được thể hiện qua bảng sau:


Bảng 2.3: Tình hình sản xuất lúa của 10 nước đứng đầu Thế giới
Tên nước

Diện tích
(ha)

Năng suất
(tạ/ha)

Sản lượng
(tấn)


Thế giới

158.300.068

43,287

685.240.469

Ấn Độ

41.850.000

31,947

133.700.000

Trung Quốc

29.932.292

65,901

197.257.175

Indonesia

12.883.576

49,985


64.698.890

Bangladesh

11.354.000

42,032

47.724.000

Thái Lan

10.963.126

28,698

31.462.886

Việt Nam

7.440.100

52,278

38.895.500

Philippines

4.532.300


35,889

16.266.417

Brazil

2.872.040

44,05

12.651.800

Pakistan

2.883.000

35,811

10.324.500

Nhật Bản

1.624.000

65,224

10.592.500

(Nguồn: FAO STAT năm 2011) [5]


Bảng số liệu 2.3 trên cho thấy Ấn Độ là nước có diện tích trồng lúa lớn
nhất thế giới với 41,85 triệu ha, đứng ngay sau là Trung Quốc với 29,9 triệu ha
tiếp đến là Indonexia 12,88 triệu ha, Bangladesh là 11,35 triệu ha, Thái Lan
10,96 triệu ha và Việt Nam 7,44 triệu ha. Trung Quốc là nước có diện tích đứng
thứ hai thấp hơn Ấn Độ năng suất đạt 65,9 tạ/ha, nhưng thành tựu lúa của Trung
Quốc mới thực sự đứng đầu thế giới. Nhật Bản là nước có diện tích trồng lúa
nhỏ nhất trong 10 nước trên, nhưng nhờ áp dụng các biện pháp khoa học kỹ
thuật tiên tiến mà năng suất của Nhật đạt tới 65,2 tạ/ha trong khi đó Ấn độ là 31,9
tạ/ha.


Về sản lượng: Trung Quốc là nước đứng đầu về sản lượng 197,2 triệu
tấn năm. Lúa gạo đã trở thành nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho ngân sách của
một số quốc gia mà đứng đầu là Thái Lan, hiện nay Thái Lan đang là quốc gia
xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới đạt tới 7,5 triệu tấn/năm (năm 2003) đáp ứng
được 30% nhu cầu gạo trên Thế giới. Thái Lan trở thành nước xuất khẩu gạo
lớn nhất Thế giới là nhờ khoa học công nghệ họ đã tạo ra được nhiều giống
lúa có năng suất cao, chất lượng tốt, thơm ngon (đảm bảo các tiêu chuẩn vệ
sinh an toàn thực phẩm), gạo có giá bán cao hơn nhiều lần các loại gạo của
các nước khác.
Việt Nam cũng là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới chỉ sau Thái
Lan, nhưng giá thành gạo của chúng ta lại thấp so với một số nước. Ngày nay
chúng ta đã lai tạo được nhiều giống mới cho năng suất, chất lượng tốt, bên
cạnh việc phát huy các giống địa phương ngon, nổi tiếng đã và đang góp phần
thúc đẩy đưa ngoại tệ về cho đất nước.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu lúa trên thế giới:
Cây lúa vốn là loài thực vật cổ xưa có tính đa dạng về di truyền và hình
thái như một số cây trồng khác. Cùng với sự phát triển của loài người, nghề
trồng lúa đã và đang ngày càng đạt được nhiều thành tựu lớn, các giống lúa

trồng hiện nay đều là giống bản địa, qua một số quá trình thâm canh lâu dài,
nên hầu như các giống đều bị thối hố nên năng suất thấp. Vì vậy vấn đề lai
tạo phát triển ra giống mới để thay thế các giống cũ là hết sức quan trọng.
Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) ở Philippines: Đã lai tạo và chọn
lọc thành công nhiều giống lúa tốt, phổ biến trên thế giới như: IR6, IR8, IR20,
IR26 và rất nhiều giống lúa khác nhau tạo ra sự nhảy vọt, năng suất lúa cao
phát triển tốt ở nhiều vùng trồng lúa trên thế giới [6].
Ấn độ là nước có diện tích trồng lúa lớn nhất thế giới, chiếm 21% tổng
sản lượng lúa thế giới. Năm 1946 Ấn Độ đã thành lập được Viện Nghiên cứu
Cuttack bang Orissa và có nhiều Trường Đại học, cao đẳng cùng 130 cơ quan
khảo nghiệm nghiên cứu về lúa.


