Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm (bản mới) thạch chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.26 MB, 34 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG THCS, THPT PHAN CHÂU TRINH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ỨNG DỤNG POWERPOINT BIÊN TẬP BẢN ĐỒ HIỆU ỨNG
TRONG THIẾT KẾ GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ MỘT SỐ BÀI
ĐỊA LÍ 11

Giáo viên thực hiện: Thạch Chính
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: THCS, THPT Phan Châu Trinh


TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 02 NĂM 2020
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG THCS, THPT PHAN CHÂU TRINH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ỨNG DỤNG POWERPOINT BIÊN TẬP BẢN ĐỒ HIỆU ỨNG
TRONG THIẾT KẾ GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ MỘT SỐ BÀI
ĐỊA LÍ 11

Giáo viên thực hiện: Thạch Chính
Chức vụ: Giáo viên
Lĩnh vực: Phương pháp dạy học Địa Lí
Đơn vị: THCS, THPT Phan Châu Trinh


TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 02 NĂM 2020



MỤC LỤC
Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................................3
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ......................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................3
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ..................................................................................3
1. Cơ sở lý luận ..................................................................................................3
2. Cơ sở thực tiễn ...............................................................................................4
2.1. Thuận lợi .................................................................................................4
2.2. Hạn chế ...................................................................................................5
3. Các biện pháp tiến hành ................................................................................6
3.1. Chuẩn bị nội dung kiến thức tiết học cần biên tập bằng PowerPoint
(chương trình Địa lí 11) ..........................................................................5
3.2. Tiến hành biên tập bản đồ hiệu ứng bằng phần mền PowerPoint ...........6
3.3. Lựa bản đồ phù hợp với nội dung từng bài .............................................12
3.4. Đưa bản đồ hiệu ứng vào bài giảng điện từ và chuẩn bị hệ thống
câu hỏi phát huy được tính tích cực của học sinh...................................13
III. KẾT QUẢ VÀ ỨNG DỤNG .........................................................................19
1. Quá trình thực hiện .........................................................................................19
2. Kết quả nghiên cứu..........................................................................................20
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................22
1. Kết luận ..........................................................................................................22
2. Kiến nghị ........................................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................24
PHỤ LỤC ..............................................................................................................25



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Thứ tự lớp thông tin thể hiện nội dung của bản đồ hiệu ứng (Bản đồ tự
nhiên Trung Quốc) .................................................................................................7
Bảng 2: Tổng hợp các bước vẽ bản đồ hiệu ứng tự nhiên Trung Quốc bằng
PowerPoint .............................................................................................................8
Bảng 3: Kết quả áp dụng thông qua bài kiểm tra 15 phút ......................................20
Bảng 4: Kết quả học tập thông qua điểm thi học kì I (2019-2020) ........................20
Bảng 5: Kết quả áp dụng bản đồ hiệu ứng qua củng cố kiến thức .........................20
Bảng 6: Kết quả áp dụng bản đồ hiệu ứng qua kiểm tra bài cũ .............................20
Bảng 7: Kết quả áp dụng bản đồ hiệu ứng khi làm việc nhóm .............................20
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Ảnh bản đồ gốc (bản đồ tự nhiên Trung Quốc) .........................................7
Hình 2: Ảnh bản đồ gốc đưa vào PowerPoint ........................................................7
Hình 3: Quốc gia tiếp giáp và vùng biển ................................................................9
Hình 4: Địa hình .....................................................................................................10
Hình 5: Đường biên giới, đường bờ biển, sông hồ và lưới tọa độ ..........................10
Hình 6: Khống sản, thủ đơ, thành phố, quốc gia, ngọn núi ..................................11
Hình 7: Bản đồ tự nhiên Trung Quốc .....................................................................12
Hình 8: Bản đồ xác định ranh giới các miền ..........................................................14
Hình 9: Bản đồ hiệu ứng phần địa hình ..................................................................15
Hình 10: Bản đồ hiệu ứng phần sơng ngịi .............................................................16
Hình 11: Bản đồ hiệu ứng phần sơng ngịi .............................................................16
Hình 12: Củng cố kiến thức về dãy núi ..................................................................17
Hình 13: Củng cố kiến thức về khống sản ............................................................17
Hình 14: Kiểm tra bài cũ về trung tâm cơng nghiệp TQ ........................................18
Hình 15: Các trung tâm cơng nghiệp TQ ...............................................................18
Hình 16: Củng cố kiến thức về quy mô trung tâm công nghiệp .............................19
Hình 17: Củng cố kiến thức về xác định tên trung tâm công nghiệp .....................19



