Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Tìm hiểu khả năng sinh trưởng của giống bưởi sa điền trung quốc tại xã tân cương thành phố thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.86 KB, 47 trang )

1

Phần 1

MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam ta có khí hậu đa dạng, có thể phát triển được các loại cây ăn
quả nhiệt đới, á nhiệt đới và cây ăn quả ơn đới. Mặc dù có khí hậu, đất đai
thuận lợi cho cây ăn quả phát triển, nhưng do điều kiện kinh tế - xã hội mà
nghề trồng cây ăn quả ở Việt Nam trước đây kém phát triển và sản lượng
hàng hóa thấp.
Từ lâu, người làm vườn đã hiểu rõ trồng cây ăn quả là một nghề kinh
doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ổn định hơn so với các cây
trồng khác, có thể bảo vệ tài nguyên môi trường, đặc biệt là vùng đất dốc,
vùng đồi núi. Theo nhiều kết quả điều tra cho thấy, trên cùng một đơn vị diện
tích, cây ăn quả cho thu nhập cao hơn nhiều lần so với cây lương thực. Hiện
nay, phong trào trồng cây ăn quả tăng nhanh và có chiều hướng phát triển
mạnh. Cây ăn quả cùng với một số cây công nghiệp, cây đặc sản khác đang
được đánh giá là cây trồng quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
tăng cao hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái ở các tỉnh trung du
miền núi. Với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, khi vấn đề về nhu
cầu lương thực cho xã hội đã được giải quyết một cách cơ bản, đời sống của
mọi tầng lớp nhân dân được cải thiện thì nhu cầu về chất lượng bữa ăn đảm
bảo đủ dinh dưỡng và độ an toàn cao đang là sự quan tâm của cả xã hội. Để
đáp ứng yêu cầu trên thì nhu cầu về số lượng và chất lượng quả ngày càng
tăng, đặc biệt là những loại quả có giá trị như bưởi, chuối, dứa, nho,… Từ
những yêu cầu thiết yếu đó của xã hội, việc phát triển cây ăn quả cũng như
những nghiên cứu nhằm đưa ra các biện pháp kỹ thuật tăng năng suất, chất
lượng cây ăn quả là điều kiện hết sức cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong
phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.



2

Các loại cây có múi, như cam quýt (Citrus: cam, chanh, bưởi,…) là
những cây có giá trị dinh dưỡng và cho hiệu quả kinh tế cao. Nhiều loại cam
quýt đang được trồng trên thế giới cho quả với các vị đặc trưng như: có vị
ngọt và chua nhẹ, ngọt và rất ngọt đã phần nào đáp ứng nhu cầu thị hiếu rất
khác nhau của người tiêu dùng ở mọi lứa tuổi, chúng vừa làm thức ăn bồi bổ
sức khỏe, lại dùng cho ăn kiêng, làm vị thuốc. Tùy từng loại mà của cam quýt
có thành phần dinh dưỡng khác nhau. Trong 100g phần ăn được có 298g
nước; 0,5g prơtêin; 0,4g chất béo; 9,3g tinh bột; 44mg vitamin A; 0,07 Mg
vitamin B1; 0,02 Mg vitamin B2; 0,4 mg niacin; và 44 mg vitamin C. Ngồi
ra cịn có narilgin trong hợp các chất glucosid
Vì vậy bưởi có ý nghĩa trong việc bồi bổ sức khỏe cho con người, nó có
giá trị trong y học phương đông, tham gia vào nhiều vị thuốc cổ truyền. Bưởi
cịn là ngun liệu cho ngành cơng nghiệp chế biến: bánh kẹo, nước giải khát.
Bưởi cùng với các hoa quả khác góp phần vào thị trường xuất khẩu nâng cao
đời sống của nhân dân.
Việt Nam được xác định là quê hương của cam quýt. Ngoài những
giống cam quýt địa phương, nhập nội, hiện nay cịn tìm thấy nhiều loài hoang
dại thuộc họ cam quýt. Nghề trồng cam quýt đã tồn tại hàng trăm năm nay,
trong quá trình sản xuất, chọn lọc tự nhiên, một số giống địa phương và giống
nhập nội đã trở thành nổi tiếng gắn liền với từng địa danh như bưởi Năm roi,
bưởi Đoan Hùng, bưởi Phúc Trạch, bưởi Phú Diễn ,…
Chính vì thế mà bưởi ngày càng xuất hiện nhiều trên thị trường và được
trồng ở nhiều vùng miền khác nhau. Với Thái Nguyên một mảnh đất giàu
truyền thống anh hùng nhưng đời sống của nhân dân có nhiều khó khăn thì
cây bưởi là một trong những loại cây được đưa vào trồng để giúp bà con nâng
cao đời sống của mình. Xuất phát từ những yêu cầu trên chúng tôi đặt vấn đề
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu khả năng sinh trưởng của giống

bưởi Sa Điền (Trung Quốc) tại Xã Tân Cương Thành phố Thái Nguyên”.


3

1.2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá khả năng phù hợp của giống bưởi thí nghiệm trong điều kiện
sinh thái tại Thành phố Thái Nguyên, với hy vọng có thể phát triển ra sản
xuất, nâng cao thu nhập cho người dân góp phần cải thiện điều kiện nền kinh
tế quốc dân.
1.3. Yêu cầu
- Theo dõi khả năng phục hồi của những cây bưởi giống (bứng lên bằng
rễ trần) giai đoạn đầu mới giâm vào trong bầu.
- Theo dõi khả năng sinh trưởng của những cây bưởi thí nghiệm sau khi
trồng tại Xã Tân Cương – Thành Phố Thái Nguyên.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu
Củng cố các kiến thức đã được học và vận dụng một cách sáng tạo
những kiến thức đó vào thực tế sản xuất. Có cơ hội học hỏi thêm những kinh
nghiệm trong thực tiễn sản xuất, nâng cao năng lực nghiên cứu, chuyển giao
Khoa học kỹ thuật cho bản thân.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản suất
- Nâng cao nhận thức của người dân địa phương khi tiếp nhận tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo sự tin tưởng của dân đối với các tiến bộ
kỹ thuật.
- Góp phần xây dựng bưởi đặc sản, xây dựng thương hiệu bưởi, mở
rộng diện tích sản xuất nhằm góp phần nâng cao đời sống của nhân dân.


