Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

Khóa luận hoạt động tổ chức sự kiện quảng bá thương hiệu game crossfire legends của câu lạc bộ làng vũ đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.92 MB, 68 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG TỔ
CHỨC SỰ KIỆN QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU GAME
CROSSFIRE LEGENDS CỦA CLB LÀNG VŨ ĐẠI.....................5
1.1.Khái niệm..............................................................................................5
1.1.1. Tổ chức sự kiện.................................................................................5
1.1.2. Hoạt động tổ chức sự kiện................................................................6
1.1.3. Thương hiệu......................................................................................7
1.1.4. Quảng bá thương hiệu......................................................................8
1.1.5. Game Mobile.....................................................................................9
1.1.6. Câu lạc bộ.......................................................................................11
1.2. Vai trò của hoạt động tổ chức sự kiệnquảng bá thương hiệu Game......12
1.3. Giới thiệu game CROSSFIRE LEGENDS phiên bản Mobile và công
ty Vinagame........................................................................................................13
1.4. Giới thiệu CLB Làng Vũ Đại :...........................................................18
Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC SỰ KIỆN QUẢNG BÁ
THƯƠNG HIỆU GAME CROSSFIRE LEGENDS CỦA CLB
LÀNG VŨ ĐẠI...............................................................................22
2.1. Hoạt động tổ chức sự kiện của CLB Làng Vũ Đại............................22
2.1.1. Sự kiện thi đấu Monthly Cup...........................................................22
2.1.2. Sự kiện sinh nhật thường niên.........................................................23
2.1.3. Sự kiện từ thiện...............................................................................24
2.1.4. Sự kiện tất niên “Year and Party”..................................................25
2.1.5. Sự kiện du lịch, nghỉ dưỡng............................................................26
2.1.6. Hoạt động tổ chức sự kiện “Uống nước nhớ nguồn”.....................28
2.2. Thực trạng hoạt động tổ chức sự kiện quảng bá thương hiệu game của
CLB Làng Vũ Đại...............................................................................................30
2.2.1. Kịch Bản chương trình....................................................................30



2.2.2. Thông điệp truyền thông.................................................................37
2.2.3. Phương tiện truyền thông...............................................................39
2.2.4. Kết quả............................................................................................40
2.3. So sánh hoạt động tổ chức sự kiện của Vinagame trong việc quảng bá
thương hiệu game PUBG ( phiên bản Mobile)...................................................41
2.4.Ưu nhược điểm...................................................................................44
2.4.1. Ưu điểm...........................................................................................44
2.4.2. Nhược điểm.....................................................................................44
Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC
SỰ KIỆN QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU GAME CROSSFIRE
LEGENDS CỦA CLB LÀNG VŨ ĐẠI.........................................47
3.1. Xu hướng trong hoạt động tổ chức sự kiện quảng bá game..............47
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chức sự kiện quảng bá
thương hiệu Game CrossFire Legends của CLB Làng Vũ Đại...........................50
3.4. Đề xuất mơ hình hoạt động tổ chức sự kiện quảng bá thương hiệu
game mobile cho các câu lạc bộ..........................................................................51
KẾT LUẬN..............................................................................................53
PHỤ LỤC.................................................................................................56


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BQT

: Ban Quản Trị

BTC

: Ban Tổ Chức


CBNV

: Cán Bộ Nhân Viên

CFL

: CrossFire Legends

CLB

: Câu Lạc Bộ

DN

: Doanh Nghiệp

NPH

: Nhà Phát Hành

PR

: Quan Hệ Công Chúng

Vinagame

: VNG

*Offline : Theo một góc nhìn cơ bản dễ hiểu thì một buổi offline được tổ
chức khi các thành viên trong một cộng đồng, một tổ chức hay một đơn vị nào

đó muốn họp mặt thành viên và giao lưu với nhau. Hoặc có thể bạn offline để
chia sẻ một chủ đề, kiến thức nào đó cho các thành viên tham gia buổi offline.


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ khảo sát tỉ lệ sử dụng mạng xã hội trong CLB.......39

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Logo Game CrossFire Legends...........................................................13
Hình 1.2. Đội thi đấu Ahihi (CrossFire Legends) đạt giải Á Quân thế giới CFS
2018...................................................................................................16
Hình 1.3. Logo Cơng ty CP Vinagame...............................................................16
Hình 1.4. Logo Câu lạc bộ Làng Vũ Đại............................................................18
Hình 2.1. Giải đấu Monthly Cup diễn ra tại Hà Nội tháng 12............................23
Hình 2.2. Hoạt động tổ chức sinh nhật thường niên của CLB............................24
Hình 2.3. Hoạt động tổ chức sự kiện từ thiện tại Xã Ma Lé, H. Đồng Văn, Hà
Giang.................................................................................................25
Hình 2.4. Hoạt động tổ chức sự kiện tất niên “Year and Party”.........................26
Hình 2.5. Các thành viên thi TeamBuilding trong hoạt động sự kiện nghỉ
dưỡng................................................................................................27
Hình 2.6. Hoạt động tổ chức sự kiện “Uống nước nhớ nguồn”..........................29
Hình 2.7. Hoạt động tổ chức sự kiện “Uống nước nhớ nguồn”..........................30
Hình 2.8. Kịch bản chi tiết hoạt động tổ chức sự kiện sinh nhật CLB 1 tuổi.....33
Hình 2.9. Kịch bản hoạt động tổ chức sự kiện tất niên “Year and Party”...........34
Hình 2.10. Kịch bản chi tiết MC chương trình sự kiện tất niên “ Year and
Party”................................................................................................35
Hình 2.11. Kịch bản hoạt động tổ chức sự kiện nghỉ dưỡng...............................36