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐ : Bản đồ
ĐL : Địa lí
HS : Học sinh
GV : Giáo viên


Tên đề tài:
ỨNG DỤNG POWERPOINT BIÊN TẬP BẢN ĐỒ HIỆU ỨNG TRONG
THIẾT KẾ GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ MỘT SỐ BÀI ĐỊA LÍ LỚP 11
Tác giả, đơn vị cơng tác:
THẠCH CHÍNH – Trường THCS, THPT Phan Châu Trinh, TP.HCM
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
 Hiện nay đất nước đang trong quá trình đổi mới kinh tế - xã hội, đẩy
mạnh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, giáo dục
được xác định là “quốc sách hàng đầu”. Đổi mới phương pháp dạy học là một
trong những nhiệm vụ quan trọng của cải cách giáo dục. Vấn đề đổi mới phương
pháp dạy học đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, được thể hiện trong Điều 28
- Luật giáo dục: “Phương pháp giáo dục phổ thơng phải phát huy tính tích cực,
tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp
học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc nhóm; rèn
luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại
niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Với xu thế tiến bộ của thời đại, dạy
học tích cực ln có ý nghĩa rất lớn đối với ngành giáo dục. Dạy học không chỉ
dừng lại ở việc truyền thụ kiến thức mà quan trọng hơn là dạy cho học sinh
phương pháp tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức. Dạy học theo hướng tích cực trong
mơn Địa lí (ĐL) nhằm giúp học sinh (HS) phát huy khả năng tự học, sáng tạo
mà qua đó cịn giúp các em nắm vững kiến thức, phát huy khả năng tư duy tổng
hợp, có liên hệ thường xuyên với thực tiễn và đời sống.

 Chương trình ĐL phổ thơng hiện nay đang sử dụng nhiều đồ dùng dạy
học khác nhau như tranh ảnh, bảng biểu, bằng hình, bản đồ, biểu đồ, v.v...
Nhưng quan trọng nhất trong số đó là bản đồ (BĐ) giáo khoa. BĐ giáo khoa là
bộ phận khăng khít không thể tách rời môn ĐL học trong nhà trường. Bởi vì
mơn ĐL học trong nhà trường chọn lọc và trình bày những tri thức ĐL bằng
ngơn ngữ tự nhiên, cịn BĐ giáo khoa phản ánh chúng bằng ngơn ngữ BĐ. Sự
1


phối hợp giữa các ngôn ngữ tự nhiên và ngôn ngữ BĐ làm cho việc phản ánh
thực tế ĐL sinh động hơn, đầy đủ hơn, giúp cho việc nhận thức thực tế dễ dàng
hơn. Chính vì vậy, mơn ĐL học trong nhà trường ln ln gắn bó với BĐ giáo
khoa như bóng với hình. BĐ giáo khoa là cơng cụ duy nhất giúp thầy và trị có
khả năng nhìn bao quát được các hiện tượng diễn ra trên một không gian rộng
lớn không thể tri giác trực tiếp được.
 Bản đồ giáo khoa trong nhà trường hiện nay tương đối đa dạng bao gồm
mơ hình, BĐ treo tường, BĐ trong sách giáo khoa, Atlat Địa lí, BĐ câm. Với sự
đa dạng đó rất thuận lợi cho việc giảng dạy và truyền thụ kiến thức của giáo viên
(GV) cho HS. Tuy nhiên với sự bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay, GV còn
phải là người truyền thụ, hướng dẫn, dạy học phải lấy HS làm trung tâm, làm
thay đổi ngành giáo dục nước nhà. Để thực hiện được những vấn đề đó đầu tiên
GV cần phải thay đổi các phương pháp giảng dạy cho hiệu quả hơn, một trong
những thay đổi quan trọng đó là giáo án của của GV. Thay vì soạn giáo án
truyền thống thì GV nên sử dụng những hình ảnh, kiến thức thực tế vào bài
giảng của mình HS sẽ dễ dàng tiếp thu hơn. GV cần phải sử dụng công nghệ
thông tin vào bài giảng, cần đầu tư vào giáo án điện tử chứ không phải giáo án
truyền thống.
 Tuy nhiên để đưa BĐ vào trong giáo án điện tử lại không phải dễ dàng và
đơn giản vì nó cịn phụ thuộc vào người dạy, người học và liên quan đến các
trang thiết bị, máy móc ở các trường THPT, đặc biệt như trường THCS, THPT

