Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MẠNG ETHERNET ĐÔ THỊ (MANE) TẠI VNPT HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 25 trang )




HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG





NGUYỄN TIẾN DŨNG

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
MẠNG ETHERNET ĐÔ THỊ (MAN-E) TẠI VNPT HÀ NỘI


Chuyên ngành: Kỹ thuật Viễn thông
Mã số: 60.52.02.08


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ



HÀ NỘI - 2013

Luận văn đƣợc hoàn thành tại :
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : Tiến sĩ ĐẶNG ĐÌNH TRANG.



Phản biện 1 : TS. Hoàng Văn Võ - Học viện Công nghệ BCVT.
Phản biện 2 : PGS.TS.Trƣơng Vũ Bằng Giang - Đại học Công nghệ - Đại học
Quốc gia HN

Luận văn sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại Học
viện Công nghệ Bƣu chính viễn thông.

Vào lúc : 11 giờ 45 phút ngày 15 tháng 2 năm 2014

Có thể tìm hiểu luận văn tại :
- Thƣ viện của Học viện Công nghệ Bƣu chính Viễn thông.


1
LỜI NÓI ĐẦU

Hơn một thập kỷ qua, Mạng Ethernet đô thị (MAN-E hay MEN) là mạng sử dụng
công nghệ Ethernet băng thông rộng, kết nối các mạng cục bộ của các tổ chức và cá nhân
với một mạng diện rộng (Wide Area Network – WAN) hay với Internet.
Việc áp dụng công nghệ Ethernet vào mạng cung cấp dịch vụ mang lại nhiều lợi ích
cho cả nhà cung cấp dịch vụ lẫn khách hàng. Với những tiêu chuẩn đã và đang đƣợc thêm
vào, Ethernet sẽ mang lại một giải pháp mạng có độ tin cậy, khả năng mở rộng và hiệu quả
cao về chi phí đầu tƣ.
Mục đích của luận văn gồm 2 nội dung chính:
- Đánh giá, phân tích hiện trạng, hoạt động của mạng MAN-E VNPT Hà Nội.
- Đề xuất các giải pháp hạn chế, xử lý lỗi, sự cố trên mạng, nâng cao chất lƣợng
cung cấp dịch vụ trên mạng.
Nội dung luận văn gồm 3 chƣơng:
 Chƣơng 1: Công nghệ mạng Ethernet đô thị.
 Chƣơng 2: Mạng MAN-E của VNPT Hà Nội.

 Chƣơng 3: Các giải pháp nâng cao chất lƣợng và dịch vụ mạng MAN-E của
VNPT Hà Nội.

CHƢƠNG 1 CÔNG NGHỆ MẠNG ETHERNET ĐÔ THỊ

Trong chƣơng này tôi đã giới thiệu khái quát về công nghệ Ethernet, xu hƣớng phát
triển và ứng dụng.
1. Tổng quan về công nghệ và xu hƣớng phát triển.
1.1. Giới thiệu chung về MAN-E.
Mạng Ethernet đô thị (MAN-E) là mạng sử dụng công nghệ Ethernet, kết nối các
mạng cục bộ của các tổ chức và cá nhân với một mạng diện rộng WAN hay với Internet.
1.2. Đánh giá về công nghệ mạng MAN-E.
1.2.1. Tính dễ sử dụng.
Ethernet dựa trên giao diện Ethernet chuẩn, dùng rộng rãi trong các hệ thống mạng
cục bộ, đơn giản hóa quá trình hoạt động và các chức năng quản trị, quản lí và cung cấp.

2
1.2.2. Hiệu quả về chi phí.
Dịch vụ Ethernet làm giảm chi phí đầu tƣ và chi phí vận hành
1.2.3. Tính linh hoạt.
Dịch vụ Ethernet cho phép những thuê bao thiết lập mạng của họ theo những cách
hoặc là phức tạp hơn hoặc là không thể thực hiện với các dịch vụ truyền thống khác.
1.2.4. Tính chuẩn hóa.
MEF đang tiếp tục định nghĩa và chuẩn hóa cho phép các nhà cung cấp dịch vụ có
khả năng trao đổi giải pháp của họ một cách rõ ràng và các dịch vụ tốt hơn.
1.3. Ứng dụng mạng MAN-E.
Hệ thống mạng MAN-E hỗ trợ nhiều loại ứng dụng : kết nối các điểm, mạng riêng ảo,
truyền số liệu,
1.4. Xu hƣớng công nghệ phát triển mạng MAN-E.
1.4.1. Xu hƣớng phát triển công nghệ mạng MAN – E.

Để ứng dụng Ethernet vào hạ tầng mạng viễn thông, nhiều công nghệ truyền tải đã đƣợc
nghiên cứu, thử nghiệm, nổi bật lên là các công nghệ sau: MPLS, T-MPLS, PBB-TE
Công nghệ truyền tải sử dụng MPLS: Cung cấp kết nối đƣờng trục, cung cấp
thành công các dịch vụ điểm – điểm, đa điểm và phân tách vùng quản trị. MPLS đã và
đang đƣợc đa số các nhà cung cấp thiết bị hỗ trợ.
Công nghệ truyền tải sử dụng T-MPLS : do Alcatel – Lucent đề xƣớng và đóng
vai trò phát triển chủ đạo. Lƣợc bỏ một số tính năng điều khiển của MPLS để đơn giản hóa
hoạt động chuyển mạch, vẫn kế thừa những điểm mạnh của MPLS.
Công nghệ PBB-TE : hay còn gọi PBB-TE do Nortel đề xuất. Sử dụng các tính năng
cơ bản của Ethernet, cộng với các cải tiến về điều khiển lƣu lƣợng, quản lý OAM

Hình 1.1 Xu hƣớng phát triển mạng MAN-E

3
1.4.2. Ứng dụng đáp ứng dịch vụ tốc độ cao.
Mạng MAN-E đƣợc nghiên cứu triển khai với mục đích chủ yếu là cung cấp hạ tầng
đảm bảo cho các dịch vụ yêu cầu băng thông lớn, tốc độ cao, mềm dẻo trong quản lý.
1.5. Kiến trúc mạng MAN - E.
Theo định nghĩa cmạng Metro Ethernet sẽ đƣợc xây dựng theo 3 lớp. Bên cạnh đó,
mỗi lớp mạng này có thể đƣợc thiết kế theo các mặt phẳng điều khiển, dữ liệu, quản trị
trong từng lớp. Mô hình đƣợc mô tả nhƣ Hình 1.2 trong quyển luận văn .
1.5.1. Lớp dịch vụ Ethernet (ETH layer).
Truyền tải các dịch vụ hƣớng kết nối chuyển mạch dựa vào địa chỉ MAC.
1.5.2. Lớp truyền tải dịch vụ.
Hỗ trợ kết nối giữa các phần tử của lớp ETH. Có thể sử dụng nhiều công nghệ khác
nhau dùng để thực hiện việc hỗ trợ kết nối.
1.5.3. Lớp dịch vụ ứng dụng.
Hỗ trợ các dịch vụ truyền tải trên nền mạng Ethernet nhƣ : IP, MPLS, PDH DS1/E1
1.5.4. Các điểm tham chiếu.
Hình 1.3 trong quyển luận văn thể hiện mô hình các điểm tham chiếu

