Câu 1 ĐỀ TỰ LUYỆN ĐỘI TUYỂN
Viết một văn bản ngắn phân tích ý nghĩa của câu sau:
Khi tâm hồn ta đã rèn luyện thành một sợi dây đàn sẵn sàng rung động trước mọi vẻ đẹp của vũ trụ,
trước mọi cái cao quí của cuộc đời, chúng ta là người một cách hoàn hảo hơn.
(Theo dòng -Thạch Lam)
Câu 2
Hãy phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận để làm rõ ý kiến:“Đoàn thuyền đánh cá là bài thơ
đầy ánh sáng.”
Câu 3:
Có một nhà xã hội học trong khi đi tìm hiểu thực tế cho đề tài của mình sắp viết thì gặp một trường hợp khá
thú vị:
Anh A và anh B đều có người cha nghiện ngập và vũ phu. Sau này anh A trở thành một chàng trai luôn đi
đầu trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội và bạo lực gia đình. Anh B thì lại là một phiên bản của cha anh.
Nhà xã hội học đã đặt cùng một câu hỏi cho cả hai người: "Điều gì khiến anh trở nên như thế?".
Và nhà xã hội học đã nhận được cùng một câu trả lời: "Có một người cha như thế nên tôi phải như thế".
Hãy viết một bài luận trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa, bài học rút ra từ câu chuyện trên.
Câu 4
Từ truyện sau:
“ Một vị vua treo một giải thưởng cho nghệ sĩ nào vẽ được một bức tranh đẹp nhất về “ sự bình yên”.
Nhiều họa sĩ đã trổ tài. Nhà vua ngắm tất cả các bức tranh nhưng chỉ thích có hai bức và ông phải chọn lấy
một.
Bức tranh thứ nhất vẽ hồ nước yên ả. Mặt hồ là tấm gương tuyệt mỹ bởi vì có những ngọn núi cao chót
vót bao quanh. Bên trên là bầu trời xanh với những đám mây trắng mịn màng. Tất cả những ai ngắm bức tranh
này đều cho rằng đây là một bức trang bình yên thật hoàn hảo.
Bức tranh thứ hai cũng có những ngọn núi, nhưng những ngọn núi này trần trụi và lởm chởm đá. Ở bên
trên là bầu trời giận dữ đổ mưa như trút kèm theo sấm chớp. Đổ xuống bên vách núi là dòng thác nổi bọt trắng
xóa. Bức tranh này trông chẳng bình yên chút nào.
Nhưng khi nhà vua ngắm nhìn, ông thấy đằng sau dòng thác là một bụi cây nhỏ mọc lên từ khe nứt của
một tảng đá. Trong bụi cây có một con chim mẹ đang xây tổ. Ở đó, giữa dòng thác trút xuống một cách giận
dữ, con chim mẹ đang an nhiên đậu trên tổ của mình. Bình yên thật sự! Và nhà vua đã chọn bức tranh thứ hai.
Em hãy nêu suy nghĩ của mình về sự bình yên.
Câu 5
Cho hai đoạn thơ sau:
a. “Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay.”
(“Việt Bắc” – Tố Hữu)
b. “Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.”
(“Đồng Chí” – Chính Hữu)
Nêu suy nghĩ của em về hai hình tượng “ánh sao – đầu súng” và “đầu súng – trăng treo” ở mỗi đoạn thơ trên.
Theo em, hình tượng ở mỗi đoạn thơ trên có gì giống và khác nhau?
Câu 6
Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, nhà văn Nguyễn Thành Long đã để cho ông họa sĩ nghĩ về anh thanh niên
như sau:
Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về
anh. Và về những điều anh suy nghĩ trong cái vắng vẻ vòi vọi hai nghìn sáu trăm mét trên mặt biển, cuồn cuộn
tuôn ra khi gặp người. Những điều suy nghĩ đúng đắn bao giờ cũng có những vang âm, khơi gợi bao điều suy
nghĩ khác trong óc người khác, có sẵn mà chưa rõ hay chưa được đúng.
(Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, Ngữ văn lớp 9 - tập 1)
Nêu rõ những điều anh suy nghĩ và những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh trong truyện ngắn.