Phan Châu Trinh chúng tôi. Nếu sử dụng BĐ thông thường vào bài giảng điện tử
thì hiệu quả khơng được như ý mong muốn vì BĐ trong sách giáo khoa vẫn là
bản đồ tĩnh gây khó khăn trong việc di chuyển. Ở trường THCS, THPT Phan
Châu Trinh thì vấn đề này cịn khó hơn vì trong thực tế ở hầu hết HS học lực
còn rất yếu, ý thức tự học cần chưa tốt và việc hình thành các kĩ năng thực hành
ĐL là rất hạn chế, không những thế việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của HS qua
các kênh thông tin cũng chậm.
 Một mặt để khắc sâu kiến thức cho HS và mặt khác tạo ra sự hứng thú
trong học tập cũng như mơ phỏng kiến thức đó bằng những phương tiện, đồ
2


dùng thì sử dụng BĐ hiệu ứng (động) trong dạy học nói chung và trong thiết kế
ở một số tiết học trên lớp nói riêng là rất cần thiết đối, nhất là đối với học sinh ở
trường THCS, THPT Phan châu Trinh.
Trên thực tế như vậy và qua kinh nghiệm giảng dạy bộ môn ĐL ở trường
THPT một số năm, tôi thấy việc sử dụng BĐ động trong thiết kế một số tiết học
ở trên lớp là rất cần thiết. Do đó, trong chừng mực nhất định và điều kiện cho
phép tơi mạnh dạn hồn thành sáng kiến kinh nghiệm “Ứng dụng powerpoint
biên tập bản đồ hiệu ứng trong thiết kế giáo án điện tử một số bài Địa lí lớp
11” nhằm giúp cho cả người dạy và người học có thêm điều kiện để truyền thụ
và tiếp thu kiến thức địa lí hơn nữa .
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của tơi khi nghiên cứu đề tài này nhằm góp phần nâng cao chất
lượng giảng dạy mơn ĐL, giúp HS hiểu bài, nắm vững kiến thức, tạo tính hứng
thú trong việc học của HS.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Tìm hiểu vai trị của BĐ trong dạy học mơn ĐL.
 Thiết kế một số bản đồ bằng phần mềm powerpoint để thiết kế giáo án
điện tử một số bài ĐL lớp 11. Đánh giá kết quả sau khi vận dụng BĐ trong dạy

học môn ĐL.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
 Một số tiết học Địa lí lớp 11.
 Học sinh khối 11 trường THCS, THPT Phan châu Trinh.
5. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ
thống, đánh giá.
 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát khoa học, tổng kết kinh
nghiệm.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận

3


 Theo nghị quyết TW khóa VIII khẳng định, đổi mới phương pháp giáo
dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành lập nếp tư duy
sáng tạo của người học, từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến hiện đại vào
q trình dạy học. Thơng qua việc đưa BĐ vào dạy học ở trường phổ thông,
người GV phải có kỹ năng vận dụng tốt thì chất lượng tiết dạy mới có hiệu quả
cao.
 Cùng với xu thế phát triển của thời đại, việc nâng cao dân trí, đào tạo bồi
dưỡng nhân tài ngày càng đóng vai trị cao. Do vậy, giáo dục ln là vấn đề
được Đảng, Nhà nước và nhân dân quan tâm, vì thế trách nhiệm của người GV
càng phải nâng cao. “Dạy học là một nghệ thuật” nên GV phải có kĩ năng vận
dụng các phương pháp để truyền đạt kiến thức cho HS. Tùy theo nội dung của
từng tiết học mà GV lựa chọn phương pháp phù hợp với đặc trưng của từng bộ
môn và từng đối tượng HS. Không những thế, GV còn rèn luyện cho học sinh
các kĩ năng quan sát, nghiên cứu, phân tích, so sánh, tổng hợp...
 Để đánh giá một tiết dạy có hiệu quả hay khơng đều do kĩ năng vận dụng