Hình 2.12. Tin tức về sự kiện được đăng ngay sau khi kết thúc 1 ngày.............40

Hình 2.13. Logo Game PUBG Mobile................................................................41
Hình 2.14. Hoạt động tổ chức sự kiện “VIET NAM CAMPUS
CHAMPIONSHIP 2019 – Giải đấu PUBG MOBILE dành riêng cho
cộng đồng Sinh viên Việt Nam”.......................................................43
Hình 3.1. Quy mơ hoạt động tổ chức sự kiện Esports tại Hàn Quốc..................49
Hình 3.2. Mơ hình hoạt động tổ chức sự kiện cho Câu lạc bộ............................51


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp Game và công nghệ số đã
phát triển với tốc độ rất nhanh. Sự phát triển của ngành đã mang về mức doanh
thu lớn cho các nhà phát hành Game; góp phần khơng nhỏ trong sự phát triển
chung của ngành công nghiệp công nghệ số Việt Nam và đồng thời thúc đẩy sự
phát triển của hạ tầng viễn thơng Việt Nam.
Chơi game online có lẽ đã trở thành một trong những trị giải trí phổ biến
nhất trong giới học sinh, sinh viên, và cả nhiều cán bộ văn phịng.Theo thống kê
của Bộ Thơng tin Truyền thông, thị trường Game Việt được đánh lớn nhất trong
khu vực với hơn 200 game đã được phát hành (130game online) của hơn 20
công ty phát hành game. Cộng đồng Game thủ lên đến 16 triệu người.
Bên cạnh đó, vấn đề hoạt động tổ chức sự kiện offlinelà một trong những
công cụ quảng bá thương hiệu đem lại rất nhiều hiệu ứng tích cực cho doanh
nghiệp. Họ dần nhận ra sự kiệnoffline là một công cụ giúp tăng sự tương tác,
gắn kết cộng đồng game thủ, từ đó doanh nghiệp sẽ có thêm cơ hội để nắm bắt
tâm lí thị trường nhằm đa dạng hố mơ hình game mới.
Với mong muốn được tìm hiểu về hoạt động tổ chức sự kiện trong việc
quảng bá thương hiệu game mobile, qua đó vận dụng những kiến thức lý luận
được học để ứng dụng nhiều hơn trong thực tiễn, tác giả đã quyết định chọn đề
tài: “Quảng bá thương hiệu Game Crossfire Legends qua hoạt động tổ chức
sự kiện của CLB Làng Vũ Đại” làm đề tài khố luận tốt nghiệp của mình.

Thơng qua nghiên cứu, tác giả đưa ra ý kiến đánh giá và một số giải pháp nhằm
thúc đẩy hoạt động tổ chức sự kiện trong việc quảng bá thương hiệu Game
Crossfire Legends cũng như các game mobile khác.
2. Lịch sử nghiên cứu
Đến nay, đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về hoạt động quảng bá
thương hiệu doanh nghiệp thông qua tổ chức sự kiện, nhưng chưa có đề tài nào
nghiên cứu về hoạt động quảng bá thương hiệu game.
1


Tuy nhiên đó đã có một số nghiên cứuvề game như Nghiên cứu mối quan
hệ giữa việc chơi game với các vấn đề hành vi trên lớp của học sinh trung học
cơ sở (Luận văn thạc sĩ, 2014, Trần Thị Hường), nghiên cứu xã hội học thực
trạng nghiện game online trong giới trẻ hiện nay (Huỳnh Phúc Hoàng, 2016, Đại
học khoa học xã hội và nhân văn TP. Hồ Chí Minh), Tác động của game online
đối với việc học tập và nâng cao kiến thức của học sinh đô thị hiện nay (Nguyễn
Thị Phương Thảo, 2008, Luận văn thạc sĩ). Các nghiên cứu trên hầu hết đều đưa
ra những khía cạnh hạn chế của game, tác động tiêu cực đối với hành vi học tập
của những học sinh.
Ngành công nghiệp game đang là một trong những lĩnh vực có tốc độ và
tiềm năng phát triển hàng đầu thế giới. Chính vì vậy các doanh nghiệp và những
nhà truyền thơng thường tận dụng một cách triệt để những khía cạnh, lợi ích mà
thị trường game mang lại. Thế nhưng việc quảng bá cho chính những thương
hiệu game đó lại ít được chú trọng. Vấn để quảng bá thương hiệu game qua hoạt
động tổ chức sự kiện tuy không mới trên thế giới, nhưng tại Việt Nam, số lượng
doanh nghiệp sử dụng cơng cụ này để quảng bá thương hiệu khá ít và cũng chưa
có nghiên cứu nào tập trung vào vấn đề quảng bá thương hiệu game nên công
chúng chưa thực sự có cái nhìn đa chiều về game. Do vậy, tác giả sẽ triển khai
nghiên cứu về đề tài “Quảng bá thương hiệu Game Crossfire Legends qua
hoạt động tổ chức sự kiện của CLB Làng Vũ Đại” vẫn còn nguyên tính mới

mẻ và hấp dẫn tại Việt Nam.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu vấn đề
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm ra giải pháp phát triển và nâng cao
hiệu quả hoạt động tổ chức sự kiện của CLB Làng Vũ Đại cũng như tại thị
trường trò chơi trực tuyến nhằm quảng bá thương hiệu game online ở Việt Nam.
Thay đổi cái nhìn của xã hội về Game online một cách tích cực hơn. Qua đó
quảng bá thương hiệu tựa Game CrossFire Legends, thu hút số lượng người chơi
mới và nâng cao hoạt động của các Câu lạc bộ.
2