Câu 7: Thúy Kiều (“Truyện Kiều” – Nguyễn Du) “giật mình” trước cảnh ngộ của chính mình:
“Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh,
Giật mình mình lại thương mình xót xa.
Khi xưa phong gấm rũ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.”
Và nhân vật trữ tình trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy cũng “giật mình”:
“Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.”
Cho biết điểm khác nhau và giống nhau trong sự “giật mình” của hai nhân vật.
Câu 8 : Trịnh Công Sơn có viết rằng:
“Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương.”
Dựa vào ca từ trên, em hãy viết về tình thương là hạnh phúc của con người ở cuộc đời.(Đoạn văn 8-10 câu)
Câu 9 Đọc phần trích sau đây và cho biết ý kiến của em:
"Xin hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kỳ diệu của sách nhưng cũng cho cháu có đủ thời gian để lặng
lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống; đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong ánh
nắng và những bông hoa nở ngát bên đồi xanh.
Ở trường thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi trượt còn vinh dự hơn gian lận trong khi thi. Xin
giúp cháu có niềm tin vào ý kiến của bản thân, dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đó hoàn
toàn sai lầm "
(Trích thư "Xin thầy dạy cho con tôi" của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln
gửi thầy Hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai ông theo học).
Câu 10
Tuyệt vời
Ba bảo tôi rất tuyệt vời. Tôi tự hỏi như thế có đúng không?
Để rất tuyệt vời bạn Sa-ra bảo cần có mái tóc đẹp như bạn ấy. Tôi thì chẳng có.
Để rất tuyệt vời Dát-xtin bảo cần có răng trắng khoẻ như răng bạn ấy. Tôi thì chẳng có.
Để rất tuyệt vời bạn Dếch-xi-ca bảo mặt phải không tàn nhang. Tôi lại bị tàn nhang đầy mặt.
Để rất tuyệt vời bạn Mác bảo phải là học sinh thông minh nhất lớp. Tôi lại không.
Để rất tuyệt vời bạn Xti-phơn bảo phải biết pha trò kể chuyện tiếu lâm. Tôi lại không.
Để rất tuyệt vời bạn Lau-ren bảo phải sống trong một căn nhà đẹp ở trong một khu phố sang trọng. Tôi
lại không.
Để rất tuyệt vời bạn Mát thêu bảo phải mặc quần áo và đi giầy thật xịn. Tôi lại không.
Để rất tuyệt vời bạn Xa-ma-tha bảo phải sinh ra trong một gia đình giàu sang. Tôi lại không.
Nhưng mỗi tối khi ba ôm hôn tôi và chúc tôi ngủ ngon thì người bảo: “ Con rất tuyệt vời và ba yêu
con”. Ba tôi hẳn biết định nghĩa thế nào là rất tuyệt vời mà các bạn tôi không biết.
( CarlaO’Brien, theo chúng ta sẽ ổn thôi mà, bộ sách Những tấm lòng cao, NXB
Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2005).
Suy nghĩ của em sau khi đọc câu chuyện trên.
Câu 11
Trong tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ Nguyễn Đình Thi viết :
“ Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng
lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc.”
Hãy làm sáng tỏ nhận định trên bằng một bài thơ đã học trong chương trình ngữ văn lớp 9
Gợi ý (Câu 10) Dưới hình thức trò chuyện, câu chuyện là lời thắc mắc rất ngây thơ, đáng yêu của em bé
về khái niệm thế nào là “rất tuyệt vời”.Theo cách hiểu về “ rất tuyệt vời” của các bạn thì em thấy mình chẳng
có một điều gì là rất tuyệt vời cả. Nhưng với cha mình em lại là người “rất tuyệt vời”. Vậy “rất tuyệt vời”, với
người cha, không phải là đứa con xinh đẹp, thông minh giỏi giang, sống trong một căn nhà giàu có, sang
trọng, mà đơn giản chỉ vì đó là đứa con ngoan, ngoãn, hiếu thảo. Chỉ thế là đủ để một mái nhà lúc nào cũng
ấm áp tình yêu thương và đối với người cha điều đó mới thật là rất tuyệt vời.