tốt các phương pháp giúp HS hiểu bài, nắm bài và rèn luyện các kĩ năng. Chính
vì vậy sử dụng BĐ có hiệu ứng trong giáo án điện tử vào dạy học ĐL có ý nghĩa
lớn, góp phần nâng cao chất lượng mơn ĐL.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Thuận lợi
 Từ Nghị quyết của TW và qua thực tế giảng dạy ĐL qua các năm, đã đề
cập đến việc đổi mới phương pháp dạy học và đề cao vai trò đánh giá kết quả
học tập thật sự của HS. Vì vậy, ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào giảng dạy, có
ý nghĩa rất quan trọng giúp HS phát huy được tính tích cực, chủ động nhận thức,
rèn luyện kĩ năng làm việc với BĐ là điều rất cần thiết. Vậy thế nào là BĐ hiệu
ứng (động)? Cần sử dụng BĐ hiệu ứng như thế nào để nâng cao chất lượng các
giờ học ĐL? Đó là vấn đề tôi muốn chia sẻ với các đồng nghiệp trong sáng kiến
này.
 Trong quá trình soạn giáo án điện tử thông thường chúng ta sẽ lấy BĐ phù
hợp từ internet hoặc sách giáo khoa rồi đưa vào giáo án của mình để trình chiếu
4


lên màn hình để HS quan sát và khai thác theo yêu cầu, hướng dẫn của GV, tuy
nhiên phương pháp này khá giống khi quan sát BĐ giáo khoa khác chưa tạo ra
tính hứng thú trong HS nhiều. Vì vậy, mục đích của tác giả muốn chia sẻ với các
đồng nghiệp trong sáng kiến là ứng dụng công nghệ thông tin, cụ thể là phần
mềm Microsoft PowerPoint biên tập lại BĐ giáo khoa thuận tiện hơn trong soạn
giáo án điện tử. Sử dụng Microsoft PowerPoint tách từng lớp đối tượng ĐL
trong BĐ ra, khi đưa vào giáo án điện tử thì GV có thể tạo hiệu ứng những đối
tượng cần nhấn mạnh nhằm giúp HS khắc nhớ và hứng thú hơn những nội dung
quan trọng. Ví dụ ở nội dung phân bố các trung tâm cơng nghiệp Hoa Kì (Bài 6:
Hợp chúng quốc Hoa Kì), GV muốn HS đọc ghi nhớ các trung tâm cơng nghiệp
của Hoa Kì phân bố chủ yếu ở vùng Đông Bắc, khi biên tập lại bản đồ cơng
nghiệp Hoa Kì GV tạo hiệu ứng trong PowerPoint hiện ra các trung tâm theo

từng vùng khác nhau giúp HS so sánh được các trung tâm giữa các vùng để biết
được vùng nào nhiều, vùng nào ít. Bản đồ hiệu ứng trong PowerPoint giúp HS
có phương pháp học hiệu quả hơn, rèn luyện phương pháp học tập cho HS
không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy
học.
 Bản đồ hiệu ứng giúp HS học tập một cách tích cực, não hiểu sâu, nhớ
lâu, giúp HS học tập sáng tạo hơn, tiết kiệm thời gian hơn, ghi nhớ tốt hơn, tổ
chức và phân loại suy nghĩ... Sử dụng BĐ hiệu ứng giúp HS học tập tích cực,
huy động tối đa tiềm năng của não, nâng cao hiệu quả môn ĐL.
2.2. Hạn chế
 Mơn ĐL, trong thực tế vẫn chưa có vị trí đáng kể trong nhà trường phổ
thơng, vẫn như là một môn “phụ” nên HS và cả phụ huynh ít quan tâm.
 Thực tế, HS tại trường THCS, THPT Phan Châu Trinh tôi đang công tác
tuyển sinh đầu vào chất lượng học tập và rèn luyện của HS chưa đồng đều, HS
từ rất nhiều nơi chuyền đến, trình độ thì khác nhau. Việc trang bị bổ sung và
trang bị mới cácthiết bị, đồ dùng dạy học, tài liệu phục vụ cho công tác giảng
dạy ĐL và nghiên cứu của cả GV và HS còn chậm và chưa đầy đủ.