Trung Quốc vốn là nước có diện tích đứng thứ hai trên thế giới nhưng
sản lượng lại đạt cao nhất 197,26 triệu tấn, năng suất bình qn 65,9 tạ/ ha.
Có được kết quả này là do Trung Quốc đã nghiên cứu và lai tạo được nhiều
giống mới có năng suất, chất lượng cao. Các giống lúa lai của Trung Quốc
được tạo ra trong thời gian gần đây đều có tính ưu việt hơn hẳn về năng suất,
chất lượng, khả năng chống chịu sâu bệnh. Các giống lúa lai như: Bồi Tạp
Sơn Thanh, Nhị ưu 838, Bắc ưu 64, Bắc Thơm, Bồi Tạp 49… đang được
trồng khảo nghiệm cũng như sản xuất ở nhiều địa phương và tỏ ra rất thích
ứng, ngoài lúa lai các giống lúa thuần như Khang dân 18, Kim cương 90 cũng
rất ưu việt. Những giống này được đưa vào sản xuất ở Việt Nam và mang lại
nhiều kết quả cao. Hiện nay, các nhà khoa học Trung Quốc đã kết hợp với các
nhà khoa học của Việt Nam, Nhật Bản để tìm ra các giống lúa HEXI 34 và
HEXI 35 có năng suất cao từ 83,5- 88,0 tạ/ha.
Philippines là nước có năng suất lúa khơng ngừng được tăng lên nhờ ứng
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật của IRRI. Theo thống kê năm 2009, năng
suất lúa của Philippin đạt 35,88 tạ/ha và sản lượng là 16,27 triệu tấn. Đây là
một nước có vị trí địa lý chiếm ưu thế vì có thể sử dụng trực tiếp các kết quả

của IRRI đóng ngay trên đất nước.
Ở Mỹ trong những năm gần đây, các nhà khoa học Mỹ không chỉ quan tâm
nghiên cứu đến việc chọn lọc, lai tạo và đưa ra sản xuất những giống có năng
suất cao, ổn định, thâm canh phù hợp. Bên cạnh đó các nhà nghiên cứu khoa học
Mỹ cịn nghiên cứu làm tăng tỷ lệ Prôtêin trong gạo, đây là hướng đi phù hợp
với nhu cầu của thị trường hiện nay.
Ở Nhật Bản và Hàn Quốc: Hai nước này là nơi có diện tích trồng lúa ít
nhưng rất chú trọng trong việc nghiên cứu các giống lúa mới có năng suất
cao, đặc biệt là các giống lúa ngắn ngày. Đồng thời ở đây lúa được nghiên
cứu và canh tác trong điều kiện thích hợp nên năng suất xấp xỉ 10 tấn/ha/vụ.
Hiện nay, hai nước này đang đi sâu vào nghiên cứu cơ chế di truyền của nó
nhằm tác động để tạo ra giống lúa mới cho năng suất cao và phẩm chất tốt.
Với sự ra đời của giống lúa Tôngil vào sản xuất đại trà đã tạo ra bước nhảy
vọt về năng suất lúa (tăng 70% so với giống lúa cũ).