Rút ra bài học :
Câu chuyện giản dị nhưng ý nghĩa khá sâu sắc.Tuyệt vời là hết sức hoàn hảo không có gì sánh được
song đây là một khái niệm khá trừu tượng nên có nhiều cách hiểu khác nhau về quan niệm “ tuyệt vời”.
Rất tuyệt vời không phải là khi ta thật xinh đẹp, giàu sang Nó không phải là cái gì quá cao siêu mà có
khi chỉ là những điều rất bình dị nhưng có ý nghĩa đối với ai đó hoặc với mọi người trong cuộc sống.
Ai cũng có thể là người “rất tuyệt vời” nếu biết sống đẹp, biết làm những điều có ý nghĩa và mang lại
niềm vui, hạnh phúc cho người khác.
Gợi ý câu 11 Bài thơ hay và việc đọc một bài thơ hay(2 điểm)
+ Bài thơ hay có sự sáng tạo độc đáo về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật, khơi gợi tình cảm cao
đẹp và tạo được ấn tượng sâu sắc đối với người đọc.
+ Bài thơ hay tự nó có sức lôi cuốn kỳ lạ khiến ta không thể chỉ đọc một lần. Thơ hay đánh thức mĩ cảm
trong ta khiến ta yêu thích, ngâm ngợi, ta như được chia sẻ, giãi bày.
Câu 12
Trong bài thơ “Tây Tiến” của tác giả Quang Dũng ( viết về những người chiến sĩ của đoàn binh Tây
Tiến- sáng tác năm 1948) có câu thơ;
“…Heo hút cồn mây súng ngửi trời…”
Trong bài thơ” Đồng chí” của Chính Hữu cũng có câu;
“…Đầu súng trăng treo…”
Em thử so sánh sự giống và khác nhau trong hai hình ảnh thơ ở hai câu thơ trên. Qua sự giống và khác
nhau đó, em cảm nhận được gì về hình tượng người lính trong thơ ca Việt Nam.
Câu 13
"Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố"
( Trích Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm)
Viết bài văn ngắn khoảng 2 trang giấy trình bày suy nghĩ của em về câu nói trên.
+ Đọc nhiều lần để khám phá sự phong phú về nội dung tình cảm cũng như chiều sâu ý nghĩa của thơ
(nhất là khi bài thơ có nhiều tầng ý nghĩa luôn khiến ta trăn trở, suy nghĩ)
+ Đọc thơ không phải chỉ bằng trí tuệ hay cảm xúc, lý trí hay tình cảm, phải đọc bằng tất cả năng lực
tinh thần của mình, bằng “tất cả tâm hồn” để cảm và hiểu cái hay cái đẹp của thơ.
Gợi ý
Nét giống nhau:
Hai câu thơ đều xuất hiện hình ảnh người lính gắn liền với cây súng. Cây súng là vũ khí chiến đấu
của người lính. Hai hình ảnh gắn liền với nhau và xuất hiện nhiều trong thi ca Việt nam.
Tuy vậy hình ảnh cây súng xuất hiện trong hai câu thơ trên không gợi lên sự ác liệt, dữ dội của
chiến tranh mà vẫn mang đến cho người đọc cảm giác nhẹ nhàng, bình thản.
- Nét khác:
- Ở câu thơ: Heo hút cồn mây súng ngửi trời” Hình ảnh người lính với cây súng được đặt trong
không gian cao, rộng với “ cồn mây, trời”, gợi cho người đọc sự hình dung: người lính Tây
Tiến leo dốc dài và gian khổ để lên được đỉnh núi rất cao.
Hình ảnh “ súng ngửi trời” là hình ảnh nhân hóa gợi cho người đọc thấy được độ cao của núi, sự
heo hút,âm u, mù mịt của cồn mây đồng thời thấy được cái dí dỏm, hài hước, tinh nghịch, hồn
nhiên và tinh thần lạc quan vượt qua mọi khó khăn gian khổ của người lính Tây Tiến. Cách thể
hiện ý thơ của Quang Dũng lãng mạn, hồn nhiên, phóng khoáng mà tài hoa.
Câu thơ “ Đầu súng trăng treo” gợi một không gian yên tĩnh vắng lặng, người lính đứng gác mà
trăng treo đầu súng. Súng và trăng gợi nhiều liên tưởng. Súng là vũ khí chiến tranh, trăng là biểu
tượng hòa bình. Người lính chiến đấu để bảo vệ hòa bình cho đất nước. Câu thơ thể hiện khát vọng
hòa bình của tác giả, của người chiến sĩ và của nhân dân ta.