Các điểm tham chiếu trong MAN - E định nghĩa các điểm tại đó phân tách biên quản
lý khi kết nối đi qua các giao diện trong MAN - E. M. Mối quan hệ giữa các thành phần
trong kiến trúc MAN - E. Các thành phần bên trong và bên ngoài MAN – E.
1.6. Dịch vụ mạng MAN – E.
1.6.1. Tổng quan dịch vụ mạng MAN – E.
Bản thân Ethernet là cung cấp kết nối chứ không phải dịch vụ. Với sự xuất hiện các
dịch vụ Metro Ethernet, các nhà cung cấp dịch vụ bắt đầu dùng công nghệ kết nối Ethernet
để cung cấp các “dịch vụ” Ethernet.

1.6.2. Các kiểu dịch vụ mạng MAN – E.
Các dịch vụ mạng MAN-E bao gồm: dịch vụ kết nối, dịch vụ ứng dụng
Dịch vụ kết nối : các loại kết nối : điểm - điểm, đa điểm - đa điểm, điểm - đa điểm.
Dịch vụ ứng dụng : cung cấp các dịch vụ chất lƣợng cao, tích hợp trung tâm dữ liệu, truy
cập Internet, hỗ trợ các dịch vụ ghép kênh phân chia theo thời gian.

4
1.7. Kết luận.
Mạng Metro Ethernet hiện đã và đang đƣợc phát triển rất mạnh bởi nhiều tổ chức
chuẩn hóa hay các hãng công nghệ. Sử dụng MPLS với những cơ chế điều khiển lƣu lƣợng
để truyền tải bản tin Ethernet. Cải tiến MPLS để truyền tải dữ liệu mạng, các dịch vụ trong
MAN-E đƣợc đảm bảo chất lƣợng dịch vụ theo những cam kết chất lƣợng, với những cam
kết về CIR, PIR.
2. Công nghệ ứng dụng cho MAN – E.
2.1. Tổng quan về công nghệ mạng MAN – E.
Mạng MAN-E thu gom lƣu lƣợng của các thiết bị mạng truy nhập, lƣu lƣợng các
khách hàng kết nối trực tiếp vào mạng MAN để chuyển lƣu lƣợng đi liên tỉnh, quốc tế.
Các công nghệ cho mạng MAN-E hiện tại gồm có:
- Công nghệ SDH - Công nghệ WDM
- Công nghệ thuần Ethernet - Công nghệ MPLS
- Công nghệ RPR - Công nghệ PBT

- Công nghệ T-MPLS
2.1.1. Công nghệ WDM.
2.1.1.1. Tổng quan.
WDM là công nghệ truyền tải trên sợi quang, WDM cho phép truyền tải các luồng
thông tin số tốc độ rất cao.
2.1.1.2. Đánh giá.
Ƣu điểm: Cung cấp các hệ thống truyền tải quang có dung lƣợng lớn, đáp ứng đƣợc
các yêu cầu bùng nổ lƣu lƣợng của các loại hình dịch vụ.
Nhƣợc điểm: Giá thành thiết bị mạng cao.
2.1.2. Công nghệ RPR.
2.1.2.1. Tổng quan.
Công nghệ RPR là công nghệ mạng đƣợc xây dựng nhằm đáp ứng những yêu cầu về
truyền tải lƣu lƣợng dạng dữ liệu trong mạng ring. Khi có lỗi, hực hiện chuyển mạch bảo vệ
thông minh đổi hƣớng lƣu lƣợng khỏi nơi bị lỗi với độ tin cậy đạt tới thời gian nhỏ hơn 50 ms.
2.1.2.2. Đánh giá
Ƣu điểm: Thích hợp cho việc truyền tải lƣu lƣợng dữ liệu với cấu trúc ring, hiệu suất sử
dụng dung lƣợng băng thông lớn, hỗ trợ triển khai các dịch vụ Multicast, quản lý đơn giản.

5
Nhƣợc điểm: : giá thành thiết hiện tại còn khá đắt, RPR chỉ thực hiện chức năng tự
phục hồi trong cấu trúc vòng ring đơn, hhả năng tƣơng thích với thiết bị hãng khác không
cao.
2.1.3. Công nghệ thuần Ethernet.
2.1.3.1. Tổng quan.
Công nghệ Ethernet đƣợc xây dựng, chuẩn hoá để thực hiện các chức năng của lớp
vật lý và lớp liên kết dữ liệu. Ethernet đƣợc sử dụng nhƣ một công nghệ thay thế cho ATM
và Frame Relay. Các chỉ số ATM VPI, VCI đƣợc thay thế bằng VLAN tag.
2.1.3.2. Chuẩn Q-in-Q (802.1ad).
Công nghệ Metro Ethernet ngày càng phát triển, nhƣng chuẩn 802.1Q VLAN làm hạn
chế số lƣợng VLAN do thẻ VLAN định nghĩa trong IEEE 802,1Q chỉ có 12 bit. Vì vậy,

không gian địa chỉ của nó chỉ có 4096. Và Q-in-Q đƣợc đƣa ra để giải quyết đƣợc vấn đề
này. Phần bên trong thì dùng để chỉ ngƣời sử dụng. Phần bên ngoài chỉ dịch vụ.
Định dạng của gói tin Q-in-Q, hình 1.5 trong quyển luận văn thể hiện cấu trúc bản tin
Q-in-Q
2.1.3.3. Đóng gói Q-in-Q.
Việc đóng gói Q-in-Q có thể đƣợc thực hiện tại UPE - tại DSLAM hoặc tại các thiết bị
chuyển mạch Metro, tùy theo từng cấu hình mạng. Việc đóng gói này đƣợc chia làm 3 loại:
Đóng gói theo cổng Đóng gói theo lƣu lƣợng Đóng gói theo giao diện
2.1.3.4. Kết cuối Q-in-Q.
Kết cuối Q-in-Q là điểm tại đó nhãn VLAN ngoài và trong đƣợc nhận dạng.
Tại điểm biên của mạng lõi, kết cuối Q-in-Q đƣợc thực hiện trên sub-interface của
Router kết nối.
2.1.3.5. Đánh giá.
Ƣu điểm: đƣợc sử dụng phổ biến trong các hệ thống mạng LAN, chi phí đầu tƣ thấp,
giao diện truyền tải ứng dụng đã đƣợc chuẩn hoá, quản lý đơn giản.
Nhƣợc điểm: công nghệ Ethernet không phù hợp với cấu trúc mạng ring.
2.1.4. Công nghệ PBT.
2.1.4.1 Tổng quan.
PBT là một định hƣớng mới trong triển khai mạng Metro Ethernet. PBT sử dụng công
nghệ Ethernet đã có lƣợc bỏ những thành phần về chống lặp, quản lý mạng STP.