4


Phần 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Cây ăn quả có múi có những nhu cầu nhất định về môi trường và về
dinh dưỡng. Mỗi một vùng nhất định, do có tính phong phú, đa dạng của điều
kiện sinh thái, đã sinh ra nhiều chủng loại và có nhiều biến dị để chọn lọc.
Qua q trình chọn lọc tự nhiên có những đặc tính q, đáp ứng được nhu cầu
của sản xuất.
Do đặc tính thích ứng của giống cây ăn quả có múi với điều kiện mơi
trường (chủ yếu là điều kiện khí hậu) mà qua các q trình di thực (bằng con
đường nhân giống vơ tính), nhiều giống cịn duy trì được một số đặc tính tốt
của cây mẹ nơi ngun sản, ngồi ra nó cịn thể hiện một số đặc tính tốt hơn.
Cơng tác chọn giống rất có ý nghĩa trong việc tìm ra các giống quý
mang đặc tính riêng của từng vùng, như một thứ đặc sản (nguồn gen quý) của
một vùng nhất định có thể duy trì và nhân rộng ra sản xuất bằng các phương
pháp nhân giống vơ tính.
2.2. Nguồn gốc, phân loại và đặc điểm và các biện pháp kỹ thuật đối với
cây có múi
2.2.1. Nguồn gốc
Trong các loại cây ăn quả, cùng với cây nho, cây cam qt có lịch sử
trồng trọt lâu đời nhất. Có nhiều kết quả nghiên cứu nói về nguồn gốc của
cam qt (Bùi Huy Đáp (1960) [5]; Trần Thế Tục (1967) [13];… phần lớn đều
thống nhất cam qt có nguồn gốc ở miền Nam châu Á, trải dài từ Ấn Độ qua
Himalaya Trung Quốc xuống vùng quần đảo Philippin, Malaysia, miền Nam
Indonecia hoặc kéo đến lục địa Úc.
Các giống bưởi (Citrus grandis) được báo cáo (theo tác giả Bùi Huy Đáp
(1960) [5]) có nguồn gốc ở Malaysia, Ấn Độ, một thuyền trưởng người Ấn Độ
có tên là Shaddock đã mang giống bưởi này tới trồng ở vùng biển Caribe, sau



5

đó bưởi được giới thiệu ở Palestin vào năm 900 sau công nguyên và tiếp theo
mới đến các nước ở châu Âu. Bưởi chùm (Citrus paradisis) được xác định là
dạng đột biến hay dạng con lai tự nhiên của bưởi (Citrus grandis), xuất hiện
sớm nhất ở vùng Barbadas miền tây Ấn Độ, tiếp theo là trồng ở Bang Florida
(Mỹ) vào năm 1809, sau đó lan rộng và trở thành một trong những sản phẩm
quả chất lượng cao ở châu Mỹ. Các giống qt cũng được xác định có nguồn
gốc ở miền nam châu Á, gồm miền nam Trung Quốc, bán đảo Đơng Dương, sau
đó được những người đi biển mang đến trồng ở Ấn Độ.
Tóm lại, cam qt có nguồn gốc ở miền Nam châu Á, sự lan trải của
cam qt trên thế giới gắn liền với lịch sử bn bán đường biển và các cuộc
chiến tranh trước đây.
2.2.2. Phân loại
Theo tác giả Swingle, W. T và Reece, P. C. (1967) (trích theo tác giả Bùi
Huy Đáp (1960) [5] thì:
Cây bưởi có tên khoa học là: citrus grandis (L). Osbeck.
Cây bưởi thuộc bộ: Rustales.
Họ: Rutaceae.
Họ phụ: Aurantioideae.
Chi: Citrus.
Chi phụ: Eucitrus.
Loài: Citrus maxima (grandis).
2.2.3. Đặc điểm thực vật học
Bưởi là cây ăn quả thân gỗ lâu năm, tán rộng, lá xanh quanh năm, cây
trưởng thành có thân, tán lớn, hạt đơn phơi,…
* Rễ: nhìn chung cam qt có bộ rễ ăn nơng. Theo V.P.Ekimốp (Nga)
thì trên biểu bì của rễ non có nấm cộng sinh. Nấm có tác dụng tốt cho rễ cam

qt như vai trị của lơng hút với các cây trồng khác. Sự phân bố rễ của cam
quýt phụ thuộc vào đặc tính của giống, mực nước ngầm và chế độ canh tác,
chăm bón nhưng nhn chung rễ cam quýt ăn nông từ 0 – 30 cm (Trần Như Ý
và cs, 2000) [14].


6

* Thân cành
Trong 1 năm cam quýt có nhiều đợt cành:
+ Cành xuân nảy mầm vào tháng 2,3,4.
+ Cành hè nảy mầm vào tháng 6,7,8.
+ Cành thu nảy mầm vào tháng 9, 10.
+ Cành đông nảy mầm vào tháng 11,12.
Tùy từng giống, tùy từng cây, tùy từng điều kiện khí hậu và chăm sóc
mà lượng cành và thời gian ra các đợt cành này có sự thay đổi, cành non có
thể quanh hợp được, trong các đợt cành thì cành xuân thường ra đều, tập
trung và cành ngắn, còn cành hè thường khỏe, lá to, dài nhưng rải rác hơn,
cành thu kém hơn cành hè và cành đơng thì yếu ớt (Trần Như Ý và cs, 2000)
[14]. Trong đó, cành cam quýt có 3 loại: cành mẹ, cành dinh dưỡng, cành quả.
- Cành mẹ: Sinh ra cành quả có thể là cành xuân, cành hè hoặc cành
năm trước. Qua theo dõi cho thấy tùy theo từng giống thường cành thu hoặc
cành hè làm cành mẹ thì số cành quả nhiều và tỷ lệ đậu quả cũng cao.
- Cành dinh dưỡng: Cành khơng ra hoa, quả, chỉ có lá xanh có nhiệm
vụ chính để quang hợp, thực ra giữa cành mẹ và cành dinh dưỡng khơng có
giới hạn rõ, năm nay là cành dinh dưỡng, sang năm là cành mẹ.
- Cành quả: Tùy giống cam quýt mà cành quả có độ dài từ 3 - 25 cm
thông thường từ 3 - 9 cm. Cành quả có lá tản thường đậu quả tốt hơn cành quả
khơng có lá.
* Lá: cam qt vốn có lá kép song đến nay dấu vết cịn lại là eo lá dưới

gốc lá đơn, lá là một trong những chỉ tiêu để phân loại giữa các giống, tuổi
thọ của lá thay đổi phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và điều kiện dinh dưỡng
của cây.
Ở Việt Nam tuổi thọ trung bình của lá là 15 – 24 tháng, ở vùng á nhiệt
đới còn dài hơn.
Tùy theo giống và tùy theo mùa, lá có thể khác nhau về hình dạng, độ
lớn, màu sắc, mật độ khí khổng, mật độ túi tinh dầu.