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất :Hệ thống hóa các khái niệm, lý thuyết và quan điểm về tổ chức
sự kiệntrong việc quảng bá thương hiệu, từ đó chỉ rõ tầm quan trọng hoạt động
này của CLB Làng Vũ Đại với tựa game CrossFire
Thứ hai :Nghiên cứu thực tiễn các hoạt động tổ chức sự kiện thực tế tại
CLB Làng Vũ Đại
Thứ ba : Đưa ra xu hướng và các giải pháp hợp lý, hiệu quả nhằm nâng
cao kết quả hoạt động tổ chức sự kiện quảng bá game của CLB LàngVũ Đại,
cũng như các CLB Game trong nước. Đặc biệt đưa ra mơ hình về hoạt động tổ
chức sự kiện quảng bá game cho các câu lạc bộ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu vấn đề
4.1. Đối tượng nghiên cứu vấn đề
Hoạt động tổ chức kiện quảng bá thương hiệu Game CrossFire Legends
của CLB Làng Vũ Đại.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu của Khoá luận, tác giả tập trung khảo sát Hoạt
động tổ chức sự kiện quảng bá thương hiệu Game CrossFire Legends phiên bản
Mobile của CLB Làng Vũ Đại

Thời gian khảo sát : Từ tháng 8/2017 tới tháng 6/2019
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định lượng : Tiến hành nghiên cứu khảo sát
bằng bảng hỏi đối với các thành viên CLB Làng Vũ Đại, cũng như BQT Game
CrossFire Legends, Ban truyền thông Vinagame, Hiệu trưởng trường tiểu học xã
Ma Lé
Nghiên cứu thứ cấp các nguồn sách và tài liệu học thuật của các nhà
nghiên cứu, học giả nổi tiếng trong và ngoài nước, thu thập và phân loại các
nghiên cứu thực tiễn tại Việt Nam
Phân tích các sự kiện được tổ chức trong thực tế qua các qua các góc độ:
Kế hoạch truyền thơng, thơng điệp truyền thơng, mục đích tổ chức, đánh giá
hiệu quả sự kiện. Qua đó tham chiếu với sự kiện của CLB Làng Vũ Đại
3


Phương pháp định tính:Phỏng vấn sâu BQT Game CrossFire
Legends, Hiệu trưởng trường Tiểu học Ma Lé, Đội phó CLB Làng Vũ
Đại, Chủ tịch các CLB khác.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Nghiên cứu “Hoạt động tổ chức sự kiện quảng bá thương hiệu Game
CrossFire Legends của CLB Làng Vũ Đại thông qua 6 sự kiện : Monthly Cup,
sinh nhật, từ thiện, tất niên, nghỉ mát, Uống nước nhớ nguồn” sẽ đưa ra được
những lý thuyết đóng góp về hoạt động tổ chức sự kiện trong cơng tác truyền
thơng quảng bá. Góp phần làm phong phú kho học liệu nghiên cứu của Việt
Nam về Quan hệ cơng chúng nói chung và hoạt động tổ chức sự kiện trong
công tác quảng bá thương hiệu nói riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Những kết quả thu được từ hoạt động tổ chức sự kiện của CLB Làng Vũ
Đạicũng là một tài liệu hữu ích giúp các tổ chức, doanh nghiệp Gamecó thể

tham khảo và áp dụng vào việc xây dựng những chính sách, hoạt động tổ chức
sự kiện trong công tác quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp của mình
7. Cấu trúc khố luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, bố cục bài khóa luận
gồm có 3 chương:
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ HOẠT
ĐỘNG TỔ CHỨC SỰ KIỆN QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU GAME
CROSSFIRE LEGENDS CỦA CLB LÀNG VŨ ĐẠI
Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC SỰ KIỆN
QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU GAME CROSSFIRE LEGENDS CỦA CLB
LÀNG VŨ ĐẠI
Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TỔ
CHỨC SỰ KIỆN QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU GAME CROSSFIRE
LEGENDS CỦA CLB LÀNG VŨ ĐẠI
4


Chương 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC
SỰ KIỆN QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU GAME CROSSFIRE LEGENDS
CỦA CLB LÀNG VŨ ĐẠI
1.1. Khái niệm
1.1.1. Tổ chức sự kiện
Tổ chức sự kiện là một thuật ngữ tương đối mới mẻ ở Việt Nam, vì vậy có
rất nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ này.
Theo từ điển tiếng Việt: Sự kiện đó là sự việc có ý nghĩa quan trọng đang
xảy ra, có ý nghĩa với đời sống xã hội.
Theo nghĩa phổ biến trong đời sống xã hội, thì sự kiện là một hiện tượng,
hoặc một sự cố, biến cố mang tính chất bất thường xuất hiện. Ví dụ khi nói đến
các sự kiện kinh tế tiêu biểu của Việt Nam trong năm người ta có thể đề cập đến:

Việc tăng giá xăng dầu, khủng hoảng kinh tế, giảm giá chứng khoán...
Theo quan điểm kinh doanh tổ chức sự kiện bao gồm một số hoặc toàn bộ
các hoạt động từ việc thiết kế (design), triển khai (execusion) đến kiểm soát
(control) các hoạt động của sự kiện nhằm đạt được các mục tiêu nhất định mà sự
kiện đã đề ra.
Qua nghiên cứu hoạt động tổ chức sự kiện hiện nay ở Việt Nam, cũng
thấy rằng tổ chức sự kiện cũng bao gồm các hoạt động như nghiên cứu sự
kiện, lập kế hoạch, chương trình cho sự kiện, điều hành các diễn biến của sự
kiện, kết thúc sự kiện…
Theo TS. Nguyễn Thị Mỹ Thanh, Giáo trình quản trị tổ chức sự kiện và lễ
hội: Tổ chức sự kiện là một q trình bao gồm một số hoặc tồn bộ các công
việc: nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng; lập chương trình, kế hoạch, chuẩn bị các
yếu tố cần thiết, và tổ chức tiến hành diễn biến của sự kiện trong một thời gian
và không gian cụ thể để truyền đạt những thông điệp nhất định đến những người
tham gia sự kiện và xã hội, nhằm đáp ứng các mục đích khác nhau của các chủ
thể tham gia vào sự kiện.
5


Tác giả cho rằng tổ chức sự kiện là tổ chức các hoạt động trong tất cả các
lĩnh vực xã hội như giải trí, kinh doanh, thương mại, thể thao, họp báo, nhằm mục
đích truyền tải những thơng điệp mà người làm sự kiện muốn cơng chúng của mình
nhận thức được. Ở những nước phát triển tổ chức sự kiện được xem như một ngành
nghề đặc thù. Cho nên tổ chức sự kiện bao hàm các lĩnh vực khá rộng như: các sự
kiện liên quan đến doanh nghiệp như lễ kỷ niệm ngày thành lập, hội nghị, các sự
kiện mang mục đích gây quỹ, các hoạt động triển lãm, tổ chức các hội chợ thương
mại, các sự kiện mang tính giải trí, lễ hội, buổi gặp gỡ giao lưu, các sự kiện văn
hóa xã hội, sinh nhật, đám cưới,…
1.1.2. Hoạt động tổ chức sự kiện
Hiện nay, tại Việt Nam đang có rất nhiều cách hiểu, khái niệm khác nhau

về sự kiện do đây là một ngành nghề tương đối mới. Theo như từ điển tiếng Việt
thì “Sự kiện” là sự việc xảy ra có ý nghĩa quan trọng với đời sống xã hội và
được các phương tiện truyền thông quan tâm đưa tin như: các cuộc thi hoa hậu,
chương trình ca nhạc –nghệ thuật, hoạt động về thể dục - thể thao, hay các buổi
lễ kỉ niệm mang tính chất lịch sử.
Có người thường hiểu sự kiện chỉ là những chương trình liên quan đến
hoạt động thương mại và tiếp thị của các DN như: giới thiệu sản phẩm mới, khai
chương, hội trợ, triển lãm...
Một số khác lại có cách hiểu về sự kiện chủ yếu là những hoạt động mang
ý nghĩa cá nhân và cộng đồng hẹp trong đời sống xã hội như cưới hỏi, sinh nhật,
ma chay...
Trên thế giới, tổ chức sự kiện đã được thừa nhận là một nghề. Lĩnh vực
này trở thành một ngành công nghiệp đặc thù, có hệ thống lý luận về nghề
nghiệp tương đối hoàn chỉnh. Theo tiếng Anh, sự kiện (Event) bao hàm các lĩnh
vực khá rộng như:
 Bussiness events: Các sự kiện liên quan đến kinh doanh
 Corporate events: Các sự kiện liên quan đến doanh nghiệp
 Fundraising events: Sự kiện nhằm mục đích gây quỹ
6


 Exhibitions: Triển lãm
 Trade fairs: Hội chợ thương mại
 Entertainment events: Sự kiện mang tính chất giải trí
 Concerts/leve performances: Hòa nhạc, biểu diễn trực tiếp
 Festive events: Lễ hội, liên hoan
 Government events: Sự kiện của các cơ quan nhà nước
 Meetings: Họp hành, gặp mặt
 Seminars: Hội thảo chuyên đề
 Workshops: Bán hàng