5


3. Các biện pháp tiến hành
3.1. Chuẩn bị nội dung kiến thức tiết học cần biên tập bằng PowerPoint
(chương trình Địa lí 11)
 Đây chính là bước đầu tiên, chuẩn bị lựa chọn kiến thức cơ bản thể hiện
trên BĐ hiệu ứng. Từ đó sử dụng phần mềm PowerPoint để xây dựng một BĐ
hiệu ứng phù hợp. Tác giả đã thí điểm những nội dung có BĐ trong sách giáo
khoa Địa lí 11.
 Ví dụ ở các bài/nội dung:
 Bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực: Bản đồ tự nhiên Châu Phi;

bản đồ tự nhiên khu vực Mĩ la tinh; bản đồ tự nhiên Tây Nam Á và Trung Á.
 Bài 6: Hợp chủng quốc Hoa Kì: Bản đồ tự nhiên; phân bố dân cư; nông
nghiệp; các trung tâm công nghiệp.
 Bài 8: Liên bang Nga: Bản đồ tự nhiên; phân bố dân cư; nông nghiệp; các
trung tâm công nghiệp.
 Bài 9: Nhật Bản: Bản đồ tự nhiên; nông nghiệp; các trung tâm công
nghiệp.
 Bài 10: Cơng hịa nhân dân Trung Hoa: Tự nhiên; bản đồ phân bố dân
cư; nông nghiệp; các trung tâm công nghiệp.
 Bài 11: Khu vực Đông Nam Á: Bản đồ tự nhiên; nơng nghiệp.
 Bài 12: Ơxtrâylia: Bản đồ tự nhiên; các trung tâm công nghiệp.
3.2. Tiến hành biên tập bản đồ hiệu ứng bằng phần mền PowerPoint
Đây là bước quan trọng và mất nhiều thời gian nhất. Để thực hiện biên tập
bản đồ bằng phần mền PowerPoint trải qua các nước sau:
 Bước 1: Lựa chọn bản đồ gốc: GV có thể sử dụng bản gốc từ internet
hoặc scan ảnh BĐ trong sách giáo khoa (hình 1).
Khi lấy ảnh BĐ gốc cần chú ý về chất lượng ảnh, tránh trường hợp khi
phóng to ảnh bị mờ khơng thấy rõ đối tượng ĐL trong BĐ.

6


Hình 1: Ảnh bản đồ gốc (Bản đồ tự nhiên Trung Quốc)

Hình 2: Ảnh bản đồ gốc đưa vào PowerPoint

 Bước 2: Mở 2 slides trong PowerPoint: Tiến hành đưa ảnh BĐ gốc vào
slides 1 trong PowerPoint (hình 2).
Bảng 1: Thứ tự lớp thông tin thể hiện nội dung của bản đồ hiệu ứng (BĐ tự nhiên TQ)


Thứ

Thứ

Lớp thông tin

tự
1
Khung bản đồ
2
Nội dung, khung chú giải
3
Tên các đối tượng
4
Thủ đô, thành phố, quốc gia, ngọn núi
5
Khống sản
6
Lưới tọa độ
 Cơng cụ sử dụng để vẽ BĐ hiệu ứng chủ