7

Lá có quan hệ chặt chẽ với sản lượng, nhất là với trọng lượng quả.
* Hoa: Hoa cam quít phần lớn có mùi thơm. Xét về hình thái có 2 loại
hoa: hoa phát triển đầy đủ và hoa dị hình (Bùi Huy Đáp (1960) [5]. Hoa đầy đủ
có cánh dài màu trắng và có cơng thức cấu tạo: K5; C5; A(20-40 ; G(8-15), thường thì
số nhị gấp 4 lần số cánh hoa và xếp thành 2 vòng, nhị hợp. Hoa dị hình: là những
hoa bị thiếu khuyết 1 trong các bộ phận của hoa.
Về hoa tự cũng có 2 loại: hoa đơn và hoa chùm. Hoa đơn có 2 dạng:
dạng cành đơn có nhiều lá và 1 hoa ở đầu cành, dạng này có khả năng đậu quả
cao nhất, trong điều kiện được chăm sóc tốt thì cây sẽ có nhiều loại cành này;
dạng cành khơng có lá, thường có nhiều cành quả/1 cành mẹ, cuống ngắn dễ
lẫn với dạng hoa chùm. Hoa chùm: có 3 dạng: dạng trên cành ở mỗi nách lá có
1 hoa và 1 hoa ở ngọn cành, trên mỗi cành có từ 3-7 hoa và khả năng đậu từ 12 quả; dạng trên ngọn cành có 1 hoa và mỗi nách lá có 1 hoa và có 1 số lá
khơng hồn chỉnh, chỉ ở dạng vảy, dạng này tỷ lệ đậu quả không cao; dạng hoa
chùm khơng có lá có từ 4-5 hoa, loại này tỷ lệ đậu quả rất thấp hoặc không đậu.
* Quả: Khi cịn xanh chứa nhiều axit đến khi chín thì lượng axit giảm,
hàm lượng lượng đường và chất tan tăng lên.
Cấu tạo quả gồm 2 phần: Vỏ quả và vỏ thịt
+ Vỏ quả: Gồm vỏ ngoài và vỏ giữa
+ Thịt quả: Bộ phận chính của thịt quả là các con tép, màu sắc thịt

quả phụ thuộc và sắc tố vàng da đỏ. Trong dịch nước quả cịn có các hạt dầu
thơm quyết định hương vị quả.
+ Quả có 2 đợt rụng sinh lý:
- Đợt 1: Sau khi ra hoa khoảng 1 tháng (tháng 3 – 4) quả còn nhỏ khi
rụng mang theo cả cuống.
- Đợt 2: Khi quả đạt đường kính 3 - 4 cm (cuối tháng 4) quả rụng không
mang theo cuống.


8

* Hạt: Tùy theo giống mà có sự khác nhau về kích thước, số lượng màu
sắc và phơi hạt. Các loại quả thuộc cây có múi phần lớn là hạt đa phôi, riêng
cây bưởi là hạt đơn phôi.
2.2.4. Yêu cầu sinh thái của cây bưởi
* Yêu cầu về điều kiện khí hậu
Nhìn chung các giống bưởi đều ưa khí hậu á nhiệt đới. Bưởi trồng ở
những vùng khí hậu này thường cho năng suất cao và chất lượng quả ngon.
Các yếu tố khí hậu tác động đến năng suất, chất lượng của bưởi chủ yếu
là nhiệt độ, nước và chế độ ánh sáng.
- Ẩm độ: là một nhân tố khí hậu chủ yếu ảnh hưởng đến sự phân bố của
bưởi Sa Điền, nó khơng những ảnh hưởng một cách rõ ràng đến dự sinh
trưởng và hoạt động của bưởi Sa Điền mà cịn có quan hệ mật thiết với sản
lượng và phẩm chất của nó nữa. Bưởi Sa Điền ưa thích khí hậu ấm áp và ẩm
ướt sự sinh trưởng và kết quả bình thường của nó u cầu nhiệt độ bình quân
18 – 210C, hoạt động năm > 100C, tích ơn 5300 – 72000C, nhiệt độ bình qn
tháng 5 – 120C. vườn quả và vườn cây ăn quả nhận được ánh sáng có thể phân
thành 4 loại: Ánh sáng trên, ánh sáng trước, ánh sáng dưới và ánh sáng sau.
Ánh sáng trên và ánh sáng trước là bức xạ và một phần ánh sáng tán xạ ở bên
trên và 2 bên của cây chiếu lên tán cây. Đây là nguồn ánh sáng của bưởi sinh

trưởng và phát dục bình thường. Ánh sáng dưới và ánh sáng sau là ánh sáng
chiếu lên mặt đất như: đất đai, vườn quả, mặt đường, mặt nước… Khi kiến
lập vườn bưởi Sa Điền cần phải chú ý lợi dụng đồi dốc được chiếu sáng một
cách đầy đủ và trồng dầy một cách hợp lý. Khi trồng sử dụng hướng hàng cây
theo hướng Đông, Tây. Khi cây cịn nhỏ trong vườn khơng nên trồng sắn, mía
hoặc những cây hoa màu thân mọc cao, vườn cây quá rậm rạp cần phải tiến
hành tỉa đốn một cách hợp lý như: ở trên đỉnh của tán cây có thể 1 – 2 lỗ
thoáng, tỉa bớt những cành phụ bên của cây, với mục đích là để cải thiện điều
kiện chiếu sáng cho cây, nâng cao tỷ suất lợi dụng ánh sáng cho cây, khiến cho
cây bưởi còn non khi hình thành cây sẽ cho sản lượng cao và phẩm chất tốt.