Hình ảnh thơ thể hiện sự lên tưởng, tưởng tượng phong phú. Cách diến đạt của chính Hữu: bình dị ,
mộc mạc mà không kém phần tinh tế.
-
Qua đó thấy được nét chung về hình tượng người lính trong thơ ca Việt nam: đó là những con
người hồn nhiên, bình dị, yêu cuộc đời, yêu đất nước, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập, tự do
của Tổ Quốc
- Nêu nhận định chung và trích dẫn câu nói: Cuộc sống đầy những chông gai thử thách, đừng bao giờ
đầu hàng trước số phận mà hãy tự vươn lên đối đầu với mọi chông gai và khẳng định ý nghĩa của câu
nói.
a/Giải thích khái niệm của đề bài (câu nói)
+ Giông tố ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội . Đó có thể là một
căn bệnh hiểm nghèo, một đổ vỡ trong kế hoạch làm ăn, một thất bại trong học tập, một phá sản trong
kinh doanh
+ Câu nói khẳng định: cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước khó khăn, chớ
đầu hàng thử thách, gian nan. ( Đây là vấn đề nghị luận)
b/Giải thích, chứng minh vấn đề: Có thể triển khai các ý:
+ Cuộc đời của con người thường có nhiều khó khăn, thử thách, nhiều thăng trầm trong cuộc sống,
chúng ta phải biết vươn lên, vượt qua mọi thử thách của cuộc đời, đừng vì khó khăn, trắc trở ngay trước
mắt mà vội vàng từ bỏ. Đừng bao giờ “ngại núi, e sông” hoặc “Đời phải trải qua giông tố nhưng
không được cúi đầu trước giông tố”. Cuộc sống không phải lúc nào cũng bằng phẳng, thuận lợi mà đôi
khi con người phải đối mặt với nhiều chông gai, thử thách, thậm chí là cả thất bại.
+ Giông tố, gian nan thử thách trong đời chính là môi trường tôi luyện cho ý chí ta thêm vững bền. Gian
nan, thử thách chính là môi trường tôi luyện con người. Nhiều khi thử thách, chông gai lại làm con
người trưởng thành hơn.Những khó khăn, gian khổ mà con người cần vượt qua có thành công hay
không là do chính bản thân họ, cho dù có khó đến đâu nhưng lòng người có ý chí vững vàng, niềm tin
vào bản thân và cố gắng hết sức vượt qua thì cũng sẽ thành công, còn ngược lại, không có lòng quyết
tâm, ý chí tin vào chính mình, không cố gắng hết sức thì cũng sẽ không làm được gì.
+ Lấy một vài dẫn chứng để làm rõ nhận định trên.
c/Khẳng đinh, bàn bạc mở rộng vấn đề:
+ Câu nói trên là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp, sống thật đẹp và
hào hùng.
+ Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực : sống không sợ gian nan , thử thách , phải có nghị
lực và bản lĩnh.
+ Nhận định về một số hành động tiêu cực, sống vội của giới trẻ, của những con người tự ti để làm rõ
hơn trong XH vẫn còn nhiều hiện tượng đáng lên án.
+ Câu nói gợi cho bản thân nhiều suy nghĩ: trong học tập, cuộc sống bản thân phải luôn có ý thức phấn
đấu vươn lên. Bởi cuộc đời không phải con đường bằng phẳng mà đầy chông gai, mỗi lần vấp ngã
không được chán nản bi quan. Để có được điều này thì cần phải làm gì?
+ Liên hệ, rút ra bài học cho bản thân.
- Khẳng định ý nghĩa của câu nói và lời nhắn nhủ của mình với mọi người và nhất là với các bạn trẻ
trong XH ngày nay
Câu 14
Nêu suy nghĩ của em về câu chuyện sau:
HỘP KEM
Chị ơi, xin lỗi, chị có thể đổi lại cho em hộp kem loại năm ngoái được không ạ?
Cô chủ quán lộ rõ vẻ khó chịu khi đang định đặt hộp kem loại mười ngàn xuống cho vị khách nhỏ.