Lớp thông tin
tự
7
Sơng, hồ
8
Đường bờ biển
9
Đường biên giới
10

Địa hình
11
Quốc gia tiếp giáp
12
Vùng biển
yếu là công cụ Shapes (

)

trong thanh công cụ Insert của PowerPoint. Tuy nhiên để tiến hành vẽ bản đồ
7


hiệu ứng phải theo nguyên tác: các đối dạng vùng vẽ trước và đối tượng dạng
đường và kí hiệu hình học vẽ sau, tác giả đã minh họa ở ví dụ bản đồ tự nhiên
Trung Quốc.
 Thứ tự vẽ bản đồ hiệu ứng ví dụ bản đồ tự nhiên Trung Quốc (bảng 2):
Bảng 2: Tổng hợp các bước vẽ bản đồ hiệu ứng tự nhiên Trung Quốc bằng PowerPoint

Thứ
thự
1
2
3
4
5
6
7
8
9

10
11
12


Công cụ

Đối tượng thể hiện

Hình thức thể hiện

Quốc gia tiếp giáp
Vùng biển
Địa hình
Đường biên giới
Đường bờ biển
Đường sơng, hồ
Lưới tọa độ
Khống sản
Thủ đô, thành phố, quốc

Màu vàng nhạt
Màu xanh nước biển
Than màu
Đường đứt khúc màu đen
Đường màu xanh
Đường màu xanh
Đường màu xanh
Hình học


PowerPoint
Rectangle
Scribble
Scribble
Curve
Scribble
Curve
Curve
Floechart

Hình học

Floechart

Chữ
Tổng hợp
Đường màu xanh

Text Box
Tổng hợp
Curve

gia, ngọn núi
Tên các đối tượng
Nội dung, khung chú giải
Khung bản đồ
Đối tượng 1: Quốc gia tiếp giáp

Vào slides 1 (bản đồ gốc): Chọn Insert > Shapes > Rectangle (


): Chọn 1

vùng bao kín phía trong khung BĐ. Vào format điều chỉnh lại màu nền giống
màu nền các quốc gia tiếp giáp Trung Quốc bằng công cụ shapes fill (
), đồng thời ô shapes outline (

) chọn “No outline”.

Coopy đối tượng vừa vẽ và dán vào slides 2 (hình 3). Đồng thời ở slides 1
BĐ gốc chuyển lên trên đối tượng trên để tiếp tục vẽ các đối tượng còn lại.
 Đối tượng 2: Vùng biển
Ở slides 1 Chọn Insert > Shapes > Scribble (

): Vẽ lấy vùng biển (điểm

bắt và kết thúc trùng nhau và có thể thực hiện nhiều lần; đường bờ của Trung
Quốc khơng cần vẽ chính xác).
Vào format điều chỉnh lại màu nền giống màu nền các quốc gia tiếp giáp
trung quốc bằng công cụ shapes fill, đồng thời ô shapes outline chọn “No

8


outline”. Coopy đối tượng vừa vẽ và dán chồng vào quốc gia tiếp giáp slides 2
(hình 3b).

a)

b)


Hình 3: Quốc gia tiếp giáp và vùng biển (a. slides 1; b. slides 2)

Để các đối tượng không bị lệch, khi vẽ được 2 đối tượng cần thực hiện thao
tác gộp 2 đối tượng lại với nhau theo cách: ở slides 2 chọn: Đối tượng 1 + Shift
đối tượng 2 nhắn chuột phải chọn Group

.

 Đối tượng 3: Địa hình
Là đối tượng phức tập và khó vẽ vì vậy cần làm theo quy tắc: Địa hình nào
diện tích lớn vẽ trước và theo thứ giảm dần diện tích các địa hình cịn lại. Khi
quan sát BĐ gốc ta thấy thứ thự địa hình như sau: 200-1500m; trên 3000m; dưới
200m và 1500-3000m.
Ở slides 1: Dùng Insert > Shapes > Scribble chọn toàn bộ lãnh thỗ Trung
Quốc (đường bờ biển và đường biên giới và có thể thực hiện nhiều lần), tiếp
theo làm giống như phần quốc gia tiếp giáp.
Cứ thực hiện như vậy sẽ vẽ được phần địa hình (hình 4).

9


Hình 4: Địa hình

 Đối tượng 4: Đường biên giới: Dùng Insert > Shapes > Curve
Ở slides 1 dùng Curve vẽ đường biên giới giữa Trung Quốc với các nước và
giữa các nước (vẽ từng đoạn giữa các quốc gia), sau đó vào format chọn ơ
shapes outline (

) điều chỉnh màu và kích thước phù hợp với thực


tế. Group đường biên giới lại với nhau, copy và dán chồng vào slides 2 (hình 5).
 Đối tượng 5: Đường bờ biển, sông hồ và lưới tọa độ: Thao tác tương tự
như đường biên giới (hình 5).