9

- Nước: là hàm lượng vật chất tối đa trong nội thể của bưởi Sa Điền. Ở
bộ phận cành, lá và rễ hàm lượng nước chiếm tối đa 50%, trong quả hàm
lượng nước chiếm 86%, nước là nguyên liệu chủ yếu của quá trình quang
hợp. Rễ cây hấp thụ nước một phần nhỏ dùng để tái tạo nên các tế bào và các
cơ quan mới, còn phần lớn là bị bốc hơi. Độ ẩm của đất là nguyên nhân làm
hạn chế sự đậu quả, làm giảm kích thước quả và chất lượng bên trong quả.
Yêu cầu lượng nước tưới là rất khác nhau phụ thuộc vào điều kiện khí hậu,
loại đất, tuổi cây... Bưởi Sa Điền yêu cầu lượng mưa hàng năm 400 – 2000
ml. và phân bố đều để đáp ứng yêu cầu sinh trưởng, phát triển của bưởi, đặc
biệt là các thời kỳ bưởi cần nhiều nước như: thời kỳ bật mầm phân hóa mầm
hoa, ra hoa và phát triển quả. Trong thời kỳ này lượng mưa phải đủ để duy trì
độ ẩm đất đạt từ 60 – 70% độ ẩm bão hòa. Tuy nhiên trên thực tế điều kiện
này nước ta khơng có, đặc biệt ở miền Trung lượng mưa tương đối lớn (từ
1700 – trên 2000mm) nhưng phân bố không đều, tập trung vào mùa mưa gây
úng lụt, cịn mùa khơ (tháng 11 đến tháng 4 năm sau) và nửa đầu mùa hè
không mưa, hoặc chỉ có mưa phùn gây hạn đất và khơng khí ẩm ướt cản trở

qúa trình thụ phấn, thụ tinh của hoa. Để khắc phục tình trạng trên cần phải
quy hoạch các vùng trồng bưởi có điều kiện tưởi nước chủ động và phải áp
dụng các biện pháp kỹ thuật giữ ẩm cho đất trong mùa khô hạn
Cần lưu ý bưởi là cây ưa ẩm nhưng khơng chịu được úng vì rễ của bưởi
thuộc loại rễ nấm (hút dinh dưỡng qua một hệ nấm cộng sinh) nếu ngập nước
đất bị thiếu oxy rễ hoạt động kém, ngập lâu sẽ bị thối, chết, rụng lá và quả non.
- Chế độ ánh sáng: Bưởi là lồi cây ưa sáng hơn các loại cây có múi
khác song vẫn cần chế độ ánh sáng thích hợp. Ánh sáng thích hợp nhất với
bưởi là ánh sáng tán xạ có cường độ từ 10.000 đến 15.000 lux, ứng với 0,6
calo/cm2. Ánh sáng trực xạ kết hợp với nhiệt độ cao làm cho cây khơng cịn
khả năng quang hợp, lá có thể bị khơ héo, rụng do bốc hơi nước mạnh, ngược
lại nếu trời âm u thiếu ánh sáng, đặc biệt trong thời kỳ ra hoa, đậu quả có thể
làm cho hoa, quả non rụng hàng loạt và nếu kết hợp với độ ẩm khơng khí cao


1
0

sẽ tạo điều kiện cho sâu, bệnh phát triển. Bởi vậy phát triển trồng bưởi cần có
những biện pháp kỹ thuật thích hợp để điều chỉnh chế độ chiếu sáng như
trồng dầy hợp lý, tỉa cành…
* Yêu cầu về điều kiện đất đai
Bưởi có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên bưởi
trồng trên đất xấu sẽ phải đầu tư cao hơn.
Đất tốt cho trồng bưởi phải là đất có tầng dầy từ 1m trở lên, giàu mùn
(hàm lượng mùn từ 2 – 2,5%); Hàm lương các chất dinh dưỡng N, P, K, Ca,
Mg… Đạt từ trung bình trở lên (N: 0,1 – 0,5 %; P 205: 5 – 7 mg/100g đất; K20:
7 – 10 mg/ 100g đất; Ca, Mg: 3 – 4 mg/100g đất); độ chua PH kcl= 5,5 – 6,5;
đặc biệt phải thoát nước tốt, thành phần cơ giới cát pha thịt nhẹ (cát thô đến
thịt nhẹ chiếm 65 – 70 %) địa hình hơi dốc từ 3 – 80.

Trên thực tế các vùng trồng bưởi nổi tiếng ở nước ta nằm ở ven các
sông suối trên các loại đất phù sa cổ, phù sa được bồi và không được bồi hàng
năm, đất sa thạch cuội kết có thành phần cơ giới nhẹ, xốp thốt nước tốt và
giàu dinh dưỡng. Từ thực tế trên, chọn đất trồng bưởi cần phải khảo sát xác
định các chủng loại đất thích hợp và phân tích đánh giá hàm lượng dinh
dưỡng của nó.
2.3. Tình hình sản xuất, nghiên cứu trên thế giới và trong nước
2.3.1. Tình hình sản xuất, nghiên cứu trên thế giới
2.3.1.1. Tình hình sản xuất
Trong những năm gần đây, tình hình sản xuất và tiêu thụ cây ăn quả nói
chung và cây bưởi nói riêng đã tăng lên rõ rệt. Đó là nhờ đời sống của người
dân càng đi lên, kéo theo đó là nhu cầu về tiêu dùng cũng tăng theo. Theo số
liệu thống kê của FAO trong vịng 20 năm trở lại đây thì diện tích, năng suất,
sản lượng cây có múi ngày càng tăng lên.
Bưởi là cây ăn quả nhiệt đới thuộc họ cam quýt, có nhiều tác giả cho
rằng nó có nguồn gốc trồng trot ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á.


1
1

Hiện nay bưởi được phát triển khắp các lục địa. Mặc dù có nguồn gốc
từ Đơng Nam Á, song từ rất sớm trong lịch sử (năm 356 – 323 trước cơng
ngun) đã được đưa về vùng Ba Tư, sau đó thì mở rộng vùng trồng đến phía
Nam Châu Âu và phía bắc của Châu Phi, vịng quanh Địa Trung Hải. Ngày
nay, tất cả các Châu lục đều trồng bưởi tập trung ở hai dải lớn Bắc và Nam
bán cầu từ vĩ độ 20 đến 40.
Trên thế giới hiện nay có 3 vùng trồng bưởi và cam quýt lớn đó là vùng
Địa Trung Hải, Châu Mỹ và Châu Á. Trong đó khu vực Bắc Mỹ là vùng trồng
lớn nhất sau đó đến Châu Á. Theo thống kê của FAO năm 1997, sản lượng

bưởi của khu vực này là 3.497 triệu tấn - chiếm 69,4% sản lượng bưởi của thế
giới. Các nước cịn lại ngồi khu vực này chỉ có 1.541 triêu tấn - chiếm 30,6%.
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất bưởi trên thế giới từ năm 2005 - 2009
Chỉ tiêu