 Conferences: Hội thảo
 Conventions: Hội nghị
 Social and cultural events: Sự kiện về văn hóa, xã hội
 Sporting events: Sự kiện thể thao
 Marketing events: Sự kiện hỗ trợ hoạt động Marketing
 Promontional events: Sự kiện kết hợp với xúc tiến thương mại
 Brand and Product launches: Sự kiện cho thương hiệu và sản phẩm.
Tóm lại sự kiện (Event) nói chung là việc tổ chức các hoạt động trong các
lĩnh vực xã hội, thương mại, kinh doanh, giải trí, thể thao,... thơng qua các hình
thức như hội thảo, hội nghị, họp báo, triển lãm, lễ hội,... nhằm mục đích truyền
đi những thơng điệp mà người làm sự kiện muốn cơng chúng của mình nhận
thức được. Và hoạt động tổ chức sự kiện là quá trình thực hiện, thi cơng các
phần việc cho một sự kiện diễn ra, từ khi nó bắt đầu hình thành trong ý tưởng
đến khi diễn ra và kết thúc, thậm chí cịn dư âm sau sự kiện.
1.1.3. Thương hiệu
Thương hiệu đã xuất hiện cách đây từ rất lâu đời nhằm mục đích chính là
phân biệt hàng hóa của nhà sản xuất này với hàng hóa nhà sản xuất khác. Có rất
nhiều những quan điểm khác nhau khi định nghĩa về thương hiệu như là:
Theo hiệp hội marketing thị trường của Mỹ đã định nghĩa thương hiệu là:
“Thương hiệu là một tổ hợp gồm tên gọi, danh từ, ký tự, ký hiệu hoặc thiết kế
hoặc cái khác, mục đích của nó là nhận biết sản phẩm và nhân lực của người tiêu
7


dùng hay nhóm người tiêu dùng nào đó, đồng thời khu biệt sản phẩm và nhân
lực đối với các đối thủ cạnh tranh của nó”.
Theo Philip Kotler – một chuyên gia marketing nổi tiếng trên thế giới thì:
“Thương hiệu có thể được hiểu như là tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng, hình vẽ
hay sự phối hợp giữa chúng, dùng để xác nhận sản phẩm của người bán và để
phân biệt với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh”.

Còn theo David Ogilvy – vua quảng cáo đã từng định nghĩa về thương
hiệu “Thương hiệu là một biểu tượng phức tạp rối ren – nó là tất cả sự vơ hình
của sản phẩm như: thuộc tính, tên gọi, đóng gói, giá cả, lịch sử phát triển,
phương thức quảng bá, đồng thời thương hiệu cũng đã được định nghĩa vì ấn
tượng sử dụng và kinh nghiệm vốn có của người tiêu dùng”
Trong khn khổ khoá luận này, thương hiệu là một cái tên, từ ngữ, kí
hiệu, biểu tượng hoặc hình vẽ kiểu thiết kế, hoặc tập hợp của các yếu tố trên
nhằm xác định và phân biệt hàng hóa hay dịch vụ của một người bán hàng hoặc
một nhóm bán hàng với hàng hóa dịch vụ của đối thủ cạnh tranh
Thương hiệu là loại tài sản vơ hình, có giá trị ban đầu bằng khơng. Giá trị
của nó được hình thành dần do sự đầu tư vào chất lượng sản phẩm và các
phương tiện quảng cáo.
Thương hiệu là tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp, nhưng lại nằm
ngoài phạm vi doanh nghiệp và tồn tại trong tâm trí người tiêu dùng.
Thương hiệu được hình thành dần qua thời gian nhờ nhận thức của người
tiêu dùng khi họ sử dụng sản phẩm của những nhãn hiệu được yêu thích, tiếp
xúc với hệ thống của các nhà phân phối và qua quá trình tiếp nhận những thông
tin về sản phẩm.
Thương hiệu là tài sản có giá trị tiềm năng, khơng bị mất đi cùng với
sựthua lỗ của các công ty.
1.1.4. Quảng bá thương hiệu
Quảng bá thương hiệu là hoạt động quan trọng trong các hoạt động
quảng bá, truyền thông thương hiệu không chỉ trong giai đoạn đầu thâm nhập
8


thị trường mà cịn có ý nghĩalâu dài trong suốt quá trình phát triển thương
hiệu của doanh nghiệp.
Quảng bá mang lại hiệu quả rất lớn cho thương hiệu, nhằm đưa thương
hiệu đến được với công chúng và để công chúng cảm nhận về thương hiệu và

giá trị thương hiệu trong tiêu dùng sản xuất. Tạo ra sự nhận thức về thương hiệu:
Một thương hiệu mới thâm nhập thị trường rất cần có những chương trình quảng
bá để khách hàng nhận biết về sự tồn tại của thương hiệu. Trước hết, nhằm tăng
cường nhận thức của khách hàng mục tiêu hiện tại, tạo ra nhận thức về sự tồn tại
của thương hiệu cho khách hàng mới hoặc tại thị trường mới, cuối cùng là nâng
cao nhận thức về một thương hiệu mới trong một phân đoạn thị trường mới chưa
được tiếp cận.
Tạo ra sự hiểu biết về thương hiệu: Chương trình quảng bá được xem là
một chương trình đưa kiến thức đến khách hàng mục tiêu, làm thay đổi ấn tượng
của khách hàng và củng cố niềm tin về thương hiệu hoặc thu nhận những thơng
tin tiện ích cho việc quyết định mua của khách hàng.
Thuyết phục quyết định mua: Điều này thơng qua các chương trình quảng
bá nhằm kích thích các cảm xúc. Trên cơ sở niềm tin thương hiệu, khách hàng
sẽ đưa ra quyết định mua hợp lý.
Duy trì lịng trung thành của khách hàng: Có thể thơng qua việc điều tra
thị trường và sức mua để đánh giá lại mức độ trung thành của khách hàng đối
với thương hiệu của mình. Ngồi ra những buổi họp mặt, giao lưu đối với khách
hàng là điều quan trọng để nhà sản xuất tạo ấn tượng tốt và thể hiện sự quan tâm
của mình đối với khách hàng. Ngồi ra chi phí để tìm kiếm thị trường mới là cao
hơn rất nhiều so với việc bỏ chi phí để làm tốt việc duy trì lịng trung thành của
khách hàng cũ.
1.1.5. Game Mobile
Game Mobile ( Trò chơi di động ) là trò chơi được chơi trên điện thoại
thơng minh/ máy tính bảng, trình phát phương tiện di động hoặc máy tính đồ thị.
Trò chơi được biết đến sớm nhất trên điện thoại di động là biến thể Tetris trên
thiết bị Hagenuk MT-2000 từ năm 1994.
9