Như khômg hề để ý đến ánh mắt xem thương của cô gái, chỉ sau một loáng, cậu bé đã ăn hết hộp kem.
Tiến đến quầy trả tiền với tờ mười ngàn duy nhất trên tay, cậu bé nói nhỏ với cô gái:
- Chị vui lòng gửi phần tiền còn lại cho bác có đứa con nhỏ đang đứng trước quán giúp em nhé!
Cậu bé quay lưng, cô gái chợt lặng người nhìn ra cửa, nơi người đàn ông mù cầm cây đàn đang đứng
cạnh đứa con gái bé nhỏ mà ít phút trước đó đã bị cô mời ra khỏi quán.
(Hạt giống tâm hồn)
Câu 15
Suy nghĩ của em về ý nghĩa câu chuyện sau:
THƯỢNG ĐẾ CŨNG KHÔNG BIẾT
Thượng đế lấy đất sét nặn ra con người. Khi Ngài nặn xong vẫn còn thừa ra một mẩu đất.
- Còn nặn thêm cho mày gì nữa, con người ? – Ngài hỏi
Con người suy nghĩ một lúc: có vẻ như đã đủ đầy – tay, chân, đầu rồi nói:
- Xin Ngài nặn cho con hạnh phúc.
Thượng đế, dù thấy hết, biết hết nhưng cũng không hiểu hết được hạnh phúc là gì. Ngài trao cục đất
cho con người và nói:
- Này, tự đi mà nặn lấy cho mình hạnh phúc.
(Trích Những giai thoại hay nhất về tình yêu và cuộc sống – Tập 2)
Câu 16
Ghìm giữ nỗi đau hay là phóng thích nó bằng sự tha thứ? Hai điều ấy khác nhau như là: ban đêm ta nằm
ngủ trên chiếc gối chĩa đầy gai nhọn hay trên chiếc gối phủ đầy những cánh hồng.
(Loren Fischer)
Suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Câu 17
Suy nghĩ của em từ câu chuyện sau đây:
NHỮNG ĐIỀU VÔ GIÁ
Người mẹ đang bận rộn nấu bữa cơm tối dưới bếp, bất ngờ cậu con trai bé bỏng chạy ù vào, và đưa cho
mẹ một mẩu giấy nhỏ. Sau khi lau tay, người mẹ mở tờ giấy ra và đọc:
- Cắt cỏ trong vườn: 5 đô la
- Dọn dẹp phòng của con: 1 đô la
- Đi chợ cùng với mẹ: 50 xu
- Trông em giúp mẹ: 25 xu
- Đổ rác: 1 đô la
- Kết quả học tập tốt: 5 đô la
- Quét dọn sân: 2 đô la
- Mẹ nợ con tổng cộng: 14,75 đô la
Sau khi đọc xong, người mẹ nhìn con trai đang đứng chờ với vẻ mặt đầy hy vọng. Bà cầm bút
lên, lật mặt sau của tờ giấy và viết:
- Chín tháng mười ngày con nằm trong bụng mẹ: Miễn phí.
- Những lúc mẹ bên cạnh chăm sóc, cầu nguyện mỗi khi con ốm đau: Miễn phí.
- Những giọt nước mắt con làm mẹ khóc trong những năm qua: Miễn phí.
- Tất cả những đồ chơi, thức ăn, quần áo mà mẹ đã nuôi con trong suốt mấy năm qua: Miễn phí.
Và đắt hơn cả chính là tình yêu của mẹ dành cho con: Cũng miễn phí luôn con trai ạ.
Khi đọc những dòng chữ của mẹ, cậu bé vô cùng xúc động, nước mắt lưng tròng. Cậu nhìn mẹ và nói:
“Con yêu mẹ nhiều lắm!”. Sau đó, cậu đặt bút viết thêm vào tờ giấy dòng chữ thật lớn: “MẸ SẼ ĐƯỢC
NHẬN LẠI TRỌN VẸN”
(Dẫn từ Báo Nông nghiệp Việt Nam)
Câu 18
Có ý kiến cho rằng: Chiếc lược ngà là truyện thuộc loại đọc thời nào cũng hay vì nó không phải
là truyện của một thời mà là của muôn thời- chuyện tình cảm, tình nghĩa của con người.