6
2.1.4.2. Đánh giá.
Ƣu điểm : khả năng mở rộng mạng, giá thành thấp, quản lý đơn giản.
Nhƣợc điểm : cần băng thông lớn cho Multicast, đang trong quá trình chuẩn hoá.
2.1.5. Tổng quan về PBB.
2.1.5.1. Giới thiệu.
Công nghệ PBT hƣớng tới việc truyền tải Ethernet với chi phí điều khiển thấp, sử
dụng phƣơng thức quản lý tập trung để cấu hình các đƣờng truyền tải hƣớng kết nối.
2.1.5.2. Một số đánh giá.

PBT đƣợc coi là những công nghệ thế hệ tƣơng lai, áp dụng công nghệ Ethernet cho hệ
thống mạng, lƣợc bỏ tính năng về spanning-tree, flooding, broadcasting của mạng LAN,
điều khiển đƣợc triển khai tập trung dẫn đến đơn giản hơn trong quản lý.
Khả năng mở rộng của PBB : khả năng mở rộng tỉ lệ thuận với khả năng quản lý cấu hình
mạng.
Độ tin cậy của PBB : độ tin cậy của PBB dựa trên các quy định của chuẩn ITU G.8031 cho
bảo vệ vòng chuyển mạch Ethernet.
Chi phí của PBB : switch Ethernet giá rẻ, chi phí đầu tƣ thấp hơn bất kỳ loại hình nào khác.
2.2. Công nghệ MPLS trong mạng MAN-E tại VNPT HNI.
2.2.1. Giới thiệu về MPLS.
MPLS đƣợc cải tiến cho việc chuyển tiếp các gói tin trong mạng bằng cách sử dụng
các nhãn đƣợc gắn thêm vào trong các gói tin IP, là sự kết hợp của kỹ thuật chuyển mạch
lớp 2 và kỹ thuật định tuyến lớp 3.
2.2.2. Các khái niệm cơ bản.

Hình 1. 5 Cấu trúc nhãn MPLS
Nhãn - Tiêu đề nhãn - Ngăn xếp nhãn - LSR và LER
Lớp chuyển tiếp tƣơng đƣơng FEC: FEC là một khái niệm mô tả kết hợp các gói tin rời
rạc với nhau có cùng một địa chỉ đích, thông thƣờng là ngƣời nhận cuối cùng trong luồng.
Đƣờng dẫn chuyển mạch nhãn LSP: Một đƣờng dẫn đi xuyên qua mạng đƣợc gọi là LSP

7
Bảng chuyển tiếp chuyển mạch nhãn (LSFT): là bảng chuyển tiếp nhãn có chứa thông tin
về nhãn đầu vào, nhãn đầu ra và địa chỉ của node tiếp theo mà gói tin sẽ đƣợc chuyển đến.
Bảng cơ sở thông tin nhãn: bảng thông tin đƣợc gọi là cơ sở thông tin nhãn LIB, gồm
các thông số sau đây: - Nhãn đầu vào - Đƣờng dẫn đầu ra - Tiền tố địa chỉ

Hình 1.6 Hoạt động của MPLS
2.3. Công nghệ EoMPLS.
2.3.1. Tổng quan về EoMPLS.

Các khái niệm.

Hình 1.7 Mô hình EoMPLS
Công nghệ L2 Tunneling: cho phép ánh xạ các VLANs đến 1 tunnel trong miền MPLS.
Đóng gói EoMPLS: Dựa trên Martini hoặc Vkompella IETF EoMPLS draft, thực hiện kết
nối điểm - điểm, Router PE đóng gói VLAN packet và định tuyến qua mạng MPLS.
2.3.2. Đặc điểm của EoMPLS.
Đặc điểm chức năng: Không tìm kiếm địa chỉ MAC đích lớp 2, không đọc địa chỉ lớp
2 mà các VLAN riêng biệt hoặc gói tin Ethernet đƣợc ánh xạ đến các EoMPLS VC và định
đƣờng hầm qua mạng MPLS. Hình 1.9 trong quyển luận văn mô tả đặc điểm của EoMPLS.

8
Đặc điểm dịch vụ: các port vật lý chuyên dụng cho mỗi khách hàng, có thể cấu hình
nhiều EoMPLS VCs trên một port vật lý
2.4. Kết luận.
Có nhiều xu hƣớng công nghệ xây dựng mạng dịch vụ Metro Ethernet. Từ những
hƣớng truyền thống dựa trên hạ tầng mạng SONET/SDH cho đến những công nghệ mới
nhƣ PBT hay T-MPLS, mỗi công nghệ đều có những điểm mạnh, yếu khác nhau.
Công nghệ MPLS với những ƣu điểm là đã đƣợc triển khai rộng rãi, khả năng điều
khiển cao đang chiếm ƣu thế lớn. Mọi dịch vụ ngoại trừ đa điểm – đa điểm đều có thể
triển khai hiệu quả với MPLS. Công nghệ PBT với ƣu điểm là giá thành rẻ, đơn giản do
dựa trên nền Ethernet, hiện đang tiến những bƣớc vững chắc trong việc chiếm thị phần
MAN-E.
3. Kết luận chƣơng
Trƣớc nhiều công nghệ với nhiều ƣu nhƣợc điểm khác nhau, mạng Ethernet đô thị của
VNPT Hà Nội từ khi đƣợc triển khai bắt đầu từ năm 2006 đã lựa chọn dựa trên các tiêu chí
và đã chọn công nghệ MPLS để thiết kế và xây dựng mạng MAN-E

CHƢƠNG 2 MẠNG MAN-E CỦA VNPT HÀ NỘI.