Ngày nay, các trò chơi di động thường được tải xuống từ một cửa hàng

ứng dụng cũng như từ các cổng của nhà điều hành di động, nhưng trong một số
trường hợp cũng được OEMtải trước trong các thiết bị cầm tay bởi nhà điều
hành di động khi được mua, qua kết nối hồng ngoại, Bluetooth, thẻ nhớ bên tải
vào thiết bị cầm tay với một dây cáp.
Các trò chơi di động có thể tải xuống lần đầu tiên được thương mại hóa
tại Nhật Bản vào khoảng năm ra mắt nền tảng I-modecủa NTT DoCoMo vào
năm 1999, và vào đầu những năm 2000 đã có sẵn thơng qua nhiều nền tảng trên
khắp châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ và cuối cùng là hầu hết các lãnh thổ đã có sẵn
vào giữa những năm 2000. Tuy nhiên, trò chơi điện thoại di động được phân
phối bởi nhà khai thác điện thoại di động và các cổng bên thứ ba (các kênh
truyền hình ban đầu được phát triển để kiếm tiền từ nhạc chng tải về, hình nền
và nhiều phần nhỏ khác của nội dung sử dụng tin nhắn SMS phí bảo hiểm hoặc
chi phí hãng trực tiếp như một cơ chế thanh tốn) vẫn là một hình thức bên lề
của game cho đến khi iOS của Appleđã được ra mắt vào năm 2008. Là thị
trường nội dung di động đầu tiên được điều hành trực tiếp bởi chủ sở hữu nền
tảng di động, App Store đã thay đổi đáng kể hành vi của người tiêu dùng và
nhanh chóng mở rộng thị trường cho các trị chơi di động, vì hầu hết mọi chủ sở
hữu điện thoại thông minh bắt đầu tải xuống ứng dụng di động
Đầu những năm 2000, các trò chơi di động đã trở nên phổ biến trong văn
hoá điện thoại di động của Nhật Bản, nhiều năm trước Hoa Kỳ hoặc Châu Âu.
Đến năm 2003, rất nhiều trò chơi di động đã có mặt trên điện thoại Nhật Bản, từ
các trò chơi giải đố và các trò chơi thú cưng ảo sử dụng công nghệ máy ảnh
và máy quét vân tay đến các trò chơi 3D với đồ họa đặc biệt chất lượng cao.
Các trò chơi kiểu arcade cũ trở nên đặc biệt phổ biến trên điện thoại di động, đây
là một nền tảng lý tưởng cho các trò chơi kiểu arcade được thiết kế cho các
phiên chơi ngắn hơn
Các cơng ty phân tích thị trường xác định rằng tổng doanh thu tồn cầu
của trị chơi di động vượt q cả trị chơi máy tính cá nhân hoặc máy chơi game
10



console trong năm 2016, kiếm được khoảng 38 billion US$ và vẫn là một trong
những lĩnh vực phát triển nhanh nhất của thị trường trò chơi video
1.1.6. Câu lạc bộ
Câu lạc bộ là danh từ của tiếng nước ngoài, ta dùng dần thành quen, theo
từ điển Tiếng Việt (Xuất bản năm 1994) đây là một cụm từ muốn nói về một tổ
chức được thành lập theo sự tự nguyện của mỗi người có chung một mục đích từ
một mục đích này mà đề ra chương trình hoạt động của mình sao cho phù hợp
với khả năng và thời gian rỗi của các thành viên và khi hoạt động câu lạc bộ,
nhóm, đội lớn mạnh, số hội viên đơng thì lại có thể chia ra các nhóm nhỏ hơn để
đáp ứng được nhu cầu và sở thích riêng biệt hơn.
Câu lạc bộ thường được lập ra bởi nhiều hoạt động và lĩnh vực khác nhau
từ sinh hoạt văn hố, giải trí, thể thao, kinh doanh, hay cịn có thể là hoạt động
tâm linh.
Các loại hình Câu lạc bộ :
Muốn có một đội ,nhóm, CLB trước hết phải xuất phát từ nhu cầu thực tế
ở cơ sở, đơn vị. Bởi vì CLB đội, nhóm là hình thức sinh hoạt tự nguyện, khơng
ép buộc. Đây cịn gọi là CLB, đội nhóm sở thích. Sau khi hình thành CLB, đội
nhóm rồi, các thành viên mới tổ chức bầu ra ban chủ nhiệm, đội trưởng, nhóm
trưởng và xây dựng nội quy hoạt động. Mỗi CLB không nên đông thành viên
quá nhưng cũng không thể là một vài người vì CLB là nơi phát huy năng khiếu
và sáng kiến của các hội viên nhằm đạt một mục đích nhất định, các hội viên tự
xin gia nhập và cũng tự nguyện rút lui khỏi CLB và đến lúc nào đó, nếu tất cả
các hội viên khơng cịn nhu cầu chung nữa thì CLB sẽ giải thể.
Có nhiều hình thức CLB
CLB chun ngành : Kinh doanh, nơng nghiệp, cơng nghiệp, xây dựng.
CLB sở thích: Năng khiếu, âm nhạc, thể thao,thời trangCLB mang tính xã hội :
Hưu trí, bàn tay vàng, học sinh, …
Xây dựng cơ sở vật chất của Câu lạc bộ :
Câu lạc bộ thực chất là một thiết chế văn hóa rất sinh động, vì thế nó có