2005

2006

2007

2008

2009

Diện tích (ha)

271.976

256.814

256.547

251.407

253.971

Năng suất (tạ/ha)

148,470


172,977

251,713

267,543

258,507

Sản lượng (tấn)

4.038.029

4.442.312

6.457.637

6.726.219

6.565.351

(Nguồn: FAOSTAT/Statistics)[15]
Từ bảng thống kê trên chúng ta thấy:
- Từ năm 2005 –2008 diện tích trồng bưởi trên thế giới giảm 20.569 ha
nhưng năng suất tăng 119.073 tạ/ha kéo theo sản lượng tăng 2.688.190 tấn.
- Từ năm 2008 – 2009: diện tích trên thế giới tăng 2.564 ha nhưng năng
suất giảm 9.036 tạ/ ha nên kéo theo sản lượng cũng giảm 160.868 tấn. Điều
này chứng tỏ tình hình sản xuất bưởi khơng ổn định. Ngun nhân do:
+ Có thể là do bị thiên tai: bão, sương, gía,… tàn phá.
+ Hay cũng có thể bị bệnh greening nên phải phá đi.



1
2

Bảng 2.2: Sản lượng bưởi của một số nước trên thế giới
TT

Quốc gia

Sản lượng
2007

Tăng

2008

2009

trưởng

1

Thế giới

6.457.637

6.726.219

6.565.351


107.714

2

Trung Quốc

2.352.786

2.606.146

2.768.308

415.522

3

Mexico

313.497

394.865

395.000

81.503

4

Ấn độ


178.000

187.000

193.822

15.822

5

Bangladesh

54.190

50.668

55.195

1.005

6

Austraylia

10.475

11.000

11.200


725

7

Algeria

1.010

1.044

1.139

129

8

Pháp

3.495

3.244

3.453

- 42

9

Malaysia


8.676

7.699

8.430

- 246

10

Thái Lan

22.849

20.230

19.326

- 3.523

11

Blazil

72.000

71.017

66.895


- 5.105

(Nguồn: FAOSTAT/Statistics)[15]
Qua bảng trên ta thấy, trong những năm gần đây Trung Quốc cũng là
nước có sản lượng và tốc độ tăng trưởng cao nhất. Với sản lượng năm 2009
đạt 2.768.308 tấn, so với năm 2007 thì tăng 415.522 tấn, cao hơn so với mức
độ tăng trưởng chung của toàn thế giới (107.714 tấn). đứng thứ 2 là Ấn Độ
với sản lượng năm 2009 là 193.822 tấn, so tốc độ năm 2007 tăng 15.822 tấn.
Ngoài ra một số nước đạt tốc độ tăng trưởng nhẹ như Bangladesh, Austraylia,
Algeria… Một số nước có sản lượng bưởi giảm như Malaysia, Thái Lan,
Blazil, Pháp… Trong đó Thái Lan giảm nhiều nhất từ 22.849 tấn năm 2007
xuống còn 19.326 tấn năm 2009. Nguyên nhân chủ yếu do giảm diện tích.


1
3

2.3.1.2. Tình hình nghiên cứu về cây bưởi
Trải qua một thời gian dài nghiên cứu, trên thế giới đã đạt đươc một số
thành tựu trong nghiên cứu về cây bưởi.
S.P Ghosh (1985) [17] đã nghiên cứu ảnh hưởng nhiệt độ mùa đông
đến thời gian ra hoa, đậu quả của cây bưởi.Thí nghiệm được tiến hành trong
nhà lưới trên đối tượng bưởi Tasabutan ghép trên gốc Poncirus trifoliata với
các thang nhiệt độ khác nhau. Kết quả chỉ ra rằng nhiệt độ cao trong mùa
đông làm hoa bưởi ra sớm hơn. Trong những chùm hoa, số lượng lá có tương
quan với tỷ lệ đậu quả, nhiệt độ càng cao trong quá trình phát triển quả thì quả
càng to, vỏ dầy, lõi quả rỗng, hàm lượng chất khô và axit giảm.
Nghiên cứu sinh lý về ra hoa và đậu quả của bưởi và bưởi chùm còn
được nghiên cứu tại trạm nghiên cứu Sukhumi (Liên xô cũ). +Theo

R.K.Karaya (1998) [16] đã nghiên cứu 6 giống bưởi và 4 giống bưởi chùm thì
mỗi giống có xu thế đậu quả khác nhau, có giống chỉ có thể đậu quả khi có sự
thụ phấn chéo (bưởi Pyriform và bưởi chùm Yubileinyi), có giống có khả
năng tự thụ phấn. Cũng nghiên cứu về tỷ lệ đậu quả của giống bưởi khác
nhau, tác giả Hồng Bích Liễu (trạm nghiên cứu cây ăn quả Quảng Đông
Trung Quốc) chứng minh rằng khi bưởi Sa Điền giao phấn với bưởi chua thì
tỷ lệ đậu quả nâng từ 1,99% lên 25% (Lý Gia Cầu, 1993) [3].
Nghiên cứu sự đậu quả của bưởi ở Thái Lan cũng cho thấy: Tỷ lệ tự
đậu quả khi tự thụ phấn rất thấp (từ 0 – 2,8%) nhưng khi giao phấn giữa các
giống thi tỷ lệ đậu quả tăng 9 -24%.
Tác giả Lý Gia Cầu đã tiến hành quan sát sơ bộ quy luật ra hoa, quả của
bưởi Sa Điền ghép trên gốc bưởi chua có tuổi từ 9 – 10 tuổi. Theo tác giả thì
số nụ rụng chiếm 21,6% tổng số hoa, số hoa rụng chiếm 87,6% tổng số hoa.
Thời gian rụng hoa tương đối ngắn, tập trung trong giai đoạn từ khi hoa nở
đến 13 ngày sau. Giai đoạn rụng quả sinh lý tương đối dài. Thời kì rụng quả
sinh lý lần thứ nhất bắt đầu từ ngày 10 – 14 sau khi hoa nở rộ. Thời kì này,
quả rụng mang theo cuống, đường kính cắt ngang của quả nhỏ hơn 1cm. Thời