Trong chƣơng này, tôi đã giới thiệu cấu trúc mạng MAN-E của VNPT Hà Nội hình
thành và phát triển theo các giai đoạn thời gian, theo cấu trúc phân lớp. Kết nối mạng MAN-
E với mạng truy nhập, cấu trúc cáp quang, quản lý mạng và các dịch vụ hiện VNPT Hà Nội
đang cung cấp.
1. Cấu trúc mạng.
1.1. Phát triển mạng theo các giai đoạn.
Về cơ bản, mạng MAN-E của VNPT Hà Nội nhằm mục đích phục vụ, đáp ứng nhu
cầu sử dụng của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn thủ đô Hà Nội.
1.1.1. Giai đoạn 2006-2008.
Mạng MAN-E của VNPT Hà Nội giai đoạn mới hình thành này bao gồm:
- 04 Core Switch - 20 Agg. Switch Cisco 7609
- 67 Access Switch 7606 - 16 Access Switch 4924, 10 Access Switch 3400
Cấu trúc tổng thể mạng trình bày trong Hình 2.1 của quyển luận văn.

9
Trong giai đoạn này, số lƣợng Switch còn ít, mạng lƣới cáp quang truy nhập FTTX
chƣa nhiều, nhu cầu sử dụng các dịch vụ trên cáp quang chƣa cao.

Hình 2. 1 Cấu trúc MAN-E VNPT HÀ NỘI giai đoạn 2006-2008.
1.1.2. Giai đoạn 2010-2011.
Mạng MAN-E VNPT Hà Nội giai đoạn 2010-2011 vẫn dựa trên hệ thống mạng trong
giai đoạn 2006-2008 và đã bổ sung rất nhiều Switch lớp mạng truy nhập đáp ứng nhu cầu
phát triển mạng lƣới, cung cấp dịch vụ đến khách hàng bao gồm :
- 04 Core Switch Cisco 7609 - 20 Agg. Switch Cisco 7609
- 67 Access Switch Cisco 7606 - 16 Access Switch Cisco 4924 và hơn 400 L2
Switch OS 6424 Alcatel & Cisco ME 3400.
Đặc biệt là vào năm 2008 khi tỉnh Hà Tây cũ sát nhập với thủ đô Hà Nội ,mạng
MAN- Hà Nội đƣợc mở rộng, mô hình kết nối nhƣ hình 2.2 trong quyển luận văn
Giai đoạn này, số lƣợng Switch lớp truy nhập đã đƣợc đầu tƣ, lắp đặt thêm rất nhiều, đã
khắc phục đƣợc những khó khăn, bất cập của giai đoạn 2006-2008.


10

Hình 2. 3 Cấu trúc MAN-E VNPT HÀ NỘI giai đoạn 2010-2011.
1.1.3. Giai đoạn 2012-2013.
Mạng MAN-E VNPT Hà Nội giai đoạn 2012-2013 đƣợc tiếp tục phát triển dựa trên
hệ thống mạng trong giai đoạn 2010-2011. Các Switch lớp mạng truy nhập đã đáp ứng
tƣơng đối đầy đủ nhu cầu phát triển mạng lƣới, cung cấp dịch vụ đến khách hàng bao gồm.
Trong giai đoạn này, do VNPT Hà Nội chú trọng triển khai công nghệ GPON nên lƣợng
Switch đƣợc lắp thêm rất hạn chế, chỉ dành số lƣợng ít dự phòng lắp đặt tại các điểm cần
triển khai cung cấp dịch vụ cho các trạm BTS 3G truyền dẫn FE của VinaPhone và
Mobifone.
Cấu trúc tổng thể mạng giai đoạn 2012-2013 đƣợc trình bày trong Hình 2.4, kết nối
lƣu lƣợng tới các đơn vị khác trong VNPT đƣợc mô tả trong Hình 2.5 trong quyển luận văn.

11

Hình 2. 4 Cấu trúc MAN-E VNPT HÀ NỘI giai đoạn 2012-2013
1.2. Cấu trúc phân lớp.
Cấu trúc mạng có phân thành 3 lớp: Lớp trục chính – Lớp tập trung – Lớp truy nhập.

Hình 2. 6 Cấu trúc mạng theo lớp của mạng MAN-E VNPT Hà Nội
1.2.1. Lớp mạng trục chính.
Lớp mạng lõi bao gồm 04 thiết bị core Switch Cisco 7609 đặt tại Đinh Tiên Hoàng, Đức
Giang, Cầu Giấy và Thƣợng Đình.
1.2.2. Lớp mạng tập trung.
Lớp này đƣợc chia thành các phân vùng quản lý khai thác :
 Area 1 bao gồm 08 thiết bị Agg 7609 đặt tại phạm vi công ty ĐT Hà Nội 1.

12

 Area 2 bao gồm 10 thiết bị Agg 7609 đặt tại phạm vi công ty ĐT Hà Nội 2.
 Area 3 bao gồm 05 thiết bị Agg 7609 đặt tại phạm vi công ty ĐT Hà Nội 3.
1.2.3. Lớp mạng truy nhập.
Lớp cung cấp các kết nối trực tiếp đến khách hàng. Tập hợp lƣu lƣợng từ các thiết bị
của khách hàng để chuyển tải lên mạng trục
2. Kết nối các thiết bị với lớp mạng truy nhập.
Là lớp mạng trung gian, tập trung, thu gom lƣu lƣợng khách hàng chuyển tiếp vào mạng
MAN-E
2.1. Đấu nối các thiết bị DSLAM.
2.1.1. Hệ thống ATM DSLAM.
ATM DSLAM cung cấp dịch vụ MegaVNN, MegaWAN, TSL trên nền công nghệ
ATM.Hình 2.7 trong quyển luận văn thể hiện mô hình đấu nối ATM DSLAM vào mạng
MAN-E
2.1.2. Hệ thống IP DSLAM.
2.1.2.1. Hệ thống IP DSLAM trƣớc khi có mạng MAN-E.