Tóm lại trong những thập kỷ gần đây, năng suất và sản lượng lúa đã
tăng lên đáng kể. Đặc biệt lúa gạo hiện đang là mặt hàng xuất khẩu có giá trị
trên thế giới, nên ở một số nước đã có tốc độ thay đổi giống mới cho lúa khá
nhanh: Ấn Độ 13,5%, Philippines 20,6%, Thái Lan 6,7%, Hàn Quốc 6,1%...
Điều đó địi hỏi người chọn tạo giống khơng chỉ dừng lại ở các chỉ tiêu năng
suất, sản lượng mà còn phải đi sâu nghiên cứu các yếu tố chất lượng, mẫu mã,
kiểu dáng, khả năng chống chịu, điều kiện thâm canh, các biện pháp kỹ thuật
thích hợp với từng giống lúa và từng vùng sinh thái. Đây sẽ là động lực để các
nhà khoa học cho ra nhiều giống lúa có năng suất cao, phẩm chất tốt vào sản
xuất. Có thể nói cơng tác chọn tạo giống lúa là một quá trình cần phải được
tiến hành thường xuyên và liên tục. Nhu cầu về lương thực đòi hỏi ngày
một cao hơn nên việc đảm bảo lương thực đáp ứng theo nhu cầu của con
người là mục tiêu hàng đầu của mỗi quốc gia trên thế giới. Công tác chọn
tạo giống lúa được coi là biện pháp kỹ thuật đầu tư thấp nhưng mang lại

hiệu quả kinh tế cao.
Căn cứ vào nhu cầu sản xuất lúa trên thế giới thì mỗi năm cần đến khoảng 8
triệu tấn lúa giống, khu vực cần nhiều nhất là châu Á. Để đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của sản xuất, các nhà khoa học đang ngày càng cố gắng nỗ lực để tạo ra
nhiều giống mới cho năng suất cao, phẩm chất tốt mang lại lợi nhuận cho người
nơng dân và lợi ích cho người tiêu dùng.
2.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa ở Việt Nam
2.3.1. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam
Việt Nam là nước có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề trồng
lúa nước, là nước có khí hậu gió mùa rất thích hợp với sự phát triển của cây
lúa, trải quan hơn bốn nghìn năm lịch sử, sự phát triển của cây lúa luôn gắn
liền với sự phát triển của dân tộc. Việt Nam có những kinh nghiệm quý báu
của ông cha để lại cùng với sự thông minh, năng động, sáng tạo, cần cù, tích
cực lao động của nơng dân, tiếp thu và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản
xuất lúa, cho đến nay ở nước ta diện tích, năng suất, sản lượng lúa đã được
nâng lên. Từ một nước có nền nông nghiệp lạc hậu, sản xuất không đủ cung


cấp trong nước, hàng năm phải nhập khẩu gạo của nước ngoài, đến nay Việt
Nam đã trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới.


Bảng 2.4: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa Việt Nam giai đoạn (2005-2010)
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
(triệu ha)
(tạ/ha)
(triệu tấn)
2005

7,329
48,89
35,832
2006
7,324
48,94
35,849
2007
7,207
49,86
35,942
2008
7,414
52,23
38,725
2009
7,440
52,28
38,522
2010
7,390
53,7
39,684
(Nguồn: FAO STAT năm 2011) [5]
Diện tích trồng lúa của nước ta từ 2005 - 2010 thay đổi không đáng kể,
nhưng sản lượng lại tăng một cách nhanh chóng, từ 35,832 triệu tấn năm 2005
lên đến 39,684 triệu tấn năm 2010. Tuy nhiên những năm gần đây diện tích canh
tác có hướng bị thu hẹp do q trình đơ thị hố và sự gia tăng dân số. Việt nam
là nước có tốc độ tăng trưởng về lúa nhanh nhất khu vực châu Á Thái Bình
Dương trong thập kỷ 90 tốc độ tăng sản lượng lúa gạo của Việt Nam là 2,8%