1
4

gian tuy ngắn nhưng ở thời kì này số quả rụng lại rats lớn, ước tính khoảng
72% tổng số quả non rụng. Rụng qủa sinh lý lần thứ 2 bắt đầu sau rụng quả
lần thứ nhất đến 60 ngày sau khi hoa nở rộ. Quả rụng lần này không mang
theo cuống. Tỷ lệ rụng ước đạt 16,9% tổng số quả rung, trong đó 9% quả có
đường kính dưới 1 cm rụng vào giai đoạn từ ngày thứ 14 – 20 sau khi nở rộ,
5,2% số quả có đường kính từ 1 -3 cm rụng vào giai đoạn từ ngày 21 – 25 sau
hoa nở rộ, 2,7% số quả có đường kính từ 3 – 5 cm rụng vào giai đoạn từ ngày
30 – 60 ngày sau nở rộ. Từ nghiên cứu trên cho thấy 81% quả non rụng lúc

đường kính quả chua đạt 1 cm, vì vậy tác giả cho rằng để giữ quả thì vấn đề
then chốt là tác động vào giai đoạn rụng quả sinh lý lần thứ nhất. Giữ được
quả đạt tới đường kính 5 cm là có thể n tâm.
Vị trí kết quả cũng được các tác giả theo dõi, đối với cây trẻ, đại đa số
quả tập kết ở dưới tán cây và ở bên trong tán trên các cành quả mùa xuân khi
cây dần lớn tuổi vị trí này được chuyển lên phía trên và ra ngồi tán. Điều này
đặc biệt có ý nghĩa trong kỹ thuật cắt tỉa cho cây bưởi.
Trong các vấn đề nghiên cứu về cây có múi trên thế giới thì nghiên cứu
dinh dưỡng cây có múi là vấn đề cơ bản.
Theo S.P Ghosh [17] cây có múi là loại cây ưa thâm canh. Có khoảng
15 nguyên tố dinh dưỡng quan trọng đối với sự sinh trưởng, phát triển của cây
có múi, những nguyên tố đa lượng là: N, P, K, Mg và S, nguyên tố vi lượng
là: Zn, Cu, Fe, Bo,… việc bổ sung đầy đủ các nguyên tố trên là rất cần thiết
để cây bưởi sinh trưởng và phát triển tốt.
Theo Woo – Nang Chang và Jan Bay – Petersen (2003) [18] tại Châu Á
nhiều vườn cây ăn quả được bố trí trên đất dốc và xấu, chua, có hàm lượng chất
hữu cơ thấp, hàm lượng Ca và Mg trên đất này cũng thấp. Trước đây các nhà
vườn Châu Á coi thường tầm quan trọng của việc bón vôi và các chất hữu cơ, sử
dụng quá nhiều phân hóa học để đạt năng suất tối đa. Kết quả là các vườn cây bị
mất cân bằng dinh dưỡng và bón quá liều N, P, K. Khi xảy ra điều đó năng suất
và chất lượng quả bị giảm sút, nhiều cây bị rối loạn dinh dưỡng.


1
5

Để có cơ sở cho việc xác định liều lượng, tỷ lệ bón phân cho cây có
múi, hiện nay trên thế giới người ta áp dụng nhiều phương pháp khác nhau:
+ Tác giả Malavolta (1973), dẫn theo Lý Gia Cầu (1993)[3] xác định
ngưỡng dinh dưỡng thơng qua việc phân tích lá cam quít, bảng 2.3.

Bảng 2.3: Ngưỡng dinh dưỡng trong lá cây có múi
Các nguyên tố đa lượng
Hàm lượng trong 100g chất khơ (%)

Ngưỡng
dinh dưỡng

N

P

K

Mg

Ca

S

Thiếu nhiều

<2.20

<0.09

<0.70

<0.20

<1.50


<0.14

Thiếu ít

2.20-2.40 0.09-0.11 0.70-1.10 0.20-0.29 1.50-2.90 0.14-0.19

Đủ

2.50-2.70 0.12-0.16 1.20-1.70 0.30-0.49 3.00-4.90 0.20-0.39

Cao

2.80-3.00 0.17-0.29 1.80-2.30 0.50-0.70 5.00-7.00 0.40-0.60

Ngộ độc

>3.00

>0.30

>2.40

>0.80

>7.00

>0.60

Nguyên tố vi lượng

Hàm lượng trong 100g chất khơ (ppm)

Ngưỡng
dinh dưỡng

Fe

Mn

Zn

Cu

B

Mo

Thiếu nhiều

<35

<17

<17

<3

<20

<0.05


Thiếu ít

36-59

18-24

18-24

3-4

21-35

0.06-0.09

Đủ

60-120

25-100

25-100

5-16

36-100

0.10-1.0

Cao


121-200

101-300

101-300

17-20

101-200

2.0-5.0

>200

>500

>500

>20

>250

>5.0

Ngộ độc

(Nguồn: Malavolta (1973), dẫn theo Lý Gia Cầu (1993)[3]
Người ta chọn những lá trên lộc xuân (vị trí lấy mẫu là lá thứ 2 và thứ 3
kể từ đầu cành) đánh dấu và 4 – 6 tháng sau mới thu để phân tích hàm lượng

dinh dưỡng, sau đó dựa vào tiêu chuẩn phân tích lá trên để quyết định liều
lượng và tỷ lệ phân bón cho cây có múi.