Hình 2. 8 Hệ thống IP DSLAM trƣớc khi có mạng MAN-E.
Hệ thống gồm 3 thành phần chính:
- Mạng access: Đang sử các thiết bị DSLAM của Huawei (MA5600) hoặc Siemen

13
- Mng Agg.: ang s dng 04 Core MEN switches.
- Mng biờn: Mi Core MEN switches u ti 1 thit b BRAS Juniper ERX.1410.
2.1.2.2. H thng IP DSLAM khi cú mng MAN-E.
Cỏc IP DSLAM hoc IP DSLAM HUB hin ang u ni v Access Switch HiD ca
mng MAN c s chuyn sang u ni v cỏc Access Switch 7609 ca mng MAN-E.
BRAS
ĐINH TIÊN HOàNG
ME 7609
Phủ Lỗ

BRAS
T. đình
BRAS
CầU GIấY
BRAS
đức giang
10 GE
10 GE
10 GE
10 GE
2 GE
4 GE
4 GE
1 GE
1 GE
1 GE
1 GE
1 GE
1 GE
1 GE
1 GE
1 GE
1 GE
1 GE
1 GE
1 GE 1 GE 1 GE1 GE
ME 7609
Trần Khát Chân
ME 7609
Giáp Bát

ME 7609
Nguyễn Du
ME 7609
Đinh Tiên Hoàng
ME 7609
Đông Anh
ME 7609
Trâu Quỳ
ME 7609
Đức Giang
ME 7609
Thợng Đình
ME 7609
Ô Chợ Dừa
ME 7609
Kim Liên
ME 7609
Thanh Trì
ME 7609
Nam Thăng
Long
2x GE
1 GE
1 GE
1 GE
1 GE
1 GE
1 GE
1 GE
1 GE1 GE

1 GE
Core Switch T.Đình
( ME 7609 Cisco)
ME 70609
Cầu Giấy
ME 7609
Hùng Vơng
ME 7609
Láng Trung
1 GE/ Optical / SFP ZX
Core Switch ĐTH
( ME 7609 Cisco)
1 GE optical/ SFP LX/LH
Core - VDC
1 GE/ Optical / SFP ZX
PE/VTN
1 GE optical/ SFP ZX
Core- VDC
PE/VTN
Core Switch Cầu Giấy
(ME 7609 Cisco)
Core Switch Đức Giang
(ME 7609 Cisco)

Hỡnh 2.9 H thng IP DSLAM khi cú mng MAN-E
2.2. u ni thit b GPON.
S hỡnh thnh mng GPON.
Ban u, mng truy nhp quang ca VNPT H Ni l mng quang ch ng AON.
tn dng mng cỏp quang FTTX, nhng vựng, khu vc cú nhu cu PTTB cao, t nm
2008 VNPT H Ni ó trin mng truy nhp quang th ng PON.


Hỡnh 2. 10 Cụng ngh truy nhp quang ch ng

Hỡnh 2. 11 Cụng ngh truy nhp quang th ng

14
Đấu nối thiết bị GPON vào mạng MAN-E.
OLT là thiết bị kết cuối kênh quang đặt tại điểm chuyển mạch, Hình 2. 12 trong
quyển luận văn thể hiện đấu nối thiết bị PON vào hệ thống MAN-E.

Hình 2. 13. Mô hình cung cấp các dịch vụ cho thuê bao PON qua mạng MAN-E.
3. Cấu trúc cáp quang kết nối.
Các thiết bị đấu nối trong mạng MAN-E đều đƣợc đấu nối 2 hƣớng quang khác nhau
trong vòng Ring.
3.1. Cáp quang kết nối hệ thống lớp mạng lõi.
Hình 2.14 thể hiện giản đồ các tuyến cáp quang trung kế kết nối Switch lớp mạng lõi.

Hình 2. 14 Giản đồ tuyến cáp quang trung kế kết nối Switch lớp mạng lõi.
3.2. Cáp quang kết nối hệ thống lớp mạng gom.
Switch lớp mạng gom lên lớp mạng lõi dựa trên nguyên tắc 2 hƣớng 1+1.

15

Hình 2. 15 Giản đồ tuyến cáp quang trung kế kết nối Switch lớp mạng gom
3.3. Cáp quang kết nối hệ thống lớp mạng truy nhập .
Switch lớp mạng truy nhập lên lớp mạng gom dựa trên nguyên tắc 2 hƣớng 1+1

Hình 2. 16 Giản đồ tuyến cáp quang trung kế kết nối Switch lớp mạng truy nhập
lên lớp mạng gom.
Tại cùng một tổng đài vệ tinh, kết nối đấu chuỗi chỉ kết nối tối đa 2 Switch phía sau

trong một chuỗi. Hình 2.17 thể hiện giản đồ đấu nối Switch lớp mạng truy nhập theo kiểu
chuỗi

Hình 2. 17 Giản đồ đấu nối các Switch lớp mạng truy nhập theo kiểu chuỗi nối
đuôi


16
4. Các dịch vụ cung cấp trên mạng MAN-E của VNPT-Hà Nội.
4.1. Dịch vụ MetroNet kết nối điểm - điểm.
Mô tả dịch vụ: cung cấp kết nối trực tiếp giữa 2 điểm của khách hàng.
4.2. Dịch vụ MetroNet kết nối điểm - đa điểm.
Mô tả dịch vụ: cung cấp kết nối điểm đến đa điểm cho khách hàng.
4.3. Dịch vụ kết nối Internet trực tiếp tới VDC.
Mô tả dịch vụ: cung cấp kết nối Internet trực tiếp tốc độ cao với VDC.
4.4. Dịch vụ MetroNet kết nối VPN liên tỉnh với VTN/VDC.
Mô tả dịch vụ: cung cấp kết nối tốc độ cao mạng riêng ảo VPN liên tỉnh của VDC.
4.5. Dịch vụ MetroNet kết nối VPN quốc tế với VTN/VDC: VPN-QT
Mô tả dịch vụ: cung cấp kết nối tốc độ cao mạng riêng ảo VPN quốc tế của VDC.
4.6. Dịch vụ MetroNet kết nối MegaWAN nội tỉnh tốc độ cao: WAN-NT.
Mô tả dịch vụ: cung cấp kết nối cho dịch vụ MegaWAN.
4.7. Dịch vụ MetroNet kết nối MegaWAN liên tỉnh tốc độ cao: WAN-LT.
Mô tả dịch vụ: cung cấp kết nối cho dịch vụ MegaWAN.
4.8. Dịch vụ MetroNet kết nối MegaWAN quốc tế tốc độ cao: WAN-QT.
Mô tả dịch vụ: cung cấp kết nối cho dịch vụ MegaWAN.
4.9. Dịch vụ MetroNet kết nối MegaWAN nội tỉnh Layer 2 tốc độ cao.
Mô tả dịch vụ: cung cấp kết nối trực tiếp giữa 3 điểm của khách hàng.
4.10. Dịch vụ truy nhập Internet FTTH.
Mô tả dịch vụ: cung cấp kết nối truy nhập Internet đối xứng tốc độ cao.
4.11. Dịch vụ điện thoại IMS.