trong khi của thế giới là 1,1% và khu vực tăng là 1,0%. Cũng theo FAO, năm
2003 xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng lên 700.000 tấn so với năm 2002.
Có được kết quả trên là do Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương,
chính sách phù hợp tác động đến nông nghiệp, tạo đà cho sự phát triển khoa
học cơng nghệ, trình độ canh tác của nơng dân khơng ngừng nâng lên.
Nhìn chung, trong những năm gần đây, năng suất và sản lượng lúa nước
ta đều tăng, thành quả này đã biến Việt Nam thành nước có tốc độ tăng
trưởng nhanh về lúa nhất là khu vực Châu Á Thái Bình Dương trong thập kỷ
90. Theo FAO đánh giá thì thập kỷ 90 tốc độ tăng sản lượng lúa gạo của Việt
Nam là 5,3%, trong khi đó thế giới là 1,5% của khu vực Châu Á Thái Bình
Dương là 1,51%, năng suất lúa của Việt Nam là 2,8%.
Sự tăng trưởng về năng suất sản lượng lúa là thành quả của những nỗ lực
tổng hợp của cả nước trong việc tìm kiếm những giải pháp đẩy mạnh phát
triển kinh tế và các biện pháp đổi mới của Đảng và Nhà nước, cơng tác cải
thiện giống lúa đóng vai trị quan trọng sau đó sự thay đổi cơ cấu mùa vụ, hệ
thống thuỷ lợi tưới tiêu, cải tạo hợp lý, cải tạo đất phèn ở Đồng Bằng Sông
Năm


Cửu Long, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Mở rộng diện tích gieo
trồng giống lúa lai, lúa thuần có năng suất cao, áp dụng các biện pháp kỹ
thuật thâm canh tổng hợp đã góp phần chủ yếu làm tăng năng suất lúa với tốc
độ cao và trở thành yếu tố cơ bản đưa năng suất lúa tăng khá nhanh.
Công tác giống luôn được chú trọng, những năm gần đây nhờ chính sách
mở cửa, một số giống lúa quốc tế IRRI và một số nước khác đặc biệt là nhập nội
giống lúa của Trung Quốc đã góp phần làm tăng năng suất và sản lượng lúa ở
nước ta.
Công tác nghiên cứu lai tạo giống mới có khả năng thích nghi và chống
chịu tốt với mọi điệu kiện khí hậu, trên cơ sở đó điều chỉnh thời vụ, tăng vụ,
tăng diện tích phù hợp với cơ cấu cây trồng, thâm canh xen canh đã tạo ra một

số cơ cấu mùa vụ, thay đổi cơ cấu cây trồng, trong đó cây lúa là trung tâm. Ứng
dụng hệ thống kỹ thuật canh tác trong việc bón phân, bảo vệ thực vật, kỹ thuật
gieo trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Phát triển công nghệ sau thu hoạch,
nâng cao công nghệ chế biến, tăng chất lượng và giá trị xuất khẩu, đổi mới
chính sách sản xuất lưu thơng tạo ra động lực giải phóng lực lượng sản xuất.
Sau một chặng đường dài không ngừng đổi mới, nền nông nghiệp sản
xuất lúa gạo nước ta đã đạt được thành tựu đáng kể, từ một nước phải nhập
khẩu gạo đã trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới đó là
niềm tự hào to lớn của dân tộc Việt Nam.
2.3.2. Tình hình nghiên cứu lúa ở Việt Nam:
Trong những năm gần đây, công tác chọn tạo giống ở Việt Nam đã cho
ra đời rất nhiều giống lúa mới có năng suất cao, ổn định, có khả năng thích
ứng rộng như: DT22, P4, P6, P12... Bên cạnh công tác chọn tạo ra những
giống cao sản đó, thì cơng tác chọn lọc, phục tráng, duy trì các giống đã tạo
được gieo trồng nhiều năm cũng được quan tâm nhiều.
Để giải quyết tình trạng trên, các viện nghiên cứu, các trường đại học,
các trung tâm nghiên cứu tại các tỉnh liên tục nghiên cứu lai tạo và phục tráng
giống nhằm phát huy những đặc trưng, đặc tính vốn có của giống.
Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam là một trong những cơ quan
nghiên cứu đầu não của ngành nơng nghiệp nói chung và về cây lúa nói riêng.
Viện đã lai tạo, nhập nội, chọn lọc và đưa ra sản xuất nhiều giống lúa mới như:


C37, CN2, C180, V15, XI 12,VX83, NR11, X20, X21, các giống này đều được
đánh giá rất cao, đặc biệt với các loại lúa lai do Trung tâm lúa lai tạo có năng suất
cao hơn lúa thường 20-30%.
Viện di truyền nơng nghiệp Việt Nam từ sau khi thành lập đến nay, với
đội ngũ khoa học trẻ, năng động, sáng tạo đã nghiên cứu nhiều trên lĩnh vực
chọn, tạo giống lúa và đã có nhiều thành tựu được ứng dụng thành cơng trong
thực tế. Viện đã chọn tạo được một số giống như DT10, DT13, DT122, HD1,

DT21 và tám thơm ĐB.
Viện cây lương thực, thực phẩm những năm qua có nhiều thành tựu
trong công tác chọn tạo giống, so với năm 1997 Viện đã lai tạo chọn lọc và
được Nhà nước công nhận là có 44 giống cây trồng các loại, trong đó có 21
giống lúa như: 88-388, xuân số 2, NN75-6, P4, P6, CH3, CH7, U20.
Viện lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long: Sau giải phóng miền Nam năm
1975, một số cán bộ của Viện đã tới huyện Ơ Mơn tỉnh Cần Thơ để thành lập
trung tâm nghiên cứu giống lúa. Những giống lúa mới do Viện tạo ra không
những chỉ phục vụ cho Đồng Bằng Sơng Cửu Long mà cịn phục vụ rộng rãi
cả nước và cho năng suất, chất lượng tốt, ổn định. Cho đến năm 1993, Viện
lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long đã lai tạo được 295 tổ hợp lúa địa phương.
Qua thời gian nghiên cứu, khảo nghiệm, so sánh chọn tạo, Viện đã cho ra đời
nhiều giống lúa mới đưa vào sản xuất thực tế trên đồng ruộng vùng Đồng
Bằng Sông Cửu Long đạt kết quả tốt. Trong đó có 20 giống được Bộ cơng
nhận là giống quốc gia, 17 giống được khu vực hoá, 14 giống đưa vào sản
xuất thử. Các giống OM 1490, IR50404, VND5-20, CM576, OMCS2000,
IR64, AS996 đã cho năng suất cao từ 6 - 7 tấn/ha, chất lượng cao, có mùi
thơm. Bên cạnh đó cịn có các giống lúa điển hình như: OMCS-7, OM-269,
OMCS-94,...
Viện Bảo vệ thực vật đã chọn được những giống có khả năng kháng
chịu một số loài sâu bệnh hại như: C70,C71, CR203, IR17494, IR50.
Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội cho đến nay đã tạo chọn một số
giống lúa mới, mới đây nhất là giống XY23 đã được Trung tâm Khuyến nông
tỉnh Quảng Ninh cho nông dân gieo cấy đại trà. Ngồi ra nhà trường cịn tạo
được những giống lúa như: NN75-3, VN10, VN60.


Trường Đại học Nông Lâm Cần Thơ đã nghiên cứu chọn tạo ra nhiều giống
lúa ngắn ngày cho năng suất cao, chống chịu khá. Đặc biệt là giống kháng rầy
nâu như NN3A.

Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên là nơi đào tạo ra đội ngũ cán
bộ, chủ yếu là phục vụ cho các tỉnh miền núi phía Bắc. Nhà trường có đội ngũ
giảng viên có trình độ cao. Ngồi cơng tác giảng dạy còn nghiên cứu và chọn
tạo được một số giống lúa có khả năng chống chịu rét và cho năng suất cao,
hiện nay đang đề nghị khảo nghiệm và cơng nhận giống Quốc gia.
2.4. Tình hình sản xuất lúa của tỉnh Thái Nguyên
Thái Nguyên là tỉnh trung du miền núi phía bắc. Có tổng diện tích tự
nhiên là 356.282 ha, trong đó diện tích đất nơng nghiệp là: 281045,87 ha (Đất
sản xuất nông nghiệp là 94.614,25 ha trong đó đất trồng cây hàng năm là
56.699,83 ha và diện tích đất trồng lúa là 41.737,35 ha, đất trồng cây lâu năm
37.914,42 ha). Địa hình Thái Nguyên đặc trưng là đồi núi xen kẽ với ruộng
thấp chủ yếu là núi đá vôi và đồi dạng núi bát úp.
Cơ cấu đất đai của tỉnh gồm các loại đất: Đất núi chiếm 48,4% thích hợp
cho phát triển lâm nghiệp, trồng rừng đầu nguồn... cây ăn quả, 1 phần cây
lương thực cho nhân dân vùng cao; Đất đồi chiếm 31,4% diện tích tự nhiên
phù hợp cho phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp đặc biệt là chè; Đất ruộng
chiếm 12,4% diện tích tự nhiên có nhiều phù sa thích hợp cho cây lúa, lạc,
cây màu khác.
Với điều kiện đất đai như vậy tương đối thuận lợi cho trồng lúa, cây lúa
đã gắn liền với người dân từ rất lâu đời. Mấy năm gần đây được sự quan tâm
của Đảng uỷ Tỉnh Thái Nguyên, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh
đã đưa các giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt đặc biệt có khả
năng chống sâu bệnh khá cao như các giống lúa lai Bio 404, syn6, Nhị Ưu
883, Bồi Tạp Thanh Sơn...., Các giống lúa thuần phổ biến như Khang dân 18,
HT1, Bắc Thơm số 7...Tình hình sản xuất lúa của tỉnh Thái Nguyên những
năm gần đây.(2008 - 2010)
Bảng 2.5. Tình hình sản xuất lúa ở tỉnh Thái Nguyên 3 năm gần đây
(2008 - 2010)
Năm


Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)


2008

68.856

48,3

332.574

2009

67.866

50,0

339.330

2010

67.655

48,5

328.126


( Nguồn: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên Năm
2011)[15]
Qua bảng tình hình sản xuất lúa của tỉnh thái nguyên trong 3 năm qua diện
tích giảm năm 2008 từ 68.856 ha đến năm 2010 là 67.655 ha giảm 1.201 ha
diện tích lúa giảm nguyên nhân chính là do đất chuyển sang xây dựng cơng
nghiệp,cơng trình thuỷ lợi,cơng trình cơng cộng... Một phần chuyển sang
trồng cây trồng khác.Năng suất lúa 2008 là 48,3 tạ/ha đến năm 2009 có tăng
lên 50 tạ/ha tăng 1,7 tạ/ha. Tuy nhiên đến năm 2010 năng suất là 48,5 tạ/ha.
Sản lượng cũng giảm theo sản lượng lúa năm 2009 là 339.330 tấn đến năm
2010 sản lượng là 328.126 tấn giảm 11.204 tấn
Diện tích, năng suất giảm nguyên nhân do thời tiết khí hậu không thuận lợi,
sâu bệnh phá hoại đặc biệt là vụ mùa 2010 dịch rầy nâu gây hại nên ảnh
hưởng đến năng suất và sản lượng lúa của Tỉnh.


PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề này:
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã ảnh hưởng đến quá trình sản xuất
lúa.
- Cây lúa.
3.2. Địa điểm điều tra đánh giá và thời gian điều tra đánh giá
- Địa điểm: Xã Phúc hà – Thành phố Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên.
- Thời gian điều tra đánh giá: Từ tháng 2/2011 – 5/2011
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra về điều điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của xã Phúc Hà
– Thành phố Thái nguyên – Tỉnh Thái Nguyên.
- Điều tra đánh giá về tình hình sản xuất cây lúa ở xã Phúc Hà.

- Điều tra tình hình sản xuất lúa ở một số hộ gia đình tại xã Phúc Hà.