thể tổ chức sinh hoạt giữa các hội viên với nhau ở bất kỳ chỗ nào và thời gian
11


cần thiết. Vì thế một thiết chế như vậy khơng nhất thiết phải xây dựng một cái
nhà, một phòng lớn, ta có thể dựa vào phịng họp, nhà riêng, một lớp học, một
hội trường, thậm chí một góc sân cỏ, góc chơi ở cơng viên hoặc ở một căn
phịng của hội viên nào đó để tổ chức sinh hoạt. Nói như vậy khơng có nghĩa là
CLB phải “du cư” nơi nào có điều kiện thì vẫn dựng một ngơi nhà để sinh hoạt,
vui chơi giải trí riêng biệt ở nơi trung tâm, thuận tiện giao lưu.
Nguồn kinh phí hoạt động :
Kinh phí hoạt động của CLB, đội nhóm là do sự đóng góp tự nguyện của
các hội viên, có thể đóng góp kinh phí bằng các phương tiện hoạt động như :
giấy, bút, bảng, phấn, nhạc cụ và các đồ chơi … Song để có những cuộc vui tổ
chức rộng lớn, mang tính biểu diễn, cuộc thi, liên hoan hoặc thu hút sự tham gia
của xã, phường thì cần có kế họach vận động đóng góp kinh phí của nhiều thành
phần xã hội khác nhau, các cơ quan , đoàn thể ở xã, phường, do mặt trận tổ
quốc, hoặc đoàn thanh niên, hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh đứng
ra tổ chức, vận động …
1.2. Vai trò của hoạt động tổ chức sự kiệnquảng bá
thương hiệuGame
Để quảng bá thương hiệu một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần phải kết
hợp nhiều hình thức truyền thơng qua nhiều kênh và mở rộng sự tương tác giữa
các đối tượng khách hàng. Trong đó tổ chức sự kiện là một cách tiếp cận hiệu
quả nhất để doanh nghiệp có thể quảng bá thương hiệu của mình tới khách hàng.
Tổ chức sự kiện là một phần không thể thiếu trong chiến dịch truyền
thơng- marketing của bất kì doanh nghiệp nào. Đây là một dịp để các doanh
nghiệp giao lưu, tiếp xúc với các khách hàng và đối tác, làm gia tăng các mối
quan hệ. Nhờ vậy, thương hiệu doanh nghiệp được phổ biến rộng rãi hơn qua
các phương tiên truyền thông, báo đài và mạng internet

Tại các nước lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản thì Game Online
được coi là một ngành Kinh tế mũi nhọn của thời đại Công nghệ số. Với sức hút
mỗi năm thu về hàng Tỉ đô la. Nên với mỗi “con cưng” của mình, các ơng hoàng

12


làng Game rất chăm chút và chú trọng đến việc quảng bá thương hiệu Game của
mình khắp trong nước và thế giới. Các sự kiện Offline tri ân khách hàng, sự kiện
thi đấu khu vực được đầu tư kĩ lưỡng với số kinh phí khơng hề nhỏ.
Nắm bắt được xu hướng đó, trong những năm gần đây tại Việt Nam. Các
công ty làng Game Việt như VinaGame, VTCGame, Garena…cũng mạnh tay
đầu tư vào các hoạt động sự kiện cho những sản phẩm của mình. Đột kích
(CrossFire) là một tựa Game PC đã tồn tại được 13 năm, trong những dấu mốc
sinh nhật lớn của mình, NPH VTCGame đã tổ chức các buổi Offline mừng
sinh nhật diễn ra trên khắp các thành phố lớn cả nước. Tựa Game CrossFire
Legends trên biến thể Mobile của NPH VinaGame tuy mới ra mắt được vài
năm gần đây nhưng các sự kiện tri ân, kỉ niệm sinh nhật hay thi đấu cũng được
đầu tư mạnh tay.
Với những sự kiện được sự đầu tư quy mô như vậy sẽ gây ra tiếng vang
lớn đối với các thị trường Game trong khu vực và Quốc tế. Những thương hiệu
Game này cũng như chính Doanh nghiệp phát hành sẽ được quảng bá rộng rãi,
giữ chân được khách hàng cũ và thu hút đông đảo số lượng người chơi mới.
Khi đến với sự kiện, các khách mời sẽ có dịp trải nghiệm trực tiếp các sản
phẩm, dịch vụ và chất lượng đến từ công ty bạn. Khác với các hình thức quảng
bá chỉ xuất hiện trên truyền hình, báo đài hay tấm pano ngoài trời, sự kiện là cơ
hội khiến cho mọi người tận mắt cảm nhận và có những nhận xét chính xác về
doanh nghiệp. Vì vậy, đây là cơ hội vàng để ghi điểm trong mắt khách hàng và
đối tác
1.3. Giới thiệu game CROSSFIRE LEGENDS phiên bản Mobile và