Mô tả dịch vụ : cung cấp điện thoại cố định trên hệ thống IMS-NGN trên mạng băng
rộng của VNPT Hà Nội, gọi tắt là VoIP (Voice over Internet Protocol).
5. Kết luận chƣơng.
Chƣơng 2 đã trình bày khá đầy đủ, toàn diện về mạng MAN-E của VNPT Hà Nội
theo từng thời kỳ phát triển, theo cấu trúc mạng, cấu trúc cáp quang kết nối, quản lý mạng
MAN-E, ngƣời đọc có thể nắm đƣợc khái quát 11 dịch vụ đƣợc VNPT Hà Nội cung cấp trên
địa bàn thành phố.

17

CHƢƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG VÀ DỊCH
VỤ MẠNG MAN-E CỦA VNPT HÀ NỘI
Trong chƣơng này, tôi đã trình bày các lỗi, sự cố hay phát sinh, ảnh hƣởng đến chất
lƣợng mạng, dịch vụ. Sau đó, trên cơ sở phân tích nguyên nhân lỗi, báo cáo đề xuất các giải
pháp nhằm hạn chế nguyên nhân phát sinh ra lỗi. Ngoài ra, báo cáo cũng trình bày một giải
pháp thiết kế cung cấp dịch vụ cụ thể cho UBND Tp. Hà Nội, đảm bảo các tiêu chí về dịch
vụ và chất lƣợng dịch vụ theo yêu cầu.
1. Phân tích các lỗi, sự cố trong mạng MAN-E.
Xuất hiện lỗi, sự cố hoàn toàn có khả năng xảy ra trong vận hành khai thác và
cung cấp dịch vụ mạng.
1.1. Lỗi, sự cố trên tuyến cáp quang kết nối các thiết bị trong mạng MAN-E
Trƣờng hợp xấu là cả hai tuyến đấu nối Switch có thể ngẫu nhiên cùng bị lỗi, đứt,
suy hao tại cùng 1 thời điểm thì khả năng tắc nghẽn, gián đoạn thông tin liên lạc là cao.
1.2. Lỗi, sự cố do thiết bị thu phát quang trong mạng MAN-E.
Nhƣ đã phân tích mục 1.1 ở trên, việc thiết lập các tuyến quang kết nối “Hƣớng 2 : đi
theo tuyến cáp quang vòng, không có tuyến nào trùng với tuyến trong hƣớng 1” đòi hỏi chất
lƣợng SFP thu phát quang trên tuyến này phải đảm bảo chất lƣợng.
1.3. Lỗi, sự cố do đấu Loop quang.
Lỗi có thể xảy ra do cố ý hoặc vô ý đấu Loop sẽ làm cho lƣu lƣợng tại các thiết bị
Swicth tăng cao đột biến.

2. Đề xuất các giải pháp hạn chế, phòng ngừa lỗi, sự cố mạng MAN-E
2.1. Giải pháp hạn chế lỗi, sự cố trên tuyến cáp quang kết nối các thiết bị trong mạng
MAN-E.
2.1.1. Thiết lập thêm tuyến quang dự phòng.
VNTP-HNI cần đƣợc thiết kế theo kiểu quang 2 hƣớng 1+1.1, dự phòng thêm 01
tuyến tạo sẵn dự phòng đấu chuyển khi 1 trong 2 hƣớng đang sử dụng bị lỗi, đứt, suy hao.
2.1.2. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, bảo dƣỡng, sửa chữa tuyến quang .
Do đặc thù các tuyến cáp quang trên địa bàn Hà Nội phần lớn là cáp ngầm cần tăng
cƣờng công tác kiểm tra, đo kiểm, bảo dƣỡng định kỳ các tuyến cáp quang đảm bảo chất
lƣợng tuyến quang, đặc biệt là những tuyến cáp quan trọng.

18
2.2. Giải pháp hạn chế lỗi, sự cố do thiết bị thu phát quang.
Để phòng ngừa, hạn chế lỗi, sự cố, VNPT Hà Nội cần: sử dụng thiết bị thu phát
quang SFP chính hãng, đảm bảo chất lƣợng theo các tiêu chuẩn của nhà cung cấp.
2.3. Giải pháp hạn chế lỗi, sự cố do đấu Loop quang.
Để phòng ngừa, hạn chế lỗi, sự cố, VNPT Hà Nội phải nghiêm cấm thực hiện Loop
quang trong quá trình tác nghiệp trên mạng lƣới, đề nghị nhà cung cấp cập nhật Firmware có
tính năng chống loop cổng, thiết kế phần mềm tự động shut (đóng cổng) khi phát hiện Loop.
2.4. Kết hợp sử dụng chƣơng trình giám sát hệ thống, cảnh báo với chƣơng trình điều
hành có tính năng nhắn tin ngay sau khi phát hiện sự cố.
Hiện tại, VNPT – Hà Nội đang duy trì hoạt động hai hệ thống :
- Chƣơng trình giám sát hệ thống MAN-E : theo dõi tình hình hoạt động của các
thiết bị trong mạng MAN-E Hà Nội.
- Chƣơng trình Điều hành sửa chữa có tính năng nhắn tin SMS : nhắn tin báo hỏng,
đôn đốc sữa chữa phiếu báo hỏng của khách hàng.
Đề xuất giải pháp : kết hợp hai chƣơng trình trên với nhau để gửi tự động tin nhắn
SMS đến các cá nhân có trách nhiệm mỗi khi có cảnh báo lỗi thiết bị.
2.4.1. Giới thiệu chƣơng trình giám sát hệ thống MAN-E của VNPT Hà Nội.
Hiện nay, VNPT Hà Nội đang đƣa vào hoạt động thử nghiệm chƣơng trình phần mềm

PRTGNetwork Monitor. PRTG là một tiện ích Windows đơn giản dùng để kiểm tra lƣu
lƣợng mạng theo đồ thị đƣợc thu thập bằng cách sử dụng SNMP, Netflow và các phƣơng
pháp khác. Hình 3.1 và 3.2 trong quyển luận văn thể hiện giao diện chƣơng trình này.
Ƣu điểm : Giao diện Web dễ truy cập, dễ quan sát, giá thành, chi phí rẻ, tính mở của
chƣơng trình thân thiện, dễ cập nhật tạo thêm phần tử.
Nhƣợc điểm : phải quan sát thủ công qua hệ thống máy tính giám sát hoặc qua các thiết bị
di động cầm tay, chƣa có kịch bản gửi tin nhắn báo mất liên lạc đến các bộ phận, cá nhân
chịu trách nhiệm xử lý.
2.4.2. Giới thiệu chƣơng trình điều hành có tính năng nhắn tin SMS của VNPT Hà
Nội.
VNPT Hà Nội đang đƣa vào hoạt động thử nghiệm chƣơng trình nhắn tin SMS
trên chƣơng trình Điều hành sửa chữa, có thể nhắn tin đến tất cả cán bộ công nhân viên
trong VNPT Hà Nội thông qua số điện thoại di động đã đăng ký.