1
6

2.3.1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng của một số cây ăn quả của Việt Nam
Nước ta là một trong những nơi khởi nguyên của nhiều loại cây trồng,
do điều kiện khí hậu và địa hình bị chia cắt phức tạp, là một trong những nước
có thể trồng được nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây ăn quả. Kết quả điều tra
[11] cho thấy ở nước ta có hàng ngàn giống cây ăn quả thuộc 130 loài của hơn
30 họ thực vật. Nhiều loại cây ăn quả thích ứng với các vùng khác nhau trong
nước như chuối, dứa, cam quýt. Nhiều loại cây ăn quả được trồng theo vùng
sinh thái tạo thành các vùng đặc sản nổi tiếng như nhãn lồng Hưng Yên, vải
thiều Thanh Hà, Lục Ngạn, các cây ăn quả đặc sản như sầu riêng, măng cụt,
chôm chơm ở miền Nam, ...
Cây cam qt đã có lịch sử trồng trọt lâu đời ở nước ta. Lê Quý
Đôn(1962) đã mơ tả: Việt Nam có rất nhiều thứ cam: Cam Sen (gọi là liên
cam), cam vú (nhũ cam) da sần vị rất ngon; cam chanh da mỏng và mỡ, vừa
ngọt thanh vừa có vị chua dịu; cam sành (sinh cam) vỏ dày, vị chua nhẹ,
cam mật vỏ mỏng vị ngọt; cam giấy tức kim quất da rất mỏng màu hồng
trông đẹp mắt vị chua; quất trục (cây quýt) ghi trong một số sách cổ Trung
Quốc là sản phẩm quý của phương Nam đem sang Trung Quốc trước tiên.
Các báo cáo của tác giả Tanaka (Nhật Bản) trong chuyến đi khảo sát châu á
đã nhắc đến loài cam quýt đựơc trồng ở Việt Nam từ đầu thế kỷ 20. Hiện
nay ở Nhật Bản có một số giống bưởi khá nổi tiếng, những giống bưởi này
được Tanaka thu nhập từ vườn thực vật Sài Gòn mang về trồng thử nghiệm
ở Nhật Bản [6], [19].
Tuy nhiên, cây cam quýt mới chỉ thực sự phát triển mạnh trong thời kỳ

sau 1954, thời kỳ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đặc biệt sau những năm 60
của thế kỷ XX nhờ chính sách phát triển nơng nghiệp của Chính phủ. Diện
tích và sản lượng cam quýt tăng nhanh, nhiều nông trường trồng cam quýt
được hình thành ở miền Bắc như nơng trường Sơng Lơ, Cao Phong, Sông
Bôi, Thanh Hà, Vân Du, Đông Hiếu, Sông Con, Phủ Quỳ, Bố Hạ... với diện
tích hàng ngàn ha cam quýt. Cùng với các vùng cam quýt truyền thống như


1
7

bưởi Đoan Hùng, bưởi Phúc Trạch, cam Bố Hạ, quýt vàng Bắc Sơn, cam sành
Hà Giang…, nghề trồng cam quýt được coi là một nghề sản xuất mang lại hiệu
quả cao và được nhiều người quan tâm.
Bảng 2.5: Tình hình sản xuất bưởi của Việt Nam
Chỉ tiêu

Đơn vị

2005

tính

Diện tích

Ha

Năng suất
Sản lượng


2006

2007

2008

2009

1.940

2.000

2.037

2.056

2.129

Tạ/ha

115,979

115,000

111,983

104,727

110,737


Tấn

22.500

23.000

22.811

21.532

23.576

Nguồn : FAOSTAT/Statistics) [15]
Qua bảng số liệu trên ta thấy, diện tích trồng bưởi từ năm 2005 – 2009
tăng 189 ha nhưng năng suất và sản lượng không đều. Năng suất từ năm 2005
– 2007 giảm nhưng sản lượng lại tăng, giảm thất thường; từ năm 2008 – 2009
năng suất và sản lượng đều tăng.
Bảng 2.6: Diện tích và sản lượng một số loại quả ở Việt Nam
Năm

2007

2008

Quả

Diện
tích
(ha)


Sản
lượng
(tấn)

Chuối

95.000 1.355.000

Diện
tích
(ha)

2009

Sản
lượng
(tấn)

70.709 1.455.420

Diện tích
(ha)

Sản
lượng
(tấn)

71.893 1.523.420

Bưởi chùm


2.037

22.811

2.056

21.532

2.129

23.576

Nho

2.056

30.979

1.756

30.733

1.775

31.419

Xồi

53.934


413.600

48.617

423.764

49.036

540.000

Cam

60.169

615.087

55.153

544.115

54.495

600.000

Dứa

38.500

519.300


39.559

482.600

39.375

460.000

119.300 1.034.900

121.100

1.095100

Dừa

Nguồn: FAOSTAT/Statistics)[15]

121.500 1.128.500


1
8

Trong những năm gần đây, mặc dù năng suất và diện tích cây cam qt
khơng tăng nhiều, người tiêu dùng có xu hướng sử dụng bưởi quả làm thực
phẩm thay cho các loại quả có múi khác. Quả bưởi dễ bảo quản, vận chuyển,
có thể để trên cây trong thời gian dài sau khi chín, được xác định là loại quả
tương đối an tồn, vì thế giá bưởi quả ln cao hơn các loại quả có múi khác

[1]. Trong vịng 3 năm từ 2007 đến 2009, sản lượng bưởi quả ở Việt Nam
tương đối ổn định, diện tích giữ ở mức 2037 - 2129 ha, năng suất khoảng từ
10 tới 12 tấn/ha và sản lượng đạt ở mức 23576 tấn. So với các loại cây ăn quả
khác sản lượng bưởi đứng sau: chuối, dừa, cam, dứa, xoài, nho... Tuy nhiên
giai đoạn 2010 - 2015, nhiều địa phương có xu hướng phát triển trồng bưởi
tạo sản phẩm hàng hóa cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu [1].
2.3.1.4. Tình hình nghiên cứu Việt nam
Trong nghiên cứu, cây bưởi ít được quan tâm hơn các loại cây có múi
khác. Kết quả bước đầu nghiên cứu về bưởi của Trần Thế Tục (1977). Tác giả
tiến hành nghiên cứu 8 giống bưởi: Đoan Hùng, bưởi ngọt Như quỳnh, Đại
học Nông Nghiệp I (Pumello), bưởi đường Yên Phong, Phú Thọ I, Phú Thọ
II, Phú Thọ III. Tác giả đã nêu ra các đặc tính cấu tạo, tỷ lệ từng phần quả,
thành phần hóa học trong nước ép của từng giống (Trần Thế Tục, 1977) [13].
Trong 3 năm (1993 – 1995), Mạc Thị Đua đã tiến hành chọn lọc bưởi
Thanh Trà. Tác giả đã chọn được 8 cây đầu dòng cho năng suất cao, phẩm
chất tốt [6].
Phạm Thị Chữ [4] đã nghiên cứu tuyển chọn bưởi Phúc Trạch tại
Hương Khê – Hà Tĩnh. Tác giả đã chọn được 3 cây đầu dòng M1, M4, M5 để
nhân nhanh ra đại trà.
Kết quả bình tuyển các giống bưởi tại các tỉnh phía nam cho biết: tính
đến tháng 6 năm 1988 có 67 giống bưởi được điều tra đã ghi nhận, có 54
giống được lưu giữ tại Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam. Trong đó các
cá thể bưởi Năm Roi BNR03, BNR25 và cá thể bưởi đường là cam BD34
được đề xuất nhân diện rộng (Phạm Ngọc Liễu và cs, 1998 – 2000) [9].