Hình 5: Đường biên giới, đường bờ biển, sông hồ và lưới tọa độ

10


 Đối tượng 6: Khoáng sản:
Ở slides 1: Dùng Insert > Shapes > Floechart

lựa chọn hình phù hơp

với từng loại khống sản, vào fomat chỉnh màu và kích thước phù hợp mới BĐ
gốc. Di chuyển đối tượng đặt chồng lên khoáng sản ở BĐ gốc, copy ra nhiều và
di chuyển ở những vị trí khác.
Group khống sản lại với nhau, copy và dán chồng vào slides 2 (hình 6).
Có những loại khống sản phải cần đến 2 hình khác nhau trong Floechart, ví dụ
như Mangan, thiếc đặt 2 hình tam giác chồng lên nhau.
Tùy loại bản đồ, nhiều đối tượng khơng dùng Floechart được ví dụ như kí
hiệu các loại nơng sản và vật ni (kí hiệu tượng hình), để khắc phục chúng ta
có thể dùng photoshop cắt và điều chỉnh phù hợp từ bản đồ gốc rồi đưa vào vị trí
của đối tượng trên bản đồ.
 Đối tượng 7: Thủ đô, thành phố, quốc gia, ngọn núi: Thao tác tương tự
như khống sản (hình 6)

Hình 6: Khống sản, thủ đô, thành phố, quốc gia, ngọn núi

 Đối tượng 8: Tên các đối tượng:

Slides 1: Chọn Insert > Shapes > Text box

, gõ tên đối tượng, điều chỉnh

kích thước, màu chữ và di chuyển đến vị trí tên đối tượng ở bản đồ góc. Tiếp tục
các đối tượng cịn lại và Group tên đối tượng lại với nhau, copy và dán chồng
vào slides 2 (hình 7b).
11


 Đối tượng 9: Nội dung, khung chú giải: Sử dụng nhiều thao tác khi vẽ
phần chú giải (hình 7b), ví dụ như:
Khung: Rectangle
Than màu địa hình: Rectangle
Khống sản, điểm độ cao: copy trên bản đồ
Chữ: Text box
Hoang mạc: Scribble
 Đối tượng 10: Khung bản đồ: Dùng Curve tương tự như lưới tọa độ (hình
7b).
Sau khi copy tồn bộ đối tượng bản đồ gốc từ slides 1 sang slides 2, đảm
bảo các đối tượng khoang dịch chuyển làm bản đồ khơng có khoa học và kết
thúc phần vẽ, giáo viên cần Group toàn bộ đối tượng lại với nhau.
 Bước 3: Xóa tồn bộ bản đồ gốc ở slides 1 và lưu slides 2. Cuối cùng có
một bản đồ chúng ta có thể tạo hiệu ứng bất kì đối tượng nào khi soan giáo án
điện tử mà nhìn bằng mắt rất khó phân biệt nào là bản đồ gốc, nào là bản đồ
bằng PowerPoint (hình 7)

b)

a)


Hình 7: Bản đồ tự nhiên Trung Quốc (a. bản đồ gốc; b. bản dồ bằng PowerPoint)

3.3. Lựa bản đồ phù hợp với nội dung từng bài
Đây là dạng BĐ tương đối khó làm vì vậy khơng phải nội dung nào chúng
ta cũng có thể sử dụng loại BĐ này. Để sử dụng BĐ hiệu ứng đạt hiệu quả cao
và tạo tính hưng thú cho HS nên lựa chọn những nội dung hoặc bài phù hợp.
Những nội dung có thể sử dụng loại BĐ này, ví dụ ở phần mục 3.1.
12