Phân tích truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng để làm sáng tỏ ý kiến trên.
Gợi ý Ý 1: Cần hiều được đúng lời nhận xét về tác phẩm.
Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” không chỉ là câu chuyện đơn thuần viết về tình cảnh éo le, những mất mát
của con người trong chiến tranh. “Chiếc lược ngà” đã trở thành câu chuyện muôn thời- chuyện tình cảm, tình
nghĩa của con người vì nó là câu chuyện cảm động về tình cha con cao đẹp, sâu nặng, tình đồng đội thắm thiết.
Câu chuyện đã khẳng định một chân lí vĩnh hằng: tình cảm gia đình, tình cha con, tình mẫu tử là tình cảm
thiêng liêng, sâu nặng nhất vượt lên trên trở ngại, thậm chí cả chiến tranh…Thông điệp này mãi còn có giá trị
muôn đời.
Ý 2: - Phân tích và chứng minh tình cảm cha con cảm động trong tác phẩm:
+ Tình yêu cha sâu sắc và mãnh liệt của bé Thu dành cho cha.
+ Tình yêu thương con sâu sắc của anh Sáu dành cho bé Thu.
- Phân tích tình đồng đội của bác Ba dành cho anh Sáu :
+ Là người bạn thân thiết của Anh Sáu, bác Ba không chỉ là người chứng kiến toàn bộ câu chuyện mà
còn luôn bày tỏ sự xúc động, đồng cảm, chia sẻ với cha con anh Sáu
+ Hoàn thành tâm niệm của anh Sáu là trao lại cây lược cho Thu và tình cảm giống như tình cha con
đã được nảy nở giữa bác Ba với bé Thu.
Ý 3 : Đánh giá chung:
Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” thể hiện tình cha con cao đẹp, sâu nặng, tình đồng đội thắm thiết của
con người Việt Nam trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Tác phẩm ra đời vào năm 1966, thời điểm cuộc chiến
tranh chống Mĩ đang diễn ra ác liệt có mất mát, đau đớn, yêu thương, nhưng toàn bộ câu chuyện thấm đẫm tình
người cao đẹp. Cảm hứng nhân văn sâu sắc của nhà văn đã tạo nên sức hấp dẫn riêng cho tác phẩm. Người đọc
không chỉ thấm thía những mất mát hi sinh lặng thầm của người lính mà còn trân trọng những con người xông
pha nơi trận mạc tâm hồn vẫn chan chứa yêu thương. Câu chuyện hướng người đọc đến những tình cảm cao
đẹp, biết căm ghét chiến tranh, biết sống hết mình vì những gì tốt lành đang hiện hữu.
Câu 19
Sau đây là phần trích trong truyện Người thầy đầu tiên của Ai-ma-tốp:
Tôi lắng nghe tiếng hai cây phong rì rào, tim đập rộn ràng vì thảng thốt và vui sướng, rồi trong tiếng xạc
xào không ngớt ấy, tôi cố hình dung ra những miền xa lạ kia. Thuở ấy chỉ có một điều tôi chưa hề nghĩ đến: ai
là người đã trồng hai cây phong trên đồi này? Người vô danh ấy đã ước mơ gì, đã nói những gì khi vùi hai gốc
cây xuống đất, người ấy đã ấp ủ những niềm hi vọng gì khi vun xới chúng nơi đây, trên đỉnh đồi cao này?
Quả đồi có hai cây phong ấy, không biết vì sao ở làng tôi họ gọi là “Trường Đuy-sen”.
Nếu được giúp nhân vật tôi hiểu về ước mơ, niềm hi vọng của “người vô danh ấy” – thầy giáo Đuy-sen
khi trồng và vun xới hai cây phong, em sẽ viết những gì trong bài văn nghị luận của mình?
Câu 20
Viết một văn bản ngắn phân tích ý nghĩa của câu sau:
Khi tâm hồn ta đã rèn luyện thành một sợi dây đàn sẵn sàng rung động trước mọi vẻ đẹp của vũ trụ,
trước mọi cái cao quí của cuộc đời, chúng ta là người một cách hoàn hảo hơn.
(Theo dòng -Thạch Lam)