19
Tính năng sử dụng: điều hành tập trung sửa chữa các dịch vụ đang cung cấp của
VNPT Hà Nội trên địa bàn toàn thành phố Hà Nội bao gồm cả khu vực nội và ngoại thành,
có thể nhắn tin báo phiếu, nhắc phiếu, đôn đốc, cập nhật tiến độ sửa chữa đến từng cá nhân,
hoặc một nhóm cá nhân liên quan thông qua số điện thoại di động với tất cả các dịch vụ
hiện có: Điện thoại cố định, MegaVNN, MyTV, MEN (cáp quang) Hình 3.3 và 3.4 trong
quyển luận văn thể hiện chƣơng trình này.
Ƣu điểm: Giao diện Web dễ truy cập, dễ quan sát., Giá thành, chi phí rẻ, tính mở của
chƣơng trình thân thiện, dễ cập nhật tạo thêm.
Nhƣợc điểm: phải quan sát thủ công qua hệ thống máy tính giám sát hoặc qua các
thiết bị di động cầm tay, hiện chƣơng trình chỉ thực hiện nhắn tin đến các số thuê bao của
VNP: Vinaphone, Mobifone và Gphone.
2.4.3. Nội dung đề xuất.
“Kết hợp sử dụng tính năng giám sát, cảnh báo của chƣơng trình PRTG với tính năng
nhắn tin SMS của chƣơng trình điều hành sửa chữa của Viễn thông Hà Nội”
2.5. Giải pháp cung cấp dịch vụ tốc độ cao cho UBND Thành phố Hà Nội.

Tôi đƣa ra đề xuất triển khai mạng cáp quang thay thế mạng cáp đồng cung cấp đa
dịch vụ tốc độ cao cho UBND Thành phố Hà Nội đến các đơn vị trực thuộc.
2.5.1. Cở sở của phƣơng án đề xuất.
- UBND thành phố Hà Nội tổ chức họp Giao ban thƣờng kỳ, triển khai công việc
đang có những bất cập về thời gian tổ chức, thời gian và chi phí đi lại cho các lãnh đạo.
- Vẫn đang sử dụng dịch vụ Truyền số liệu, MegaWAN trên cáp đồng.
- Một số UBND phƣờng vẫn dung đƣờng truy cập Internet trên cáp đồng, thậm chí
đăng ý nhiều đƣờng Internet cáp đồng trong trụ sở Ủy ban.
- Các Sở Ban ngành sử dụng nhiều dịch vụ Truyền số liệu, MegaWAN.
- Một số Sở Ban ngành, UBND Quận, Huyên và một số Ủy Ban phƣờng đã sử dụng
dịch vụ cáp quang nhƣng không đồng nhất nhà cung cấp dịch vụ, chỉ sử dụng dịch vụ
Internet việc này rất lãng phí tài nguyên cũng nhƣ giảm doanh thu cho VNPT Hà Nội.
- Hạ tầng kỹ thuật của VNPT Hà Nội hoàn toàn có thể đáp ứng đƣợc dịch vụ.
2.5.2. Nội dung phƣơng án đề xuất.
Thiết kế mạng cáp quang cung cấp đa dịch vụ cho UBND thành phố Hà Nội trên hạ
tầng sẵn có của VNPT Hà Nội, mạng đƣợc quy hoạch thành 2 cấp :
 WAN cấp I: mạng đa dịch vụ kết nối các cơ quan trực thuộc thành phố.

20
 WAN cấp II: mạng đa dịch vụ kết nối các UBND cấp phƣờng xã.

Internet
Sở
TT&TT
VPN cấp I
UBND
TP Hà Nội
Các Ban, Ngành
trực thuộc TP
UBND

Quận
LAN
Ethernet
Router +
L2 Switch
LAN
LAN
LAN
LAN
LANLAN
CPE +
L2 Switch
Phường
Phường
Phường
Ethernet
Router +
L2 Switch
Ethernet
Router +
L2 Switch
LAN
Ethernet
Router +
L2 Switch
Các Sở
trực thuộc TP
Ethernet
Router +
L2 Switch

CPE +
L2 Switch
CPE +
L2 Switch
LAN
Ethernet
Router +
L2 Switch
UBND
Huyện, Thị xã
Internet
Internet
Proxy
VPN cấp II
Internet
Proxy
Internet
Internet
Proxy
LAN
LANLAN
CPE +
L2 Switch
Huyện, Thị trấn
Huyện
Thị trấn
Huyện, Thị trấn
CPE +
L2 Switch
CPE +

L2 Switch
VPN cấp II
: Dịch vụ VCS.
: Dịch vụ WAN.
: Dịch vụ Internet.

Hình 3.5 Kết nối WAN hai cấp cho mạng của UBND Thành phố Hà Nội.
2.5.2.1. Thiết kế mạng WAN cấp 1 cho UBND thành phố Hà Nội.
WAN cấp I là mạng đa dịch vụ kết nối các cơ quan trực thuộc thành phố.

Hình 3. 6Sơ đồ mạng WAN cấp 1 của UBND TP Hà Nội.
Mạng WAN cấp I đa dịch vụ UBND sẽ quy hoạch với 3 VLAN:
 VLAN 3997 dùng để quản lý.
 VLAN 662 cho dịch vụ hội nghị truyền hình trực tuyến.
 VLAN 665 truyền tải dữ liệu
Mạng VPN cấp I bao gồm 54 nhánh với 02 nhánh chính và 52 nhánh phụ:

21
2.5.2.2. Thiết kế mạng WAN cấp 2 cho UBND thành phố Hà Nội.
VPN cấp I
Internet
Si
Si
Si
Si
Si
Si
Si
Si
Si

Si
Si
Si
VPN cấp II - quận/huyện
Si
Si
Si
Si
Si
Si
Si
Si
Si
Si
Si
Si
Sở TTTT
UBND cấp quận/huyện
UBND Thành phố
UBND cấp phường/xã
Mạng WAN quận/huyện
Si
Si
Si
Si
Si
Si
Si
Si
Si