3.4. Đưa bản đồ hiệu ứng vào bài giảng điện từ và chuẩn bị hệ thống
câu hỏi phát huy được tính tích cực của học sinh
 Khi đưa BĐ hiệu ứng vào giáo án điện tử, GV cần chú ý một số vấn đề:
 Khi hoàn thành BĐ hiệu ứng, khơng điều chỉnh lại kích thước hay màu
sắc của đối tượng.
 Phải lựa chọn nội dung phù hợp với BĐ hiệu ứng.
 Không tạo hiệu cho bản quá nhiều hoặc những hiệu ứng phức tạp khi trình
chiếu máy tính sẽ chậm làm mất tính thích thú của HS.
 Bản đồ hiệu ứng chúng ta có thể sử dụng để giảng dạy, kiểm tra bài cũ
hoặc củng cố kiến thức bằng nhiều phương pháp khác nhau như thảo luận nhóm,
cá nhân…đều tốt vì các đối tượng chúng ta có thể tạo hiệu ứng làm cho HS thích
thú và phát biểu nhiều hơn. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao nhất GV cần
soạn bộ câu hỏi kèm theo để sử dụng bản đồ hiệu ứng tốt hơn. Qua thực tế, tác
giả đã soạn một số bộ câu hỏi khi áp dụng BĐ hiệu một số nội dung kết quả rất
khả quan.
 Để đảm bảo hiệu quả hoạt động nhóm, các thành viên trong nhóm cần
được phân cơng các nhiệm vụ
 Dưới đây là một vài ví dụ mẫu khi đưa bản đồ hiệu ứng vào giảng dạy:
VÍ DỤ 1: BẢN ĐỒ TỰ NHIÊN HOA KÌ (BÀI 6 TIẾT 1)

PHẦN GIẢNG DẠY TRÊN LỚP
 GV: Chia lớp thành 9 nhóm nhỏ và phát phiếu học tập.
Phiếu học tập thảo luận nhóm

Vùng
Phạm vi
Địa hình
Khí hậu
Sơng ngịi
Tài ngun

Phía Tây

Trung tâm

Phía Đơng

 Các nhóm: Thực hiện thảo luận theo hướng dẫn của GV.
 Bước 1: Tìm hiểu về phạm vi các miền tự nhiên Hoa Kì.

 GV: Hướng dẫn HS cách xác định ranh tự nhiên của các miền qua BĐ:
(Chú ý: ranh giới của các miền dựa vào 2 dãy núi lớn là Cooc-đi-e và Apalat)
13


Hình 8: Bản đồ xác định ranh giới các miền

 GV: Lần lượt cho hiện hiệu ứng 2 dãy núi Cooc-đi-e và Apalat để HS ghi
nhớ và điền vào phiếu học tập của các nhóm ranh giới giữa các miền.
 HS: Quan sát và ghi nhớ

 Bước 2: Tìm hiểu đặc điểm địa hình Hoa Kì

 GV: Yêu cầu HS quan sát bản đồ hiệu ứng địa hình Hoa Kì và đọc thông
tin sách giáo khoa trả lời câu hỏi: Dựa vào than màu địa hình hãy nhận xét từng
đặc điểm địa hình của 3 miền tự nhiên của Hoa Kì? (GV yêu cầu HS nhận xét
từng miền tự nhiên)
 HS: Đại diện 1 nhóm trình bày 1 miền và nhóm khác bổ sung
 GV: Chuẩn kiến thức và yêu cầu HS hoàn chỉnh phiếu học tập.
 Miền Tây: núi cao (màu nền và tạo hiệu ứng dãy Cooc-đi-e để HS ghi
nhớ); dãy núi chảy theo hướng Bắc Nam, song song và xen giữa là bồn địa, cao
nguyên (GV tạo hiệu ứng cho các dãy núi để HS ghi nhớ); đồng bằng ở ven biển

(GV tạo hiệu ứng đồng bằng ven TBD để HS ghi nhớ).
 Miền Đông: núi cao (tạo hiệu ứng dãy Apalat để HS ghi nhớ); đồng bằng
ven biển (GV tạo hiệu ứng đồng bằng ven ĐTD để HS ghi nhớ).

 Trung tâm: gò đồi thấp ở phía bắc và đồng bằng ở phía nam (GV tạo hiệu
ứng từng đối tượng để HS ghi nhớ).
14



×