công ty Vinagame
* Giới thiệu Game CrossFire Legends

13


Hình 1.1. Logo Game CrossFire Legends
Tên gọi : CrossFire Legends ( Tên viết tắt CFL )
Ngày phát hành : 15/04/2017
Nhà phát hành : VNG
Các nhà xuất bản : VNG, Tencent Games, Smilegate Entertainment
Website : www.cfmobi.vn
CrossFire Legends là phiên bản Mobile là phiên bản truyền tải những gì
tinh túy nhất của tựa game bắn súng Đột Kích lừng danh trên PC do cơng
ty SmileGate – Hàn Quốc, cha đẻ dịng game CrossFire tồn cầu và Tencent –
ơng trùm làng game thế giới hợp tác phát triển. Tại Việt Nam CrossFire Legends
được Việt hóa và phát hành bởi VinaGame.
Tựa game này trước đâyđược biết đến là Đột kích ( CrossFire) cũng rất
thành công ở phiên bản PC do VTC Game là Nhà phát hành.Sau quá trình
chuyển thể qua Mobile và chịu sự phân phối của NPH VinaGame, nhưng
CrossFire Legends vẫn gây được tiếng vang lớn và thu hút đông đảo người chơi,
một phần do sự cơng nghệ hố phát triển, Điện thoại thông minh ( Smartphone)
đang ngày càng được ưa chuộng và tiện lợi hơn.
Thế mạnh đầu tiên của trò chơi này chính là nền đồ họa đẹp mắt do
chính Tencent tự tay nghiên cứu sản xuất. Kế đến game sở hữu mơ thức điều
khiển trơn tru trên màn hình cảm ứng, từ đó khiến cách trận đấu súng trong
game trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn bao giờ hết. Kế đến phần âm thanh trong
game cũng chính là một trong những yếu tố được hãng phát triển chăm chút tỉ
mỉ, từ tiếng bom nổ, súng đạn cho tới những cảnh báo chiến thuật qua bộ đàm,
tiếng bước chân vội vã… đều rất chân thực. Nhờ những yếu tố này mà những

trận chiến trong Crossfire Legends trở nên nảy lửa không thua kém gì phiên
bản gốc trên PC.
Tầm nhìn :
Với sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ kĩ thuật game, NPH VNG đã cố
gắng xây dựng và không ngừng cải thiện tính năng trị chơi nhằm mang đến sự
hồn hảo nhất cho các game thủ. Theo đúng như slogan đã chọn “ CF chính chủ14


Game bắn súng số 1 Việt Nam”.
Sứ mệnh :
Đưa CrossFire Legends trở thành một tựa Game Mobile số 1 về thể loại
FPS góc nhìn thứ nhất. Trở thành một bộ môn Thể thao điện tử lớn ngang tầm
với tựa game các nước bạn bè Quốc Tế.
Lịch sử hình thành và phát triển :
Lịch sử hình thành, phát triển của game CrossFire Legends được thể hiện
qua các giai đoạn sau :
GIAI ĐOẠN 6 tháng đầu 2017 : Xây dựng thương hiệu trên thị trường
Game Việt Nam
GIAI ĐOẠN 6 tháng cuối 2017 : Phát triển thương hiệu, Update phiên
bản 2.0 “ Kỉ nguyên mới”. Đạt số lượng hơn 100.000 game thủ chơi cùng lúc
GIAI ĐOẠN 6 tháng đầu năm 2018 : Trở thành một tựa Game Mobile có
sức hút lớn. Nằm trong top 10 BXH Game Mobile có số lượng Download nhiều
nhất tại Việt Nam
GIAI ĐOẠN 6 tháng cuối 2018 : Đăng cai tổ chức giải đấu Quốc tế CFMI
2018 tại Việt Nam, thu hút hàng triệu người theo dõi
GIAI ĐOẠN 6 tháng đầu năm 2019 : Update phiên bản Ver3.0 “ Huyền
thoại trở lại”. Đạt số lượng hơn 300.000 lượt đăng kí mới
Trải qua gần 3 năm hình thành và phát triển, thương hiệu Game
CrossFire Legends của VNG đã gặt hái cho mình nhiều thành cơng. Số lượng
người chơi ngày một tăng lên, từ học sinh; sinh viên; người lao động; nhân

viên văn phịng, khơng phân biệt gái trai. Mặc dù chưa biết được doanh thu
chính xác của CFL nhưng có thể khẳng định đây là “quả trứng vàng” của VNG
trong năm 2017 & 2018.
Bằng những nỗ lực đào tạo, xây dựng đội ngũ các Vận động viên, Team thi
đấu chuyên nghiệp, CFL đã đạt được nhiều giải thưởng thi đấu Esports trong nước
và Quốc tế. Các giải thưởng game CFL Việt Nam đạt được phải kể đến như :
 Có đội tham dự đạt Hạng 3 Giải đấu Esport Quốc Tế CFMAI 2017
15



×