- Đánh giá thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển cây lúa của xã Phúc
Hà.
- Đề xuất một số giải pháp sản xuất lúa tại xã Phúc Hà.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập số liệu thứ cấp tại các cơ quan chức năng về điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội và tình hình sản xuất lúa.
- Dùng phương pháp PRA (đánh giá nhanh nông thôn) để điều tra phỏng vấn
một số hộ gia đình, phỏng vấn trực tiếp để tìm hiểu tình hình sản xuất lúa tại
xã Phúc Hà kết hợp phát phiếu điều tra.
- Tổng hợp phân tích số liệu và viết báo cáo .

PHẦN 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của xã Phúc Hà – Thành phố
Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên
4.1.1.Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình
- Vị trí địa lý
Xã Phúc Hà là một trong xã vùng trung du của tỉnh thái nguyên. Là xã
miền tây của thành phố Thái Nguyên. Cách trung tâm thành phố 10 km về
phía bắc, có tổng diện tích tự nhiên là 648,40 ha. Có vị trí tiếp giáp như sau:
+ Phía bắc giáp huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên
+ Phía nam giáp xã Quyết Thắng – Thành phố Thái Ngun.
+ Phía đơng giáp phường Quán Triều và xã Quyết Thắng – Thành phố
Thái Nguyên.
+ Phía tây giáp huyện Đại Từ.
- Địa hình

Xã Phúc Hà có địa hình mang tính chuyển tiếp từ miền núi thấp đến
đồng bằng theo hướng dốc chính từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Các đồi núi


thấp, bát úp nằm xen giữa những cánh đồng lúa, bãi màu bằng phẳng tạo nên
kiểu địa hình đa dạng. Bên cạnh đó do sự mở rộng của Mỏ Than Khánh Hịa
càng tạo cho địa hình của xã ngày một càng thay đổi.
4.1.1.2. Điều kiện khí hậu, thủy văn
- Điều kiện khí hậu:
Phúc Hà là một xã nằm trong vịng cung Đơng Triều, tiếp giáp với đồng
bằng Bắc Bộ, có khí hậu nhiệt đới gió mùa: Hàng năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa
hạ nóng ẩm mưa nhiều, có gió mùa Đơng Nam, mùa đơng lạnh và khơ, ít mưa
, hướng gió hình thành là Đơng Bắc, cịn lại hai mùa xn và mùa thu có tính
chuyển tiếp. Phúc Hà là xã nằm trong vùng ấm của tỉnh Thái Nguyên.
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa này mưa nhiều lượng mưa lớn
gây ngập úng, xói mịn ảnh hưởng đến đất đai đặc biệt mùa mưa nóng ẩm
mưa nhiều là điều kiện lý tưởng để sâu bệnh phát triển ảnh hưởng đến năng
suất cây trồng.
Mùa khô từ tháng 11 năm nay đến tháng 4 năm sau mùa này có gió mùa
Đơng Bắc lạnh hanh ít mưa gây rất nhiều thiệt hại cho sản xuất nơng nghiệp.
Nhiệt độ trung bình 23,30c, tháng nóng nhất là 290c (tháng 6) tháng lạnh
nhất là 10.50c (tháng 1) nhiệt độ chênh lệch giữ tháng nóng nhất và tháng lạnh
nhất là 18.50c.
Lượng mưa trung bình trong năm 1554mm, cao nhất là vào tháng 8 và
lượng mưa thấp nhất là tháng 1.
Tổng số giờ nắng trong năm giao động từ 1300 đến 1750 giờ và phân
phối tương đối đều cho các tháng trong năm.
Độ ẩm không khí : Độ ẩm khơng khí trung bình tương đối cao 81%
tháng có độ ẩm cao nhất trong năm là tháng 4 (86%) và tháng có độ ẩm thấp
nhất là tháng 12 (76%).

Tóm lại: Khí hậu thời tiết như vậy có nhiều ảnh hưởng đến sản xuất
nơng nghiệp nói chung và sản xuất lúa của xã, tuy nhiên khí hậu trong vùng
cũng tạo nên điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
Do khí hậu có nhiều diễn biến phức tạp nên trong sản xuất nông nghiệp cần
phải có biện pháp phịng tránh thích hợp nhằm hạn chế mức thấp nhất những
thiệt hại do tời tiết gây ra.



×