1
9

Ở nước ta hiện nay bưởi được trồng chủ yếu bằng chiết. Một số vườn

sử dụng cây ghép thì gốc ghép là bưởi chua, sử dụng bưởi chua làm gốc ghép
cây sinh trưởng khỏe, dễ sống nhưng hạt bưởi lại đơn phơi do đó tinh biến dị
lớn, ngồi ra tính chống chịu bệnh chảy gôm của bưởi chua rất kém.
Khi canh tác bưởi, muốn có hiệu quả cao cần có một quy trình đồng bộ,
trong đó các biện pháp kỹ thuật tác động ở thời kỳ kinh doanh nhằm cải thiện
khả năng đậu quả, mã quả và năng suất quả là rất quan trọng.
Cắt tỉa: thời kì kinh doanh cây đã có tán ổn định, hàng năm loại bỏ các
cành sâu, bệnh, cành vượt, cành yếu, cành nằm trong tán.
Ngắt bỏ hoa dị hình, hoa nhỏ, quả non ra muộn, ở vị trí khơng thuận lợi
cho việc hình thành quả.
Ở thời kì đậu quả 1 – 2 tuần phun các chất điều tiết sinh trưởng kết hợp
với các vi lượng nhằm xúc tiến quá trình lớn, giảm số hạt làm đẹp mã quả (Vũ
Công Hậu, 1996) [8].
Theo Võ Hữu Thoại và cs (Viện nghiên cứu cây ăn quả Niền Nam) [10]
khi cây ở thời kì kinh doanh chúng ta có thể tác động các biện pháp xử lý ra
hoa. Theo tác giả: bưởi ra hoa cần thời gian khô hạn để phân hóa mầm hoa, vì
vậy ở các vườn quản lý được nước thì có thể tạo sự khơ hạn để bưởi ra hoa
đồng loạt. Tạo sự khô hạn từ tháng 12 – 01 năm sau, thu hoạch quả vào tết
Trung Thu (trái vụ khoang tháng 7 – 8 dương lịch). Hoặc tạo khô hạn vào
tháng 3 – 4 dương lịch thu hoạch quả vào Tết Nguyên Đán (chính vụ khoảng
tháng 12 dương lịch). Gặp lúc mưa nhiều có thể dùng tấm nilon đen che phủ
quanh gốc cũng có thể tạo sự khô hạn để xử lý ra hoa. Cũng theo tác giả, nếu
muốn thu hoạch bưởi vào tháng 11 – 12 dương lịch ta có thể tác động như sau:
Sau khi thu hoạch xong tiến hành vệ sinh vườn như: cắt tỉa cành già,
cành sâu bệnh, làm cỏ, quét vơi gốc… rồi bón phân với liều lượng tùy vào sự
sinh trưởng và tuổi cây. Cây được bón phân lần 2 trước khi ngừng xử lý ra
hoa, đến đầu tháng 3 dương lịch ngừng tưới nước cho tới ngày 20/3 (20 ngày)
thì bắt đầu tưới trở lại, mỗi ngày 2 – 3 lần và liên tục 3 ngày. Sau ngừng tưới



2
0

nước, nếu cây ra lộc non, chúng ta có thể dùng các loại phân bón lá lên cây để
giúp lá cây mau thành thục. Đến ngày thứ 4 tưới nước mỗi ngày một lần. 10 –
15 ngày sau khi cây ra hoa sẽ rụng cánh Trong nghiên cứu, cây bưởi ít được
quan tâm hơn các loại cây có múi khác. Kết quả bước đầu nghiên cứu về bưởi
của Trần Thế Tục (1977). Tác giả tiến hành nghiên cứu 8 giống bưởi: Đoan
Hùng, bưởi ngọt Như quỳnh, Đại học Nông Nghiệp I (Pumello), bưởi đường
Yên Phong, Phú Thọ I, Phú Thọ II, Phú Thọ III. Tác giả đã nêu ra các đặc tính
cấu tạo, tỷ lệ từng phần quả, thành phần hóa học trong nước ép của từng
giống (Trần Thế Tục, 1977) [13].
2.4. Giống và cơng tác giống
2.4.1. Giống
Bưởi thường có nhiều giống. Người ta phân biệt các giống căn cứ vào
đặc tính bên trong và bên ngồi của quả. Cơng việc này chỉ mới bắt đầu ở
Việt Nam, trước đây ở Vân Du, Tây Lộc và Xuân Mai. Hiện nay Tổng công
ty rau quả cũng tiến hành thu thập các giống địa phương hoặc giống nhập ở
nước ngồi về có chất lượng ngon. Một số giống bưởi ngon ở nước ta: bưởi
Diễn, bưởi Phục hòa, bưởi năm roi, bưởi Đoan Hùng, bưởi Da Xanh…
* Bưởi Diễn: Là giống bưởi ngọt có nguồn gốc từ Đoan Hung – Phú
Thọ. Hiện được trồng ở xã Phú Diễm huyện Từ Liêm – Hà Nội. Cây sinh
trưởng trung bình, phân cành nhiều, góc phân cành nhỏ, tán hình bán cầu, lá
hình ovan, xanh nhạt, ra hoa khoảng tháng 2, tháng 3 hàng năm. Thu hoạch
vào tháng 11, tháng 12. Quả hình cầu khi thu hoạch có màu vàng tươi, tép
màu vàng nhạt, vị ngọt không đắng (độ Brix 12 – 14%), trọng lượng quả
trung bình đạt xấp sỉ là 95,2 hạt. Tỷ lệ phần ăn được là 47,8%.
* Bưởi Phục Hịa: Có nguồn gốc từ giống bưởi Sa Điền Trung Quốc,
cây sinh trưởng khỏe, năng suất ổn định, phân cành nhiều, góc phân cành nhỏ,
tán hình hơi trịn, lá hình ovan, xanh đẫm ra hoa vào khoảng tháng 2, tháng 3

hàng năm.Thu hoạch vào tháng 12 và tháng 1 dương, quả hình lê, dễ bóc, tép
bó chặt, ngọt khơng he đắng. Sau khi thu hoạch lựa chọn những quả không



×