Si
Si
Si
UBND cấp phường/xã
Si
Si
Si
Si
Si
Si
UBND cấp phường/xã
Internet
WAN
Internet/WANGBTT NMS DKKD Kho bac
UBND cấp quận/huyện
UBND cấp quận/huyện

Hình 3. 7Sơ đồ mạng WAN cấp 2 của UBND TP Hà Nội.
Mạng WAN cấp II của UBND TP Hà Nội là mạng đa dịch vụ trên cáp quang trên
nền MAN-E của VNPT Hà Nội kết nối đến các Phƣờng/Xã/Thị trấn
2.5.3. Đóng góp của tác giả trong đề xuất.
Đƣợc lãnh đạo giao nhiệm vụ theo dõi, giám sát các dịch vụ băng rộng : truyền số
liệu, MetroNet, Internet tốc độ cao,… tôi đã có cơ hội trực tiếp tham gia triển khai một số
tuyến cáp quang tại các địa điểm :
Trong quá trình triển khai tôi thấy có những thuận lợi sau :
- Việc khảo sát đáp ứng đƣợc dịch vụ rất nhanh gọn, tỉ lệ đạt trên 90%.
- Việc cài đặt thiết bị tại các địa chỉ làm việc trong mạng WAN cấp 2 khá dễ dàng.
- Sau khi đƣợc bàn giao cài đặt, các thủ tục hành chính đƣợc thực hiện rất dễ dàng.
Trong quá trình triển khai tôi thấy có những khó khăn sau :
- Một số xã vùng sâu của Công ty Điện thoại Hà Nội 3 thuộc địa bàn Hà Tây cũ khá

khó khăn do không có tuyến cột của VNPT, phải đi nhờ tuyến cột của Điện lực, phát sinh
thêm việc thuê cột xin đi nhờ của Điện lực.
- Việc qui hoạch địa chỉ IP WAN, Subnet, IP LAN do Sở thông tin truyền thông kết
hợp với TT CNTT của UBND Thành phố Hà Nội chƣa đồng bộ, phải thay đổi qui hoạch lại.
- Việc cài đặt trên thiết bị tại các địa chỉ làm việc mạng WAN cấp 1 khá khó khăn, do
cài đặt Router bằng câu lệnh COMMAND LINE INTERFACE (CLI).

22
2.5.4. Đánh giá hiệu quả của phƣơng án đã đề xuất.
Về chính trị: Thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị đƣợc giao, kết nối thông tin giữa các
Sở ban Ngành trên địa bàn thành phố Hà Nội. Phối hợp cùng TP Hà Nội triển khai ứng dụng
CNTT trên các lĩnh vực. Giữ đƣợc khách hàng khối cơ quan Đảng, chính quyền trên địa bàn
thành phố
Về kinh tế: Thực hiện tốt vai trò đơn vị đi đầu trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ
viễn thông tin học trên địa bàn TP Hà Nội. Doanh thu phát sinh hàng năm thêm 5-6 tỷ đồng.
Về kỹ thuật: Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lực mạng hiện có.
3. Kết luận chƣơng.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng mạng MAN-E của Viễn thông Hà Nội cũng nhƣ
những khó khăn, vƣớng mắc thực tế đang tồn tại trong công việc chuyên môn tôi trực tiếp
đang làm, dựa trên những kiến thức, kinh nghiệm của mình tôi mạnh dạn đƣa ra những đề
xuất nhằm hạn chế lỗi sự cố thƣờng gặp, đồng thời thiết kế mạng tốc độ cao cho mạng kết
nối nội bộ Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.


23
KẾT LUẬN
Công nghệ MAN-E và các dịch vụ của mạng đã đƣợc triển khai tại VNPT là một bƣớc
đi chiến lƣợc quan trọng của ngành Bƣu chính Viễn thông Việt Nam nói chung và VNPT
Hà Nội nói riêng. Với những ƣu điểm về băng thông rộng, tốc độ cao, linh hoạt trong triển
khai và mở rộng mạng lƣới, MAN-E đang và sẽ là giải pháp ƣu việt cho VNPT trong bối

cảnh nhu cầu sử dụng dịch vụ chất lƣợng cao, tốc độ lớn ngày càng mạnh mẽ và khắt khe
hơn, và trong chiến lƣợc cạnh tranh với những đối thủ lớn nhƣ FPT, Viettel hay CMC.
Hiện nay công nghệ này càng chứng tỏ tính ƣu việt của nó bởi những ứng dụng đã
thỏa mãn nhu cầu sử dụng của ngƣời dùng cũng nhƣ mang lại nhiều lợi nhuận cho các nhà
đầu tƣ, các nhà cung cấp dịch vụ. Vì vậy việc phát triển công nghệ này là điều tất yếu. Việc
khai thác các ƣu điểm cũng nhƣ hạn chế các khuyết điểm của công nghệ này để ứng dụng
phù hợp cho các môi trƣờng mạng cụ thể là mục tiêu nhiệm vụ của các nhà xây dựng mạng
và cung cấp các dịch vụ Viễn thông.
Đồ án đã thực hiện đƣợc các nội dung sau:
- Chƣơng 1: Giới thiệu tổng quan công nghệ MAN-E các xu thế phát triển mạng
MAN-E và ứng dụng.
- Chƣơng 2: Giới thiệu tổng quan mạng MAN-E của VNPT-Hà Nội, cấu trúc kết nối,
các dịch vụ VNPT Hà Nội hiện đang cung cấp.
- Chƣơng 3: Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lƣợng mạng và dịch vụ cho mạng
MAN-E Hà Nội.
Trong luận văn tốt nghiệp, tôi giới thiệu một cách tổng quan về mạng MAN-E và tình hình
triển khai công nghệ MAN-E trên mạng Viễn thông VNPT Hà Nội, thực trạng phát triển
trong nhƣng năm qua. Luận văn cũng đã trình bày một số nội dung nghiên cứu của bản thân
về các vấn đề ảnh hƣởng đến chất lƣợng cung cấp dịch vụ trên mạng MAN-E và đề xuất
một số giải pháp xử lý khả thi. Tuy nhiên, chất lƣợng dịch vụ là vấn đề rất rộng, còn nhiều
phƣơng diện khác chƣa đƣợc đề cập tới nhƣ chất lƣợng dịch vụ cung cấp cho mỗi khách
hàng, ảnh hƣởng cụ thể đến trải nghiệm của khách hàng nhƣ MyTV, truy cập mạng, độ tin
cậy…. Do vậy hƣớng đi tiếp theo sẽ là tìm cách giám sát, quản lý, tối ƣu, nâng cao chất
lƣợng của các dịch vụ băng rộng.

×